Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đồi Ngô là vấn đề xã hội đáng quan tâm

Posted: 13 Jun 2012 03:00 AM PDT

- “Đây là một vấn đề xã hội, một
hiện tượng rất đáng quan tâm. Gần đây, có nhiều tiêu cực, vi phạm pháp luật buộc
xã hội, người dân lên tiếng ngày càng nhiều. Thậm chí, có trường hợp người dân
phải lựa chọn biện pháp cực đoan. Hay như vụ việc của thầy Đỗ
Việt Khoa, của kỹ sư Lê Văn Tạch.

TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết khi trao đổi với VietNamNet. Theo ông, đây là những trường hợp phải ghi nhận, tôn vinh. Đáng tiếc những trường hợp đã dẫn, có khi buộc đương sự
rơi vào tình trạng long đong, lận đận, phải hứng chịu những tác động ngược.


TS Lê Hồng Sơn: “Tâm lý của người có trách nhiệm, người quản lí chuyên ngành bao
giờ cũng muốn có kết quả tốt đẹp, có bức tranh màu hồng, không có tiêu cực, sơ
sẩy. Và xu hướng có khi muốn bưng bít, không muốn những tiêu cực đang tồn tại
được đưa ra công luận”.

Ông Sơn cho rằng, ở mức độ nào đó, Nhà nước và xã hội chưa có những
biện pháp thiết thực, quyết liệt để bảo vệ những người có công phát hiện và phản
ánh tiêu cực.

Dư luận đã nói
nhiều và cũng có nhiều ý kiến tâm huyết về vụ tiêu cực ở Trường THPT dân lập Đồi Ngô.

Tuy nhiên, theo tôi, cần phải có cái
nhìn khách quan, thấu đáo, toàn diện để xem xét và xử lí vấn đề “thấu tình, đạt
lý”.

Đã có một vài bình luận và hướng xử lí mà theo tôi chưa thật tốt. Kể cả ý
kiến của một vài đồng chí có trách nhiệm khi trả lời đã hé lộ phần nào những
điều tôi đang lo lắng về nhận thức, đánh giá cũng như hướng xử lí đối với tác
giả clip phản ánh tiêu cực.

Với sự việc ở Bắc Giang vừa qua, cần phải xác định ở hội đồng thi
đó đã có một số người có trách nhiệm, giám thị và một số học sinh đã tham gia
vào những tiêu cực, trái pháp luật.

Thậm chí, có căn cứ cho rằng những người
đứng đầu hội đồng thi đã làm ngơ, dung túng cho những sai phạm nghiêm trọng.
Cũng ở đó, có việc học sinh buộc phải đứng ra ghi nhận những bằng chứng của
những tiêu cực đó. Đây là hai mặt của một sự kiện như đúng và sai, sáng và tối,
như chính và tà. Tuyệt đối không thể lẫn lộn.

- Theo ông, với sự việc ở Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi
Ngô nên xử lý thế nào để không lẫn lộn và thấu tình, đạt lý?

Như trên đã phân tích cần phải đi vào bản chất vấn đề để nhìn
nhận và có hướng xử lý đúng. Về phía hội đồng thi, những người có trách nhiệm tổ
chức cuộc thi, những giám thị “nhúng chàm”, một số học sinh tham gia vào tiêu
cực cần phải được kiểm điểm trách nhiệm rõ ràng và xử lí nghiêm căn cứ vào mức
độ lỗi.

Về phía người quay clip, ta phải thấy rằng trước hiện tượng
tiêu cực công khai, trắng trợn như vậy, những công dân có trách nhiệm phải có
biện pháp thích hợp trong điều kiện của mình. Học sinh vào cuộc, mang thiết bị
quay clip để ghi nhận, phản ánh tiêu cực là sự việc bất đắc dĩ mà người ta phải
làm – khi nhà nước và người có trách nhiệm đã vô cảm, chưa làm tròn. Đây là việc
làm chống tiêu cực trong tình thế chẳng đặng đừng. Họ thấy cần có trách nhiệm
ghi lại làm chứng. Đó là điều tốt, là trách nhiệm công dân.

Một vài ý kiến cho rằng hình như 2 bên đều sai.

Phía cơ quan
nhà nước và người có trách nhiệm rõ ràng đã sai khi để cho những hành vi tiêu
cực nghiêm trọng xảy ra. Nhưng nếu cho rằng người đã quay clip cũng sai là điều
rất đáng tiếc và cần phải xem xét một cách nghiêm túc. Người ta viện dẫn nội
dung quy chế không cho phép thí sinh mang thiết bị thu phát vào phòng thi. Đây
là căn cứ pháp lý khi cho rằng người quay clip cũng sai.

Tuy nhiên, cần phải xem
xét quy chế đó đã đủ cụ thể, chi tiết để xem xét một hành vi là đúng hay sai hay
chưa? Rõ ràng, người đặt ra quy chế và cả xã hội ta đều muốn đặt ra quy chuẩn để
ngăn chặn và chống những hành vi tiêu cực trong thi cử. Quy chế nói cấm mang
thiết bị thu phát vào phòng thi là để đạt mục tiêu vừa nói.

Và như thế thì nội dung quy chế là bất cập. Vì trang thiết bị
thu phát có nhiều loại kể cả điện thoại di động, thiết bị thu phát có thể ghi
lại để thí sinh sử dụng sao chép, quay cóp khi làm bài thi. Khi thí sinh làm như
vậy thì rõ ràng đã sai phạm, cần phải ngăn chặn và xử lí.

Mặt khác, trong các thiết bị thu phát cũng có những loại không
thuộc diện đã nêu ở trên. Trong đó có thiết bị mà học sinh ở Trường THPT dân lập
Đồi Ngô đã sử dụng để ghi nhận và phản ánh tiêu cực chứ không phải để quay cóp.

Như vậy nội dung quy chế còn quá chung chung, chưa đủ cụ thể
để phân biệt đúng sai. Cần phải có sự sửa đổi bổ sung phù hợp. Không thể để tình
trạng nội dung quy định mà khi soi vào trường hợp cụ thể để phân biệt đúng sai.
Nếu đưa tất cả vào một “giỏ” là không được, không có sức thuyết phục.

- Như phân tích của ông thì hành động quay clip của học
sinh là không sai?

Quay trở lại thái độ của chúng ta với HS đã quay clip, hiện
đang có những quan điểm nhìn nhận và hướng xử lí chưa thật phù hợp.

Theo tôi,
nếu coi HS là người có công trong phát hiện tiêu cực, chống sai phạm trong thi
cử thì không những không kỷ luật mà phải khen thưởng, tôn vinh. Đồng thời cần
phải có ngay biện pháp thích hợp để bảo vệ an toàn cho đương sự.

Nhà nước, xã hội và những người có trách nhiệm không thể hời
hợt, vô cảm trước những số phận này được.

Hình ảnh cắt từ clip tiêu cực ở phòng thi tốt nghiệp Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Có 2 việc cần làm ngay. Thứ nhất, về phía Bộ GD-ĐT cần
xem lại nội dung quy chế đã phù hợp với thực tiễn và đã đủ điều kiện làm cơ sở
pháp lý cho việc ngăn chặn được tiêu cực trong thi cử, tạo điều kiện để thanh
kiểm tra, giám sát từ các kênh trong xã hội một cách tốt nhất.

Thứ hai, khi xem xét, xử lí vụ việc ở hội đồng thi
Trường THPT dân lập Đồi Ngô phải rất cẩn trọng, có lý có tình. Trước hết phải
xem xét và xử lí nghiêm những người có trách nhiệm các cấp, ở hội đồng thi này
từ chủ tịch tới các giám thị và những người có liên quan.

Đối với thí sinh thi cũng có xem xét phân loại để có biện
pháp thích hợp.

Có người nói đến khả năng hủy kết quả thi. Tôi cho cần phải
rất thận trọng. Về lý, nếu đủ căn cứ để thấy rằng những tiêu cực làm ảnh hướng
nghiêm trọng tới kết quả thi thì có thể tính đến phương án này. Tuy nhiên với
thực tiễn hiện nay, kể cả tính đến hậu quả với gia đình và tác giả của clip phản
ánh tiêu cực thì việc hủy kết quả thi cần phải cân nhắc, tránh gây hậu quả
ngược.

Tâm lý của người có trách nhiệm, người quản lí chuyên ngành
bao giờ cũng muốn có kết quả tốt đẹp, có bức tranh màu hồng, không có tiêu cực,
sơ sẩy. Và xu hướng có khi muốn bưng bít, không muốn những tiêu cực đang tồn tại
được đưa ra công luận. Trong khi đó xã hội luôn quan tâm, lo lắng, muốn những
tiêu cực trong thi cử được ngăn chặn kịp thời và xử lí thích đáng. Hai mong muốn
đó nhiều khi không cùng chiều. Cho nên cần nhìn nhận khách quan, thấu đáo, xem
mức độ phổ biến đến đâu hay chỉ là cá biệt của hiện tượng tiêu cực trong thi cử.

Cần phải dũng cảm và mạnh dạn trong việc huy động các kênh xã
hội khác nhau để nhìn nhận một cách thấu đáo, trung thực thực trạng thi cử hiện
nay. Từ đó có giải pháp đúng. Đó mới là giải pháp để quản lí thi cử thành công.

- Cảm ơn ông!

  • Văn Chung (thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76181/doi-ngo-la-van-de-xa-hoi-dang-quan-tam.html

Nhiều tỉnh dự kiến tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,9%

Posted: 13 Jun 2012 02:58 AM PDT

Nhiều tỉnh dự kiến tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,9%

Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho biết: "Nam Định đang hoàn thiện khâu cuối cùng trong chấm thi tốt nghiệp. Mấy năm trở lại đây, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh luôn giữ ổn định ở mức 99%. Năm nay cũng vậy, dự kiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp khoảng 99,9%".

Được biết, năm 2011,tỉnh Nam Định dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99,89% ở hệ trung học phổ thông.

Tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, cuối tuần này Hà Nội mới chấm thi xong sẽ công bố điểm cho thí sinh. Do vậy, chưa có thông số cụ thể để dự báo tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là bao nhiêu. Tuy nhiên, tỷ lệ đỗ sẽ không thấp hơn năm trước. Được biết, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Hà Nội năm 2011 là 97,79%.

Theo thông tin từ các tỉnh như Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Nam… hiện nay đang hoàn thiện khâu cuối chấm thi tốt nghiệp. Dự kiến sang tuần sẽ công bố điểm cho thí sinh.

Nhiều lãnh đạo tỉnh nhận định, điểm bài thi của thí sinh năm nay cao hơn năm trước với môn Toán và Lịch sử. Dự kiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp bằng hoặc cao hơn năm 2011.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, chậm nhất đến ngày 5/7 các đơn vị sẽ phải hoàn thành công tác chấm thi tốt nghiệp và gửi kết quả chấm thi chính thức tất cả các môn, kết quả xét công nhận tốt nghiệp của toàn bộ thí sinh trong đơn vị mình và báo cáo tổng hợp kết quả kỳ thi về Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT.

Để giảm thiểu thiệt thòi cho các bài thi mắc lỗi kỹ thuật, Bộ đặt ra yêu cầu các đơn vị phải kiểm dò như quy trình bắt buộc đối với các bài thi bỏ trắng từ 2 câu trở lên, bài thi làm cả 2 phần (chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.) Thí sinh làm cả 2 phần bị coi là phạm quy và chỉ được tính điểm phần chung.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-606650/nhieu-tinh-du-kien-ty-le-tot-nghiep-dat-999.htm

Hưng Yên tạm dẫn đầu tỷ lệ tốt nghiệp với 99,9%

Posted: 13 Jun 2012 02:58 AM PDT

- Ghi nhận sáng 13/6, lãnh đạo Sở GD-ĐT các tỉnh Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Hà Nam, Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn…cho biết tỉ lệ tốt
nghiệp THPT 2012 đều bằng hoặc cao hơn so với năm 2011.

 

Học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. (Ảnh: Văn Chung)


Nhiều tỉnh tốt nghiệp cao hơn năm ngoái

Sáng 13/6, tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành công tác chấm thi tốt nghiệp
THPT. Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên Nguyễn Văn Tám cho biết năm nay tỉ lệ tốt
nghiệp hệ THPT của tỉnh đạt 99,9%, hệ GDTX đạt 99,58%. Năm ngoái tỉ lệ này lần
lượt là 99,78% và 98,73%.

Tại Vĩnh Phúc, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh cho biết việc dự kiến đến 15/6 sẽ
xong phần tổng hợp điểm các môn thi. Hiện tại, kết quả ban đầu cho thấy tình
hình làm bài của học sinh tỉnh này rất khá. Một số môn như Toán và Lịch sử học
sinh đạt điểm tốt hơn. Dự kiến tỉ lệ tốt nghiệp của tỉnh sẽ ổn định hoặc nhích
hơn năm 2011. Năm ngoái tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT và GDTX của tỉnh này lần lượt
là 98,3% và 98,1%.

Tại Lào Cai, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh cho biết: Đến 15/6 công tác chấm thi
mới hoàn thành. Tuy nhiên về chủ quan thì nhiều kết quả làm bài của học sinh năm
nay sẽ tốt hơn vì đề bài phù hợp với sức học của các em. Dự kiến tỉ lệ tốt
nghiệp năm 2012 của tỉnh sẽ bằng hoặc cao hơn năm 2011. Năm 2011, tỉ lệ tốt
nghiệp hệ THPT của Lào Cai đạt 91% và 81% ở hệ GDTX.

Tại Hòa Bình, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh cho biết năm nay số bài thi đạt điểm
kém sẽ ít hơn năm ngoài vì đề thi hợp với sức học của học sinh. Do đó tỉnh lạc
quan với 9.194 thí sinh, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ít nhất sẽ đạt bằng năm 2011 (trên
97%). Hội đồng chấm thi tỉnh Thanh Hóa dự kiến sẽ chấm xong trong ngày 13/6.

Tại Lạng Sơn, dù chưa tổng hợp kết quả nhưng dự kiến tỉ lệ tốt nghiệp sẽ
nhích hơn so với năm 2011. Lãnh đạo Sở thông tin thêm: “Năm nay đề thi môn Lịch
sử học sinh làm bài khá tốt”. Năm 2011, tỉ lệ tốt nghiệp THPT hai hệ THPT và
GDTX của tỉnh này lần lượt là 96,8% và 96%.

Tại các địa phương khác, công tác chấm thi tốt nghiệp đang được
ráo riết thực hiện. Tỉnh Gia Lai hiện tại đã chấm xong 70% đến 80% số bài thi.
Dự kiến đến ngày 16/6 hoặc 17/6 sẽ hoàn tất chấm thi. Giám đốc Sở GD-ĐT
Phạm Ngọc Thạch cho biết: “Nói chung các bài thi của học có tốt hơn một chút nên
tỉ lệ tốt nghiệp hy vọng sẽ nhỉnh hơn năm ngoái”. Năm 2011, học sinh hệ THPT và
GDTX tốt nghiệp với tỉ lệ lần lượt là 88,33% và 63,95%.

Tỉnh Phú Yên dự kiến sẽ hoàn thành công tác chấm thi vào hạn
cuối của Bộ GD-ĐT quy định là 18/6. Tỉnh Thừa Thiên – Huế dự kiến sẽ xong vào
tối 16/6, công bố kết quả ngày 17/6. Tỉnh Bình Định đã gần hoàn thành công tác
này và dự kiến xong trong ngày 15/6. Tỉnh Quang Nam hiện tại mới chấm được 31%
số bài thi. Lãnh đạo sở hi vọng sẽ hoàn thành việc chấm thi trong ngày 15/6.

Tại Hà Nam, công tác chấm thi chuẩn bị hoàn tất. Tuy nhiên,
lãnh đạo Sở cho biết chưa thể đánh giá ngay kết quả thi của học sinh năm nay vì
phải phân tích điểm của cả 6 môn thi. Giám đốc Nguyễn Văn Khoát cho biết: “Đề
thi năm nay đã phân loại được học sinh rất tốt. Phổ điểm của chúng tôi dải đều
từ 1 điểm đến 9,5 điểm đều có”.

Tại Nghệ An, công tác chấm thi dự kiến xong trong ngày 15/6.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An ông Lê Văn Ngọ cho hay: “Tỉ lệ tốt nghiệp năm nay
của tỉnh có thể sẽ không thay đổi hoặc nhỉnh hơn chút ít so với năm 2011″. Vị
lãnh đạo cũng tâm sự: “Có nhiều phản ánh liên quan đến chất lượng kỳ thi tốt
nghiệp. Nhưng tại Nghệ An tôi tin kết quả phản ánh đúng thực tế. Nhiều trường
ngoài công lập đã cố gắng rất nhiều để nâng cao chất lượng”. Năm 2011, tỉ lệ đỗ
tốt nghiệp hệ THPT và GDTX của tỉnh lần lượt là 97,83% và 91,67%.

Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cũng cho hay, nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi với kết quả thi khá tốt ở
các môn tự luận. Theo các hội đồng chấm thi, tỉ lệ tốt nghiệp chung khoảng 90%
trở lên

Thói dối trá có mặt tích cực?

Một giáo viên môn Văn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo, Hải Phòng cho
biết: "Đề năm nay ở mức trung bình, nên học sinh trung bình có thể làm được mức
6 điểm. Nói chung về cơ bản, năm nay các em làm được bài. Mức điểm phổ biến nhất
rơi vào khoảng từ 5 đến 7 điểm. Cũng có vài em đạt 8, 9 và một số em chỉ 3, 4
điểm.

Câu 1 thường là học sinh làm được trọn vẹn. Ở câu 2 đề ra về thói xấu dối trá,
thường thì các em được 2/3 điểm câu này. Tuy nhiên, ở các bài thi, lỗi chính tả
rất nhiều, cách dùng từ còn thiếu chính xác, câu văn mang dáng dấp của ngôn ngữ
sinh hoạt… Có những em lập luận "nói dối có 2 mặt". Về mặt tiêu cực thì rõ rồi,
còn mặt tích cực, các em lấy ví dụ về việc bác sĩ nói dối những bệnh nhân bị
bệnh nặng, có thể giúp bệnh nhân vượt qua khó khăn… Tuy nhiên, đề bài muốn nói
về biểu hiện tiêu cực của dối trá, nên những lập luận này có phần xa đề, lạc
đề".

Cũng theo thông tin từ giáo viên này, quá trình chấm thi có thể kéo dài 3, 4
ngày, đến khoảng ngày 14/6 sẽ phải hoàn thành việc chấm bài.

Một giáo viên Trường THPT Lê Viết Thuật, Vinh, Nghệ An cho biết "phổ điểm môn
Văn năm nay tương đối rộng, 9, 10 điểm cũng có, 1, 2 điểm cũng có; tuy nhiên phổ
biến nhất vẫn là từ 6 tới 8 điểm".

Ở môn Lịch sử, một giáo viên Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng cho rằng,
đề thi năm nay phân hóa học sinh tốt. "Tôi nghĩ rằng học sinh trường mình năm
nay sẽ có mức điểm cao hơn năm ngoái ở môn Lịch sử. Năm nay, học sinh trung bình
có thể đạt 6,5 đến 7,5 điểm…”

  • Nguyễn Thảo
  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76319/hung-yen-tam-dan-dau-ty-le-tot-nghiep-voi-99-9-.html

Đồi Ngô:Bộ trưởng, việc đúng nên làm

Posted: 13 Jun 2012 02:56 AM PDT

– Tiêu đề này đặt theo theo một bài giảng đang sốt trên Youtube trong giới giáo dục đại học thế giới “Công lý: Việc đúng nên làm” (Justice: What’s The Right Thing To Do?). Để bàn về môt câu chuyện đang sốt trong giáo dục Việt Nam, cũng từ trang chia sẻ thông tin Youtube – các clip phanh phui tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp 2012.

Học sinh lớp 12 sau giờ thi tốt nghiệp THPT năm học 2011 – 2012. Ảnh: Phạm Hải

Sát hạch nói và viết

Ngay trong tháng 7 tới, Trường Kinh doanh Harvard sẽ thử nghiệm cách thức tuyển sinh mới.

Thay vì 4 bài luận 2,000 chữ, các ứng viên MBA sẽ chỉ phải nộp 2 bài, mỗi bài 400 chữ. Câu hỏi được đơn giản hóa đến mức tối đa, đảm bảo tính minh bạch trong khi vẫn giữ được độ "mở" cần thiết cho thí sinh tự do thể hiện trình độ bản thân (1.Hãy cho chúng tôi biết một việc bạn cho rằng mình đã làm tốt và 2. Hãy cho chúng tôi biết một việc bạn ước rằng mình đã làm tốt hơn). Những thí sinh vượt qua vòng sơ loại sẽ được mời tham gia vòng phỏng vấn, tiếp tục hoàn thành một bài luận 400 chữ trong 24 giờ.

Một đại diện của trường cho biết, quy trình tuyển sinh trước đây quá chú trọng vào khâu viết luận; kể từ năm 2004, vòng thi phỏng vấn đã giúp trường có cái nhìn toàn diện hơn về mỗi thí sinh.

Đầu tháng 6, hơn 1 triệu thí sinh Việt Nam đã dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Một thực tế tréo nghoe diễn ra ngay lập tức: Nhận định kỳ thi “an toàn, nghiêm túc” vừa ngớt hôm trước thì hôm sau, sự gian lận trong thi cử đã được phát giác qua các clip ở hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) với các hình ảnh giám thị vô tư ném ‘phao’ cho thí sinh.

Cũng trong tháng 6, các đại biểu lại tập hợp với nhau ở diễn đàn Quốc hội, mổ xẻ hàng loạt chuyện nóng bỏng quốc kế dân sinh. Trả lời chất vấn ở Quốc hội cũng là những cuộc sát hạch của các “thí sinh” quan chức, mà ở đó, kỹ năng nói và viết cũng để “thí sinh tự do thể hiện trình độ bản thân”.

Chưa tới phiên chất vấn ở nghị trường nhưng mức độ nóng của vụ việc Bắc Giang đã buộc các phóng viên tìm tới những người có trách nhiệm bên hành lang.

Theo phản ánh của báo Pháp luật TP.HCM, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã tỏ ra không mặn mà khi được hỏi về vụ việc này. Ông cho rằng dư luận đã vội vàng khi công bố thông tin, hỏi lại: "thông điệp rõ ràng để làm gì", thậm chí "cứ để dư luận nói!",v.v…

Tuy nhiên, khá tôn trọng Bộ trưởng và nguyên tắc phỏng vấn, ngày hôm sau, các báo đều thông tin về quan điểm của ông theo một văn bản đã được trau chuốt ý tứ hơn. Ở “bài luận” chưa đến 400 chữ này, không còn những phản ứng “nói không”, nhưng theo quan sát của báo Pháp luật TP.HCM thì “vẫn chưa có thể tán đồng”.

Một số người làm Bộ trưởng ở Việt Nam đã tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard. Nhưng Bộ trưởng Luận thì đã có bằng tiến sĩ kinh tế  và không phải thí sinh. Ông là một nhà lãnh đạo mà bài sát hạch quan trọng là các quyết  sách và có các hành động kịp thời, đúng đắn.

Có thể với bài luận nói và viết được “ra đột ngột”, Bộ trưởng chưa kịp nhận được sự tán đồng của “hội đồng tuyển sinh xã hội”. Nhưng thời cơ vẫn còn để cho ông thực hiện tốt nghiệp kỳ thi làm Bộ trưởng mà bài là các hành động để chứng minh với nhân dân: “Hãy cho chúng tôi biết một việc bạn cho rằng mình đã làm tốt" thậm chí "Hãy cho chúng tôi biết một việc bạn ước rằng mình đã làm tốt hơn”.

Phụ huynh đưa con đi thi. Ảnh: Phạm Hải

Khai sáng và lộ sáng

Cũng trong thời gian này, giới đại học Việt đang xôn xao với các những bài giảng trực tuyến về công lý và đạo đức – loạt bài giảng kinh điển được nhiều người xem nhất ở mục giáo dục trên trang Youtube của giáo sư Michael Sandle ở ĐH Harvard
Loạt bài này từng được dịch ra sách tiếng Việt cuối năm 2011 với tên “Phải, trái, đúng, sai” (trong một dự án khai mở kiến thức tiến bộ của nhân loại của nhóm GS Ngô Bảo Châu và cộng sự) nhưng mãi tới khi được nhóm tình nguyện HTT ở Trường ĐH Công nghệ (thuộc ĐHQG Hà Nội) chuyển ngữ sang tiếng Việt trên nền clip nguyên bản thì giáo giới đại học mới thực sự quan tâm rộng rãi.

Trong loạt bài giảng đầy hấp dẫn giữa giảng đường đông đảo người nghe, GS Sandle đã phân tích, phản biện các quan điểm triết lý về đạo đức của nhiều nhà triết học nổi tiếng. Sandle không trả lời thẳng các câu hỏi mà ông đã đưa ra, nhưng điều rút ra được đó là: Công lý của tất cả những điều đúng nên làm, đó là hành động có trách nhiệm theo đúng quy luật tối thượng của đạo đức. Đó là phải tôn trọng nhân phẩm của người khác, dẫu là hàng triệu người hay chỉ một người.

Giới quan sát nhận định, với các khóa học trực tuyến, sóng thần đang đổ bộ giáo dục đại học, tháp ngà (một thuật ngữ chỉ các trường đại học hàng đầu ở Mỹ),thậm chí sẽ sụp đổ khi "cơn sóng thần này" đang nhăm nhe tìm đường tiến thẳng vào các lớp học. Ở đây, công nghệ đã hỗ trợ đắc lực trong tiến trình khai sáng trí tuệ loài người, đặc biệt là mang những tinh hoa trí tuệ nhân loại tới những con người ham học, học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn.

Ở Đồi Ngô của Việt Nam, công nghệ cũng đã tỏ ra hữu dụng. Cậu học sinh nông thôn ở tận huyện miền núi Lục Nam đã dung "công nghệ bút quay" để làm lộ sáng một phần nhỏ giả dối của giáo dục: những tiêu cực bấy lâu trong thi tốt nghiệp.

Trong cơn khủng hoảng toàn cầu, thế giới vẫn bàn về tương lai của giáo dục. Diễn đạt theo thuật ngữ của công nghệ thông tin, thì tương lai của giáo dục là 3.0, tương ứng với xã hội 3.0 (những xã hội sáng tạo, thay đổi gia tốc, xã hội của các mối quan hệ toàn cầu và xã hội được tạo dựng bởi những con người lao động sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, có năng lực phát minh, sáng chế có thể làm việc bất kì đâu, bất kì lúc nào và với bất kì ai).

Trong dòng chảy tương lai đó, giáo dục Việt Nam đang ở thời 1.0 và rục rịch tiếp cận với 2.0 (giáo dục 1.0 gắn với xã hội tiền công nghiệp, công nghiệp và xã hội thông tin mà ở đó giáo dục chỉ đào tạo để người học có được các kĩ năng thực hiện tốt công việc của mình).

Hình ảnh quen thuộc trên các trang mạng sau ngày thi tốt nghiệp: Cảnh trao đổi bài thoải mái tại hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang). Ảnh chụp từ clip

Để không còn những Đồi Ngô và Lê Văn Luyện

Với vụ việc ở Đồi Ngô (Bắc Giang), ngành giáo dục và tỉnh Bắc Giang đang thận trọng cân nhắc về “công lý, việc đúng nên làm”.

Khi vụ việc ở Đồi Ngô đưa lên, có lẽ chỉ có lãnh đạo mới “giật mình” hoặc “để cho dư luận nói”, chứ với đông đảo người dân (qua hàng nghìn phản hồi về vụ việc), chuyện ở Đồi Ngô cũng quen quen đâu đó như ở Gò Sắn, Nương Khoai…phổ biến khắp Việt Nam.

"Việc đúng nên làm" sau sự kiện Đồi Ngô không chỉ là xử lý một hội đồng, xử lý gần 30 giám thị hay các thành phần liên quan rồi "rút kinh nghiệm toàn ngành" bằng việc đóng cửa bảo nhau chớ để phát lộ  thêm những Đồi Ngô.

Chỉ trong vòng một năm, huyện miền núi Lục Nam (Bắc Giang) đã xảy ra 2 vụ việc rúng động xã hội là tiêu cực thi cử ở  Đồi Ngô và vụ giết người ghê rợn của sát thủ chưa đủ tuổi 18 Lê Văn Luyện – nạn nhân và thủ phạm đều là những người trẻ.

Làm gì để giáo dục không còn những Đồi Ngô và thế hệ trẻ Việt Nam không còn những bóng hình Lê Văn Luyện?
“Công lý, việc đúng nên làm” chắc chắn sẽ không phải là sự bịt sáng về kiến thức, luật pháp, để những người lợi thế về quyền lực tiếp tục có cơ hội làm giàu trên sự u minh của dân nghèo vốn “nhân chi sơ tính bản thiện".

Hướng tới tiến bộ và những giá trị nhân bản, vì sự tiến bộ của con người là xu thế không thể đi ngược của thế giới và là đòi hỏi của một nền giáo dục tiến bộ.

Liệu chúng ta có bứt phá để tiến đến một nền giáo dục sáng tạo của thế hệ 2.0. và 3.0 hay, dù đã thấy tương lai, vẫn không thể thoát ra khỏi những khó khăn của hoàn cảnh hiện thời?

Có một câu nói nổi tiếng rằng: “Không có gì là không thể”. Còn TS. Michael Jackson, một nhà tương lai học nổi tiếng của Anh cho rằng, thay đổi chỉ có thể diễn ra khi có một ước muốn điên rồ vì nó.

Vấn đề là Bộ trưởng và các cộng sự làm quản lý giáo dục của ông, những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ Việt Nam, có ước muốn đó  hay không?

  • Hạ Anh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76113/doi-ngo-bo-truong--viec-dung-nen-lam.html

Du học sinh chia sẻ về thi tốt nghiệp ở Mỹ

Posted: 13 Jun 2012 02:56 AM PDT

- Lê Tấn Việt là một trong những du học sinh giành được học bổng toàn phần vào
một trường đại học ở Mỹ không phải nhờ thành tích học tập quá xuất sắc, mà nhờ
tài chơi đàn piano trình độ "nghiệp dư" của mình.

ĐH Mỹ chọn học sinh giỏi học, giỏi chơi

Lê Tấn Việt hiện là sinh viên năm thứ hai, Trường ĐH Texas Christian (TCU),
bang Texas, Hoa Kỳ. Chuyện Việt được hỗ trợ tài chính 100% của trường ĐH này như
một giấc mơ cổ tích. Học xong lớp 11 và 12 ở Mỹ nhờ tài chính của gia đình, ba
mẹ nói với Việt: "Con cố gắng giành được học bổng ĐH, vì lo học phí 4 năm ĐH
ở Mỹ sợ lo không nổi".

Việt cho biết, em khá lo lắng khi đặt mục tiêu tìm học bổng, vì rất nhiều bạn
đi du học cũng chỉ được học bổng bán phần (nhà trường cho một phần học phí, còn
lại gia đình phải đóng). Tuy nhiên, khi tham gia vào cộng đồng du học sinh của
VietAbroader, nhiều anh chị đi trước đã giúp Việt nhận ra những ưu điểm của
riêng mình, biết cách tạo dấu ấn trong hồ sơ xin học.

Việt trong lễ tốt nghiệp lớp 12 ở Mỹ (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Theo Việt, mỗi trường ĐH bên Mỹ là một cá tính hoàn toàn khác biệt nhau mà
mọi người thường hay gọi là “school spirit” (linh hồn của trường). Vì vậy, khi
xét đơn, các nhà tuyển sinh dựa trên đặc tính của trường để tìm những sinh viên
phù hợp với trường. Có trường thì cần tìm những người thật giỏi và có những ý
tưởng lớn lao, và có trường thì cần những học sinh có đam mê về hoạt động ngoại
khoá và nghệ thuật.

"Em được nhận vào TCU, theo em, không phải là vì điểm số đâu. Điểm TOEFL và
GPA (Grade Point Average) của em khá cao (em tốt nghiệp với số điểm trên 4.0,
mức điểm tối đa, vì được điểm cộng từ những lớp Advanced Placement và Honors),
tuy nhiên, điểm SAT của em chỉ ở mức ổn.

“Em nghĩ mình đã giành học bổng là nhờ những hoạt động ngoại khoá (chơi
piano trong ban nhạc và hát trong dàn đồng ca của trường; chơi trong đội tuyển
golf và tennis ở trường ), bài luận chính (em rất tâm đắc với bài này), và việc
đạt huy chương vàng trong cuộc thi Piano Solo dành cho học sinh phổ thông của
toàn bang Indiana là các yếu tố chính đã khiến TCU thích em…”
– Việt chia
sẻ.

Thi tốt nghiệp THPT ở Mỹ: nhẹ nhàng

Điều thú vị nhất ở giáo dục phổ thông Mỹ, theo Việt là “không có câu hỏi nào
là ngu ngốc cả; bạn tự muốn mình trở nên ngu ngốc bằng cách không hỏi thôi.”

Việt nói: "Em còn nhớ hồi đó ở lớp Lý, trước khi bắt đầu giờ học thầy luôn
luôn hỏi: “Các em có thắc mắc gì không, nhưng phải liên quan đến khoa học đấy
nhé?” Tụi em có thể hỏi bất cứ cái gì, thậm chí là làm cách nào để đánh trái
banh golf đi xa. Rồi sau đó thầy mới dùng những câu hỏi đó để liên kết với bài
học. Tụi em được tự do thắc mắc và vì đó là những gì tụi em thật sư muốn biết,
tụi em nhớ rất nhanh và có thể liên hệ ngay vào thực tế. Em nghĩ là nền giáo dục
ở Việt Nam nên khuyến khích nhiều hơn nữa việc đối đáp hai chiều giữa học sinh
và các thầy cô giáo."

Hỏi Việt có cảm nghĩ gì về tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Bắc Giang
vừa qua, Việt cho biết, "tiêu cực trong thi cử ở đâu cũng có, ở Mỹ cũng không
tránh khỏi. Em không nghĩ là do chương trình học chán mà là tại vì chuyện thi cử
được đặt quá nặng, vô tình tạo thành một áp lực cho các bạn học sinh. Các bạn
không có quyền thất bại nên tất nhiên là sẽ bất chấp mọi cách để thành công. Đó
là nguyên nhân sâu xa. Còn nguyên nhân trước mắt là do sự dễ dãi của các giám
thị coi thi. Nếu các bạn được bật đèn xanh như vậy thì vụ việc tiêu cực này xảy
ra cũng dễ hiểu thôi. Và sự dễ dãi của các giám thị phải chăng là do áp lực muốn
trường của mình trở thành một trường tốt với tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao?"

Ở Mỹ, để tốt nghiệp phổ thông thì tụi em phải làm một bài thi gọi là GED
(General Education Development), kiểm tra kiến thức tổng quát về Văn học, Toán,
Khoa học xã hội và tự nhiên. Đối với em, bài kiểm tra này khá dễ; em đã đậu từ
năm lớp 11 rồi. Nó cũng khá nhẹ nhàng với những bạn học sinh bản xứ vì những câu
hỏi trong đó rất là căn bản, chỉ cần mình chịu để ý một chút trong lớp là có thể
trả lời được. Không như ở Việt Nam là có tốt nghiệp loại giỏi, khá hay trung
bình, GED chỉ có hai khả năng: đậu hoặc rớt, và nếu có rớt thì thi lại, không
sao cả. Em thấy đây cũng là một cách để làm giảm áp lực trong thi cử.

Không có khái niệm "rớt đại học"

Chia sẻ với VietNamNet, Việt nói: Kỳ thi SAT hơn kỳ thi ĐH Việt Nam là
SAT không kiểm tra các kiến thức của học sinh, mà kiểm tra những kĩ năng học tập
để xem HS có sẵn sàng vào ĐH chưa. Và những kĩ năng mới là cái chúng ta thật sự
cần, bởi vì phải có kĩ năng thì mới thu thập được kiến thức một cách hiệu quả
nhất.

Hỏi Việt có cảm nghĩ gì về tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Bắc Giang
vừa qua, Việt cho biết: “Tiêu cực trong thi cử ở đâu cũng có, ở Mỹ cũng không
tránh khỏi. Em không nghĩ là do chương trình học chán mà là tại vì chuyện thi cử
được đặt quá nặng, vô tình tạo thành một áp lực cho các bạn học sinh. Các bạn
không có quyền thất bại nên tất nhiên là sẽ bất chấp mọi cách để thành công…”

Theo em, ưu điểm lớn nhất của việc xét tuyển đại học ở Mỹ là không gây áp lực
với học sinh và cho họ nhiều lựa chọn hơn với chuyện chọn ngành. Nếu điểm SAT
chưa cao, mình có thể thi lại; nếu trường A không nhận mình thì mình chọn trường
B, C; nếu nhận ra là mình không thích ngành này thì có thể đổi ngành khác mà sẽ
không phải gặp quá nhiều khó khăn. Ở Mỹ hoàn toàn không có khái niệm “rớt đại
học.”

Hành trình nộp đơn vào đại học cũng như xin học bổng của em là một hành trình
nước rút. Học kỳ đầu tiên của năm lớp 12 là một khoảng thời gian rất căng thẳng
đối với em. Em vừa phải luyện thi SAT và TOEFL, vừa phải hoàn thiện các bài
luận, và vừa phải học ở trường nữa. Cuối cùng, em cũng được nhận vào nhiều
trường tốt như Rose-Hulman Institute of Technology, Drexel, hay Lafayette.

Em chọn TCU chủ yếu là do em nhận được nhiều hỗ trợ tài chính nhất từ trường
này. Có thể nói, niềm vui lớn nhất của em trong quá trình nộp đơn là mở hòm thư
ra và thấy một bao thư với tiêu đề: “Congratulations! You have been admitted!”
(Chúc mừng! Bạn đã được nhận vào học!).

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76144/du-hoc-sinh-chia-se-ve-thi-tot-nghiep-o-my.html

Hàng ngàn giáo viên mong phụ cấp thâm niên

Posted: 12 Jun 2012 04:54 PM PDT

Hàng ngàn giáo viên mong phụ cấp thâm niên

TTO – Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM cho biết mặc dù đã có công văn hướng dẫn, nhắc nhở các trường học nhưng thực tế khó thu BHXH, bảo hiểm y tế đối với phụ cấp thâm niên nghề giáo trong các trường công lập.

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hiện TP có khoảng 8.000 giáo viên, chưa kể hàng ngàn giáo viên các trường đóng trên địa bàn TP, nằm trong diện được hưởng phụ cấp trên. Việc chậm trễ đã khiến giáo viên chịu thiệt thòi.

Theo Sở GD-ĐT TP, một trong những lý do của việc chậm trễ trên là việc hướng dẫn chậm. Nghị định 54 ra đời tháng 7-2011 nhưng cuối tháng 12-2011 mới có thông tư hướng dẫn và có hiệu lực từ cuối tháng 2-2012. Khi đó phòng giáo dục các quận, huyện mới rục rịch tập huấn cho các trường triển khai.

Đến khi thực hiện lại phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, như việc xét duyệt đối tượng, quy định là "nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục". Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy đã rõ, nhưng còn những người làm công tác giáo dục như hiệu trưởng, hiệu phó… không đứng lớp có được xét hưởng phụ cấp thâm niên? Nếu không xét cũng không ổn vì trước khi lên làm hiệu trưởng tiêu chí đầu tiên phải là nhà giáo…

Theo ông Văn Công Sang – trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP, trước mắt sở đang tập hợp những hồ sơ đủ điều kiện, còn những đối tượng vướng mắc sẽ kiến nghị và chờ hướng dẫn sẽ giải quyết sau. Tuy nhiên đến nay vẫn đang chờ Sở Tài chính, đơn vị được UBND TP giao chủ trì, hoàn tất hướng dẫn thực hiện chính sách trên.

Như vậy hơn chục ngàn giáo viên tại TP còn phải mong ngóng phụ cấp thâm niên.

TRUNG CƯỜNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/496317/Hang-ngan-giao-vien-mong-phu-cap-tham-nien.html

Ráo riết chạy theo chuẩn

Posted: 12 Jun 2012 04:53 PM PDT

 

TT – Trước tình trạng có quá ít giáo viên (GV) tiếng Anh đạt chuẩn, các sở GD-ĐT đang nỗ lực lên kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực GV tiếng Anh.

Giáo viên tiếng Anh rớt như sung rụng

Giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM tập huấn trước đợt khảo sát – Ảnh: NHƯ HÙNG

Ông Văn Công Sang, trưởng phòng tổ chức – cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Kết quả của đợt khảo sát vừa rồi đã cho GV biết họ yếu ở điểm nào. TP sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng cho GV tiếng Anh từ giữa tháng 6-2012 với mục đích tận dụng thời gian hè để các thầy cô dễ sắp xếp hơn. Tùy trình độ mỗi người, các GV sẽ học bồi dưỡng 75-150 giờ. Bên cạnh đó, ngay từ năm học 2012-2013 Sở GD-ĐT TP.HCM cũng ra thông báo ưu tiên tuyển dụng những giáo sinh đã đạt chuẩn quốc tế".

Đào tạo lại

Tương tự, "Hải Dương dự kiến sắp xếp, bố trí công việc khác cho các GV đạt trình độ thấp hơn 3-4 bậc so với mức chuẩn hoặc không đạt bậc thấp nhất trong các bậc năng lực ngoại ngữ quy định. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong ngành khi tuyển dụng GV, ngoài việc kiểm tra bằng cấp, phải kiểm tra trình độ năng lực ngoại ngữ của GV, nếu đạt mức chuẩn trở lên đối với cấp học mới tuyển dụng" – ông Lương Văn Cầu, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương – thông tin.  Trong khi đó Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội… cho biết đã chủ động bỏ kinh phí của địa phương để cử GV tiếng Anh đi tập huấn tại Philippines, Malaysia, Singapore…

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là không thể chỉ giải quyết phần "ngọn" mà phải bắt đầu từ "gốc". Ông Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giải thích: "Tới thời điểm này, đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đã thẩm định xong chương trình thí điểm bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho GV tiểu học, đang thẩm định chương trình đào tạo GV tiếng Anh tiểu học để các trường sư phạm trên cả nước tham khảo xây dựng chương trình đào tạo của mỗi trường. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục thúc đẩy các trường sư phạm phải đổi mới chương trình theo yêu cầu của đề án. Các trường sư phạm phải minh bạch chuẩn đầu ra và đề án sẽ thẩm định chất lượng đào tạo này của các trường" – ông Hùng khẳng định.

Theo đại diện Bộ GD-ĐT, đề án hiện nay mới đang trong giai đoạn thúc đẩy hỗ trợ các trường trong việc đào tạo đội ngũ GV. Tuy nhiên, ông Hùng lại giải thích: "Việc đào tạo GV để lấp chỗ hổng lớn hiện nay cũng cần có lộ trình chứ không thể giải quyết ngay trước mắt. Khi nào các trường có đầu ra chúng tôi sẽ tiến hành kiểm định. Chất lượng kiểm định sẽ công bố để các trường biết và tiếp tục phấn đấu. Trước mắt, năm 2012 ĐH Quốc gia Hà Nội đã đăng ký với đề án để kiểm định đầu ra của khoa đào tạo GV. Hi vọng với động thái tích cực này, nguồn GV được cung cấp sẽ đảm bảo chất lượng tốt hơn".

Đạt chuẩn, rồi sao nữa!

Thế nhưng, một GV ở Q.1, TP.HCM trình bày ý kiến: "Xảy ra tình trạng hàng loạt GV không đạt chuẩn như ngày hôm nay là hậu quả của cả một hệ thống giáo dục: từ việc đào tạo, tuyển dụng GV đến việc đánh giá năng lực giảng dạy của GV tiếng Anh trong trường phổ thông. Bây giờ yêu cầu đi học chúng tôi sẽ chấp hành, yêu cầu đi thi chúng tôi cũng đi thi. Nhưng đi thi đạt chuẩn quốc tế với tất cả kỹ năng cần thiết rồi, chúng tôi có cơ hội áp dụng vào công tác giảng dạy không hay lại bị mai một dần…". Các GV phân tích: với riêng bộ môn tiếng Anh, việc dạy đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh là cần thiết. Nhưng nội dung, chương trình sách giáo khoa có tạo điều kiện cho GV thực hiện không? Chưa kể nội dung đề thi các cấp hiện nay phần lớn vẫn tập trung vào hai kỹ năng đọc và viết.

Nhìn nhận vấn đề trên, ông Văn Công Sang cho rằng: "Chúng ta đang ở giai đoạn giao thời. Để thực hiện đề án ngoại ngữ quốc gia thành công, tất cả phải đổi mới một cách đồng bộ. Ngoài việc bồi dưỡng năng lực cho GV tiếng Anh đạt chuẩn, bắt đầu từ năm nay TP.HCM cho phép các trường tuyển thêm 20-30% GV tiếng Anh để đến năm 2015 TP có đủ số lượng GV tiếng Anh có thể chia đôi lớp trong giờ học môn tiếng Anh, bảo đảm mỗi lớp chỉ 20-25 học sinh, chứ với sĩ số như hiện nay GV khó có thể dạy theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, chúng tôi đang xin phép UBND TP.HCM để tuyển dụng GV bản ngữ. Đối với môn tiếng Anh, GV bản ngữ không chỉ quan trọng trong việc giảng dạy cho học sinh mà còn đóng vai trò hỗ trợ GV trong nước".

Cùng quan điểm, bà Phan Thị Thu Hà, phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, khẳng định: "Vấn đề quan trọng hiện nay là các GV phải học bồi dưỡng theo kế hoạch của sở đưa ra, đồng thời phải nỗ lực tự bồi dưỡng hằng ngày. Trường học nào có GV đạt chuẩn chúng tôi mới chọn để thí điểm giảng dạy tiếng Anh theo đề án. Khi đã chọn rồi sẽ đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị hiện đại, bảo đảm sĩ số học sinh không quá cao…".

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Để đảm bảo chất lượng, Bộ GD-ĐT đề nghị chỉ những nơi có đủ điều kiện về GV đạt chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết thì mới thực hiện dạy học tiếng Anh theo đề án này. Không nóng vội chạy theo thành tích trong khi điều kiện chưa cho phép.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Ngọc Hùng cũng phân tích: "Với việc triển khai đề án tăng cường dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chúng ta cần một giải pháp mới và một hệ công cụ mới để giải quyết những đòi hỏi về chất lượng dạy và học tiếng Anh ở VN. Giải pháp này hỗ trợ GV giảng dạy dễ dàng thuận tiện trên lớp, tạo môi trường nghe, nói, đọc, viết và tương tác cho học sinh trên lớp, giúp học sinh có thể tự học bất cứ lúc nào, ở đâu, học theo nhu cầu của mình".

V.HÀ – N.HÀ – H.HƯƠNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/496363/Rao-riet-chay-theo-chuan.html

Giáo viên rớt như ‘sung’, sinh viên nghèo phải nghỉ học

Posted: 12 Jun 2012 04:53 PM PDT

- Tin giáo dục các báo ra hai ngày (11 và 12/6) ngoài diễn biến vụ tiêu cực thi
cử ở Bắc Giang còn có một số thông tin gây sốc: giáo viên tiếng Anh rớt như
"sung rụng" qua khảo sát chất lượng; Gần 1.200 sinh viên nghèo phải nghỉ học…

Gần 1.200 sinh viên nghèo phải nghỉ học

VTV dẫn thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, số sinh viên phải nghỉ học do không
có khả năng đóng học phí và đảm bảo cuộc sống tối thiểu là 1.163 em (556 sinh
viên học hệ đại học và 607 sinh viên học hệ cao đẳng), chiếm tỷ lệ khoảng 0,12%
trên tổng số sinh viên của các trường đã có báo cáo.

Ảnh Lê Anh Dũng

Trong năm học 2010-2011, có tổng số 46 học sinh đã thi đỗ vào các trường ĐH,CĐ
nhưng không đi học vì khó khăn về kinh tế; tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Đắc
Lắc, Vĩnh Phúc, Hà Giang, KonTum, Hậu Giang…

Nói trên Sài Gòn tiếp thị ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học
sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay, bộ đã nhận được báo cáo của 180 trường ĐH, CĐ
về số sinh viên phải nghỉ học do không có khả năng đóng học phí và đảm bảo cuộc
sống tối thiểu.

Vụ Bắc Giang: có dấu hiện giải đề thi từ ngoài

Nhận định ban đầu của Bộ GD-ĐT về vụ việc ở Đồi Ngô là trong quá trình tổ
chức thi, một số cán bộ nhà trường và hội đồng thi đã vi phạm nghiêm trọng quy
chế, để thí sinh quay cóp, nhìn bài của nhau và có dấu hiệu giải bài từ ngoài
đưa vào.

Xem tin chi tiết

TẠI ĐÂY
.

Tự thú của giáo viên dở trò đồi bại

Đó là Phạm Văn Vân một giáo viên dạy giỏi huyện Kỳ Anh, trong một phút không
làm chủ được bản thân đã hủy hoại toàn bộ tương lai của bản thân. Thông tin được
đăng tải trên Phụ nữ Today.

Hiện tai anh đang "ăn cơm tù và mặc áo số", hối hận về những hành vi của bản
thân. Chỉ vì một phút để "con quỷ " trong người tôi chỗi dậy và tôi đã làm trò
đồi bại với chính học sinh của mình. Không những đánh mất toàn bộ nhân phẩm,
tương lai sự nghiệp bản thân tôi còn là nỗi đau lớn cho cả gia đình, một gia
đình có truyền thống hiếu học.

Giật mình vì giáo viên tiếng Anh rớt như "sung rụng"

Báo Tuổi trẻ thông tin, nhiều địa phương khu vực phía nam vừa khảo sát
năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên. Kết quả cho thấy số giáo viên đạt
chuẩn thấp đến mức khó hình dung. Nguyên nhân của thực trạng thật sự rất đáng lo
ngại này? Không ít người cho rằng nguyên nhân là do phương pháp đào tạo ở trường
sư phạm, thiếu môi trường rèn luyện, đầu vào giáo sinh thấp…

Số lượng giáo viên tiếng Anh thi đậu trong đợt khảo sát vừa qua (Biểu đồ Tuổi trẻ)

Cần Thơ và An Giang là hai trong những địa phương công bố kết quả khảo sát
gần đây nhất. Trong đó, ông Trần Trọng Khiếm – giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ – thông
báo một kết quả buồn: trong số 181 giáo viên tiểu học tham dự khảo sát, số đạt
chuẩn chỉ có vài người.

Kết quả khảo sát của An Giang cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Tổng số giáo viên
các cấp tham gia khảo sát là 1.500 người. Tính theo tỉ lệ thì bậc THPT có 17,8%
đạt chuẩn, bậc THCS có 10% đạt và thấp nhất là bậc tiểu học với chỉ khoảng 5%.
Nếu tính ra số lượng từ tỉ lệ này, chỉ có 165 giáo viên đạt chuẩn.

Quy chế thi có lỗ hổng

Trong khi Bộ GD-ĐT cho đây chỉ là thiếu sót của hội đồng thi, còn
nhìn chung kỳ thi nghiêm túc, quy chế thi chặt chẽ. Ông Lê Hồng Sơn – Cục
trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) nói trên báo Pháp
luật TP.HCM
: Quy chế thi còn chung chung, có lỗ hổng nên khi áp dụng cần
phải lưu ý đến bản chất của sự việc.

Ảnh tiêu cực tại Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô, Bắc Giang (Ảnh cắt từ clip)

Theo ông thì việc chống tiêu cực là công việc của cơ quan có chức năng nhưng
nếu những người có thẩm quyền không làm được thì nên để xã hội vào cuộc.

Năm 2012 đào tạo cử nhân tài năng tại Hà Nội

Báo Hà Nội mới cho biết, từ năm 2012 Trường ĐH Khoa học và Công nghệ
Hà Nội (USTH)mở hệ đào tạo cử nhân tài năng, lựa chọn từ những sinh viên xuất
sắc nhất của trường.

Những sinh viên đó sẽ nhận học bổng trên 10 triệu đồng và được thực hành
trong các viện nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngay từ năm
thứ nhất.

  • Phan Ánh (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76128/giao-vien-rot-nhu--sung---sinh-vien-ngheo-phai-nghi-hoc.html

Bài phát biểu tốt nghiệp gây chấn động nước Mỹ

Posted: 12 Jun 2012 04:53 PM PDT

Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: "Các em chẳng có gì đặc biệt".

Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc – Ảnh: The Swellesley Report

Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough.

Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như "Chúng tôi rất tự hào về các em", "Các em rất tài năng", "Thế giới là của các em"…, ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là "Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực".

Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học – nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer.

Trước các học sinh của mình đang xúng xính trong bộ đồng phục tốt nghiệp giống nhau, đang háo hức cầm trên tay tấm bằng, McCollough dõng dạc nói rằng "Các em chẳng có gì là đặc biệt", "chẳng có gì là phi thường"! Một gáo nước lạnh như được giội xuống mọi thành tích vẻ vang của trường!

Được chăm bẵm quá mức

Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, McCollough điềm nhiên nói tiếp: "Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng… cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, phỉnh phờ, dỗ ngon dỗ ngọt, được nghe toàn những lời nài nỉ.

Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!".

Đến đây, McCollough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình. "Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên… Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là "cái rốn" của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là "cái đinh" gì".

McCollough dẫn dắt tiếp: "Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội… Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala".

Hạnh phúc không tự tìm đến

McCollough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. "Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có".

Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở: "Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em.

Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay".

Kết thúc phát biểu của mình, ông McCollough nhắn nhủ các học sinh hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác. "Và khi đó, các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt".


(Theo Tuổi trẻ/ The Swellesley Report)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76212/bai-phat-bieu-tot-nghiep-gay-chan-dong-nuoc-my.html

Lên mạng tìm địa điểm thi, xem phòng thi

Posted: 12 Jun 2012 04:53 PM PDT

(GDTĐ)-Gần một tháng nữa kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ mới bắt đầu nhưng thời điểm này, nhiều trường ĐH, CĐ đã đưa lên website của trường mình thông tin tuyển sinh chi tiết như danh sách thí sinh, số báo danh, phòng thi, địa điểm thi nhằm giúp  thí sinh có thêm thông tin hữu ích cho kỳ thi sắp tới. Nhiều trường ĐH công bố mình đã sẵn sàng cho kỳ tuyển sinh sắp tới.

Ảnh MH
Ảnh MH

Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012, Bộ GDĐT tổ chức thêm cụm thi tại thành phố Hải Phòng cho các thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH Hàng hải và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh có nguyện vọng học các trường tại Hà Nội (trừ các trường khối năng khiếu và các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng). Theo thông tin từ trường ĐH Hàng Hải, tại cụm thi này, cả 2 đợt thi có khoảng  37.000 thí sinh, trong đó có khoảng 12.800 thí sinh thi vào Trường ĐH Hàng hải và trên 25.000 thí sinh thi vào 40 Trường Đại học tại Hà Nội. Đến nay, tổng số trên 26.682 thí sinh đăng ký thi đợt 1 đã được nhà trường bố trí thi tại 32 điểm thi với 770 phòng thi và 9.818 thí sinh đăng ký thi đợt 2 được Nhà trường bố trí thi tại 9 điểm thi với 279 phòng thi. Nhà trường dự kiến sẽ huy động 1.540 cán bộ coi thi, trong đó số cán bộ, giảng viên gồm: 741 người, 1.400 sinh viên năm cuối có tư cách đạo đức tốt, học lực khá trở lên.

Chuẩn bị cho kỳ thi này, ĐH Hàng hải đã lập website riêng (http://cumthihp.vimaru.edu.vn/2012/) cho cụm thi để thuận tiện cập nhật  thông tin giữa Trường ĐH Hàng hải (đơn vị được lựa chọn làm địa điểm tổ chức thi chính trong kỳ thi) với các trường ĐH tại Hà Nội. Vào website này, các thí sinh không chỉ xem được chi tiết từng điểm thi và còn được chỉ đường cụ thể qua bản đồ đến từng điểm thi với những thông tin chi tiết về thời gian, quãng đường.

Trường ĐH Y Hà nội cũng đã đưa danh sách cùng bản đồ 21 địa điểm thi kỳ tuyển sinh ĐH năm 2012 lên website của trường: http://www.hmu.edu.vn/news/newsdetail.asp?targetID=2631

Trường ĐH KHXHNV (ĐHQG Hà Nội) cũng đã công bố cụ thể từng điểm thi tại cụm thi Hà Nội, cụm thi Hải Phòng, cụm thi Vinh và Quy Nhơn. Tại mỗi điểm thi, trường thông báo chi tiết danh sách thí sinh, trong đó nêu cụ thể tên thí sinh đầu tiên và cuối cùng để tiện tra cứu. Trường cũng thông báo, để tìm được điểm thi của mình nhanh chóng và chính xác, thí sinh và người nhà có thể tham khảo các bản đồ theo từng khu vực thi theo địa chỉ: http://ussh.vnu.edu.vn/ban-do-cac-diem-thi-dai-hoc-2012/5981. Các thông tin dự thi cũng được công khai trên website của trường.

Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Tài chính – Kế toán công bố số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường năm 2012 và danh sách phòng thi. Theo đó, số lượng thí sinh ĐKDT vào trường là 1563 hồ sơ trên tổng 500 chỉ tiêu. Nhà trường thông báo, những sai sót trên Giấy báo dự thi (nếu có) sẽ được HĐTS nhà trường điều chỉnh cho thí sinh vào buổi sáng ngày 03/07/2012 tại điểm thi (thí sinh mang theo Phiếu ĐKDT số 2 để đối chiếu). Trường cho phép thí sinh xem chi tiết trong danh sách phòng thi tại địa chỉ: http://www.tckt.edu.vn/vi/news/Tuyen-sinh/Danh-sach-phong-thi-tuyen-sinh-Dai-hoc-nam-2012-285/

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh dự thi ĐH năm 2012 có thể nắm bắt thông tin về phòng thi và số báo danh, trường ĐH Giao thông Vận tải cơ sở II thông báo danh sách các thí sinh dự thi tại các điểm thi. Theo đó, các thí sinh dự thi tại Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh: từ phòng thi 101 đến phòng thi 229; các thí sinh dự thi tại Cần Thơ:  từ phòng thi 0024 đến phòng thi 0025; các thí sinh dự thi tại Quy Nhơn: từ phòng thi: 2802 đến phòng thi 2817; các thí sinh dự thi tại Vinh: từ phòng thi 601 đến phòng thi 620. Xem cụ thể danh sách phòng thi tại: http://utc2.edu.vn/chitietnoibat/3148.html

Danh sách thí sinh dự thi kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 cùng các địa điểm thi tại trường ĐH Điện lực được công khai tại địa chỉ: http://www.epu.edu.vn/Default.aspx?BT=9007

Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (Hồ Chí Minh) cho phép thí sinh xem điểm thi cũng như sơ đồ chỉ đường đến các địa điểm thi tuyển sinh cao đẳng năm 2012 tại địa chỉ: http://tdc.edu.vn/?ArticleId=b39a427b-59e1-493c-b6c6-288f70c3c77e

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201206/Len-mang-tim-dia-diem-thi-xem-phong-thi-1961778/

Comments