Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gợi ý giải đề Toán lớp 10 tại TP.HCM

Posted: 22 Jun 2012 06:54 AM PDT

Gợi ý giải đề Toán lớp 10 tại TP.HCM

TTO – Trưa 22-6, kết thúc giờ thi môn toán cũng là kết thúc kỳ thi vào lớp 10 (đối với thí sinh hệ không chuyên) nhưng tại hầu hết các hội đồng thi (HĐT) trên địa bàn TP.HCM, nhiều thí sinh ra về với vẻ mặt không vui.

Xem đề thi và lời giải môn Toán lớp 10 (file pdf)
Xem đề thi và lời giải môn Toán lớp 10 (file word)
Xem gợi ý giải Toán lớp 10 tại TP.HCM 
Xem gợi ý giải đề Toán tại Hà Nội
Xem gợi ý giải đề Anh tại TP.HCM
Xem gợi ý giải môn Văn tại TP.HCM
Xem gợi ý giải môn Văn tại Hà Nội

Thí sinh trao đổi bài sau khi thi xong môn Toán tại HĐT trường THPT chuyên Lê Hồng Phomg Q5, TP.HCM – Ảnh: Như Hùng

Câu trả lời chung mà chúng tôi nghe được là: “đề quá khó”.

Nguyễn Thị Ngọc Hằng – học sinh trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh cho biết: “Khó nhất là bài toán hình học, em chỉ làm được câu a và b, bỏ câu c và d vì không nghĩ ra cách giải”.

Cùng “cảnh ngộ” – một nhóm học sinh Trường THCS Châu Văn Liêm, quận Phú Nhuận than thở: “So với năm trước thì đề thi môn toán năm nay hóc búa hơn rất nhiều. Tụi mình không làm được câu 3. Riêng câu hình học nghĩ mãi cũng chỉ giải được mỗi phần a, còn lại bỏ hết”.

Thậm chí, ngay cả nhiều học sinh giỏi toán cũng mất tự tin.

Em Gia Thiền – học sinh giỏi toán ở trường THCS Trương Công Định vừa bàn luận về đề thi với các bạn cùng trường về cách giải, vừa ưu tư: “Mình làm được hết nhưng không chắc là có đúng không. Phải chờ đáp án xem sao”.

H.HG – MINH TÀI

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Redirect.aspx?ArticleID=498166&ChannelID=142

Độc giả hiến cách thi tốt nghiệp hết nóng

Posted: 22 Jun 2012 05:08 AM PDT

“Nêu tổ chức phân loại học sinh từ nhỏ. Các môn thi tốt nghiệp cần công bố
sớm. Không nên dùng tỉ lệ học sinh đổ tốt nghiệp làm tiêu chí thi đua….” đó là
ý kiến của độc giả Nguyễn Thành Công (Yên Bái).

Tốt nghiệp hiện nay trong mắt những người đi học, đó là một kì thi nhằm kiểm

tra kiến thức trong 12 năm học để cấp cho học sinh một cái bằng. Từ đó học sinh
có đủ điều kiện dự thi vào những bậc học cao hơn. Nếu không có tấm bằng Tú tài
này học sinh khó mà có thể đi học tiếp. Còn trong mắt những nhà quản lí giáo
dục, đó còn là một kì thi để "khoe" thành tích của đơn vị mà mình quản lí. Nói
chính xác, hiện nay khi tỉ lệ đỗ ĐH của nhiều sở giáo dục trên cả nước vẫn còn
thấp, chính vì vậy, phần trăm đỗ tốt nghiệp là tiêu chí hàng đầu để xét thành
tích cho các sở về công tác giáo dục của mình.

Học sinh xem lại đáp án sau thi tốt nghiệp năm 2012 (Ảnh: Hiểu Minh)

Như vậy, có cũng ắt sẽ có cầu. Phụ huynh và học sinh ai cũng mong muốn đỗ,
những người làm giáo dục cũng mong muốn đỗ. Nên tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao là
chuyện hết sức bình thường. Xét đến vụ Đồi Ngô, đây được coi là một hiện tượng
trong ngành giáo dục. Bởi lẽ, có mấy vụ như thế đâu? Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói
còn cả một rừng ngô là hoàn toàn đúng. Nhưng rừng ngô này chắc chắn chỉ có một
vài cây non yếu ớt đứng lên vì rừng ngô ấy trước mắt chúng ta đẹp và đang cho
năng suất cao đấy chứ? Hơn 97 % cơ mà!

Như vậy, hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng bỏ hay không nên bỏ kì
thi tốt nghiệp. Vì nếu tỉ lệ đỗ gần 100% thì học sinh và những nhà làm giáo dục
nghĩ cứ nên thi. Vì đỗ cứ cao và thành tích vẫn cứ ngất ngưởng. Có lợi cho mình,
cho người tội gì không làm dù chất lượng ra sao đi nữa. Nhưng nhiều ý kiến cho
rằng có học thì phải có thi. Thiết nghĩ bỏ hay giữ là điều hết sức khó khăn.

Xét trên phương diện ý kiến của những người đi học thì nên để nhưng cần có
những biện pháp đổi mới có hiệu quả. Tại sao không thắt chặt hơn từ những cấp
học nhỏ. Đáng giá chất lượng cấp Tiểu học và THCS đừng quan tâm tới lỉ lệ lên
lớp nữa. Nếu ta có cái nền móng vững chắc, dạy cho học sinh ý chí vươn lên thì
học lên cao học sinh đỡ chật vật và những nhà làm giáo dục cũng bớt lo lắng.

Như vậy thì việc thắt chặt từ những bậc giáo dục thấp hơn sẽ đem lại hiệu quả
cao hơn. Không nên nói " hai không" hay "bốn không". Dù có đến trăm không thì
vẫn thế. Ta cần dạy cho trẻ biết bản chất của sự học là gì, đạo đức của một
người học sinh là gì. Chứ không nên giáo điều nữa.

Nêu tổ chức phân loại học sinh từ nhỏ. Những học sinh quá kém nên cho
đi học lại. Nhưng học sinh mà không muốn đi học văn hóa nên định hướng sang
trường nghề nếu không thể có biện pháp giáo dục hiệu quả.

Thứ hai là với kì thi tốt nghiệp THPT, các môn thi không nên công bố muộn
như vậy để trách tình trạng học tủ, học vẹt. Thử hỏi những học sinh khá và có
tinh thần tự học trong kì thi vừa qua nhớ được bao nhiêu phần trăm những môn học
thuộc? Như vậy những môn thi tốt nghiệp cần công bố sớm hơn để học sinh và nhà
trường xây dựng được phương pháp học tập sớm và hiệu quả. Vì bước đầu chưa thể
thắt chặt được chất lượng từ cấp dưới nên ta phải làm như vậy.

Thứ ba là nên đổi mới phương thức xét tốt nghiệp. Không nên dùng tỉ lệ
học sinh đổ tốt nghiệp làm tiêu chí thi đua. Nên chăng ta nên ra đề chặt, coi
thi chặt, học sinh làm bài nghiêm túc. Những học sinh đạt kết quả cao ta cấp 1
loại bằng. Những học sinh này có quyền lựa chọn thi vào những trường ĐH mình
mong muốn. Những học sinh đỗ loại khá và trung bình có thể thi vào những trường
ĐH hay CĐ tốp dưới. Những học sinh có kết quả thấp được cấp giấy chứng nhận và
có thể đi học trung cấp, học nghề. Là những người đi học nhận thấy cách tính
điểm và phân loại học sinh như vậy sẽ giảm bớt áp lực cho toàn xã hội. Vậy tại
sao không làm?

Nếu làm được như vậy thiết nghĩ sẽ không còn phải đau đầu vì một kì thi xưa
mà vẫn nóng này nữa.

  • Nguyễn Thành Công (Yên Bái)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/77435/doc-gia-hien-cach-thi-tot-nghiep-het-nong.html

Đề xuất bố trí 277 tỷ đồng kinh phí cho ứng viên Đề án 322

Posted: 22 Jun 2012 05:07 AM PDT

Hai bộ đã thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục bố trí khoảng 277 tỷ đồng từ năm 2012 cho đến khi các ứng viên hoàn thành khóa học, để 224 ứng viên trúng tuyển được du học ở nước ngoài. Trong đó năm 2012 dự kiến bố trí hơn 44 tỷ đồng.

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, nhiều ứng cử viên của Đề án 322 đã rất bức xúc vì đột ngột bị dừng đi du học với lý do hết kinh phí mà Bộ GD-ĐT đã thông báo.

Được biết, năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có quyết đinh số 322/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322). Sau đó, năm 2005 có Quyết định tiếp theo số 356/QĐ-Ttg về việc điều chỉnh Đề án đến năm 2014 (Đề án 356). Năm 2011, Bộ GD-ĐT đã tiến hành tổng kết đánh giá và đưa ra các đề xuất điều chỉnh, gia hạn để thực hiện công tác đào tạo cán bộ ở nước ngoài được liên tục trong giai đoạn tiếp theo (2011-2020).

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-609766/de-xuat-bo-tri-277-ty-dong-kinh-phi-cho-ung-vien-de-an-322.htm

Hai câu chuyện bất ngờ về lòng tốt

Posted: 22 Jun 2012 05:07 AM PDT

- Có khi nào trong guồng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, bạn dừng lại và
suy nghĩ về những gì đã qua? Bất chợt, bạn nhận ra những gì mình đã làm được và
chưa làm được. Khi ấy, có lẽ bạn sẽ thấy mình sống tốt hơn, ý nghĩa hơn vì bạn
nhận ra bên cạnh những điều chưa làm được bạn cần hoàn thiện mình hơn, bạn đã
làm được rất nhiều việc. Ở đó, lòng tốt được xướng tên và là hạt giống để bạn
làm nên những điều ý nghĩa.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Mới ngày nào tôi là một cậu bé lớp 3. Năm ấy tôi
tám tuổi và tôi chưa hiểu được như thế nào là lòng tốt. Đơn giản vì tôi thấy
những gì được gọi là lòng tốt trong sách vở và trong từng bài giảng của cô giáo
khác xa với những gì tôi bắt gặp ngoài cuộc sống.

Ảnh có tính chất minh họa

Hôm ấy là một buổi chiều thật đẹp. Một buổi chiều ngày hai mươi chín Tết.
Không khí ngày xuân tràn ngập khắp phố phường. Nhà nhà nô nức, rộn ràng chuẩn bị
tươm tất cho một năm mới đang gần kề. Mẹ tôi cùng không ngoại lệ. Mẹ sửa soạn
lại gánh hàng để đem ra chợ bán kiếm ít tiền cho tôi may manh áo mới. Tôi đã háo
hức đi theo mẹ lên chợ bán hàng. Trong đầu tôi đã dần mường tượng ra một bộ quần
áo mới.

Có lẽ đó là điều dễ hiểu của một cậu bé lớp 3. Khi bóng chiều đã đổ dài trên
con phố mà lần đầu tôi đặt chân đến cũng là lúc câu chuyện về "lòng tốt" bắt
đầu. Có một cô cao, to – tuổi chắc cũng bằng tuổi mẹ tôi. Cô ấy đến mua một nải
chuối và một cành hoa hải đường. Sau khi mua hàng, cô ấy trả tiền và vội đi ngay.
Mẹ cất tiền. Tôi và mẹ tiếp tục đi bán nốt chỗ hàng kịp về kẻo trời tối.

Tôi bước được khoảng chục bước chân thì nhìn thấy ở lề đường một cái ví màu
nâu sẫm. Tôi chạy lại gần và nhặt lên. Không khó để nhận ra đây chính là
chiếc ví của cô lúc nãy mua hàng. Tôi vội vã chạy theo, lao về phía trước vì
trong tôi, lúc này đang là một bài học "Nhặt được của rơi tìm người trả lại"
cô giáo đã dạy.

Tôi đã đuổi kịp và đưa ngay cho cô ấy chiếc ví tôi vẫn giữ chặt trong
tay từ khi lượm được. Cô ấy cầm ngay lấy chiếc ví, nhìn tôi bằng một ánh mắt
nghi ngờ, vội vã mở ngay chiếc ví ra đếm lại tiền. Rồi không một lời cảm ơn,
cô ấy quay ngoắt đi về phía trước.

Lúc này, trong đầu một cậu bé lớp ba như tôi không còn lạ những bộ quần áo
sặc sỡ, không còn là những bài học về lòng tốt mà cô giáo dạy. Những cử chỉ và
hành động của cô ấy như xé toang khái niệm "lòng tốt" trong tôi.

Với tôi, lúc này chỉ là vô vọng, là mất niềm tin, tôi òa khóc nức nở trong
lòng mẹ….

Mười năm sau…

Tôi đã là một cậu thanh niêm 18 tuổi, đang học lớp 12. 18 năm đã
đủ để tôi hiểu ra nhiều điều, một trong số đó là "lòng tốt" – khái niệm mà tôi
cứ ngỡ không bao giờ định nghĩa được sau câu chuyện mười năm về trước.

Một ngày,
tôi đi đến trường học như bao ngày khác. Nhưng ngày hôm đó rất đặc biệt đối với
bản thân tôi. Trên đường đến trường, tôi bắt gặp một em nhỏ khoảng lớp 1, lớp 2
đang lững thững đeo chiếc cặp to hơn người đến trường. Ở nông thôn như tôi, các
em ấy thường phải tự đến trường vì cha mẹ còn bận rất nhiều công việc. Tôi đi
chậm lại rồi dừng xe.

- Em có muốn đi nhờ không, lên đấy anh đèo?
- Dạ có ạ!

Cô bé nhẹ nhàng đáp. Tôi lai em ấy đến cổng Trường tiểu học Giới Phiên. Tôi
dừng xe cho em xuống. Và một điều làm tôi ngỡ ngàng. Một em bé nhỏ nhắn, xinh
xắn đội cái mũ tai bèo đứng ngang lưng tôi, xuống xe và đến trước mặt tôi khoanh
tay và nhẹ nhàng nói: “Em cảm ơn anh ạ. Anh đi cẩn thận nhé!”

Rồi bé đi vào trường cùng bạn. Lúc ấy, tôi như điếng người đi. Trong người tôi
có điều gì đó nghẹn đắng lại. Thì ra hai chữ "lòng tốt" mà tôi đã không định
nghĩa được từ ngày ấy lại đơn giản đến thế….

***

Sắp bước vào cuộc đời với bao ngang trái bao nhọc nhằn khó khăn phía trước,
tôi lại có thói quen chiêm nghiệm về những gì đã qua.

Hai câu chuyện nhỏ trên
trong cuộc đời tôi có lẽ ai đó cũng đã từng trải qua. Tôi nghĩ ngợi một chút và
thấy "lòng tốt" đơn giản quá! Đó chỉ là những cử chỉ quan tâm, yêu thương. Đó
chỉ là những việc làm tốt, ý nghĩa.

Tôi cũng nhận ra rằng kiến thức sách vở là đúng nhưng thực tế cuộc sống đôi
khi lại là ngang trái và không như vậy. Có lẽ, cô đánh rơi chiếc ví kia đang vội
vã với vòng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, với tiền tài và danh vọng nên
khái niệm "lòng tốt" sẽ khác chăng?

Có lẽ một em bé lớp 1 biết cảm ơn và quan tâm người khác lại khiến cho ta cần
nhìn lại bản thân chăng?

Tôi nghĩ rằng dù ở đâu, làm gì, sống trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, con
người ta hãy sống đúng nghĩa với hai chữ " lòng tốt" từ những việc làm nhỏ bé
nhất, như thế bạn sẽ có "Một đời đáng sống""Không khỏi ân hận vì
những dĩ vãn ti tiện và hèn đớn của cuộc sống… vì những năm tháng đã sống hoài,
sống phí…."

  • Nguyễn Thành Công  (Câu lạc bộ Thơ Văn, Trường THPT Hoàng Quốc Việt thành phố Yên Bái)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/77518/hai-cau-chuyen-bat-ngo-ve-long-tot.html

Gợi ý giải đề Anh, Toán tuyển sinh lớp 10

Posted: 21 Jun 2012 05:02 PM PDT

Gợi ý giải đề Anh, Toán tuyển sinh lớp 10

* Hà Nội: một số thí sinh khóc với môn Toán

TTO – Trái với không khí “ảm đạm” buổi sáng, chiều 21-6 sau khi kết thúc giờ thi môn Anh văn, nhiều thí sinh ở các hội đồng thi (HĐT) trên địa bàn quận 5, 10, 11, Tân Bình…ra về với nụ cười hớn hở.

Gợi ý giải đề Toán tại Hà Nội
Xem gợi ý giải đề Anh tại TP.HCM
Gợi ý giải đề môn Văn tuyển sinh lớp 10

Niềm vui thí sinh sau khi hoàn thành phần thi môn Anh văn tại HĐT trường THPT Hùng Vương Q5, TP.HCM chiều 21-6 – Ảnh: Như Hùng

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành phần thi môn Anh văn tại HĐT trường THPT Hùng Vương Q5, TP.HCM chiều 21-6 – Ảnh: Như Hùng

Hoàng Nguyên, thi tại HĐT Trần Bội Cơ, quận 5 cho biết: “Ngay khi đọc đề thi tôi đã thở phào, so với đề thi thử ở trường tôi thì dễ hơn nhiều. Tôi chỉ làm trong 50 phút là hoàn tất”.

Từ phòng thi đi ra, nhóm bạn Duy, Dương, Cúc, Hải – thi tại HĐT Trường THCS Hồng Bàng, quận 5 sau một hồi bàn tán về đề thi đã cùng vui sướng hét lên vì “đúng hơn 80 %”. Nhóm bạn này cho biết: “Đa số các bạn cùng phòng thi với tụi mình đều làm bài dư thời gian vì đề năm nay dễ thở hơn so với đề Anh văn năm ngoái”.

Thận trọng hơn, Lê Hồng Sơn, học sinh Trường THCS Ngô Sỹ Liên Q.Tân Bình thi tại HĐT Trường THPT Nguyễn Khuyến, quận 10 , nhận xét: "Mình làm bài tương đối tốt, kịp thời gian nhưng còn chờ xem đáp án như thế nào".

Trong khi đó, Đặng Cao Thanh- Trường THCS Lê Quý Đôn Q. 3 lại tự tin: "Trước kì thi mình đã thử giải đề thi năm ngoái. Hôm nay, đề thi chính thức lại thấy dễ hơn”.

* Hà Nội: một số thí sinh khóc với môn Toán

Nhiều thí sinh ở điểm thi THPT Trần Phú cho rằng đề thi toán khó – Ảnh: Vĩnh Hà

Khác với những nụ cười rạng rỡ sau môn thi Văn buổi sáng nay, nhiều thí sinh bước ra khỏi trường thi sau môn Toán với vẻ mặt buồn thiu. Có thí sinh vừa thấy cha mẹ đã bật khóc. Một thí sinh ở điểm thi THPT Trần Phú cho biết: "Cách hỏi của để thi năm nay khác với dạng đề thi các năm trước nên nhiều bạn lúng túng".

Thí sinh này cho biết "Do mất nhiều thời gian để nghỉ nên đã không làm hết". Nhiều thí sinh dự thi ở điểm THPT Việt Đức, Tây Hồ cho biết "Ngoài câu D, bài hình là câu nâng cao không làm được, những phần khác cũng không chắn chắn".

Theo nhận định ban đầu của một số thầy, cô dạy Toán lớp 9 tại Hà Nội, đề Toán thực sự khó chỉ có 3 câu, gồm các C bài 1, câu D bài hình và bài cuối cùng. Tuy nhiên, nếu thí sinh làm chắc những câu còn lại thì vẫn có thể đạt điểm khá.

MINH TÀI – H.HG – V.HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Redirect.aspx?ArticleID=498025&ChannelID=142

Gợi ý giải đề môn Văn tuyển sinh lớp 10

Posted: 21 Jun 2012 05:00 PM PDT

Gợi ý giải đề môn Văn tuyển sinh lớp 10

TTO – Sáng 21-6, kết thúc giờ thi môn văn (môn thi đầu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM), tại các  hội đồng coi thi địa bàn quận 1, quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh nhiều thí sinh ra về với khuôn mặt ưu tư.

Xem gợi ý giải môn văn tại TP.HCM 
Xem gợi ý giải môn văn tại Hà Nội

Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi môn văn tại HĐT trường THPT Nguyễn thị Diệu, Q.3 – Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhật Anh – học sinh Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh cho biết: “Mình ngại nhất là câu số 3 – câu hỏi về nghị luận xã hội. Mọi năm, đề yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề nào đó một cách rõ ràng, còn năm nay chỉ đưa ra hai tình huống. Thí sinh phải tự tìm luận điểm rồi trình bày suy nghĩ của mình về luận điểm đó. Mình làm về sự vô cảm không biết có trúng không nên hơi lo”.

Tương tự, P.Khanh – học sinh Trường THCS Trương Công Định, Q.Bình Thạnh lại “bật mí”: “Cũng câu 3 nhưng mình viết về nghĩa vụ của người con trong gia đình hiện đại Việt Nam, không biết trúng được bao nhiêu phần trăm”.

Trong khi đó, tại hội đồng thi Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM, nhiều HS rời phòng thi sau buổi thi môn văn với tâm trạng khá thoải mái. Khi được phụ huynh hỏi về tình hình làm bài, nhiều HS cùng trả lời: "Đề mở và không quá khó".

Kiều Xuân, HS Trường THCS Võ Trường Toản, cho biết: ”Mình làm vừa đủ thời gian. Đề có hai câu mở, cho phép HS được viết theo quan điểm của mình. Mình nghĩ lấy điểm cao thì khó nhưng với dạng đề này thì đa số các bạn sẽ làm được bài, ở mức điểm trên trung bình. Đặc biệt, câu nghị luận xã hội đề vừa lạ vừa quen, nói về sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ, đề hay và thú vị".

Đại diện thí sinh kiểm tra thùng đựng đề thi tại Hội đồng thi tuyển lớp 10 THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu không cẩn thận, bài thi sẽ không được điểm cao. T.Quốc, HS Trường THCS Văn Lang, sau khi "hội ý" với nhóm bạn của mình về đề thi, cho rằng: "Câu 2 tuy chỉ có 1 điểm nhưng có nhiều bạn không trả lời được. Câu 4 yêu cầu chép khổ thơ thì một số bạn chép nhầm sang các bài thơ của chương trinh trung đại. Đề này nếu không để ý thì dễ bị sai. Trong phòng em có có bạn chép đến 3, 4 khổ thơ dù đề chỉ yêu cầu chép 2 khổ thơ và phân tích, có bạn lại tưởng nhầm là phân tích vẻ đẹp người phụ nữ nên không chọn được khổ thơ vừa ý".

Nhìn chung, HS tại hội đồng thi này cho biết khá hài lòng với dạng đề mở như thế, vì không phải phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa. "Đề tuy dài và có vẻ rắc rối nhưng nếu đầu tư, đọc kỹ đề thì có thể viết tốt, và với dạng đề này, không cần viết dài mà chỉ cần viết đủ ý", Trang - HS Trường THCS Nguyễn Du, thi tại hội đồng thi này, cho biết.

Thí sinh tại Hội đồng thi tuyển lớp 10 THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10 - Ảnh: Minh Đức

Thí sinh Lee Ha Yeong (Hàn Quốc) đang làm thủ tục trước khi thi môn văn tại HĐT trường THPT Nguyễn thị Diệu, Q.3, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Hà Nội: thí sinh thích thú với đề văn nghị luận 12 câu

Nhiều thí sinh tại Hội đồng thi THPT Cầu Giấy đã được cô giáo gợi ý lời giải cho môn Văn ngay sau buổi thi – Ảnh: Ngọc Hà

Trong đề thi văn vào lớp 10 các trường THPT Hà Nội sáng 21-6, ý 3 của câu 1 yêu cầu thí sinh dựa vào trính đoạn bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật để viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận làm rõ cảm giác người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính đã tạo hưng phấn đặc biệt cho nhiều thí sinh.

"Sự giới hạn dung lượng bài làm trong 12 câu để làm bài nghị luận về cảm giác của người chiến sĩ làm mình cảm thấy rất thú vị. Nghĩ ra rất nhiều, nhưng cuối cùng vẫn chỉ chắt lọc ra đúng 12 câu, mình thấy hồi hộp nhất phần cho điểm của câu này", Trần Mạnh Long – thí sinh dự thi vào trường THPT Cầu Giấy – chia sẻ.

Ghi nhận tại hội đồng thi THPT Cầu Giấy, THPT Phạm Hồng Thái cho thấy thí sinh cùng chung nhận định: đề thi nhẹ nhàng, "dễ chịu". ”Mình làm bài hết 90 phút, thừa 30 phút dù đã rà bài rất kỹ", Vũ Phương Anh – HS Trường THCS Nghĩa Tân nói. Theo các thí sinh, đa số các bạn chỉ làm bài trong 60-90 phút trong khi thời gian làm bài của môn Văn là 120 phút.

Đứng chờ bên ngoài các trường thi, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng vì cho rằng "kỳ thi này còn quan trọng hơn thi vào ĐH". "Trượt ĐH năm nay còn có thể thi năm sau, chứ trượt lớp 10 thì bố mẹ chưa biết tính thế nào cả", một phụ huynh đợi con phía ngoài trường THPT Phạm Hồng Thái nói.

Phụ huynh lo lắng đợi con dự thi gây tắc nghẽn cục bộ trước trường THPT Cầu Giấy – Ảnh: Ngọc Hà

Sự căng thẳng của kỳ thi lớp 10 không chỉ hiện rõ trên gương mặt phụ huynh mà còn lan sang nhiều giáo viên. Tại một số hội đồng thi, nhiều giáo viên THCS đợi học trò của mình từ ngoài cổng, sẵn sàng tư vấn giải đề cho học sinh ngay sau buổi thi.

H.HG – LƯU TRANG – NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/497974/Goi-y-giai-de-mon-Van-tuyen-sinh-lop-10.html

Cậu bé mê sáng tạo đồ chơi trẻ em

Posted: 21 Jun 2012 04:59 PM PDT

Với giải thưởng này, Thủy Ngọc Cảnh (trú tổ 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) vinh dự là một trong số ít bạn trẻ của Việt Nam sang Thái Lan tham dự "Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 9 – 9th International exhibition for young inventos" diễn ra vào cuối tháng này.


Nhiều năm qua, em Thủy Ngọc Cảnh được trao nhiều bằng khen về thành tích học tập.

Cảnh đam mê chế tạo từ năm học lớp 6 khi thấy anh trai quên ăn quên ngủ với đống máy móc cũ để chế tạo những robot điều khiển bằng tay tham dự cuộc Sáng tạo trẻ toàn quốc mà bọn trẻ cả xóm đứa nào cũng thích. Cảnh thầm nghĩ, sẽ có ngày mình cũng tự chế tạo được một sản phẩm sáng tạo hữu ích như anh trai.

Ước mơ chế tạo không ngừng thôi thúc, tình cờ trong một buổi sinh hoạt lớp 8, Cảnh nghe cô giáo chủ nhiệm than phiền về tính bạo lực của các loại đồ chơi, gây sự hư hỏng cho các học sinh. Từ đó, Cảnh đã nảy ra ý tưởng về trò chơi chú hề đi trên dây.

Thương ba mẹ sớm hôm vất vả, Cảnh không dám xin tiền mà tự mình sáng chế ra mô hình này. Trong nhà, những đồ bỏ đi như giấy bì, xốp, vỏ bút bi, vỏ trứng và một số chi tiết trong máy cassette cũ của ba trở thành một chi tiết quan trọng trong mô hình của Cảnh.

Một tháng trời ròng rã, miệt mài ngày đêm cùng với sự chỉ dận tận tình của anh trai, Cảnh đã từng bước hoàn thiện ý tưởng, thiết kế mô hình, tìm nguyên vật liệu, về các chi tiết máy… và hoàn thiện mô hình.


Nhiều năm qua, em Thủy Ngọc Cảnh được trao nhiều bằng khen về thành tích học tập.

Giải thích cách gọi tên, Cảnh chia sẻ: Sở dĩ sản phẩm có tên gọi như vật bởi đây là một chú hề có thể đi xe đạp thăng bằng trên dây một cách điêu luyện mà không bị ngã. Hình ảnh chú hề ngồi trên chiếc xe đạp một bánh như trong các đoàn xiếc vẫn hay biểu diễn, chú hề vừa đi trên dây, vừa vẫy tay chào khán giả, nhìn rất ngộ nghĩnh.

Mô hình "Chú hề đi trên dây" của Cảnh đem đi dự thi đã giành giải Nhì tại cuộc thi thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 năm 2011. Cuối tháng này, Cảnh sẽ vinh dự là một trong những đại diện tiêu biểu của Việt Nam tham dự "Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 9" tại Thái Lan.

Những ngày này, Cảnh cũng đang tất bật với việc hoàn thành ý tưởng về "Bộ thí nghiệm vật lý đa năng cho học sinh THCS" để chuẩn bị tham dự cuộc thi Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 8 năm 2012.

Ngoài khả năng về khoa học sáng tạo, Cảnh còn có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Em đàn được tất thảy những bài hát thông dụng bằng ghi ta.

Khi hỏi về những ước mơ, Cảnh hồ hởi nói: "Em chỉ biết cố gắng học tập thật tốt, còn ước mơ sau này làm gì em chưa nghĩ tới. Việc sáng tạo đồ chơi hay chơi ghi ta chỉ là đam mê hiện tại mà thôi".

Nguyễn Tuấn

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-609270/cau-be-me-sang-tao-do-choi-tre-em.htm

Những câu chuyện đồng cảm với ‘giáo sinh mầm non’

Posted: 21 Jun 2012 04:59 PM PDT

- Sau khi ký sự của cô giáo mầm non được đăng tải, trên các trang mạng xã hội
đã xuất hiện ngay chủ đề này để các thành viên vào chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm.
Dạo quanh các trang ý kiến, không có gì khác với những chia sẻ gửi về
VietNamNet, điều hiển hiện rõ ràng nhất là nỗi lo lắng của bố mẹ. Không ít độc
giả đã không cầm được nước mắt.


Ảnh có tính chất minh họa.

 

Chuyện “thường ngày”

Độc giả Đặng Thị Huệ (Hà Nội) cho hay: "Đọc bài viết, tôi lại nhớ
chuyện của con trai tôi thuở bé học mẫu giáo ở một trường công cũng vào hàng có
tên có tuổi ở khu Thái Thịnh. Cháu ăn chậm nên các cô khuyến khích cháu đổ cơm
vào nhà vệ sinh. Bữa sáng cũng đổ. Bữa trưa cũng đổ đi. Bố mẹ mãi mới biết, nhờ
một bận, cháu hồn nhiên kể. Thảo nào mà con trai chả thấy lên cân. Nghe tin, tôi
tức tốc lên báo cáo hiệu trưởng, đồng thời chuyển trường cho con ngay."

Và câu chuyện của độc giả Vũ Thị Ngân: "Con em học mầm non trường
công lập vì bức xúc quá mà em xin con chuyển ra tư thục, bé hiếu động và cuối
cùng con em được kết luận “tăng động”. Ngày nào em đến trường cũng bị cô phát
biểu ý kiến đủ mọi điều. Em chán quá, cuối cùng chuyển trường cho con. Sau một
tháng con tăng cân, có da có thịt, và quan trọng là "mẹ cho con học trường…
con không về trường… đâu ạ". Bé nhà em nghe lời hơn, chịu khó hơn và mỗi khi
về nhà em cảm thấy bé vui vẻ hơn rất nhiều, ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa nên giờ em
yên tâm hơn rất nhiều."

Con còn quá nhỏ để tự bảo vệ, lại đang trong quá trình hình thành nhân cách,
nhận thức. Đây chính là điều khiến phụ huynh xót lòng nhất khi gửi con đi trẻ
trong bối cảnh giáo dục mầm non còn nhiều bất cập. Rất nhiều nỗi lòng của phụ
huynh đã gửi về sau ký sự của cô giáo mầm non.

Độc giả Trịnh Thị Thu (Hà Nội) chia sẻ: "Đọc những dòng tâm sự của
bạn, tôi thấy đau lòng và rớt nước mắt. Tôi cũng có con nhỏ đi mẫu giáo, nhìn
thấy trẻ con đứa nào cũng rất thật đáng yêu, mỗi đứa một tính cách nhưng đều là
những thiên thần, tôi cũng như tất cả những phụ huynh có con đều mong muốn những
gì tốt đẹp nhất cho con."

Chị Thu tỏ ra thiếu niềm tin với đội ngũ giáo viên mầm non: "Tôi xin lỗi
vì cũng không phải cô nào cũng thế nhưng hầu hết các cô giáo mầm non bây giờ
không xứng đáng ở cương vị là “cô nuôi dạy trẻ”. Họ không có kiến thức cũng như
lương tâm của việc nuôi dạy các cháu, trẻ con như những tờ giấy trắng và cô giáo
mầm non là người đầu tiên vẽ lên nó, không biết với những cô giáo như thế rồi xã
hội sau này sẽ như thế nào khi mà” những tờ giấy trắng” bị chính tay các cô làm
hoen ố."

Một bà mẹ khác, chị Trịnh Yến nói lên tâm tư của người mẹ: "Tôi là một người
mẹ. Trong thời buổi hiện nay, với những tiêu cực xảy ra tràn lan trong ngành
giáo dục, thật là phúc đức cho những cha mẹ nào gặp được những cô bảo mẫu còn có
tình thương và kinh nghiệm. Vì vậy, sau khi đọc “Ký sự sởn da gà của cô giáo mầm
non”, tôi vô cùng đau xót, cảm thương các cháu nhỏ trong hoàn cảnh như ký sự, và
cảm thấy lương tâm con người càng ngày càng nhạt nhòa dưới áp lực của đồng
lương, miếng cơm, manh áo và sự xuống cấp của xã hội."

Rất nhiều phụ huynh thể hiện sư đồng cảm và thương xót với bé Bi, cậu bé bị
coi là tự kỷ trong bài viết của cô giáo mầm non. Mong muốn của rất nhiều độc giả
là cô giáo sẽ thông tin đến gia đình bé và khuyên họ gửi con ở một nơi đáng tin
cậy hơn.

Độc giả Nguyễn Hải Hậu: "Tôi tình cờ đọc được ký sự ghi chép qua trang
yahoo.com mà không cầm được nước mắt. Tôi thương cậu bé Bi. Nếu đúng là bé bị tự
kỷ thì càng cần phải nhận được nhiều tình yêu thương hơn vì đó là một trong
những cách làm thuyên giảm căn bệnh. Đọc đến hết bài báo tôi cứ thầm mong bạn
Thảo trong một tháng thực tập tại trường mầm non đó ít nhất cũng tìm cách liên
lạc với bố mẹ của bé để bố mẹ bé biết được tình trạng bé bị cô giáo ghẻ lạnh mà
tìm một trường mầm non khác tốt hơn bởi sau khi bạn kết thúc thực tập, bé sẽ lại
tiếp tục bị đối xử như vậy. Đọc xong bài ghi chép của bạn tôi cảm thấy xót xa và
chẳng thấy yên tâm chút nào, cảm thấy như chính con trai mình đang bị đối xử như
vây. Tôi mong tìm ra trường mầm non đó, thông báo cho hiệu trưởng nhà trường
biết và cảnh cáo những cô giáo đó đồng thời thông báo cho bố mẹ của cháu bé biết
mà chuyển con mình đến ngôi trường khác an toàn hơn.

Đối với người lớn, cách hành xử của giáo viên mầm non tương lai bị coi là
"đáng xấu hổ" như ý kiến của bạn: "Thật chẳng thể hiểu nổi vì sao cả một tập
thể giáo viên có thể đối xử với một cháu bé như vậy? Bé Bi có tự kỷ như các cô
nhận định không? Đối với trẻ con chỉ có yêu thương, chỉ có trân trọng, gần gũi
giúp đỡ mới có thể giúp trẻ phát triển bình thường".

Giám sát mới yên tâm

Một sáng kiến và cũng là nguyện vọng của rất nhiều phụ huynh gửi về là được
nhìn thấy con, theo dõi việc chăm sóc, dạy dỗ con của các cô giáo mầm non thông
qua hệ thống camera giám sát. Đây là biện pháp được rất nhiều trường mầm non tư
thục sử dụng.

Câu chuyện trong ký sự khiến độc giả Lê Thanh Bình thốt lên: "Tôi cũng có
con nhỏ đang học mẫu giáo khi đọc bài viết này tôi lạnh toát cả người. Đây là
lời cảnh báo đến những nhà chức trách."

Theo chị: "Hãy trang bị mỗi lớp học của trẻ một camera quay lại cảnh sinh
hoạt của trẻ."

Độc giả khác hi vọng ở nhà quản lý: "Tôi cầu mong các nhà quản lý giáo dục
mầm non hãy vì một thế hệ tương lai của đất nước mà lưu tâm, có những biện pháp
hữu hiệu kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời các tiêu cực như nêu trên. Biện pháp nên
làm ngay là hãy sao bài ký sự này gửi ngay đến các trường mầm non, để ít nhất là
đánh thức dậy tình thương, lương tâm và trách nhiệm trong các cô bảo mẫu….".

Và có người chỉ hi vọng mong manh vì cho rằng: "Tôi thấy xúc động và tự
dưng lại thấy nhói lòng. Với những bài viết nhỏ thế này, với những tâm tư nhỏ
thế này, với những sức người nhỏ thế này thì làm sao có thể thay đổi được một sự
thật …oái oăm đang xảy ra hiện nay."

Lương tâm và trách nhiệm của giáo viên mầm non đang bị đặt dấu hỏi thì một
lần nữa, chiếc camera tiếp tục được nhắc đến trong giáo dục như là một phương
thuốc sẽ điều trị thói vô cảm, gian dối và làm dịu bớt nỗi lo lắng của phụ
huynh.

  • Nguyễn Hường (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/77319/nhung-cau-chuyen-dong-cam-voi--giao-sinh-mam-non-.html

Comments