Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bắc Giang: HS không dũng cảm, sự việc sẽ ‘chìm xuồng’

Posted: 09 Jun 2012 12:06 AM PDT

- Thêm những tiếng nói ủng hộ học sinh quay clip tiêu cực từ GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh; Nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Xuân Nhĩ.

 

Ông Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT: Công của HS lớn hơn tội!

 


GS Trần Xuân Nhĩ: "Hành động quay clip tiêu cực tôi cho là em học sinh đã dũng cảm".
(Ảnh: Phạm Hải)



Bản thân học sinh đã nhìn thấy những vi phạm ở hội đồng thi. Em chỉ có thể dùng bút quay để ghi lại chứng cớ. Nếu chỉ nói bằng miệng không thể đủ. Hành động đó tôi cho là em đã dũng cảm.

Việc dùng bút quay là sai quy chế nhưng cũng nhờ đó mà chúng ta phát hiện ra cái sai trái của những người làm giám thị, của hội đồng coi thi ở đây. Xét cho đến cùng cái công của em vẫn lớn hơn cái tội.

Ta vẫn thường thấy tòa án xem xét giảm tội cho một ai đó. Tức là người này có thể vi phạm nhưng động cơ ở chỗ nào, họ làm như vậy thì sẽ giúp ích gì cho xã hội hay một ai đó?

GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội: Không có học sinh sự việc sẽ "chìm xuồng"


 

GS Văn Như Cương: "Hãy bỏ bớt một số môn học không cần thiết trong cấp THPT và có lẽ cũng nên mạnh dạn bỏ cả kì thi tốt nghiệp không thực chất này đi".
(Ảnh: Lê Anh Dũng)

Chúng ta từng huy động rất nhiều thanh tra, đã xáo trộn, tập trung thí sinh theo cụm, rồi đổi chấm chéo nhưng không thể giải quyết được vấn đề. Năm nay lại  giao chủ động cho địa phương khiến nhiều tỉnh, thành lo lắng.

Vòng ngoài êm đẹp nhưng bên trong thì mấy ai biết. Sự việc ở Bắc Giang đã phản ánh thực chất về nền giáo dục VN. Chúng ta quá coi trọng thành tích, muốn mau chóng phổ cập giáo dục cấp tiểu học và THCS mà không phân chia được đối tượng theo sở thích và năng lực.

Tôi có thể nói rằng kì thi tốt nghiệp THPT có lẽ chỉ giúp cho học sinh và cả phụ huynh các em thể hiện sự không trung thực. Nếu làm nghiêm túc như kì thi đại học thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của cả nước không quá 30%.

Hãy bỏ bớt một số môn học không cần thiết trong cấp THPT và có lẽ cũng nên mạnh dạn bỏ cả kì thi tốt nghiệp không thực chất này đi.

Về phía em học sinh cần xem xét liệu có còn cách nào nhẹ hơn cho em. Nếu không có em và không có chiếc bút quay đó (không thể dùng cách khác) thì sự việc chắc sẽ "chìm xuồng". Tôi đề nghị không tổ chức thi lại mà chấm bài thấy giống nhau 100% thì xử lí từng em.

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: Phải châm chước!


 

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Dân trí)

Trong trường hợp này, nếu em ấy không làm được như vậy thì lỗi của những người làm giám thị có ai biết không? Em ấy chỉ còn cách đó để phát hiện được sai phạm thì phải xem "tội" đến đâu thôi. Và phải châm chước. Nếu bất cứ một việc gì đó khi tố giác mà bị trừng trị luôn thì sau này người ta mặc kệ.

  • Văn Chung (ghi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/75687/bac-giang--hs-khong-dung-cam--su-viec-se--chim-xuong-.html

Bài toán rợn người trong… sách lớp 1

Posted: 09 Jun 2012 12:06 AM PDT


 

 

 

 

 

Ðiều đáng nói là sách có tên tác giả: Hoàng Long, in logo Nhà xuất bản Trẻ, khung lưu chiểu ghi thời điểm cấp phép là tháng 7-2002, nộp lưu chiểu tháng 9-2003. Nhà xuất bản Trẻ khi nhận được thông tin đã lật lại hồ sơ giấy phép lưu trữ và phát hiện mã số giấy phép xuất bản ghi trên tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 thật ra là được cấp cho một bộ sách có tên khác:Học nhanh toán, gồm năm tập, thời điểm cấp cũng là tháng 7-2002. Giấy phép này thuộc loại kế hoạch B – tức được cấp cho đối tác liên kết thực hiện sách. Trong giấy phép từ mười năm trước còn ghi rõ tên đối tác liên kết là Hoàng Long – tác giả quyển sách nói trên.

 

 

Tại cuộc gặp mặt giữa NXB Trẻ và đại diện nhà sách Nguyễn Văn Cừ (thuộc Công ty Thành Nghĩa) vào sáng 8-6, thông tin về ai là người chịu trách nhiệm in ấn, lưu hành quyển sách này cũng chưa được làm rõ.

 

 

Ðặc biệt, NXB Trẻ vừa phát hiện cũng tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 này, đến năm 2011 đã được in với giấy phép của NXB Thanh Niên và có ghi tên công ty liên kết là Thành Nghĩa. Tuy nhiên, thông tin từ Công ty Thành Nghĩa vào chiều 8-6 là công ty này có mua bản quyền một số sách của ông Hoàng Long, riêng quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 sẽ kiểm tra lại để xem có phải do Thành Nghĩa sản xuất hay không.

 

 



Mặc dù bìa 1 sách in rõ tên NXB Trẻ, nhưng sách này đã sử dụng giấy phép của một quyển khác. (Ảnh: L.Điền)

 

 

Ông Nguyễn Trường – đại diện chi nhánh NXB Thanh Niên tại TP.HCM – cho biết giấy phép của quyểnPhép cộng trừ phạm vi 100 thuộc danh sách do NXB Thanh Niên (ở Hà Nội) cấp. Tuy nhiên, ông Trường nêu khả năng trường hợp này có thể là sách in lậu.

 

 

 

 

Theo Lam Điền

 

Tuổi Trẻ

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-605051/bai-toan-ron-nguoi-trong-sach-lop-1.htm

Đồi Ngô đã ‘nổ’, đừng đợi đến 2015

Posted: 09 Jun 2012 12:06 AM PDT

- "Clip phản ánh tiêu cực thi cử ở Bắc Giang dù cá biệt nhưng phản ánh xu thế
chung là căn bệnh thành tích của ngành giáo dục. Đã đến lúc cần có thay đổi,
đừng đợi đến 2015…” Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng – nơi năm
nào thi tốt nghiệp kết quả đạt rất thấp -  Nguyễn Tùng Lâm nêu ý kiến.


Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng – Chủ tịch Hội tâm lý học đường Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm.

Xem clip, không thể vui được

Ông nói, khi xem clip tiêu cực ở Hội đồng thi Trường
THPT DL Đồi Ngô (Bắc Giang) không ai có thể vui được. Bản thân tôi thấy nó đã
phản ánh tình trạng giáo dục của chúng ta hiện đang ở mức độ rất thấp.

Ở đây chúng ta không chỉ trông chờ xem vụ việc ở Bắc
Giang sẽ được xử lí như thế nào. Hơn thế, xã hội mong sau sự việc này Bộ GD-ĐT
sẽ chỉ đạo như thế nào để thực sự đưa giáo dục có chất lượng thật, những mùa thi
nghiêm túc. Đừng đợi đến 2015 hay những câu khẩu hiệu gì cả.

Nhưng theo ông, cần có cách cách xử lí như thế nào
với học sinh quay clip tiêu cực?

- Đặt vấn đề như cách của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
Phạm Vũ Luận là đúng. Lỗi này cần xem xét chủ yếu ở phía người lớn. Bởi báo chí
cũng đã đưa em học sinh được người lớn gợi ý quay clip.

Với học sinh có thể xem xét khía cạnh mà giáo dục để
các em tránh thiếu sót. Không nên vì phòng thi này mà đánh trượt tất cả các em
hoặc hủy kết quả ở đây. Có thể ta vẫn chấm bài bình thường nhưng xem xét kỹ nếu
có chuyện sao chép, cóp bài của bạn.

Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận
nhận định việc phát tán trên mạng nhiều video clip như vậy là "làm cho công tác
quản lý của các cơ quan chức năng, đồng thời ảnh hưởng không tốt tới nhận thức
và suy nghĩ của người xem, nhất là các học sinh còn nhỏ tuổi". Và “không nên
hướng sự quan tâm thái quá đến các video clip như thế này. Quan điểm của ông về
vấn đề này như thế nào?

- Nếu thực sự còn những clip như thế thì ngành giáo dục
phải xem xét toàn bộ, xử lí nghiêm tất cả các trường hợp và không thể né tránh.
Lâu nay ta vẫn nói đến con số, thành tích đẹp của kỳ thi tốt nghiệp nhưng xã hội
vẫn lo lắng, không an tâm là vì những tiêu cực như thế. Dẫu thế nào hành động
của em đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục nói riêng và xã
hội nói chung.

Hơn nữa, bản thân người đưa clip muốn tố cáo thực trạng
ở địa phương thì phải xem xét, giải quyết thỏa đáng cho họ.

Cũng là một trường dân lập có nhiều học sinh yếu
kém. Hàng năm trường và bản thân ông có chịu áp lực về chỉ tiêu đỗ tốt nghiệp
của học sinh?

- Trường không hề có áp lực. Chúng tôi luôn chuẩn bị
tâm lý cho học sinh, giáo dục cho các em ý thức tự học và thích học. Người thầy
sẵn sàng theo trò đến tiết 6 và các em vẫn ngồi hứng thú nghe giảng.

Kết quả đến bao nhiêu lại là nỗ lực của học sinh. Phải
công nhận rằng có một bộ phận học sinh hưởng lợi vì sự không nghiêm túc trong
phòng thi. Nhìn lại các năm vừa qua kết quả của học sinh trường tôi bao giờ cũng
thấp.

Cảnh lộn xộn trong phòng thi tốt nghiệp thuộc hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, Hà Nội (Ảnh cắt ra từ clip).

Quy chế thi phải sửa

Việc mang bút quay vào phòng thi ghi lại cảnh tiêu
cực của em học sinh đã vi phạm quy chế thi. Nhưng nếu không mang, có cách nào để
em tố cáo tiêu cực không thưa ông?

Cái đó khó nếu không mang bút quay. Đã đến lúc quy chế
thi phải sửa bởi nếu không em nói sai thì em phải bị xử lí, cứ như vậy xã hội sẽ
rối lên.

Cách giáo dục của chúng ta đang để học sinh bị trượt
đi. Học sinh có 3 cái yếu: yếu kiến thức cơ bản, không có nề nếp học và năng lực
tư duy, không tin ở mình. Các em luôn trông chờ và làm theo khuôn mẫu.

Có 3 loại học sinh: 10% học rất giỏi, tự giác, rất
tuyệt vời. Và chúng ta thường chỉ khoe con số này thôi. 20% đến 40% các em sinh
ra trong những gia đình có nề nếp, bố mẹ và gia đình biết hướng con đến phát
triển năng lực và tự tin.

Nhưng con số còn lại là những em yếu kém. Đó mới là
điều đáng lo ngại. Vì cần bằng cấp mà dẫn tới chuyện gian dối thi cử. Khi anh
kém năng lực sẽ tìm nhiều thủ đoạn để tiến thân, nhân dần những tiêu cực lên.

Giáo dục phải giúp học sinh tự học. Không có cách nào
nhồi nhét kiến thức vào đầu các em được. Cần phải làm cho học sinh hiểu rằng đã
học thì phải có thi, kiểm tra. Hiện nay vì tỉ lệ đỗ cao mà có người bàn đến bỏ
thi.

Không được, không đúng quy luật phát triển và quy luật
nhận thức. Bởi muốn nhận thức được thì phải có kiểm tra, đánh giá. Từ phổ thông
đến đại học, nếu không kiểm tra sẽ bộc lộ nhiều hạn chế.

Vai trò người thầy, thực sự đối mới phương pháp. Thầy
giỏi phải biết khuyến khích, khích lệ học sinh từ chỗ không thích học, chán học,
sợ học tới chỗ các em thích học và học được. Cách giáo dục hiện nay là "căng dây
thẳng hàng", không vượt qua thì bị hất lại.

Sự việc ở Bắc Giang dù chỉ cá biệt nhưng lại phản ánh
một xu thế là chuyện chạy theo thành tích. Những năm 2007 – 2008 ta đã làm cuộc
vận động "hai không". Xã hội rất phấn khởi dù thành tích của học sinh giảm xuống
rõ rệt. Sau rồi lại thôi (?!)

Vậy phải làm như thế nào để có một kỳ thi nghiêm
túc, thưa ông?

- Không phải đến lúc thi mới làm. Như thế là hỏng. Từ
người học, người thầy, người quản lí và xã hội phải thay đổi từ trong nhận thức.

Nhưng để tổ chức một kỳ thi nghiêm túc cần xem xét đầu
tiên là ra đề thi. Tôi muốn Bộ GD-ĐT cải cách đề để các em không có chỗ nào mà
dùng "phao", thậm chí ta cho các em thoải mái mang tài liệu vào. Hiện nay vì
trình độ học sinh thấp mà những loại bài như thế này được ra còn rất hạn chế.

Cách thi tốt là phải đánh giá được năng lực tư duy của
học trò, cách giải quyết những vấn đề chứ không phải khối lượng trí nhớ, kiến
trức. Nếu như thế chỉ cần lên Internet, google sẽ ra hết. Kiểu thi hiện nay đòi
hỏi phải học vẹt, hỏi lại vì sợ học sinh không làm được bài dẫn đến các em dở
tài liệu, quay cóp.

Đề thi thay đổi nhưng ngay từ đầu năm cách thi đã phải
được đưa ra để các trường đánh giá, kiểm tra và học trò làm quen. Với trình độ
công nghệ hiện nay, không chỉ riêng đề trắc nghiệm mà ngay cả đề tự luận cũng có
những cách để học sinh không thể quay cóp được.

Xã hội cũng phải nhìn nhận lại. Không nên vì những con
số thành tích. Cuộc đời mỗi con người nếu muốn có kiến thức thì phải tự học. Cứ
xác nhận cho các em hết lớp 12 là được rồi, sẽ không còn căng thẳng nữa. Nhà
tuyển dụng họ căn cứ vào khả năng thực tế để tuyển dụng.

Yêu cầu "đổi mới, cải cách" đang rất bức thiết. Và nếu
kỳ thi tốt nghiệp năm sau ta không làm được nghiêm túc tức đã thất bại rồi.

- Cảm ơn ông!

  • Văn Chung (thực hiện)

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/75669/doi-ngo-da--no---dung-doi-den-2015.html

Công an cử người bảo vệ thí sinh quay clip gian lận thi cử

Posted: 09 Jun 2012 12:05 AM PDT

(TNO) Sáng nay 8.6, Công an H.Lục Nam cho biết công an đã bố trí người bảo vệ thí sinh quay clip tiêu cực ở Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (H.Lục Nam, Bắc Giang) để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

Sẽ cung cấp cho công an 6 clip gian lận thi cử
"Bật mí" cách quay clip gian lận thi tại Trường Đồi Ngô
Có cần thi tốt nghiệp THPT?
Lắp camera trong phòng thi để hạn chế tiêu cực
Phanh phui tiêu cực vì quá bức xúc
Thí sinh quay clip gian lận thi cử khủng hoảng tinh thần
Thi tốt nghiệp THPT: Gian lận nghiêm trọng ở Bắc Giang
Học sinh ngang nhiên quay cóp, giám thị tích cực ném “phao” tiếp sức

gian lận thi cử ở đồi ngô
Hình ảnh quay cóp trong phòng thi tại Trường THPT dân lập Đồi Ngô – Ảnh chụp từ clip

Trước đó, Công an H.Lục Nam đã mời thí sinh này lên làm việc.

Về phần thí sinh quay clip, thí sinh này cho biết, hôm nay tinh thần em cũng đã khá hơn nhiều sau nhiều ngày chịu áp lực từ phía gia đình, bạn bè, thầy cô giáo.

"Cũng có một số bạn bè gọi điện đến trách móc nhưng sau lại động viên em vững vàng vượt qua", thí sinh cho hay.

Theo thí sinh này, dù năm nay có đỗ tốt nghiệp THPT em cũng không thi vào trường đại học, cao đẳng nào vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và lực học của em cũng không thật sự tốt. Tuy nhiên, thí sinh này vẫn hy vọng bài thi của mình được chấm điểm và công nhận kết quả thi.

Lê Quân – Đan Hạ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120608/cong-an-cu-nguoi-bao-ve-thi-sinh-quay-clip-gian-lan-thi-cu.aspx

Thêm clip giải bài tập thể ở Bắc Giang

Posted: 09 Jun 2012 12:05 AM PDT

Vụ vi phạm quy chế thi nghiêm trọng tại trường THPT Đồi Ngô:

Thêm clip giải bài tập thể ở Bắc Giang

TTO – Ngày 8-6, thêm một clip chứng minh sự lộn xộn của kỳ thi tốt nghiệp THPT tại phòng thi số 8 ở trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) trong buổi thi môn toán được tung lên mạng.

Đoạn clip được cho là ghi lại một phần buổi thi môn Toán tại phòng thi số 8 Hội đồng thi trường THPT dân lập Đồi Ngô vừa được thầy Đỗ Việt Khoa gửi đến Tuổi Trẻ Online (Clip gốc gồm bốn đoạn, mỗi đoạn chừng 300-400MB).

Sốc với clip tiêu cực thi ở Bắc Giang
Lộ tẩy quay cóp: sẽ mở rộng xem xét sai phạm
Coi thi nghiêm túc, khó có gian lận

Clip quay cảnh "quay cóp" của thí sinh tại phòng thi Đồi Ngô tung lên mạng ngày 5-6 - Ảnh: chụp từ clip

Trong clip này, cảnh tượng lộn xộn được tái hiện rõ ràng ở toàn bộ phòng thi với sự vi phạm ngang nhiên của cả giám thị và thí sinh.

Sự có mặt của hai giám thị hoàn toàn không làm thí sinh có thoáng chút e dè nào khi sử dụng tài liệu để quay cóp. Cả hai giám thị đã cố tình làm ngơ trước mọi diễn biến của phòng thi, bất chấp những quy chế thi hiện hành đã bị vi phạm nghiêm trọng.

Những tập tài liệu được kín đáo đặt dưới các tờ giấy thi, nhưng ở một số bàn, thí sinh còn ngang nhiên đặt tờ giải bài thi ở giữa ghế để tiện cho cả hai người ngồi cùng bàn chép cho… chuẩn.

Dễ dàng thấy giám thị số 2 ngồi phía cuối phòng thi rất đúng vị trí, giám thị 1 cũng liên tục rảo bước khắp phòng, nhưng hoàn toàn không một lời nhắc nhở trước sự ngang nhiên quay cóp của thí sinh.

Bất ngờ hơn, khi ở cuối đoạn clip có sự xuất hiện một giáo viên (được cho là giáo viên của trường THPT Đồi Ngô ở lại trường làm công tác phục vụ thi) mặc váy đỏ thong thả đến từng bàn thu lại tài liệu của thí sinh để "cất hộ" vào trong túi tài liệu dạng "hồ sơ".

Hành động "kỳ quặc" và vi phạm quy chế một cách khó tưởng tượng này thậm chí vẫn diễn ra dưới sự chứng kiến của hai giám thị phòng thi.

Theo thầy Khoa, clip tiếp sau môn Toán và Hóa sẽ được công bố có thể là môn Văn. "Trong clip môn thi Văn, sẽ có cảnh học sinh ngang nhiên đi lại trong phòng thi như đi chợ", ông Khoa nói.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/495793/Them-clip-giai-bai-tap-the o-Bac-Giang.html

Nỗi lòng nhức nhối của giám thị coi thi

Posted: 09 Jun 2012 12:04 AM PDT

Nỗi lòng nhức nhối của giám thị coi thi

TTO - Dư âm của kỳ thi tốt nghiệp năm nay đọng lại trong lòng mỗi giáo viên làm nhiệm vụ coi thi hóa ra không phải là sự nhẹ nhõm vì đã "hoàn thành nhiệm vụ" mà là nỗi nhức nhối.


Các bản sao bài giải từ ngoài chuyển vào cho thí sinh – Ảnh tư liệu

Coi thi nghiêm túc, khó có gian lận

Sao có thể làm ngơ khi mình đang ở trong môi trường mà cái sai, cái lệch lạc, cái xấu xí ngày mỗi nhiều lên, đến mức trong mỗi cuộc gặp mặt, hễ nghe ai đó nói về những vấn nạn của giáo dục hiện nay, giáo viên chúng tôi lại phải ngó lơ, bàn lảng và nói tránh sang chuyện khác.

Hóa ra giám thị coi thi thời nay không đơn thuần chỉ làm đúng quy chế, đúng quy trình, đúng nhiệm vụ đã được tập huấn mà còn phải có nhiệm vụ theo dõi xem thí sinh có làm được bài không.

Không có văn bản nào ban hành nhưng ai cũng biết ngấm ngầm với nhau rằng hội đồng thi của mình cần phải làm gì để góp phần nâng cao con số phần trăm tốt nghiệp của kỳ thi tốt nghiệp.

Trả lời báo chí sau kỳ thi tốt nghiệp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Mục đích của kỳ thi không phải để đánh trượt thí sinh mà là đánh giá trình độ HS, chất lượng giáo dục, tác động trở lại của kỳ thi đối với việc dạy và học trong nhà trường".

Hẳn nhiên, là người "trồng cây" ai cũng muốn có mùa quả tốt, nhưng phải là thứ quả kết được từ suốt mùa gieo hạt chứ không phải thứ quả được "bơm thuốc" để thổi phồng lên chín rộ như hiện nay. Nên việc đánh giá trình độ học sinh và chất lượng giáo dục không có nghĩa là cho tất cả học sinh đậu hết.

Hãy biết làm một cái cần gạt cần thiết để cho ra những sản phẩm đúng với chất lượng phù hợp với tiêu chí mà ngành giáo dục đã đề ra.

Và quan trọng nhất là thái độ dạy - học của giáo viên và học sinh. Làm sao dạy khi mà cuối cùng các con số chỉ tiêu được lấy ra làm áp lực cho mỗi kỳ đánh giá thi đua của mỗi người thầy?

Quá trình dạy học, thầy giáo sẽ đánh giá theo đúng năng lực tiếp thu của học trò, từ đó có kết quả xếp loại cuối cùng. Nhưng sẽ rất khó yên ổn cho người dạy nếu các con số thống kê ấy thấp so với chỉ tiêu đề ra.

Báo chí đã từng phanh phui quá nhiều trường hợp học sinh ngồi nhầm lớp, nhưng để có một bản báo cáo "đẹp", người ở dưới cùng cái đe là giáo viên buộc phải nâng đủ số điểm cho học trò mình lên lớp, dẫu biết đó là điều mình đã làm khó đồng nghiệp mình cho năm học sau. Không ai sung sướng gì khi phải dạy những học sinh liên tục được "đôn" từ lớp này lên lớp khác để rồi cuối cùng ngồi "như vịt nghe sấm" trong những giờ học của mình cả.

Đã có thầy giáo dạy ở vùng quê nói với tôi: "Thầy cô cứ thử về dạy vùng quê chúng tôi đi, dỗ cho chúng đi học đã khổ lắm rồi, ngồi trong lớp chúng không hiểu gì cả, dạy càng khổ hơn mà cho ở lại lớp thì không được. Mấy năm trước còn đưa việc thi tốt nghiệp ra dọa chúng học, giờ thi cử đậu cả 100% thế này không biết làm sao dạy cho được đây".

Ở cương vị người thầy, chúng tôi luôn muốn học sinh mình được dạy dỗ một cách nghiêm túc và nhận kết quả thật sự là của mình.

Ở vị trí của một người làm nhiệm vụ coi thi, chúng tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Đặng Đình Đại, hiệu trưởng Trường THPT Vạn Xuân, Hà Nội: "Những người như tôi đều hiểu rất rõ một điều nếu người lớn chúng ta làm nghiêm túc thì thí sinh khó có thể gian lận. Làm nghiêm túc không có gì ghê gớm mà chỉ là làm đúng quy chế, đúng quy trình, đúng nhiệm vụ đã được tập huấn" (Coi thi nghiêm túc, khó có gian lận, Tuổi Trẻ 7-6-2012)

Như vậy, không phải giáo viên chúng tôi không nhận ra những vấn đề tiêu cực trong thi cử, cũng không phải chúng tôi không biết làm sao để hạn chế những tiêu cực ấy. Cơ bản là chúng tôi vẫn cứ phải làm người cuối cùng trên cái đe.

Chừng nào các bản báo cáo còn đưa các con số thống kê ra làm chỉ tiêu thi đua thì chừng đó sự dối trá trong giáo dục vẫn còn là một vấn nạn.

LÊ THƯỜNG XUÂN

Cách thi Việt Nam: chỉ ở mức kiểm tra trí nhớ

Tôi vừa trải qua một kỳ thi ở Singapore vào đầu tháng 6. Trong kỳ thi, thí sinh được mở sách, được mang theo máy laptop kết nối internet để tìm tài liệu trả lời cho các câu hỏi. Điều cấm duy nhất là trao đổi ý kiến với người khác trong giờ thi.

Trong quá trình học cũng vậy, mỗi bài giảng kèm 10 câu hỏi được cho trước và học viên phải trả lời hết vào cuối thời gian ấn định. Nương theo các câu hỏi, người học phải đọc từng chi tiết trong bài giảng mới tìm ra được câu trả lời đúng.

Mặc dù học và thi “dễ” như vậy nhưng nếu học không kỹ thì chắc chắn thí sinh không biết đường trả lời, không biết tài liệu nào để xem. Vấn đề quan trọng là các câu hỏi được sắp đặt để nối kết các bài vở với nhau. Thí sinh buộc phải có kiến thức tổng quát, định vị được thông tin nằm trong bài học nào, liên quan đến các bài khác ra sao. Mục tiêu của việc thi cử là để đánh giá kiến thức, cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề được đặt ra.

Cách thi của Việt Nam hiện nay phù hợp với “test” trí nhớ chứ không phải thi kiến thức hay khả năng giải quyết vấn đề. Lượng bài vở quá nhiều, cách học và cách thi hầu như đòi hỏi học sinh phải học thuộc lòng (ngay cả môn văn!). Những thí sinh không thuộc hết bài vở nên phải dùng đến tài liệu quay cóp để đối phó với kỳ thi. Điều này dẫn đến thất bại trong mục tiêu đánh giá năng lực học sinh.

Với cách đánh giá năng lực này, hầu hết học sinh sau khi ra trường phổ thông không vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống, không có kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế và tệ hại hơn, đó là hình thành thói dối trá ngay từ khi còn đi học.

Giáo dục học sinh phổ thông cần đi vào 2 trọng tâm: Giáo dục nhân cách và cung cấp kiến thức (trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề). Giáo dục nhân cách thì được dạy từ mẫu giáo, học đến đâu thực hiện đến đó. Trẻ con thể hiện được nhân cách ngay từ nhỏ. Nếu giáo dục tốt mảng này, xã hội sẽ văn minh trong đối xử, chống tệ nạn xã hội. Giáo dục kiến thức và quan trọng hợn, cách xử lý vấn đề nhằm tăng cao năng lực sáng tạo, phát triển con người, hình thành lớp người tài trí để phục vụ xã hội. Ngành giáo dục Singapore đang thực hiện rất tốt hai trọng tâm này.

Thiết nghĩ, ngành giáo dục nên thay đổi tư duy về học tập và thi cử. Không nên nhồi nhét và đánh đố trí nhớ các em. Cần phải hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, biết tìm đúng cái mình cần. Như vậy ngay cả việc cho phép sử dụng “phao” thi thì hiệu quả phân loại học tập cũng không bị ảnh hưởng.

BS. PHAN XUÂN TRUNG (phanxuantrung@…)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/495712/Noi-long-nhuc-nhoi-cua-giam-thi-coi-thi.html

Có cần thi tốt nghiệp THPT?

Posted: 09 Jun 2012 12:04 AM PDT

Nhiều ý kiến đặt ra liệu có cần một kỳ thi tốt nghiệp THPT còn nhiều vấn đề như hiện nay hay không sau vụ gian lận nghiêm trọng ở Bắc Giang năm nay và việc các tỉnh ĐBSCL bắt tay nhau chấm lỏng ở năm trước?

Vấn nạn thành tích
 Phanh phui tiêu cực vì quá bức xúc
Học sinh ngang nhiên quay cóp, giám thị tích cực ném “phao” tiếp sức

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trịnh Ngọc Thạch (ảnh) – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Tôi tin rằng còn nhiều nơi có tiêu cực mà chúng ta chưa phát hiện ra thôi".

thi tốt nghiệp THPT
Kỳ thi tốt nghiệp THPT khiến phần đông học sinh cảm thấy căng thẳng – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Năm nào sau kỳ thi cũng có chuyện tiêu cực xảy ra. Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc xem lại cách thức tổ chức kỳ thi này và đặt vấn đề liệu có nên tiếp tục duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa hay không. Ý kiến của ông ra sao?

 


Đánh giá 12 năm học bằng một kỳ thi dứt khoát sẽ có lỗ hổng và tôi đảm bảo rằng không thể chính xác

Duy trì hay bỏ đều có lý của nó. Duy trì cũng có lý của nó chứ không phải vì tiêu cực mà bỏ. Chỉ có điều làm thế nào để không gây áp lực cho nhà trường, học sinh và phụ huynh. Nhưng cái quan trọng hơn là đánh giá đúng chất lượng dạy học, thực lực của học sinh.

Tôi cho rằng Bộ GD-ĐT phải có đánh giá hết sức nghiêm túc về chất lượng, hiệu quả của kỳ thi này. Trên cơ sở đó nhanh chóng đưa ra những quyết sách phù hợp. Nếu thực sự thấy kỳ thi bộc lộ nhiều tiêu cực, hình thức, nhiều cái dở, gây cản trở, khó khăn quá nhiều cho các địa phương thì nên bỏ.

Còn tổ chức thi tốt nghiệp như vậy thì không chỉ Bắc Giang mà rất nhiều nơi khác còn có biểu hiện chống đối.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng không nước nào là không tổ chức thi để lý giải cho sự tồn tại của kỳ thi căng thẳng, tốn kém này. Ông có nghĩ như vậy không?

Thi ở nước ta rất khác ở chỗ, ở ta vẫn lấy cái mốc thi cử để đánh giá kết quả. Cái đó không có gì sai nhưng quá coi trọng kỳ thi để đánh giá kết quả là có vấn đề. Đặc biệt cứ lấy điểm cao, thành tích cao mà đánh giá chất lượng giáo dục là rất nguy hiểm. Không phải thi phổ thông đâu, cử nhân, thạc sĩ… cũng vậy, cứ điểm cao là thành tích cao.

Đánh giá 12 năm học bằng một kỳ thi dứt khoát sẽ có lỗ hổng và tôi đảm bảo rằng không thể chính xác.

Vậy theo ông có cách nào để đảm bảo chất lượng dạy học nếu không có kết quả thi cử để đánh giá?

Cách hay nhất là cứ đánh giá thật chặt kết quả học tập của từng năm, việc kiểm định, đánh giá được làm một cách thường xuyên, liên tục thì cả một quá trình chỉ cần xét tốt nghiệp là được.

 

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Phải làm rõ vì danh dự của ngành giáo dục

Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội chiều 7.6, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ĐBQH tỉnh Bắc Giang, cho biết: "Tôi vừa mới đi công tác nước ngoài về sáng nay (7.6 – PV) thì thấy đài truyền hình có đưa tin và nói thật là tôi thấy rất giật mình vì lâu nay Bắc Giang không có chuyện như vậy. Tôi có hỏi thì họ nói đã họp hội đồng chỉ đạo tuyển sinh của toàn tỉnh và đang chỉ đạo để xác minh tất cả các vấn đề đó và sẽ có thông báo chính thức". Phó thủ tướng cũng cho biết, chiều 7.6 mới hẹn gặp Bộ trưởng

GD-ĐT để nghe báo cáo thêm. "Nguyên tắc là trách nhiệm thi ở địa bàn nào thì hội đồng ở tỉnh đó phải làm rõ vì đó là danh dự của ngành giáo dục. Nếu thiếu sót thì phải nhận và không phải thì phải có ý kiến chính thức" – Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Tuệ Nguyễn

 

 

Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm trong toàn ngành

Chiều 7.6, bên hành lang Quốc hội, nhiều phóng viên đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xung quanh vụ việc tiêu cực thi cử ở Bắc Giang. Cuối giờ chiều cùng ngày, Văn phòng Bộ GD-ĐT đã gửi công văn kèm nội dung trả lời chính thức của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rất nhiều báo, trong đó có Thanh Niên. Nội dung văn bản trên như sau:

Vi phạm ở Hội đồng thi tốt nghiệp Trường THPT dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang là nghiêm trọng. Bộ GD-ĐT đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Sở GD-ĐT Bắc Giang và các cơ quan chức năng khẩn trương xác minh để sớm có kết luận và xử lý nghiêm theo quy chế hiện hành, đồng thời công khai trên công luận. Chúng tôi sẽ cùng tỉnh Bắc Giang phân tích kỹ vụ việc này để rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

Về việc cháu học sinh quay phim, tôi nghĩ: Việc này chủ yếu là việc của người lớn. Các cháu học sinh còn nhỏ tuổi, nghĩ chưa tới, nên dễ bị lôi kéo làm việc sai. Nếu theo quy chế về thi tốt nghiệp THPT, thì việc các cháu làm như vậy là vi phạm quy chế. Nhưng việc xử lý các cháu như thế nào cần phải cân nhắc theo hướng: giúp các cháu nhận ra sai phạm, làm bài học và nhằm mục đích giúp các cháu trở thành người tốt.

Về việc phát tán trên mạng nhiều đoạn phim làm cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp khó khăn, đồng thời ảnh hưởng không tốt tới nhận thức và suy nghĩ của người xem, nhất là các cháu học sinh còn nhỏ tuổi. Do vậy, theo tôi, chúng ta không nên hướng sự quan tâm thái quá đến các đoạn phim như thế này. Nếu nhận được các đoạn phim tương tự, chúng tôi sẽ xem xét, xác minh và xử lý theo đúng quy định.

 

Nên xem như là kỳ thi học kỳ 2

"Tôi cho rằng không nên bỏ kỳ thi này nhưng không nên làm như hiện nay. Và cũng xin khẳng định là không nước nào trên thế giới có cách làm kỳ lạ như chúng ta đang làm đối với kỳ thi này. Đã đến lúc phải xem nó như một kỳ thi học kỳ 2 của năm học cuối cấp THPT, địa phương tự tổ chức, tự ra đề, Bộ GD-ĐT chỉ duyệt phương án, duyệt đề thi để xem nó có phù hợp với điều kiện dạy và học, điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương đó hay không mà thôi. Thay vào đó, Bộ phải xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá, kiểm tra cả quá trình dạy và học chứ không thể quản chất lượng giáo dục bằng một kỳ thi".

Phó giáo sư Văn Như Cương
Hiệu trưởng Trường phổ thông Lương Thế Vinh, Hà Nội

Nâng cao chất lượng thi đầu vào ĐH

"Để một kỳ thi diễn ra nghiêm túc thì con người là yếu tố quyết định, mỗi thầy cô giáo phải thực hiện đúng với đạo đức nghề nghiệp. Đã đến lúc nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp bậc THPT và nâng cao chất lượng của kỳ thi đầu vào của các bậc học cao hơn".

Nguyễn Hoàng Minh
Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Trí Đức (Q.Tân Phú, TP.HCM)

Xét quá trình học 3 năm để đánh giá

"Các chủ tịch hội đồng thi nếu nghiêm túc thì không một giám thị nào dám làm sai quy chế. Một kỳ thi mà năm nào tỷ lệ đậu cũng hơn 90% thì cũng nên làm cho nó nhẹ nhàng hơn và đỡ tốn kém bằng cách xét quá trình học của học sinh trong 3 năm để đánh giá cho các em hoàn thành bậc học này như đối với bậc tiểu học, THCS".

Kim Vĩnh Phúc
Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM)

Tuyết Mai – B.Thanh (ghi)

 

Bằng tú tài ở các nước

Anh: Bậc trung học chia làm 2 giai đoạn: Lớp 7-9, sau đó học sinh ở lứa tuổi 16 học chương trình GCSE (General Certificate of Secondary Education) gồm 10 môn, thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp trung học. Thang điểm đánh giá kết quả thi là từ A* đến G. Học sinh thi bằng GCSE với số điểm từ A* đến C ở 5 môn học trở lên, có thể học tiếp 2 năm chương trình A – level (lớp 11-12). Chương trình được chia thành AS và A2: Bậc AS học sinh chọn từ 4 đến 6 môn và thi cuối năm học thứ nhất. Bậc A2 học sinh chọn ra 3 môn của bậc AS để học tiếp và thi vào cuối năm học thứ hai. Thang điểm đánh giá đạt kỳ thi AS cộng với A2 từ A đến U là kết quả của chứng chỉ A hoàn chỉnh. Đây là điều kiện để vào ĐH.

Canada: Bậc trung học đến lớp 11, 12 hoặc 13 tùy theo các tỉnh bang. Không có kỳ thi tốt nghiệp phổ thông mà học sinh sẽ thi các môn học vào cuối năm như kỳ thi hết học kỳ. Sau đó, học sinh có thể theo học ĐH, CĐ hay CĐ nghề.

Mỹ: Nếu hoàn thành chương trình học của tất cả 12 lớp, học sinh có bằng tốt nghiệp trung học (high school diploma). Ngoài ra ở Mỹ còn có chương trình tú tài quốc tế (IB), học sinh phải thi 6 môn và công tác phục vụ cộng đồng. Những lợi ích của IB là được công nhận trên thế giới, có một số môn không phải học khi lên ĐH…

Các nước châu Âu: Theo tài liệu của Bộ Giáo dục Pháp, tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đều cấp bằng cho học sinh tốt nghiệp chương trình phổ thông với nhiều hình thức khác nhau. Bằng tú tài được xem là "vé thông hành" chính yếu nhất để vào ĐH. Riêng tại Tây Ban Nha, bằng được xét cấp theo điểm số trung bình tất cả các môn của năm cuối cấp (tương đương lớp 12 của Việt Nam). Sau đó, học sinh sẽ trải qua kỳ thi Selectividad, phải đạt ít nhất điểm trung bình để được nhận vào bậc học cao hơn.

T.Ngân – Lan Chi (tổng hợp)

 

Tuệ Nguyễn (thực hiện)

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120607/Co-can-thi-tot-nghiep-THPT.aspx

Việt Nam sắp xuất bản sách giáo dục điện tử

Posted: 09 Jun 2012 12:02 AM PDT


Lễ ký kết hợp đồng hợp tác xuất bản sách giáo dục điện tử đầu tiên tại Việt Nam.

 

Theo đó, hai bên sẽ xuất bản các loại sách, giáo trình điện tử theo quy định của Bộ Giáo dục Việt Nam từ cấp mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT với các loại sách Giáo dục, Tài liệu học tập và các chương trình phần mềm hỗ trợ giảng dạy, các chương trình số hóa sách giáo dục, tài liệu học tập để dùng cho các cấp học khác nhau của Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên việc xuất bản sách giáo dục, tài liệu giảng dạy và xây dựng các chương trình phần mềm, số hóa sách giáo dục được thực hiện ở Việt Nam.

Theo lãnh đạo công ty AIC, đơn vị này đã tham khảo, học hỏi kinh nghiệm xuất bản sách điện tử của nhiều nước trên thế giới. Việc triển khai xuất bản sách điện tử và các phần mềm hỗ trợ giáo dục ở Việt Nam sẽ được thực hiện bằng các chuyên gia có kinh nghiệm giỏi của Việt Nam và nước ngoài với các công nghệ tiên tiến trên thế giới, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, trước mắt từ nay tới cuối năm hai bên sẽ hoàn thiện việc xây dựng ý tưởng và chương trình phần mềm đào tạo tiếng Anh cho cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Cụ thể, từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2013 sẽ hoàn thiện xây dựng phần mềm để dạy cho các môn học khoa học tự nhiên cho các cấp học phổ thông khác nhau song song với việc đưa vào thử nghiệm tại một số trường học.

Đồng thời phối hợp xuất bản các tài liệu, sách giáo dục mới tương ứng với các phần mềm mà hai bên đã xây dựng.

Dự kiến, đến năm 2015 sẽ hoàn thành số hóa các môn học còn lại cho các cấp học khác nhau và xuất bản các tài liệu có liên quan.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-604350/viet-nam-sap-xuat-ban-sach-giao-duc-dien-tu.htm

Tuyệt đối không được sửa chữa hướng dẫn chấm thi

Posted: 09 Jun 2012 12:02 AM PDT

(GDTĐ)- Triển khai chấm thi tốt nghiệp THPT 2012, Bộ GDĐT yêu cầu các sở GDĐT Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng thực hiện nghiêm túc các quy định, trong đó nhấn mạnh, trong mọi trường hợp, tuyệt đối không được sửa chữa, thay đổi hướng dẫn chấm thi của Bộ.
Cùng với việc quán triệt quy định về chấm thi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành và các văn bản hướng dẫn tổ chức chấm thi của Bộ tới tất cả các thành viên của Hội đồng chấm thi và các lực lượng liên quan đến công tác chấm thi, Bộ GDĐT yêu cầu sở GDĐT Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm túc các sai phạm chấm thi theo Quy chế và quy định của pháp luật.

Bố trí bộ phận làm phách bài thi của các môn tự luận độc lập với các tổ chấm thi, đảm bảo an toàn, bảo mật, đáp ứng tiến độ chấm thi; thực hiện đúng nguyên tắc cán bộ làm phách không được tiếp xúc với bài thi của học sinh ở trường phổ thông nơi mình đang công tác, giảng dạy.

Tổ chức cho các tổ chấm thi nghiên cứu, thảo luận hướng dẫn chấm thi của Bộ và thực hiện chấm chung theo quy định của quy chế thi.

Thực hiện đúng quy định chấm hai vòng độc lập, bố trí giám khảo chấm hai vòng ở các phòng chấm khác nhau và đảm bảo giám khảo không chấm bài thi tự luận của học sinh nơi mình đang công tác, giảng dạy. Trong quá trình chấm thi lưu ý phát hiện các sai phạm của thí sinh và giám thị trong các hội đồng coi thi để báo cáo các sở GDĐT xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của quy chế thi. Các thành viên của hội đồng chấm thi phải giữ bí mật các thông tin của hội đồng chấm thi, nội dung và kết quả điểm chấm các bài thi của thí sinh.

Bộ cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng quy định báo cáo tiến độ chấm thi theo ngày.

Trước đó, Bộ GDĐT cũng đã có văn bản gửi các sở GDĐT, Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng yêu cầu chậm nhất ngày 14/6/2012, các đơn vị phải gửi về Cục KTKĐCLGD danh sách Hội đồng coi thi; danh sách thí sinh dự thi; danh sách thí sinh vắng theo từng môn thi; kết quả quét bài thi gốc (kèm theo số báo danh, chưa kiểm dò, chưa sửa đổi, chưa chấm thi); biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu TLTN; kết quả bài thi chính thức đã chấm thi.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201206/Tuyet-doi-khong-duoc-sua-chua-huong-dan-cham-thi-1961682/

Bộ trưởng Giáo dục: Sẽ rút kinh nghiệm toàn ngành vụ Bắc Giang

Posted: 09 Jun 2012 12:01 AM PDT

- Trao đổi với VietNamNet chiều 7/6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận
nhìn nhận: sự cố tiêu cực ở Trường THPT DL Đồi Ngô (Bắc Giang) là vụ việc vi
phạm nghiêm trọng. Ông nói sẽ cùng tỉnh Bắc Giang phân tích kỹ vụ việc này để rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (Ảnh: Minh Thăng)

Theo Bộ trưởng, qua chứng cứ ban đầu thì Bộ đã chỉ đạo UBND tỉnh đã vào cuộc
rất quyết liệt, phối hợp cùng cơ quan chức năng để xem xét kết luận việc này
theo đúng quy chế.

Về phương án xử lý em học sinh đã quay clip, ông Luận cho rằng đây chủ yếu là việc của người lớn.

“Các cháu học sinh còn nhỏ tuổi, nghĩ chưa tới, nên dễ bị lôi kéo làm việc sai. Nếu theo quy chế về thi tốt nghiệp THPT, thì việc các cháu làm như vậy là vi phạm quy chế. Nhưng việc xử lý các cháu như thế nào cần phải cân nhắc theo hướng: Giúp các cháu nhận ra sai phạm, làm bài học và nhằm mục đích giúp các cháu trở thành người tốt” -  người đứng đầu ngành giáo dục nói.

Về thông tin còn có các clip khác có nội dung tương tự và tinh thần liệu có sẵn sàng nhận các clip này, ông Luận nhận định việc phát tán trên mạng nhiều video clip như vậy làm cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp khó khăn, đồng thời ảnh hưởng không tốt tới nhận thức và suy nghĩ của người xem, nhất là các học sinh còn nhỏ tuổi.

“Theo tôi, chúng ta không nên hướng sự quan tâm thái quá đến các video clip như thế này. Nếu nhận được các video clip tương tự, chúng tôi sẽ xem xét, xác minh và xử lý theo đúng quy định”.

 

“Còn việc chấm thi ở hội đồng thi thì sẽ có thanh tra kiểm tra, rà soát kỹ để
tránh tiêu cực” – Bộ trưởng khẳng định.

Chiều cùng ngày, Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về sự cố thi tốt nghiệp THPT ở Bắc Giang

  • Anh Vân

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/75571/bo-truong-giao-duc--se-rut-kinh-nghiem-toan-nganh-vu-bac-giang.html

Comments