Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hà Nội tạm cấm ôtô nhiều tuyến phố để phục vụ thi ĐH

Posted: 29 Jun 2012 03:18 AM PDT

Cụ thể, tuyến đường Đại La, Minh Khai (đoạn từ cầu Mai Động đến Bạch Mai – Đại La), Giải Phóng (trừ đoạn từ ngã ba Pháp Vân đến ngã ba Giải Phóng – Kim Đồng), Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Trần Phú (quận Hà Đông), Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, La Thành, Giảng Võ, Nguyễn Thái Học, Sơn Tây, Trần Phú, Điện Biên Phủ, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Hàng Bài, Cát Linh, Thái Hà, Chùa Bộc, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh, Xã Đàn, Đại Cồ Việt, Bạch Mai, Trương Định, Láng, Bưởi, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Nguyễn Phong Sắc, Tô Hiệu, Hồ Tùng Mậu, Lạc Long Quân, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Hoàng Quốc Việt.

Ngoài ra, Hà Nội còn cấm tất cả các loại phương tiện không được đỗ, dừng dưới lòng đường khu vực cổng các địa điểm thi.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-612491/ha-noi-tam-cam-oto-nhieu-tuyen-pho-de-phuc-vu-thi-dh.htm

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy

Posted: 29 Jun 2012 03:18 AM PDT

THÔNG TƯ  

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT  ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

1. Điểm d, Khoản 3, Điều 9 được bổ sung như sau:

“Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong kì thi theo điều 36a”

2. Điểm d, Khoản 3, Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"d) Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

đ) Không được hút thuốc trong phòng thi".

3. Sửa tên Chương V thành:

4. Bổ sung Điều 36a trước Điều 37 như sau:

“Điều 36a:

1.    Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm qui chế tuyển sinh:

a)    Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b)   Hội đồng tuyển sinh các trường Đại học, Cao đẳng.

c)    Thanh tra tuyển sinh và Thanh tra giáo dục các cấp.

2. Các bằng chứng vi phạm quy chế sau khi đã được xác minh về tính xác thực là cơ sở để xử lý đối tượng vi phạm.

3. Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh:

a)     Khuyến khích thí sinh, những người tham gia công tác tuyển sinh,  quần chúng nhân dân phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm qui chế tuyển sinh.

b)    Người phát hiện những hành vi vi phạm qui chế tuyển sinh cần kịp thời báo cho nơi tiếp nhận qui định tại khoản 1 của điều này để có biện pháp xử lý.

c)     Người có bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh có trách nhiệm gửi bằng chứng cho nơi tiếp nhận qui định tại khoản 1 của điều này trong vòng 7 ngày từ khi kết thúc ngày thi để xử lý.

d)    Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi.

4. Đối với tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh:

a)     Tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bằng chứng theo quy định; bảo vệ nguyên trạng bằng chứng; xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng.

b)    Triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn tiêu cực, vi phạm qui chế tuyển sinh theo thông tin đã được cung cấp.

c)     Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý  và công bố công khai kết quả xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm qui chế tuyển sinh.

d)    Bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp thông tin.”

5. Khoản 1 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Trưởng Ban Chỉ đạo tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh các trường khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng:

a)     Những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

b)    Những người có nhiều thành tích đóng góp cho kỳ thi."

6. Điểm b, Khoản 3, Điều 41 được sửa đổi như sau:

"b) Mang vật dụng trái phép theo qui định tại điểm d, khoản 3, Điều 25 vào phòng thi"

Điều 2. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày kí. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ./.

Tải Thông tư tại ĐÂY

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3101/201206/Sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-Quy-che-tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang-he-chinh-quy-1962089/

Hậu Đồi Ngô,khuyến khích thí sinh tố tiêu cực thi ĐH

Posted: 29 Jun 2012 03:17 AM PDT

- Đó là điểm mới đáng lưu ý được Bộ GD-ĐT bổ sung trong Quy chế tuyển sinh ĐH,
CĐ hệ chính quy công bố sáng 29/6. Theo đó, Bộ khuyến khích thí sinh, những
người tham gia công tác tuyển sinh, quần chúng nhân dân phát hiện và tố giác
những hành vi vi phạm qui chế tuyển sinh.

 

Các bằng chứng vi phạm quy chế sau khi đã được xác minh về tính xác thực là
cơ sở để xử lý đối tượng vi phạm. Người phát hiện những hành vi vi phạm qui chế
tuyển sinh cần kịp thời báo cho nơi tiếp nhận trong vòng 7 ngày từ khi kết thúc
thi để xử lí.

Thí sinh thi ĐH năm 2011 (Ảnh Lê Anh Dũng)

Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông
tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng
tiêu cực đến kỳ thi.

Ba nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh gồm: Ban
chỉ đạo tuyển sinh Bộ GD-ĐT; Hội đồng tuyển sinh các trường ĐH, CĐ và Thanh tra
tuyển sinh và Thanh tra giáo dục các cấp.

Những vật dụng thí sinh không được mang vào phòng thi gồm: vũ khí, chất
gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xoá, tài liệu , thiết bị truyền tin
hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và
quá trình chấm thi
. Thí sinh không được hút thuốc trong phòng thi.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu, các tổ chức, cá nhân nhận được bằng chứng vi phạm quy chế
tuyển sinh phải bảo vệ nguyên trạng. Triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn
tiêu cực, vi phạm quy chế tuyển sinh theo thông tin đã được cung cấp. Đồng thời,
xử lí theo thẩm quyền hoặc báo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lí và công bố
công khai kết quả xử lí. Tuyệt đối bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp
thông tin.

Những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và những người có nhiều
thành tích đóng góp cho kỳ thi sẽ được cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Lịch thi tuyển sinh ĐH, CĐ

Đợt I: Ngày 4 – 5/7/2012, thi đại học khối A, A1 và V. Thí sinh thi
khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày
11/7/2012.

Đợt II: Ngày 9 – 10/7/2012, thi đại học khối B, C, D và các khối năng
khiếu.

Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (Khối H, N thi
Văn theo đề thi khối C; Khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi
Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C), thi tiếp
các môn năng khiếu đến hết ngày 16/7/2010.

Đợt III: Ngày 15 – 16/7/2012, thi CĐ tất cả các khối thi.

Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các
môn năng khiếu đến ngày 21/7/2012.

 

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/78490/hau-doi-ngo-khuyen-khich-thi-sinh-to-tieu-cuc-thi-dh.html

Thí sinh Thanh Hóa thở phào với đề Toán

Posted: 29 Jun 2012 03:17 AM PDT

Càng về trưa thời tiết nắng mỗi lúc một gay gắt hơn, nhưng dường như các bậc phụ huynh ở nhiều hội đồng thi quên đi nắng nóng đứng túc trực ngay ở trước cổng trường hồi hợp chờ con mình thi ra.

Phụ huynh đứng giữa trời nắng đợi thí sinh ra.

Sau 120 phút làm bài thi môn Toán, tại Hội đồng thi trường THPT Đào Duy Từ, TP Thanh Hóa, phần lớn thí sinh sau khi làm bài thi ra khỏi phòng thi đều đánh giá đề thi môn Toán năm nay không quá khó, sẽ có nhiều thí sinh đạt từ 7 đến 8 điểm trở lên.

Em Lê Thanh Hải, thí sinh dự thi tại trường Đào Duy Từ chia sẻ: "Em thấy đề này năm nay là vừa với lực học của chúng em. Sáng nay em làm hết bài, nhưng vẫn dư một chút thời gian. Với bài làm của em, em nghĩ em được khoảng 7 điểm".

Các thí sinh xem lại đề thi.

Thí sinh Lê Thị Hoài Loan cũng có chung nhận xét: "Đề thi không quá khó, với đề này em nghĩ tất cả các bạn đều làm được. Em tính môn Toán em được khoảng 8 điểm, ước gì đề thi môn Sinh và môn Văn cũng dễ thở như đề Toán sáng nay thì tốt biết mấy".

Trong khi đó, nhiều thí sinh dự thi tại Hội đồng thi ở trường THPT Quảng Xương 3, huyện Quảng Xương cho biết, đề thi môn Toán năm nay bình thường không quá khó, nên hầu hết các em đều làm được.

Sáng nay 29/6, gần 22 ngàn thí sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2012-2013 với môn đầu tiên là Ngữ Văn.

Hội đồng thi trường THPT Trưng Vương (TP Quy Nhơn) có hơn 1.500 thí sinh dự thi.

Kết thúc môn thi thứ nhất nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Em Nguyễn Bảo Ngọc, trường THCS Ngô Mây cho biết: "Với em thì đề thi này không quá khó, đều ra 3 câu đều rất quen thuộc, riêng câu 2 ra về Truyện Kiều nhưng sắp xếp tên nhân vật theo thứ tự xuất hiện nhân vật (từ trước đến sau) em làm chưa chắc lắm".

Trong khi đó nhiều thí sinh cũng cho rằng đề Văn năm nay không quá khó, làm hết nhưng không dám chắc đạt điểm cao. Em Nguyễn Văn Huy, lớp 9E5 trường THCS Tây Sơn cho biết: "Đề vừa tâm em làm hết nhưng do thi tuyển sinh vào lớp 10 chấm điểm rất chặt nên em không dám chắc mình sẽ đạt điểm cao. Em nghĩ mình được khoảng 6 điểm".


Thí sinh Bình Định kết thúc buổi thi môn Văn sáng nay. (Ảnh: Doãn Công)

Hoàng Văn – Doãn Công

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-612418/thi-sinh-thanh-hoa-tho-phao-voi-de-toan.htm

Ít thí sinh dự thi ngành sư phạm ĐH An Giang

Posted: 29 Jun 2012 01:17 AM PDT

Theo PGS-TS Võ Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH An Giang, năm nay số lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm rất thấp. Ở bậc ĐH, đến 4 ngành (lý, hóa, sinh và tin học) có hồ sơ đăng ký dự tuyển thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh.

Ở bậc CĐ, chỉ có 46 hồ sơ đăng ký dự thi vào sư phạm tiếng Anh trong khi chỉ tiêu 100, tin học nhận 20 hồ sơ/80 chỉ tiêu.

Nguyên do năm nay ĐH này quy định giới hạn TS dự thi phải có hộ khẩu ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Q.Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh (TP.Cần Thơ), trong khi những năm gần đây, các địa phương này liên tục thừa giáo viên; nhiều sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm.

Thoại Đông

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120628/It-thi-sinh-du-thi-nganh-su-pham-DH-An-Giang.aspx

Ép dạy theo khuôn mẫu?

Posted: 29 Jun 2012 01:16 AM PDT

Ép dạy theo khuôn mẫu?

TT – Theo cuộc gọi hẹn trước, một ngày đầu tháng 6 tôi đến Trường X tại Cần Thơ thao giảng môn tiếng Anh với hi vọng được tuyển dạy tại trường rất nổi tiếng này. Nhưng sau đó tôi đã phải ra về trong thất vọng.

Một tiết học sinh động của cô và trò lớp 3/1 Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Q.1, TP.HCM (ảnh minh họa) Ảnh: NHƯ HÙNG

Đúng 14g, một nhân viên văn phòng đến nói với tôi: "Theo như hẹn là chị bốc thăm nhận bài thao giảng nhưng em quên làm thăm, thôi chị tự chọn bài dạy nhé". Tôi chọn bài 8 lớp 8 và có 20 phút chuẩn bị.

Sau khi chuẩn bị cẩn thận, tôi được mời qua phòng dạy, giáo viên dự giờ đến một người, chờ 10 phút sau một người nữa đến và hỏi tôi bốc thăm bài nào. Tôi thành thật trả lời đã chọn và đăng ký với nhân viên văn phòng do không có thăm. Giáo viên này nói "không được", giở sách lớp 8 chỉ định tôi dạy bài 10 và bắt đầu ngồi vào ghế dự giờ.

Tôi phải bắt đầu dạy ngay mà không có thời gian chuẩn bị nữa. Tôi vẫn tự tin vào khả năng và phương pháp dạy của mình nên không e ngại, lúc này thầy hiệu trưởng cũng bước vô ngồi vào ghế dự giờ.

Thế nhưng chờ mãi vẫn không thấy học sinh. Hoạt động chủ yếu cho bài giảng của tôi là học sinh sẽ chơi trò chơi liên quan đến nội dung bài, từ đó các em sẽ nhớ bài và nhớ rất tự nhiên, tuy nhiên bây giờ không có trò thì sao? (Do khi hẹn tôi đã hỏi rất kỹ và được xác định là thao giảng với học sinh).

Các giáo viên và thầy hiệu trưởng thống nhất rằng tôi nêu ra tiến trình giảng và các bước thực hiện là được. "Được lời như mở tấm lòng" thế là tôi thao thao giảng, giáo viên dự giờ ghi rất nhiều cho đến khi tôi kết thúc bài giảng.

Và tôi "được" nhận xét như sau: Khi dạy tôi không thấy em cầm đến sách giáo khoa, điều này dễ làm học sinh mất tập trung. Em có thể dạy tốt ở các trung tâm, chớ với trường phổ thông thì không thích hợp. Em mới bắt đầu dạy thì đâu được dùng giáo án điện tử (do tôi mang theo laptop để tiện cho học sinh chơi trò chơi, nhưng bị hiểu nhầm là giáo án điện tử).

Và đây là lời nhận xét ấn tượng: Em phải làm đúng như những gì đã được ấn định trong sách giáo khoa để học trò bắt chước và làm theo. Lúc mới đến em phải hỏi trước về giáo án để dạy đúng như giáo án đã được duyệt thì mới được. Em phải tuân thủ đúng các bước của sách giáo khoa vì em có biết tác giả quyển sách giáo khoa này đã từ nước ngoài sang đây ở đúng ba tháng để tập huấn cho giáo viên, nên nhất nhất em phải theo chớ đâu được dạy mà như chơi vậy.

Và còn nhiều ý kiến nhận xét khác xoay quanh việc phải tuân thủ theo khuôn mẫu có sẵn, không được sáng tạo cái mới về cả nội dung và cách truyền thụ kiến thức, nhưng đến đây tôi "lùng bùng lỗ tai" nên không tiếp thu thêm nữa.

Ra về, tôi thất vọng không thể tả. Tôi từng được nhiều học viên tại các trung tâm ngoại ngữ mà tôi tham gia giảng dạy đánh giá cao về cách dạy sáng tạo, giúp học viên tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, và đó cũng là tiêu chí giảng dạy của tôi. Điều làm tôi thất vọng hơn nữa là tôi từng nghĩ trường X là trường có uy tín, chắc chắn có sự tiến bộ trong việc tiếp thu cái mới và cần những giáo viên có tính sáng tạo, nhưng…

Sự việc đã hơn nửa tháng rồi nhưng trong đầu tôi luôn hiện lên câu hỏi: Tại sao có sự phân biệt giữa dạy trung tâm và dạy phổ thông như vậy, trong khi học sinh đến trường hay đến trung tâm chủ yếu để tiếp thu kiến thức?

MINH TUYỀN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Ban-doc/499206/Ep-day-theo-khuon-mau.html

ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội: Hình thức thi tuyển mới

Posted: 29 Jun 2012 01:16 AM PDT

Các chuyên ngành gồm: Công nghệ sinh học - Dược học; Công nghệ thông tin và truyền thông; Nước - Môi trường – Hải dương học; Năng lượng; Khoa học vật liệu - Công nghệ Nano; Khoa hoc vũ trụ và ứng dụng.

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội là trường đại học công lập quốc tế đầu tiên tại Hà Nội áp dụng hình thức tuyển sinh đặc biệt thông qua việc xét hồ sơ và phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Hình thức tuyển sinh này có nhiều điểm mới so với cách thức thi tuyển truyền thống vào các trường đại học công lập khác và cũng đã được Bộ GD-ĐT chính thức phê duyệt.

Để đăng kí dự tuyển vào trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, thí sinh nộp 1 bộ hồ sơ đầy đủ với những giấy tờ sau:

Đơn đăng ký dự tuyển của trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (theo mẫu tải về tại website của nhà trường http://usth.edu.vn/vi/admission/ );  Bản sao công chứng học bạ THPT các năm lớp 10, 11,12; Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời; Các chứng chỉ ngoại ngữ và thành tích đạt được (nếu có).

Các thí sinh gửi đơn đăng ký dự tuyển tới email admission@usth.edu.vn và bộ hồ sơ đầy đủ đến Văn phòng trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội theo địa chỉ: Nhà 2H, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội trước ngày 23/7/2012

Thầy và trò trường USTH trong buổi thực hành ngoài trời.

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Mô hình đại học tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hà Nội.

 

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (tên viết tắt tiếng Anh là USTH) là trường đại học công lập quốc tế được thành lập theo Hiệp định song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp ký ngày 12/11/2009 nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam.

Hệ thống đào tạo và cấp bằng của trường USTH theo qui trình đào tạo được áp dụng rộng rãi tại các trường đại học hàng đầu châu Âu và trên thế giới. Phần lớn giảng viên tại USTH là các giáo sư đến từ các trường đại học hàng đầu của Pháp và châu Âu với ngôn ngữ giảng dạy và học tập là tiếng Anh.

Cách thức giảng dạy tại USTH rất cởi mở, mang tính tương tác cao giữa thầy và trò, khuyến khích sinh viên sáng tạo, tham gia tích cực vào quá trình học.  Đặc biệt, nhà trường luôn chú trọng gắn kết đào tạo với thực tế bằng cách liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước để cập nhật chương trình đào tạo và tạo cơ hội thực tập cho sinh viên tại doanh nghiệp.

Môi trường học tập năng động với nhiều hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ sinh viên.

Môi trường học tập năng động với nhiều hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ sinh viên.

Khuôn viên trường USTH hiện đang được xây dựng trên diện tích 65ha thuộc khu công nghệ cao Hòa Lạc và dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Trong thời gian chờ hoàn thiện, trụ sở của trường được đặt tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Mọi thông tin chi tiết về trường USTH có thể tham khảo tại website: http://www.usth.edu.vn/

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-612199/dh-khoa-hoc-va-cong-nghe-ha-noi-hinh-thuc-thi-tuyen-moi.htm

6h sáng, sĩ tử nườm nượp “tu bài” trong công viên

Posted: 29 Jun 2012 01:14 AM PDT

Long Phi, sĩ tử quê Quảng Nam, chia sẻ: "Mình quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam ra Đà Nẵng thi vào ngành Sư phạm Toán, trường ĐH Sư phạm. Năm nay, mình ra Đà Nẵng đã được nửa tháng. Tránh cái nóng ở phòng trọ, mình thường xuyên ra công viên ôn bài.

Cũng tâm lý như bạn Phi, bạn Thùy An, sĩ tử ở Quảng Ngãi tâm sự: "Mình thích không gian mát mẻ, nhiều cây xanh ở công viên. Mình ôn luyện từ sáng sớm tới chiều tối mới về. Trưa thì tranh thủ mua cơm hộp để có nhiều thời gian để học bài".

Ôn luyện ở công viên vừa yên tĩnh, vừa có không gian học tập lại mát mẻ thoáng đãng tránh cái nóng gay gắt xấp xỉ 40 độ C. Một thí sinh đến từ Quảng Ngãi nói tiếp: "Giữa ôn luyện ở phòng trọ và ôn luyện ở công viên thì ôn luyện công viên mát mẻ và giảm stress tốt hơn. Mình cứ ôn luyện gần 2 tiếng đồng hồ là sẽ đi dạo 30 phút ở công viên. Còn ở nhà cứ quẩn quanh dãy phòng trọ nóng hầm hập, nhìn vào mấy bức tường mà thấy mệt mỏi".

Bên cạnh công viên thì Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng cũng là địa điểm lý tưởng mà các sĩ tử tìm đến học tập.

Nằm gần bờ sông Hàn thơ mộng và giữa hai con đường vào loại đẹp nhất thành phố, thư viện lại sở hữu nhiều cây xanh lâu tuổi, tán lá rộng, tạo nên một không gian thoáng đãng, mát mẻ, làm cho nơi đây thật sự trở thành điểm đến không chỉ để đọc – mượn sách, mà còn là "góc học tập công cộng" của nhiều sĩ tử.

Bạn Quang, sĩ tử ở Đà Nẵng nói: "Em thấy Thư viện Khoa học Tổng hợp là một địa điểm lý tưởng cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, vì ở đây có nhiều cây xanh bóng mát, yên tĩnh lại nằm ở trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho chúng em ôn luyện".

Dưới đây là một số hình ảnh sĩ tử tránh nóng, ôn bài trong công viên 29/3 và thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng:


Mới sáng sớm, sĩ tử mang sách vở


Chọn những tán cây lớn, làm địa điểm ôn luyện.


Không gian thoáng đãng, giúp các bạn ôn luyện đạt hiệu quả tốt hơn.


Học nhóm để trao đổi


Hay ôn bài theo cặp để giúp nhau hiểu bài nhanh hơn.


Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng chật kín sĩ tử tới ôn luyện.

Nguyễn Tuấn – Phạm Bình

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-612202/6h-sang-si-tu-nuom-nuop-tu-bai-trong-cong-vien.htm

Để đạt điểm cao các môn khoa học tự nhiên

Posted: 29 Jun 2012 01:13 AM PDT

Dù nắm chắc kiến thức nhưng thí sinh (TS) các môn khoa học tự nhiên vẫn cần một vài "mẹo" để bài thi đạt kết quả như mong muốn.

Thí sinh trao đổi bài thi sau khi thi môn hóa
Thí sinh trao đổi bài thi sau khi thi môn hóa tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2011 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Môn toán: Phải biết phân tích đề

TS cần phải nắm chắc kiến thức căn bản chương trình 12 vì đề thi mấy năm nay không quá khó như trước nữa. Cấu trúc đề thi vẫn sẽ như các năm. Ở phần chung, câu I là khảo sát hàm số, vẽ đồ thị và những vấn đề liên quan khảo sát hàm số. Câu II sẽ có một câu liên quan lượng giác, phương trình, bất phương trình, mũ logarit, vô tỉ. Đây là dạng bài tương đối cơ bản. TS cần ôn kỹ làm các dạng phương trình lượng giác, trọng tâm ở kiến thức lớp 11.

Ở câu III, thông thường là một câu tích phân 1 điểm. Đây là dạng câu hỏi rộng, phải nắm chắc từng dạng cơ bản để đem ra vận dụng. Đề thi sau này ít bẫy TS. Câu IV là hình học không gian cổ điển, tính thể tích, khoảng cách, góc… Đây là câu hỏi chỉ cần học kỹ kiến thức là làm được nhưng đa số các em HS bị lẫn lộn giữa khái niệm "góc cạnh bên và cạnh đáy", "góc cạnh bên và mặt đáy", "góc mặt bên và mặt đáy"… nên cần để ý.

 

 

Chú ý phần thực hành trong môn địa lý

Đọc kỹ câu biểu đồ, tìm đơn vị của đề bài, đọc câu hỏi xem biểu đồ thể hiện gì, đúng đơn vị của đề bài chưa, có đổi đơn vị không? (Biểu đồ thể hiện cơ cấu, tỷ trọng, tốc độ thì đơn vị phải là %, nếu đề bài cho đơn vị thường thì phải đổi ra %). Xác định dạng biểu đồ cần vẽ, vẽ cẩn thận chính xác, chú ý tên biểu đồ, ghi chú ký hiệu, nhận xét biểu đồ, dẫn chứng cụ thể…

Nếu bài có yêu cầu vẽ lược đồ, chú ý vẽ theo lưới ô vuông, phải xác định và vẽ được cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào lược đồ.

TS không được mang Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi nên phải vẽ được các dạng biểu đồ cơ bản (cột, đường, kết hợp, tròn, miền). TS phải nắm được một số công thức tính toán (mật độ dân số, bình quân lương thực, năng suất cây trồng, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ suất tăng dân số tự nhiên, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, độ che phủ rừng…).

Võ Thị Ngọc Quí (Giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.HCM)

Hà Ánh (ghi)

 

Khó nhất là câu V, thường đề thi cho một bài toán tổng hợp, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, bất đẳng thức, hệ phương trình, phối hợp nhiều đề chung lại. Câu bẫy thường cho liên quan số phức, có thể cho phần khảo sát hàm số và hữu tỉ, trên đa thức bậc 2, dưới là nhị thức bậc nhất.

Khi làm bài thi, quan trọng là phải học kỹ và biết phân tích đề thi mới mong đạt được điểm cao.

Phạm Hồng Hải (nguyên Giáo viên môn toán Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM)

Môn sinh: Kết hợp kiến thức xã hội khi làm bài

Phần di truyền chiếm khoảng 60% số điểm, TS cần tập trung học chương 1 và chương 2, có thể cả chương 3 trong SGK. Phần tiến hóa và sinh thái chiếm 40% điểm, khi học có nhiều câu giống nhau, rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, ngoài việc học để hiểu bài, cần phải đọc rất kỹ câu hỏi để không mắc sai sót.

Thường có rất nhiều TS điểm dưới trung bình môn sinh vì không biết cách ôn thi. Tuy là môn tự nhiên nhưng sinh học lại đòi hỏi TS phải có kiến thức xã hội. Nhiều câu phải hiểu bản chất sự việc mới làm tốt được. Đề thi các môn toán, lý, hóa có khuôn mẫu sẵn nhưng đề sinh thì đòi hỏi kiến thức rộng hơn mới có thể làm bài đạt điểm cao được.

Vào phòng thi, TS cần làm câu dễ trước bởi với môn sinh, câu hỏi khó sẽ làm TS "choáng". Vì vậy, để bình tĩnh làm bài thi, TS cứ lần lượt giải quyết đề thi từ dễ đến khó.

Trần Ngọc Danh (Tổ trưởng môn sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

Môn lý: Làm được ít nhất 30 câu ở 60 phút đầu

Học sinh phải học toàn bộ kiến thức theo chương trình chuẩn (trừ các phần giảm tải) vì  trong đề thi có 2 phần: chung và tự chọn. Hầu hết TS chọn phần chương trình chuẩn vì sẽ thuận lợi hơn (số bài học ít hơn rất nhiều so với chương trình nâng cao).

Số câu lý thuyết trong đề thi ĐH môn vật lý rất ít (15 câu), đa số là bài tập, công thức quá nhiều nên các em phải thuộc để có thể giải nhanh các bài tập (cả công thức cơ bản, mở rộng và kết quả của nhiều bài toán đặc biệt). Hai năm trở lại đây đề vật lý có quá nhiều bài toán khó (10 bài), TS phải giải rất nhiều bước mới được kết quả (giống bài toán tự luận).

Để làm tốt bài thi vật lý đòi hỏi các em phải có kiến thức, tập tính toán nhanh, chính xác, đổi đúng đơn vị, số mũ. Khi làm bài thi, các em làm qua một lần để giải và tô đáp án vào bản trả lời cho những câu lý thuyết dễ và những bài toán chỉ thực hiện một phép tính (xong gạch bỏ các câu này trong tờ đề). Phải làm được ít nhất 30 câu trong 60 phút đầu, thời gian tiếp theo, trở lại giải những câu khó (không dừng quá lâu ở một câu), giải được càng nhiều câu càng tốt. Còn 10 phút cuối, các em đành phải chọn kết quả cho những câu còn lại theo cảm tính, hy vọng gặp may…

Nguyễn Văn Phùng (Tổ trưởng môn vật lý Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM)

Môn hóa: Làm ngay những câu lý thuyết

Phải học SGK thật kỹ và sâu. Các em nên học theo các chuyên đề: bài tập kim loại, hữu cơ, phương pháp tăng giảm khối lượng – đường chéo, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron… Phần hữu cơ nên học kỹ nền (ankan – anken – ankin), hợp chất có oxy, amino axit, andehyt, ête… Phần vô cơ đi sâu về kim loại (ôn lớp 12 là chủ yếu), cấu tạo nguyên tử (phần lớp 10), cân bằng tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

Khi làm bài thi, cần làm ngay những câu lý thuyết, nên chọn càng nhanh càng tốt câu bài toán bởi có 50 câu mà chỉ có 90 phút, nếu chần chừ sẽ không có cơ hội quay lại để làm nữa.

Nguyễn Anh Thư (Tổ phó Tổ hóa học, Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM)

 

Các bước làm bài thi môn lịch sử

- Đọc kỹ đề, gạch dưới các ý chính, xác định yêu cầu đề, khung thời gian và sự kiện trọng tâm.

- Lập dàn ý cơ bản hoặc sơ đồ tư duy đơn giản, nêu các ý chính cần trình bày theo yêu cầu của đề thi. Thao tác này giúp TS không bị thiếu sót ý trong quá trình làm bài, mạch bài sẽ lô gíc, rõ ràng. Không nên trình bày mơ hồ các sự kiện quan trọng mà phải rõ ràng, chính xác về không gian, thời gian, sự kiện…

- Cần phân phối thời gian làm bài cho hợp lý: Lấy thời gian làm bài chia cho thang điểm là 10. Ví dụ thời gian làm bài là 180 phút, lấy 150 phút (dành 20 phút để đọc đề và viết đề cương sơ lược và 10 phút đọc lại bài sau khi làm xong) chia cho 10, như vậy mỗi điểm tương ứng với 15 phút.

- Đối với loại câu hỏi đơn giản như yêu cầu trình bày sự kiện, vấn đề… lịch sử, phải trình bày theo thứ tự: hoàn cảnh, chủ trương, diễn biễn, kết quả, ý nghĩa sự kiện. Đối với câu hỏi nâng cao (phân tích, chứng minh, so sánh…), phải trình bày tóm tắt sự kiện trước khi giải thích, phân tích, chứng minh…

Thạc sĩ Nguyễn Kim Tường Vy (Trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM)

 

Đăng Nguyên (tổng hợp)

Để làm bài thi ĐH đạt điểm cao
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009: Để đạt điểm cao khi thi trắc nghiệm
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009: Để thi môn toán đạt điểm cao
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009: Để thi môn Địa lý đạt điểm cao
Môn Văn – làm sao để đạt điểm cao?
Để làm bài thi tốt nghiệp đạt điểm cao

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120628/De-dat-diem-cao-cac-mon-khoa-hoc-tu-nhien.aspx

Một bài thi tốt nghiệp THPT 10 điểm thành 2,5 điểm

Posted: 29 Jun 2012 01:12 AM PDT

Một bài thi tốt nghiệp THPT 10 điểm thành 2,5 điểm

* 123 thí sinh từ rớt thành đậu

TT – Bài thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp 2012 của thí sinh Nguyễn Thanh Huy, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM từ 2,5 điểm đã được chấm lại thành 10 điểm sau khi phúc khảo.

Sau khi nhận kết quả thi tốt nghiệp với 2,5 điểm môn ngoại ngữ, bản thân Huy rất sốc. Gia đình Huy cũng bức xúc, trong khi thầy cô dạy tại trường tỏ ra ngạc nhiên vì Huy học tiếng Anh rất giỏi.

Lý giải về trường hợp này, ông Nguyễn Minh Hoàng, phó trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM, nói: "Em Huy đã có đơn xin phúc khảo bài thi, Trường THPT Bùi Thị Xuân cũng có đề nghị hội đồng phúc khảo chấm kỹ bài thi. Sau khi chấm lại bằng máy, kết quả điểm bài thi của Huy vẫn như cũ (2,5 điểm). Sau khi chấm tay, kết quả bài thi đạt điểm 10". Nguyên nhân sơ sót này, theo giải thích của ông Hoàng, do sự cố hi hữu từ khâu in ấn giấy làm bài thi trắc nghiệm và chỉ xảy ra với trường hợp duy nhất này. Hội đồng phúc khảo đã phát hiện giấy làm bài thi trắc nghiệm của thí sinh Nguyễn Thanh Huy ngắn hơn so với giấy làm bài của các thí sinh khác. Điều này làm cho máy chấm sai kết quả bài làm".

Sau khi phát hiện nguyên nhân sự cố, hội đồng phúc khảo đã chấm lại hơn 100 bài thi trắc nghiệm có yêu cầu phúc khảo (cả hệ THPT và giáo dục thường xuyên). Theo ông Hoàng, ngoài bài thi của em Huy, tất cả các bài trắc nghiệm có yêu cầu phúc khảo còn lại đều không thay đổi kết quả.

Trước đó, khi công bố kết quả phúc khảo, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết có 123 thí sinh trong tổng số 1.276 thí sinh từ rớt thành đậu sau khi phúc khảo. Trong đó có 56 thí sinh hệ phổ thông và 67 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, còn có 62 thí sinh được tăng loại tốt nghiệp từ khá thành giỏi, 28 thí sinh tăng loại tốt nghiệp từ trung bình lên khá sau khi phúc khảo.

PHÚC ĐIỀN – H.HG.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/499269/Mot-bai-thi-tot-nghiep-THPT-10-diem-thanh-25-diem.html

Comments