Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Không thể bỏ thi tốt nghiệp!

Posted: 10 Jun 2012 12:52 AM PDT

GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Là người nghiên cứu và hoạt động trong ngành giáo dục nhiều năm, ông nghĩ thế nào về hiện tượng quay cóp trong thi cử, đặc biệt là sự kiện quay clip trong thi tốt nghiệp vừa qua tại trường THPT dân lập Đồi Ngô?

Thời nào cũng có quay cóp nhưng quay cóp trở thành phong trào và tinh vi như hiện nay thời xưa không có. Theo tôi, nếu học sinh học tốt sẽ không quay cóp. Vấn đề quay cóp là do không học nhưng không học thì không là học sinh. Vì vậy, cái khó nhất là làm sao cho học sinh học. Đó là biện pháp quan trọng các nhà giáo dục phải nghiên cứu.

Tâm lý của người dân là sợ con mình trượt, học sinh cũng sợ trượt nên xảy ra tiêu cực, đút lót để đỗ, kéo theo các thầy, các cô cũng cuốn theo. Nếu dân không đòi hỏi thì làm gì có chuyện tiêu cực xảy ra.

Không chỉ sau sự kiện quay cóp tại Bắc Giang và từ nhiều năm nay, nhiều ý kiến các nhà giáo dục, nhà quản lý cho rằng nên bỏ thi tốt nghiệp để tránh căng thẳng cho học sinh, phụ huynh, ý kiến của ông thế nào?

Theo tôi khi hết cấp phải thi để học sinh có ý thức ôn tập, nắm chắc kiến thức chứ không có gì ghê gớm. Nhưng không thể tổ chức thi căng thẳng để các em học sinh tìm cách quay cóp thì mới thắng được. Sở dĩ học sinh mang phao vào phòng thi vì sợ bài thi khó quá. Do vậy, bài thi cần ra đúng trong sách giáo khoa, nếu học sinh làm được là đã nắm chắc kiến thức.

Quan điểm của tôi, thi tốt nghiệp là cần thiết để nhắc các học sinh biết mình đã trải qua 12 năm đèn sách. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần nhận định, đây không phải là kỳ thi đánh trượt học sinh mà là để các em biết kỳ thi kiểm tra kiến thức bình thường.

Trước đây khi mới triển khai phong trào chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục tỷ lệ đỗ tôt nghiệp rất thấp gây nhiều tranh cãi và phong trào này chỉ được một vài năm. Nay tình trạng đỗ tốt nghiệp ở các địa phương cao trở lại? ông nghĩ thế nào?

 

Nói chung thi tốt nghiệp phổ thông là kiểm tra một trình độ nhất định nào thôi. Đề thi đưa ra chỉ nên ở mức độ trung bình để các em đỗ. Bởi không tổ chức thi hay tổ chức thi thì cũng phải có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao trên 90% chứ lấy đâu ra lớp học để cho những học sinh lưu ban này học. Bên cạnh đó, bố mẹ thấy con học 12 năm mà không có kết quả thì cũng buồn, không tin tưởng vào cách dạy của nhà trường.

Còn vào đại học mới là quan trọng. Ở Việt Nam mình đầu vào đại học lại quá chặt trong khi đó đầu ra lại quá lỏng khác hẳn với nước ngoài. Đáng nhẽ nên mở rộng đầu vào đại học và thắt chặt đầu ra khi đó học sinh nào học được thì tốt nghiệp. Chính cách thực hiện của Việt Nam hiện nay mới dễ dẫn đến tiêu cực trong thi cử.

 

Qua hiện tượng quay cóp ở Bắc Giang, ông nhận định thế nào cách quản lý giáo dục hiện nay?

Theo tôi, cần xử lý nghiêm để làm gương cho ngành giáo dục. Thầy còn làm vậy thì trò nghiêm thế nào được. Giáo viên đã phạm pháp thì không còn tư cách là giáo viên. Đối với các học sinh, sau vụ việc này cần phải có biện pháp răn đe.

Chúng ta không nên đổ hết cho nhà quản lý giáo dục vì nhà quản lý giáo dục có nghiêm nhưng ở dưới làm không nghiêm thì cũng chịu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-605189/khong-the-bo-thi-tot-nghiep.htm

Thanh tra Sở GD-ĐT Bắc Giang mời HS quay clip lên làm việc

Posted: 10 Jun 2012 12:51 AM PDT

Tuy nhiên, phía gia đình của HS quay clip đã từ chối cho con ra gặp Đoàn thanh tra bởi lo ngại có điều gì đó không hay tại trường. Gia đình chỉ đồng ý cho Đoàn thanh tra gặp HS tại nhà. Trao đổi với Dân trí, đại diện gia đình cho biết: "Do không có giấy triệu tập nên nhà đình từ chối cho S. lên gặp".

Còn anh N.D.N – người tổ chức vụ HS quay clip thì cho biết, sau khi suy nghĩ anh đã quyết định chuyển toàn bộ clip do S. quay được ở trong phòng thi cho phía công an để phối hợp làm rõ mức độ sai phạm. Ngoài ra, anh N. cũng quyết định chuyển các clip này cho Sở GD-ĐT Bắc Giang và Bộ GD-ĐT. "Sở GD-ĐT Bắc Giang cũng đã đề nghị tôi cung cấp clip" - anh N nói.

Cũng theo anh N. thì hiện tại chỉ cung cấp các clip do em S. quay, HS còn lại vẫn sẽ được giữ bí mật. Anh chỉ công bố các clip của HS còn lại sau khi có điểm thi tốt nghiệp.

Theo điều tra riêng của Dân trí, việc quay clip ở phòng thi số 8 không được tiến hành liên tục mà chỉ khi có những cảnh lộn xộn, ném bài, quay cóp thì em S. mới ấn nút quay. Chính vì thế, số lượng clip được tách rời, tổng số các clip lên đến hàng chục đoạn chứ không đơn thuần là 6 clip như một số báo chí thông tin.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Giang cũng cho biết, đã tổ chức buổi làm việc với tất cả các thành viên tham gia Hội đồng coi thi tại Trường THPT Dân lập Đồi Ngô với sự tham gia đại diện UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Nam, PA83 Bắc Giang, Thanh tra Bộ GD-ĐT.

Buổi làm việc nhằm làm rõ sai phạm của từng khâu tổ chức thi tốt nghiệp cũng như trách nhiệm cá nhân của từng thành viên tham gia hội đồng thi tại Trường THPT Dân lập Đồi Ngô. Tại buổi làm việc, từng thành viên trong hội đồng coi thi đã phải viết bản tường trình chi tiết về các sự việc đã xảy ra và tự kiểm điểm về những sai phạm của bản thân.

Về quan điểm của Bộ GD-ĐT về xử lý vụ việc này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho hay là đã thống nhất với Sở GD-ĐT Bắc Giang là không tổ chức thi lại đối với phòng thi mà HS quay clip.

"Chúng tôi đã chỉ đạo sẽ chấm hai vòng. Vòng 1 vẫn chấm bình thường. Ngay sau khi chấm xong vòng 1 thì sẽ có hai giám khảo khác độc lập chấm lại. Tất cả những vi phạm tiêu cực chưa phát hiện ra ở trong quá trình coi thi mà được phát hiện ở quá trình chấm thi thì chúng tôi cũng sẽ cho xử lý" – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng khẳng định, tiêu cực vi phạm này chủ yếu xem xét xử lý người lớn. Đây là việc của người lớn. Chúng ta sẽ xử lý nghiêm minh trên cơ sở kết luận một cách rành mạch. Còn đối với HS mang phương tiện vào quay phim sau đó phát tán lên trên mạng là một việc sai, vi phạm quy chế thi. Hướng xử lý đối với HS là đối chiếu với quy chế và kết hợp với tinh thần sẽ xử lý kỹ luật để giúp HS nhận thấy được khuyết điểm.

Nhóm PV

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-605226/thanh-tra-so-gddt-bac-giang-moi-hs-quay-clip-len-lam-viec.htm

“Nếu cứ thi cử như hiện nay thì năm nào cũng có sự cố”

Posted: 10 Jun 2012 12:50 AM PDT

(ảnh)Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch (ảnh) khẳng định điều này khi trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, chiều 8/6 về những vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ thi THPT.

PV:Ông đánh giá như thế nào về hình thức tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia như hiện nay?

Ông Trịnh Ngọc Thạch: Theo tôi giờ phải đánh giá nghiêm túc là việc tổ chức thi như vậy qua từng ấy năm thì hiệu quả ra làm sao, được gì và mất gì. Công sức bỏ ra và kết quả thu lại có tương xứng không

Quốc tế người ta thi một cách đơn giản, kiểm tra tích lũy một cách đơn giản và có thể đánh giá từng giai đoạn ngắn để công nhận kết quả. Ở ta thì thi nặng nề quá, đã đến lúc phải xem xét vấn đề này.

PV:Có ý kiến cho rằng không cần một kỳ thi quốc gia mà các trường có thể tổ chức, thậm chí các trường có thể cấp bằng?

Ông Trịnh Ngọc Thạch: Đấy là ý kiến mà tôi cho là cần cân nhắc, nghiên cứu. Nhiều nhà giáo dục cho rằng nên giao cho các trường tự đánh giá chất lượng, mỗi một trường có tiêu chí riêng gắn với thương hiệu của họ.

Ví dụ chất lượng trường A khác trường B, người ta công bố kết quả chất lượng này công khai để người dân biết gắn với thương hiệu của nhà trường. Khi đó, người ta có thể hiểu rằng điểm 10 của trường A có thể khác điểm 10 của trường khác.

Hướng để cho các trường tự đánh giá là gọn nhẹ, hiệu quả và đơn giản. Nhưng bỏ thi toàn bộ thì cũng khó, vì muốn vậy phải quản lý được chất lượng của từng năm. Nếu quản lý không tốt thì mà cứ lấy kết quả của các năm cộng lại để xét tốt nghiệp thì cũng chưa chắc ổn. Vì có thể người ta chạy điểm từng năm một, nếu vậy thì 100% các học kỳ đều giỏi chưa chắc đã nói lên thực chất.


Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. (Ảnh: Khánh Hiền)

PV:Nhiều nước trên thế giới cũng làm theo hướng này, thưa ông?

Ông Trịnh Ngọc Thạch: Ở các nước cũng có nhiều điểm khác, nhưng nói chung họ đều để cho cơ sở giáo dục tự đánh giá và họ công khai.

Ví dụ có một đơn vị kiểm định độc lập (không phải của tổ chức quản lý nhà nước), họ đánh giá và công khai kết quả kiểm định để người dân biết được chất lượng của các trường, hàng năm có xếp hạng.

Ta chưa có văn hóa chất lượng, tức chưa có hội đồng kiểm định thì các trường tự bảo đảm chất lượng cho mình. Hiện nay ta coi đảm bảo chất lượng quan trọng hơn kiểm định chất lượng.

Văn hóa của ta hiện nay chưa đạt được văn hóa kiểm định chất lượng mà mới nâng cao vai trò của đảm bảo chất lượng. Kiểm định và đảm bảo là hai cái khác nhau.

PV: Kỳ thi tốt nghiệp THPT cứ vài ba năm lại có một sự cố xảy ra. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Ông Trịnh Ngọc Thạch: Thực ra theo tôi với cách tổ chức và quan niệm thi cử như hiện nay, chắc chắn năm nào cũng có sự cố, vấn đề chỉ là mức độ thế nào thôi.

Cả nước dồn nén vào một kỳ thi, vừa thoát kỳ thi tốt nghiệp THPT thì nay mai lại đến kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Đây đều là những kỳ thi áp lực, mà áp lực thì dứt khoát dễ xảy ra sự cố, có thể do chủ quan hay khách quan.

Bây giờ kỳ thi Đại học đỡ hơn, nhưng kỳ thi THPT còn nhiều sự cố. Việc đánh giá chất lượng thông qua điểm số, chắc chắn sẽ có tiêu cực.

PV: Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi trả lời về sự cố ở Bắc Giang có nói việc tung clip lên mạng có ảnh hưởng không tốt. Quan điểm của ông thế nào?

Ông Trịnh Ngọc Thạch: Tôi cũng đồng quan điểm với Bộ trưởng Vũ Văn Luận. Nếu cứ tung các clip lên mạng một cách tự phát như vậy thì dễ gây hoang mang.

Nhưng cũng có thể nói điểm mạnh của việc làm trên là cảnh báo cho xã hội biết có hiện tượng trên.

PV:Nhưng có ý kiến cho rằng có tung lên mạng như vậy thì người ta mới thấy được bản chất?

Ông Trịnh Ngọc Thạch: Thực chất thì người ta biết hết nhưng cố tình giấu đi đó thôi. Có thể không đưa lên mạng mà chỉ cần thông báo cho cấp chính quyền, đơn vị chịu trách nhiệm là ở địa phương này có hiện tượng này, và chứng minh bằng clip là đủ rồi.

Tung clip lên mạng có mặt hạn chế của nó nhưng xuê xoa bỏ qua thì lại càng không được. Cá nhân tôi thì cho rằng, các em mà quay được cảnh như vậy nên có trách nhiệm báo cho chính quyền, bộ phận quản lý về bằng chứng mình có.

PV:Quan điểm của ông trong việc xử lý vi phạm trong sự việc ở Bắc Giang như thế nào?

Ông Trịnh Ngọc Thạch: Theo tôi phải xử lý nghiêm, vì hiện tượng đó là bức xúc của xã hội chứ không phải của một tỉnh.

Còn đối với em học sinh quay clip, cũng cần có hình thức nhắc nhở để em ấy rút kinh nghiệm trong việc mang thiết bị vào phòng thi, không nên xử lý nặng nề đến mức xóa kết quả thi. Điều này cần cân nhắc.

PV:Xin cảm ơn ông!

Theo Ngọc Thành/VOV online

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-605260/neu-cu-thi-cu-nhu-hien-nay-thi-nam-nao-cung-co-su-co.htm

Những hình ảnh ‘độc’ của sĩ tử Trung Quốc

Posted: 10 Jun 2012 12:50 AM PDT

Hôm 7/6, hơn 9 triệu sĩ tử Trung Quốc chính thức bước vào kì thi tuyển sinh đại học đầy tính cạnh tranh. Một số hình ảnh độc và có lẽ chỉ có ở Trung Quốc cho thấy mức độ căng thẳng và tầm quan trọng của kì thi này đối với các sĩ tử và gia đình họ.

Các bà mẹ đang nấu ăn ở nhà bếp tập thể của tòa nhà cho thuê thuộc Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc

Xách cơm trưa tới trường thi cho con khi trời đang mưa


Bà Chen Guoying, 72 tuổi ăn trưa cùng cháu trai trong căn phòng thuê


Bà cầm ô che cho cháu trai ăn trưa ở cổng trường thi

Một bà mẹ và con trai

Thí sinh chọn đồ ăn ở một quán ăn ven đường trong giờ nghỉ trưa

Chị Jin Shiping nhìn con trai học bài

Học sinh học bài trong một phòng học

Học bài buổi tối

Thắp hương trước khi kì thi diễn ra


Truyền nước biển ngay trong lớp học để có thêm năng lượng bước vào kì thi quan trọng


Kiểm tra thí sinh trước khi vào phòng thi

  • Nguyễn Thảo (Theo Asiaone, Chinadaily)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/75663/nhung-hinh-anh--doc--cua-si-tu-trung-quoc.html

Comments