Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đối thoại giữa Cục trưởng và ứng viên 322

Posted: 22 May 2012 07:11 AM PDT

- 11h ngày 21/5, hàng loạt ứng viên học bổng 322 trúng tuyển có nguy cơ….dừng
học đã có buổi đối thoại trực tiếp với Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ
GD-ĐT) Nguyễn Xuân Vang. Buổi đối thoại kéo dài gần 2 giờ với lời hứa “Có việc này là do nguồn kinh phí của nhà nước có khó
khăn. Hướng giải quyết đã được lãnh đạo Bộ ký
gửi Chính phủ xem xét…”

Hết kinh phí

Theo Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Vang,  Bộ GD-ĐT đã trình phương án để Chính phủ xem xét đối với những ứng viên trúng tuyển nhưng chưa đi học.

Ngoài

2 phương án đã thông báo
, còn một phương án nữa là ngày 10/5, Bộ GD-ĐT tiếp tục trình Chính phủ xin chuyển nốt 463 tiến sĩ sang đề án
911. Như vậy, đề án 322 vẫn còn 463 chỉ tiêu nữa để cử nốt những người đã
trúng tuyển đi học năm 2012 và tuyển mới số ứng viên đoạt giải Olympic quốc tế và điểm
cao thi ĐH năm nay.

“Chúng tôi chưa muốn đưa thông tin này ra bởi vô hình chung
lại ép Chính phủ, bởi Bộ đã 2 lần trình lên” – ông Vang nói.

Ông Nguyễn Xuân Vang đối thoại với ứng viên học bổng 322 chưa được đi học trưa 21/5.

“Những người
đang vướng chủ yếu là ứng viên cử đi học ĐH và học bổng thạc sĩ chỉ muộn thôi.
Sang năm mới có tiền.Đến nay, đề án 322 đã dùng tương đối
nhiều tiền của Chính phủ, dù chúng tôi đã cố gắng đàm phán các trường nước ngoài, tiết kiệm chi phí cho
nhà nước” – người quản lý các chương trình giáo dục hợp tác với nước ngoài của Bộ GD-ĐT giải thích.

Tại cuộc họp tổng kết  đề án 322, đơn vị này đã đề xuất kéo dài đề án cho năm 2012, nhưng Chính
phủ không chấp nhận, yêu cầu kết thúc và làm đề án mới. Trong các khoảng thời gian: tháng 12/2011, ngày 6/3 và 10/5, Bộ GD-ĐT đã có các văn bản trình xuất.

Phụ huynh bức xúc

Đại diện cho nhóm ứng viên trúng tuyển đi học ĐH ở nước ngoài theo Đề án 322,
phụ huynh của học viên Ngô Mai Hạnh nêu ý kiến, các ứng viên trúng tuyển đi học ĐH
đã đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn. Nhà nước đầu tư học bổng căn cứ theo chỉ tiêu.

Ông bày tỏ: Nhiều gia đình đã đầu tư toàn bộ công sức, tiền của 2
năm đi học ngoại ngữ mà đột ngột nhận thông báo thay đổi nguyện vọng nên
rất bất ngờ. Mặc dù Bộ đã có hướng giải quyết nhưng cách làm theo hai hướng đưa
ra không khác đánh đố vì không được đi học đúng nguyện vọng.

Ứng viên đặt câu hỏi với Cục trưởng (Ảnh K.O)

Ý kiến khác đặt vấn đề, một đề án được nghiên cứu kỹ và Bộ GD-ĐT được giao hướng dẫn lập hồ sơ, chỉ
tiêu khớp với kinh phí nhà nước giao. Vậy tại sao lại có thể tuyển vượt 598
người? Số tuyển vượt đều là tiến sĩ thì tại sao lại ảnh hưởng đến việc đi học ĐH
của các ứng viên?

Ứng viên Ngô Thị Hồng Nhung trúng tuyển thạc sĩ năm 2011 cho biết, đến nay, nhiều người trong nhóm trúng tuyển đi học thạc sĩ tại Pháp theo đề
án 322 đã được cơ sở ở nước ngoài chấp nhận, thậm chí đã chuẩn bị nhà ở…thì
nay nhận quyết định dừng giải quyết thủ tục cho ứng viên học bổng 322. Bởi vậy, các ứng viên này không thấy thỏa đáng.

Về các ý kiến phụ huynh nêu Cục trưởng Nguyễn Xuân Vang giải đáp: theo quy định ứng viên ĐH có 6 đối tượng
trúng tuyển. Đề án 322 chỉ bao cấp được
đối tượng 1, 2 và 3 – đó là những ứng viên xuất sắc đoạt giải olympic quốc tế,
thủ khoa đại học và đứng đầu thi tốt nghiệp THPT toàn quốc. Các đối tượng thuộc
diện 4 (dân tộc), 5 (con em thương binh), 6 (vùng sâu vùng xa) diện
chính sách đi theo đề án xử lý nợ với Liên Bang Nga.

Diện chưa đi chủ yếu thuộc đối tượng 4, 5, 6. Còn đối tượng 1 chưa đi chỉ có
6 người, đối tượng 2 có 2 người và đối tượng 3 có 1 người.

Việc này không ai muốn vì nhà nước, Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT đã
có tờ trình Chính phủ xem xét giải quyết cho những người trúng tuyển năm 2010 và
2011 đi học. Đề án mới – tương tự như đề án 322 cũng đã có vấn đề là
chúng ta đi “chuyến xe này” hay đi “chuyến xe sau”.

Nếu đi “chuyến xe này” đi trong năm 2012 thì phải thay đổi nguyện vọng – chấp
nhận đi học các học bổng theo hiệp định. Còn nếu đi đúng ngành học, nước học thì
phải chờ ý kiến của Chính phủ.

Có việc này là do nguồn kinh phí của nhà nước có khó khăn chứ không phải
chúng tôi tự ý làm. Hướng giải quyết đã được lãnh đạo Bộ ký gửi Chính phủ xem
xét giải quyết sớm cho những ứng viên trúng tuyển nhưng chưa đi học.

Với những ứng viên chuyển nguyện vọng khác gửi email cho Cục để có cơ sở báo
cáo Bộ để xử lý. Việc chuyển nguyện vọng nhà nước vẫn cấp kinh phí cho các ứng
viên đi học ngay trong năm 2012. Còn với những ứng viên có nguyện vọng đi học
nước ngoài thì chúng tôi cũng sẽ tập hợp để xem xét đưa đi học trong năm tới.

Ý kiến phải gửi về Cục đào tạo với nước ngoài trước 1/6.

Muốn đi học đúng nguyện vọng?

Số đông ứng viên trúng tuyển ĐH và thạc sĩ đi học nước ngoài theo đề án 322
vẫn chưa thỏa mãn với những giải đáp của Cục trưởng. Nguyện vọng duy nhất là họ
đều muốn đi học đúng ngành và nước đăng ký. Còn nếu đợi thì đợi đến khi nào?

Hầu hết ứng viên đều muốn được xử lý đi học đúng hạn (K.O)

Theo ông Vang: “Bộ GD-ĐT đã và đang làm hết sức, không vô cảm với bức xúc của
ứng viên. Chúng tôi đã có tờ trình gửi Chính phủ xem xét, nếu được các ứng viên
sẽ đi đúng lịch trình. Đừng nghĩ chúng tôi không đứng về phía các bạn. Nếu không
vì các ứng viên thì nhận 1 tin nhắn gửi tối qua (20/5) tôi đã không gặp và đối
thoại với các bạn…”

Tuy nhiên, kết thúc buổi đối thoại, nhiều ứng viên vẫn chưa cảm thấy được giải
đáp thỏa đáng. Bởi “phải chờ đến bao giờ?” thì vẫn chưa nhận được câu trả lời
chính xác từ phía Cục trưởng. Hầu hết các ý kiến đều mong muốn Chính phủ kéo dài
thêm thời gian thực hiện Đề án 322 và sớm giải quyết cho các ứng viên đi học
đúng nguyện vọng.

Một học viên băn khoăn, theo công văn do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký gửi các ứng
viên yêu cầu, phải đăng ký trước 1/6 nếu không thì không có nhu cầu đi học nữa.
Với ứng viên là thạc sĩ, tiến sĩ trong thời gian chờ còn có thể quan về cơ quan
làm việc, còn chúng em không đi được đúng hạn, đúng ngành và nước theo học thì
coi như không đi được. Mà ĐH không đi được thì phải quay lại ĐH trong nước học
từ năm thứ nhất, coi như phí hai năm “tu luyện”….

  • Kiều Oanh

Đề án 322 phê duyệt từ năm 2000, giai đoạn một 2000-2005, giai đoạn
2006-2010, và kết thúc vào năm 2014.

Đề án 322 giai đoạn 2 theo quyết định 356 cử tổng số 2000 người đi học. Đến
hết 2011 có 2598 người cử đi học. Theo nghị định Chính phủ, Bộ Tài chính dứt
khoát chỉ có 2.000 chỉ tiêu đi. Chính vì thế, Bộ đã có văn bản gửi lên Thủ tướng
Chính phủ tháng 12/2011 và tháng 3/2012 xin chuyển toàn bộ giảng viên đi học
tiến sĩ theo đề án 322 trong hai năm 2010 và 2011 là 1061 người chuyển sang Đề
án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn
2010-2020 (đề án 911), để đề án 322 còn chỉ tiêu cho số ứng viên đã trúng tuyển
2010 và 2011 đi học năm 2012.

Căn cứ vào số liệu của Bộ GD-ĐT gửi lên, Chính phủ chỉ cho chuyển số dư ra so
đề án 322 là 598 sang đề án 911.

Như vậy đề án 322 hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh và Bộ GD-ĐT xây đề án mới
trình Chính phủ thay thế đề án 322, hiện đã xây dựng hòm hòm tháng 6 này trình
lên trong đó có đối tượng tương tự như 322.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/73169/doi-thoai-giua-cuc-truong-va-ung-vien-322.html

Tiến sĩ 1 USD

Posted: 22 May 2012 07:11 AM PDT

Từ chối làm việc tại các tập đoàn lớn của Hàn Quốc với mức lương khủng, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Bá Hải (SN 1983) trở về nước truyền thụ kiến thức cho giới trẻ với mức học phí… 1 đô la/khóa học.

Nguyễn Bá Hải (giữa)

Nguyễn Bá Hải nhận bằng TS trước thời hạn ở tuổi 28 chuyên ngành biorobotics (robot sinh học) tại Hàn Quốc với bằng khen và giải thưởng Đề tài TS tốt nhất của trường trong khóa tốt nghiệp.

Trước đó, Bá Hải được cấp 4 bằng phát minh, sáng chế quốc tế, trong đó 3 bằng được ứng dụng thực tế từ luận văn thạc sỹ xuất sắc 100/100 điểm, được tập đoàn ô tô Hyundai cấp học bổng 50.000 USD, công bố nhiều công trình nghiên cứu tại hiệp hội kỹ sư điện – điện tử Hoa Kỳ và các hội thảo quốc tế uy tín khác. Lý lịch khoa học trích ngang của Hải khiến không ít người choáng.

Càng bất ngờ hơn, chàng TS trẻ từ chối lời mời làm việc tại một Cty sản xuất ô tô lớn của Hàn Quốc với mức lương khủng để về quê nhà, truyền kiến thức và ngọn lửa đam mê cho thế hệ trẻ.

"Khi đậu vào khoa cơ khí động lực trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, vì gia đình khó khăn nên mình phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Từ bán sách báo cũ, dạy kèm, dịch thuật cho đến hàn điện, phụ bàn, bán đồng hồ, mắt kính dạo", Bá Hải tâm sự.

Về lại chính ngôi trường từng học Đại học, TS Hải cùng các giáo viên tâm huyết xây dựng ngành học nghiên cứu chuyên sâu về ô tô, là ngành mà sinh viên Việt Nam ít có cơ hội tiếp cận.

Để kêu gọi các bạn trẻ đam mê cơ khí, kỹ thuật theo học, cập nhật kiến thức mới, Bá Hải sáng lập Khóa học 1 đô la, dạy về LabView (ngôn ngữ lập trình đồ họa trực quan).

Theo Bá Hải, nếu tổ chức dạy miễn phí, các bạn sẽ thờ ơ mà không nhiệt tình tham gia nghiêm túc. "Con số 1 đô la chỉ là tượng trưng. Giới trẻ Việt Nam ham học, nhưng điều kiện khó khăn khiến các bạn không có cơ hội tiếp cận với kiến thức mới", Bá Hải cho biết.

Với LabView, Bá Hải (hiện là Trưởng phòng thí nghiệm Cơ điện tử ô tô – Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM) đã sáng chế ra nhiều sản phẩm như xe quân sự điều khiển từ xa, robot chó Rudo biết giữ nhà, Steer by wire (lái không trục lái) cho ô tô…

Bá Hải còn nổi tiếng với bộ thí nghiệm đa năng HDL-9000 trong ô tô, cơ điện tử và điều khiển học với giá chỉ 1.000 USD, trong khi giá sản phẩm tương tự nước ngoài bán 10.000 USD. Vừa rồi, sản phẩm Chiếc nón kỳ diệu giành cho người khiếm thị được Nguyễn Bá Hải sáng chế ra mắt thành công.

Bá Hải cho biết, Khóa học 1 đô la giới thiệu cho bạn trẻ các ứng dụng trong ngành kỹ thuật thông qua video về các thiết bị, hệ thống trong kỹ thuật và tương tác tại phòng thí nghiệm, nhà máy thực tế.

"Nắm được kiến thức tổng quan về một hệ thống cơ điện tử, biết lập trình LabView căn bản và thu thập tín hiệu từ cảm biến vào máy tính là nền móng vững chắc mà khóa học mong muốn đưa đến cho các bạn trẻ yêu kỹ thuật", TS Hải chia sẻ.

Hiện có hơn 500 bạn trẻ được đào tạo trong Khóa học 1 đô la. Tiến sỹ 1 đô la không chỉ mang khóa học đến với sinh viên các trường ở TPHCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác…

  • Lê Quang Minh (Tiền Phong)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/73209/tien-si-1-usd.html

Học sinh rục rịch tìm kiếm "phao" thi tốt nghiệp THPT

Posted: 22 May 2012 07:11 AM PDT

Nhìn cảnh này, chúng tôi không khỏi giật mình về những chiêu thức mà sỹ tử hiện nay chuẩn bị để ứng phó với kỳ vượt vũ môn của mình.


20 ngàn đồng cho một bộ "phao” thi tốt nghiệp THPT

Thấy vẻ ngơ ngác, ngỡ ngàng của chúng tôi, Thúy Anh liền giải thích ngay: "Loại bút này được bán khá nhiều tại các cửa hàng photocopy hay tạp phẩm ở khu vực Triều Khúc (Thanh Xuân), giá cũng "mềm", chỉ có 20 ngàn đồng mỗi chiếc. Dùng an toàn hơn việc sử dụng các loại phao "ruột mèo" được gấp từ các đoạn giấy dài nhưng chiều rộng rất hẹp thành các mảnh nhỏ liên tiếp bằng hai ngón tay."

Theo lời giới thiệu của Thúy Anh, chúng tôi tìm đến cửa hàng photocopy T.H ở gần khu vực cổng trường Đại học Hà Nội. Chỉ cần nghe chúng tôi miêu tả sơ qua đặc điểm chiếc bút, người chủ cửa hàng vui vẻ nói ngay: "À, bút đa năng!" rồi lập tức lấy ra cả hộp cho khách hàng thoải mái lựa chọn màu sắc.

"Em yên tâm đi, mặt hàng này chỗ chị bán chạy lắm. Toàn bộ bên trong thân bút được cấu tạo thành trục quay rất nhạy và có sẵn cuộn giấy 8×16 cm, có thể dễ dàng viết lên và tẩy xóa, thoải mái tự chế ‘phao’ thi," người bán hàng vui vẻ giới thiệu.

Theo đó, người dùng chỉ cần viết chữ lên mặt giấy, trục cuốn sẽ tự động cuộn tròn vào bên trong thân bút. Khi cần, chỉ việc kéo cái lẫy bọc kẽm lộ ra bên ngoài, cả trang giấy sẽ hiển thị trong lòng bàn tay. "Trong lúc thi, nếu thấy dấu hiệu bị theo dõi, em chỉ cần đẩy ngón tay, lập tức cuộn giấy sẽ lại trở về nằm gọn trong thân bút, đảm bảo an toàn," người chủ cửa hàng tiếp tục mời chào.

Tiếp tục mạch câu chuyện, chúng tôi hỏi mua "phao" thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Ban đầu, người bán hàng lắc đầu quầy quậy nhưng sau khi nghe khách hàng "than thở" về lực học yếu, rất cần có "phao" phòng thân, chị dẫn chúng tôi đến trước màn hình máy tính.

Vẻ lưỡng lự, nhìn trước ngó sau, chị nói: "Thời điểm này, chị chưa in ra nhiều. Tuy nhiên, ở đây có sẵn nội dung rồi, nếu em cần, chị sẽ in và cắt gọt sao cho nhỏ gọn, dễ cầm nhất. Giá cả thì tùy thuộc vào số trang của từng môn, nhưng trung bình vào khoảng 25 đến 60 ngàn đồng/bộ."

Theo lời người bán hàng, phải đến trước ngày thi khoảng một tuần, người ta mới đổ xô mua "phao" và đến lúc đó, nếu tới mua thì "thượng đế" sẽ không phải chờ đợi thế này. Những bộ phao được gấp hình "ruột mèo" hay được chế theo hình cuốn sách thu nhỏ, có kích cỡ bằng nửa lòng bàn tay, được buộc bằng dây chun, soạn sẵn như một bộ đề cương ôn tập, cuối mỗi tập đều có mục lục để người xem chỉ cần nhìn lướt qua cũng biết câu trả lời nằm ở đâu sẽ được chuẩn bị trước với số lượng lớn, sẵn sàng phục vụ.

Dù có “phao” vẫn có thể “chìm”

Rời khu vực Triều Khúc, tới các cửa hàng photocopy ở khu vực cổng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội, tình hình chuẩn bị "phao" thi để tung ra thị trường cũng không có nhiều điểm khác. Nếu muốn mua, khách hàng vẫn sẽ phải… chờ đợi.

"Dù biết rằng có mua cũng chưa chắc đã dùng được nhưng cứ phải mua về cho an tâm. Mình phải đi tìm mua dần từ bây giờ để về chọn lọc xem bộ ‘phao’ nào có nội dung sát nhất với chương trình thi," một bạn học sinh vẫn mặc trên người bộ đồng phục học sinh trường trung học phổ thông Cầu Giấy đang hỏi mua "phao" thi tại một cửa hàng photocopy gần khu vực cổng Đại học Kinh tế Quốc dân, chia sẻ.

"Nghe các anh chị khóa trước truyền lại, nhiều bộ phao do các chủ cửa hàng tự chế, chắp ghép ngẫu nhiên, cốt chỉ để ra được một bộ ‘phao’. Nếu mình không để ý kỹ là sẽ bị ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia,’ nên cũng phải cẩn thận," bạn nói thêm.

Nghe câu chuyện về việc học trò đi lùng mua các loại bút đa năng, dự bị "phao" thi, cô Nguyễn Mai, giáo viên trường trung học phổ thông Chu Văn An, lắc đầu cười buồn: "Thay vì mất thời gian cho những việc làm vô bổ đó, sao các em không tập trung ôn thi một cách nghiêm túc. Nếu không học bằng thực lực thì dù có ‘phao,’ các em vẫn có thể ‘chìm’ trong kỳ thi."

Hơn nữa, nếu cố tình sử dụng "phao" trong kỳ thi mà bị phát hiện thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. "Các em nên tránh việc ổn định tâm lý trước kỳ thi bằng việc chuẩn bị ‘phao’ thi. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đáng buồn hơn, có không ít phụ huynh cũng chủ động chuẩn bị ‘phao’ cho con vì nghĩ rằng cứ có cho chắc," cô Mai nói.

Theo Vietnam+

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-598493/hoc-sinh-ruc-rich-tim-kiem-phao-thi-tot-nghiep-thpt.htm

Nghiêm cấm ép học sinh học thêm trước các kỳ thi

Posted: 22 May 2012 01:39 AM PDT

Nghiêm cấm ép học sinh học thêm trước các kỳ thi

TT – Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành đề nghị ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tại các địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức thi, có phương án dự phòng, kịp thời ứng phó với hiện tượng bất thường do thiên tai, dịch bệnh…

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành kiểm tra sát sao việc thực hiện đúng chương trình THPT, tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 của các nhà trường, nghiêm cấm tình trạng lợi dụng thi cử để ép học sinh đi học thêm.

Chính quyền các địa phương phải phối hợp với các lực lượng xã hội, đoàn thể có phương án hỗ trợ học sinh đi thi, đảm bảo an toàn giao thông, sức khỏe cho học sinh, nhất là ở các địa bàn phức tạp, khó khăn.

VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/492908/Nghiem-cam-ep-hoc-sinh-hoc-them-truoc-cac-ky-thi.html

Nghiêm cấm lợi dụng thi cử, ép học sinh học thêm

Posted: 22 May 2012 01:39 AM PDT

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa có công văn gửi các địa phương và các đơn vị liên quan chỉ đạo về việc tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012.

Bộ đề nghị các đơn vị cần đảm bảo yêu cầu an toàn, nghiêm túc, khách quan và thuận lợi cho người dự thi. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ yêu cầu các địa phương đảm bảo tổ chức thi an toàn, khách quan, công bằng và chính xác, đánh giá sát chất lượng dạy học; tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh. Nghiêm cấm việc lợi dụng thi cử để bắt ép học sinh học thêm trái quy định. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH trên địa bàn tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đúng quy chế.

Cấm triệt để dạy thêm bậc tiểu học

 Vũ Thơ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120522/Nghiem-cam-loi-dung-thi-cu-ep-hoc-sinh-hoc-them.aspx

Học sinh đang thiên về chọn trường dễ trúng tuyển?

Posted: 22 May 2012 01:38 AM PDT

(GDTĐ)-Một điểm nổi bật trong việc ĐKDT vào ĐH, CĐ năm nay là xu hướng tăng mạnh hồ sơ tại các trường ĐH công lập có điểm đầu vào thấp, dễ trúng tuyển. Điều này có thể cho thấy thí sinh khi ĐKDT đã cân nhắc chọn trường kỹ hơn dựa trên năng lực bản thân.

Tuy nhiên, điều đáng bàn là, cán cân hồ sơ vẫn lệch một cách rõ ràng về các ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh. Chính điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu có phải học sinh đang thiên về chọn trường dễ trúng tuyển hơn là chọn nghề có cơ sở khoa học.

Tư vấn tuyển sinh trước kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. Ảnh: gdtd.vn
Tư vấn tuyển sinh trước kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. Ảnh: gdtd.vn

Chuyên viên phòng GDTXCN sở GDĐT Điện Biên Đặng Thị Nhụy cho biết, năm nay, tỷ lệ thí sinh ĐKDT vào các trường ĐH Tây Bắc, ĐH nông nghiệp Hà Nội; ĐH Lâm nghiệp, CĐ sư phạm Điện Biên vẫn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, ĐH Tây Bắc có 1922; ĐH Nông nghiệp Hà Nội: 395 hồ sơ; 185; CĐSP Điện Biên: 1922 hồ sơ và CĐ Kinh tế – Kĩ thuật Điện Biên: 251 hồ sơ. Đặc biệt số lượt thí sinh ĐKDT vào trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội tăng đột biến với 101 lượt hồ sơ, tăng 79 lượt so với năm 2011.

Theo thống kê của Sở GDĐT Hà Tĩnh, năm 2012, toàn tỉnh có 34.744 hồ sơ ĐKDT vào ĐH, CĐ, giảm 7542 hồ sơ (17,83 %) so với năm 2011. Trong đó có 18375 hồ sơ khối A, chiếm đến 52,89 %. Tiếp đến khối B có 7561 hồ sơ, chiếm 21,76 %; khối D1 có 3908 hồ sơ, chiếm 11,25 %; khối C: 2950 hồ sơ, chiếm 8,49 %… Cũng theo sở này, hồ sơ đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh và quản lý nhiều nhất với 6508 hồ sơ ĐH (18,75 %); 2880 hồ sơ CĐ (8,29 %). Tiếp đến là lĩnh vực sức khoẻ với 2681 hồ sơ ĐH (7,72 %); 1332 hồ sơ CĐ (3,83 %); kiến trúc và xây dựng: 2631 hồ sơ ĐH (7,57 %), 97 hồ sơ CĐ (0,28 %; công nghệ kỹ thuật: 2079 hồ sơ ĐH (5,98 %), 1820 hồ sơ CĐ (5,24 %). Lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên chỉ có 1424 hồ sơ ĐH (4,10 %) và 156 hồ sơ CĐ (0,45 %)…

Đợt bàn giao hồ sơ vừa qua, bên cạnh lượng hồ sơ dồn nhiều vào các trường ĐH tốp giữa và trường địa phương, thì tính theo ngành nghề, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh vẫn là những ngành chiếm lượng hồ sơ đông đảo nhất.

Theo thông thống kê chưa đầy đủ từ trường ĐH Tài chính – marketing, trong tổng số 32.700 hồ sơ nhận được năm nay, ngành quản trị kinh doanh có nhiều hồ sơ nhất, kế tiếp là các ngành tài chính ngân hàng, marketing, quản trị khách sạn… Trường ĐH Thương mại, dẫn đầu về lượng hồ sơ vẫn là ngành Tài chính – Ngân hàng, Kế toán. ĐH Kinh tế quốc dân, thường các ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao…

Việc giảm hồ sơ ĐKDT là một tín hiệu vui cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền về phân luồng sau THPT, hướng nghiệp cũng như ý thức định hướng nghề nghiệp của học sinh, phụ huynh. Bên cạnh đó, việc Bộ GDĐT giao quyền tự chủ cho các trường xét tuyển nhiều đợt, kéo dài thời gian xét tuyển tạo thuận lợi cho thí sinh chỉ cần ĐKDT vào một trường phù hợp với năng lực của mình, đạt điểm sàn quy định là có cơ hội xét tuyển nguyện vọng vào các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển, phù hợp quy định của từng trường.

Tuy nhiên, bên cạnh tín hiệu vui này, việc tập trung lượng lớn hồ sơ vào các ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh vẫn là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ. Về hiện tượng này, ông Phan Đình Lai – TP GDCN, Sở GDĐT Hà Tĩnh cho rằng, thông tin đến với phụ huynh và học sinh vẫn chưa đầy đủ, toàn diện; các em đang thiên về chọn trường dễ trúng tuyển hơn là chọn nghề có cơ sở khoa học. Điều đó đòi hỏi các trường THPT, các đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho học sinh với nội dung sâu sát, hình thức phù hợp hơn.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201205/Hoc-sinh-dang-thien-ve-chon-truong-de-trung-tuyen-1961351/

Học thêm ngày hè: Có chăng vừa chơi vừa học?

Posted: 22 May 2012 01:38 AM PDT

Nan giải "tìm" mùa hè cho trẻ

Chị Nguyễn Như Lan, nhà ở Q.1, TPHCM cho hay, chị đang rất băn khoăn lên kế hoạch cho ngày hè gần kề của hai con. Muốn giảm áp lực học tập cho con nhưng chị lo lắng: "Con nhà mình rất ham vui, nếu chơi quá nhiều trong thời gian dài nên khi quay lại lớp sẽ rất khó khăn thích nghi với việc học".


Làm sao chọn cho khóa học hè vừa thú vị vừa bổ ích là điều quan tâm của nhiều phụ huynh.

Đây cũng là nỗi lo chung của rất nhiều phụ huynh (PH). Vừa muốn giảm tải nhưng lo ngại trẻ quá "say" với các hoạt động vui chơi mà bỏ rơi kiến thức. "Tôi tính cho con đi học thêm các môn văn hóa để cháu không quên kiến thức. Hè mải chơi lại chểnh mảng học hành thì lo lắm", một PH ở Q.7 bộc bạch.

Bên cạnh đó, nhiều PH lại khó khăn trong việc tìm khóa học phù hợp cho trẻ. Anh Nguyễn Văn Cường (Q.1), chia sẻ cậu con trai 12 tuổi của mình rất thích học tiếng Anh nhưng lại nhút nhát, ngại nói, ở lớp cô chỉ định mới đứng lên trả lời chứ không bao giờ chủ động xung phong. "Tôi muốn tìm khóa học giúp con vừa giải tỏa tâm lý, đồng thời có thể củng cố kiến thức và rèn các kỹ năng mềm", ông bố bày tỏ mong muốn.

Khi con chủ động học hè cùng các "dự án"

Không thể phủ nhận, trong cuộc sống hiện đại, yêu cầu tích hợp các hoạt động "học và chơi" cho trẻ để đảm bảo tâm lý thoải mái mà vẫn tiếp thu được kiến thức,

kỹ năng là điều hết sức cần thiết. Tìm hiểu các môi trường có đào tạo khóa hè hiện nay, một trong số các chương trình đang thu hút PH là chương trình Hè của Hệ thống trường DL Quốc tế Việt Úc. Chương trình vừa là lời giải cho "bài toán" gửi con ngày hè, vừa giúp trẻ không bỏ rơi các kiến thức đã học mà trên hết, còn phù hợp sở thích và năng khiếu trẻ.

Điểm đặc biệt của chương trình là phương pháp "Học tập dự án - project based learning" với sự dẫn dắt của các GV nước ngoài và chuyên gia hàng đầu trong các hoạt động học tập, khám phá bản thân theo mô hình "tiểu dự án". Chẳng hạn, với môn tiếng Anh ESL - trọng tâm của chương trình, các em được phát triển kỹ năng Nghe, Nói qua những chủ đề gắn liền với thực tế và sở thích của người học như Thời Trang, Kịch Nghệ, Thiên Nhiên, Muông Thú….


Tiết học Khoa học sinh động tại trường Quốc tế Việt Úc.

Bên cạnh mục tiêu ngôn ngữ, các dự án cho các em những trải nghiệm thú vị từ những chuyến tham quan, khảo sát và tập huấn thực tế với các chuyên gia từ đó hoàn thành sản phẩm, dự án theo yêu cầu. Trải qua quá trình xâu chuỗi chặt chẽ các bài học ngữ liệu trong lớp và các hoạt động bên ngoài, các em sẽ tìm được niềm hứng thú học tập - yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình tiếp thu tri thức – và phát huy khả năng giao tiếp của người học một cách tự nhiên.

Các môn học khác như Vật lý, Hóa học, Công nghệ Thông tin… cũng không khô khan khi các em được hướng đến các mô hình mang tính ứng dụng thực tế cao cũng như hay đi sâu vào kỹ năng cần thiết cho học tập và đời sống.

Khám phá năng khiếu và định vị bản thân

Với mục tiêu "Hè học tập, hè vui chơi", chương trình "Project-based Learning Summer" lồng ghép việc học cùng nhiều hoạt động phát triển năng khiếu, rèn luyện thể chất cũng như vui chơi, giải trí.


Các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp HS khám phá bản thân.

Các em sẽ có cơ hội trải nghiệm nghệ thuật khi diễn kịch cùng sự huấn luyện Học viện Kịch nghệ Helen O'Grady hay công việc của một nhà thiết kế tại Nhà vườn Long Thuận với sự hướng dẫn của họa sĩ Sỹ Hoàng; so tài với các kiện tướng cờ vua quốc gia; trổ tài nhảy hiện đại với vũ đoàn Hoàng Thông… Đây là cơ hội để các em tìm tòi, khám phá năng khiếu, thiên hướng của bản thân. Những "vai diễn" vào các hoạt động nghệ thuật đó sẽ được các em trình diễn vào cuối khóa học.

Ngoài ra, thông qua những chuyên đề như "Định hình phong cách", "Hình thành vẻ đẹp nội tâm", "Văn hóa dùng tiệc Buffet". chương trình cũng giúp các em hiểu rõ hơn về năng lực cá nhân, xác định ưu và nhược điểm. Từ đó, học sinh định vị phong cách sống và các thói quen sinh hoạt phù hợp. Đồng cộng tác với nhà trường còn có các chuyên gia như Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh Tâm, chuyên gia Ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân….

6 tuần với những trải nghiệm, chương trình không chỉ tạo nên những hồi ức đẹp cho tuổi thơ trong những ngày hè mà còn là dấu ấn của sự tự tin, sáng tạo mang bản sắc cá nhân cho mỗi HS.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-597844/hoc-them-ngay-he-co-chang-vua-choi-vua-hoc.htm

Comments