Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đề thi cao đẳng luận bàn sự cao quý của nghề nghiệp

Posted: 15 Jul 2012 06:41 AM PDT

-10h15 sáng 15/7, thí sinh kết thúc bài thi môn Văn khối C, D đợt thi cao đẳng
2012. Đề thi môn Văn được nhiều thí sinh đánh giá là dễ
và hi vọng ở điểm 7 đến 8. Câu nghị luận xã hội hỏi về sự lựa chọn nghề nghiệp khá gần với thực tế.

 


Tại
điểm thi Học viện Kỹ thuật Quân sự của Trường CĐ Sư phạm Hà Nội, nhiều
thí sinh phấn khởi khi bước ra khỏi phòng thi sáng nay.

 

Nguyễn
Tiến Dũng, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du, TP. Hòa Bình, tỉnh
Hòa Bình cho biết: "Đề thi Văn năm nay khá dễ, câu hỏi bám sát chương
trình học trong SGK. Câu hỏi lựa chọn nghề nghiệp gần gũi với thực tế,
trúng với tâm lý còn nhiều bỡ ngỡ và băn khoăn của học sinh vừa tốt
nghiệp lớp 12".

 

Dũng
cho hay mình mất khoảng 10 phút suy nghĩ và lập dàn ý cho câu hỏi này.
"Trong bài em đưa ra những ví dụ cụ thể về lựa chọn của bản thân như
chọn thi Việt Nam học vì thích ngành du lịch
, cơ hội việc làm sau này lớn. Và hơn thế, đam mê được đi đây đó khám phá đã dẫn em tới lựa chọn này.

 

Trong bài em cũng
lấy chuyện của những ca sĩ như Mỹ Linh, Hồng Nhung thành công bởi lựa
chọn ngành nghề và có hướng đi đúng đắn. Bên cạnh đó cũng không ít ca sĩ
em giấu tên là những người nổi tiếng bằng tạo scandal".

 

Với
Thùy Linh, học sinh lớp 12 Trường THPT Vân Nội (Hà Nội): "Em lựa chọn
sư phạm Ngữ văn vì ra trường cơ hội việc làm nhiều. Em có đăng ký thi
đại học nhưng đó không phải là con đường duy nhất để thành công. Trong
bài em cũng có lấy ví dụ về những người quét rác. Với em mọi ngành nghề
đều cao q
uý, miễn sao đồng tiền mình kiếm được là đồng tiền lương thiện, là mồ hôi nước mắt của mình".

 

"Bây
giờ mọi người chạy theo các ngành kinh tế vì dễ kiếm tiền. Ngành sư
phạm bị bỏ rơi. Em lại nghĩ khác" – Lê Thị Hồng Hạnh, học sinh Trường
THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì, Hà Nội tâm sự. Cô bạn lý giải: "Chọn ngành sư
phạm Địa lý em sẽ có cơ hội xin dạy ở quê nhiều hơn. Ở trường em đang
thiếu nhiều giáo viên môn này".

 

Hầu hết thí sinh khi được hỏi đều tự tin mình được từ 7 điểm đến 8 điểm môn thi Văn cao đẳng.

 

7 thí sinh bị đình chỉ

 

Báo
cáo nhanh của Bộ GD-ĐT cho biết: Trong buổi thi đầu tiên đợt thi cao
đẳng năm 2012 có 298.924 thí sinh đến dự thi, đạt 73,34%,

 

Trong
buổi thi sáng 09/7/2012, thí sinh khối A,  A1 thi môn Vật lí theo hình
thức trắc nghiệm (90 phút), khối C, D thi môn Ngữ văn theo hình thức tự
luận (180 phút).

 

Đề thi được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu; không có sai sót. Trong
buổi thi, có 09 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách 01, đình
chỉ thi 07 và không được dự thi do đến muộn 01); không có cán bộ bị xử
lý kỷ luật.


 

Văn Chung


 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/80639/de-thi-cao-dang-luan-ban-su-cao-quy-cua-nghe-nghiep.html

Bộ GD-amp;ĐT sửa đổi đáp án môn lịch sử kỳ thi ĐH đợt 2

Posted: 15 Jul 2012 06:40 AM PDT

(GDTĐ)-Ban chỉ đạo tuyển sinh – Bộ GDĐT cho biết có điều chỉnh đáp án và phiếu chấm môn Lịch sử kỳ thi ĐH, CĐ đợt II, phần điều chỉnh nằm trong câu 4a.

Thí sinh thi ĐH, CĐ 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh thi ĐH, CĐ 2012. Ảnh: gdtd.vn

Nội dung câu 4a là khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh.

Đáp án trước khi điều chỉnh:

Đáp án sau khi điều chỉnh:

Xem toàn bộ đáp án đã điều chỉnh tại đây

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201207/Bo-GD-DT-sua-doi-dap-an-mon-lich-su-ky-thi-DH-dot-2-1962408/

Đừng giáo dục bằng cách bêu riếu

Posted: 15 Jul 2012 06:39 AM PDT

Ngày 12-7, báo chí trong nước truyền đi tin tức nóng hổi của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khi ông trực tiếp gặp 176 thiếu niên vi phạm pháp luật (trong đó có 95 em đã bỏ học) và căn dặn họ biết sống đúng mực hơn.

Đây là những thiếu niên từng trộm, cướp, gây gổ, đánh nhau,… và có một lý lịch tư pháp không được đẹp đẽ. Việc một bí thư thành ủy trực tiếp tham gia giáo dục những thiếu niên này làm nức lòng dư luận và thể hiện một phong cách chính khách tương đối đặc biệt ở ông Nguyễn Bá Thanh.

Tuy vậy, tất cả những điều đó bị lu mờ đi trước một cách tổ chức sự kiện rất thiếu tính nhân văn. Dư luận nhận ra trong cuộc đối thoại đó có những mái đầu xanh cúi gằm xuống bàn khi ống kính phóng viên lia đến. Trong một số bức ảnh khác, những anh chị mặc áo xanh thanh niên đang rất nhiệt tình đứng ghi lại những hình ảnh, thước phim về sự kiện này. Đương nhiên sau đó chúng được đưa lên các báo và gương mặt các em trở thành đề tài đàm tiếu của dư luận.

Cách tổ chức này vô hình trung trở thành một thảm họa tinh thần đối với tâm lý của trẻ em. Chưa biết cuộc đối thoại này giáo dục được gì cho các em nhưng nỗi xấu hổ, nhục nhã vì bị bêu lên báo sẽ là vết thương khó lành đối với những người đang trong độ tuổi hình thành nhân cách này.

Ngay cả đối với tội phạm, tòa án ở nhiều quốc gia phát triển cũng không cho phép bất kỳ hoạt động ghi hình nào của phóng viên để bảo vệ nhân cách của họ khỏi sự tổn thương. Đó là lý do chúng ta chỉ có thể thấy hình ảnh những kẻ khủng bố qua nét vẽ lại của các họa sĩ mà không thể tìm kiếm được bức ảnh nào.

Rất nhiều người Việt Nam chưa coi trọng tính nhân văn này trong những hoạt động giáo dục, để rồi thay vì đánh thức và nâng đỡ bản chất lương thiện ẩn chứa bên trong mỗi con người, chúng ta lại làm tổn thương, thậm chí đánh gục họ, dồn họ đến chân tường và đẩy họ đến bế tắc. Hệ quả này không thể được bao biện bằng bất kỳ mục đích giáo dục thánh thiện nào.

  • Theo Hữu Long – Pháp luật TP.HCM

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/80679/dung-giao-duc-bang-cach-beu-rieu.html

Comments