Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Làm tốt công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT

Posted: 24 May 2012 11:13 PM PDT

(GDTĐ) – Chỉ còn 10 hôm nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc 2012 sẽ chính thức diễn ra. Cho đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị của các Sở GD-ĐT đã hoàn tất. Sau đây là ghi nhận tại một số địa phương về công tác chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này.

Lai Châu: Sở tăng cường GV bộ môn đến tận trường

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu, ông Hoàng Đức Minh cho biết năm nay tổng số thí sinh của Lai Châu  dự thi tốt nghiệp THPT là 2.319 em (nữ sinh có 998 em, 1.772 HS người dân tộc thiểu số), trong đó, GDTX có 802 thí sinh. Với số thí sinh dự thi như vậy nên Sở GD-ĐT Lai Châu đã bố trí tổng số 101 phòng thi, chia thành 7 cụm thi. 100% các Hội đồng thi đều có thanh tra coi thi cắm chốt.

Điều đặc biệt là năm nay Lai Châu không tổ chức bố trí cho HS ăn ở tại trường để ôn thi tốt nghiệp mà tổ chức bồi dưỡng HS tại trường. Sở tăng cường bố trí GV các bộ môn đến tận nơi ôn tập cho HS. Bởi rút kinh nghiệm năm ngoái, việc tập trung HS đông như vậy sẽ khiến cho công tác quản lý vất vả hơn. Song, nếu như năm ngoái Lai Châu chỉ có thêm 1 trường THPT mới thì năm nay có mới tới 3 trường, với hơn 100 HS dự thi. Cụ thể Trường THPT Dào San, giáp biên giới Trung Quốc, THPT Nậm Tăm- thuộc khu vực Sìn Hồ (có gần 50 HS), thứ 3 là THPT Mường Kim, diện khó khăn vùng 3, thuộc Than Uyên.

Chỉ đạo của Sở GD-ĐT Lai Châu là năm nay Sở chỉ tổ chức duy nhất một lần thi thử tốt nghiệp THPT cho HS. Ngoài ra các trường cũng tổ chức cho HS thi thử, tùy theo điều kiện từng trường. Ngoài HS các thành phố lớn có điều kiện học ngoại ngữ tốt hơn thì các em thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ, còn lại, HS vùng khó được thi thay thế. Tuy nhiên, ông Hoàng Đức Minh nhấn mạnh: Lộ trình đến năm 2014, Lai Châu sẽ không cho thi thay thế môn ngoại ngữ mà 100% HS thi ngoại ngữ tốt nghiệp. Cách làm này sẽ giúp HS không ỉ lại mà lười học ngoại ngữ. Vả lại, trong bối cảnh hiện nay, nếu giỏi ngoại ngữ sẽ giúp các em có cơ hội hội nhập tốt hơn.

Cần Thơ: Hơn 9.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Sở GD-ĐT TP Cần Thơ cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, tính cả thí sinh 2 hệ THPT và GDTX toàn thành phố có hơn 9.000 thí sinh đăng ký dự. Để chuẩn bị cho kỳ thi này, sở đã bố trí 391 phòng thi và trên 1.600 cán bộ phục vụ kỳ thi. Đến thời điểm này, thành phố đã hoàn tất các công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngành GD đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong thành phố để phục vụ kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng qui chế. Thành phố tổ chức thi ở 14 cụm trường, với 22 hội đồng coi thi. Năm nay Cần Thơ vẫn duy trì tổ chức thi theo cụm trường nhưng không tổ chức chấm bài chéo giữa các tỉnh, thành lân cận. Thí sinh hệ THPT và GDTX thi cùng một hội đồng thi nhưng đề thi, phòng thi riêng.

Theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, từ ngày 4 -18/6, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi. Trước ngày 24-6, các đơn vị cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh. Sở cũng yêu cầu, trước ngày 23-6, các đơn vị nộp danh sách thí sinh xin phúc khảo bài thi về Sở GD-ĐT TP. Tổ chức chấm phúc khảo bài thi chậm nhất ngày 28-6.

Kon Tum: Tăng 575 thí sinh so với năm ngoái

Ông Nguyễn Sỹ Thư, Giám đốc Sở GD-ĐT Kon Tum cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 toàn tỉnh có tổng số thí sinh dự thi là 4.391 (tăng 575 thí sinh so với năm 2011), bố trí ở 189 phòng thi. Trong đó, 3.652 thí sinh hệ THPT (864 thí sinh DTTS, tăng 244 thí sinh so với năm học 2011) và 739 thí sinh hệ GDTX (509 thí sinh DTTS, tăng 274 thí sinh so với năm 2011). Có 1.373 thí sinh là người dân tộc thiểu số. Số nữ sinh toàn tỉnh dự thi là 2.529 em. Cả tỉnh có 739 thí sinh thi môn thay thế. Có 1.579 thí sinh thi ngoại ngữ hệ 3 năm, còn hệ 7 năm có 2.073 thí sinh đăng ký dự thi. Tổng số cán bộ, GV làm nhiệm vụ ở các hội đồng coi thi là 680 người.

Nhằm tạo điều kiện về đi lại, ăn, ở, kinh phí và tâm lý cho thí sinh dự thi, Sở GD-ĐT đã thành lập 12 Hội đồng coi thi. Riêng hai đơn vị do số lượng thí sinh ít là trường PTDTNT Tu Mơ Rông có 70 HS, PTDTNT Kon Plông có 32 thí sinh nên phải tập trung dự thi tại HĐCT trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Đăk Tô) và THCS thị trấn Đăk Rve (Kon Rẫy).

Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường PTDTTN bố trí chỗ ăn, ở cho thí sinh là người DTTS trong thời gian thi. Tính đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã và đang được Ban chỉ đạo gấp rút triển khai và cơ bản hoàn thành theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Việt Hoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201205/Lam-tot-cong-tac-chuan-bi-thi-tot-nghiep-THPT-1961431/

33 đại học công bố tỷ lệ chọi

Posted: 24 May 2012 11:13 PM PDT

- Tính đến chiều 24/5 đã có 33 trường ĐH, Học viện công bố tỷ lệ chọi dự kiến. Điểm đáng lưu ý, nhiều ngành tuyển đào tạo ĐH năm nay có lượng hồ sơ đạt thấp, thậm chí chỉ nhận được 1 hồ sơ.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Chi tiết tỷ lệ chọi các trường:

Trường/Ngành
Tổng số hồ sơ ĐKDT
Chỉ tiêu tuyển mới
Tỷ lệ chọi dự kiến
ĐH Bách khoa Hà Nội
19.000
5.200
1/3,6
ĐH Ngoại thương
* Phía Bắc
* Phía Nam

10.400
3.500

2.500
900

1/ 4,16
1/3,88

ĐH Giao thông Vận tải
17.799
5.000 (Hà Nội: 3.500; TP.HCM: 1.500)
1/3,5
ĐH Sư phạm Hà Nội
16.300
3.060
1/5,3
Học viện Ngân hàng
* Khối A
* Khối D

10.000
8.768
1.333

2.100
200

1/ 4,1
1/6,6

Học viện Tài chính
* Khối A
* Khối D1
13.203
12.343
860
3.350
1/ 3,9
ĐH Kinh tế quốc dân
* Khối A
* Khối D

22.000
17.000
5000
4.500

1/ 4,8

ĐH Huế

* Trường ĐH Y – dược Huế

- Điều dưỡng
1.286
52
1/24,73
- Kỹ thuật y học

1/13,3
- Y học cổ truyền

1/ 11,87
- Răng – Hàm – Mặt

1/9,36
- Y tế công cộng

1/9,33
- Y đa khoa

1/6,18
- Y học dự phòng

1/5,9
- Dược học

1/5,75
* Trường ĐH Nông lâm, Khoa Luật, ĐH Kinh tế Huế đứng sau ĐH Y – dược về tỷ lệ “chọi”. Riêng các trường như ĐH Nghệ thuật, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học, Khoa Du lịch, Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có một số ngành tỷ lệ “chọi” nhỏ hơn 1 (số hồ sơ nộp vào ít hơn chỉ tiêu ngành).
ĐH Sư phạm TP.HCM

- Giáo dục quốc phòng – an ninh
12
120
1/0,1
- Sư phạm Nga
36
40
1/0,9
- Sư phạm Pháp
36
60
1/0,6
- Ngôn ngữ Nga
28
60
1/0,5
-  Ngôn ngữ Pháp
41
60
1/0,7
- Ngôn ngữ Trung Quốc
108
120
1/0,9
- Văn học
71
120
1/0,6
- Quốc tế học
87
110
1/0,8
ĐH Quy Nhơn
25.585, giảm 3.700 hồ sơ. Trong đó, khối A có 12.761 hồ sơ; khối B có 3.750 hồ sơ;  khối C có 3.393 hồ sơ; khối D1 có 3.936 hồ sơ; khối M có 1.198 hồ sơ; khối T có 542 hồ sơ và ít nhất là khối A1 chỉ có 3 hồ sơ
1/7,1
ĐH Đà Nẵng
52.270
11.220

* Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng
5.218
1.650
1/3,16
- Sư phạm tiếng Anh
663
175
1/3,79
- Sư phạm tiếng Pháp
17
35
1/0,49
- Sư phạm tiếng Trung quốc
23
35
1/0,66
- Ngôn ngữ Anh
2.818

730

1/3,86
- Ngôn ngữ Nga
42
70
1/0,60
- Ngôn ngữ Pháp

123

105
1/1,17
- Ngôn ngữ Trung quốc
401
140
1/2,86
- Ngôn ngữ Nhật
482
105
1/4,59
- Ngôn ngữ Hàn Quốc
398
70
1/5,69
- Quốc tế học
241
150
1/1,61
- Ngôn ngữ Thái Lan
10
35
1/0,29
* Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng
16.937
3.030
1/5,59
- Công nghệ Sinh học
435
70
1/6,21
- Công nghệ thông tin
2,234
230
1/9,71
- Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
63
60
1/1,05
- Công nghệ chế tạo máy
691
210
1/3,29
- Công nghệ vật liệu
50
60
1/0,83
- Quản lý công nghiệp
215
60
1/3,58
- Kỹ thuật cơ khí
811
130
1/6,24
- Kỹ thuật cơ điện tử
611
120
1/5,09
- Kỹ thuật nhiệt
194
170
1/1,14
- Kỹ thuật tàu thủy
67
60
1/1,12
- Kỹ thuật điện, điện tử
2.171
280
1/7,75
- Kỹ thuật điện tử, truyền thông
889
260
1/3,42
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
267
100
1/2,67
- Kỹ thuật môi trường
203
50
1/4,06
- Kỹ thuật dầu khí
430

60

1/7,17
- Công nghệ thực phẩm
855
90
1/9,50
- Kiến trúc
837
60
1/13,95
- Kỹ thuật công trình xây dựng
2.174
320
1/6,79
- Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
1.670
260
1/6,42
- Kỹ thuật xây dựng
550
60
1/9,17
- Kỹ thuật tài nguyên nước
47
60
1/0,78
- Kinh tế xây dựng
826
140

1/5,90

- Quản lý tài nguyên và môi trường
607
60
1/10,12
* Trường ĐH Kinh tế
13.692
1.900
1/7,21
- Kinh tế
366
270
1/1,36
- Quản trị kinh doanh

4.903

390
1/12,57
- Marketing
825
80
1/10,31
- Kinh doanh quốc tế
906
130
1/6,97
- Kinh doanh thương mại

745

80

1/9,31
- Tài chính Ngân hàng
1.833
300
1/6,11
- Kế toán
2.401

220

1/10,91
- Kiểm toán
470
110
1/4,27
- Quản trị nhân lực
366
70
1/5,23
- Hệ thống thông tin quản lý
88
100
1/0,88
- Luật
174
50
1/3,48
- Luật kinh tế
594

50

1/11,88
- Thống kê
21
50
1/0,42
* Trường ĐH Sư phạm
11.970
1.500
1/7,98
- Giáo dục Mầm non
1.427
100

1/14,27

- Giáo dục Tiểu học
2.541
100
1/25,41
- Giáo dục Chính trị

71

50
1/1,42
- Sư phạm Toán học
663
50
1/13,26
- Sư phạm Tin học
136
50
1/2,72
- Sư phạm Vật lý
457
50
1/9,14
- Sư phạm Hoá học
407
50
1/8,14
- Sư phạm Sinh học
637
50
1/12,74
- Sư phạm Ngữ văn
537
50
1/10,74
- Sư phạm Lịch sử
264
50
1/5,28
- Sư phạm Địa lý
289
50
1/5,78
- Việt Nam học
235

50

1/4,70
- Văn học
87

150

1/0,58
- Văn hoá học
23

50

1/0,46
- Tâm lý học
308

50

1/6,16
- Địa lý học
93
50
1/1,86
- Báo chí
467
50
1/9,34
- Công nghệ sinh học
829
60
1/13,82
- Vật lý học
47
50
1/0,94
- Hóa học
180

50

1/3,60
- Khoa học Môi trường
283

50

1/5,66
- Toán ứng dụng
142
100
1/1,42
- Công nghệ thông tin
373
150
1/2,49
- Công tác xã hội
132
60

1/2,20

- Quản lý tài nguyên và môi trường

1.394

50
1/27,88
* Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)
3.308
1.800
1/1,84
- Hệ thống thông tin quản lý
18
80
1/0,23
- Công nghệ sinh học
46

80

1/0,57
- Công nghệ Thông tin
501
120
1/4,18
- Công nghệ kỹ thuật kiến trúc

61

80

1/0,76
- Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
265
80
1/3,31
- Công nghệ kỹ thuật xây dựng
501
180
1/2,78
- Công nghệ kỹ thuật giao thông
147
120
1/1,23
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí
237
120
1/1,98
- Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
59
80
1/0,74
- Công nghệ Kỹ thuật ô tô
382
120
1/3,18
- Công nghệ kỹ thuật nhiệt
43
80
1/0,54
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

547

180
1/3,04
- Công nghệ kỹ thuật điên tử truyền thông
115
120
1/0,96
- Công nghệ kỹ thuật hoá học
30
80
1/0,38
- Công nghệ kỹ thuật môi trường
126
120
1/1,05
- Công nghệ thực phẩm
145
80
1/1,81
- Quản lý xây dựng
85
80
1/1,06
* Trường CĐ Công nghệ thông tin (ĐH Đà Nẵng)
466
780

- Quản trị kinh doanh
44
70
1/0,63
- Kế toán
62
200
1/0,31
- Khoa học máy tính
31
70
1/0,44
- Truyền thông và mạng máy tính
39
80
1/0,49
- Hệ thống thông tin
1
60
1/0,02
- Công nghệ thông tin
269
240
1/1,12
- Tin học ứng dụng
20
60
1/0.33
* Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum
679
560
1/1,21
- Quản trị kinh doanh
8
70
1/0,11
- Kế toán (C340301)
8
70
1/0,11
- Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
5
70
1/0,07
- Quản trị kinh doanh
128
70
1/1,83
- Tài chính Ngân hàng
108
70
1/1,54
- Kế toán (D340301)

223

70
1/3,19
- Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
102
70
1/1,46
- Kinh tế xây dựng
97
70
1/1,39
ĐH Công nghiệp Hà Nội
65.375
6.000
1/10
Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông
* Phía Bắc
* Phía Nam

 

1.950
650

 

1/3,2
1/3,8

ĐH Điện lực
13.228
1.600
1/ 8,2
ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam,
12.000
2.350
1/5,1
ĐH Vinh
20.100
4.515
1/ 4,4
ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
52.492
7.000
1/7,4
ĐH Thủy lợi
14.763
3.220
1/4,5
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
7.850
1.500
1/5,2

(Tiếp tục cập nhật….)

  • Nguyễn Hiền (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/73637/33-dai-hoc-cong-bo-ty-le-choi.html

Trào lưu du học để “trốn” thi đại học

Posted: 24 May 2012 11:12 PM PDT

Con "trốn" thi đại học, bố mẹ được "oai"

Những năm trở lại đây, số lượng học sinh cấp 3 từ Việt Nam đi du học tại các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới và trong khu vực như Mỹ, Anh, Nhật, Singapore, Trung Quốc… tăng đột biến.

Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GDĐT), nước ta hiện có trên 100.000 du học sinh theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc. Con số này đã tăng gấp 10 so với 10 năm trước.

Tuy nhiên với nhiều người, chuyện đi du học dường như đã không còn là dành cho những bạn hiếu học muốn học nâng cao ngành mình chọn nữa mà thay vào đó, đi du học lại được coi như cái phao cứu sinh cho những sĩ tử đã xác định là không có khả năng thi đại học hoặc trượt đại học.

 

Với gia cảnh giàu có cùng với việc mở cửa giáo dục ở các nước tiên tiến hiện nay đã khiến cho nhiều cậu ấm, cô chiêu coi đó là một cơ hội để thoát li khỏi việc học hành, thi cử trong nước. Họ cho rằng không thi đại học mà thay vào đó là đi du học sẽ sướng, sẽ không phải đối đầu với đối thủ, sẽ không phải lao đầu vào các lò luyện thi là hạnh phúc. Và đương nhiên với điều kiện gia đình tốt như vậy thì một xuất đi du học tự túc là không khó.

Về chuyện du học, nhiều bậc phụ huynh có tư tưởng lệch lạc về vấn đề này, nghĩ rằng con mình không học được ở Việt Nam thì sẽ học được ở nước ngoài; hoặc con mình ở nhà nghịch quá, tống sang bên kia sẽ ổn. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ phụ huynh muốn con cái đi du học nước ngoài để có "oai" với họ hàng, bè bạn.

Anh Phạm Mạnh Lộc (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Nhà tôi có mỗi thằng con trai, học hành lại không tốt lắm, chưa chắc đã đỗ ĐH ở Việt Nam nên cho nó sang Trung Quốc học. Tốt xấu gì thì cũng mang tiếng du học, sau này về nước có khi dễ xin việc hơn". Trước khi con trai tốt nghiệp cấp 3, anh Lộc đã lo cho con suất học bổng của một trường đại học thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), chỉ chờ tốt nghiệp xong là cậu con trai đi du học nước ngoài.

Tú, con trai anh Lộc, tỏ ra rất hào hứng với việc du học tự túc này, cậu cho biết "Cả lớp em đang ôn thi "kinh" lắm, lo thi tốt nghiệp với thi đại học, khối nọ khối kia. Có mỗi mình em thoải mái vì chẳng phải lo thi cử gì cả, bố em lo cho đi du học thì em cứ đi thôi. Với lại học ĐH ở Việt Nam khổ lắm, em không chịu được".

Cẩn thận tiền mất mà tật… con vẫn mang

Cho con đi du học có lẽ là việc khá dễ dàng với những phụ huynh có điều kiện kinh tế, tuy nhiên có một thực trạng đáng lo ngại là nhiều em do không thích nghi được với cuộc sống hoặc không theo được việc học, cộng với việc không có sự kèm cặp của gia đình, nên bỏ học không đến trường rồi bị trục xuất về nước.

Ở những nước có nên giáo dục tiên tiến, đầu vào đại học rất dễ nhưng để có được tấm bằng tốt nghiệp thì vô cùng khó. Với tầm hiểu biết không thi nổi đại học ở Việt Nam cộng với lối suy nghĩ đi du học thì chỉ là học qua loa chơi là chủ yếu thì việc nhiều bạn trẻ chỉ mới nhập học được nửa học kì đã bị đuổi về nước là điều dễ hiểu.

Như bạn Nguyễn Ngọc Tùng (Đống Đa, Hà Nội) được cha mẹ lo cho suất du học New Zealand, nhưng do học lực kém, khả năng giao tiếp tiếng Anh không tốt lại thích chơi hơn học, nên chưa đầy một học kỳ đã bị nhà trường đuổi học. Về nước, cậu lại được "mua" thêm một suất học bổng đi Úc vào một trường đại học không danh tiếng, và đến nay, sau 7 năm du học, Tùng vẫn chưa cầm nổi tấm bằng tốt nghiệp.

 

Ngoài ra việc chi tiêu cộng với tiền học ở nước ngoài là rất lớn. Nhiều gia đình có thể là khá giả ở Việt Nam nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng khốn đốn khi cho con đi du học. Một số gia đình lại cho rằng con em mình có thể đi làm thêm để tự trang trải, một suy nghĩ có phần chủ quan.

Điển hình như nước Mỹ, chi phí sinh hoạt trong một tháng ở khu vực Đông Bắc không thể dưới 1.000 USD. Theo quy định, sinh viên quốc tế chỉ được phép làm tối đa 20 tiếng một tuần trong trường, không được làm nhiều hơn và không được làm ở ngoài. Trung bình một tiếng, các em được trả 10 USD, nếu làm đủ 20 tiếng mỗi tuần thì các em kiếm được 800 USD một tháng, trừ thuế thì chỉ còn 560 USD.

Nếu muốn kiếm thêm thì buộc phải đi làm chui ở ngoài mà công việc phổ biến nhất là làm bồi bàn hay làm nail (sơn, sửa móng tay). Đây là công việc hết sức vất vả và độc hại đối với sinh viên, như vậy thì thời gian và sức khoẻ để học tập sẽ bị thu hẹp đáng kể.

Được học tập và tiếp thu nền giáo dục của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới là ước mơ của rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, "du học" không phải là cách để các em trốn thi đại học trong nước, cũng không phải là chỗ để các bậc phụ huynh sử dụng làm lối thoát cho việc giáo dục những "cậu ấm, cô chiêu". Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đặt giáo dục lên hàng đầu, các sinh viên sẽ khó tránh được nghịch cảnh "Du là chính – Học là phụ".

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-599321/trao-luu-du-hoc-de-tron-thi-dai-hoc.htm

Các cao thủ IELTS chia sẻ bí quyết đạt điểm cao

Posted: 24 May 2012 11:12 PM PDT



Cùng với Reading, Listening là một trong 2 kỹ năng dễ tự luyện nhất bởi càng luyện nhiều, bạn càng thuần thục kỹ năng đó hơn. Ở  nhà, mình cố gắng luyện nghe mọi lúc có thể để quen với nhiều giọng điệu khác nhau và nắm bắt nhanh từ khóa hơn. Khi nghe, mình luôn tâm niệm hai mẹo cực hay của thầy cô tại Trung tâm Anh ngữ GLN. Một là, câu trả lời thường nằm ở phần người nói nhấn trọng âm vào. Hai là, người nói có thể sửa đáp án ngay ở câu tiếp theo nên thí sinh cần phải giữ đầu óc thật tỉnh táo.

Bên cạnh đó, trong mỗi buổi học, thầy cô thường cho bọn mình làm bài tập để nâng cao vốn từ vựng. Càng bổ sung nhiều vốn từ  vựng thì bản thân càng ít bị bất ngờ khi phải nghe quá nhiều từ mới. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ! Điều mà ít ai ngờ  nhất khi cần cải thiện kỹ năng nghe chính là chú trọng đến phần phát âm của mỗi từ. Bởi lẽ, nếu bản thân bạn phát âm một từ nào đó sai thì bạn sẽ không thể nghe thấy chúng. Vì vậy, khi kiểm tra đáp án, thầy cô đều yêu cầu bọn mình đọc đáp án lên và hỏi xem liệu có  phải bọn mình để mất điểm vì không nhận ra được cách phát âm. Điều đó giúp ích cho mình rất nhiều trong việc luyện nghe.

Bí quyết luyện Nói của mình rất đơn giản: "Hãy tận dụng mọi cơ hội để nói tiếng Anh". Thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện được điều đó không hề dễ dàng bởi sau một lúc sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ thấy mệt mỏi và có xu hướng muốn nói tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu làm quen được với nhịp độ sử dụng tiếng Anh, bạn có thể dễ dàng đối đáp với người nước ngoài. Ở nhà, mình thường  xuyên chat tiếng Anh qua skype với bạn bè nước ngoài. Ngoài ra, mình còn chủ động tìm các trang diễn đàn với các chủ đề khác nhau để nói chuyện với họ, nhờ vậy khả năng tiếng Anh của mình cũng tăng lên đáng kể".

Mặc dù vậy, mình nghĩ sự chuẩn bị đó vẫn chưa đủ để thi IELTS bởi thí sinh cần nhiều chiến thuật khôn ngoan để giành được điểm IELTS cao. Vì thế, mình quyết  định đăng ký một khóa học tại Trung tâm Anh ngữ GLN và đó hoàn toàn là một sự đầu tư sáng suốt. Trong mỗi buổi học, thầy cô đều yêu cầu từng học viên phải nói và cố gắng đưa ra nhận xét đầy đủ về cả cách phát âm, cách lập ý và lỗi ngữ pháp, kể cả những lỗi nhỏ nhất mà nhiều khi bản thân mình khi nói cũng không để ý. Sau mỗi buổi học, mình tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm để có thể hoàn toàn tự tin khi bước vào kỳ thi thật.

"Trước khi luyện thi, mình không nghĩ bản thân có thể đạt được số điểm tuyệt đối cho phần thi đọc. Nhưng dưới sự hướng dẫn của thầy cô tại Trung tâm Anh ngữ GLN, mình nghĩ mục tiêu đó hoàn toàn có thể chinh phục. Trên lớp, mình được thầy giáo dạy cách làm từng dạng câu hỏi. Phương pháp thầy đưa ra rất đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng. Ví dụ,khi đọc đến một đoạn văn, học viên phải đánh dấu những từ khóa quan trọng, gạch chân các ý chính trong bài. Điều này thì ai cũng biết nhưng quan trọng hơn cả là bạn phải rèn luyện khả năng nhận biết từ khóa và ý một cách nhanh và chính xác nhất. Ngoài ra, bạn phải xác định thế mạnh của mình ở dạng câu hỏi nào trong phần thi Reading. Bản thân mình thấy phần Sentence completion (Điền từ vào câu) là dễ nhất bởi thường thì các từ đó đều có sẵn trong bài; điều cốt yếu là phải xác định vị trí của câu. Tuy nhiên, phần True/False/Not Given luôn là dạng khó nhất vì mình rất hay bị nhầm giữa False (Sai) và Not Given (Không có trong bài). Nhờ phần giải thích kỹ càng các lỗi sai khi làm dạng bài này của thầy, dần dần mình đã làm chủ được dạng câu hỏi này".

Cách mình tiếp cận với IELTS là chọn cái mình kém nhất để khắc phục trước. Trước đây, trong bốn kỹ năng, Writing là phần khiến mình kém tự tin nhất, đặc biệt là task 1. Do vậy, mình tìm rất nhiều sách để đọc và học những cách viết hay và đa dạng. Ngoài ra, muốn viết tốt cũng phải luyện tập nhiều nữa. Mình có khoảng 40 phút mỗi ngày cho Writing, trong đó 20 phút để viết trọn vẹn một bài nào đó của task 1 và 20 phút còn lại  để tìm ý tưởng cho task 2. Không nhiều nhưng đủ và hiệu quả.

Tuy nhiên, mình nhận thấy rằng bản thân khó có thể cải thiện kỹ năng viết nếu không theo học một khóa học Viết. Bởi lẽ, dù viết nhiều thế nào đi chăng nữa, bạn chẳng bao giờ  phát hiện ra lỗi sai và ý thức sửa nó nếu không có giáo viên chỉ bảo. Khi theo học tại  Trung tâm Anh ngữ GLN, khối lượng bài tập lớn nên mình cũng chăm viết hơn, lại có nhận xét đối với từng bài của thầy để sửa những lỗi mắc phải. Mình nghĩ đó là một trong những nhân tố giúp mình có được điểm 7.5 Writing.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-599335/cac-cao-thu-ielts-chia-se-bi-quyet-dat-diem-cao.htm

Điểm thi của con liên quan chặt chẽ đến học vấn của bố mẹ

Posted: 24 May 2012 11:11 PM PDT

Telegraph cho biết các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Xã hội và Kinh tế tại ĐH Essex (Anh) phân tích kết quả thi và kết quả phỏng vấn của khoảng 16.000 học sinh sinh từ năm 1989 đến năm 1990. Nghiên cứu này kiểm tra độ tiến bộ của học sinh vào các độ tuổi 11, 14 và 16. Theo đó, những học sinh ở Anh có bố mẹ thông minh có nhiều khả năng đạt điểm cao hơn mức trung bình so với những học sinh được giáo dục ở những nước như Canada và Australia.


Những học giả ở Viện Nghiên cứu Xã hội và Kinh tế tại ĐH Essex nhận thấy thành công của các bậc cha mẹ khi còn trẻ có nghĩa là họ có điều kiện để sống ở những khu vực mà có thể tiếp cận dễ dàng với những trường tốt nhất – cũng có nghĩa là họ cho con họ khởi đầu tốt nhất trong cuộc đời.

Trong báo cáo này, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng các trường phổ thông công lập nên thực hiện việc bốc thăm khi chọn học sinh vào trường để như vậy học sinh có cơ hội bình đẳng được vào học.

Giáo sư John Ermisch, một trong những tác giả bản báo cáo, cho biết: "Hệ thống giáo dục có thể là công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi nhất và dễ chấp nhận nhất để có thể cân bằng hóa các cơ hội trong cuộc sống. Sự phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng việc được học tại các trường phổ thông tốt – ví dụ là qua hình thức bốc thăm – có thể mang đến sự cân bằng này".

Nghiên cứu nói trên cũng cho thấy sự khác biệt về thành tích của những học sinh có bố mẹ được học hành tốt khi còn trẻ. Theo nghiên cứu này, học vấn của các bậc phụ huynh liên quan đến việc họ chọn trường cấp 2 cho con, theo đó, những bậc cha mẹ được giáo dục tốt hơn thì cho con theo học những trường có chất lượng tốt hơn.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-599392/diem-thi-cua-con-lien-quan-chat-che-den-hoc-van-cua-bo-me.htm

Cựu giáo chức hiến kế đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT

Posted: 24 May 2012 11:10 PM PDT

(GDTĐ)-Sáng nay (24/5), Bộ GDĐT, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã có buổi làm việc với nội dung đóng góp ý kiến tiếp tục hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển dự và phát biểu tại buổi làm việc.

Các cựu giáo chức đóng góp ý kiến hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ảnh: gdtd.vn

Khẳng định sự nghiệp giáo dục của nhân dân ta trong hơn nửa thế kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành quả vĩ đại chưa từng có trong lịch sử 4 ngàn năm, đã góp phần quyết định vào chiến thắng của hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng thời đang góp phần to lớn vào những thành công quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay, nền giáo dục đã bộc lộ những bất cập và yếu kém.

Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, các đại biểu đều nhấn mạnh, cần phải thấm nhuần và thực hiện tốt quan điểm của Đảng và Nhà nước: "Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu" ở lãnh đạo các cấp và trong toàn xã hội.

Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức ĐHQG Hà Nội Bùi Hiền cho rằng, cần đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo hiện hành, song song đó, phải thay đổi cả nội dung, phương pháp và quản lý giáo dục trên cơ sở kế thừa những bài học kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới. Việc đổi  mới nội dung giáo dục phải tuân theo các nguyên tắc: nguyên tắc tương đối toàn diện, nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc hiện đại, nguyên tắc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và nguyên tắc phân hóa. Về đổi mới phương pháp cần lưu ý vận dụng sáng tạo và phát huy cao độ một số phương pháp cơ bản như: phương pháp tích cực sáng tạo, phương pháp lồng ghép tích hợp, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp học đi đôi với hành, phương pháp giáo dục phát triển. Về đổi mới quản lý giáo dục: đổi mới và kiện toàn đội ngũ quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đổi mới chính sách đầu tư.

Theo Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam – Chủ tịch Hội Cựu giáo chức thành phố Hà Nội Nguyễn Quang La, vấn đề số một là xây dựng chương trình, sách giáo khoa, từ đó mới thấy được yêu cầu về giáo viên, vấn đề cơ sở vật chất…

Nhận định Chương trình hành động của Bộ GDĐT giai đoạn 2011-2016 đã đề cập đến nhiều vấn đề cấp bách cần phải làm, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng nhấn mạnh, việc thực hiện 32 nhiệm vụ cơ bản của Chương trình hành động này cũng là một bước thiết thực để hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại buổi đóng góp ý kiến. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại buổi đóng góp ý kiến. Ảnh: gdtd.vn

Tổng hợp ý kiến đóng góp của các đại biểu, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết nổi lên 7 vấn đề lớn, đó là: xung quanh vấn đề triết lý giáo dục; vị thế, đãi ngộ, phát triển đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, những người làm giáo dục; hệ thống giáo dục; mục tiêu đào tạo; vấn đề đầu tư giáo dục; miễn phí giáo dục DTTS và vấn đề liên quan đến các cấp học.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thay mặt lãnh đạo Bộ GDĐT tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết của các cựu giáo chức, đồng thời hy vọng sẽ tiếp tục nhận được thêm những ý kiến quý báu khác để tiếp tục hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201205/Cuu-giao-chuc-hien-ke-doi-moi-can-ban-toan-dien-GDDT-1961420/

Đề thi tốt nghiệp chủ yếu trong chương trình lớp 12

Posted: 24 May 2012 11:10 PM PDT

- Sáng 23/5, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, nội dung thi nằm
trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12 nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, năng
lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết thực hành của người học… Kỳ thi tốt
nghiệp được tổ chức từ ngày 2-4/6.

Giáo viên không được chấm bài thi của học sinh trường mình

- Đến thời điểm này công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp của các địa phương
nơi  ông đã đến kiểm tra có điều gì phải rút kinh nghiệm cho các cơ sở khác
không, thưa Thứ trưởng?

Hiện nay Bộ đang chỉ đạo kiểm tra chưa có tập hợp cụ thể mới có rút kinh
nghiệm và chấn chỉnh nếu có. Tuy nhiên, đã là kỳ thi thì không coi nhẹ khâu nào
từ điện, nước, y tế, giao thông, bảo mật đề thi…Đối với kỳ thi tốt nghiệp năm
nay, địa phương được tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển

Còn có thể đánh giá công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT của Hải Phòng đã
sẵn sàng và tương đối tốt. Ban Chỉ đạo thi được thành lập với sự tham gia của
các đơn vị Y tế, Giáo dục, Điện lực, Thông tin…và có phân vai cụ thể.

Qua nghe báo cáo thì các ngành đã vào cuộc và triển khai một số công việc cụ
thể phụ vụ cho kỳ thi. Đặc biệt ngành GD-ĐT đã có chuẩn bị tương đối tốt nhiệm
vụ năm học, tổ chức ôn tập cho học sinh cũng như bố trí giáo viên làm nhiệm vụ
thi…

- Một trong những điểm mới trong thi tốt nghiệp năm nay Bộ không yêu cầu
các tỉnh tổ chức chấm chéo. Vậy Bộ sẽ giám sát như thế nào để kết quả phản ánh
đúng năng lực dạy và học?

Năm nay Bộ GD-ĐT không yêu cầu các tỉnh chấm chéo nhưng trong nội bộ từng
tỉnh phải có chấm chéo trường. Giáo viên không được chấm bài thi của học sinh
trường mình đối với các bài thi tự luận. Về công tác thanh tra thì Bộ đã giao
cho các sở GD-ĐT, UBND tỉnh, TP chịu trách nhiệm thanh tra về chuyên môn, thực
hiện quy chế đảm bảo chất lượng trong công tác chấm thi.

Tuy nhiên, trong quá trình thi Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường công tác thanh
tra, trong đó có thanh tra đột xuất đối với những nơi trọng điểm sẽ có thanh tra
cắm chốt giúp các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình.

- Để ngăn ngừa giáo viên chấm bài tự luận của học sinh mình có kỹ thuật xử
lý như thế nào khi mà cả tỉnh chỉ có một Hội đồng chấm thi, thưa ông?

Vấn đề này tỉnh có thể phân ra thành 2 hoặc nhiều Hội đồng chấm thi nhưng sẽ
tuân thủ theo nhóm phân công chấm chéo. Bài tự luận của học sinh trường A sẽ do
giao viên trường B chấm. Tương tự như vậy, Hội đồng chấm thi sẽ có trách nhiệm
trong việc phân công giáo viên chấm chéo đảm bảo đúng quy định.

- Như vậy, bài thi sẽ được phân theo khu vực để bố trí giám khảo chấm
chéo?

Đúng vậy. Năm nay Bộ cũng đã có chỉ đạo các Hội đồng chấm thi phải giữ tuyệt
đối bí mật bài thi trong quá trình chấm. Kết quả chấm từng ngày, từng buổi cũng
không được tiết lộ. Công tác coi thi, chấm thi phải hết sức coi trọng, không
được lơ là. Đặc biệt là những người có kinh nghiệm càng không được chủ quan.

Tăng cường thanh tra những điểm nóng

- Ngoài bỏ thi theo cụm, chấm chéo bài thi theo tỉnh, năm nay Bộ không tổ
chức thanh tra ủy quyền – những giải pháp được Bộ GD-ĐT thực hiện mấy năm gần
đây để thấy được chất lượng học thực – dạy thực. Vậy năm nay những giải pháp này
đã không còn thực thi, ông có cho rằng kết quả thi tốt nghiệp toàn quốc năm nay
sẽ đẩy lên cao?

Việc phân cấp cho địa phương tự chủ trong việc tổ chức và chấm thi giúp cho
việc thi được nghiêm túc hơn, dễ dàng phát hiện những sơ xuất giúp cho công tác
chỉ đạo thi được tốt.

Đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH tại Hải Phòng (Ảnh K.O)

Thời điểm này chưa thể dự báo được kết quả thi tốt nghiệp. Chúng tôi đang chỉ
đạo và phối hợp với các địa phương tổ chức kỳ thi được an toàn, nghiêm túc, đúng
quy chế.

Dạy và học trong nhà trường là quá trình của cả năm học và từ năm này qua năm
khác. Tôi phải khẳng định chất lượng dạy và học phản ánh chất lượng thi. Dạy học
tốt thì kết quả thi sẽ tốt. Dạy học tốt thì thí sinh tự tin, giáo viên tự tin
thì kết quả thi sẽ tốt. Còn nếu dạy và học không tốt thì khó đạt kết quả cao
trong thi. Trong những năm vừa qua thì nhà trường có kinh nghiệm hơn trong việc
phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh yếu kém để nâng tỷ lệ tốt nghiệp lên.

- Có ý kiến nên phân cấp triệt để cho địa phương trong việc tổ chức thi
tốt nghiệp, ông nghĩ sao?

Hiện nay Bộ chỉ ban hành quy chế, Bộ chỉ thanh kiểm tra, còn lại các công
việc khác đã phân cấp hết cho địa phương. Còn công tác chỉ đạo thì Bộ GD-ĐT phải
sâu sát để kỳ thi diễn ra nghiêm túc.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

  • Kiều Oanh (ghi)

8 lưu ý tổ chức thi tốt nghiệp

Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, đảm
bảo tổ chức các kỳ thi an toàn, khách quan, công bằng, chính xác, đánh giá sát
chất lượng học sinh.

Nghiêm cấm việc lợi dụng thi cử để bắt ép học sinh học thêm trái quy định.

Chuẩn bị các phương án dự phòng, kịp thời ứng phó với các hiện tượng bất
thường do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, cháy nổ, mất điện…

Đảm bảo kỷ cương, tích cực phòng ngừa và ngăn chặn tiêu cực trong thi cử;
Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy chế thi của các tổ chức, cá nhân tham
gia kỳ thi. Chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các điều kiện về tài chính cho kỳ thi. Bố
trí cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia công tác thi…

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi, chấm thi
và công bố kết quả các kỳ thi.

Tăng cường các phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của thí sinh, có
phương án giải tỏa ùn tắc giao thông, không để thí sinh đến muộn do ùn tắc giao
thông.

Đảm bảo cung cấp điện nước ổn định.

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông cần trao đổi kỹ với các cơ quan có trách
nhiệm trước khi cho đăng tải các thông tin liên quan đến đề thi như: lộ đề, đề
có sai sót…(nếu có).

(Lược chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận gửi Chủ tịch UBND các
tỉnh, TP trực thuộc trung ương tại công văn số 2986)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/73476/de-thi-tot-nghiep-chu-yeu-trong-chuong-trinh-lop-12.html

Nhiều ngành học có tỷ lệ “chọi” bằng 0

Posted: 24 May 2012 11:09 PM PDT

Theo thống kê hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) năm 2012 của ĐH Huế, ngành Kinh tế, khoa Du lịch có 60 chỉ tiêu nhưng chỉ nhận được 19 bộ hồ sơ, tỷ lệ "chọi" là 0,32; ngành Sư phạm tiếng Pháp: chỉ tiêu 30, hồ sơ nhận được 17, tỷ lệ "chọi" 0,57; ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc: chỉ tiêu 35, hồ sơ nhận được 10, tỷ lệ "chọi" 0,29; ngành Ngôn ngữ Nga: chỉ tiêu 25, hồ sơ nhận được 9, tỷ lệ "chọi" 0,36; ngành Ngôn ngữ Pháp: chỉ tiêu 40, hồ sơ nhận được 39, tỷ lệ "chọi" 0,98…

Thậm chí đến ngành cơ hội việc làm cao nhưng tỷ lệ "chọi" cũng bằng 0 như ngành Quốc tế học, chỉ tiêu là 50, nhưng chỉ nhận được 34 hồ sơ, tỷ lệ "chọi" là 0,68. Hay như ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp, chỉ tiêu 50 nhưng chỉ nhận được 29 hồ sơ, tỷ lệ "chọi" là 0,58; Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp: chỉ tiêu 50, hồ sơ thu được có 37, tỷ lệ "chọi" 0,74; ngành Tâm lý học giáo dục: chỉ tiêu 50, hồ sơ nhận được có 45, tỷ lệ "chọi" 0,90.

ĐH Cần Thơ, ngành Lâm sinh, chỉ tiêu là 60, số lượng hồ sơ ĐKDT là 6, tỷ lệ "chọi" bằng 0.

Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số hồ sơ thấp như: Giáo dục quốc phòng – an ninh chỉ nhận được 12 hồ sơ trong tổng số 120 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 1/0,1); ngành Sư phạm Nga tỷ lệ chọi 1/0,9 (36/40); Sư phạm Pháp: 1/0,6 (36/60); Ngôn ngữ Nga: 1/0,5 (28/60); Ngôn ngữ Pháp: 1/0,7 (41/60); Ngôn ngữ Trung Quốc: 1/0,9 (108/120); Văn học: 1/0,6 (71/120); Quốc tế học: 1/0,8 (87/110)…

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số lượng hồ sơ ĐKDT năm nay giảm nhiều. Nếu như năm 2011, tổng số hồ sơ ĐKDT là hơn 2 triệu thì năm nay giảm xuống chỉ còn 1,8 triệu. Số lượng hồ sơ ĐKDT vào khối A năm nay giảm nhiệt, nếu năm 2011, khối A đạt 53,3% hồ sơ Đ KDT thì năm nay giảm xuống còn 47,2%.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-598614/nhieu-nganh-hoc-co-ty-le-choi-bang-0.htm

10 thí sinh VN dự Olympic Toán học châu Á – TBD 2012

Posted: 24 May 2012 11:09 PM PDT

(GDTĐ) – Chiều nay, (23/5), tại Trường Quốc tế Singapore (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao giải Vòng 1 Kỳ thi Olympic Toán học Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APMOPS 2012) năm 2012.
10 thí sinh xuất sắc chụp ảnh lưu niệm với các vị khách mời (Ảnh: gdtd.vn)

STT

Họ và tên

Trường

1

Lê Tuấn Minh

THCS Đoàn Thì Điểm, Hà Nội

2

Phạm Nam Khánh

THCS Hà Nội – Amsterdam

3

Nguyễn Việt Khang

Trường Marie Curie – Hà Nội

4

Phạm Quang Nam

THCS Hà Nội – Amsterdam

5

Trần Nam Khánh

THCS Hà Nội – Amsterdam

6

Đào Minh Dũng

THCS Hà Nội – Amsterdam

7

Hồ Minh Lộc

THCS Hà Nội – Amsterdam

8

Phạm Tuấn Kiệt

THCS Nguyễn Khuyến – Đã Nẵng

9

Lê Quang Trung

Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương – Tp Hồ Chí Minh

10

Lê Nguyễn Khôi Nguyên

THCS Trần Đại Nghĩa – TP Hồ Chí Minh

Kim Thoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201205/10-thi-sinh-VN-du-Olympic-Toan-hoc-chau-A-–-Thai-Binh-Duong-2012-1961402/

Ngừng đề án 322 và phản hồi của du học sinh

Posted: 24 May 2012 11:09 PM PDT

Mình cũng hiểu đất nước mình còn khó khăn, kinh phí cung cấp học bổng cho du học sinh cũng không nhiều, nhưng nếu các ứng viên có sự chuẩn bị tinh thần, hoặc bắt đầu không tuyển ứng viên nữa từ năm nay sẽ phù hợp hơn. Các ứng viên 322 đều là các bạn "hạt giống đỏ" có tuyển lựa, có chất lượng khi xét tuyển đầu vào, nếu lỡ dở thì sẽ phí một nguồn nhân lực lao động chất lượng cao của tương lai".

Cũng giống với ý kiến của Bình, T.T.A, một du học sinh theo đề án 322 năm 2009, đang theo học tại Pháp cũng chia sẻ: "Lúc mới đọc thông tin thấy dừng đề án 322, mình cũng rất hốt hoảng, tìm hiểu kỹ lại mới thấy chỉ dừng đối với các ứng viên sẽ đi vào năm 2012, mình mới dám thở phào.

Các bạn du học sinh đi học theo diện 322 đều được cử đi học tại các nước có nền giáo dục rất phát triển, như Pháp, và tại các trường Đại học có uy tín về giảng dạy, vậy nên đây chính là học bổng du học được nhiều bạn mong muốn nhất. Bây giờ bị ngừng đột ngột thế này quả là đáng tiếc, nhất là đối với các bạn được tuyển chọn đi vào năm 2012. Mình nghĩ Bộ GD nên có lời giải thích phù hợp, và giải quyết thật nhanh chóng, tránh gây hoang mang và bức xúc cho các bạn".

Một phụ huynh có con đã được cấp học bổng theo đề án 322 năm 2010 kể với phóng viên: "Con gái bác lúc đó đang học kì 1 năm I Đại học Luật Hà Nội. Khi nhận được học bổng 322 cũng đã mất một thời gian dài để học ngoại ngữ cũng như chuẩn bị tất cả các thủ tục, tốn rất nhiều thời gian, công sức, và đặc biệt là sự chuẩn bị về tinh thần. Vậy nên bác hiểu tâm trạng của các bậc phụ huynh có con là ứng viên bị dừng học bổng 322 một cách bất ngờ như vậy.

Bác cũng hy vọng Bộ GD có hướng giải quyết phù hợp cho các em. Và cũng nhắn tới các phụ huynh và ứng viên, đừng mất hy vọng, niềm tin vào Bộ, chắc chắn sẽ có những cách giải quyết sớm và thỏa đáng cho các em".

Các du học sinh học bổng diện Hiệp định, Xử lí nợ, … của Bộ GD những ngày này cũng không tránh khỏi lo lắng, hoang mang: "Học bổng 322 đối với du học sinh bọn mình, nhất là với những bạn được học bổng, "danh giá" lắm. Các ứng viên đều là những bạn thủ khoa, giải quốc gia, giải quốc tế. Khi đi cũng đều được cử đến những nước "xịn", trường "đỉnh", bây giờ bỗng dưng bị ngừng lại quả thật là bất ngờ. Nói thật là lắm lúc mình cũng không biết dân Hiệp định bọn mình sau này có sao không nữa.", một du học sinh diện học bổng Hiệp định, đang học tại Volgograd, LB Nga lên tiếng.

"Mình sợ sau sự việc này, các du học sinh sẽ không còn niềm tin vào Bộ Giáo dục nữa. Nếu mình rơi vào hoàn cảnh của các ứng viên chắc chắn sẽ rất bức xúc, khổ sở và bị tổn thương rất nhiều. Các bạn đã phải bỏ những cơ hội du học khác, bỏ việc học ở trường, tốn tiền bạc và công sức như vậy, đổi lại là một cái lắc đầu của chính nơi các bạn đã đặt niềm tin", Minh Anh, du học sinh Thụy Sĩ, nói.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến ủng hộ đối với quyết định này của Bộ Giáo dục. "Việc ngừng cấp đề án 322 sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người. Nhưng một phần nào đấy, mình lại thấy hợp lý. Thử hỏi bao nhiêu ứng viên 322 nhận học bổng của Việt Nam sau đó trở về phục vụ đất nước, hay chỉ tìm cách ở lại nước ngoài kiếm tiền?".

Trên mạng xã hội facebook, hàng loạt các fanpage, trang tin của du học sinh Việt đã đăng tải các thông tin về sự kiện đang nóng này. Một facebooker là một du học sinh Trung Quốc đã đưa ra những lời an ủi đối với các ứng viên trên trang cá nhân của mình: "May mà mình nhận học bổng Hiệp Định nên cũng không bị ảnh hưởng gì. Cầu mong mọi sự tốt đẹp sẽ đến với các ứng viên diện 322 năm 2012".

Rất nhiều ý kiến được các bạn du học sinh đưa ra về vấn đề ngừng đề án 322 đối với các ứng viên năm 2012. Thông tin bất ngờ này chắc chắn sẽ gây ra nhiều bức xúc, hoang mang và tranh cãi trong dư luận cũng như bản thân các ứng viên. Tuy nhiên điều cần thiết vào thời điểm này là sự sáng suốt, bình tĩnh của mỗi cá nhân, để lựa chọn, suy nghĩ, và đưa ra những giải pháp hợp lý.

Chúng ta đều mong muốn và tin tưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nhanh chóng có những hướng giải quyết phù hợp, thỏa đáng đối với các ứng viên.

Ngân Giang

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-598761/ngung-de-an-322-va-phan-hoi-cua-du-hoc-sinh.htm

Comments