Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đà Nẵng: 99,53% thí sinh đỗ tốt nghiệp

Posted: 16 Jun 2012 11:15 PM PDT

99,53% thí sinh tại Đà Nẵng thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012.

Thí sinh Nguyễn Hồng Lê (lớp 12A2 THPT chuyên Lê Quý Đôn) đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đà Nẵng năm nay với 57,5 điểm. Điểm từng môn của thí sinh thu khoa như sau: Văn : 9 điểm, Hóa: 10 điểm, Địa: 9,5 điểm, Sử: 9 điểm, Toán: 10 điểm và Ngoại ngữ: 10 điểm.

Có 10/20 trường THPT tại Đà Nẵng có tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp 100%, gồm các trường THPT Phan Châu Trinh, Trần Phú, Hoàng Hoa Thám, Ngũ Hành Sơn, Nguyễn Trãi, Hòa Vang, Phan Thành Tài, chuyên Lê Quý Đôn, Diên Hồng và PT C1,2,3 Hermann.

Ở khối GDTX, tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp năm nay là 87,11%. Trung tâm GDTX và hướng nghiệp Q. Ngũ Hành Sơn có tỷ lệ thí sinh thi đỗ cao nhất với 67/68 thí sinh dự thi đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 98,52%.

Khánh Hiền

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-607992/da-nang-9953-thi-sinh-do-tot-nghiep.htm

Lâm Đồng: Trên 99,2% học sinh tốt nghiệp THPT

Posted: 16 Jun 2012 11:15 PM PDT

(TNO) Ngày 16.6, Sở GD-ĐT Lâm Đồng cho biết ở hệ THPT, toàn tỉnh có 13.674/13.780 thí sinh đăng ký dự thi đậu tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 99,28% (năm học 2010 – 2011 tỷ lệ đậu tốt nghiệp là 93,35%).

Hai thí sinh thủ khoa (cùng đạt 56,5 điểm) của kỳ thi là Hoàng Thị Trúc Phương (Trường THPT chuyên Thăng Long - Đà Lạt) và Nguyễn Thị Ngọc Yên (Trường THPT Đức Trọng); 147 thí sinh đạt loại giỏi, 2.259 thí sinh đạt loại khá.

Toàn tỉnh có 28/58 trường THPT đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100%, trong đó có 9 trường ở TP.Đà Lạt gồm: Chuyên Thăng Long, Trần Phú, Chi Lăng, Bùi Thị Xuân, Tây Sơn, Đống Đa, Xuân Trường, Hermann Gmeiner, dân lập Yersin; 4 trường ở huyện Đức Trọng gồm: Đức Trọng, Nguyễn Thái Bình, Hoàng Hoa Thám, Đà Loan; 3 trường ở TP.Bảo Lộc gồm: Bảo Lộc, Nguyễn Du, Lộc Thanh; 3 trường ở huyện Di Linh: Di Linh, Nguyễn Viết Xuân, Hòa Ninh; 2 trường ở huyện Đơn Dương: Đơn Dương, Lạc Nghiệp; 2 trường ở huyện Bảo Lâm: Lộc An, Lộc Bắc; 2 trường ở huyện Cát Tiên: Gia Viễn, Quang Trung; Huỳnh Thúc Kháng (H.Lâm Hà), Lê Quý Đôn (H.Đạ Tẻh), Đạ Huoai (H.Đạ Huoai).

Trường THPT Đạ Sar (H.Lạc Dương) có tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT thấp nhất (81,69%).

Ở hệ GDTX có 786/861 thí sinh đăng ký dự thi đậu tốt nghiệp (đạt tỷ lệ 93,79%). Thủ khoa là thí sinh Đỗ Quốc Huỳnh (Trung tâm GDTX tỉnh), đạt 53 điểm.

Trung tâm hướng nghiệp Đạ Huoai là đơn vị có tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất (đạt 100%), Trung tâm GDTX Đà Lạt có tỷ lệ thí sinh đậu tốt nghiệp thấp nhất (87,38%).

Gia Bình

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120616/lam-dong-tren-99-2-hoc-sinh-tot-nghiep-thpt.aspx

Cần Thơ: 99,68% thí sinh đậu tốt nghiệp THPT

Posted: 16 Jun 2012 11:15 PM PDT

(TNO) Chiều 16.6, Sở GD-ĐT Cần Thơ đã công bố kết quả thi tốt nghiệp năm 2012. Theo đó, 7.357/7.380 thí sinh hệ giáo dục THPT đậu tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 99,68%.

Toàn thành phố có 17/26 trường (3 trường tư thục) đậu 100% (tăng 12 trường so với năm 2011) và 4 thủ khoa cùng đạt 57 điểm.

Ở hệ GDTX, tỷ lệ đậu tốt nghiệp đạt 78,58%, tăng hơn 7% so với năm 2011.

Trung tâm GDTX huyện Vĩnh Thạnh đậu 100%, Trung tâm GDTX quận Thốt Nốt đậu thấp nhất (57,74%).

Quang Minh Nhật

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120616/can-tho-99-68-thi-sinh-dau-tot-nghiep-thpt.aspx

Việt Nam có 3 lĩnh vực lọt vào top 100 Châu Á

Posted: 16 Jun 2012 11:15 PM PDT

- Theo kết quả mới nhất, lần đầu tiên Việt Nam có 3 lĩnh vực lọt vào top 100 của Châu Á. Đó là lĩnh vực Khoa học Tự nhiên (vị trí 61) và Khoa học Sự sống và Y sinh (vị trí 84) của ĐHQG Hà Nội.

Kết quả do tổ chức xếp hạng ĐH Quacquarelli Symonds (thường được
gọi tắt là QS) công bố bảng xếp hạng khu vực châu Á năm 2012.

Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên của ĐHQG TP.HCM cũng lọt vào top 100 (vị trí 93). Bên cạnh đó, hai lĩnh vực khác là Công nghệ và Kỹ thuật (Engineering and Technology) và Khoa học xã hội và Quản lý (Social Sciences and Management) của ĐHQG Hà Nội vẫn tiếp tục nằm trong top 200 của Châu Á.

Về tổng thể ĐHQG Hà Nội xếp đồng hạng ở nhóm 201-250 (vị trí  213) trong các trường đại học Châu Á . Cần lưu ý rằng, châu Á có số lượng trường đại học đông đảo, khoảng 6500 trường, chỉ kém Châu Mỹ.

Nghiên cứu máy phát tín hiệu mã nhận biết chủ quyền quốc gia (nguồn: Bản tin ĐHQG Hà Nội số 247 (9/2011))

Trong bảng xếp hạng SCImago năm 2011 về 3.000 cơ sở nghiên cứu mạnh trên thế giới, hai ĐHQG cùng với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng có tên trong danh sách.

Trong các bảng xếp hạng ĐH nói chung, thành tích nghiên cứu, đặc biệt là các công bố quốc tế trong hệ thống tạp chí ISI và Scopus có trọng số rất quan trọng. Trong điều kiện kinh phí nghiên cứu khoa học cho hai ĐHQG còn thấp hơn rất nhiều so với chuẩn mực khu vực, các kết quả xếp hạng trên rất đáng khích lệ.

Được biết, ĐHQG Hà Nội đang có chủ trương phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu tiên tiến. Tỉ lệ cán bộ khoa học (giảng viên và nghiên cứu viên) trên tổng số sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đã đạt được 1/15. ĐHQG Hà Nội không tăng quy mô đào tạo đại học chính quy, giảm quy mô đào tạo đại học không chính quy khoảng 20%/năm, để tăng qui mô đào tạo sau đại học và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Hiện nay, qui mô đào tạo sau đại học đã vượt mức 25% tổng qui mô đào tạo. Số lượng sinh viên quốc tế đến học tập và trao đổi hơn 3%. Cán bộ khoa học của ĐHQG Hà Nội đã đạt được nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế, trong đó có 15 Giải thưởng Hồ Chí Minh và 24 Giải thưởng Nhà nước.

Năm 2010, sinh viên ngành Toán được xếp thứ 20/94 nước dự Olympic Toán thế giới. Nhiều năm liên tục, tại các cuộc thi Olympic quốc tế về lập trình (ACM/ICPC) sinh viên ngành công nghệ thông tin luôn thuộc trong nhóm 100  trường đại học danh tiếng thế giới.

  • Bùi Tuấn

 

QS là một tổ chức xếp hạng đại học thế giới. Trước 2010, QS liên danh
với tờ Phụ trương của Thời báo Giáo dục Đại học (Time Higher Eduction
Surplement) của Anh Quốc để công bố bảng xếp hạng chung QS-THES. Tuy
nhiên, từ 2010 đến nay 2 tổ chức này công bố độc lập các bảng xếp hạng
là bảng xếp hạng QS và bảng xếp hạng cua THE.

Bảng xếp hạng của QS
là một bảng có các tiêu chí xếp hạng được đánh giá là khá cân bằng,
không thiên vị quá mức các đại học nghiên cứu.

Đồng thời, các tiêu chí
này phản ánh được xu thế quốc tế hóa trong giáo dục đại học và quan
điểm tiếp cận về chất lượng giáo dục nhìn từ góc độ các nhà tuyển dụng.
Mặc dù vậy, kết quả xếp hạng trong bảng hạng của QS có sự phù hợp khá
cao với Bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng hải khi so sanh top 100
trường

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76818/viet-nam-co-3-linh-vuc-lot-vao-top-100-chau-a.html

Vùng II tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về chất lượng GD

Posted: 16 Jun 2012 08:35 PM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay 16/6, tại tỉnh Ninh Bình đã diễn ra Hội nghị giao ban 8 tỉnh GD Vùng II (vùng đồng bằng Bắc Bộ). Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì Hội nghị, Chủ tịch Công đoàn GD Việt Nam Trần Công Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Lê Văn Dung, cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT vùng II tham dự.

Báo cáo tổng kết của giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình (đơn vị trưởng vùng II) Đặng Phương Bắc: Năm học này toàn vùng có 5.171 cơ sở GD với 2.359.563 HS. Sau một năm học, với quyết tâm cao ngành GD-ĐT các tỉnh Vùng II đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ năm học với 15 lĩnh vực công tác đều đạt kết quả cao.

Các đại biểu dự HN
Các đại biểu dự HN

Xuất phát từ thực tế  GDMN còn nhiều khó khăn nhất, các đơn vị trong vùng đã thực hiện tốt tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ như tăng cường đầu tư CSVC, chăm lo phát triển đội ngũ GV cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao đời sống CB, GV, tiếp tục phát triển qui mô, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN mới, Đề án phổ cập GDMN 5 tuổi và các chuyên đề của Bộ. Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt  từ 44, 1 (Hải Dương)- 58,8% (Thái Bình). Huy động trẻ ra lớp mẫu giáo đạt từ 97,1% (Nam Đinh)- 99,25% (Bắc Ninh). Trẻ 5 tuổi ra lớp toàn vùng đạt 99,9%.

Với ưu thế 100% các tỉnh đã đạt phổ cập GD Tiểu học đúng độ tuổi, riêng Thái Bình đã đạt mức 2. Số HS được học bán trú  tăng cao. Thái Bình đạt 97,15%, Ninh Bình 89,19%, Bắc Ninh 67%. Nhiều tỉnh có 100% GV đạt chuẩn và có tỉ lệ trên chuẩn cao. Đặc biệt, GD trung học đã thực hiện tốt chương trình, kế hoạch, quy chế chuyên môn; Đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá; Xây dựng trường chuẩn quốc gia. Việc tổ chức thi HSG các môn văn hóa lớp 9 và 12 đã trở thành hoạt động chuyên môn thường xuyên của các tỉnh, tích cực và chủ động tham gia các kỳ thi HSG quốc gia. 8 tỉnh đồng bằng Bắc bộ xứng danh là vùng đất học giàu truyền thống. Toàn Vùng II có 440/ tổng số 548 HS dự thi đoạt giải. Chất lượng giải và tỉ lệ đạt giải các sở GD trong vùng tương đối cao. Nam Định tiếp tục khẳng định là đơn vị mạnh trong toàn quốc, số HS đoạt giải chiếm 97,6%, đặc biệt có 5 em được dự thi Olympic quốc tế, 2 HS dự thi khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều tỉnh đã chú trọng triển khai Đề án xây dựng và phát triển trường chuyên nhằm phục vụ chiến lược đào tạo nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài…vv.

Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT và các hoạt động liên quan: xây dựng đội ngũ, tăng cường CSVC, TBDH, bồi dưỡng GV, dự giờ trao đổi kinh nghiệm…vv. Bên cạnh đó, Vùng II củng cố và phát triển hiệu quả, bền vững các cơ sở GDTX, tham mưu về qui hoạch mạng lưới và phát triển qui mô đào tạo TCCN trên địa bàn. Nhiều Sở đã xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học các bộ môn văn hóa trong các trường phổ thông. Ngoài ra, còn tiếp tục cập nhật, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBQL, GV, nhân viên và HS, triển khai đồng bộ ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý GD và đổi mới PPDH của mỗi đơn vị nhà trường trong vùng. 100% các Sở GD-ĐT kết nối Internet.

Công tác xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL được các sở quan tâm thường xuyên, đặc biệt là đội ngũ trẻ. Nhiều GV có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Số lượng GV trong vùng cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu.

Tại Hội nghị, đại diện các tỉnh thành đã đóng góp nhiều ý kiến đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất. Lãnh đạo các Sở rất đồng tình, ủng hộ chủ trương của Bộ khi giao quyền tự chủ cho các địa phương tổ chức thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam Nguyễn Văn Khoát, nên chăng chúng ta từng bước nghiên cứu làm cho kỳ thi tốt nghiệp trở nên nhẹ nhàng hơn, giảm thi từ 6 môn xuống còn 4 môn thi. Về vụ việc vi phạm qui chế thi ở Đồi Ngô, các đại biểu đồng tình việc xử lý các cán bộ hội đồng thi rất xứng đáng. Tuy nhiên, với trường hợp của HS trực tiếp quay viedeo sai phạm trong phòng thi cũng cần được xử lý vì nếu đúng ra, sau khi quay từng môn, em nên nộp lại nội dung cho hội đồng thi. Đối với vụ việc này, một số ý kiến cho rằng lãnh đạo Bộ cũng nên làm việc với Ban Tuyên giáo TW, các cơ quan báo chí để có định hướng thông tin tốt, đầy đủ, tránh đưa thông tin không chính xác, gây hiểu lầm đáng tiếc cho dư luận xã hội.

Sau khi nghe ý kiến đại diện các Sở, Vụ, Cục, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã kết luận: 8 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, sáng tạo, linh hoạt trong việc củng cố, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đầu tư CSVC và phát triển, nâng cao trình độ cho CB, GV. Một số tỉnh đã mạnh dạn sắp xếp mô hình trường liên xã.

Thứ trưởng đề nghị nhân rộng mô hình này ra các địa bàn khác để tránh lãng phí khi tồn tại trường có qui mô nhỏ lẻ. Ngoài ra, nhiều Sở làm tốt công tác sáp nhập trung tâm hướng nghiệp dạy nghề với trung tâm GDTX, chuyển đổi  các trường MN bán công sang công lập, đảm bảo chế độ cho đội ngũ GVMN. Toàn vùng có trên 80% trường đạt KCH, đây là vùng đạt chuẩn cao. Chất lượng GD trong trong vùng tăng cao. Các tỉnh giữ vững thành tích của vùng có chất lượng GD dẫn đầu cả nước, đặc biệt có tỉ lệ HSG cao, xứng danh vùng đất học giầu truyền thống. Số HS bỏ học thấp, đặc biệt ở tiểu học hầu như không có HS bỏ học…vv.

"Tôi mong muốn, bên cạnh việc nâng cao chất lượng GD đại trà, chất lượng mũi nhọn, Vùng II cần đẩy mạnh công tác NCKH trong HS phổ thông, làm sao năm tới trong vùng phải có HS đoạt giải", Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh.

Việt Hoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201206/Vung-II-tiep-tuc-khang-dinh-vi-the-dan-dau-ve-chat-luong-GD-1961865/

TPHCM: Thủ khoa tốt nghiệp THPT 2012 đạt 57 điểm

Posted: 16 Jun 2012 08:34 PM PDT

Năm nay, tỷ lệ tốt nghiệp ở hệ GDTX cũng tăng nhẹ. Có 10.063 thí sinh hệ GDTX dự thi thì 8.076 thí sinh tốt nghiệp, đạt tỷ lệ là 80,25%. Trong số này, chỉ 38 thí sinh tốt nghiệp loại giỏi chiếm 0,38%; đạt loại khá là 396, chiếm 3,94%.

Theo ông Nguyễn Hoài Chương – Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, kết quả tổng kết tốt nghiệp năm nay là phù hợp với đề thi vừa sức, rõ ràng, đáp án của Bộ cũng chi tiết, tinh thần coi thi và chấm thi nghiêm túc.

Trong buổi công bố,ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: Dự kiến sáng thứ 2 (18/6), các trường sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cho học sinh. Còn thời gian nhận đơn phúc khảo bắt đầu từ lúc công bố kết quả cho đến hết ngày 23/6.

Lê Phương

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-607742/tphcm-thu-khoa-tot-nghiep-thpt-2012-dat-57-diem.htm

Hơn 84 ngàn thí sinh ĐKDT tại cụm thi Vinh

Posted: 16 Jun 2012 08:34 PM PDT

Hội nghị công tác tuyển sinh tại cụm thi Vinh 2012.

Theo đó, cụm thi Vinh cần huy động 2.505 phòng thi tại 132 điểm thi; điều động gần 7.000 lượt cán bộ chỉ đạo, coi thi, bảo vệ kỳ thi. Đến thời điểm hiện tại, ĐH Vinh đã phối hợp với các cấp các ngành liên quan triển khai các công việc: khảo sát cơ sở vật chất tại 4 huyện, thành thị của tỉnh Nghệ An (TP Vinh, Nghi Lộc, TX Cửa Lò, Hưng Nguyên) và huyện Nghi Xuân, TX Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh; khảo sát 2 địa điểm in sao đề; thành lập hội đồng tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tiếp nhận và phản hồi các thông tin, dữ liệu của các trường có thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi Vinh; tập huấn công tác coi thi cho hơn 7.000 cán bộ học viên, sinh viên trong toàn trường; hoàn thành phân địa điểm thi…

Trường ĐH Vinh cũng hoàn thành phân địa điểm thi và thông báo cho các trường ở Hà Nội, TPHCM biết từ ngày 28/5/2012 để làm giấy báo thi cho thí sinh; phối hợp với phòng PA83 Công an Nghệ An khảo sát địa điểm in sao đề. Thành lập 17 cụm thi và 6 điểm trực thuộc đượt I, 9 cụm thi và 4 điểm trực thuộc đợt II; bố trí nhân lưc phục vụ công tác coi thi tại các cụm thi, điểm thi; hoàn thành các hợp đồng ủy quyền.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Đường – phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: "Đây là kỳ thi quốc gia có tầm quan trọng lớn được xã hội đặc biệt quan tâm và là kỳ thi có nhiều yếu tố phức tạp. Để tổ chức tốt kỳ thi quan trọng này, về phía tỉnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt; đồng thời đạo các ngành, địa phương chuẩn bị phương án cụ thể phục vụ kỳ thi diễn ra tốt đẹp…".

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Nghệ An cũng chỉ đạo các ngành liên quan như Công an Điện lực, Y tế, Giao thông vận tải, Thông tin truyền thông, Bưu chính viễn thông, Đoàn thanh niên… lên kế hoạch đảm bảo tốt, tối đa các điều kiện cho kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-607591/hon-84-ngan-thi-sinh-dkdt-tai-cum-thi-vinh.htm

“Công nghệ” văn mẫu

Posted: 16 Jun 2012 08:34 PM PDT

Câu chuyện tưởng hi hữu nhưng lại hết sức phổ biến trong thời buổi HS được dạy kiểu học tủ, sao chép ngay từ bậc tiểu học. Nhắc lại chuyện này, cô X., giáo viên Q.4, kể: "Theo phân phối chương trình lớp 4, học kỳ II các em được học tả cây cối và đồ vật. Do đề kiểm tra giữa kỳ đã ra về tả cây cối nên các cô chắc mẩm đề kiểm tra cuối kỳ sẽ ra về tả con vật nên ôn tả con vật rất kỹ. Có cô ôn tới bốn, năm con (gồm chó, mèo, gà, chim…) cho HS. Ai dè đề lại ra "tả đồ vật có nhiều kỷ niệm gắn bó với em" nên nhiều HS bị lạc đề".

Khuôn đúc… văn!

 

Ôn ở đây là giáo viên lập dàn ý tả chi tiết hoặc viết luôn bài mẫu cho HS viết theo, dẫn đến chuyện chim, gà, chó, mèo học rồi thì tả được, nhưng hễ ra đề về một con vật khác chưa học thì HS tắc tị. Chị Mỹ, phụ huynh có con học lớp 3 Trường tiểu học TT, Hóc Môn, kể với giọng hài hước: "Trước kỳ thi học kỳ, cô giáo cho cháu ôn bốn đề khác nhau về tả bút chì, cặp táp, đồng hồ, bàn học. Mỗi đề cô làm bốn bài văn mẫu, chép lần lượt lên bảng. Lớp có bốn tổ, mỗi tổ được phân công chép một bài rồi về nhà học thuộc lòng. Thành ra có bốn bài văn mẫu về tả cây bút chì. Bức xúc, tôi tìm gặp cô giáo thì được cô xin lỗi và giải thích: Ai cũng làm vậy chị ơi, tôi cũng sắp nghỉ hưu rồi, chị thông cảm".

 

Trong khi đó, đề thi học kỳ II môn tiếng Việt lớp 2 ở một trường tiểu học thuộc Q.Tân Bình, TP.HCM yêu cầu HS "Tả cái cây mà em yêu thích". Chị T., phụ huynh có con làm đề thi này, kể: "Khi cô giáo dạy tả về cây, cô chọn cây phượng nên 90% học sinh trong lớp đều tả cây phượng. Riêng con tôi tả cây giâm bụt vì lần cháu về quê được tiếp xúc với loại cây này. Khi tự làm bài ở lớp, cháu chọn cách dẫn dắt thực tế từ việc về quê ra sao, biết loại cây này thế nào theo ý riêng… Nhưng sau đó cô lại dạy cháu sửa lại theo đúng mẫu "trong các loại cây em thích nhất là cây giâm bụt" rồi sau đó miêu tả thân cây thế nào, rễ cây ra sao… Rốt cuộc khi đi thi, cháu và hàng loạt bạn khác cũng đều bắt đầu bài văn bằng câu mào đầu quen thuộc: "Trong các loại cây, em thích nhất là…".

Vòng luẩn quẩn

 

Tuổi Trẻ

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-607657/cong-nghe-van-mau.htm

Hiệu trưởng phải ăn giống học sinh

Posted: 16 Jun 2012 08:34 PM PDT

Hiệu trưởng phải ăn giống học sinh

TT – Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa ra quy định buộc hiệu trưởng các trường thí điểm bữa ăn dinh dưỡng miễn phí cho học sinh phải cùng ngồi ăn với các em.

Một học sinh tiểu học ở Lộng Thang, tỉnh Quảng Tây với bữa ăn dinh dưỡng do chính phủ tài trợ -Ảnh: Báo Tân Kinh

Theo Thời Báo Kinh Hoa, quy định này được ban bố để ngăn chặn tình trạng ngộ độc thực phẩm học đường và nguy cơ tiền tài trợ bữa ăn dinh dưỡng của chính phủ dành cho học sinh nghèo bị ăn chặn. Bộ Giáo dục Trung Quốc thừa nhận có tình trạng không ít lãnh đạo các trường không hề để tâm đến việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn hớt bớt tiền trợ cấp bữa ăn dinh dưỡng này.

"Họ phải ăn những gì con chúng tôi ăn thì mới có ý thức trách nhiệm" – một phụ huynh phát biểu trên Weibo.

Tháng 10-2011, Chính phủ Trung Quốc quyết định chi 16 tỉ nhân dân tệ (52.555 tỉ đồng) để tài trợ bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh vùng nông thôn. Theo chương trình thí điểm, 26 triệu học sinh thuộc 680 huyện nông thôn miền Tây Trung Quốc được trợ cấp thêm 3 nhân dân tệ/học sinh (khoảng 10.000 đồng) trong một ngày.

Tân Báo Bắc Phương cho biết kế hoạch này đã trở thành món mồi béo bở của các quan chức địa phương. Hàng loạt vụ ngộ độc học đường do thực phẩm kém chất lượng liên tiếp xảy ra, điển hình là vụ ngộ độc ngày 9-4 tại Trường tiểu học Đính Lạp khiến 368 học sinh phải nhập viện. Trước đó, dư luận Trung Quốc phẫn nộ khi bé gái lớp 4 Lương Tú Lệ bị suy dinh dưỡng trầm trọng vì nhà trường ăn chặn đến 1/3 số tiền tài trợ bữa ăn dinh dưỡng.

ĐÔNG PHƯƠNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/497131/Hieu-truong-phai-an-giong-hoc-sinh.html

Đồi Ngô có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Posted: 16 Jun 2012 08:29 PM PDT

- Trao đổi với VietNamNet sáng 15/6, ông Trần Đình Hồng, Phó giám đốc
Công an tỉnh Bắc Giang, cho biết: "Các giáo viên trong clip được phản ánh đã
thành khẩn thừa nhận sai phạm". Công an đã vào cuộc điều tra, bước đầu cho thấy có
một số dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trước câu hỏi hiện đang tập trung vào chuyện có hay không việc "giải bài tập
thể" và "để lộ thông tin ra bên ngoài", ông Hồng cho biết: Hiện công an đang
củng cố chứng cứ và hồ sơ nên chưa thể cung cấp được gì.

Trường THPT DL Đồi Ngô

Cũng theo vị phó giám đốc do chưa có toàn bộ các clip tiêu cực tại hội đồng thi
Trường THPT dân lập Đồi Ngô nên phần nào công tác điều tra gặp khó khăn.

Chiều 14/6, trả lời báo chí, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết
sẽ không có nương nhẹ hay xuê xoa trong xử lí vụ việc tiêu cực ở Bắc Giang. Tuy
nhiên, ông đặt vấn đề: "Những clip gian lận ấy tại sao không cung cấp cho cơ
quan quản lý để được giải quyết nhanh nhất mà chỉ cung cấp nhỏ giọt?"

Được biết, ngày 14/6, người cung cấp clip tiêu cực ở phòng thi tốt nghiệp tại
Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô đã đến Sở GD-ĐT Bắc Giang để giao lại
các clip tại Đồi Ngô đã được sao ra các đĩa CD. Trong số clip trên, có clip quay
buổi thi tiếng Anh của phòng thi số 8 và một phần clip quay tại phòng thi số 4
chưa được công bố trên mạng.

Đến chiều 14/6 đã có thêm 6 clip tiêu cực thi cử ở Bắc Giang được công khai
trên mạng. Theo người cung cấp clip, sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp sẽ cung
cấp hết toàn bộ dữ liệu các clip cho công an và Sở GD-ĐT Bắc Giang.

Hình ảnh tiêu cực tại Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô (Ảnh cắt từ clip)

“Tôi chỉ muốn tố cáo tiêu cực, gian lận thi cử – ngoài ra không có động cơ
nào khác” – anh nói.

Ngày 13/6, Bộ GD-ĐT có công văn gửi lãnh đạo các cơ quan truyền thông, trong
đó thông báo kết luận sơ bộ của thanh tra Sở GD-ĐT Bắc Giang nêu "có một số cán
bộ nhà trường và hội đồng thi tại Trường THPT dân lập Đồi Ngô, Lục Nam đã vi
phạm nghiêm trọng quy chế, để thí sinh quay cóp, nhìn bài nhau và có dấu hiệu
giải bài từ ngoài đưa vào".

Việc "giải bài từ ngoài đưa vào" khiến dư luận đặt
ra vấn đề có không chuyện lộ đề? Và những người mang đề ra ngoài giải để đưa đáp
án vào phòng thi liệu có bị quy vào hành vi làm lộ bí mật quốc gia không?

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76662/doi-ngo-co-dau-hieu-vi-pham-phap-luat-.html

Comments