Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Dạy học sinh biết tìm kế sinh nhai?

Posted: 15 Jun 2012 11:22 PM PDT

- Trường ở Mỹ không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức, mà còn là nơi tạo điều
kiện giúp trẻ biết cách tự học, biết cách cư xử, và mày mò "tìm kế sinh nhai"
ngay từ các lớp "nhí".

Không tạo áp lực lên "mặt đê"

Ở bậc Tiểu học, một lớp do một giáo viên lên lớp tất cả các môn, trừ mỹ thuật
(visual arts), nhạc, và thể dục (“P.E.” hoặc “gym”), là các môn chỉ có một hai
tiết một tuần. Các môn học thường gồm số học (một số trường có thể dạy đại số sơ
cấp), tập đọc – tập viết, chú trọng viết chính tả và tăng vốn từ. Các môn Khoa
học tự nhiên và xã hội nói chung được dạy ít giờ, với khối lượng kiến thức chưa
phong phú. Giáo án ở một số trường còn tụt hậu (underdeveloped) về xã hội học
(social studies), và về khoa học nói chung, điều vẫn được lý giải là do giáo
viên tiểu học được đào tạo để dạy tất cả các môn (generalists).

Giữ quyền chủ động!

Các môn Khoa học xã hội thường có xu hướng địa phương chí, cung cấp kiến thức
sử – địa về địa bàn sở tại. Trong giảng dạy chú trọng các chuyên đề về văn học -
nghệ thuật, các cuộc tham quan, và các dạng giảng dạy thông qua giải trí. Kể từ
cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX, người Mỹ cho rằng học sinh cần tích luỹ
kiến thức qua lao động và ứng xử thường ngày, và nhờ vào kiểm nghiệm hậu quả của
hành vi của mình.

Ở Trung học bậc trên (senior high school) học sinh được tự do hơn trong lựa
chọn các môn học, và chỉ cần hoàn thành những định mức tối thiểu mà Ban đặc
trách trường học đòi hỏi, để nhận được bằng tốt nghiệp. Các đòi hỏi bắt buộc
(course rigor) này thường là:

- Ba năm học (lên lớp đều, sát hạch đạt yêu cầu) cho các môn tự nhiên, cụ thể
là một năm cho môn hoá, một năm cho môn sinh vật, một năm cho môn vật lý)
- Ít nhất hai năm học cho môn toán, bao gồm đại số năm thứ nhất, hình học; đại
số nâng cao (algebra II), và/hoặc lượng giác …
- Tiếng Anh (ít nhất bốn năm học môn, bao gồm cả Văn, cổ điển học – humanities)
- Từ hai đến bốn năm học cho bộ môn khoa học xã hội, gồm Lịch sử và Cơ cấu nhà
nước Hoa Kỳ (government course), kinh tế (economics courses).
- 1-2 năm học môn thể dục.

Để thi vào nhiều trường hệ đại học, thí sinh phái hoàn thành một khối lượng
lên lớp đầy đủ hơn, chẳng hạn phải có từ 2-4 năm học tiếng nước ngoài.

Một số bang cho phép học sinh rời trường phổ thông ở độ tuổi 14 -17, cho dù
chưa tốt nghiệp, nếu được phép cha mẹ; một số bang khác khuyên học sinh chỉ nên
rời trường khi đã vị thành niên. Học sinh thường lên lớp tới 6 tiếng một ngày,
tức là 175 – 185 giờ một năm, rồi nghỉ hè khoàng hai tháng rưỡi, từ tháng Sáu
đến tháng Tám, trùng với truyền thống gặt hái vụ hè trong lịch sử Hoa Kỳ.

Phương pháp luận

Truyền đạt kiến thức từ thầy đến học sinh nhí là được coi là tiếp tục quá
trình truyền đạt kiến thức do cha mẹ bé thực hiện, trước khi bé tới trường. Theo
Lý luận truyền đạt kiến thức (Instructional theory), giai đoạn này nhằm trả lời
các câu hỏi: cái gì, ra sao (What? How?)…

Đầu tiên, khi lượng kiến thức không nhiều, bé học như tham gia một trò chơi.
Nhưng dần dà, khối lượng kiến thức ngày một chất đống lên, các môn học cũng
"xoè" ra như những nan quạt. Trẻ bắt đầu cảm thấy môn này hay, môn kia "chán",
cho dù đây là hàm của nhiều biến số: tư chất, sở thích của em, "tài" của thày,
sách giáo khoa… Trong mọi trường hợp, bắt đầu hiện tượng "nghẽn" luồng thông
tin, thông tin mới trở nên khó tiếp nhận, khó xử lý, khó biến thành kiến thức
của mình. Bắt đầu thập thò những "phao" (trong luồng): các bài tập mẫu, các đáp
án đề thi… ở những nơi có thể.

Cơ sở làm giảm tải học vấn, theo Lý thuyết dạy học (Theory of learning) của
Mỹ, là ngay từ khi bé chuẩn bị đến trường, cũng như ở Tiểu học, nên quá độ sang
dạy bé biết cách tự học (Constructionism) – tạo dựng cho bé kỹ năng truy cập
thông tin (đơn vị kiến thức) nào cần thiết để giải bài tập, biết chọn hình thức
cư xử đúng (behaviorism: learning as response acquisition – kỹ năng nắm bắt cách
cư xử phù hợp), biết cách xác định các hành vi tiếp nối trong một tình huống
biến chuyển…
Vai trò của người thày trong áp dụng Constructionism là chủ đạo. Giáo viên phải
khám phá được sự thích thú của học trò đối với môn này hay môn khác, để "nuôi
cấy" được đòn bẩy trong từng em không phải với tất cả các môn, mà trong quá
trình "thâm canh" với từng môn. Từ đó, trẻ bắt đầu tự nguyện đi sâu vào môn mình
thích, đầu tiên trong khuôn khổ bài vở, sau đó cả ở những giao diện ngoài trường
lớp, sách vở.

Sách giáo khoa của các nước phương tây không hề mỏng hơn giáo khoa của Việt
Nam, nếu không nói là dày hơn. Nhưng nó được làm theo cách để các em "yêu môn
Lý" chẳng hạn, có thể nhận được nhiều hơn, còn các em trung bình thì thu hoạch
được những kiến thức tối thiểu…

Tham chiếu

Hôm nay, có nhiều lý giải cho sự quá tải kiến thức trong trường Việt. Lớp nào
cũng hơn nửa trăm em, trình độ hơi bị không đồng đều, yêu cầu của cách mạng KH-
KT, lương giáo viên thấp, nên học thêm là giải pháp nhất cử lưỡng tiện.

Nhưng thời bao cấp trường lớp cũng phải chứa khoảng 50 em/ lớp như hôm nay.
Giáo viên, cũng như hôm nay, phải chịu tải lớn khi cố truyền đạt kiến thức cho
toàn lớp. Dù không biết lý thuyết dạy học (Theory of learning), giáo viên định
hướng sao cho học sinh trung bình nắm được vấn đề, và luôn tìm cách khơi dậy
tình yêu môn học đối với các em khá trở lên. Ý thức tự giác học tập thời trước
cũng cao hơn, cho dù nhiều cha mẹ vẫn “nay thét mai gầm".

Thời ấy quả đã có một thứ "phao" chống quá tải cho giáo viên, là các em học
khá hơn được phân công kèm cặp các học trò kém hơn cùng tổ học tập với mình.
Nhưng thầy cô phải nhắc nhở các tổ trưởng là đừng vì thành tích của tổ, mà cho
bạn ngồi bên cạnh quay cóp bài mình khi KT, thi cử…

Nôm na, quá trình dạy và học, ở đâu cũng vậy, nhằm tạo cho các nhà tuyển dụng
lao động khả năng được "dụng nhân như dụng mộc". Chứ không cố làm "tốt nước sơn"
thôi, bằng cách lạm phát những chứng chỉ tốt nghiệp, qua những kỳ thi "giả vờ".

  • Lê Đỗ Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76446/day-hoc-sinh-biet-tim-ke-sinh-nhai-.html

“Cọp” kiến thức ở… siêu thị sách

Posted: 15 Jun 2012 11:22 PM PDT

Giữa trưa, khu vực gian hàng sách tại nhà sách Nhân Văn (đường Quang Trung, Q. Gò Vấp) vắng khách ra vào nên nhìn ngoài rất vắng lặng. Nhưng khi "đột nhập" vào trong không khỏi bất ngờ khi ngay lối đi lại giữa các kệ sách, nhiều bạn trẻ ngồi la liệt với cuốn sách của mình.

Đối tượng đọc sách "cọp" nhiều nhất là các bạn sinh viên, tuy nhiên nhiều học sinh phổ thông cũng có mặt ở đây để thỏa sức với các loại sách mình yêu thích. Ai nấy đều nhẹ nhàng đi chọn sách, tìm chỗ ngồi thích hợp… để không gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến người xung quanh.

Siêu thị, nhà sách Nhân Văn chẳng khác nào... thư viện.
Siêu thị, nhà sách Nhân Văn chẳng khác nào… thư viện.

Bạn Nguyễn Thị Hương, SV trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho hay, ngoài giờ lên lớp thì việc đến nhà sách đọc "cọp" đã trở thành thói quen lâu nay của bạn. Nhiều hôm có thời gian, Hương có mặt ở đây từ lúc nhà sách mở cửa cho đến khi… tiếng loa đóng cửa của siêu thị vang lên mới chịu ra về.

Theo kinh nghiệm của Hương, chỉ từ 5 - 6 giờ chiều trở về đêm mọi người đi mua sắm thì ồn ào một chút, còn trong ngày giờ nào cũng yên tĩnh, thích hợp với việc đọc.

Theo Hương, siêu thị sách là nơi đọc sách lý tưởng nhất cho sinh khi khi giải quyết bài toán "muốn đọc sách nhưng không cần tiền". Khác với khi đến thư viện, không cần thủ tục, giấy tờ gì mà vẫn được đối đãi như khách hàng dù không phải là "thượng đế".

"Nói sinh viên bỏ vài trăm nghìn mua sách là quá khó, cũng không thể nào mua được thường xuyên. Còn gì sướng bằng không mất tiền mà luôn được "đón đầu" các đầu sách mới nhất trên thị trường", Hương nói.

Nếu như các anh chị sinh viên thường tìm đến cách loại sách kinh tế, làm giàu, kỹ năng, văn học cổ điển… thì kệ sách truyện tranh, văn học thiếu nhi là thiên đường của các em nhỏ.

Siêu thị, nhà sách Nhân Văn chẳng khác nào... thư viện.
Thay vì lang thang hay chơi game, mỗi ngày em Trần Đăng Khôi dành 2 giờ đồng hồ đến siêu thị đọc sách.

Dựa thoải mái vào kệ sách, đọc say mê tập Conan mới nhất, em Trần Đăng Khôi (học sinh Trường tiểu học Hermann Gmeiner Gò Vấp) cho biết, dịp hè, ngoài việc học và phụ bố mẹ ở nhà, vào buổi trưa em lại đạp xe đến siêu thị để đọc sách, truyện, dành thời gian 2 giờ đồng hồ ở đây.

"Ở đây có máy lạnh, ngồi đọc sách rất mát. Em hay đọc truyện tranh và các loại sách khám phá về thiên nhiên, vũ trụ. Nếu không đến đây em cũng chỉ quanh quẩn ở nhà hoặc chơi điện tử", Khôi nói.

Việc đọc sách ở các siêu thị sách như Nhân Văn, Nguyễn Văn Cừ, Phương Nam… trở thành thói quen của rất nhiều người dân tại TPHCM, đặc biệt là các bạn trẻ. Điểm đến này không chỉ lành mạnh mà với chi phí bằng 0 để được tiếp nhận kiến thức quả là quá lý tưởng. Tìm được môi trường thú vị mà không kém phần bổ ích, nhiều phụ huynh đã chủ động dẫn con đến nhà sách để làm quen với hoạt động này.

Từ các anh chị sinh viên cho đến các thiếu nhi đều thích thú với môi trường lành mạnh này.
Từ các anh chị sinh viên cho đến các thiếu nhi đều thích thú với môi trường lành mạnh này.

Chị Nguyễn Ngọc Thảo (ngụ ở Q.5) cho hay, vào ngày cuối tuần chị thường dẫn hai con đến nhà sách Phương Nam, khuyến khích con đọc sách. Mới đầu, hai cháu cũng cự nự không hào hứng nhưng một hai lần thì bắt đầu nghiện, lúc nào cũng đòi đến nhà sách.

Chị Thảo bày tỏ: "Nếu để mua được sách cho con đọc thường xuyên thì điều kiện gia đình không cho phép nên còn gì bằng khi được thả sức đọc các loại sách mà không mất tiền. Nhờ vậy mà tôi hạn chế cho con tiếp xúc quá nhiều với máy tính, chơi trò chơi điện tử. Tôi cũng hướng con đến những loại sách hay, bổ ích… Còn nhiều loại truyện tranh thì lâu lâu mới đọc để giải trí thôi".

Anh Trần Văn Thọ, quản lý nhà sách Nhân Văn (Gò Vấp) cho hay, tất cả mọi người có thể vào nhà sách đọc thoải mái từ sáng đến tối, lúc nào đèn cũng sáng và máy lạnh cũng bật. Đội ngũ nhân viên nhà sách cũng được nhắc nhở có thái độ vui vẻ và tạo điều kiện tối đa cho người đọc sách.

"Tuy nhiên, bạn đọc cũng phải thực hiện một số quy định như không làm ồn, giữ sách cẩn nhận, lấy sách ở đâu thì để vào vị trí cũ, không ném lung tung giữa nền và nếu làm rách thì phải đền", anh Thọ lưu ý.

Một góc thú vị của văn hóa đọc.
Một góc thú vị của văn hóa đọc.

Trong khi tính trạng văn hóa đọc đang ngày càng bị lấn án bởi văn hóa nghe - nhìn, bạn đọc lại không dễ dàng sở hữu những cuốn sách thì việc các siêu thị sách phát triển mô hình đọc sách miễn phí phần nào thú đẩy văn hóa đọc. Đó cũng là một môi trường trong lành, hữu ích dành cho các bạn trẻ khi xung quanh bị vây bủa bởi các sân chơi thiếu lành lành lạnh, an toàn.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-606677/cop-kien-thuc-o-sieu-thi-sach.htm

Tốt nghiệp: ‘Các tỉnh thấy có nhiều nơi làm tốt’

Posted: 15 Jun 2012 06:43 PM PDT

Chiều 14/6, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ
GD-ĐT cho biết, sau vụ việc tiêu cực thi cử ở Trường THPT dân lập Đồi
Ngô, (huyện Lục Nam, Bắc Giang) cho biết có nhiều giám đốc sở gọi điện
cho ông bày tỏ: Hình như mọi thứ lẫn lộn hết. Các tỉnh đều nhận và thấy
rằng có nhiều nơi làm tốt.


Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT: “Chúng ta khuyến khích tố cáo gian lận một cách hợp pháp”. (Ảnh: Kiều Oanh).

18/6 sẽ có kết quả của học sinh

- Thưa ông, liệu bài thi của học sinh tại hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô có bị hủy nếu có dấu hiệu vi phạm?

Điều
này phải căn cứ vào nội dung cụ thể. Ví dụ, nếu bài giống nhau hoàn
toàn thì bài làm không có tác dụng. Hướng là bài làm giống nhau chỗ nào
thì không chấm chỗ đó. Tinh thần là giữ được tối đa quyền lợi cho người
học. Hiện nay, các bài thi tự luận đã chấm gần xong.

- Bộ có yêu cầu Bắc Giang khi nào công bố kết quả thanh, kiểm tra sai phạm?

Bộ chỉ yêu cầu Sở GD-ĐT Bắc Giang khẩn trương làm nhanh nhất.Công bố là việc hoàn toàn của Sở.

-
Phía Sở GD-ĐT Bắc Giang cho biết vì có nhiều tình tiết phát sinh (thêm
clip) nên công tác thanh tra có thể kéo dài việc công bố kết luận. Ông
đã biết thông tin này?

Tôi vẫn chưa nghe thông tin có thể phải kéo dài. Nhưng trong thời
hạn tối đa 30 ngày thanh tra, nếu kéo dài phải có quyết định. Hiện vẫn
chưa hết thời hạn đó.

- Đến 18/6 phải công bố kết quả tốt
nghiệp mà chưa có kết luận của thanh tra thì có công bố kết quả tốt
nghiệp của các học sinh tại hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô?

Nên căn cứ vào cái đã có để xử lí. Ngày 18/6 chắc sẽ có kết quả của học sinh.

Mọi thứ đang lẫn lộn (?!)

-
Hiện thanh tra của Sở GD-ĐT đang tiến hành chấm bài của học sinh Trường
THPT dân lập Đồi Ngô. Bộ có cách nào để giám sát, kiểm tra?

Nếu có dấu hiệu sai phạm thì sẽ có những động tác theo luật thanh
tra. Về các giám thị và hội đồng thi Sở GD-ĐT Bắc Giang đã kiểm điểm
từng người một, thậm chí mỗi người một bàn để viết bản kiểm điểm. Đây là
việc của Bắc Giang. Sau có kết quả như thế nào họ sẽ báo cáo.

- Một sự việc được cho là lớn ở Bắc Giang nhưng khi gửi thông tin
đến báo chí, Bộ vẫn nói về một kỳ thi “an toàn, nghiêm túc”. Ông có ý
kiến gì về điều này?

Tôi rất buồn vì nhiều nhẽ. Nhiều giám
đốc sở gọi điện cho tôi. Hình như có sự bất công bằng quá, mọi thứ lẫn
lộn hết. Dường như chỉ có sai, có xấu thôi. Nhưng đây là chủ trương
chung, chính phủ phân cấp, có phải Bộ GD-ĐT đâu. Các tỉnh đều nhận và
thấy rằng có nhiều nơi làm tốt.

Đó là cảm giác thật của tôi và tôi cho đó là khách quan. Ngành giáo dục đang làm rất tích cực, rất nghiêm túc.

Không xuê xoa, nương nhẹ

-
Sáng 14/6 khi PV tiếp xúc với Sở GD-ĐT Bắc Giang thì họ nói việc phân
cấp triệt để nên từ khi xảy ra sự việc thì Bộ chưa làm việc cụ thể với
Bắc Giang mà chỉ có chỉ đạo bằng văn bản?

Chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và các cơ quan nhà nước có nhiều cách khác nhau. Không phải Bộ trưởng ngồi đó thì mới là chỉ đạo.

-
Nhưng dù sao đây vẫn được xem là vụ việc rất lớn. Nếu Bộ hoặc lãnh đạo
bộ thể hiện ý chí quyết liệt trong quản lí thi cử thì ít nhất cũng nên
có động thái ít  nhất về hình thức rằng Bộ đang giám sát sự việc ở Bắc
Giang rất mạnh mẽ, chứ không chỉ bằng văn bản hành chính?

Ngay sáng 5/6, khi có thông tin thì chiều Bộ đã có văn bản chỉ đạo.
Như thế là mạnh mẽ rồi. Chỉ đạo của nhà nước không phải quan liêu. Văn
bản nhà nước có sức mạnh.

- Nếu có hiện tượng nương nhẹ trong xử lí những người vi phạm, Bộ sẽ có biện pháp gì để can thiệp?

Lúc ấy, Bộ sẽ có cách và theo quy định của pháp luật. Nhưng đến giờ
phút này, mình nghĩ không có gì xuê xoa cả. Bắc Giang đang làm rất
nghiêm túc, không bao che. Họ thấy có dấu hiệu ngoài thẩm quyền và đã
chuyển cho phía công an.

Việc phân cấp cũng tăng cường trách nhiệm của các địa phương. Rút
kinh nghiệm lần tới trong thanh tra thi ĐH-CĐ sẽ có đường dây phản ánh.
Mình sẽ trực. Giả sử có trường hợp ở Bắc Giang nếu ngay môn đầu tiên
cháu học sinh hay thầy giáo đó gọi cho mình mình sẽ đến tận nơi ngay.
Chứ không để đến 6 rồi 10 clip ghi hình vi phạm.

- Theo ông, có nên bổ sung quy chế khuyến khích thí sinh tố cáo gian lận trong thi cử?

Chúng
ta khuyến khích tố cáo gian lận một cách hợp pháp. Mang cái không được
phép vào là không hợp pháp. Nhưng cần căn cứ nhiều việc chứ không cứng
nhắc hủy bài thi. Và không nói đến công tội ở đây. Sau hôm đầu tiên, nếu
em học sinh hay thầy giáo báo lại bằng miệng, bằng văn bản (có thêm
chứng cứ là tốt) thì đấy mới là có công.

Cảm ơn ông!

Văn Chung
(ghi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76573/tot-nghiep---cac-tinh-thay-co-nhieu-noi-lam-tot-.html

Điều quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ là phải có đam mê

Posted: 15 Jun 2012 06:42 PM PDT

Bắt đầu giao lưu trực tuyến

Từ 9h đến 12h hôm nay 15/6, báo điện tử Dân trí phối hợp với Tập đoàn Ngôn ngữ Kỹ năng AAC tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề "Để nói tiếng Anh như người bản ngữ". Buổi giao lưu có sự tham gia của thầy Terry Taft – giáo viên trung tâm AAC, cô giáo Nguyễn Nhân Ái – Thạc sỹ về giảng dạy tiếng Anh, nguyên Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, hiện công tác tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam và bạn Vũ Trần Nhật Minh, học sinh lớp 9A3 Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội).

 

Từ 9h đến 12h ngày 15/6/2012, báo điện tử

Độc giả có thể theo dõi buổi giao lưu bằng tiếng Việt tại đây hoặc bằng tiếng Anh tại đây.

Thầy Terry Taft (quốc tịch Canada) là một giáo viên gạo cội của AAC. Thầy chuyên giảng dạy các khóa Giao tiếp Quốc tế, các khóa tiếng Anh chuyên đề thiết kế riêng cho các công ty, tổ chức lớn và các khóa Luyện thi chứng chỉ quốc tế.

 

Thầy Terry Taft.

Cô giáo Nguyễn Nhân Ái, Thạc sỹ về giảng dạy tiếng Anh, nguyên Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, hiện công tác tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là một giáo viên đã gắn bó lâu năm với AAC.


Cô giáo Nguyễn Nhân Ái.

Ngoài việc trực tiếp đứng lớp, tại AAC, cô Ái còn là một chuyên gia chuyên chịu trách nhiệm xây dựng các giáo trình tiếng Anh theo yêu cầu riêng của các công ty, tổ chức lớn như Vietnam Airlines, Petrovietnam, VDC… Cô Ái cũng là một diễn giả "truyền lửa" trong các hội thảo tiếng Anh chuyên đề do AAC tổ chức.


Bạn Vũ Trần Nhật Minh.

Được sự động viên của gia đình và bạn bè, năm học 2009-2010, Minh "thử" tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh do trường Hà Nội – Amsterdam tổ chức với sự góp mặt của rất nhiều bạn học sinh giỏi tiếng Anh đến từ các trường THCS trên toàn Hà Nội. Đạt giải nhì, dường như Minh cảm thấy có thêm "động lực" và quyết định "sang năm sau sẽ thi tiếp".

Tiếp sau đó, năm học 2010-2011 và 2011-2012, Minh lần lượt được giải Nhất học sinh giỏi tiếng Anh cấp Quận và giải Ba học sinh giỏi tiếng Anh toàn thành phố.

Dantri.com.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-605647/dieu-quan-trong-nhat-cua-viec-hoc-ngoai-ngu-la-phai-co-dam-me.htm

Lò luyện thi của ông già 75 tuổi

Posted: 15 Jun 2012 06:40 PM PDT

Năm nay 75 tuổi, ông Lê Ngọc Xuân (ở xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã gắn bó với lò luyện thi này hơn chục năm qua. Nhiều khó khăn, nhưng cũng không ít niềm vui khi ông Xuân nhìn các học sinh ôn thi ở lò luyện thi của mình đỗ vào các trường ĐH, CĐ.

Các học sinh đến Lò luyện thi làng

Nói về ý tưởng thành lập "lò luyện thi làng" này, ông Xuân kể, hàng năm ở xã Nhật Tân có gần 100 học sinh dự thi vào các trường ĐH, CĐ. Nhưng tỉ lệ đỗ vào các trường lại ít. Những em không thi đỗ, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn đành gác lại ước mơ dở dang để đi làm phụ giúp gia đình. Những em gia đình có điều kiện khăn gói lên các lò luyện thi Hà Nội.

Chi phí đi ôn ở Hà Nội thì vô cùng đắt đỏ, nhưng tỉ lệ sĩ tử thi đỗ ĐH thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Xã Nhật Tân là một xã có truyền thống hiếu học, nhưng nhìn tỉ lệ các HS thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày một thụt lùi. Vậy là ông Xuân ấp ủ ý nghĩ sẽ mở một lớp ôn thi ĐH ngay tại xã cho các HS vẫn mơ ước bước chân vào giảng đường ĐH, nhưng lại không có điều kiện đi ôn thi do kinh tế gia đình eo hẹp.

Nghĩ là làm, ông Xuân đem cái ý tưởng này bàn với ông Lê Mạnh Đạt, Chủ tịch hội khuyến học xã. Được sự hưởng ứng nhiệt tình của ông Đạt, hai ông đã nêu ý tưởng xin mở một "lò luyện thi" ĐH ngay tại địa phương lên UBND xã và được chính quyền xã Nhật Tân và người dân ủng hộ nhiệt tình.

Tháng 12/2001, "lò luyện thi làng" chính thức được lập, nhưng cùng với đó là khó khăn chồng chất. Đầu tiên là việc tìm giáo viên về giảng dạy cho các em học sinh. Sau một thời gian tìm kiếm, ông Xuân cũng đã tìm được cho lớp 4 giáo viên trẻ, năng động, tâm huyết, yêu nghề và có năng lực gồm các thầy Lương dạy Toán, thầy Trường dạy Hóa, thầy Duy dạy toán Hình, thầy Dũng dạy Lý.

Địa điểm của lò luyện thi liên tục thay đổi vì không có chỗ cố định, lúc thì là nhà kho của hợp tác xã, lúc lại ở nhà văn hóa thôn. Nhận thấy cần phải có địa điểm cố định, nên ông Xuân đã xin với UBND xã cho "lò luyện thi" của ông được đặt cố định tại hợp tác xã. Căn phòng rộng tầm 40m2, được ông Xuân lắp 5 chiếc quạt xung quanh.

Địa điểm đã được cố định, nhưng bàn ghế, đồ dùng học tập lại thiếu thốn quá nhiều, ông lại đi xin bàn ghế hỏng, cũ của các trường trong xã về sửa lại cho các em HS có điều kiện tốt để học tập.

Ông Lê Ngọc Xuân, người đã mở ra lò luyện thi chất lượng cao.

Tiếng lành đồn xa, cái tin "lò luyện thi làng" của ông Xuân được mọi người biết đến nhiều hơn, các sĩ tử theo học ngày một đông hơn, nhưng chất lượng thì không hề giảm. Nhìn vào biểu đồ mà ông Xuân chỉ, tỉ lệ đỗ ĐH, CĐ chỉ cao lên chứ chưa thấy giảm xuống.

"Lò luyện thi làng" của ông từ khi thành lập đến nay đã trải qua 10 khóa học, với số lượng là 962 HS đến ôn thi, trong 962 HS đến ôn thi thì có đến 898 em đã đỗ vào các trường ĐH, CĐ, đạt tỉ lệ 93%.

Tháng 9/2011, "lò luyện thi làng" vinh dự đón ông Nguyễn Mạnh Cầm, Chủ tịch TW Hội Khuyến học Việt Nam về thăm. Tại đây, ông Nguyễn Mạnh Cầm đã biểu dương những thành tích mà "lò luyện thi làng" đã đạt được trong 10 năm qua.

 Biểu đồ học sinh ở

Đã từng đi ôn thi ở các lò trên Hà Nội, nhưng Hùng, một HS đang ôn tại "lò luyện thi làng" của ông Xuân cho biết: "So với lò trên Hà Nội thì em thấy học ở đây rất thoải mái, mặc dù các thầy cô không được quảng cáo hoành tráng như ở các lò luyện thi, nhưng các thầy ở đây lại rất tâm huyết với HS, khi chưa hiểu bài thì thầy giảng đến khi hiểu mới thôi".

Để đáp ứng nguyện vọng của các thí sinh, trong năm 2011, ông Xuân đã mời thêm các giáo viên của khối B và D để dạy cho các em học sinh.

Mỗi buổi học 4 tiếng đồng hồ, nhưng học phí chỉ thi 15.000đ, toàn bộ số tiền học phí thu từ HS, ông trích 70% để trả lương cho các thầy cô giáo, 30% còn lại ông làm quỹ khuyến học để trao học bổng cho những em có thành tích cao trong quá trình học và chi trả tiền điện, nước.

Ông Xuân tâm sự: "Nếu làm một phép tính, một HS đi ôn trên Hà Nội tốn mất khoảng 6 – 7 triệu đồng, nhưng nếu ôn ở đây thì chỉ mất khoảng hơn 1 triệu cho một khóa ôn cấp tốc. Nếu tính tổng trong vòng 10 năm qua, thì lò luyện thi này đã tiết kiệm được trên 5 tỷ đồng cho các gia đình".

Năm nay đã 75 tuổi, nhưng ngày nào ông Xuân vẫn một mình đạp xe đến với lớp học. Mở cửa, quét dọn, đun nước, điểm danh học trò, rồi ngồi trông lớp học cho đến lúc những em HS cuối cùng ra về. Ông lấy đó làm niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình ở cái tuổi “xưa nay hiếm”.

Đức Văn

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-607157/lo-luyen-thi-cua-ong-gia-75-tuoi.htm

Khánh Hòa: 99,56% đỗ tốt nghiệp THPT

Posted: 15 Jun 2012 06:40 PM PDT

(TNO) Ngày 15.6, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết  tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT của tỉnh là 99,56%, hệ GDTX là 90,57%.

Hệ giáo dục THPT, các trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là: Trường Quốc tế APC; PT Hermann Gmeiner; THPT Nguyễn Thiện Thuật; THPT chuyên Lê Quý Đôn; PT Dân tộc nội trú tỉnh; THPT Trần Bình Trọng; THPT Tôn Đức Thắng; THPT Phan Bội Châu; THPT Nguyễn Văn Trỗi; THPT Nguyễn Trãi; THPT Nguyễn Chí Thanh; THPT Ngô Gia Tự; THPT Lý Tự Trọng; THPT Lê Hồng Phong; THPT Lạc Long Quân; THPT Huỳnh Thúc Kháng; THPT Hà Huy Tập; THPT Đoàn Thị Điểm.

Trường phổ thông có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất là Trường THPT Lê Thánh Tôn (97,37%).

Hệ GDTX, các trường, trung tâm có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là: THPT Ngô Gia Tự (bổ túc); THPT Hà Huy Tập (bổ túc); GDTX Vạn Ninh; GDTX Khánh Vĩnh; GDTX Khánh Sơn.

Trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất là THPT Hoàng Văn Thụ (phổ cập), tỷ lệ 21,74%.

Nguyễn Chung

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120615/khanh-hoa-99-56-do-tot-nghiep-thpt.aspx

18/22 trường THPT ở Hậu Giang đỗ tốt nghiệp 100%

Posted: 15 Jun 2012 06:40 PM PDT

(TNO) Nguồn tin Thanh Niên Online sáng 15.6 cho biết năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh tỉnh Hậu Giang rất khả quan.

Hệ giáo dục THPT đỗ 99,87% (tăng 2% so với năm 2011), trong đó xếp loại từ khá trở lên chiếm hơn 25%. 18/22 trường THPT đỗ 100% (tăng 8 trường so với năm 2011).

Thủ khoa toàn tỉnh thuộc về học sinh Trần Quốc Huy (Trường THPT Cây Dương, H.Phụng Hiệp) với tổng điểm 57,5 (văn 9,5; hóa 10; địa 9, sử 9, toán 10, lý 10).

Hệ GDTX toàn tỉnh đỗ 83,11%, tăng hơn 18% so với năm 2011; trong đó Trung tâm GDTX huyện Vị Thủy đỗ cao nhất (95,71%), Trung tâm GDTX huyện Long Mỹ đỗ thấp nhất (67,73%).

Quang Minh Nhật

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120615/18-22-truong-THPT-o-Hau-Giang-do-tot-nghiep-100.aspx

Thi nói để tuyển vào lớp 10 chuyên ngữ

Posted: 15 Jun 2012 06:39 PM PDT

Thi nói để tuyển vào lớp 10 chuyên ngữ

* Bình Định: 968 thí sinh thi vào trường chuyên

TT – Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, trong kỳ thi tuyển học sinh vào lớp 10 hệ chuyên ngữ năm học 2012-2013, các môn ngoại ngữ chuyên thực hiện hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh.

Mỗi thí sinh thực hiện phần thi trong 15 phút, gồm 7 phút chuẩn bị câu trả lời và 2 phút trình bày câu trả lời (kể cả thời gian đọc đề thi để ghi âm), 2 phút nghe lại bài làm của mình, thời gian còn lại dành cho thực hiện các thủ tục bắt thăm đề, ghi bài làm lên đĩa, hoàn thành thủ tục hồ sơ dự thi.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên tại Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 21 và 22-6.

* Trong hai ngày 14 và 15-6, Sở GD-ĐT Bình Định đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn với sự tham gia của 968 thí sinh, giảm hơn 300 thí sinh so với kỳ thi năm ngoái.

V.HÀ – XUÂN NGUYÊN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/497105/Thi-noi-de-tuyen-vao-lop-10-chuyen-ngu.html

Comments