Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thí sinh đến sớm làm thủ tục dự thi đợt 1

Posted: 03 Jul 2012 12:55 AM PDT


Đến sớm làm thủ tục dự thi đợt 1

Tại điểm trường THCS Trưng Vương (Q. Hải Châu, Đà Nẵng), nhiều thí sinh đến chờ đến giờ vào phòng làm thủ tục dự thi từ rất sớm. Thí sinh Nguyễn Thị Tính, từ Tam Kỳ (Quảng Nam) ra Đà Nẵng dự thi vào ĐH Bách khoa chia sẻ: "Năm nay là năm đầu em đi thi đại học. Lo lắm chị à. Bài vở em cũng học xong tàm tạm rồi, vì hầu như cả năm học 12, em tập trung luyện các môn thi đại học. Nhưng lo thì vẫn cứ lo".


trước ngày thi, thí sinh Nguyễn Thị Tính không khỏi tâm trạng hồi hộp. (Ảnh: Khánh Hiền)

Bác Phước, phụ huynh  thí sinh Nguyễn Thị Tịnh từ Thanh Hóa vào Đà Nẵng dự thi năm đầu tiên cũng hồi hộp: "Lo lắm chứ. Dù con bé ở nhà đi học năm nào cũng có giấy khen. Hai cha con từ ngoài đó vào đây, sợ lạ nước lạ cái nhưng cũng may mọi việc thuận lợi. Người ở đây cũng hiền. Hai cha con tự thuê chỗ trọ ngay gần trường thi, phí trọ chỉ có 50 nghìn/ngày thôi".

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Kim Bình, trưởng điểm thi THCS Trưng Vương cho biết: Công tác chuẩn bị coi thi khá suôn sẻ. Chỉ có khó khăn trong năm nay đối với các giám thị  là việc phân biệt các loại máy ghi âm, ghi hình được và không được mang vào phòng thi trong trường hợp thí sinh có mang thiết bị vào phòng thi.

trước ngày thi, thí sinh Nguyễn Thị Tính không khỏi tâm trạng hồi hộp. (Ảnh: Khánh Hiền)

Kiểm tra giấy tờ dự thi của thí sinh tại điểm thi THCS Chu Văn An, TP Cần Thơ. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Cán bộ coi thi phổ biến quy chế thi cho thí sinh. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Tại điểm thi trường ĐH Vinh, nơi có số số lượng phòng thi lớn nhất với 108 phòng thi, mọi công tác từ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước cổng trường cũng như hướng dẫn sơ đồ phòng thi… được tổ chức khá chu đáo với sự tham gia nhiệt tình của các tình nguyện viên. Ngoài điểm thi trường ĐH Vinh, một số điểm thi cũng có lượng thí sinh dự thi đông như trường CĐ Kinh tế-Kỹ thuật Nghệ An, trường chuyên Phan Bội Châu, trường CĐ GTVT Miền Trung…

PGS.TS.NSƯT Đinh Xuân Khoa-Chủ tịch Hội đồng coi thi liên trường cụm thi Vinh cho biết: "Để đảm bảo cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, trật tự, an toàn và đúng Quy chế theo quy định của Bộ GD-ĐT, chúng tôi đã phổ biến nội quy, quy chế đến tất cả cán bộ coi thi cũng như yêu cầu cán bộ coi thi phổ biến kỹ, đầy đủ các quy định của quy chế cho thí sinh; nhắc nhở các thí sinh những vật dụng được phép mang vào phòng thi theo quy định. Một số sai sót trong thẻ dự thi của thí sinh như: tên, ngày tháng năm sinh, số báo danh, đối tượng ưu tiên cũng được các giám thị hướng dẫn kịp thời sửa chữa ngay trong buổi sáng nay."

Thí sinh xem sơ đồ phòng thi tại điểm thi trường ĐH Vinh.

Thí sinh xem sơ đồ phòng thi tại điểm thi trường ĐH Vinh.

Một số thí sinh quên giấy báo dự thi trong ngày làm thủ tục.

Giám thị tại ĐH Vinh đối chiếu thông tin thí sinh dự thi. (Ảnh: Nguyễn Duy - Doãn Hòa)

* Tiếp tục cập nhật

Nhóm PV

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-613788/thi-sinh-den-som-lam-thu-tuc-du-thi-dot-1.htm

Tuyển sinh ĐH, CĐ: Lần đầu tiên thí sinh thi khối A1

Posted: 03 Jul 2012 12:55 AM PDT

* Báo Thanh Niên sẽ tặng bạn đọc phụ trương gợi ý bài giải các môn thi

Hôm nay 3.7, thí sinh (TS) cả nước dự thi đợt 1 sẽ đến trường làm thủ tục đăng ký dự thi (ĐKDT). Đây là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức thi khối A1 bên cạnh khối A.

Tiếng Anh khối A1 nhẹ nhàng hơn khối D1

Theo thống kê của Bộ, đợt 1 có tổng số 715.366 hồ sơ ĐKDT trong đó khối A: 640.954 (tỷ lệ 47,2%), khối A1: 74.412 (tỷ lệ  5,2%). TS thi khối A1 với các môn toán, lý, tiếng Anh. Trao đổi cùng PV Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "TS sẽ thi môn toán, lý cùng với đề thi khối A. Sau đó sẽ dự thi môn tiếng Anh cùng thời gian TS khối A thi môn hóa. Đề thi môn tiếng Anh khối A1 sẽ nhẹ nhàng hơn đề thi của khối D1''.

Năm nay tổng số hồ sơ ĐKDT vào ĐH, CĐ là 1.812.592, trong đó, ĐH: 1.358.381 (tỷ lệ 75%), CĐ: 454.211 (tỷ lệ 25%). So với năm 2011, tỷ lệ hồ sơ ĐKDT giảm 7,74% (trong đó: ĐH giảm 7,71%, CĐ giảm 7,83%). Cũng theo thống kê có 30,44% TS ĐKDT vào nhóm ngành kinh doanh và quản lý; 4,43% ngành khoa học nhân văn; 2,93% ngành nông, lâm, thủy sản. Những ngành có số lượng TS ĐKDT thấp dưới 1% là: nghệ thuật, báo chí, toán và thống kê, khách sạn, thể dục, thể thao.

Tránh phạm lỗi đáng tiếc

Dù được phổ biến rõ quy chế trước ngày thi nhưng mỗi năm vẫn có hàng ngàn TS sai phạm, dẫn đến mất cơ hội trúng tuyển một cách cố tình hoặc vô ý.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Tài chính – Marketing, nhận định: "Thực tế kinh nghiệm các kỳ thi mỗi năm, lượng TS vi phạm quy chế rất nhiều. Trong đó, có nhiều lỗi từ sự sơ suất. Chẳng hạn khi sử dụng máy tính trong phòng thi, ở phần dưới nắp đậy của máy tính, TS thường dán các công thức tính toán để thuận tiện trong quá trình học bài trên lớp. Tuy nhiên khi mang vào phòng thi, TS vô tình đã vi phạm quy chế: mang tài liệu vào phòng thi".

Về cách thức làm bài, thạc sĩ Tuấn khuyên: "TS phải ghi đầy đủ số báo danh cả phần chữ và số vào giấy thi, nhất thiết phải yêu cầu cả hai cán bộ coi thi ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi. Đặc biệt, ở bài thi trắc nghiệm phần phiếu trả lời có sẵn 6 ô trống để TS điền số báo danh. Tuy nhiên thông thường tối đa số báo danh chỉ có 5 chữ số, nên khi ghi phải ghi thêm số 0 trước các ô trống để ghi số báo danh phía cuối, bởi nếu ghi số báo danh trước mà chừa ô trống sau thì máy chấm sẽ hiểu sai về số báo danh của TS". Cũng theo thạc sĩ Tuấn: "TS không được để bài thi bị nhàu nát cũng như làm ký hiệu riêng, không được làm bài bằng 2 thứ mực, mực đỏ, bút chì, trừ khi hình tròn vẽ bằng compa bằng bút chì. Với các phần làm sai, muốn làm lại phải dùng thước gạch chéo, không được dùng bút xóa. Đặc biệt, khi tô đáp án trong bài trắc nghiệm phải chú ý đúng kỹ thuật để không bị mất điểm oan".

Cũng theo quy chế, TS không được trao đổi bài và cho bạn nhìn bài, khi cần trao đổi với giám thị, phải công khai. Trong trường hợp không làm được bài, cũng phải nộp giấy thi; chỉ được phép ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài.

Tuyển sinh ĐH, CĐ: Lần đầu tiên thí sinh thi khối A1
Sáng hôm qua (2.7), rất đông phụ huynh và TS vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) cầu mong một mùa thi thành công – Ảnh: Ngọc Thắng

Làm gì khi mất giấy báo dự thi ?

Do giấy báo dự thi được gửi qua bưu điện nên đôi khi tới cận ngày thi TS vẫn không nhận được giấy báo. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Quốc Cường – chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT khuyên: "TS cần chủ động liên hệ với nơi nộp giấy báo dự thi hoặc với trường thi để được cấp giấy báo kịp thời đi thi. Cũng có những trường hợp trên đường đi thi bị mất đồ, không có giấy tờ tùy thân. Khi đó, TS đừng bối rối mà cứ mạnh dạn đến điểm thi, liên hệ với hội đồng thi để được tạo điều kiện dự thi bằng cách cấp giấy báo tại chỗ, hoặc chụp ảnh, lăn tay, viết giấy cam đoan".

Tiến sĩ Phan Ngọc Minh – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng lưu ý: "TS phải có mặt tại điểm thi đúng ngày giờ quy định, nhiều em do chủ quan nên đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi là không được dự thi. Dù thi lần đầu hay nhiều lần, TS vẫn nên đến điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để làm quen với điểm thi, tránh lạc đường, nghe đầy đủ thông tin về quy chế thi. Đây là cơ hội cuối cùng để điều chỉnh các sai sót về thông tin cá nhân nếu có".

Đặc biệt năm nay do Quy chế tuyển sinh có rất nhiều điều thay đổi nên cần phải có mặt trong ngày làm thủ tục dự thi. Trong các ngày thi, TS phải có mặt ở phòng thi trước 6 giờ 30. Thời gian làm bài thi tự luận 180 phút, bài thi trắc nghiệm 90 phút.

 

Nhiều thí sinh bị mất giấy tờ thi

Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho biết những ngày qua có không ít TS bị giật túi xách, mất hết giấy tờ thi.

Sáng 2.7, theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn – Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, trường tiếp nhận một TS bị mất túi xách, mất cả giấy tờ tùy thân, giấy báo thi. Trường đã tiến hành kiểm tra, đối chiếu và làm lại giấy báo dự thi. Cho đến ngày hôm qua vẫn còn nhiều TS thất lạc giấy báo thi, trường cũng đã chỉnh sửa cho hơn 200 trường hợp sai sót giấy báo thi.

Thạc sĩ Huỳnh Tổ Hạp – Phó trưởng phòng Đào tạo ĐH Sài Gòn, cho biết cũng có một số trường hợp TS bị giật mất toàn bộ giấy tờ đến trình bày với bộ phận tuyển sinh và đã được trường cấp lại giấy báo thi. Tại ĐH Sư phạm TP.HCM, đa số TS phải chỉnh sửa lại giấy báo thi vì nhầm lẫn giữa khối A và A1. Song song với việc chỉnh sửa giấy báo thi, trường còn phải sắp xếp lại địa điểm dự thi để TS đến thi theo đúng khối thi.

Trưa 2.7, anh Lê Văn Tí – tài xế xe buýt biển số 53N 4271 chạy tuyến số 8 (từ ĐH Quốc gia TP.HCM đến Bến xe Q.8) đã nhặt được một số giấy tờ của TS Hồ Thị Châu (ngụ H.Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã bỏ quên trên xe. Trong đó, có 3 giấy báo dự thi vào các trường: ĐH Tài chính – Marketing; Luật; CĐ Kinh tế đối ngoại. Hiện các giấy tờ trên đã chuyển giao cho anh Hoàng Đức Hóa (điện thoại: 01689541084) – Đội trưởng đội sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi tại ngã ba 621, Q.Thủ Đức, TP.HCM.

Đăng Nguyên – N.Lịch

 

Vũ Thơ – Hà Ánh

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120703/Tuyen-sinh-DH-CD-Lan-dau-tien-thi-sinh-thi-khoi-A1.aspx

Sợ sự thật và báo chí như… phim

Posted: 03 Jul 2012 12:54 AM PDT

- VTV1 đang chiếu những tập còn lại của bộ phim " Đàn trời"  và Sóc Trăng có chuyện thầy giáo  Nguyễn Ngọc Hải bị Ban Tổ chức Huyện ủy Kế Sách buộc phải viết tường trình về vụ việc “vì sao VTV1 phản ánh các cấp lãnh đạo của tỉnh Sóc Trăng thiếu quan tâm, chăm lo kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong việc thầy Hải và các học trò đi nhận giải thưởng nói trên và vì sao báo, đài cung cấp số tài khoản cá nhân của thầy Hải”.

Công văn đề nghị kiểm điểm thầy giáo Trường THPT An Lạc Thôn, (Sóc Trăng).

Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng, các bạn đọc có thấy không, có một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy lý thú : Các quan chức địa phương đều có lối hành xử như nhau trong câu chuyện “bảo vệ uy tín địa phương” mà thực chất là uy tín của các cá nhân lãnh đạo dù đàng sau nó là bao nhiêu chuyện chẳng hay ho gì, thậm chí là tiêu cực, mục ruỗng.

Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định chủ trương khuyến tài, khuyến học. Các quan chức của Sóc Trăng nói chung mà cụ thể là các quan chức ở huyện Kế Sách chắc chắn cũng luôn luôn nói đến chuyện này khi có dịp. Thế mà…! Vì sao thầy trò thầy Hải không có tiền để đi ra Hà Nội lãnh phần thưởng danh giá mà chắc chắn là nó sẽ đem lại tiếng thơm cho Sóc Trăng, cho Kế Sách?

Chắc chắn rằng câu chuyện về công trình nghiên cứu sáng tạo của thầy Hải và các học trò đã là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong các báo cáo sơ-tổng kết của nhiều ngành từ  giáo dục và đào tạo, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn  cho đến Công đoàn, Đoàn Thanh niên kể cả báo cáo của các tổ chức Đảng và chính quyền ở những nơi đang quản lý và lãnh đạo thầy Hải và các em học sinh.

Đó cũng sẽ là thành tích đáng tự hào của nhiều cấp từ cơ sở (trường THPT An Lạc Thôn, xã-ấp nơi có thầy giáo Hải và các HS tham gia đề tài cư trú vì họ là những công dân ưu tú  đến cấp huyện, cấp tỉnh và cả TW nữa. Đặc biệt là trong lúc mà cả thế giới đang sôi lên vì” môi trường” hiện nay. Chả lẽ như thế không làm địa phương hãnh diện?

Thế mà thầy Hải và các học trò không có nổi tiền tàu xe để đi lãnh thưởng! Không cần phải đem chuyện thất thoát tiền tỉ trong các vụ án tiêu cực tham nhũng, lãng phí, thiếu trách  nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng  do chính các quan chức nhà nước gây ra để nói mà chỉ cần đặt vấn đề : Vì sao với một ngân sách khổng lồ của ngành mà Sở GDĐT Sóc Trăng không chi nổi một khoản tiền nhỏ chưa tới vài chục triệu đồng cho thầy Hải và các HS đi nhận giải? Thậm chí, không cần Sở mà BGH trường THPT ALT với ” một cục tiền” do quyền tự chủ về tài chính” đem lại và theo ” quy chế chi tiêu nội bộ” cũng có khả năng chi thoải mái bởi vì nó rất đang chi. Trong khi đó, dù có lấy thép lá để che thì ai cũng ” thấy” những hóa đơn tiếp khách của các quan chức (dù đã “lách” rồi) vẫn mang con số hàng triệu.

Vậy xin hỏi các quan chức ở Sóc Trăng, ở Kế Sách đã quan tâm đến việc quan tâm, chăm lo kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài như thế nào? Chẳng lẽ đề tài khoa học của thầy Hải và các học trò chỉ có lợi cho cả nước mà không có lợi cho ST, cho KS?

Không biết các quan chức ở Sóc Trăng có xem phim Đàn trời hay không nhưng việc lãnh đạo Đảng huyện Kế Sách yêu cầu thầy giáo Hải phải tường trình cũng giống như nhân vật chủ tịch tỉnh Bình Lãng Phạm Ấn buộc nhà báo-nhà văn Cao Vương kiểm điểm. Hai câu chuyện khác nhau, một chuyện phim và một chuyện đời nhưng lại có điểm giống nhau đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho thầy giáo Hải và nhà văn-nhà báo Cao Vương phải ” thất điên, bát đảo” đó là nói đúng sự thật và có liên quan đến báo chí.
Xem ra, các quan chức như chủ tịch tỉnh Phạm Ấn trong phim và lãnh đạo huyện Kế Sách rất sợ sự thật và báo chí. Với họ cái gọi là " uy tín" của địa phương, của cá nhân lãnh đạo là cái trên hết và cái cần bảo vệ nhất.

  • Lê Minh Hoàng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/78912/so-su-that-va-bao-chi-nhu----phim.html

TPHCM công bố điểm thi vào lớp 10

Posted: 03 Jul 2012 12:54 AM PDT

Theo kết quả điểm thi vừa công bố, ở hệ thường môn Ngữ văn có 76,2% thí sinh (TS) đạt điểm trên trung bình (từ 5 điểm trở lên), trong đó có 1.529 bài thi đạt điểm giỏi chiếm 3% , có 2 bài thi bị 0 điểm (chiếm 0,004 %). Môn tiếng Anh có 58,1 % TS đạt điểm trên trung bình, tỷ lệ TS đạt điểm giỏi là 15,4% tương ứng với 7664 TS. Môn tiếng Pháp có 93,2%  đạt điểm từ 5 trở lên, trong đó 59,6% bài thi đạt điểm giỏi. Môn tiếng Nhật có 93,3% bài thi đạt điểm trên trung bình, riêng số đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ 36,2%.

Thí sinh TPHCM thi vào lớp 10 năm học 2012 - 2013.

Ở môn Toán có 73,9% TS đạt điểm trên trung bình và 19,4 % TS đạt điểm giỏi, có 24 bài thi bị điểm 0 chiếm tỉ lệ 0,05%.

Hệ thi vào lớp 10 chuyên, ở môn Ngữ văn có 60,4% bài thi đạt điểm trên trung bình và 1,1% TS đạt điểm bài thi loại giỏi. Môn tiếng Anh, số TS có bài thi đạt điểm từ 5 trở lên chiếm tỉ lệ 10,8%, trong đó giỏi chỉ có 0,1%. Môn Toán có 4,5 % đạt điểm trên trung bình, giỏi chiếm tỉ lệ 0,2%; tương tự môn Vật lý có 21,7% trên trung bình và giỏi chiếm 4,3%; môn Hóa trên trung bình  25,6% (giỏi đạt 2%); môn Sinh 41,9% trên trung bình (giỏi là 2,9%); môn Tin học có 38,5% bài thi đạt điểm từ 5 trở lên và tỉ lệ giỏi là 9%.

Theo ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT TPHCM), Chủ tịch Hội đồng chấm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2012 – 2013 thì: so với 3 năm gần đây, tỉ lệ TS đạt điểm trên trung bình và giỏi gần như không có đột biến nhiều. Đề thi năm nay được đánh giá có sự phân hóa rõ ràng, kiến thức nằm trong chương trình học, đặc biệt môn Văn có hướng mở.

Ông Bạc cũng lý giải thêm rằng tỷ lệ điểm môn tiếng Anh có thấp hơnvì TS có tâm lý tập trung cho 2 môn Ngữ văn, Toán do điểm 2 môn này nhân hệ số 2.

Từ ngày 3/7, mọi TS đều có quyền xin phúc khảo, đơn xin phúc khảo nộp ngay tại trường mình đang học lớp 9 và hoàn toàn không phải đóng lệ phí. Hạn chót nộp đơn là ngày 5/7.

Dự kiến chiều ngày 5/7, Sở GD-ĐT sẽ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên. Từ ngày 5 đến 8/7, các trường, lớp 10 chuyên nhận hồ sơ nhập học của TS trúng tuyển. Đến ngày 9/7, các trường phải gửi danh sách TS xác nhận vào học về Sở GD-ĐT để xóa những TS này khỏi danh sách xét tuyển nguyện vọng vào lớp 10 thường. Dự kiến, ngày 14/7 Sở GD-ĐT sẽ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 thường.

Độc giả xem điểm thi vào lớp 10 năm học 2012 – 2013 của TPHCM tại đây.

Lê Phương

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-613773/tphcm-cong-bo-diem-thi-vao-lop-10.htm

Đề thi, gợi ý đáp án thi Đại học – Khối A – 2012

Posted: 02 Jul 2012 05:45 PM PDT

Comments