Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường Thực Nghiệm, một bí mật không ai biết

Posted: 21 May 2012 07:33 AM PDT

- Tham gia hào hứng tại bàn tròn trực tuyến "những vấn đề giáo dục sau sự kiện đạp đổ cổng trường", GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ hành trình gian nan và những tín hiệu mà ông hy vọng về mô hình mà mình đã theo đuổi trọn đời.


Toàn cảnh buổi trực tuyến ngày 18/5. Ảnh: Kiên Trung

Nhà báo Hoàng Hường:
Từ góc độ 1 nhà hoạt động xã hội, một phụ huynh, chị kiến giải sự kiện này như thế nào? Đây có thể coi là một sự kiện xã hội hay không? Và nó nói lên điều gì?

 

Nhà văn Trang Hạ:Một cách nghiêm túc thì đấy là một bức tranh toàn cảnh mà chúng ta nhìn thấy. Trước đây, chúng ta chỉ nói về những chiếc phong bao khi chạy trường thôi. Còn giờ đây, phụ huynh không chạy trường bằng phong bao mà bằng chính đôi chân của họ.

Nhiều tờ báo lên tiếng rằng đây là một sự xấu hổ của các bậc phụ huynh cũng như hồi chuông  báo động của ngành giáo dục.

Nhưng tôi thì cho rằng, họ đứng chầu chực ở cổng trường còn hơn là đi bằng những con đường mà không phải xếp hàng, tiền xếp hàng thay cho họ hoặc là quan hệ xếp hàng thay thì dẫu sao họ cũng sòng phẳng với người khác. Họ còn chường mặt ra cho xã hội biết mình là ai.

Các bậc phụ huynh đều có ngành nghề, địa vị khác nhau trong xã hội. Đó là cái nhìn thực tiễn.

Còn hài hước một chút, những trường tốt nhất trên thế giới đều không có cổng trường hoặc cổng trường luôn rộng mở để người học vào giải quyết những yêu cầu, những vấn đề của họ ở trong phòng giáo vụ, phòng hành chính… hoặc là lên mạng rút đơn về.

Chọn học sinh nào, từ chối ai là quyền của trường. Tất cả đều không diễn ra ở cổng trường. Còn ở Việt Nam, những trường tốt nhất Việt Nam nên có cổng trường kiên cố nhất (cười).

Nhà báo Hoàng Hường: Thưa GS Hồ Ngọc Đại, ông có ý kiến gì về kiến giải của Trang Hạ không? Và có điều thắc mắc nữa của rất nhiều phụ huynh, thậm chí có ý kiến cho rằng bây giờ Trường Thực Nghiệm thậm chí đã không cần cổng trường nữa rồi, thậm chí "lõi" của nó cũng không còn nữa. Trường bây giờ chỉ còn cái tên thôi, nội dung đã thay đổi hoàn toàn rồi. Với tư cách là người sáng lập trường, có ý kiến khách quan nhất, ông có thể lý giải cho các phụ huynh giúp người ta nhìn thấy bản chất của vấn đề không?

 

GS Hồ Ngọc Đại: Hôm nọ tôi đã nói,  phụ huynh chọn trường này chưa chắc vì tốt nhất, mà chọn vì cho rằng nó đỡ tồi tệ hơn những cái khác.

Tiếng Pháp có câu, giữa hai cái tồi tệ thì chọn cái đỡ tồi tệ hơn thế thôi. Còn thực ra họ đã có kiểm nghiệm gì đâu? Đây là 1 lý do.

Thứ hai, Trường Thực nghiệm thực sự bây giờ với trường của tôi ngày xưa không phải là một nữa.

Giờ nó chỉ có ba lớp, còn chương trình ở ngoài đã ào vào hết. Ào vào cũng có lý do chứ không đơn giản.

Lúc đầu ta định xóa hết, vì lý do nào đó, chắc chắc không phải lý do khoa học.

Nhưng mà nói chung, số còn lại thì phụ huynh cứ vẫn thích. Ít nhất, cái số ấy thì vẫn còn một số giáo viên cũ, và ít nhất chương trình vẫn là chương trình thực nghiệm.

Nhưng chương trình (thực nghiệm) này, ngay cả thời trước với  cách đây 30 năm vẫn có những thay đổi, vẫn có sự vận động, có phát triển.

Năm vừa rồi, Bộ trưởng  Phạm Vũ Luận ra quyết định chính thức đưa phương án của công nghệ giáo dục về địa phương. Nhưng vì Quốc hội ra Nghị quyết số 40 chỉ có một bộ sách toàn quốc nên buộc phải dùng từ "thí điểm". Nhưng mà "thí điểm" hiện nay có 16 tỉnh và có 50.000 học sinh…

Chỉ cần nếu làm thí điểm thì chỉ cần 1.000 là đáng  tin cậy. Giải pháp đưa ra là giải pháp, khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ đạo thì xuống Chủ tịch UBND Quận ra quyết định, UBND huyện ra quyết định nên làm việc ngon hẳn. Rất ngon!

Tôi chưa bao giờ làm việc thuận lợi như năm vừa rồi. Trước đây làm gì thì chỉ làm với anh Hiển thôi, anh Thành thôi. Anh Hiển là Thứ trưởng, anh Thành là Vụ trưởng, các anh ấy cho phép làm, cùng hỗ trợ.

Trong 3-4 năm nay, khi chỉ có thứ trưởng và vụ trưởng làm, nói chung cũng vất vả, phải thuyết phục. Nhưng khi Bộ trưởng có quyết định thì tình hình khác hẳn.

Tôi thấy khi thực sự chính quyền vào cuộc thì tình hình rất dễ. Mà cũng may, hai anh là anh Hiển và anh Luận phụ trách là hai người thực bụng muốn làm giáo dục, không sợ, không ngại thủ tục và chấp nhận danh từ "thí điểm" để lách luật.

Khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dám ra quyết định chính thức bằng văn bản, tôi thấy tình hình khác rồi.

Nhân chuyện ấy tôi nói, chúng ta không nên nhận, kể cả anh Tiến, anh Thành, anh Luận… không phải là tác giả của"chương trình 2000". Chương trình này đã triển khai đã mười mấy năm nay. Những người đó là một bộ phận hoàn toàn khác. Còn các anh là những người chịu một việc đã rồi.

Vấn đề này, phải bàn lại công việc trước đó nữa, cần nói đến nguồn gốc sâu xa nữa. Vụ Tiểu học thực bụng muốn làm. Anh Hiển, anh Luận thực bụng muốn làm. Nhưng cả một hệ thống từ xưa đến nay… Chuyện này, chuyện khác là hậu quả của “Chương trình năm 2000″.

Nên nếu nền giáo dục hiện này có vấn đề gì, cần truy cứu thì phải truy cứu bộ máy làm chương trình năm 2000, tốn hàng ngàn tỉ nhưng không ra gì. Cần phải nhìn sâu xa hơn nữa mới thấy gốc rễ vấn đề.

Tôi thấy, đây là cơ hội để chúng ta nhìn thấy vấn đề thực hơn, cả phụ huynh, cả người dân nói chung, cả bộ phận quản lý cũng nhìn thấy thực hơn, và Đảng cũng phải nhìn thấy thực hơn là từ chủ trương cách đây lâu rồi.

Nhóm người đó hầu hết đã về hưu hết cả, hoặc có đang chức thì cũng chỉ hời hợt… Những người đương chức hiện nay đều là nạn nhân phải chịu hết. Việc đã hết rồi, thể chế của mình cứ thế mà làm.

Tôi buồn trước sự việc vừa rồi, thực sự, đáng lẽ ra mà nói, học sinh cần được mời mọc, nhất là những chương trình thực nghiệm.

Bây giờ khác hẳn. Ngày xưa, chúng tôi mời học sinh, phụ huynh đến để lấy cứ liệu. Tức là một cơ hộ người ta mang con đến cho mình lấy cứ liệu. Trong số ấy, có những người 10 năm làm luận án tiến sỹ… căn cứ vào cứ liệu ấy 10 năm liền để làm luận án. Sau 10 năm chúng tôi kết luận được trẻ con lớn lên như thế nào? Mục đích là như thế, cho nên chúng tôi không gọi là tuyển sinh mà chúng mời phụ huynh đưa học sinh đến cho chúng tôi đo nghiệm.

Ngày xưa, chúng tôi hỏi, em nào biết đọc biết viết rồi thì sẽ không nhận. Một bí mật không ai biết. Cho nên là hỏi Ngô Bảo Châu, mẹ Ngô Bảo Châu kể lại là đã dặn Ngô Bảo Châu: nếu thầy hỏi gì cũng nói không biết, không biết đọc biết viết gì hết. Bởi chúng tôi cần những em không biết đọc biết viết gì hết. Đó là bí mật nhất.

Cái thứ hai là ốm yếu quá chúng tôi không nhận, quá đặc biệt không nhận. Còn phần lớn nhận cả. Hồi xưa chỉ có con trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ gửi, dân không gửi. Tầng lớp trí thức họ hiểu hơn, họ tin hơn…dân đã tin hơn.

Sau này cứ mở rộng, mở rộng dần ra, mới đầu phụ huynh họ cũng chưa tin. Nhưng khi chương trình năm 2000 càng triển khai, càng bộc lộ tất cả những gì thực chất hơn thì người ta bắt đầu đổ xô vào đây.

Cho nên tôi đã nói, tôi không tự hào gì chuyện này.  Vụ vừa rồi chứng tỏ người dân họ chọn cái ít tồi tệ hơn. Bởi cái tốt hơn họ chưa biết, nhưng cái tồi tệ hơn thì họ thấy hết rồi, nhan nhản hết rồi. Bây giờ cái may ra thì đỡ tồi tệ hơn. Cho nên trong hoàn cảnh ấy chúng ta cần nhìn lại.

Ông Lê Tiến Thành (trái) và Ngô Đình Chất (phải) tại buổi trực tuyến

Nhà báo Hoàng Hường: Từ góc độ của tôi và lắng nghe nhiều bậc cha mẹ khác thì mối lo lắng nhất của phụ huynh thực sự không phải phương pháp dạy như thế nào mà là con họ có được vui vẻ, được hạnh phúc đến trường hay không? Họ có được yên tâm khi đưa con đến trường hay không? Không bị quá nặng nề, quá căng thẳng… khi đưa con đến trường.

Thưa Vụ trưởng Lê Tiến Thành, ông chắc đã biết những lo lắng về học thêm, về áp lực bệnh thành tích… Cũng có thể GS Hồ Ngọc Đại nói đúng, trường thực nghiệm không phải môi trường lý tưởng, nhưng khi trường thực nghiệm đưa ra khẩu hiểu lấy học sinh làm trung tâm, có nghĩa là cho học sinh vui vẻ đến trường, thì phụ huynh cảm thấy cái slogan ấy là cái bám vào khẩu hiệu đó.

Ông có cho đó là nhu cầu ảo hay chính đáng? Ông phân tích nhu cầu đó như thế nào? Bộ có kế hoạch nào nhân rộng mô hình này để thỏa mãn nhu cầu của người dân, nhất là sau sự kiện "cổng trường sụp đổ" vừa qua?

Ông Lê Tiến Thành (Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT):
Chúng tôi nhận thấy bất cứ trường học nào mà học sinh, phụ huynh có nhu cầu vào cũng là một tin vui với trường đó, ít ra họ cũng thành công , cũng có kết quả.

Điều mà bạn vừa nói, mong muốn mang cho trẻ "đến trường là niềm vui" không phải là của riêng Trường Thực nghiệm. Đây là điều tất cả phụ huynh, các thầy cô đều mong muốn, nhưng nó còn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi nhà trường.

Còn mô hình Trường Thực nghiệm với những ưu việt của nó, thì có lẽ quan điểm của bộ là rất cởi mở. Không phải chỉ với mô hình trường thực nghiệm ở Trường Thực nghiệm, mà kể cả với những mô hình tiên tiến, có hiệu quả thì Bộ cũng khuyến khích và  tạo điều kiện cho địa phương thực hiện, với điều kiện là địa phương cũng muốn thực hiện. Thí dụ với mô hình của GS Đại, Bộ cũng đã tổ chức đưa GS Đại đến để làm cho người ta…. Vậy thái độ của Bộ là rất thiện chí.

Cho nên, thầy Đại vừa nói là 16 tỉnh nhưng năm nay có thể hơn, 18 tỉnh, 55.000 đến 58.000 học sinh.

Vậy thì lãnh đạo Bộ luôn cởi mở và luôn tôn trọng có thiện chí với bất cứ mô hình tiên tiến nào, như mô hình của các tổ chức quốc tế như Oxfam, Unicef…. và tạo điều kiện để địa phương thực hiện những mô hình có hiệu quả.

Các bạn lên miền núi, có nhưng mô hình để học sinh lớp 1, lớp 2 điều khiển cả một chương trình hoạt động của trường. Bất kỳ mô hình nào tiên tiến, có hiệu quả, Bộ GD-ĐT sẵn sàng tạo điều kiện nhân rộng.

Địa phương có nhu cầu, tự nguyện thực hiện, chính địa phương nhận thấy mình có nhu cầu tham gia thì Bộ không ngăn cản ai mà cũng không ép mà chỉ khuyến khích.

Nhà báo Hoàng Hường
: Thế thì vì sao chỉ có duy nhất trường Thực nghiệm đóng trên địa bàn Hà Nội, nhưng cũng không phải do Sở quản lý? Trong tương lai, chúng ta có thể có những trường khác, cơ sở khác để phụ huynh bớt nóng lòng và bớt xô đổ cổng như sự kiện vừa qua không?
Xin hỏi anh Phạm Xuân Tiến, anh có thể lý giải được tâm lý của những người phụ huynh trong sự việc vừa qua. Liệu có phải vì mô hình thực nghiệm mà họ tin tưởng thế hay không? Hay còn vì những lý do gì khác? Nếu mô hình này người ta đã thích như thế, tại sao lại không thể nhân rộng, ít nhất là ở Thủ đô?

 

Ông Phạm Xuân Tiến (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội):Khi làm công tác quản lý giáo dục, tôi cũng không hiểu lý do vì sao. Có thể thầy Đại sẽ nói thêm vì sao Hà Nội chỉ có duy nhất trường Thực nghiệm thuộc Bộ GD-ĐT.

Còn nói về vấn đề, tại sao phụ huynh lại có hiện tượng xếp hàng, chen lấn để lấy đơn? Đứng ở khía cạnh nhà quản lý, tôi cho rằng Trường Thực nghiệm có những thuận lợi nhất định so với các trường công khác trên địa bàn thành phố.

Thứ nhất là do trường có điều kiện cơ sở vật chất, giao thông thuận lợi. Đây cũng là trường không phân tuyến. Phụ huynh ở tất cả quận, huyện, có điều kiện thuận lợi trên đường đi làm, đón con đều có thể đăng ký học.

Nhiều khi, chúng tôi hay nói đùa với nhau, không hiểu những trường không phân tuyến và cũng phát đơn như Trường Thực nghiệm thì không biết sẽ xảy ra điều gì? Bởi vì có những trường số học sinh đăng ký học trái tuyến gấp nhiều lần số học sinh đúng tuyến. Nhưng về mặt nguyên tắc không thể đáp ứng được yêu cầu này.

Tôi nghĩ đó là những khía cạnh lý giải phần nào đó áp lực của trường Thực Nghiệm.

Thứ ba, Trường Thực nghiệm đưa ra phương thức khác với các trường như Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn hay Nguyễn Siêu (đều là các trường tiểu học "hút khách" những năm gần đây – chú thích của phóng viên).

Những trường đó khi tổ chức tuyển sinh, họ phát hành đơn thoải mái, sau đó xét tuyển từ trên xuống dưới theo những điều kiện của họ như chỉ số IQ, sức khỏe…

Trường Thực nghiệm phát đơn luôn luôn hạn chế, cái này cũng có lý giải của nhà trường nhưng theo quan điểm của tôi, người ta đã có nhu cầu thì mình nên đáp ứng còn việc ta đáp ứng được đến đâu lại phải phụ thuộc vào kết quả.

GS Hồ Ngọc Đại: Không đâu anh Tiến, chỉ có năm nay mới hạn chế, còn mọi năm là thoải mái.

Ông Phạm Xuân Tiến: Nếu năm nay hạn chế, thì rõ ràng là do cái hạn chế đó mà tạo ra áp lực, tâm lý chen lấn xô đẩy để lấy bằng được cái đơn. Nếu như năm ngoái thì chắc chắn cái cổng trường không bao giờ bị đổ.

Không biết đó là sáng kiến của ai, nghĩ ra chuyện hạn chế đơn. Bởi vì nếu tôi có con vào lớp 1, có nguyện vọng vào trường Thực nghiệm thì lập tức cũng phải làm như vậy.

Tôi cũng phải chen lấn để lấy bằng được đơn. Vì nhà trường chỉ có 200 cái đơn trong khi có 400 người có nhu cầu chẳng hạn, khi đó đương nhiên tôi cũng phải chen lấn.

Mà cái giải pháp để xếp hàng trật tự là rất khó, bởi vì nó nó không như xếp hàng lên cáp treo để lên Yên Tử hay Hương Tích vì cứ rồng rắn lên mây như vậy.

Yếu tố nữa, tôi từng nói trong nhiều diễn đàn, có nhiều phụ huynh sẽ không hiểu hết trường Thực nghiệm như thế nào nhưng người ta nghe qua phụ huynh học sinh, nghe trên báo chí và đặc biệt Ngô Bảo Châu cũng là 1 sự kiện thì lập tức người ta nghĩ đây sẽ là một môi trường để họ yên tâm gửi con. Rồi khi đi qua thấy cây cối mát mẻ, không gian rộng, đẹp lại có sân vận động thì yên tâm.

Nhà báo Hoàng Hường: Thưa anh Chất, nếu đặt vào cương vị ông Hiệu trưởng trường Thực nghiệm thì anh có kế hoạch tuyển sinh như thế nào? Có cần phải giải thích với người dân để họ bớt áp lực về tâm lý đám đông?

 

Ông Ngô Văn Chất (Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT Hà Nội):Với góc độ hiệu trưởng, bản thân bất cứ người nào cũng không muốn có hiện tượng xô đổ cổng trường của mình. Tuy nhiên trong cách làm, nhiều khi không thể lường hết được những việc xảy ra.

Như anh Tiến nói, nếu như ở Hà Nội, một số trường cũng cho tuyển sinh một cách độc lập, có tuyên truyền cho phụ huynh rõ thời điểm tuyển sinh, rồi thủ tục, chỉ tiêu, phân tuyến…

Nhưng rõ ràng ở trường hợp này, việc tuyên truyền cho dân, nhiều người như anh Tiến nói có thể là phụ huynh chưa hiểu rõ trường Thực Nghiệm này như thế nào, chương trình như thế nào mà có thể họ chọn theo tâm lý đám đông.

Đấy là một trong những nguyên nhân mà tôi cho rằng cách thức tổ chức của nhà trường nên chăng cần có những tuyên truyền về nhà trường rộng rãi hơn và nên có thời gian để phụ huynh chuẩn bị.

Bản thân tôi thấy là, mỗi trường, mỗi người cụ thể có một cách làm khác nhau, nhưng làm thế nào để tạo thuận lợi cho cha mẹ phụ huynh trong việc tiếp nhận còn nhu cầu của người ta là hoàn toàn chính đáng. Nếu như tôi có con, ai cũng muốn cho con vào học trường tốt theo cái hiểu của người ta.

Muốn phụ huynh tránh được tình trạng chen lấn như thế thì trước hết nhà trường cần có tuyên truyền về môi trường giáo dục của nhà trường, phải cân nhắc về thời điểm, cách thức tuyển sinh để làm thế nào thuận lợi cho học sinh và phụ huynh học sinh để tránh được những bức xúc.

GS Hồ Ngọc Đại: Tiện đây phải nói rõ thêm thế này, tại sao tuyển sinh sớm, là ngày xưa chúng tôi đo nghiệm, đo tất cả các chỉ tiêu để lấy cứ liệu, xem học sinh của mình hàng năm phát triển thế nào, tiến lên thế nào.

Do đó phải làm trước đi, để người ta yên tâm đi, để người ta đi vào các trường học khác. Khi họ chưa có trường học thì họ mới gửi con đến, chứ khi họ có trường học rồi thì họ không gửi con đến nữa. Chúng tôi làm sớm là vì lẽ đó để họ còn hy vọng, gửi con đến.

Hồi tôi làm, những ai có anh, chị học rồi thì em đương nhiên vào học. Chúng tôi hay nói chị nó đã hy sinh cho trường thực nghiệm thì em nó cũng phải được hưởng cái thành công do chị nó mang lại. Mỗi người chịu thiệt 1 tí, anh chị nó chịu thiệt rồi thì em nó được hưởng. Sau học trò cũ có con thì phải nhận.

Nhưng sau này học sinh cũ đông quá. Hiệu trưởng lại còn phải xử lý những thư tay, cân nhắc như cháu PCT UBND tỉnh, huyện TP, quận, cháu một ông ủy viên Bộ Chính trị không nhận à? Phải nhận chứ. Cái đó không thoát được đâu. Ở đời mà, người ta tin cẩn vào mình nên người ta có con, có cháu mới gửi, nhân tình thế thái mà.

Mọi năm nó khác, nhưng không hiểu năm nay lại phát có 200 đơn. Nhân đây, tôi cũng nói luôn là cái lớp 1 phải được đón tiếp rất niềm nở, tự nguyện, Cả đời lần đầu tiên đi học, nó phải được đón tiếp rất trịnh trọng chứ không đơn giản là chỉ nhận nó vào.

Ông Phạm Xuân Tiến: Các trường ngày khai giảng bao giờ họ cũng tổ chức một cái màn đón hs lớp 1. Hiệu trưởng, hiệu phó ra đón, cầm hoa tặng các em và các cô giáo dắt các em vào. Bao giờ ngày khai giảng cũng có chương trình đón em vào lớp 1, còn ở đây thì chưa đón.

(còn tiếp)

  • Thực hiện: Kiều Oanh – Hạ Anh – Hoàng Hường
  • Ảnh: Kiên Trung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/73075/truong-thuc-nghiem--mot-bi-mat-khong-ai-biet.html

Nghiêm cấm việc lợi dụng thi cử để bắt ép HS học thêm

Posted: 21 May 2012 07:32 AM PDT

Đó là một trong những nội dung công văn chỉ đạo kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: "Trong những năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ban, ngành đoàn thể liên quan tổ chức kỳ thi tốt nghiệpTHPT và các kỳ thi tuyển sin ĐH, CĐ hệ chính quy đảm bảo yêu cầu an toàn, nghiêm túc, khách quan và thuận lợi cho người dự thi".

Công văn nêu rõ, để thực hiện tốt chủ trương này, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong các kỳ thi, tiếp tục nâng cao chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở GDĐT, các ban, ngành đoàn thể có liên quan, UBND các cấp phối hợp với ngành GDĐT thực hiện tốt các công việc. Cụ thể, tiếp tục phát huy kết quả đạt được từ việc thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", đảm bảo tổ chức các kỳ thi an toàn, khách quan, công bằng và chính xác, đánh giá sát chất lượng dạy học.

Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thi, đề ra các giải pháp thực tế và khả thi, đảm bảo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, tích cực chuẩn bị phương án dự phòng, kịp thời ứng phó với các hiện tượng bất thường do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, cháy nổ, mất điện…; tăng cường kiểm tra tất cả các khâu tổ chức thi và thường xuyên chỉ đạo thực hiện các yêu cầu theo Quy chế thi. Trong đó lưu ý, thực hiện đúng Quy chế thi tốt nghiệp THPT và các công văn chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ trong tất cả các khâu của kỳ thi; đảm bảo kỷ cương, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực trong thi cử; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy chế thi của các tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi.

Xây dựng kế hoạch tổng thể bố trí các Hội đồng in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; xây dựng phương án thực hiện việc coi thi, chấm thi, thực hiện báo cáo tiến độ và kết quả chấm thi theo đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT; phương án xử lý kết quả thi đảm bảo đúng quy chế và tuyệt đối an toàn, không để xảy ra sai sót; xây dựng phương án dự phòng để kịp thời ứng phó với các tình huống đột xuất có thể xảy ra và phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, bảo mật cho toàn bộ quy trình thực hiện các khâu của kỳ thi; chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các điều kiện về tài chính cho kỳ thi.

Bố trí cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia công tác thi; có biện pháp tuyên truyền, tập huấn để bảo đảm cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác thi và thí sinh nắm vững quy chế thi và các văn bản hướng dẫn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác thi; phổ biến rộng rãi, công khai các quy định về thi cử trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để tất cả học sinh lớp cuối cấp đủ tiêu chuẩn đều tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đối với kì thi ĐH, CĐ thì cần phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH trên địa bàn tổ chức kỳ đúng quy chế.

Để đảm bảo cho cả hai kì thi Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi, chấm thi và công bố kết quả các kỳ thi… Tăng cường các phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của thí sinh, có phương án giải tỏa ùn tắc giao thông, không để thí sinh đến thi muộn do ách tắc giao thông. Xây dựng và thực hiện kế hoạch huy động các nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội và Ban đại diện cha mẹ học sinh đảm bảo an toàn về đi lại, đề phòng tai nạn giao thông ở các địa bàn phức tạp như vùng lũ, vùng sông nước, đồi núi hiểm trở.

Đảm bảo cung cấp điện nước ổn định, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt và các điều kiện khác cho các kỳ thi. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở cho thuê phòng nghỉ trọ trên địa bàn, đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho thí sinh lưu trú, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tệ nạn xã hội nhằm đáp ứng việc ăn, nghỉ đối với thí sinh ở xa và có nhu cầu, không để xảy ra tình trạng bỏ thi vì thiếu điều kiện ăn ở, sinh hoạt…

Để tránh những thông tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến tâm lý thí sin dự thi Bộ GD-ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan truyền thông cần trao đổi kỹ với các cơ quan có trách nhiệm trước khi cho đăng tải các thông tin liên quan đến đề thi như: lộ đề, đề có sai sót… (nếu có).

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-598167/nghiem-cam-viec-loi-dung-thi-cu-de-bat-ep-hs-hoc-them.htm

Một cách chống giáo viên ép học sinh học thêm

Posted: 21 May 2012 07:32 AM PDT

(GDTĐ) – Học thêm có nhiều mặt tốt như: vừa dạy lại vừa trông trẻ giúp một số cha mẹ học sinh khi họ bận đi làm kiếm sống (đối với bậc Tiểu học chẳng hạn); kiến thức nhiều và khó nên học sinh muốn được học thêm để bảo đảm nắm đủ và vững kiến thức (đối với cấp trung học phổ thông chẳng hạn), …

Phạm vi bài này chỉ bàn đến cách chống những giáo viên thiếu lương tâm và trách nhiệm "ép" học sinh phải đi học thêm để thu lợi cho mình, gây nhiều bức xúc cho cha mẹ và cả cho chính các em học sinh.

Hình chỉ mang tính minh họa?Internet
Hình chỉ mang tính minh họa/Internet

Cách ép của những giáo viên này rất đơn giản. Ở lớp, họ dạy hời hợt nhưng ở nhà dạy lại rất tận tình và nếu em nào không đến nhà họ để học thêm thì em đó sẽ không đạt điểm cao môn đó, thậm chí bị điểm môn đó rất thấp.

Hậu quả là em đó vừa yếu kiến thức lại vừa không bảo đảm học lực để lên lớp, nhất là đối với cấp trung học phổ thông nếu học sinh yếu kiến thức thì khó mà có thể thi đỗ vào các trường đại học. Việc quản lí của Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn đối với những giáo viên này không dễ vì họ có giáo án, đồ dùng dạy học bảo đảm, ra vào lớp đúng giờ. Điều quan trọng nhất là thái độ dạy hời hợt thường xuyên xảy ra mà Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn lại không bắt được quả tang vì nếu đến dự giờ thì họ lại dạy nghiêm túc.

Vậy thì chống lại hành động này bằng cách nào?

Học sinh chính là những người chống hiệu quả nhất. Các em là những người dự giờ giáo viên liên tục và lâu dài nhất. Các em có đủ khả năng nhận xét đúng thái độ, trách nhiệm dạy tận tình hay hời hợt trong các giờ lên lớp của các thầy cô giáo, kể cả học sinh tiểu học.

Vậy thì Nhà trường hãy hướng dẫn, yêu cầu các em bỏ thư vào hòm thư góp ý phản ánh cho Ban Giám hiệu biết những giờ dạy nào của những giáo viên nào thiếu trách nhiệm một cách cụ thể, chi tiết, kịp thời. Những thư này học sinh không phải kí tên, có thể lại được đánh máy vi tính thì giáo viên khó mà biết là em nào.

Đồng thời, các phản ánh kiểu này của các em học sinh được Nhà trường đưa vào nội quy từ đầu năm học, quy định "Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức", phải có lương tâm và trách nhiệm dạy dỗ học sinh, nếu bị phản ánh dạy thiếu tận tình thì Nhà trường sẽ nhanh chóng điều tra, xem xét, xử lí nghiêm túc với các mức độ từ nhắc nhở, phê bình đến đánh giá xếp loại, xét thi đua, thậm chí kỉ luật, hạ bậc lương, … một cách công khai, minh bạch.

Mỗi Nhà trường hãy phát huy tác dụng của hòm thư góp ý theo kiểu nêu trên đây thì các em sẽ sớm được học những giờ học chất lượng, việc dạy thêm học thêm sẽ không là nạn mà sẽ trở thành bạn của mỗi thầy cô và mỗi học sinh.

Vũ Thanh Thông

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201205/Mot-cach-chong-giao-vien-ep-hoc-sinh-hoc-them-1961354/

Nhiều ngành tiếp tục “ế”

Posted: 21 May 2012 07:27 AM PDT

Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2012:

Nhiều ngành tiếp tục "ế"

TT – Không ngoài dự báo, nhiều ngành khối C tiếp tục "ế", rõ nét nhất là các ngành của khối sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Có ngành thí sinh thi ít hơn chỉ tiêu.

Các trường ĐH, CĐ phía Nam nhận bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh năm 2012 từ đại diện các sở GD-ĐT sáng 12-5 – Ảnh: Như Hùng

Thống kê hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) theo ngành của nhiều trường cho thấy hồ sơ tuy có tăng nhẹ nhưng hàng loạt ngành sư phạm, ngoại ngữ vẫn rơi vào cảnh thí sinh ít hơn chỉ tiêu. Bên cạnh đó, nhiều ngành công nghệ cũng trong cảnh tương tự. Đáng nói là tình trạng này không chỉ diễn ra ở các trường ĐH vùng, ĐH địa phương mà ngay cả các trường ĐH lớn, uy tín cũng không nằm ngoài bức tranh chung này.

Nguy cơ đóng cửa nhiều ngành sư phạm

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – một trong những trường ĐH trọng điểm, chuyên đào tạo sư phạm nhưng theo số liệu thống kê hồ sơ theo ngành do trường này công bố, hàng loạt ngành có hồ sơ ít hơn chỉ tiêu rất nhiều.

Trong khi một số ngoài sư phạm có hồ sơ tăng so với năm 2011 thì ở chiều ngược lại, nhiều ngành sư phạm, ngoại ngữ lại giảm đáng kể. Chẳng hạn các ngành sư phạm tin học, vật lý, hóa học, sinh học đều có số hồ sơ ĐKDT giảm. Nhiều ngành sư phạm và cử nhân khác càng đáng ngại hơn khi hồ sơ chỉ lèo tèo so với chỉ tiêu.

Ngành giáo dục quốc phòng an ninh có 120 chỉ tiêu nhưng chỉ có 12 hồ sơ, sư phạm tiếng Nga, Pháp, vật lý, văn học quốc tế học đều có hồ sơ ít hơn chỉ tiêu.

Tại ĐH Đà Nẵng, các ngành sư phạm thuộc Trường ĐH Sư phạm tuy khả quan hơn nhưng tại Trường ĐH Ngoại ngữ, hồ sơ vào nhiều ngành ngoại ngữ lại hết sức đáng ngại. Các ngành sư phạm tiếng Pháp, Trung và các ngành ngôn ngữ Nga, Thái Lan đều có hồ sơ ít hơn chỉ tiêu. Thí sinh dự thi vào các ngành này sẽ "một mình một ngựa" thong dong mà không gặp phải sự cạnh tranh nào từ thí sinh khác.

Tại Trường ĐH Bách khoa, ngành sư phạm kỹ thuật công nghiệp chỉ có 40 hồ sơ trong khi chỉ tiêu ngành này là 60. Cũng với tình cảnh này, sư phạm tiếng Pháp tại Trường ĐH Cần Thơ chỉ có 26 hồ sơ trong khi chỉ tiêu là 40.

Tương tự, ông Hoàng Xuân Quảng – phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang – cho biết tình hình hồ sơ ĐKDT vào các ngành sư phạm năm nay cũng không mấy khả quan so với năm trước. Mặc dù trường chủ động giảm chỉ tiêu các ngành sư phạm nhưng nhiều ngành như sư phạm vật lý, sinh học, hóa học, tin… đều có hồ sơ ít hơn chỉ tiêu. Nhiều khả năng viễn cảnh đóng cửa nhiều ngành sư phạm như năm 2011 tại trường này sẽ tiếp tục diễn ra.

Trong kỳ tuyển sinh năm trước, hàng loạt ngành sư phạm tại Trường ĐH An Giang phải đóng cửa do không có người trúng tuyển.

Khối C lép vế

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hồ sơ ĐKDT năm 2012 vào ngành KHXHNV với tỉ lệ 4,43% thí sinh dự thi cho thấy sự "lép vế" rất rõ của ngành này. Trên 1,8 triệu lượt hồ sơ chỉ có hơn 80.000 hồ sơ ĐKDT vào ngành KHXHNV. Thực tế, khi xét theo số lượng hồ sơ thì nhóm ngành này lại giảm đến gần 8%, từ khoảng 87.000 hồ sơ năm 2011 còn 80.298 hồ sơ.

Ở ĐHQG Hà Nội, sự chênh lệch về nhóm ngành KHXHNV và các nhóm ngành còn lại, nhóm hồ sơ thi khối C và các khối A, B, D vẫn khá lớn. Theo ông Đinh Việt Hải – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXHNV (ĐHQG Hà Nội), tổng số hồ sơ dự thi khối C vào tất cả các trường, các khoa của ĐH này giảm từ 5.800 năm 2011 xuống còn 5.600. Sự sụt giảm mạnh mẽ nhất diễn ra ở ngành luật.

Tại Trường ĐH KHXHNV (ĐHQG TP.HCM), dù tổng số hồ sơ ĐKDT vào trường tăng khoảng 1.300 so với năm trước nhưng chủ yếu tập trung các ngành tuyển khối D1. Trong đó khối C chỉ có 3.979 hồ sơ, chưa đến 1/3 tổng số hồ sơ ĐKDT của trường này. Những ngành có lượng hồ sơ tăng tuyển khối D1 hoặc có thêm khối khác ngoài khối C (B, D1) như ngôn ngữ Anh (có lượng hồ sơ nhiều nhất), tâm lý học, du lịch, báo chí và truyền thông.

Cũng như những năm trước, các ngành triết học, lịch sử, giáo dục học, lưu trữ học… đều có tỉ lệ "chọi" rất thấp. Ba ngành học có số ĐKDT thấp nhất trường có dưới 100 hồ sơ là ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Đức và nhân học.

Nhắm mắt đào tạo

Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho rằng VN đang trong giai đoạn phát triển mạnh các ngành dịch vụ thu hút nguồn nhân lực lớn nên cũng là cơ hội cho các trường đào tạo khối ngành kinh tế. Trường đào tạo kinh tế mở càng nhiều thì học trò càng đua nhau học vì có nhiều cơ hội và nhiều người học thì có thêm nhiều trường mở ra…

"Ở các nước, mỗi năm các doanh nghiệp phải báo với cơ quan nguồn nhân lực nhu cầu họ cần và việc này được thực hiện trước 20-30 năm. Trong khi ở VN cứ nhắm mắt đào tạo, không cần biết nhân lực ở từng ngành nghề thừa thiếu ra sao và cũng không biết trách nhiệm thuộc về ai" – ông Tuấn nói.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, sở dĩ những ngành khối C ngày càng ít thí sinh lựa chọn vì phần lớn những ngành này ra trường làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Cơ hội việc làm, lương bổng của những ngành này thường không cao. Chính khâu tư vấn hướng nghiệp hiện nay còn hạn chế, rất nhiều ngành học thú vị, cơ hội việc làm cao nhưng học sinh không biết đến.

Việc để học sinh chỉ tập trung vào nhóm ngành kinh tế sẽ tạo nguy cơ mất cân đối nguồn nhân lực trong xã hội. Nếu không chú trọng lĩnh vực then chốt, sẽ không thu hút được người giỏi vào những ngành công nghệ cao thì nước ta sẽ dần tụt hậu.

TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM, cho rằng hiện nay học sinh rất dễ tìm thấy thông tin tuyển dụng nhóm ngành kinh tế, trong khi thông tin này ở các ngành khoa học cơ bản lại rất hiếm. Thực tế, nhu cầu nhân lực của các ngành khoa học cơ bản cũng không nhiều và chủ yếu ở các trung tâm, viện nghiên cứu, đơn vị thuộc Nhà nước.

Sự lựa chọn ngành học của thí sinh còn phụ thuộc vào khối thi. Ở nhóm ngành kỹ thuật công nghệ có rất nhiều khối thi (A, B, D…), trong khi nhóm ngành KHXHNV chủ yếu là khối C, D. Việc nhóm ngành khoa học xã hội liên tục "ế" chắc chắn dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực, cán bộ trong lĩnh vực này. Trong khi nhóm ngành khoa học xã hội gắn với đào tạo con người nên rất quan trọng và rất cần cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.

TRẦN HUỲNH – MINH GIẢNG – NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Redirect.aspx?ArticleID=492748&ChannelID=142

Tác giả ‘Thế giới phẳng’ tiên đoán cách mạng giáo dục

Posted: 21 May 2012 07:27 AM PDT

Andrew Ng là một giáo sư ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford và ông đã có một cách giải thích khá thú vị về cách Coursera – công ty đào tạo trực tuyến tương tác mà ông đồng sáng lập, được kỳ vọng để thực hiện cuộc cách mạng trong giáo dục đại học bằng cách cho phép sinh viên trên toàn thế giới không chỉ nghe bài giảng mà còn có thể làm bài tập, được chấm điểm và khi hoàn tất khóa học họ có thể nhận một bằng chứng nhận. Với bằng chứng nhận này sinh viên có thể dùng để tìm một công việc tốt hơn hoặc được nhận vào một trường học tốt hơn.

"Tôi thường dạy trong những lớp học có 400 sinh viên", nhưng học kỳ vừa rồi ông đã dạy 100,000 sinh viên của khóa học trực tuyến. "Để giảng dạy với số lượng sinh viên nhiều như vậy theo cách thức truyền thống thì tôi sẽ cần phải dạy tại Đại học Stanford trong khoảng 250 năm", giáo sư Ng nói.

Chào mừng bạn đến với cuộc cách mạng trong giáo dục đại học. Bước đột phá lớn xảy ra khi ý tưởng đột nhiên nảy ra lại phù hợp một cách bất ngờ. Chi phí để nhận được một bằng đại học đang tăng nhanh hơn cả những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nên việc cung cấp các chương trình giáo dục đại học chất lượng với chi phí thấp được coi là vấn đề cấp bách hiện nay. Đồng thời, trong nền kinh tế tri thức, việc có được một bằng đại học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhờ có sự mở rộng của công nghệ không dây tốc độ cao, của hệ thống Internet, Facebook, công nghệ điện toán đám mây và máy tính bảng, thế giới đã tiến đến ngưỡng kết nối siêu tốc độ chỉ trong vòng 7 năm. Công nghệ đã ươm tạo một thế hệ trẻ, một thế hệ có thể thoải mái học tập và trao  đổi với các giáo sư qua màn hình trực tuyến.

Sự kết hợp của tất cả các yếu tố này đã hình thành Coursera.org vào ngày 18/4. Công ty đã nhận được sự ủng hộ của các quỹ đầu tư mạo hiểm từ Silicon Valley, (theo như đồng nghiệp John Markoff của tôi đưa tin.) khi nhà báo John Markoff lần đầu đưa tin về Coursera.

Các công ty tư nhân như Phoenix đã cung cấp các khóa học trực tuyến có phí trong nhiều năm. Các trường đại học danh tiếng như M.I.T và Stanford đã và đang cung cấp các hệ thống bài giảng trực tuyến miễn phí. Coursera  đang thực hiện những bước tiến tiếp theo: xây dựng một nền tảng tương tác trong đó cho phép những trường đại học tốt nhất trên thế giới không chỉ cung cấp một lượng lớn các bài học miễn phí lên mạng Internet mà còn xây dựng một hệ thống kiểm tra, chấm điểm, tương tác sinh viên với sinh viên và trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học với chi phí dưới 100$. (Điều này có vẻ là một món hời khi mức học phí ở đại học Stanford là trên $40,000 một năm.) Coursera hiện đang cung cấp 40 khóa học online – từ  điện toán tới nhân văn. Bài giảng trong các khóa học được thực hiện bởi các giáo sư đến từ các trường đại học danh tiếng như Stanford, Princeton, Michigan và Đại học Pennsylvania.

Sau khi nhận thấy số lượng học viên theo học các khóa học trực tuyến miễn phí tăng lên hàng chục nghìn người, Daphner Koller, người đồng sáng lập Couresra với Andrew Ng, đồng thời là một giáo sư Khoa học máy tính tại đại học Standford đã giải thích "Mỗi trường đại học đều xây dựng và soạn thảo nội dụng bài giảng riêng, và chúng tôi đóng vai trò trung gian để cung cấp và hướng những nội dụng này đến với các đối tượng sinh viên. Chúng tôi cũng sẽ hợp tác với nhà tuyển dụng để kết nối với sinh viên (với sự đồng ý của họ) với các cơ hội việc làm phù hợp với kỹ năng mà học viên mới có được. Ví dụ, một công ty dược sinh học đang tuyển nhân viên có kỹ năng lập trình và điện toán sinh học có thể tìm đến chúng tôi để chọn ra những sinh viên học tốt trong các khóa học điện toán đám mây và công nghệ gen. Điều này rất tốt cho cả người lao động và người tuyển dụng. Thêm vào đó, những người không có nhiều bằng cấp truyền thống cũng có thể nhận được sự tín cử để mở rộng cơ hôi của bản thân.

MIT, Harvard và các công ty tư nhân như Udacity đang tạo nên một nền tảng tương tự. Trong 5 năm tới, lĩnh vực này sẽ trở thành một ngành công nghiệp lớn.

Với các bài giảng bằng tiếng Anh, sinh viên thuộc cùng một quốc gia đã hình thành các nhóm học riêng để giúp đỡ lẫn nhau. Số lượng sinh viên lớn nhất ghi danh vào các khóa học trực tuyến đều đến từ Mỹ, Anh, Nga, Ấn Độ và Brazil. " Email của một sinh viên người Iran, viết rằng cậu ta đã tìm ra cách download các video bài giảng và sao chúng sang đĩa CD  bán ra thị trường. "Chúng tôi chỉ vừa mới phá vỡ kỷ lục 1 triệu học viên tham gia các khóa học trực tuyến" Andrew Ng đã tuyên bố hôm thứ 5 tuần trước.

Để giúp việc học trở lên dễ dàng hơn, Coursera đã chia nhỏ các bài giảng ra thành các các đoạn ngắn, đồng thời cung cấp các bài kiểm tra online có khả năng tự động chấm điểm để rà soát lại lượng kiến thức mới học. Chương trình kiểm tra hoạt động dựa trên sự tin tưởng vào tính trung thực của học viên khi làm bài, tuy vậy vẫn có các công cụ chống gian lận được xây dựng
Trong mỗi khóa học, học sinh gửi câu hỏi lên một diễn đàn trực tuyến để tất cả mọi người nhìn thấy và sau đó bình chọn cho câu hỏi và câu trả lời thú vị nhất từ trên xuống dưới. "Vì vậy các câu hỏi hữu ích nhất sẽ đứng ở đầu bảng và những câu hỏi không được đánh giá cao sẽ đứng ở phía dười", giáo sư Ng giải thích. "Với hơn 100.000 sinh viên, bạn có thể đăng nhập tất cả các câu hỏi. Đó là một kho dữ liệu khổng lồ." Thêm vào đó khi một sinh viên đặt câu hỏi về bài học vào buổi sáng ở Cairo và lúc đó là 3 giờ sáng ở Stanford thì cũng không thành vấn đề. " Sẽ luôn luôn có  người trên đó trả lời câu hỏi của bạn" sau khi bạn post lên diễn đàn, ông nói. Thời gian trả lời trung bình cho mỗi câu hỏi là 22 phút.
Những nền tảng học tập với chất lượng hàng đầu có thể cho phép các trường công có nguồn ngân sách eo hẹp ở Mỹ "hóa phép" lớp học của họ. Theo cách  tải các bài giảng chất lượng quốc tế về bất kỳ môn học nào để dạy và để giảng viên của họ có thể tập trung trực tiếp hướng dẫn học viên. Giáo sư Koller nói: "Điều này cho phép những người không được tham gia vào một lớp học đẳng cấp quốc tế – vì khó khăn tài chính, địa lý hoặc quỹ thời gian eo hẹp – có cơ hội tạo một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình."
Khi bạn coi việc thiếu giáo dục là nguyên nhân của những vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra trên thế giới thì đào tạo trực tuyến chính là chìa khóa giải quyết mọi vướng mắc. Hãy để cuộc cách mạng trong giáo dục đại học bắt đầu.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/73036/tac-gia--the-gioi-phang--tien-doan-cach-mang-giao-duc.html

Thầy giáo người Mỹ “bước ra từ truyện cổ tích”

Posted: 21 May 2012 07:26 AM PDT

Đi ngược lại xu hướng đặt "nick name Tây" của nhiều người Việt, các bạn sinh viên Chương trình Cử nhân Top-up (trường Đại học FPT) lại nghĩ ra những "nick name Ta" cho các thầy cô giáo quốc tế của mình. Và thầy Hans đã được gắn với biệt danh là Cổ tích, vì tên gọi của thầy rất dễ khiến nhiều người liên tưởng tới nhà văn Đan Mạch viết truyện cổ tích nổi tiếng Andersen.

Nói Tiếng Việt sõi như người người Việt chính gốc

Thầy Hans đã dành được rất nhiều tình cảm của sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên Quốc tế của Chương trình Cử nhân Top-up, và một trong những ấn tượng của các bạn  đối với thầy đó chính là khả năng nói Tiếng Việt thuần thục. Chủ đề này còn được rất nhiều bạn bàn tán xôn xao trên diễn đàn của trường Đại học FPT: Ngay hôm đầu vào lớp, thầy đã nói rất sõi bằng Tiếng Việt với cả lớp là "Nhà trường bảo thuê giáo viên nước ngoài mà dạy bằng Tiếng Việt thì phí tiền quá". Thế là trong tất cả các giờ học của mình, các bạn sinh viên Chương trình Cử nhân Top-up đều phải tự rèn luyện và được rèn luyện khả năng Tiếng Anh của mình thông qua việc giao tiếp với thầy Hans.

Bật mí "bí kíp" học Tiếng Việt của mình, thầy Hans chia sẻ: "Ngồi uống nước, nói chuyện ở các quán trà đá vỉa hè, "buôn dưa lê" cùng các chú bảo vệ của trường chính là cách giúp tôi cảm nhận thật nhất về Tiếng Việt cũng như học được Tiếng Việt nhanh nhất".


Trong một chương trình giao lưu với các học sinh THPT, một bạn học sinh trường THPT Hàn Thuyên hứng thú chia sẻ: "Em rất ấn tượng về phần trình diễn hết sức chuyên nghiệp và nghệ sĩ của thầy Hans. Mặc dù là người Mỹ nhưng thầy lại nói Tiếng Việt rất giỏi. Thầy thân thiện, vui tính, hát hay và đặc biệt là không từ chối lời mời chụp ảnh cùng của bất cứ bạn nào".

Dừng chân tại Việt Nam do… hết xăng

Khi một người nước ngoài quyết định sống và gắn bó với Việt Nam chắc chắn sẽ có rất nhiều người tò mò "vì sao họ lại chọn sống ở Việt Nam mà không phải bất kì một quốc gia nào khác?". Có lẽ thầy Hans đã làm cho khá nhiều người phải thất vọng mỗi khi đặt câu hỏi "vì sao thầy lại chọn Việt Nam", bởi họ sẽ không được nghe những lý do "ca tụng" như Việt Nam là một đất nước đẹp, con người Việt Nam thân thiện… Thay vào đó, thầy Hans lại chia sẻ một cách hoàn toàn chân thực "Tôi thường không có khái niệm lựa chọn bất cứ điều gì mà quan niệm rằng tất cả đều do Duyên. Và chính chữ Duyên đã đưa tôi đến với Việt Nam cũng như khiến tôi giảng dạy tại Chương trình Cử nhân Top-up. Trước khi đến Việt Nam, tôi đã từng đi du lịch và làm việc tại rất nhiều nước, và đơn giản dừng lại ở Việt Nam đó là … do hết xăng".

Ngoài khả năng nói Tiếng Việt siêu "đỉnh" của mình, thầy Hans còn khiến nhiều người ngạc nhiên khi biết thầy là người theo đạo Phật, là người ăn chay, đều đặn đi tập Thái cực quyền và thường xuyên lên chùa để nghe các sư thầy giảng giải Phật pháp.

"Thầy Hans rất hay đấy!"

"Dạy tất cả những môn mà các giáo viên khác không dạy", thầy Hans luôn có những phương pháp rất thú vị để các học trò của mình hiểu và tiếp thu bài học một cách thoải mái nhất. Không chỉ đơn thuần là những lý thuyết khô cứng trình bày trên slide, thầy Hans còn "chịu khó" tìm kiếm các clip trên Youtube và thậm chí là còn đưa cả truyện "Doraemon chế" vào những bài giảng của mình. Chính phương pháp này đã khiến tất cả những bạn sinh viên được học thầy Hans đều mong chờ, háo hức mỗi khi đến tiết dạy của thầy.


Một bạn sinh viên trên diễn đàn của Đại học FPT chia sẻ: "Một điểm nữa tớ rất ấn tượng về thầy Hans là sự nhiệt tình của thầy. Mỗi khi tớ có vấn đề muốn hỏi, thầy luôn luôn sẵn sàng và vui lòng trả lời tớ. Thầy bảo tớ có gì cứ xuống phòng thầy để gặp, có hôm tớ xuống mà không báo trước nên không gặp được thầy, thầy nghe điện thoại của tớ và nói "I'm sorry." Hồi học phổ thông, nếu cần tìm thầy cô giáo về vấn đề gì đó mà không gặp được, thì các thầy cô cũng thường chỉ nói "Hôm nay tôi bận rồi. Để hôm khác em nhé," chứ rất ít người nói "Tôi xin lỗi." – mà thậm chí là tớ xuống mà không hề báo trước cho thầy nhé. Có thể đây là một sự khác biệt trong văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng chỉ một câu nói đó thôi mà tớ cảm thấy khoảng cách giữa thầy và trò trở nên ngắn hơn rất nhiều mà tớ vẫn cảm thấy rất, rất nể thầy."

Đã sống ở Việt Nam và giảng dạy tại Đại học FPT nói chung và Chương trình Cử nhân Top-up nói riêng được hơn 4 năm, thầy Hans đã dành được rất nhiều cảm tình của các bạn sinh viên: "Nếu bạn hỏi bất kỳ ai đã từng được học thầy, thì chắc chắn họ sẽ nói với bạn rằng: Thầy Hans rất hay đấy!". Có lẽ, đối với những người giáo viên thì đây chính là những món quà giá trị nhất.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-597931/thay-giao-nguoi-my-buoc-ra-tu-truyen-co-tich.htm

Tựu trường sớm nhất vào 1-8

Posted: 21 May 2012 07:26 AM PDT

Tựu trường sớm nhất vào 1-8

TT – Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung thời gian năm học 2012-2013. Theo đó, ngày tựu trường sớm nhất được quy định là 1-8, muộn nhất 28-8.

Các trường sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào tuần cuối tháng 8, đầu tháng 9. Năm học tới, ngày thi tốt nghiệp THPT được ấn định vào ngày 2, 3 và 4-6-2013. Các trường xét tốt nghiệp hoàn thành chương trình tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp THPT trước ngày 15-6-2013, tuyển sinh vào lớp 10 THPT cho năm học 2013-2014 trước ngày 31-7-2013, thi tuyển sinh ĐH-CĐ được tổ chức theo ba đợt. Đợt 1 ngày 4 và 5-7-2013, đợt 2 ngày 8 và 9-7-2013, đợt 3 ngày 14, 15 và 16 7-2013.

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành căn cứ vào khung thời gian năm học của Bộ GD-ĐT để xây dựng kế hoạch thời gian năm học phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và tập quán của từng địa phương, đảm bảo cho cán bộ, giáo viên, học sinh được nghỉ các ngày lễ, tết theo quy định chung. UBND các tỉnh thành có thẩm quyền quyết định thời gian nghỉ kéo dài hoặc kéo dài năm học trong các trường hợp đặc biệt.

VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/492802/Tuu-truong-som-nhat-vao-1-8.html

Giấy Chứng nhận PCMN không nhằm tạo ra sự phân biệt

Posted: 21 May 2012 07:26 AM PDT

(GDTĐ) – Gần đây, dư luận thành phố Hồ chí Minh rất quan tâm đến quy định về việc trước khi vào lớp 1, trẻ cần có giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp phổ cập mầm non (PCMN). Phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại Online đã có cuộc trao đổi với Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, trưởng phòng GDMN, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, trưởng phòng GDMN, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh
PV: Trước thông tin,  ngành GD-ĐT thành phố quy định: trẻ 5  tuổi phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp PCMN thì mới được vào lớp 1, phụ huynh nhiều nhóm trẻ gia đình đang rất lo lắng, vì các nhóm không có con dấu riêng, trong khi các trường vệ tinh (trường MN công lập có nhiệm vụ giúp đỡ các nhóm trẻ) từ chối xác nhận vì các cháu không phải là học sinh của họ? 

Bà Nguyễn Thị Kim Dung: Tất cả các cháu 5 tuổi, sinh năm 2006, đang học lớp lá ở các trường mầm non hay tại các nhóm trẻ mầm non tư nhân, đều sẽ nhận được giấy chứng nhận hoàn thành PCMN năm tuổi trước khi vào lớp 1. Mẫu giấy này do Sở GD-ĐT in, các trường MN sẽ chứng nhận và đóng dấu. Đối với các nhóm trẻ (không có con dấu) thì các trường vệ tinh, các trưởng cụm hoặc các phòng GD-ĐT có trách nhiệm xác nhận và đóng dấu.

PV: Xin Bà cho biết, có sự phân biệt nào giữa nhóm trẻ "có dấu" và "không có dấu" trước các cơ hội vào lớp 1 của các cháu? Giấy Chứng nhận PCMN có ý nghĩa gì?


Bà Nguyễn Thị Kim Dung: Tôi khẳng định rằng, không có sự phân biệt nào giữa các cháu nhóm "có dấu" và "không có dấu". Trong quá trình kiểm tra thực tế tình hình PCMN chúng tôi thấy, tình hình PCMN 5 tuổi trên địa bàn thành phố còn nhiều khó khăn, phức tạp do nhiều nguyên nhân khách quan. Ngành Giáo dục Thành phố đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành chương trình PCMN cho trẻ 5 tuổi đúng kế hoạch. Thêm nữa, các khu vực dân cư trên địa bàn phân bố thiếu tập trung, nhiều khu vực phải di dân, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các công trình công cộng, nhiều khu đô thị mới, khu tái định cứ tiếp tục mọc lên. Giấy Chứng nhận PCMN theo chúng tôi chỉ là minh chứng hoàn thành phổ cập chứ không nhằm tạo ra sự phân biệt.

PV: Trên thực tế, trong các mức độ ưu tiên để xét nhận học sinh trái tuyến, có sự xuất hiện của chứng nhận "tốt nghiệp mẫu giáo". Vậy xin bà cho biết rõ hơn về vấn đề này.


Bà Nguyễn Thị Kim Dung: Hiện nay Sở đã làm công văn gửi các phường và đề nghị các phường gửi "Thư mời ra lớp" tới các gia đình có trẻ đến độ tuổi đến trường. Việc vận động trẻ ra lớp trên địa bàn thành phố vẫn vấp phải một số khó khăn, do một số điều kiện khách quan nêu trên, bên cạnh một số khó khăn chủ quan về cơ sở vật chất, ngành đang từng bước khắc phục. Giấy chứng nhận PCMN cũng là một trong những hỗ trợ để giúp các Phường vận động các cháu ra lớp.

Quy định chung trong tuyển sinh đầu cấp nói chung của Thành phố là không nhận học sinh trái tuyến. Tuy vậy, nếu các trường đã tuyển đúng tuyến mà còn dư chỉ tiêu thì cho phép tuyển trái tuyến. Việc lựa chọn mức độ ưu tiên là vấn đề cơ hội khách quan tùy vào điều kiện thực tế của mỗi trường.

Ngành Giáo dục chỉ khuyến khích phụ huynh cho con em tham gia chương trình PCMN 5 tuổi để các cháu được chuẩn bị tốt nhất trước khi vào lớp 1, chứ không hề có quy định nào không cho trẻ vào lớp 1 nếu không có giấy chứng nhận PCMN. Tất cả các cháu trong độ tuổi vào lớp 1 năm học 2012- 2013 đều sẽ có chỗ học.


Phụ huynh thường chọn giai đoạn trẻ 18-36 tháng bắt đầu cho ra lớp (Ảnh:gdtd.vn)

PV: Bà có thể cho biết, thành phố đã có những chuẩn bị gì để hạn chế sức "nóng" của tuyển sinh đầu cấp học mầm non năm học 2012-1013?

Bà Nguyễn Thị Kim Dung: Để tránh tình trạng phụ huynh phải xếp hàng xin học mầm non cho con, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo các trường phát rộng rãi số lượng đơn và hồ sơ tuyển sinh cho tất cả phụ huynh có nhu cầu; kế hoạch tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh phải thông báo rõ ràng, dán ngay tại bảng thông báo của trường để phụ huynh biết và tự quyết định. Bênh cạnh đó, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng chú trọng khắc phục các khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ,… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế, đảm bảo quyền lợi của tất cả mọi trẻ em đến tuổi ra lớp trên địa bàn.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà.

Bảo Minh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201205/Giay-Chung-nhan-PCMN-khong-nham-tao-ra-su-phan-biet-1961343/

10% trường tại TP.HCM sẽ có giáo viên tiếng Anh bản ngữ

Posted: 21 May 2012 07:25 AM PDT

Tại Ngày hội giáo dục phát triển, do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức từ ngày 17 đến 20.5, ông Nguyễn Hoài Chương – Phó giám đốc Sở cho biết UBND TP đã phê duyệt đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh giai đoạn 2011-2020 với tổng kinh phí hơn 2.500 tỉ đồng.

Trước tiên, trong năm học mới, 10% số trường ở các bậc học sẽ có giáo viên tiếng Anh bản ngữ và tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho môn học này. Sẽ có khoảng 100 giáo viên bản ngữ được tuyển để đưa về dạy ở các trường, đảm bảo mỗi trường có ít nhất một giáo viên.

B.Thanh

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120520/10-truong-tai-TP-HCM-se-co-giao-vien-tieng-Anh-ban-ngu.aspx

Vừa học vừa chán môn văn

Posted: 21 May 2012 07:24 AM PDT

Nhiều hiện tượng trong việc dạy và học môn văn thời gian qua cho thấy môn học này ngày càng mất dần sức hút với học sinh.

Một bài văn hay, viết bằng cảm xúc thực, không giống bất cứ khuôn mẫu nào lập tức được dư luận xôn xao là "văn lạ". Một bài văn miêu tả thực trạng môi trường học đường bị cho là ý thức kém… Những điều ấy đã cho thấy thực trạng đáng buồn trong việc dạy và học văn hiện nay.

Vừa học vừa chán môn văn
HS lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can (Q.8, TP.HCM) trong giờ ôn tập môn văn chuẩn bị thi tốt nghiệp – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Khiên cưỡng và dung tục hóa

Một giáo viên Trường THCS Đống Đa (Hà Nội) cho rằng trong chương trình dạy môn văn, tác giả biên soạn có vẻ đổi mới, gắn quá khứ với hiện tại để gần gũi với học sinh (HS), nhưng có những yêu cầu hết sức khiên cưỡng, dung tục hóa và làm HS chán ngán. Ví dụ, sách ngữ văn lớp 6, trang 134, phần luyện tập của bài Kể chuyện tưởng tượng yêu cầu: "Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước". GS Phong Lê – nhà phê bình, nghiên cứu văn học, chỉ ra rằng trong tài liệu Hướng dẫn dạy văn lớp 12 dùng để bồi dưỡng giáo viên sử dụng phương pháp trắc nghiệm, bài Tây Tiến của Quang Dũng có câu hỏi như sau: "Vì sao tác giả viết: "Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc?". Câu hỏi trắc nghiệm thì thế, còn các phương án cho học sinh chọn để trả lời hoàn toàn đúng về kỹ thuật nhưng… không có một chút gì liên quan đến cái gọi là "cảm thụ văn học": "A. Vì có nhiều chiến sĩ bị sốt rét rụng hết tóc; B. Vì có nhiều chiến sĩ cạo trọc đầu; C. Vì muốn diễn tả vẻ đẹp oai hùng của đoàn quân"?!

 

Sách giáo khoa phải thay đổi bằng những nội dung mới. Nếu không sẽ tiếp tục thảm trạng học trò chán môn văn

Giáo sư Phong Lê

Tương tự, bài Rừng Xà Nu: "Bọn giặc bắn đại bác theo lệ nào? A. Mỗi ngày một lần; B. Mỗi ngày hai lần; C. Mỗi ngày ba lần; D. Tùy hứng mỗi ngày"?! Hoặc: "Rừng Xà Nu có ý nghĩa như thế nào đối với làng? A. Che chở cho làng; B. Cung cấp gỗ cho làng; C. Cung cấp củi cho làng; D. Cung cấp nước cho làng"?!

Bỏ qua sự yêu thích của người học

Bà Nguyễn Thị Như Hương – giáo viên dạy văn Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội, cho rằng: "Đổi thang nhưng không đổi thuốc chính là tình trạng của môn ngữ văn dạy trong trường phổ thông hiện nay".

Theo bà Hương, không ai phủ nhận những tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường hiện nay rất hay nhưng cái  khó nhất mà người trực tiếp đứng lớp mới cảm nhận được, là người học có chịu chấp nhận không. Xưa nay chúng ta bỏ qua yêu cầu HS yêu thích cho nên bao nhiêu tác phẩm chúng ta cho là hay đều trượt khỏi tâm trí lớp trẻ. Do vậy, để giới thiệu cho HS về thời kỳ văn học cổ, quá xa xưa với thời kỳ mà HS đang sống, chỉ nên chọn giới thiệu trong sách giáo khoa những tác phẩm thật đặc sắc nhưng cũng phải phù hợp với khả năng cảm nhận, thẩm thấu của người học. Mục đích chính là để người học biết được đặc trưng văn học nước nhà qua từng thời kỳ.

Một giáo viên dẫn chứng: "Học kỳ 1 của  lớp 7 chúng tôi phải dạy gần chục bài thơ cổ với văn bản Hán – Việt. Giáo viên khó mà giúp HS hiểu hết được ý nghĩa của những tác phẩm này chỉ trong thời lượng một, hai tiết học. Ví dụ, bài Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của tác giả Hạ Tri Chương, thật sự bài thơ mang triết lý sống hết sức sâu xa của những người già thời xưa, ngay người lớn còn khó chiêm nghiệm hết ý nghĩa của nó, huống hồ là HS lớp 7".

Chính vì vậy, GS Phong Lê đề xuất môn văn trong trường phổ thông cần đề cập tới những vấn đề chung của nhân quần, của con người, chứ không phải chỉ của một bộ phận người hoặc của một thời. "Cách mạng, chiến tranh là chuyện lớn nhưng cũng đã trở thành lịch sử sau nhiều chục năm. Cái đó cần, nhưng phải cân đối một tỷ lệ vừa phải. Sách giáo khoa phải thay đổi bằng những nội dung mới. Nếu không sẽ tiếp tục thảm trạng học trò chán môn văn, mà đã chán thì học chỉ là đối phó", GS Lê phân tích.

Học để đối phó

Chương trình đã vậy, cách giảng dạy của giáo viên, cách thi cử cũng là một yếu tố quan trọng không kém làm cho môn văn trở thành nặng để đối phó với HS.

Nhiều giáo viên cho rằng chỉ có yêu thích thì học trò mới có nhu cầu đọc và muốn được khám phá tác phẩm một cách thực sự. Mọi sự gượng ép chỉ khiến thầy cố thách thức trò và trò đáp lại bằng sự chống đối. Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nói: "Thực tế dự giờ, tôi thấy có rất nhiều tiết văn, giáo viên cứ bắt HS đi theo đúng hướng mà mình cho là đúng, là hay".

GS Trần Đình Sử – Tổng chủ biên sách giáo khoa ngữ văn nâng cao THPT, nhận định: "Ở trường THPT phần nhiều vẫn thực hiện lối dạy bắt người học ghi nhớ, học thuộc để ứng phó nhu cầu thi cử bởi cung cách thi cử, ra đề, soạn đáp án, chấm bài, đếm ý vẫn như cũ. Có thể giáo viên ngày nay ít "đọc chép" theo nghĩa đen, nhưng họ vẫn đọc chép dưới nhiều hình thức khác".

 

Không dám xa rời sách giáo khoa

PGS Nguyễn Văn Long – nguyên Trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội, phát biểu: "Điều đáng ngạc nhiên là từ khi thi ĐH "3 chung" (chung đợt, chung đề, chung kết quả xét tuyển – PV) đến nay, đề thi môn văn nhất thiết chỉ có thể nằm trong các văn bản ở sách giáo khoa. Không một ai, không một trường nào lại dám đưa vào đề thi một bài văn hoặc thậm chí chỉ một đoạn thơ không có trong sách giáo khoa. Chính từ cách hiểu như thế, cách ra đề như thế, đã dẫn đến cách học thi như lâu nay. Nghĩa là, thí sinh chỉ cần thuộc cho kỹ những đoạn phân tích, bình giảng về các tác phẩm, hay về một đoạn trong tác phẩm ấy, đã được cung cấp trong bài giảng của thầy, trong các sách văn mẫu. Và như thế, môn văn ngày càng xa rời đời sống, không coi trọng việc phát triển năng lực của người học, còn các kỳ thi thì chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ, thuộc bài, viết lại theo mẫu của thí sinh. Cách dạy học và thi như thế tất sẽ dẫn đến tình trạng chán học văn của số đông HS".

 

Tuệ Nguyễn – La Giang

Dạy – học văn ở trường tiểu học: Bức tranh không hồn
Môn Văn đang bị toán học hóa!
Chân dung người duy nhất đạt điểm 10 Văn
Ý kiến bạn đọc về ”Bài văn “lạ” gây xôn xao làng giáo

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120520/Vua-hoc-vua-chan-mon-van.aspx

Comments