Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thầy Khoa: “Chưa thấy Bộ trưởng Luận quyết chống tiêu cực”

Posted: 20 Jun 2012 08:17 AM PDT

- “Khó có chuyện người tố cáo tiêu cực được tôn vinh. Thay vào đó, họ sẽ khốn
khổ sau khi tố cáo…” – Thầy Đỗ Việt Khoa buồn bã chia sẻ như vậy trước nỗi thất
vọng của người đồng hành chống tiêu cực ở Bắc Giang với ông. Thầy Khoa cho rằng,
mới chỉ thấy nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có quyết tâm chống tiêu cực, còn
chưa thấy điều đó ở Bộ trưởng đương nhiệm Phạm Vũ Luận.

- Ông nghĩ gì về những kết luận của thanh tra, công an và lãnh đạo Sở

GD-ĐT Bắc Giang? Có đúng như ông dự đoán?

Những kết luận đó có sự né tránh nhằm làm giảm nhẹ tội của hội đồng thi Đồi
Ngô. Ở nước ta, hầu như quan chức nơi nào cũng có tư duy như thế. Tôi có tính
đến điều này trước khi công bố sự việc ra báo chí.

Thầy Đỗ  Việt Khoa

- Sau nỗ lực chống tiêu cực ở lần này, ông có "kết luận" gì đối với tiêu
cực ở trong giáo dục? Nếu tiếp tục hành xử như ở vụ Đồi Ngô, tiêu cực trong giáo
dục sẽ đi về đâu?

Vụ Đồi Ngô cho đến nay cho thấy, rất có thể lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và Bộ
GD-ĐT không công nhận công sức của người đấu tranh. Thậm chí họ nhét chữ vào
miệng em S. khi nói rằng em ấy không biết quay clip làm gì.

Chống tiêu cực trong giáo dục là hết sức khó khăn. Trước nay đều khó và ứng
xử của các cấp lãnh đạo ngành càng làm nó khó khăn hơn. Người ta đã tìm mọi cách
để triệt tiêu ý thức đấu tranh của thầy và trò trong ngành. Khó có chuyện người
tố cáo được tôn vinh, thay vào đó, họ sẽ khốn khổ sau khi tố cáo. Đấu tranh cho
đất nước tốt đẹp lên, nhưng người đấu tranh luôn luôn rơi vào tình trạng bất
lợi. Những kẻ sai phạm thì có tiền, có quyền và có thừa thủ đoạn để trừng trị
người đấu tranh. Luật bảo vệ người tố cáo chưa rõ ràng, nằm rải rác ở các văn
bản nhà nước, nhưng thường thì người ta không thực thi nó.

- Ông có thể chia sẻ tâm trạng của mình từ khi vụ việc xảy ra đến những
ngày chờ đợi lãnh đạo giải quyết và cho đến bây giờ khi nghe kết luận của các
lãnh đạo ở Bắc Giang?

Lần phanh phui tiêu cực thi cử này, tôi không thấy áp lực nặng nề như vụ Phú
Xuyên A năm 2006.

- Học sinh và giáo viên cùng chống tiêu cực với ông hiện nay tâm trạng ra
sao? Họ có còn niềm tin và ý muốn chống tiêu cực nữa hay không?

Tại Hội đồng Đồi Ngô: Một em học sinh quay clip thì không công khai danh tính
nên không chịu áp lực lớn. Danh tính em S. ở phòng 8 gần như đã bị lộ hoàn toàn,
nên rất căng thẳng, phải trốn tránh mọi người. Thầy Ngọc thì u uất vì đồng
nghiệp bị tội nặng hơn người chủ mưu. Các nơi khác, thầy trò cũng nơm nớp lo chờ
đến ngày công bố clip.

- Kết luận và kỷ luật ở Đồi Ngô chủ yếu người lãnh hậu quả là các giáo
viên, người trực tiếp gây ra sai phạm. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng vẫn còn
những Đồi Sắn, Đồi Thông tương tự, chỉ có điều họ không bị phát hiện. Ông có
thấy xót xa cho những giáo viên này?

Vụ Đồi Ngô, Sở GD ĐT Bắc Giang còn né tránh sự thật rất nhiều: Môn tiếng Anh
chưa làm rõ sai phạm. Vai trò của ban giám hiệu Đồi Ngô bị bỏ qua. Xử lý 2 thanh
tra thì quá nhẹ…

Ngoài Đồi Ngô tôi còn nhiều clip chưa công bố, nó cho thấy có nhiều nơi khác
cũng sai phạm. Nhưng tiếc là lãnh đạo ngành không dám thừa nhận. Sai phạm có
tính hệ thống, kéo dài nhiều năm, có sự tổ chức phân công cụ thể từ ban giám
hiệu nhà trường…thậm chí phân công cả người giặt áo cho giám thị được vui. Thế
nhưng, lãnh đạo sở lại khẳng định khác. Cuối cùng tội trạng đổ lên đầu 6 giáo
viên nhân viên.

Bất cứ giáo viên nào bị mất nghề, bị ngộ nạn thì giáo giới chúng tôi đều thấy
chua xót chứ. Mặc dù sa thải 6 người này là chính đáng, nhưng họ là người chịu
tội thay, nhận tội thay người chủ mưu nên tôi thấy bất bình.

- Cuối cùng, cái đích của ông là gì khi chống tiêu cực? Ông nghĩ gì khi
"nạn nhân" của những lần chống tiêu cực này là học sinh rồi đến giáo viên? Ông
có cho rằng họ là những giáo viên ngây thơ?

Tôi chỉ có một mục đích duy nhất là nêu sự việc để lãnh đạo ngành giáo dục
phải trấn chỉnh lại cuộc vận động "Hai không" mà tôi có tham gia phát động.
Không được để gian dối tiếp tục tràn lan, làm hoen ố ngành giáo dục.

Những người tố cáo bao giờ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của sự vùi dập,
bôi nhọ, trừng phạt của những kẻ sai phạm. Tôi đã nhắc trước thầy trò trên ấy.
Những ai không dám chấp nhận, thì đừng tham gia đấu tranh. Thật tiếc là người ta
đã quên đi Năm điều Bác Hồ dạy, nhất là điều 5.

Một hình ảnh tiêu cực tại Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Ảnh cắt từ clip)

- Xin ông chia sẻ trong cuộc đời làm Giáo viên của mình, ông đã đứng trước
những hoàn cảnh phải chấp nhận "nhắm mắt coi thi" như thế này? Ông có đồng cảm
hay chia sẻ nào với những giáo viên bị kỷ luật trong vụ việc lần này?

Chuyện nhắm mắt để loạn thi thế này thì chưa bao giờ. Phú Xuyên A năm 2000
mình phòng tôi coi thi bị vây kín bởi người ném bài xung quanh nhưng không một
thí sinh nào dám nhặt phao để chép. Phú Xuyên B 2003 có giải bài tập thể mà tôi
đã công khai gặp lãnh đạo hội đồng yêu cầu chấn chỉnh ngay. Phú Xuyên A 2006 gặp
lại quyết không bỏ qua. Ba năm nay không được đi coi thi nhưng tôi không vì thế
mà buông xuôi. Vụ Bắc Giang lần này là như thế.

- Cuối cùng, ông muốn đề nghị gì với ngành giáo dục khi ông đã cất công chống
tiêu cực trong ngành?

Ngành giáo dục mới chỉ có một mình Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân dám tuyên
chiến với gian lận thi cử. Chưa thấy Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tỏ ra có quyết tâm
này.

Tại sao vậy? Không lẽ lãnh đạo ngành giáo dục định nhắm mắt để cho cái xấu
nó ngang nhiên tồn tại, rồi báo cáo thành tích hay?

Lãnh đạo nào thẳng thắn, đều được nhân dân ủng hộ. Vậy thì hãy vào cuộc đi.

Xin cảm ơn ông! 

Chia sẻ với chúng tôi, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nói, họ không muốn bàn
luận thêm điều gì về sự kiện ở Bắc Giang, cái tên Đồi Ngô hay thi tốt nghiệp.
Đơn giản vì họ đã chán nói về điều đó. "Đồi Ngô cũng chỉ là một ví dụ, nó cũng
không tồi hơn các "đồi" khác đâu" là câu trả lời phổ biến của những người vẫn
thường lên tiếng về giáo dục.

Trao đổi với VietNamNet ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội đặt vấn đề: “Điều tôi băn khoăn là mức độ phổ biến của tình trạng tiêu cực như Đồi Ngô là như thế nào?”

Nếu đây là trường hợp cá biệt thì vẫn chấp nhận được, vì khi thi cử không thể tránh khỏi có nơi làm sai, cả nước thi thì phải có nơi sai sót.

Tuy nhiên, nếu có tình trạng tiêu cực phổ biến như Đồi Ngô thì đó mới là điều đáng quan tâm. Ngành giáo dục phải chứng minh được điều này cho xã hội biết, đó là có hay không sự phổ biến tiêu cực trong thi tốt nghiệp.

Hương Giang

  • Nguyễn Hường (thực hiện)


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/77258/thay-khoa---chua-thay-bo-truong-luan-quyet-chong-tieu-cuc-.html

Nữ sinh xứ Nghệ “có duyên” với danh hiệu Thủ khoa

Posted: 20 Jun 2012 08:16 AM PDT

Nguyễn Tâm Minh Tâm - thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 của Nghệ An.

Minh Tâm là con đầu trong gia đình có mẹ là giáo viên dạy Văn còn bố làm ở một công ty du lịch, sau Tâm còn có em trai đang học lớp 9. Ngay từ những năm học cấp 1, Minh Tâm đã yêu thích môn Văn qua những bài giảng của mẹ.

Trong căn phòng học tập bé nhỏ của em là một "bộ sưu tập" về sách văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài được gấp gọn gàng và ngăn nắp. Minh Tâm bật mí, đây là số sách được mẹ tặng những lần thi đạt kết quả cao cũng như được bạn tìm mua ở các hiệu sách cũ.

Cũng theo Minh Tâm, sau khi Bộ GD công bố các môn thi tốt nghiệp thì em lên kế hoạch, chia thời gian biểu hợp lý cho từng môn. "Đối với môn Sử em ghi ra các ý cơ bản, hệ thống kiến thức theo từng giai đoạn, thời kỳ nên rất dễ nhớ. Môn Địa lý thì em vận dụng các bài học thầy giảng và kết hợp sử dụng Alat Địa lý để hiểu rõ bài giảng hơn. Còn môn Hóa tuy không phải là môn "tủ" của em nhưng các kiến thức ở lớp được các thầy cô giáo chỉ bảo rất nhiệt tình, bạn bè cũng giúp đỡ nhiều" - Minh Tâm cho biết.

Chính việc luôn bám sát chương trình ôn tập theo nội dung bài thầy cô hướng dẫn và nắm vững kiến thức, rèn luyện tốt kỹ năng làm bài tập và tự học là chính đã giúp cho Minh Tâm tự tin làm bài và đạt được kết quả tốt trong kỳ thi vừa qua.

Nhận xét về đề thi năm nay, Minh Tâm khiêm tốn nói: "Đề thi tốt nghiệp năm nay cũng không quá khó, các kiến thức cơ bản đều ở trong sách giáo khoa. Riêng ở môn Văn em rất thích thú với câu hỏi tự luận về "thói dối trá" bởi nó đòi hỏi thêm sự tư duy của mình về thực tiễn trong đời sống".

Ngoài việc học, Minh Tâm còn là một MC khá năng động.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-608893/nu-sinh-xu-nghe-co-duyen-voi-danh-hieu-thu-khoa.htm

10 người trẻ có ảnh hưởng nhất thế giới

Posted: 20 Jun 2012 08:16 AM PDT

Những gương mặt ấn tượng này là bằng chứng sống cho thấy người trẻ có thể thay đổi thế giới.

Họ đã biến niềm đam mê trở thành hành động. Khi làm như vậy, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu thực sự.

Danh sách những người trẻ có ảnh hưởng nhất thế giới được chọn ra bởi Cơ quan Thanh niên Mỹ (YSA).

Madelyn McGlynn

Sau khi biết rằng cứ 30 giây lại có một trẻ em chết vì bệnh sốt rét, Madelyn McGlynn và 4 chị em gái của cô đã ngay lập tức hành động. Họ thành lập một tổ chức có tên là NETwork Against Malaria (Mạng lưới chống sốt rét). Ước tính có khoảng 34.500 người ở Uganda đã được cứu sống nhờ các chương trình nâng cao nhận thức của  tổ chức này.

Marita Cheng

Khi cô gái 23 tuổi này phát hiện ra có rất ít nữ sinh học các chuyên ngành về kĩ thuật ở trường đại học của cô, Marita quyết định phải thay đổi quan niệm này. Cô thành lập Chương trình Nông thôn và Khu vực Robot và Thách thức Khoa học Robot nhằm khuyến khích các cô gái trẻ quan tâm hơn tới kĩ thuật, robot và khoa học.

Grace Li

Là đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của We Care Act, Grace Li dành nhiều thời gian để giúp người trẻ trên khắp thế giới phục hồi sau thảm họa. Từ quyên góp sách vở cho các nạn nhân động đất ở Trung Quốc tới thu thập đĩa CD sau cơn bão Ike, Grace đã giúp được hơn 14.000 trẻ em sau các thảm họa thiên nhiên.

Valens Ntamushobora

Thông qua một tổ chức gồm 300 thành viên, tập trung giúp đỡ những cô gái và phụ nữ nghèo ở các vùng quê, sáng kiến "Chương trình Lusa của Valens Ntamushobora" giúp phụ nữ làm nông nghiệp bền vững với mục tiêu cung cấp việc làm sinh lợi nhuận cho phụ nữ ở Rwanda.

Olivia Bouler

Bé gái chỉ mới 12 tuổi này đã tận dụng khả năng hội họa của mình để tuyên truyền những thông điệp cứu hành tinh. Nhà hoạt động vì môi trường Olivia đã quyên góp được 200.000 USD nhờ cuốn sách "Olivia’s Birds: Saving the Gulf" và các tác phẩm được trưng bày tại Trung tâm Thiên nhiên và Nghệ thuật Ned Smith.

Zander Srodes

Chàng trai 21 tuổi này đã duy trì các hoạt động bảo vệ rùa biển trong hơn 10 năm. Cậu thành lập chương trình hội thảo khoa học về rùa biển để truyền niềm đam mê của mình cho những người trẻ khác. Zander cũng từng viết sách về vấn đề này, trong đó cuốn Turtle Talks Activity Book bán được hơn 3.000 bản và được dịch ra 6 thứ tiếng.

Cassandra Lin

Cassandra là người sáng lập dự án TGIF (Biến mỡ động vật thành nhiên liệu). Phương pháp này chuyển đổi mỡ thành diesel sinh học, cung cấp cho các gia đình vì mục đích hỗ trợ sưởi ấm khẩn cấp. Bé gái 14 tuổi này bắt tay vào hành động sau khi đọc được một bài báo cho biết nhiều người không có tiền để sưởi ấm trong mùa đông.

Abdel Alzorgan

Sau khi làm việc cùng bố trong một nông trại ở Tafila, Jordan, Abdel đã tìm ra một cách mới để bảo quản nước. Kể từ khi sáng lập Hội chợ Khoa học và Kỹ thuật quốc tế INTEL lần đầu tiên vào năm 2006, chàng trai 22 tuổi này đã tham gia nhiều cuộc thi và tổ chức nhằm mang lại nhận thức và thông tin cho giới trẻ ở quê nhà.

DeAndre Roberts

Chàng trai 20 tuổi này là một nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính nam ở California.

Brittany Bergquist

Tổ chức phi lợi nhuận "Cell Phones for Soldiers" của Brittany hỗ trợ trả tiền hóa đơn điện thoại cho các binh sĩ .

  • Nguyễn Thảo (Theo Huffingtonpost)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/77279/10-nguoi-tre-co-anh-huong-nhat-the-gioi.html

Tuyển sinh đầu cấp ở Q.Gò Vấp, TP.HCM

Posted: 19 Jun 2012 03:58 PM PDT

(TNO) Ngày 19.6, Phòng Giáo dục Q.Gò Vấp, TP.HCM công bố kế hoạch tuyển sinh năm học 2012 – 2013.

Mầm non:

Các trường nhận trẻ theo phân tuyến như sau: Mầm non Hoa Quỳnh nhận học sinh phường (P.) 1; Hoa Hồng, Nhật Quỳnh (P.3); Khiết Tâm, Hồng Nhung, Hoa Lan, Sao Mai (P.4); Họa Mi, Thế giới trẻ em (P.5); Tuổi Thần Tiên (P.6); Sơn Ca (P.7); Việt Mỹ (P.8); Vàng Anh (P.8, 12); Hương Sen (P.9); Thủy Tiên (P.10, 11); Thiên Thanh, 1.6 (P.10);

Phương Quỳnh, Hoa Mai, Phúc An, Mèo Kitty (P.11); SOS, Sen Hồng, Mỹ Sơn, Mai Khôi, Vành Khuyên, Bambi, Mạ Non, Quỳnh Hương (P.12); Hướng Dương (P.12, 14); Hoa Sen, Hoàng Mai, Hồng Ân (P.15); Hoàng Yến (P.16); Ngọc Lan (P.11, 16); Duy An, Đức Tuấn, Mai Anh (P.16); Anh Đào (P.7, 12); Mai Hương, An Lộc, Hoa Mặt Trời (P.17).

Lớp 1:

Các trường tiểu học nhận hồ sơ học sinh từ ngày 2 đến 13.7 theo phân tuyến như sau: Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền nhận học sinh P.1 và P.6, 8, 10, 12, 14 (nếu còn chỉ tiêu); Trần Văn Ơn (tổ 1 đến tổ 70 của P.3 và P.8, 10, 12, 14 nếu còn chỉ tiêu);

Phạm Ngũ Lão (tổ 71 đến tổ 119 của P.3; diện KT2, KT4 tổ 1 đến tổ 62, tổ 85 đến tổ 112 của P.10; tổ 34 đến tổ 47 của P.7); Hanh Thông (P.4); Nguyễn Viết Xuân (tổ 1 đến tổ 10, tổ 15 đến tổ 115 của P.5); Hoàng Văn Thụ (P.6 và P.7, 10, 15, 16, 17 (nếu còn chỉ tiêu);

Trần Quốc Toản (tổ 1 đến tổ 33, tổ 48 đến tổ 78 của P.7; tổ 11 đến tổ 14 của P.5); An Hội (tổ 43 đến tổ 79, diện KT2, KT4 tổ 1 đến tổ 42 của P.8; KT1, KT3 các tổ 1 đến tổ 127 của P.12; tổ 84 đến 90 của P.14); Lương Thế Vinh (KT1, KT3 các tổ 1 đến tổ 42 của P.8); Lam Sơn (P.9; tổ 1 đến tổ 83 của P.14); Kim Đồng (KT1, KT3 các tổ 1 đến tổ 55, tổ 85 đến tổ 112 của P.10); Chi Lăng (tổ 18 đến tổ 86 của P.11; tổ 71 đến tổ 84; KT1, KT3 các tổ 56 đến tổ 62 của P.10);

Nguyễn Thị Minh Khai (tổ 1 đến tổ 16, tổ 87 đến tổ 122 của P.11; KT2, KT4 các tổ 1 đến tổ 127 của P.12; tổ 63 đến tổ 70 của P.10); Lê Thị Hồng Gấm (P.13); Lê Hoàn (P.15); Phan Chu Trinh (tổ 30 đến tổ 45, tổ 71 đến tổ 117 của P.16); Võ Thị Sáu (tổ 1 đến tổ 29, tổ 46 đến tổ 70 của P.16); Trần Quang Khải (P.17; tổ 113 đến tổ 124 của P.10).

Lớp 6:

Năm học 2012 – 2013, Q.Gò Vấp có 4 trường THCS thực hiện chương trình tăng cường tiếng Anh, đó là Trường THCS Quang Trung, Phạm Văn Chiêu, Phan Tây Hồ, Nguyễn Trãi.

Ngoài ra, các trường nhận hồ sơ nhập học từ ngày 25.6 đến 6.7 theo phân tuyến sau: Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nhận học sinh của P.3; Trường Sơn (P.4; tổ 26 đến tổ 57 của P.1); Nguyễn Văn Nghi (P.5; tổ 1 đến tổ 25 của P.1); An Nhơn (P.6; tổ 48 đến tổ 102 của P.17); Gò Vấp (P.7); Phạm Văn Chiêu (tổ 26 đến tổ 79 của P.8; tổ 1 đến tổ 107 của P.12; tổ 62 đến tổ 90 của P.14; học sinh chương trình tăng cường tiếng Anh của Trường tiểu học Lương Thế Vinh);

Quang Trung (P.10; học sinh chương trình tăng cường tiếng Anh của Trường tiểu học Lương Thế Vinh); Nguyễn Du (diện thường trú tổ 1 đến tổ 35 của P.11); Thông Tây Hội (diện thường trú tổ 36 đến tổ 122 của P.11; tổ 1 đến tổ 25 của P.8; tổ 108 đến tổ 127 của P.12); Tây Sơn (P.9; tổ 19 đến tổ 46 của P.13; tổ 9 đến tổ 61 của P.14); Nguyễn Trãi (diện tạm trú tổ 1 đến tổ 35 của P.11; tổ 1 đến tổ 8 của P.14; tổ 44 đến tổ 62 của P.15; tổ 1 đến tổ 18A; tổ 47 đến tổ 52 của P.13; học sinh chương trình tăng cường tiếng Anh của Trường tiểu học Lương Thế Vinh, Võ Thị Sáu);

Lý Tự Trọng (tổ 1 đến tổ 43 của P.15; tổ 1 đến tổ 29, tổ 46 đến tổ 70 của P.16; tổ 1 đến tổ 47 của P.17); Phan Tây Hồ (diện tạm trú của tổ 36 đến tổ 122 của P.11; tổ 30 đến tổ 45, tổ 71 đến tổ 117 của P.16; học sinh chương trình tăng cường tiếng Anh của Trường tiểu học Phan Chu Trinh).

Những học sinh học tiểu học tại quận nhưng có hộ khẩu ngoài quận được phân tuyến vào học Trường THCS Trường Sơn, An Nhơn, Tây Sơn, Lý Tự Trọng.

B.Thanh

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120619/tuyen-sinh-dau-cap-o-q-go-vap-tp-hcm.aspx

Người tố tiêu cực Đồi Ngô phản pháo

Posted: 19 Jun 2012 03:58 PM PDT

- Nhận kết luận của Sở GD-ĐT Bắc Giang, giáo viên – người cung cấp clip tiêu
cực ở Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam cho biết: "tôi thực sự thất
vọng và buồn". Theo anh thì cách xử lý của sở chưa “hợp tình, hợp lí”.

Chiều 19/6, VietNamNet đã có trao đổi với người cung cấp những clip
tiêu cực xung quanh kết quả vừa được công bố này.

 

Một hình ảnh tiêu cực ở Hội đồng thi Trường THPT Đồi Ngô (Ảnh cắt từ clip)

- Chiều 18/6, Sở GD-ĐT Bắc Giang đã có kết luận về vụ clip tiêu cực tại
Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô. Trong khi các lãnh đạo hội đồng thi bị cách chức,
cảnh cáo, không công nhận chức vụ hiệu trưởng thì hàng loạt giáo viên đã bị sa
thải, thí sinh thì vẫn được công nhận kết quả… Anh có hài lòng với kết luận này?

Không phải đến khi các clip được tung ra mà trước đó thái độ bao che của lãnh
đạo Sở GD-ĐT Bắc Giang với lãnh đạo các trường đã được thể hiện. Những tố cáo 37
sai phạm của Trường THPT dân lập Đồi Ngô của tôi chưa được giải quyết thấu đáo.

- Trong kết luận cũng chỉ nêu những sai phạm ở phòng thi số 8 và 2 môn
Toán, Hóa. Các clip tiêu cực xuất hiện ở 6 môn đã được tung lên mạng. Cách xử lý
này có tạo động lực để anh phanh phui tiêu cực?

Tôi thấy thất vọng và rất buồn. Tất nhiên tôi sẽ theo đến cùng những sự việc này
dù họ đã cố tình ỉm đi, không giải quyết.
Bởi, từ việc giải đề đến ném bài nếu không
có sự chỉ đạo giáo viên không bao giờ làm như vậy.

- Bản thân anh cũng còn những clip tiêu cực ở phòng thi số 4. Anh có dự định
đưa ra để công chúng được biết đến?

Điều này tôi phải cân nhắc. Bởi mới chỉ ở một phòng thi, hai môn thi mà hàng
loạt giáo viên đã phải liên lụy. Thậm chí nhiều người phải "chịu tội thay" cho
các lãnh đạo.

Một số người bị kỷ luật (các giám thị) là bạn bè của tôi. Thực sự tôi không
muốn điều đó xảy ra. Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, tôi được biết lãnh đạo đã
phân công ai phục vụ, ai lo giải đề, ai photo,…Thậm chí có giáo viên bị phân
phải giặt quần áo cho giám thị ở các trường khác đến để họ thoải mái tâm lí. Họ
bị chỉ đạo và chẳng lẽ không làm.

- Anh có suy nghĩ gì khi có nhận xét "cung cấp nhỏ giọt" và "thiếu thiện
chí"?

Vấn đề tôi cũng đã nói nhiều, trả lời nhiều. Tôi sợ ảnh hưởng đến danh tính
học sinh, lo cho các em. Bản thân tôi cũng dự định sẽ cung cấp sau ngày 18/6.
Rồi vừa qua tôi đã cung cấp toàn bộ clip ở phòng thi số 8, một phần ở phòng thi
số 4.

Họ cũng phải hiểu rằng tôi đang dần mất niềm tin vào cách xử lí đó nên mới
làm như vậy.

Bắc Giang đang né tránh

Trao đổi với PV, thầy Đỗ Việt Khoa người đã cung cấp những clip tiêu cực tại
Trường THPT dân lập Đồi Ngô tới công luận cho biết: Kết luận này vẫn còn né
tránh. Sở GD-ĐT Bắc Giang chưa đề cập đến sai phạm môn tiếng Anh: Ai lấy đề, ai
giải đề, ai ném bài môn tiếng Anh? Clip môn này, tôi đã đưa vào CD nộp cho sở GD
ĐT Bắc Giang ngày 14/6. Cho rằng đây là của một số cá nhân cũng là né tránh.
Không được chỉ đạo thì sao họ dám làm.

Ngoài ra, hình ảnh từ máy quay thứ ba ngoài cổng trường thu được cho thấy có sự
có mặt trong trường của hiệu trưởng và hiệu phó sở tại thời điểm đang thi. Chủ
mưu sai phạm ở đây là ban giám hiệu Trường THPT Dân lập Đồi Ngô. Không công nhận
chức danh hiệu trưởng hiệu phó trường Đồi Ngô nghĩa là thế nào?

 

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/77172/nguoi-to-tieu-cuc-doi-ngo-phan-phao.html

‘Tôi đồng ý không bỏ thi tốt nghiệp’

Posted: 19 Jun 2012 03:57 PM PDT

- "Nên chăng cần thay đổi các môn thi thì sẽ tránh được việc học tủ học vẹt, đến mức mà học sinh không thể viết 1 lá thư hành chính cho riêng mình…” VietNamNet đăng tải ý kiến của bạn đọc Nguyễn Hiếu xung quanh những tranh cãi có nên bỏ kì thi tốt nghiệp THPT.

Hình ảnh cắt từ clip gian lận trong kì thi tốt nghiệp ở trường THPT Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang

Nhân đọc bài báo sáng nay của thầy giáo Vũ Quốc Lịch, tôi xin mạn phép đề cập đến những vấn đề cố hữu Dạy – Học – Thi của nền giáo dục Việt Nam.

Tôi đồng ý với thầy Lịch là không nên bỏ thi tốt nghiệp, vì tôi thấy nhiều nước tiên tiến hiện nay như Pháp… vẫn không bỏ kì thi tú tài (baccalauréat) mà kết quả kì thi này được sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học của Pháp. Dĩ nhiên những trường lớn hay chuyên biệt như mỹ thuật, kiến trúc… đều phải thi. Và dĩ nhiên, một khi tham gia kỳ thi phải có đậu – rớt, và khi những người có trách nhiệm, lương tâm tổ chức kỳ thi nghiêm túc thì tỷ lệ của Pháp chỉ đạt 85, 6 (kết quả năm 2011 – nguồn: www.education.gouv.fr).

Trong khi đó, nhìn lại tỷ lệ đậu của Việt Nam trong những năm nay đều là những con số rất đẹp – xấp xỉ 100%. Và Trường Đồi Ngô ở Bắc Giang, nếu không có những clip phát tán trên mạng cũng sẽ có những con số rất đẹp (biết đâu sẽ đậu 100% và trở thành một trường đứng đầu cả nước về tỷ lệ đậu vì thí sinh được sự giúp sức của cả một hệ thống giáo viên của nhà trường).

Xin mở ngoặc là nếu không có sự cho phép của Chủ tịch Hội đồng Coi thi và Hiệu trưởng nhà trường thì các giáo viên ấy có dám vượt rào để làm một việc tệ hại như thế?

Một hệ quả tất yếu là mọi người đều đồng tình bỏ kỳ thi tốt nghiệp Tú tài khi mà kết quả hàng năm đều đậu gần 100% (một con số đáng mơ ước của bất kỳ nền giáo dục tiên tiến nào!). Ở đây tôi đề cập đến chữ "tâm": Khi mà những người có trách nhiệm luôn khẳng định an toàn và nghiêm túc ở một kỳ thi có nhiều sai phạm như thế thì thử hỏi họ có tâm hay không? Đáng buồn thay!! Còn những người trực tiếp vi phạm trong clip thì ngoài việc không có tâm, họ còn là những tội phạm cần phải bị truy tố trước pháp luật để răn đe và để công lý được thực thi.

Vấn đề thứ hai là về các môn thi, nhất là các môn thi Đại học đã vô hình chung làm cho học sinh học tủ, học vẹt. Tôi đã từng hỏi các em sinh viên thực tập tại công ty về một số chủ đề thời sự và lịch sử nhưng hầu như các em đều không biết.

Một thực tế ngày nay mà ai cũng đồng ý là học sinh và sinh viên rất ít đọc sách báo thời sự và chuyên ngành trong khi báo lá cải lại nhan nhản khắp nơi. Như thế, một sinh viên ngành Kinh tế nên cần biết cấu tạo nguyên tử, các nguyên tố, công thức hóa học của các enzim, ankan… hay là những kiến thức về kinh tế xã hội?

Quy định các môn thi Đại học cứng nhắc (Khối A: Toán, Lý, Hóa… ) chính là nguyên nhân khiến các em chỉ chăm chăm vào luyện thi các môn đấy. Nên chăng cần thay đổi các môn thi thì sẽ tránh được việt học tủ học vẹt, đến mức mà học sinh không thể viết 1 lá thư hành chính cho riêng mình.

Tôi giả sử: Một học sinh thi vào một trường đại học khối kinh tế nên chăng chỉ cần kiến thức về Toán, kỹ năng phân tích tổng hợp và viết luận, kiến thức về kinh tế – xã hội – văn hóa tổng hợp. Do vậy các môn thi vào trường kinh tế (nếu vẫn giữ 3 môn thi) thì nên là Toán, Trắc nghiệm về kiến thức kinh tế – xã hội và một bài luận tổng hợp từ các bài báo về một vấn đề kinh tế cụ thể. Chứ như hiện nay thi đại học 3 môn Toán – Lý – Hóa thì khi vào trường, việc không sử dụng đến các kiến thức Lý – Hóa là một sự lãng phí.

  • Bạn đọc Nguyễn Hiếu

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76946/-toi-dong-y-khong-bo-thi-tot-nghiep-.html

Comments