Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Các thí sinh đã thi xong môn toán

Posted: 04 Jul 2012 01:22 AM PDT

(TNO) Thí sinh (TS) cả nước vừa thi xong môn toán – môn đầu tiên của đợt 1, kỳ thi ĐH-CĐ 2012. Mời bạn đọc đón xem gợi ý bài giải các môn thi ĐH ngay sau buổi thi trên Thanh Niên Online, và trên Thanh Niên (báo in) số báo ngày mai 5.7.

TIẾP TỤC CẬP NHẬT. NHẤN PHÍM F5 ĐỂ NHẬN THÔNG TIN MỚI

TP.HCM: Bắt đầu buổi thi an toàn

Thời tiết buổi sáng nắng đẹp, khá dịu mát, thuận lợi cho việc TS đi thi. Trên các tuyến đường, lực lượng công an đã điều phối giao thông để tránh ùn tắc, kẹt xe.

Đặc biệt, tại các điểm thi, lực lượng sinh viên tình nguyện cũng tham gia giữ trật tự trên lề đường, hướng dẫn xe cộ lưu thông đúng quy định để tránh lộn xộn trước cổng trường.


TS thi tại ĐH Công nghiệp TP.HCM bắt đầu giờ làm bài môn toán sáng 4.7 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Từ khoảng 5 giờ 30 phút sáng, nhiều TS đã có mặt tại các điểm thi. Một số đến trường thi sớm, tranh thủ ôn bài thêm.

Đúng 6 giờ 30 phút, TS được gọi vào phòng thi để làm các thủ tục trước khi thi như: đối chiếu, kiểm tra ảnh, giấy báo thi. Một số TS không đến HĐT làm thủ tục ngày hôm qua (3.7), còn sai sót trên giấy báo thi cũng được cán bộ coi thi chỉnh sửa.

Cán bộ coi thi cũng nhắc nhở lại cho TS những vật dụng không được phép mang vào phòng thi, đặc biệt là điện thoại di động.

Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online tại các HĐT sáng nay, hầu như không thấy có TS nào đem máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi.

Đến 7 giờ 15 phút, tất cả các TS đã bắt đầu làm bài thi môn toán, tự luận, với thời gian làm bài 180 phút. (Nguyên Mi)

* Tại Hội đồng thi ĐH Bách khoa TP.HCM, TS được phụ huynh chở đến khá sớm. Từ 4 giờ 30 phút đã có phụ huynh và TS đến chờ ngoài cổng trường.

Trước cổng trường, tình trạng ùn ứ diễn ra từ 6 giờ sáng mặc dù cảnh sát giao thông, sinh viên tiếp sức mùa thi ra sức phân luồng, giải tỏa xe cộ xung quanh Hội đồng thi.


Ùn tắc trước cổng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM – Ảnh: Hoàng Quyên


TS hớt hải chạy vào trường vì đi trễ sau giờ tập trung lên phòng thi (6 giờ 30 phút, tại ĐH Bách khoa TP.HCM) – Ảnh: Hoàng Quyên

Một số hình ảnh tại Hội đồng thi ĐH Bách khoa TP.HCM:


Ăn sáng lấy sức cho 180 phút thi môn toán – Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Đội sinh viên tiếp sức mùa thi cũng có mặt điểm danh tại các HĐT từ lúc trời chưa sáng
để làm nhiệm vụ – Ảnh: Đào Ngọc Thạch


TS được gọi vào phòng thi – Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Giám thị kiểm tra giấy báo thi của TS – Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Kiểm tra máy tính của TS - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


TS làm bài môn toán với thời gian 180 phút – Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Phụ huynh lo lắng chờ con trước HĐT – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chở thí sinh đến tận phòng thi

Do khuôn viên trường quá rộng, một TS khuyết tật hai chân phải đi nạng tỏ ra khá vất vả khi phải đi bộ đoạn đường khá xa để đến phòng thi. Nguyễn Hồng Tuấn, sinh viên năm thứ 4, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã nhanh trí mượn vội chiếc xe đạp để đưa TS này đến tận phòng thi.

 

 

Gần đến giờ thi, nhiều TS tỏ ra hoảng hốt chạy vội vào trường. Trước tình cảnh đó, nhiều bảo vệ phải thay phiên nhau dùng xe máy đưa TS đến phòng thi trong khuôn viên trường.

Hoàng Quyên

 

* Tài làng ĐH, Thủ Đức (TP.HCM), hơn 5 giờ sáng 4.7 đã có nhiều TS tập trung về các điểm thi như HĐT Trường Kinh tế - Luật, ĐH Nông lâm…

Lực lượng cảnh sát phối hợp cùng tình nguyện viên lập các chốt chặn, phần luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho các thí sinh trong ngày thi đầu tiên. (Lê Cầm)

Ngày đầu thi đại học 2
Nét mặt lo âu của phụ huynh khi chờ TS thi môn toán – Ảnh: Lê Cầm

Hà Nội: Đường phố không ùn tắc

Sáng nay 4.5, Hà Nội có một trận mưa nhẹ, thời khá mát mẻ, giao thông thông thoáng, rất thuận tiện cho TS đi thi.

thi đại học
Thời tiết thuận lợi ủng hộ TS thi ĐH – Ảnh: Ngọc Thắng

Từ 5 giờ sáng, lực lượng chức năng đã có mặt điều khiển giao thông trên các tuyến phố Hà Nội.

Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, những tuyến đường ùn tắc trong sáng qua như Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Trãi, quốc lộ 32… trong sớm nay cũng khá thông thoáng, rất thuận tiện cho TS đi thi.

Dù thế, nhiều TS vẫn đi từ khá sớm để tránh tắc đường. Trần Thị Tư, dự thi ĐH Kiến Trúc Hà Nội, cho biết tuy bạn ở cách trường thi 10 km, nhưng để trách tắc đường, hai mẹ con đi từ 5 giờ sáng.

"Hôm qua đi bị tắc đường, suýt nữa muộn giờ làm thủ tục thi. Sáng nay, mẹ con em dậy sớm, đến trường thi sớm vừa nghỉ ngơi, ăn sáng nên tinh thần em rất thoải mái", Tư chia sẻ.

Tuy nhiên, tại một số hội đồng thi, chúng tôi vẫn thấy vài trường hợp đến trường sau 6 giờ 30 phút. Một trường hợp quên giấy báo thi là TS Trần Thị Thanh Thùy (Phú Thọ). Thùy được các bạn sinh viên tình nguyện tại ĐH Khoa học Tự nhiên mang giấy báo thi vào hội đồng thi nhờ chuyển giúp đến tay TS. (Hà An – Phan Hậu – Thúy Hằng – Đan Hạ)

thi đại học
Đến trường thi sớm tạo tâm lý thoải mái trước khi vào thi – Ảnh: Ngọc Thắng

thi đại học
Thí sinh Trần Thị Tư và mẹ Nguyễn Thị Thà cách nhà 10 km nhưng vẫn đi từ 5 giờ sáng vì lo tắc đường – Ảnh: Ngọc Thắng

thi đại học
Khoảng 7 giờ sáng, khi thí sinh đã vào phòng thi, Hà Nội bất chợt có một trận mưa – Ảnh: Thúy Hằng

Đà Nẵng: Kiểm tra kỹ vật dụng mang vào phòng thi

Sáng 4.7, TS dự thi vào khối A, A1, V của ĐH Đà Nẵng chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH 2012 với môn toán tại 41 điểm thi.

Do thời gian quy định là 6 giờ 30 phút tất cả các TS phải ổn định trong phòng thi, nên các TS đi từ rất sớm, có TS 5 giờ sáng đã rời phòng trọ để đến trường thi.

Lực lượng sinh viên tình nguyện tại các điểm thi đã hỗ trợ tích cực các TS vào đúng phòng thi và giờ thi.

 

Đà Nẵng: Giám thị kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị điện tử vào phòng thi 1
Gọi tên TS vào phòng thi – Ảnh: Diệu Hiền

 

Trước khi bước vào phòng thi, nhiều TS có tâm trạng khá lo lắng vì đây là môn thi đầu tiên.

TS Nguyễn Đức Nghĩa thi vào ĐH Kinh tế Đà Nẵng cho hay: "Tối qua em cố ngủ nhưng không tài nào chợp mắt vì lo lắng, sáng nay thức dậy sớm nên cũng hơi mệt. Nhưng hy vọng sẽ làm bài tốt vì em đã chuẩn bị ôn luyện rất kỹ lưỡng cho kỳ thi này".

Tại HĐT THCS Trưng Vương, các giám thị tiến hành kiểm tra những vật dụng TS mang vào phòng thi một cách chặt chẽ, nhất là các thiết bị điện tử.

Sáng nay, thời tiết tại Đà Nẵng mát dịu, thuận lợi cho TS dự thi môn đầu tiên. (Diệu Hiền)

 

Lịch thi ĐH-CĐ 2012

Đợt 1: (đối với các khối A, A1, V)

Ngày

Buổi

Bắt đầu thời gian làm bài

Môn thi

Khối A

Khối A1

3.7

Sáng: từ 8 giờ

 

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của TS

4.7

Sáng

7 giờ 15 phút

Toán

Toán

Chiều

14 giờ 15 phút

5.7

Sáng

7 giờ 15 phút

Hoá

Tiếng Anh

Chiều

14 giờ 15 phút

Dự trữ

Dự trữ

Đợt 2: (đối với các khối B, C, D, T, N, H, M, R, K)

Ngày

Buổi

Bắt đầu thời gian làm bài

Môn thi

Khối B

Khối C

Khối D

8.7

Sáng: từ 8 giờ

 

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của TS

9.7

Sáng

7 giờ 15 phút

Sinh

Ngữ văn

Ngữ văn

Chiều

14 giờ 15 phút

Toán

Sử

Toán

Ngày 10.7

Sáng

7 giờ 15 phút

Hoá

Địa

Ngoại ngữ

Chiều

14 giờ 15 phút

Dự trữ

Đợt 3: (thi CĐ)

Ngày

Buổi

Bắt đầu thời gian làm bài

Môn thi

Khối A

Khối A1

Khối B

Khối C

Khối D

14.7

Sáng: từ 8 giờ

 

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.

15.7

Sáng

7 giờ 15 phút

Sinh

Ngữ văn

Ngữ văn

Chiều

14 giờ 15 phút

Toán

Toán

Toán

Sử

Toán

16.7

Sáng

7 giờ 15 phút

Hoá

Tiếng Anh

Hoá

Địa

Ngoại ngữ

Chiều

 

 

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120704/sang-nay-cac-thi-sinh-thi-mon-toan.aspx

Thầy Hải khẳng định mình bị oan

Posted: 04 Jul 2012 01:17 AM PDT

Vụ bị kiểm điểm vì nói thật làm "bẽ mặt" địa phương:

Thầy Hải khẳng định mình bị oan

TT – Chiều 3-7, trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc Ban tổ chức Huyện ủy Kế Sách (Sóc Trăng) yêu cầu kiểm điểm vì đã để báo chí phản ánh chuyện không đủ tiền đi Hà Nội nhận giải thưởng, làm "bẽ mặt" địa phương, thầy Nguyễn Ngọc Hải, trưởng bộ môn sinh hóa Trường THPT An Lạc Thôn (Sóc Trăng), cho biết mình đã bị kiểm điểm oan.

Phải kiểm điểm vì nói thật làm "bẽ mặt" địa phương

"Tôi nghĩ mình không làm gì sai vì khi đi nhận giải, tôi có điện báo cho trường. Khi thiếu kinh phí thì tôi cũng có trình bày với một số lãnh đạo" – thầy Hải nói.

Chiều cùng ngày, ông Trần Việt Hùng – giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng – cho biết không có chuyện tỉnh không quan tâm đến việc thầy Hải và nhóm học sinh Trường An Lạc Thôn đoạt các giải thưởng vừa qua. "Tất cả các chuyến đi nhận giải trong nước và quốc tế của thầy trò Trường An Lạc Thôn đều được Sở GD-ĐT tham mưu đề xuất tỉnh quan tâm hỗ trợ. Chuyến đi tham gia giải ở Thụy Điển vừa rồi lẽ ra không cần thiết đi nhưng lãnh đạo tỉnh cũng tác động nên Viettel mới tài trợ toàn bộ chuyến đi" – ông Hùng nói.

Còn ông Quách Việt Tùng – phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng  – cho rằng thực tế tỉnh có quan tâm hỗ trợ thầy Hải và các học trò trong các năm qua. Ông Tùng khẳng định năm 2010 tỉnh vận động Tập đoàn Viettel tài trợ 400 triệu đồng, ngân sách tỉnh đã chi thêm 55 triệu đồng nữa để thầy Hải cùng các học trò đi Thụy Điển. Còn việc Ban tổ chức Huyện ủy Kế Sách yêu cầu chi bộ Trường THPT An Lạc Thôn kiểm điểm thầy Hải, ông Tùng cho hay mới biết việc này qua thông tin báo chí nên không bình luận.

Cũng trong chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Ngô Vũ Hùng – bí thư Huyện ủy Kế Sách – cho biết chưa nhận được kết quả báo cáo của Ban tổ chức huyện ủy làm việc với chi bộ Trường THPT An Lạc Thôn về trường hợp thầy Nguyễn Ngọc Hải. Theo ông Hùng, khi biết được thông tin thầy Hải và các học sinh của Trường THPT An Lạc Thôn đi Hà Nội nhận giải thưởng gặp nhiều khó khăn được báo, đài phản ánh thì huyện ủy có chỉ đạo Ban tổ chức huyện ủy xuống chi bộ Trường An Lạc Thôn nắm tình hình.

"Trường nằm trên địa bàn huyện, chi bộ của trường cũng trực thuộc quản lý của Huyện ủy Kế Sách nên chúng tôi chỉ đạo nắm tình hình và trao đổi chứ không có kiểm điểm gì đối với thầy Hải cả. Thông tin thầy Hải được nêu như vậy nếu tỉnh hỏi mà huyện không rõ đầu đuôi thì cũng kẹt. Việc này Huyện ủy Kế Sách chỉ đạo chứ tỉnh không có chỉ đạo gì" – ông Hùng nói.

H.T.DŨNG – T.THÁI – H.DƯƠNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/500100/Thay-Hai-khang-dinh-minh-bi-oan.html

Những status đặc biệt cho thí sinh phút 89

Posted: 04 Jul 2012 01:17 AM PDT

- Những nụ cười tươi rói, lời động viên chân thành và hàng ngàn lời chúc ý
nghĩa là những món quà tinh thần quý giá nhất mà rất nhiều người muốn gửi đến
các sĩ tử trước giờ nhập cuộc thi ĐH, CĐ 2012.

Hơn một tuần nay, các trang mạng xã hội tràn ngập những lời chúc, băng rôn,
khẩu hiệu và hàng loạt hình ảnh dễ thương, vui nhộn để động viên các thí sinh
năm nay “vững tay bút, chắc tay lái”, bình tĩnh vượt qua “bước ngoặt” cuộc đời,
nhanh chân tiến thẳng vào giảng đường ĐH.

Status hài hước chúc thi tốt trên mạng xã hội facebook

Trên facebook, mỗi fanpage, “hội”, “nhóm” có một cách bày tỏ sự quan tâm khác
nhau với các bạn thí sinh. Tuy nhiên có một điểm chung là tất cả những lời chúc
đều thu hút hàng ngàn “like” (ủng hộ). Những status (trạng thái) thú vị như:
“Làm gì thì làm (nhiều dự định) nhưng phải đỗ đại học đã”, bức hình tâm trạng
thần Dớt với lời tự nhủ: “Năm nay anh quyết đậu đại học để bọn nó thôi gọi anh
là thần Dớt” hay “Phải đỗ đại học, còn lên ngắm gái thành phố” vừa trẻ trung,
hài hước vừa mang ý nghĩa sâu sắc khi thể hiện tình cảm đặc biệt của tất cả mọi
người dành cho các sĩ tử, đặc biệt là các bạn sinh năm 1994.

Hội “Những câu nói bất hủ” còn rất sáng tạo khi gửi lời chúc bằng bức ảnh
chụp những nét chữ viết tay khéo léo, tỉ mỉ với nội dung: “đậu đại học nhé bạn
tôi ơi! Chúc cho ước mơ của bạn thành hiện thực. Cố lên!”. Status (trạng thái)
này vừa đăng tải đã có hơn 3000 like và gần 300 lượt chia sẻ với rất nhiều lời
bình luận thể hiện sự xúc động và nhận được những lời cảm ơn không ngớt.

“Cố lên nhé” cũng là một trong những lời động viên tinh thần phổ biến nhất mà
các bạn trẻ dành cho các sĩ tử. Một bạn có nickname Smile candy chia sẻ trên
trang cá nhân của mình: “Chúc các em thi tốt nhé. Cố lên, cả làng cả nước đỗ ĐH
nào”. Với cách pha trò hóm hỉnh, đậm chất “xì tin”, một “đàn anh” có nick là Gà
Còi hào hứng: “Bắc loa, chúc các 94-ers thượng lộ bình….tĩnh”.

Không khí của kỳ thi ĐH- CĐ năm 2012 đang ngày một nóng lên cùng sự lo lắng,
căng thẳng dần hiện rõ trên từng gương mặt các thí sinh và người thân tại hầu
khắp các trường ĐH ngày làm thủ tục dự thi.

Lời chúc ý nghĩa của hội “Những câu nói bất hủ” trên mạng xã hội facebook

Chật kín các cổng trường, hành lang lớp học, các phụ huynh ngồi đợi con trong
tâm trạng phấp phỏng, lo âu dù chưa bước vào ngày thi đầu tiên. Với những ông
bố, bà mẹ lặn lội đường xa đưa con từ quê lên thủ đô “lai kinh” dù chưa bao giờ
biết đến mạng xã hội facebook, cũng chẳng rành thông tin trên internet nhưng hơn
ai hết, họ luôn mong mỏi những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình trong kỳ
thi đầy áp lực này.

Vượt hàng trăm cây số lên Hà Nội trong trạng thái “ngất ngây” vì say xe, lại
thêm chứng đau nửa đầu liên tục “tra tấn” cả tuần nay vì lo nghĩ nhiều, chị
Hoàng Thị Hà (Đông Triều, Quảng Ninh) vẫn gắng dậy sớm đưa con làm thủ tục dự
thi và ngồi đợi tới gần trưa khi con ra khỏi phòng. Chị cho biết, cả nhà đều làm
nông suốt ngày quần quật ngoài đồng, chỉ mong thi đỗ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
sau này làm cô giáo cho đỡ vất vả. Biết con gái đang phải chịu nhiều áp lực tâm
lý nên chị Hà luôn động viên con bằng chính tâm trạng lạc quan của mình.

Chị chia sẻ: “Mình không phải thi nhưng đã ong đầu lắm rồi, lúc nào cũng thấy
lo nhưng vẫn phải tỏ ra bình thường để cháu bình tĩnh thi tốt.”

Hai cha con anh Đinh Văn Sơn (Thái Thụy, Thái Bình) tỏ ra khá tự tin trước giờ
G. Sau khi hoàn tất mọi giấy tờ cần thiết để dự thi, anh và con trai ngồi nán
lại “buôn” tiếp câu chuyện đang dang dở với ông bạn mới quen cũng có con thi vào
Trường ĐH Thương Mại Hà Nội.

Phụ huynh phấp phỏng chờ con ngoài sảnh.

Khi được hỏi về lời chúc của cha dành cho con trước khi bước vào ngày thi đầu
tiên, anh Sơn tếu táo: “Ngày xưa chúng tôi không có điều kiện để học hành tới
nơi tới chốn chứ không giờ thành giáo sư, tiến sĩ hết rồi. Còn bọn trẻ bây giờ
bố mẹ dành hết khả năng cho ăn học thì đỗ ĐH chắc chỉ là chuyện nhỏ thôi nhỉ?”.
Câu nói pha trò hài hước như xua tan đi những căng thẳng hiện rõ trên khuôn mặt
người cha khắc khổ và càng khiến cậu con trai nhỏ thêm động lực, quyết tâm.

Mùa thi năm nay, các thành viên CLB Truyền Thông YMC (Trường ĐH Ngoại Thương)
cũng đã cổ vũ tinh thần các sĩ tử bằng một đoạn video clip dài hơn 4 phút tổng
hợp hàng trăm lời chúc của sinh viên Ngoại thương với các em tân sinh viên K51
của trường nói riêng và tới tất cả các thí sinh dự thi vào các trường ĐH.

  • Thu Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/79033/nhung-status-dac-biet-cho-thi-sinh-phut-89.html

Tỉ lệ thí sinh làm thủ tục thấp

Posted: 04 Jul 2012 01:16 AM PDT

Tỉ lệ thí sinh làm thủ tục thấp

TT – Trái với dự đoán ban đầu của Bộ GD-ĐT cũng như một số trường ĐH cho rằng số lượng hồ sơ "ảo" năm nay sẽ giảm mạnh, tỉ lệ thí sinh thực tế góp mặt trong ngày đầu làm thủ tục dự thi đợt 1 năm 2012 còn thấp hơn năm 2011.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong ngày 3-7 có tổng cộng 637.980 thí sinh dự thi khối A, A1, V đến đăng ký dự thi, đạt tỉ lệ 73,4% so với số hồ sơ đăng ký dự thi. Riêng các trường ĐH chuyên tuyển sinh ngành kinh tế số lượng thí sinh đến làm thủ tục đăng ký dự thi rất thấp, chỉ chưa đến 50%.

Cộng gộp với thống kê về hồ sơ đăng ký dự thi nhóm ngành kinh doanh và quản lý có sự sụt giảm nặng, từ 41,1% hồ sơ đăng ký dự thi năm 2011 xuống 30,44% năm 2012 dễ thấy số lượng thí sinh thực tế dự thi vào các trường kinh tế giảm đáng kể.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/500084/Ti-le-thi-sinh-lam-thu-tuc-thap.html

Phát sốt với cậu bé viết chữ đẹp như đánh máy

Posted: 03 Jul 2012 03:09 PM PDT

Cư dân mạng đang truyền nhau một bài thi "vở sạch chữ đẹp” của cậu bé Đặng Thuỷ Anh, học sinh lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Với những nét thanh nét đậm, chữ đều, bài văn "Trống đồng Đông Sơn" của cậu bé khiến nhiều người trầm trồ bởi nét chữ đẹp như đánh máy. Nhiều người phải thốt lên rằng: “Con trai viết chữ đẹp quá trời, đẹp như đánh máy, không tì vết”.

Bài thi của Thuỷ Anh đạt giải nhất cuộc thi Viết chữ đẹp cấp quốc gia năm học 2005-2006

Với bài văn “Trống đồng Đông Sơn”, Đặng Thuỷ Anh đã đạt giải nhất cuộc thi “Viết chữ đẹp” cấp quốc gia năm 2005 – 2006. Cùng năm đó, cậu bé cũng được giải của báo Công an Nhân dân về viết chữ đẹp. Hiện tại, Thuỷ Anh đã lớn hơn rất nhiều nhưng chữ của cậu vẫn đẹp như vậy. Thuỷ Anh đang chuẩn bị thi vào lớp 10, dự định của cậu là thi vào lớp chuyên Anh của trường chuyên Vĩnh Phúc.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-614075/phat-sot-voi-cau-be-viet-chu-dep-nhu-danh-may.htm

ĐH vùng: Thí sinh đến làm thủ tục dự thi đạt trên 80%

Posted: 03 Jul 2012 03:08 PM PDT

Trong ngày đầu làm thủ tục dự thi, qua kiểm tra của các hội đồng thi, không có sai sót nào trong thủ tục dự thi của các thí sinh.

Để chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh và người nhà đến tham gia kỳ thi tuyển sinh vào trường Đại học Hồng Đức, nhà trường đã chuẩn bị 2.000 chỗ ở cho cả thí sinh và người nhà.

Thông tin từ Hội đồng coi thi cụm Cần Thơ cho hay, đợt 1 có 46.429 thí sinh (TS) đăng ký dự thi (khối A: 44.375 TS, khối A1: 2.054 TS); trong đó dự thi vào ĐH Cần Thơ là 37.714 TS, dự thi vào 33 trường ĐH/Học viên TPHCM là 8.715 TS.

Cán bộ coi thi ghi số thí sinh vắng trong buổi làm thủ tục. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Buổi sáng nay, số TS đến làm thủ tục dự thi là 39.074 TS (tỷ lệ 84,2%), vắng 7.355 TS. Trong đó, dự thi vào trường ĐH Cần Thơ có mặt là 31.924 TS (84,6%), vắng 5.790 TS; dự thi vào các trường TPHCM có mặt 7.150 TS (tỷ lệ 82%), vắng 1565 TS.

Một số trường có TS đến làm thủ tục cao như: ĐH Quốc tế Hồng Bàng (91,9%), ĐH Giao thông vận tải- cơ sở 2 (88,1%), ĐH Sư phạm TPHCM (87,8%), ĐH Kiến trúc TPHCM (87,8%), ĐH Bách khoa – ĐHQG TPHCM (87,6%)…

Đợt 1, Hội đồng coi thi cụm Cần Thơ bố trí 1.261 phòng thi tại 3 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và một điểm tại Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang, cách TP Cần Thơ khoảng 10km).

Báo cáo nhanh của Ban tuyển sinh nhà trường cho biết, trong buổi sáng ngày 3/7, có 2.654 thí sinh đến đăng ký dự thi và hoàn thiện các thủ tục liên quan. đợt 1 gồm khối A và A1, đạt trên 83%.

Trong đó, khối A có 2.302/2.783 thí sinh đăng ký (đạt 82,7%), khối A1 có 352/413 thí sinh đăng ký dự thi (đạt 85,2%).

Đợt thi này, thí sinh thi vào trường ĐH Quảng Nam sẽ được thi tại 3 điểm gồm, cơ sở tại Trường ĐN Quảng Nam, trường THPT Trần Cao Vân và trường Lý Tự Trọng với 92 phòng thi. Ngoài ra, trường đã điều động 254 cán bộ và 60 SV tình nguyện coi thi.

Cũng trong ngày đầu làm thủ tục dự thi, qua kiểm tra của các hội đồng thi, không có sai sót nào trong thủ tục dự thi của các thí sinh.

Theo ghi nhận của PV, sáng nay, vẫn còn nhiều thí sinh đến trực tiếp ĐH Đà Nẵng điều chỉnh sai sót. Theo ĐH Đà Nẵng cho biết: có 5 trường hợp thí sinh báo điều chỉnh khối thi từ A sang A1. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp thí sinh điều chỉnh sai sót, nhầm lẫn các thông tin khác như họ tên, năm sinh, mã ngành… Đặc biệt, sáng nay có trường hợp thí sinh thay đổi nguyện vọng thi như TS Trần Thị Mỹ Diệu. Ban đầu, thí sinh này đăng ký thi nhờ trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng để được xét tuyển theo NV1 vào Cao đẳng Kinh tế- Kế hoạch. Nhưng sáng nay, thí sinh thay đổi NV1 là thi vào trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

Thanh Hóa: Thí sinh đến làm thủ tục dự thi đạt 75,5%

Cụ thể, số thí sinh số thí sinh dự thi khối A là 13.444 trên tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển là 16.309, chiếm tỷ lệ 82,43%. Số thí sinh dự thi khối A1 là 2.333/2.641, chiếm tỷ lệ 88,34%. Số thí sinh khối năng khiếu vẽ đạt tỷ lệ cao nhất là 89,31% với 468 em dự thi trên 524 em đăng ký dự thi.

Như vậy, trên tổng số 19.474 thí sinh đăng ký dự tuyển thì sáng nay đã có 16.245 em đến dự thi, chiếm tỷ lệ cao là 83,42%. Trong những năm trước, tỷ lệ thi vào ĐH Huế cũng như năm này với tỷ lệ đều trên 80%.

Tổng số cán bộ coi thi trong đợt 1 này là 5.101. Có 200 sinh viên tình nguyện làm nhiệm vụ giúp đỡ các thí sinh và gia đình đến Huế thi đại học. Hiện đang có 5.000 chỗ trọ miễn phí và giá rẻ dành cho thí sinh – danh sách có tại các chốt Tiếp sức mùa thi ở gần các bến xe, nhà ga và trường thi. Theo đánh giá chung, công tác bảo đảm an ninh tại các điểm thi là tốt. Trong buổi sáng đi tập trung, tuy có xảy ra tình trạng kẹt xe nhẹ trên đường dẫn đến các trường thi nhưng không đáng kể.

Tại Bình Định, theo ghi nhận của PV Dân trí tại các điểm thi trong nội thành phố Quy Nhơn, sáng nay trong buổi làm thủ tục dự thi ĐH đợt 1, tuy lượng thí sinh tập trung về đông nhưng không xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Thông tin nhanh từ hội đồng thi liên trường cụm thi Quy Nhơn, tổng số thí sinh ĐKDT là 40.925 thí sinh, trong đó chỉ có 34.663 thí sinh dự thi, chiếm tỷ lệ 84,70%. Trong đó, khối A là 36.841 thí sinh ĐKDT có 31.055 thí sinh dự thi, chiếm 84,29%; Khối A1 có 4.084 thí sinh ĐKDT có 3.608 thí sinh dự thi chiếm 88,34%.


Thí sinh Bình Định có mặt tại phòng thi từ rất sớm. (Ảnh: 

Các thí sinh làm thủ tục dự thi tại trường ĐH Vinh (Ảnh: Doãn Hòa)

Riêng Trường ĐH Vinh có số thí sinh dự thi cao nhất từ trước tới nay với 12.012/15891 thí sinh, đạt 75,59%. Khối ngành kinh tế, tỷ lệ thí sinh dự thi cao là ĐH Công nghiệp Hà Nội đạt tỷ lệ 72,47%; ĐH GTVT đạt tỷ lệ 73,15%. Các trường ĐH khối ngành nông nghiệp – kĩ thuật, thí sinh dự thi cao là ĐH Lâm nghiệp Hà Nội 74,26%; ĐH Mỏ địa chất đạt tỷ lệ 70,53%; ĐH Nông nghiệp HN 71,48% và ĐH tài nguyên môi trường 67,94%…Trường có thí sinh dự thi thấp nhất là ĐH Sư phạm Hà Nội đạt tỷ lệ 37,14; Học viện Ngân hàng đạt trên 37,93%; ĐH Ngoại thương đạt tỷ lệ 41,12%; ĐH kinh tế quốc dân Hà Nội đạt tỷ lệ 42,1% và Học viện tài Chính Hà Nội đạt tỷ lệ 43,27%…


Thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại Trường ĐH Tây Nguyên sáng nay 3/7. (Ảnh: Viết Hảo)

Sáng nay 3/7, có 205 trường hợp thí sinh gặp các sai sót về ngày tháng năm sinh, họ tên, mã ngành và tiến hành sửa chữa, đính chính. Không có trường hợp thí sinh nào thay đổi nguyện vọng ngành học trước ngày thi.

 

Nhóm PV

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-613842/dh-vung-thi-sinh-den-lam-thu-tuc-du-thi-dat-tren-80.htm

Cả nước có mưa trong những ngày thi đại học

Posted: 03 Jul 2012 02:59 PM PDT

(TNO) Trong hai ngày thi đại học (4 – 5.7), dự báo cả nước sẽ có mưa, thí sinh (TS) nên chú ý đem theo áo mưa và giữ gìn sức khỏe cho kỳ thi.

Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ, cho biết: Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp xích đạo đi ngang qua nên những ngày đầu tuần miền Bắc có mưa vừa đến mưa to, kèm theo giông.

Tuy nhiên, giữa tuần, rãnh áp thấp này suy yếu dần nên mưa sẽ giảm.

Vì vậy, trong hai ngày thi đại học (4 - 5.7), TS ở miền Bắc có thể vướng những cơn mưa vừa, vài nơi.

Hai ngày thi đại học sẽ có mưa
TS cần đem theo áo mưa để tránh những cơn mưa có thể xuất hiện vào buổi chiều – Ảnh: Nguyên Mi

Đến thứ 6 sẽ có thêm một rãnh áp thấp nữa phối hợp với khối mây nhiễu động gây mưa lớn trở lại.

Đới với miền Trung, bà Lan nhận định thời tiết trong tuần này tương đối dễ chịu. Trời không nắng nóng, mặc dù có mưa nhưng chỉ là những cơn mưa nhỏ, ngắn chứ không mưa dầm.

Tại miền Nam, trong hai ngày 4 - 5.7, gió tây nam suy yếu dần nên mưa cũng ít hơn.

Khu vực đông Nam bộ mưa nhiều hơn tây Nam bộ.

Riêng tại TP.HCM, thời tiết sáng nắng chiều mưa, đặc biệt mưa tập trung vào buổi chiều tối.

Bà Lan nhắc nhở, vì hiện giờ là ở giữa mùa mưa nên rất hay có gió mạnh, giông vào buổi chiều; TS đi thi nên cẩn thận, chú ý đề phòng.

Nguyên Mi

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120703/ca-nuoc-co-mua-trong-nhung-ngay-thi-dai-hoc.aspx

Ấm áp tình người mùa thi đại học

Posted: 03 Jul 2012 02:58 PM PDT

- Các sĩ tử về hai thành phố lớn, đắt đỏ bậc nhất là Hà Nội và TP.HCM đã nhận được những tình cảm ấm áp của tất cả mọi người. Không chỉ là hình ảnh người thân chịu nóng, chịu cực mà còn có những người vô danh chỉ muốn giúp đỡ thí sinh.

 

 

Chùa Bảo Minh, Q.Bình Thạnh năm nay đón tiếp 400 thí sinh, lo chỗ ăn và chỗ ngủ. Nhà chùa đã ngưng mọi hoạt động khác để ưu tiên đón tiếp thí sinh. Buổi tối các em ngủ trong những chiếc màn rộng thênh thang và gió mát lồng lộng.

 

Các bậc cha mẹ chờ con làm thủ tục thi trước cổng trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Sinh viên của Trường ĐH Sài Gòn đón tiếp thí sinh rất niềm nở, chỉ dẫn chu đáo.


Bác Ngọc ngồi chờ đứa con gái thứ hai làm thủ tục thi vào Trường ĐH Sài Gòn. Bác cho biết, hai vợ chồng bác phải làm đủ nghề, từ phụ hồ đến chở thuê, làm xe ôm để lo cho 4 đứa con ăn học. Nếu con gái bác đậu ĐH năm nay, bác vừa mừng vừa lo. Bác bảo, nhiều gia đình khá giả thì con không chịu học, trong khi gia đình bác chạy ăn từng bữa thì con lại học giỏi, vậy nên bác không nỡ để con thất học vì nghèo.

Nhiều nhà hảo tâm đã dành những món quà cho thí sinh nghèo.

Các tình nguyện viên hướng dẫn đường cẩn thận và tỉ mỉ cho phụ huynh thí sinh từ xa đến.

Thí sinh và người nhà được chỉ dẫn tận tình từ bến xe (Ảnh chụp ở Bến xe Giáp Bát – Phan Chung)

 

 

Gương mặt niềm nở của sinh viên tình nguyện khiến thí sinh và người nhà thấy ấm lòng nơi đất khách (Ảnh chụp tại Bến xe Mỹ Đình  – Phan Chung)

 

  • Hiểu Minh – Phan Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/79036/am-ap-tinh-nguoi-mua-thi-dai-hoc.html

Những sẻ chia ấm áp tình người đến với sĩ tử nghèo

Posted: 03 Jul 2012 02:58 PM PDT

Buổi đón hàng ngàn sĩ tử từ các tỉnh ĐBSCL do Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và báo Lao động tổ chức tại khu làng báo ở đường Trần Văn Hoài (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) thật nhộn nhịp. Hàng chục chiếc xe khách 45- 50 chỗ được các tỉnh thuê chở sĩ tử lên thành phố thi ĐH đậu thành hàng dài dọc tuyến đường.

Sĩ tử nhận suất cơm miễn phí. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Mỗi năm mới có một lần, cứ vào tháng 7, tuyến đường Trần Văn Hoài mới náo nhiệt như thế này. Náo nhiệt không chỉ mấy chiếc xe khách nối đuôi nhau đổ về mà không khí còn trở nên "nóng" hơn khi có mặt của hàng ngàn sĩ tử khắp nơi về đây.

Những sĩ tử có mặt tại buổi đón đều là những học sinh từ các vùng quê nông thôn khắp các tỉnh, thành của ĐBSCL. Có em ở tận vùng miệt thứ Cà Mau, Kiên Giang; có em ở tận vùng đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền. Nhưng dù ở đâu, các em đều có điểm chung là hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng hiếu học.

Sĩ tử nhận suất cơm miễn phí. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Đưa con em lên thành phố dự thi ĐH, điều mà các phụ huynh này cảm thấy an tâm nhất chính là được đón tiếp và bố trí chỗ ở miễn phí trong mấy ngày thi. Nhiều phụ huynh chia sẻ với chúng tôi, lên thành phố lạ nước lạ cái, được sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức từ chỗ ngủ đến miếng ăn, họ cảm thấy thật ấm áp.

Cầm trên tay một hộp cơm còn nóng hổi từ ban tổ chức gửi, em Nguyễn Thanh Tuyền (quê Sóc Trăng) không khỏi xúc động. Tuyền cho biết, em ở tận huyện Cù Lao Dung, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em rất ham học nên quyết tâm thi vào ĐH để sau này tương lai sẽ tốt hơn. Tuyền sẻ chia: "Đợt thi này em chỉ lên một mình chứ không có cha mẹ theo vì chi phí ở mấy ngày sẽ tốn kém. Rất may có các cô, các chú hỗ trợ chỗ ở miễn phí, cơm nước nên cũng đỡ đần được cho em một khoản chi phí sinh hoạt".

Cũng như Tuyền, nhiều sĩ tử khác khi chúng tôi hỏi thăm đều chia sẻ là rất vui và xúc động khi được hỗ trợ một số đồ dùng sinh hoạt cũng như ăn uống trong các ngày thi. Các sĩ tử cho biết, trước khi lên Cần Thơ dự thi, các sĩ tử đều có những nỗi lo lắng nhất định. Trong đó, lo lắng nhất là vấn đề chi phí sinh hoạt bởi các em rằng, ở thành phố thì lúc nào cũng đắt đỏ hơn ở thôn quê của mình. Nhưng khi được sự hỗ trợ tận tình của các mạnh thường quân, các sĩ tử cảm thấy bớt lo hơn để thêm tự tin bước vào phòng thi sáng mai.

Sĩ tử rất vui khi nhận được những suất cơm của tình người. (Ảnh: Huỳnh Hải)

 

 

                                                Huỳnh Hải

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-614077/nhung-se-chia-am-ap-tinh-nguoi-den-voi-si-tu-ngheo.htm

Quy chế là nhằm đảm bảo công bằng trong thi cử

Posted: 03 Jul 2012 02:57 PM PDT

(GDTĐ) – Đi kiểm tra các Hội đồng thi khu vực Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga-Trưởng Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, nhấn mạnh: Thực hiện Quy chế tuyển sinh là nhằm đảm bảo công bằng trong thi cử. Việc sửa đổi Điều 25 quy chế tuyển sinh là để các Hội đồng thi có cơ sở để xử lý những tình huống khi có thí sinh mang vào phòng thi các vật dụng không được phép. Những vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi đã qui định rõ tại điểm c điều 25 của qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012, không có gì thay đổi nên thí sinh không nên bận tâm về việc này. 

T
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga kiểm tra công tác chuẩn bị tại các HĐT và làm thủ tục thi vào sáng 3/7

Thưa Thứ trưởng, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đã hoàn tất, các Hội đồng thi đã sẵn sàng cho môn thi đầu tiên của kỳ thi. Đi kiểm tra một số hội đồng thi, Thứ trưởng có nhận xét gì về việc này, đặc biệt là về qui chế tuyển sinh sửa đổi?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Cả 3 đợt của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trên cả nước sẽ có 370 trường tổ chức thi với 2389 điểm thi/63.486 phòng thi và 2.029.559 hồ sơ đăng ký dự thi. Đến thời điểm này, theo số liệu tổng hợp chung số lượng thí sinh năm nay giảm so với năm ngoái là 7,5%. Qua các báo cáo của các khu vực thi thì công tác tuyển sinh đã thực hiện tốt, các hội đồng thi đã sẵn sàng, việc tổ chức thí đã thực hiện nghiêm theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT ban hành.

Việc điều chỉnh qui chế tuyển sinh là để tăng cường giám sát kỳ thi nghiêm túc.Thí sinh, những người tham gia công tác tổ chức thi và quần chúng nhân dân nếu phát hiện những tiêu cực, vi phạm qui chế tuyển sinh thì cung cấp thông tin, bằng chứng tại những địa chỉ qui định để các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời. Những vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi được qui định rõ tại điểm c, điều 25 của qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng nằm 2012, không có gì thay đổi. Phần qui chế sửa đổi qui định rõ cách xử lý trong trường hợp thí sinh mang vào những vật dụng khác ngoài các vật dụng qui định để tập hợp bằng chứng chống tiêu cực trong thi.

Thưa Thứ trưởng, năm 2012 này Bộ GDĐT chủ trương ưu tiên xét tuyển thẳng cho thí sinh thuộc 62 huyện nghèo, là người dân tộc thiểu số theo tinh thần tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Vậy việc xét tuyển sẽ được thực hiện thế nào để đảm bảo công bằng. Đến thời điểm này, đã có số lượng thí sinh được ưu tiên xét tuyển chưa và số thí sinh được ưu tiên xét tuyển này có ảnh hưởng đến chỉ tiêu chung của các trường?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Việc xét tuyển thẳng những thí sinh ở những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn theo Nghị quyết 30a của Chính phủ là việc làm đúng đắn, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho thí sinh ở những địa phương khó khăn này được tiếp cận với giáo dục đại học, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế an sinh xã hội.

Để đảm bảo công bằng và việc tuyển sinh đúng người, đúng địa chỉ, qui chế quy định đã chỉ rõ: Thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp THPT tại các huyện này, thì Hiệu trưởng các trường đại học xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.

Đến thời điểm này Bộ GDĐT chưa nhận được báo cáo của các trường về số lượng tuyển thẳng các thí sinh thuộc diện này. Các trường đã tích cực thực hiện qui chế, nhưng có trường đưa ra tiêu chí xét tuyển quá cao nên nhiều em không đáp ứng được. Việc tuyển thẳng này không ảnh hưởng gì đến kế hoạch đào tạo của các trường vì số lượng thí sinh xin xét tuyển không nhiều.

Thưa Thứ trưởng, Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT năm nay đã cho phép các trường chủ động xét tuyển, không khống chế nguyện vọng, thí sinh có thể nộp cả bản sao giấy chứng nhận kết quả thi. Như vậy thí sinh sẽ được thêm nhiều cơ hội xét tuyển, các trường có thêm nguồn tuyển?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga:  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ đã chỉ rõ, trong trường hợp thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì các em sẽ nhận được hai phiếu báo điểm có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi. Các em sẽ dùng phiếu này để đăng ký xét tuyển vào các trường khác. Và để tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh cũng như gọi nhập học của các nhà trường, quy chế cho phép tùy theo yêu cầu của trường xét tuyển cần phiếu báo điểm gốc hay bản sao công chứng.

Đề thi năm nay sẽ có tính phân loại tốt, phổ điểm thi của thí sinh sẽ trải đều, cùng với việc các trường được chủ động xét tuyển, thí sinh được phép đăng ký xét tuyển nhiều lần, những thí sinh có kết quả thi trên điểm sàn sẽ có nhiều khả năng lựa chọn được nơi học tập mà mình yêu thích. Tuy nhiên, để thí sinh nắm được thông tin, quy chế cho phép các trường được chủ động về số đợt xét tuyển nhưng cũng yêu cầu các trường phải công khai ngay từ đầu thời gian mỗi đợt, điều kiện cụ thể, không được phép kết thúc xét tuyển trước thời hạn đã thông báo.

Giám thị công bố quy chế thi, đối chiếu ảnh với các thí sinh đến làm thủ tục dự thi
Giám thị công bố quy chế thi, đối chiếu ảnh với các thí sinh đến làm thủ tục dự thi, ảnh gdtd.vn

Hiện có ý kiến cho rằng Bộ nên bỏ điểm sàn chung để các trường tự chủ trong xét tuyển cho phù hợp với năng lực của từng trường. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng không thể bỏ điểm sàn, vì đây là ngưỡng đầu vào cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Quan điểm của Thứ trưởng về việc này thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay, việc đưa ra mức sàn chung trong xét tuyển vào học ĐH hoặc CĐ là việc làm cần thiết. Quan điểm của Bộ GDĐT trong việc quy định điểm sàn là ngưỡng tối thiểu để thí sinh có thể học đại học, cao đẳng. Thực ra nếu chất lượng học sinh phổ thông đồng đều và được phân luồng tốt, mạng lưới ĐH, CĐ được phát triển rộng, có đầy đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng để mọi người có nhu cầu học ĐH, CĐ đều có thể vào học rồi sàng lọc trong quá trình đào tạo thì sẽ tốt hơn. Nhưng khi giáo dục phổ thông chưa đáp ứng được các yêu cầu này thì việc duy trì điểm sàn là cần thiết.

Mới đây, Luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua quy định rõ kiểm định chất lượng là bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học. Các trường sẽ phải công khai kết quả kiểm định chất lượng của mình kèm theo các điều kiện đảm bảo chất lượng trong đó có mức thu học phí. Hệ thống giáo dục đại học sẽ được phân tầng. Những đại học nghiên cứu sẽ tổ chức thi tuyển sinh để lấy nguồn đào tạo nhân lực tinh hoa. Những trường đại học khác, có thể sẽ chỉ xét tuyển thí sinh tốt nghiệp phổ thông hay xét tuyển thí sinh dự thi các kỳ thi chung rồi sàng lọc trong quá trình đào tạo.

Xin cám ơn Thứ trưởng!

ND (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201207/Quy-che-la-nham-dam-bao-cong-bang-trong-thi-cu-1962171/

Comments