Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thống nhất nguyên tắc thu và quản lý tiền học thêm

Posted: 18 May 2012 01:38 AM PDT

Theo đó, đối với dạy thêm, học thêm (DT, HT) trong nhà trường thì tiền HT được sử dụng để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý DT, HT của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ DT, HT. Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ HS với nhà trường.

Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền HT thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên DT không trực tiếp thu, chi tiền HT.


Quy định mới sẽ quản lý việc dạy thêm, học thêm cả trong và ngoài nhà trường chặt chẽ hơn (Ảnh minh họa) 

Ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng – Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD- ĐT) cho biết:" Ngoài điểm mới này thì hàng loạt quy định khác cũng được đưa vào nhằm siết chặt, làm rõ ý so với trước đây".

Theo ông Chuẩn các điểm mới đó là quy định rõ các nguyên tắc DT, HT. Cụ thể, HT phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ DT; không DT trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa. Đối tượng HT là học sinh có nhu cầu HT, tự nguyện HT và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh HT.

Không tổ chức lớp DT, HT theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp DT, HT phải có lực học tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp DT, HT phải căn cứ vào học lực của học sinh. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DT, HT phải chịu trách nhiệm về các nội duung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động DT, HT.

Hai là, quy định các trường hợp không được DT, gồm: Không DT đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày; không DT đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TCCN và trường dạy nghề không tổ chức DT, HT các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không đươc tổ chức DT, HT ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia DT ngoài nhà trường; không được DT ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Thứ 3 là quy định rõ đối với việc tổ chức DT, HT trong nhà trường và dạy thêm ngoài nhà trường. Theo đó, đối với việc tổ chức DT, HT trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng HT phải viết đơn xin HT gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ có con em xin HT trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về DT, HT vào đơn xin HT và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.

Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin HT của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức DT theo nhóm học lực của học sinh.

Giáo viên có nguyện vọng DT phải có đơn đăng ký DT; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về DT, HT trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên DT, phân công giáo viên DT, xếp thời khóa biểu DT phù hợp với học lực của học sinh.

Quy định mới cũng nêu rõ, đối với tổ chức DT, HT ngoài nhà trường thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động DT, HT cam kết với ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đặt điểm DT, HT thực hiện các quy định về DT, HT ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức DT, HT. Công khai tại địa điểm tổ chức DT trước và trong thực hiện DT gồm giấy phép tổ chức hoạt động DT, HT; danh sách người DT; thời khóa biểu DT, HT; mức thu tiền HT.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý DT, HT của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện, đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng GD-ĐT đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DT, HT và của người DT.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, ngoài quy định mới về DT, HT, thời gian tới sẽ tiếp ban hành các văn bản khác để "siết chặt" tránh tình trạng tràn lan gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên để thực hiện tốt thì địa phương cũng phải vào cuộc rất quyết liệt.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-597016/thong-nhat-nguyen-tac-thu-va-quan-ly-tien-hoc-them.htm

Căng thẳng cho thí sinh thi ngành giáo dục tiểu học

Posted: 18 May 2012 01:38 AM PDT

Ngày 17.5, nhiều trường ĐH lớn chính thức công bố tỷ lệ "chọi" các ngành.

Trong các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm có tỷ lệ "chọi" cao nhất: 1/7,98 (1.500 chỉ tiêu/11.970 hồ sơ), kế đến là Trường ĐH Kinh tế: 1/7,1 (1.900/13.629). Giáo dục tiểu học là ngành có tỷ lệ "chọi" cao nhất của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với 1/26 (150/3.877) nên thí sinh thi vào ngành này sẽ cạnh tranh gắt gao.

Trong khi đó, ngành có tỷ lệ này cao nhất của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là công nghệ thực phẩm với 1/21,7 (80/1.737). Ngành quản trị kinh doanh dẫn đầu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM với tỷ lệ 1/12 (150/1.800).

Hà Ánh – Diệu Hiền

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120517/Cang-thang-cho-thi-sinh-thi-nganh-giao-duc-tieu-hoc.aspx

‘Trường tốt vẫn có rủi ro’

Posted: 18 May 2012 01:38 AM PDT


- Bình luận về sự cố xô đổ
cổng trường khi phụ huynh chen chân mua đơn cho con thi vào lớp 1 sáng 12/5,
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, ông Đào
Trọng Thi cho rằng: Trường tốt vẫn có rủi ro. Còn 
đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Thị An gợi ý, các
trường công lập khác nên xem xét lại cách dạy của mình, ngành giáo dục cũng
nên đánh giá chất lượng của Trường Thực Nghiệm, nếu tốt thì nên nhân rộng mô
hình.

 

Ông Đào Trọng Thi:Các phụ huynh,
đặc biệt ở thành phố, quá kỳ vọng vào các trường tốt, thành thử mới xảy ra
chuyện cạnh tranh như vậy”


Trường tốt vẫn có rủi ro

Ông Đào Trọng Thi cho hay, bản thân ông rất khâm phục sự quan tâm của các phụ huynh, chịu mọi khó khăn để
lo cho con học, tuy điều này hơi thái quá. Về trường tiểu học công lập,
thành phố đảm bảo đủ cho các cháu theo chương trình phổ cấp bắt buộc. Nhưng
ở đâu cũng vậy, có trường tốt hơn, có trường không tốt bằng. Các phụ huynh,
đặc biệt ở thành phố, quá kỳ vọng vào các trường tốt, thành thử mới xảy ra
chuyện cạnh tranh như vậy.


- Nhiều ý kiến cho rằng
nếu có nhiều hơn một cơ sở thực nghiệm như vậy, sẽ không có tình trạng phụ
huynh đổ xô về một chỗ. Ông có đồng ý với số đông?

Tôi muốn lưu ý rằng một
chương trình thực nghiệm, dù tốt đến đâu vẫn có mức độ rủi ro nhất định, nếu
không nó đã được đánh giá, công nhận chính thức và nhân rộng. Khi chưa được
nhân rộng, dù rất nhiều ưu điểm, chương trình này vẫn chưa hoàn toàn đảm bảo
100%.

Đã thí điểm thì cũng dựa
trên tinh thần tự nguyện, người tham gia được hưởng những ưu điểm, cũng phải
chấp nhận những rủi ro nếu xảy ra. Nếu mở rộng đại trà rồi về sau phát hiện
những khiếm khuyết thì lúc ấy chắc phụ huynh lại kêu rằng “con chúng tôi bị
đem ra thí điểm, thí nghiệm”.

Các phụ huynh có thể qua
các nguồn thông tin khác nhau, đánh giá và quyết định chọn lựa, đó là quyền
của họ, điều đó đáng tôn trọng.


- Lý do phụ huynh phát
cuồng vì thực nghiệm vì muốn con được vừa học vừa chơi, không phải căng
thẳng và có thể hưởng thụ tuổi thơ. Vì sao các mô hình khác lại không hút
phụ huynh?

Đã là mô hình thực nghiệm
thì tuy quy mô hạn chế, nó vẫn có sự đầu tư của nhà nước nên cơ sở vật chất
có thể tốt hơn các trường khác. Nhưng theo tôi, chuyện các cháu phải học quá
tải ở các trường cũng chỉ là một phần nguyên nhân.

Bản thân nhiều vị phụ
huynh, ngoài học ở trường còn bắt con học thêm đủ thứ, với mong muốn con
mình thành thần đồng, chuyên gia. Có thể một số phụ huynh muốn con vào
trường thực nghiệm để học thảnh thơi nhưng lại trở thành chuyên gia như GS.
Ngô Bảo Châu. Tuy vậy, họ cũng đâu có vi phạm gì để mà bị phê phán.


- Ông có thể bình luận
như thế nào về sự cố xô đổ cổng trường này?

Giá như ngay từ đầu
trường dự kiến tình huống như vậy, chuẩn bị đầy đủ và thông báo để phụ huynh
bình tĩnh, yên tâm rằng ai cũng mua được một bộ hồ sơ. Mua hồ sơ chỉ là bước
đầu, sau đó các cháu còn phải qua thi tuyển, đánh giá mới đảm bảo việc vào
học trong trường.

Nếu thông báo rõ như vậy
thì chắc các phụ huynh không cần xếp hàng từ đêm chờ đợi. Có thể do năm nay
số lượng xin học tăng đột biến nên nhà trường không lường trước, để xảy ra
sự cố.




Cách dạy ở trường thực nghiệm
đáng xem xét

Theo ĐBQH Bùi Thị An, người
từng đi giám sát nhiều cơ sở giáo dục ở Hà Nội trong thời kỳ công tác ở HĐND,
thì nhận định việc có nhiều gia đình muốn con vào học trường thực nghiệm là bằng
chứng cho thấy “xã hội đánh giá giáo dục ở trường thực nghiệm thời gian qua là
tốt, sản phẩm họ cho ra đời là có ích”.

Bà An nhận xét: Cách dạy ở
trường thực nghiệm tương đối thoải mái, các cháu vừa có giờ học, vừa có giờ
chơi, không quá nặng nề, căng thẳng. Bên cạnh đó, các cháu còn được dạy tư duy
tự tin, tự lập.

“Tôi biết những học sinh
thế hệ đầu của trường, năm nay đã ngoài 30 tuổi, nhìn chung họ đều trưởng thành
vững vàng”
, bà An nói.

ĐBQH Bùi Thị An cho rằng qua
đó, các trường công lập khác nên xem xét lại cách dạy của mình, ngành giáo dục
cũng nên đánh giá chất lượng của Trường Thực nghiệm, nếu tốt thì nên nhân rộng
mô hình.


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/72352/-truong-tot-van-co-rui-ro-.html

Ở cấp tiểu học, chỉ cần cho con vào trường bình thường

Posted: 18 May 2012 01:38 AM PDT

Thưa GS, ở đây chúng ta tạm thời không bàn đến việc phụ huynh xô đổ cổng trường để mua đơn dự tuyển vào lớp 1 Trường Thực Nghiệm Hà Nội bởi có nhiều nguyên nhân, nhưng suy cho cùng cũng chỉ vì muốn cho con được học trong một môi trường tốt. Có một vấn đề đặt ra, nếu quả đúng như đánh giá của nhiều người là cách dạy của Trường Thực Nghiệm hiệu quả thì theo GS vì sao vẫn chưa được nhân rộng sau hơn 30 năm tồn tại?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Qua ý kiến của nhiều phụ huynh học sinh, có thể thấy những điểm nổi trội của Trường Thực nghiệm mà phụ huynh đánh giá cao là học sinh được học bán trú, không buộc phải học thêm, không phải chịu sức ép học hành nặng nề và được thầy cô tôn trọng. Điều này giải thích vì sao Trường Thực nghiệm cũng dạy theo chương trình của Bộ, chỉ một vài lớp có dạy một số môn theo chương trình thực nghiệm, nhưng sức hấp dẫn lại lớn hơn nhiều trường khác.


GS Nguyễn Minh Thuyết.

Đáng tiếc là các môn học khác chưa được như vậy. Thậm chí, có những môn còn quá sa đà vào những kiến thức trừu tượng.

Có ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT chưa mạnh dạn cho nhân rộng mô hình thực nghiệm là vì chưa có tổng kết thực sự khoa học?

Chương trình thực nghiệm là đề tài khoa học nên chắc chắn nó đã được đánh giá nhiều lần. Có đánh giá bên trong (tự đánh giá) và đánh giá bên ngoài (đánh giá của các hội đồng chuyên môn do Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Khoa học – Công nghệ thành lập). Tôi có được dự khán một đợt đánh giá tổng thể vào cuối năm 1995. Đó là đánh giá của Hội đồng cấp nhà nước (gồm 9 hội đồng chuyên môn) do GS.TS Phạm Tất Dong, lúc đó là Phó trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, làm Chủ tịch. Kết quả là Hội đồng không ủng hộ chương trình này. Có thể đó là lý do chương trình chưa được triển khai rộng. Từ sau năm đó, tôi không có điều kiện theo dõi nên không biết còn lần đánh giá, nghiệm thu nào nữa không. Hiện thời, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (KHGDVN) là cơ quan phụ trách Trường Thực nghiệm. Chắc rằng Viện KHGDVN phải có đo nghiệm, đánh giá và lọc lấy những gì khả thủ nhất trong chương trình để áp dụng ra diện rộng. Tuy nhiên, cũng như nhiều lĩnh vực khác, thử nghiệm trong phạm vi hẹp có thể đạt yêu cầu nhưng triển khai rộng khó thành công vì điều kiện thực tế rất khác phòng thí nghiệm.

Nhiều người cho rằng, việc GS Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Field và năm 2010 Giáo sư có về thăm trường đã tạo nên một "hội chứng sốt" Trường Thực nghiệm. Bởi theo Ban giám hiệu Trường Thực nghiệm thì công tác tuyển sinh trước đây không "căng thẳng" như 2 năm trở lại đây. GS nghĩ sao về điều đó?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Có thể có những phụ huynh thích cho con vào học trường này vì đó là trường mà GS Ngô Bảo Châu đã học thời tiểu học. Nhưng ai cũng biết rằng để thành tài được như GS Châu, cần rất nhiều yếu tố, trong đó truyền thống gia đình, nỗ lực của bản thân và môi trường học tập, làm việc những năm đi sâu vào "nghề Toán" của Giáo sư đóng vai trò hết sức quan trọng.

Theo tôi, ở cấp tiểu học, chỉ cần cho con vào những trường bình thường, có thầy cô tận tụy, quan tâm đến học trò và lớp không quá đông học sinh. Và dù con cái học ở trường nào chăng nữa, ở nhà, cha mẹ cũng nên dành thời gian quan tâm rèn luyện nền nếp học hành, vui chơi của con, bởi nền nếp học tập, sinh hoạt và hoạt động tự học của các cháu quyết định rất nhiều đối với sự phát triển năng lực và nhân cách.

Còn về sự "căng thẳng" trong tuyển sinh, ngoài lý do đã nêu, theo tôi, còn một lý do nữa là Trường Thực nghiệm không tuyển sinh theo tuyến như các trường khác mà tuyển trên diện rộng toàn thành phố. Nếu các trường điểm khác cũng tuyển trên diện rộng như vậy, tôi e rằng còn nhiều cánh cổng trường bị đe doạ.

Giáo sư nói rằng ông có thiện cảm với chương trình thực nghiệm môn Giáo dục lối sống nhưng theo quan sát của tôi, dường như Trường Thực nghiệm ít chú trọng rèn chữ cho học sinh. Theo GS thì cho trẻ thoải mái hoạt động mà quên rèn "nét chữ nết người" thì đó có phải quan điểm đúng hay không?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Hiện nay có hai quan điểm: Một là để HS tự do, viết chữ như thế nào cũng được, bởi lớn lên các em dùng máy vi tính là chủ yếu, chứ có mấy khi viết. Hai là "nét chữ là nết người", cho nên HS phải rèn luyện chữ viết thật tốt, vở phải sạch, chữ phải đẹp.

Tôi theo quan điểm thứ hai, vì quá trình rèn luyện để viết chữ cho đúng mẫu và đẹp cũng là quá trình rèn luyện nề nếp làm việc nghiêm túc, chính xác. Thêm nữa, việc giữ vở sạch chữ đẹp cũng có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho HS. Nhưng chuyện gì cũng cần có mức độ của nó. Các thầy cô không nên quá nôn nóng, khắt khe trong việc rèn chữ của HS tiểu học.

Cách giáo dục của Trường Thực nghiệm là không có "chê" mà chỉ có "khen". Tuy nhiên nếu giáo viên khen hoặc cho điểm cao cả trong trường hợp kết quả học tập của HS không tốt có thể dẫn đến hệ lụy về sau. Quan điểm của GS về vấn đề này ra sao?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Đối với HS tiểu học, không nên chê. Chê sẽ làm các em bị ức chế, chê nhiều làm các em mất tự tin, thậm chí ngại đến trường. Trong trường hợp HS làm bài chưa đạt yêu cầu, tốt nhất là giáo viên động viên các em làm thêm một, hai lần nữa và cho điểm tốt khi bài làm lại đạt yêu cầu.

Nhưng nếu chỉ vì muốn tạo động lực cho HS học tập mà lúc nào ta cũng khen thì có hại bởi lúc đó trẻ làm sai mà không biết mình sai. Lúc nào cũng được khen, kể cả khi làm sai thì lớn lên các em sẽ chỉ thích khen thôi. Nếu các em đó mà trở thành lãnh đạo thì… nguy.

Xin cảm ơn GS!

Nguyễn Hùng (thực hiện)

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-597023/o-cap-tieu-hoc-chi-can-cho-con-vao-truong-binh-thuong.htm

Cấm triệt để dạy thêm bậc tiểu học

Posted: 18 May 2012 01:38 AM PDT

Chiều qua (17.5), Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm. Có nhiều điểm sửa đổi so với dự thảo đã được công bố.


Hy vọng quy định mới ban hành sẽ chấm dứt tình trạng dạy thêm học thêm lộn xộn như hiện nay – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Giáo viên không được làm "ông bầu" dạy thêm

Điểm đáng chú ý nhất của quy định lần này là về các trường hợp không dạy thêm, học thêm. Quy định vừa được ban hành đã nêu rõ: không dạy thêm đối với học sinh (HS) tiểu học trong nhà trường, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Quy định lần này cũng thể hiện quan điểm: Không thể cấm giáo viên (GV) dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cũng nỗ lực để việc dạy thêm đó không ảnh hưởng tới việc dạy và học trong nhà trường. Chính vì vậy, thay vì cấm GV đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường, Bộ GD-ĐT chỉ cấm GV tổ chức dạy thêm nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Ông Đoàn Văn Ninh – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, lý giải: "Không hiếm gặp GV không chỉ dạy thêm mà còn tổ chức dạy thêm cả các môn khác và mời thầy dạy, gây ra những lộn xộn, tiêu cực. Chính vì vậy quy định lần này không cho phép GV trường công lập trở thành các "ông bầu" về dạy thêm nữa. Quy định cũng không cho phép GV được dạy thêm ngoài nhà trường đối với HS đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý GV đó.

Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị khi GV vẫn cố tình dạy thêm ngoài nhà trường cho HS của mình, ông Ninh cho rằng chắc chắn người đứng đầu phải có trách nhiệm và tùy từng mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp. Ông Ninh nói thêm: "Trên thực tế, có những GV dạy giỏi và HS có nhu cầu học thêm những người đó thật. Trong trường hợp đó, hiệu trưởng nhà trường phải căn cứ vào thực tế để xem xét và quyết định; tránh trường hợp GV không giỏi nhưng cứ ép HS học ngoài nhà trường như hiện nay".

Chiều qua (17.5), Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm. Có nhiều điểm sửa đổi so với dự thảo đã được công bố.

Một trong 5 vấn đề mới nổi bật theo Bộ GD-ĐT là việc quy định về thu và quản lý tiền học thêm. Bộ GD-ĐT cho rằng văn bản này đã quy định thống nhất trên toàn quốc về thu và quản lý tiền học thêm. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của Thanh Niên, liệu có quy định một mức thu thống nhất hay không thì ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, cho hay: "Bộ không quy định một mức thu – chi cụ thể mà chỉ thống nhất các nguyên tắc về thu chi bởi vì mỗi địa phương có một điều kiện khác nhau về kinh tế – xã hội".

Văn bản này cũng quy định rõ việc phụ đạo cho những HS học lực yếu, kém, bồi dưỡng HS giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của HS, không coi là dạy thêm, học thêm.

 

Không ép buộc học thêm dưới bất cứ hình thức nào

Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.

Đối tượng học thêm là HS có nhu cầu, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình HS và HS học thêm.

Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; HS trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có lực học tương đương nhau; khi xếp HS vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của HS. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

(Quy định về dạy thêm, học thêm – Bộ GD-ĐT)

 

Tuệ Nguyễn

Không trả lương quá 200 giờ dạy thêm/năm
Chấn chỉnh việc dạy thêm trái phép
Muốn dạy thêm phải có giấy phép
Kon Tum cấm dạy thêm, học thêm bậc tiểu học
Cử tri bức xúc trước tình trạng lạm thu, dạy thêm
Điện thoại nóng phản ánh dạy, học thêm không đúng quy định
Học thêm hành hạ học sinh

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120517/Cam-triet-de-day-them-bac-tieu-hoc.aspx

Vào biên chế, GV mầm non phải lo “lót tay” hàng chục triệu đồng?

Posted: 18 May 2012 01:37 AM PDT

Ngày 16/5, PV Dân trí đã có buổi làm việc với Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc xung quanh dư luận này.

Trưởng Phòng GD-ĐT huyện: "Tôi có nghe thông tin về việc này"

 

Theo thông tin dư luận xôn xao trên địa bàn huyện Đại Lộc, trước khi biết UBND huyện xét một số cán bộ, giáo viên (CB, DV) mầm non vào biên chế thì bà H. và bà T., hiện là CB, chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc đưa thông tin: nếu vào biên chế, mỗi người phải tốn 20 triệu đồng để lo cho Phòng Nội vụ huyện Đại Lộc và "lót tay" với mấy "sếp". Một số CB, GV nghe được vào biên chế nên đã đưa tiền cho bà H. và bà T.

Tiếp đó, các CB, GV được vào biên chế lại nghe Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc thông báo mỗi người phải nộp 500.000 đồng, để "phải không" với lãnh đạo, các trường thu và nộp cho bà T., chuyên viên phụ trách bậc mầm non của Phòng GD huyện. Sau khi thu xong, nghe "đánh động" có thông tin dư luận lên án, bà H. và bà T. lại điện báo Hiệu trưởng các trường mầm non dặn dò CB, GV không được nói về việc thu tiền này.

Trao đổi với PV Dân trí chiều 16/5, ông Huỳnh Ngọc Ánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện cho biết: “Tôi có nghe thông tin dư luận về việc này. Nhưng cô H., cô T. cũng như hiệu trưởng các trường mầm non đều trả lời "không" khi được hỏi "có việc như vậy không".

Tại Phòng GD-ĐT huyện, bà H. không có mặt do bận công tác, bà T. có trao đổi trực tiếp với ông Ánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện và PV khăng khăng khẳng định: "Tôi không thu tiền".

Thanh tra phòng GD-ĐT huyện: "Chưa thể chính thức tổ chức thanh, kiểm tra"

 

Theo ông Huỳnh Ngọc Ánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện thừa nhận rằng đã nghe thông tin dư luận như trên từ khoảng một tháng nay. Nhưng đến nay, Phòng GD-ĐT huyện chưa có kết luận thanh, kiểm tra nào về thông tin dư luận trên.

Trước câu hỏi “Vì sao có thông tin dư luận về tiêu cực trong ngành như vậy mà để một thời gian dài chưa có kết luận thanh, kiểm tra nào?”, ông Nguyễn Văn Ba, Chuyên viên Thanh tra Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc cho rằng: "Có thông tin dư luận như vậy nhưng tất cả cũng chỉ là nghe nói chứ không có một cơ sở thông tin chính thống, cụ thể nào để tiến hành thanh, kiểm tra. Ngay chính tôi là thanh tra cơ sở đây mà khi có người điện hỏi về thông tin dư luận như trên, tôi mới biết là có dư luận như vậy. Cách đây ít lâu tôi cũng nhận được một email (thư điện tử) phản ánh như thông tin dư luận nhưng không thấy đứng tên ai. Không có người cụ thể đứng ra tố cáo vụ việc, không có bằng chứng, cơ sở thông tin chính thống nào thì chưa thể tổ chức thanh, kiểm tra. Mặc dù vậy, sau khi nghe thông tin từ dư luận, khi về các cơ sở giáo dục trên địa bàn, trong chức năng công tác, tôi có tìm hiểu nhưng chưa thấy một manh mối nào".

Ông Huỳnh Ngọc Ánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện nói chắc: "Trong đợt xét tuyển biên chế CB, GV mầm non vừa rồi, theo Quyết định phê duyệt của UBND huyện, có 248 người trúng tuyển. Mỗi CB, GV vào biên chế chỉ được yêu cầu nộp lệ phí đúng quy định 100.000 đồng/người. Nếu phát hiện trường hợp thu sai quy định nào khác thì sẽ xử lý sai phạm ngay. Sai phạm đến đâu, xử lý đến đó, đúng theo quy định, bất kể là ai".

Vậy có hay không việc các CB, GV mầm non, những người được cho là lương "ba cọc ba đồng" nhất trong ngành giáo dục phải nộp hàng chục triệu đồng để "lót tay" với các "sếp"? Nếu quả đúng như thông tin dư luận, đây là một sai phạm nghiêm trọng trong ngành giáo dục địa phương cần xử lý, chấn chỉnh ngay. Nếu như chỉ là tin đồn thất thiệt, thì nếu cứ để dư luận xôn xao như thời gian qua sẽ ảnh hưởng đến uy tín không chỉ của ngành giáo dục địa phương cũng như chính quyền địa phương. Thiết nghĩ các cấp, ngành chức năng cần điều tra, làm rõ vụ việc để có thông tin chính xác cho người dân.

Đình Hòa – Khánh Hiền

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-596920/vao-bien-che-gv-mam-non-phai-lo-lot-tay-hang-chuc-trieu-dong.htm

Nên hướng học sinh đến điều tốt đẹp

Posted: 18 May 2012 01:37 AM PDT

Bài văn điểm 0 và lời phê của giáo viên:

Nên hướng học sinh đến điều tốt đẹp

TT – Sau khi Tuổi Trẻ đăng "Bài văn điểm 0 và lời phê của giáo viên", đã có thêm nhiều ý kiến của nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục…

Bài văn điểm 0 và lời phê của giáo viên

Dạy văn chính là dạy người. Vì thế giáo viên cần có cách xử lý phù hợp đối với những bài văn lạc đề. Trong ảnh: một tiết học văn ở Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.HCM - Ảnh: H.HG.

Theo cô Cao Thị Đan Thanh – nguyên tổ trưởng tổ văn Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM, với những đề văn mở thì giáo viên cũng nên có cách ứng xử theo hướng "mở". Ví dụ như bài văn của em học sinh ở Hải Phòng đúng là chưa đi sát với yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, giáo viên nên đặt mình vào vị trí của học sinh để lắng nghe và hiểu các em.

"Nếu là tôi, tôi sẽ công nhận với học sinh rằng em viết không sai, viết đúng sự thật nhưng chưa sát với yêu cầu của đề bài. Nếu ở buổi tọa đàm về bạo lực học đường mà có ý kiến như bài em viết thì rất hay. Nhưng với đề bài của cô thì em phải làm lại"- cô Thanh nói. Cô Thanh cho rằng giáo viên không nên quy chụp cho học sinh về ý thức này nọ mà phải giải thích, định hướng để các em "tâm phục khẩu phục".

Đa số những bài văn lạc đề xuất hiện trong thời gian gần đây đều viết với lời lẽ khá khúc chiết chứ không lan man, chứng tỏ học sinh không phải là người yếu kém môn văn, điều quan trọng là giáo viên chưa uốn được cho các em đi đúng hướng mà thôi. Ở bộ môn văn, dạy học sinh theo kiểu áp đặt sẽ rất khó thuyết phục các em. Trước những bài văn lạc đề, nếu giáo viên làm cho vấn đề thêm nặng nề, trầm trọng thì học sinh sẽ bất mãn và không thích môn văn.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu giáo dục Lê Thị Thanh Thảo lại cho rằng vấn đề học sinh làm văn lạc đề là… không có gì phải ầm ĩ. Đây là một sự thật, một thực tế trong cuộc sống khiến các em khó chịu, bực bội nhưng không có dịp nói ra. Vì vậy, các em mượn bài văn để nói lên suy nghĩ của mình.

Cô Thảo kể: "Tôi đã đi thực tế nhiều nơi, tôi thấy nhiều nơi phòng học còn không có cái quạt nào nữa kia. Tuy là bài văn lạc đề nhưng phản ánh đúng sự thật thì giáo viên nên có cách giải quyết hợp lý hợp tình hơn. Nếu giáo viên có buổi nói chuyện một cách thẳng thắn với học sinh, rằng em đã phản ảnh đúng sự thật, rằng đúng là cô cũng vô tình nên các em phải chịu sự thiệt thòi, cô sẽ phản ảnh với ban giám hiệu trường để giải quyết vụ này. Thế nhưng, với đề bài cô đưa ra thì em làm chưa đúng yêu cầu".

Và khi đó, người giáo viên nên định hướng cho học sinh cách viết một bài văn nghị luận sao cho đúng với yêu cầu, giải thích cho học sinh hiểu nếu cứ viết tùy tiện thì khi đi thi sẽ không có điểm.

Đối mặt với nhiều học sinh cá tính, cô Hoàng Thị Thu Hiền – giáo viên môn văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM – đưa ra ý kiến: với những đề văn mở thì người giáo viên nên có tầm nhìn rộng hơn, xa hơn: đó là sự sáng tạo phải đi đôi với thiện chí của học trò. Tức là sự sáng tạo của các em cần được trân trọng, nâng niu nhưng phải xem ý thức học tập của các em ra sao.

Cô Hiền cho biết: "Trước đây, tôi có ra một đề bài "Quan niệm của em về sự bình yên", cả lớp đều viết sự bình yên là hạnh phúc, nhưng riêng một em viết rằng em không thích sự bình yên, chán ghét sự bình yên. Tôi đã cho bài văn ấy điểm cao vì đây là một học sinh có ý thức học tập tốt, có hứng thú học tập môn văn. Lấy ví dụ như thế để kết luận rằng với những đề văn mở thì cách chấm của giáo viên cũng quan trọng không kém, không phải thầy cô nào chấm đề thi mở cũng chính xác. Ra đề mở là điều đáng khuyến khích, nhưng cuối cùng giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được rằng dù đề mở đến đâu cũng phải dựa vào nền tảng chung: đó là phải hướng đến những điều tốt đẹp của cuộc sống chứ không phải đạp đổ nó đi. Bởi nghị luận xã hội chính là dạy học sinh cách làm người".

H.HG.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/492142/Nen-huong-hoc-sinh-den-dieu-tot-dep.html

Cổng trường Thực nghiệm đổ vì… Ngô Bảo Châu?

Posted: 18 May 2012 01:36 AM PDT

 

Không rõ trường Thực nghiệm Hà Nội có tên ở Thủ đô từ năm nào, ảnh hưởng của ngôi trường này đến đâu? Mô hình trường này đã có số lượng bao nhiêu trong hệ thống giáo dục phổ thông tại Việt Nam?

 

 

Nhưng đêm 12, rạng sáng 13/5 vừa rồi, các bậc phụ huynh chen lấn, mua đơn để con (cháu) được dự thi vào lớp 1 của quí trường, đã xô đổ cổng sắt nhà trường là một…sự kiện mang lại hiệu quả mạnh hơn rất nhiều, nếu so với các video quảng cáo bán hàng trên các phương tiện truyền thông trên đất nước này.

 

 

Đến nỗi, GS Hồ Ngọc Đại, người sáng lập trường Thực nghiệm Giảng Võ, phải thốt lên: “Tôi thương phụ huynh quá”.

 

 

Tuy vậy cũng cần nói lời cám ơn các đấng phụ huynh ngày hôm ấy, cám ơn cách tổ chức bán “đơn xin dự thi” của Ban Giám hiệu nhà trường vì đã không cần tốn xu nào mà cả nước biết đến nhà trường.

 

 

Đã có nhiều ý kiến, nhiều bình luận về sự kiện “cổng sắt trường Thực nghiệm đổ”. Xin không nói thêm nữa.

 

 

Nhưng một trong những ý kiến rất được chú ý, đó là tâm lý nhiều vị phụ huynh tin tưởng khi cho rằng, vì GS Ngô Bảo Châu, người đoạt Giải thưởng Fields đã từng là học trò trường này.

 

 

Vừa không oan, và vừa oan cho Ngô Bảo Châu quá!

 

 

Từ ngày thành lập, trường Thực nghiệm (đến nay vẫn đang thực nghiệm), chắc đã có nhiều trăm, nhiều nghìn học sinh học tại đây. Và trường Thực nghiệm (cũ) rất tự hào có một Ngô Bảo Châu. Nhưng cũng còn những học sinh trung bình, học sinh chưa đạt yêu cầu…thì có lẽ chưa ai thống kê.

 

 

Nếu các bậc phụ huynh nghĩ rằng ngôi trường này đã đào tạo được, dù chỉ một NBC và hy vọng, con (cháu) mình cũng sẽ có thể trở thành…nổi tiếng, e rằng…hơi bị nhầm. Tất nhiên, hy vọng chẳng ảnh hưởng đến ai, càng không hề ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.

 

 

Hình như ngay sau khi NBC đoạt Giải Fields, đã có nhiều câu phỏng vấn về “bí quyết thành công”. Không thấy NBC trả lời ” nhờ được học ở trường này, trường kia…”

 

Vì rằng từ khi có người dạy/người học, từ khi có nhà trường, không ai dám phủ nhận vai trò của nhà trường, không ai dám phủ nhận vai trò của thầy, cô (người dạy). Xã hội càng phát triển với internet thì vai trò của nhà trường, của thầy cô giáo không hề thay đổi. Không cái gì có thể thay thế ông thầy.

 

 

Nhưng đóng góp vào thành công của người học, nhà trường, thầy cô giáo chỉ dám nhận một phần rất nhỏ.

 

 

Không ai, không ở đâu, có thể đào tạo được nhân tài. Lê Quí Đôn, 3 tuổi đã xuất khẩu ra nhiều vế đối tuyệt vời. Ông được coi là bác học của Việt Nam. Trần Đăng Khoa, 8, 9 tuổi đã có “Góc sân và khoảng trời”. Nhà trường nào, thầy, cô nào đã dạy họ? Câu trả lời là “không”.

 

 

Còn nhớ cách đây gần nửa thế kỷ, khi vừa bước chân vào đại học, tại một buổi học, thầy Đoàn Nồng (thân phụ của GS Đoàn Quỳnh, TS Đoàn Hương) đã nói với chúng tôi: “Tôi đến đây, có mặt ở đây, không phải để dạy các em. Tôi chỉ hướng dẫn các em cách học, cách tư duy”.

 

 

Chúng tôi quá ngỡ ngàng…và sợ nữa. Ra trường, được giữ lại trường làm giảng viên, rồi được đi học, đi tu nghiệp nước ngoài, chúng tôi càng thấm hiểu câu “nhập môn” của thầy Đoàn Nồng.

 

 

Càng học, càng dạy, càng tôn kính thầy. Thầy Đoàn Nồng đã về với tổ tiên lâu rồi, không một danh hiệu, không tấm huân, huy chương nào. Nhưng tấm Huân chương đẹp nhất dành cho thầy là thầy sống mãi trong tim nhiều thế hệ học trò.

 

 

Và nhất là cách dạy của thầy, phương pháp dạy của thầy vẫn rất hiện đại đối với bộ môn Giáo học pháp, mặc dù, lúc ấy, điều kiện học chỉ có bảng đen và phấn trắng.

 

 

Quá mong muốn cho con cái phải có nhiều thành tích học tập, phải được học ở các trường có tiếng, có “thương hiệu”, các trường chuyên, lớp chọn…liệu đã phải là cách lựa chọn đúng?

 

 

Sao nhiều người không tự hỏi hàng năm phần lớn thủ khoa vào các trường đại học chỉ đã học ở các trường phổ thông thường, thậm chí có những trường ở vùng núi, khó khăn.

 

 

 

 

GS Ngô Bảo Châu

 

Giáo dục đang trở nên…méo mó không giống đâu

 

 

Giáo dục là cho mọi người. Giáo dục phải là môi trường bình đẳng nhất, dân chủ nhất. Và bản chất của giáo dục là phi lợi nhuận.

 

 

Nước ta đang lúng túng trên nhiều lĩnh vực. Giáo dục không phải là ngoại lệ. Quá nhiều loại hình giáo dục. Nhiều mô hình…nhưng chương trình thì nghèo nàn. Sách giáo khoa cho phổ thông thì vẫn đang hy vọng sau 2015 sẽ có bộ sách tốt (?)

 

 

 

 

 

 

Mỗi năm, dăm ba học sinh đoạt giải quốc tế, đã được tung hô như nhất… quả đất. Tương tự, thỉnh thoảng có một, hai học trò tiểu học có thơ đăng báo, có tranh triển lãm…, báo chí ngợi ca như gặp người ngoài hành tinh.

 

 

Đến ba cái trò chơi trên tivi như “Tìm kiếm tài năng” cũng làm sôi sùng sục vì ngộ nhận, vì máu háo danh của vài ba vị phụ huynh làm thiên hạ một phen cười vỡ bụng.

 

 

Một gia đình chỉ muốn thắng, muốn hơn người khác. Hay một cộng đồng chỉ muốn thắng không biết chấp nhận thất bại, và một một dân tộc chỉ luôn tuyên truyền chiến thắng, còn thất bại thì dấu đi, xóa đi, không bao giờ nhắc đến; thì gia đình ấy, cộng đồng ấy, dân tộc ấy rất khó phát triển nếu không muốn nói là thụt lùi, dẫn đến lụi bại.

 

 

Ông cha ta luôn răn dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Có lẽ luôn ý thức được như thế, nên tổ tiên chúng ta không chỉ biết chiến thắng thiên tai, chiến thắng ngoại bang mà còn chiến thắng chính bản thân mình.

 

 

Nhiều người trong chúng ta mới biết một NBC, Giáo sư, Viện sĩ của Pháp của Mỹ, một NBC đoạt Giải Fields và một NBC từng là học sinh của Trường tiểu học Thực nghiệm Giảng Võ Hà Nội.

 

 

Nhưng mấy ai đã biết NBC, “thông minh vốn sẵn tính trời”, hưởng thụ gien của cả ông bà, cha mẹ, và NBC cũng đã từng nhận điểm kém trong học tập, một NBC nhiều đêm trắng miệt mài học tập, nghiên cứu và không phải lúc nào cũng thành công.

 

 

Đến hôm nay, nếu có người nghĩ rằng NBC từng học tại Trường Thực nghiệm Giảng Võ nên thành GS,VS, nếu có thầy, cô nào nghĩ rằng vì NBC từng là học trò của mình nên mới có thể đạt được “đỉnh” như thế, thì trái đất này… sẽ là hình vuông.

 

 

 

Theo Đinh Việt Bình

 

VietnamNet

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-596964/cong-truong-thuc-nghiem-do-vi-ngo-bao-chau.htm

Viên ngọc của đời con

Posted: 18 May 2012 01:36 AM PDT

Viên ngọc của đời con

TTO – Không thấy ai khổ nhiều như mẹ. Mẹ khổ từ khi chưa kịp lớn, chưa kịp khôn, khổ từ khi chưa kịp làm thiếu nữ.

Bà ngoại chết oan vì chó dại cắn. Mẹ là chị cả của ba đứa em. Ngày tiễn bà ra cồn Đót, trời nắng thiêu cháy thịt da. Dì Út chưa đầy năm ngằn ngặt khóc vì khát sữa. Mẹ ngơ ngác, chênh vênh giữa đồng không mông quạnh.

12 tuổi mẹ phải cùng ông ngoại gánh trên vai một gia đình. Mẹ là hình ảnh nguyên vẹn của bà ngoại: chịu thương chịu khó, rắn rỏi, vững vàng. Cậu dì tôi lần lượt có nghề nghiệp ổn định. Lo cho các em xong, mẹ gác đời tư lại. Khi Tổ quốc cần, mẹ xung phong ra chiến trường tham gia kháng chiến chống Mỹ. Tuổi xuân vùn vụt qua không chờ đợi, mẹ về đã hóa dở dang. Người ta bảo con gái tuổi Tý long đong lắm.

Mẹ đi làm lẽ, nuôi ba anh của mẹ trước và thêm hai anh em tôi. Đất nước vừa trải qua chiến tranh, đâu đâu dân tình cũng đói nghèo, khốn khó. Cảnh nhà tôi túng quẫn nên mẹ lên nông trường chè Hạnh Lâm làm công nhân, cha ở nhà với các anh.

Nắng miền Trung rừng rực như lò nung, bóng mẹ bé nhỏ, vẹo xiêu trên những đồi chè rộng lớn nhưng mẹ vẫn bước đi về phía trước. Mẹ ước mong, hi vọng, tin tưởng một ngày tươi sáng hơn ở tương lai.

Cảnh cơm hai niêu thì tình cảm cũng chia về hai phía. Cha lâu lâu mới lên thăm mẹ con tôi một lần. Căn nhà thường ngày vẫn rộn tiếng cười nhưng thiếu bóng cha cứ trống huơ đến lạ. Nhọc nhằn mà mẹ trải qua mỗi tháng ngày kể làm sao cho hết.

Có lần, con bị ghẻ nước dày đặc cả lưng, ngứa không chịu được. Đêm đêm, khi con đã ngủ mẹ lật sấp tôi xuống, chuẩn bị hai bát nước muối và một cái gai, lể cho tôi từng nốt một. Bệnh này có cái tệ là nước ghẻ dính ở đâu thì ghẻ mọc lên ở đó. “Cái lưng của mẹ như muốn còng đi và mắt choẹt cay vì khói đèn dầu và thiếu ngủ” - mẹ vẫn nhắc thế mỗi khi nhớ lại chuyện này.

Mẹ có mang mà quần quật đến ngày trở dạ. Một tay hai đứa con thơ mà mẹ vẫn đạt danh hiệu người hái chè giỏi nhất nông trường. Cậu đi Liên Xô cho mẹ những tấm vải rất đẹp. Mẹ không may áo quần cho mình mà cắt cắt, vá vá thành những bộ đồ ”đẹp nhất nông trường” cho anh em tôi. Nhà thì nghèo mà chúng tôi phổng phao đến lạ. Có lẽ những gì tốt nhất mà mẹ có, mẹ cho anh em tôi hết cả rồi.

Chẳng biết đời mẹ được làm vợ, được người khác chăm sóc yêu thương mấy ngày?

***

Mới 8 năm lấy cha, cha lại bỏ mẹ và chúng tôi ra đi mãi mãi. Mẹ hụt hẫng như con thuyền bỗng dưng không bến mặc dù nó đã từng vượt qua bao dông bão của cuộc đời. Cha ra đi vào tháng sáu. Mộ cha phủ đất khô cằn. Gió xới tung lên bụi mịt mù, mẹ thảng thốt, thẫn thờ, chỉ biết ôm chúng tôi mà khóc. Năm đứa con chưa kịp trưởng thành. Ông ngoại ngày xưa còn có mẹ, mẹ bây giờ chẳng có ai. Trong mẹ đã có một khoảng trống mênh mông không đầy được bao giờ.

Mẹ bỏ nông trường về hẳn dưới quê. Nhà không còn cha, bước chân như thêm nhiều hẫng hụt, nụ cười cũng lặng lẽ hơn xưa, anh em tôi sống tủi cực nhiều hơn hạnh phúc. Mẹ như cái cây bị giá rét ngày đông làm trơ trụi lá. Giống như không còn nhựa sống nhưng tiềm tàng là sự mãnh liệt vô biên. Nội lực của mẹ là vô hạn. Mẹ bươn chải ngược xuôi trên mọi dải đất nghèo để chống chèo nuôi 5 đứa con tội nghiệp.

Tôi nhớ, khi làm lễ ba tháng mười ngày cho cha, mẹ dắt anh em tôi ra sông đốt đồ để linh hồn cha được siêu thoát. Mẹ chỉ tay ra sông và nói: “Từ khi con người khai thác cát bừa bãi, dòng chảy con sông đã lệch. Dù nước không chảy nhanh như dòng cũ nhưng rõ ràng dòng chảy mới cũng đang hòa mình ra biển lớn. Cha đã không còn, nhà mình sẽ rất khó khăn nhưng mẹ muốn các con phải giống dòng sông này, dù có thế nào cũng phải tiếp tục chảy, hướng về biển lớn”. Lời mẹ con vẫn nhớ.

Mẹ đã yêu thương, chăm lo cho tất cả, nín lặng bỏ qua những điều tiếng chua cay của người ta về mẹ ghẻ con chồng. Không bao giờ mẹ kể công hay than thở. Mẹ luôn cho anh em tôi thấy rằng sống là phải biết thứ tha và luôn cố gắng hướng về phía trước.

Có lẽ đây là thời kỳ mà tuổi thơ tôi trải qua với những nỗi buồn tủi không bao giờ muốn nhớ lại. Tại sao cũng một cuộc đời mà có người vui thật vui mà mẹ con tôi lại buồn ơi là buồn. Người ta gièm pha, bắt nạt, khinh khi, gieo vào lòng chúng tôi những tổn thương không bao giờ phai được.

Ôi, cái thời ngày xưa với những suy nghĩ khắt khe, sự nghèo đói khiến người ta cay độc và tàn nhẫn. Mẹ làm lẽ có gì là xấu, cha ra đi cũng là một cái tội hay sao? Hái một quả sim trong vườn thằng bạn cũng đè đánh cho, đào một con mương thoát nước bên đường người ta cũng dọa… Họ khinh “mẹ con đàn bà” không chống lại được ai.

Để yên ổn, hai anh em chỉ chơi với nhau và canh nhà cho mẹ. Mẹ giao chúng tôi trông hai đàn gà mới nở, mẹ hứa khi gà lớn lên sẽ bán cho mỗi đứa một con. “Mẹ muốn các con biết cách tạo ra thành quả lao động bằng chính công sức của mình, để biết tôn trọng giá trị vật chất dù là nhỏ nhất” - mẹ khích lệ. Một công việc mới ý nghĩa làm sao! Hai anh em vui lắm. Tôi phân công em đứng ngoài cổng, còn tôi phụ trách trong vườn, quyết không để gà mẹ đưa đàn gà con đi qua nhà người khác. Mẹ đã dặn không được mất một con nào. Công việc vui nhưng mệt quá vì gà chạy tứ tung, kêu chíp chíp khắp vườn…

Mẹ đi bán hàng ở chợ. Mẹ làm bạn với nắng mưa, mẹ thức khuya dậy sớm. Mẹ ra đi khi cây cỏ đang ngủ trong sương và trở về khi sương đã phủ đầy cây cỏ. Mẹ làm việc quần quật không biết nghỉ. Mẹ muốn anh em tôi khôn lớn trưởng thành, không phải bước sấp bước ngả giống như đời mẹ.

Tuổi trẻ của mẹ đã qua đi lúc nào tôi chẳng kịp hay.

Thời gian ư? Thời gian cũng không thể khiến mẹ tôi già nhanh đến thế. Vậy vì lẽ gì hỡi mẹ của con? Chắc tại những nẻo đường thật dài mẹ phải đi sớm về khuya, tại những cơn mưa không khi nào báo trước, tại cái nắng quê ta bỏng rát bàn chân mẹ rảo bước và tại cả chúng con lo tóc xanh mà quên dáng mẹ tảo tần.

Mẹ chưa một lần trách cứ, phân vân. Mẹ vẫn cười mỗi khi nhìn chúng tôi bằng ánh mắt tràn tình yêu chan chứa. Mẹ dạy chúng tôi: “Đời người là một hòn đá, các con cũng là những hòn đá, chỉ có sự mài giũa một cách cần mẫn, chân thành thì hòn đá kia sẽ thành viên ngọc. Mẹ muốn các con luôn biết cách tự vươn lên để thành viên ngọc sáng giữa cuộc đời tươi đẹp này. Đừng chỉ là hòn đá bám đầy rêu. Cuộc đời tươi đẹp” - mẹ thường nói với chúng tôi như thế để các con có niềm tin phấn đấu không ngừng.

Và rồi chúng con đã thật sự trưởng thành, đã có công ăn việc làm ổn định. Mỗi lần đứng trên bục giảng, nhìn ánh mắt ngây thơ của học trò miền sơn cước Kỳ Sơn nghèo khó, con đã kể câu chuyện đời mẹ, về sức mạnh và nghị lực phi thường của mẹ, con muốn hành trang học trò mình mang theo luôn có lòng vị tha, can đảm, niềm tin hi vọng nhìn về ngày mai.

Cảm ơn cuộc đời đã cho con là con của mẹ. Dù không có cuộc sống an nhàn nhưng mẹ đã cho chúng con thật nhiều điều quý giá. Dù không một huy chương nhưng con đã thấy mẹ chính là viên ngọc của đời con.

TRẦN XUÂN NGA (Nguồn: www.netbuttrian.vn)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/488865/Vien-ngoc-cua-doi-con.html

Quy định thống nhất trên toàn quốc về thu và quản lý tiền học thêm

Posted: 18 May 2012 01:36 AM PDT

(GDTĐ)-Chiều 17/5, Bộ GDĐT đã có cuộc gặp gỡ với báo chí thông báo về việc ban hành thông tư số 17/2012 quy định về dạy thêm, học thêm.
Ông Vũ Đình Chuẩn (giữa): Thông tư 17 có nhiều điểm mới so với Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDDT ngày 31/7/2007. Ảnh: gdtd.vn

Thông tư có 5 chương với 22 điều, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012, thay thế Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Thông tư 17 quy định về dạy thêm, học thêm có thu tiền, bao gồm: điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục tổ chức dạy thêm, học thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Theo ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT), quy định lần này có nhiều điểm mới so với Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDDT ngày 31/7/2007. Trong đó, một số điểm mới chủ yếu như sau:

Môt là, quy định rõ các quy tắc dạy thêm hoặc thêm như hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có lực học tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh. Tổ chức, cá nhân  tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội duung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Hai là, quy định các trường hợp không được dạy thêm, gồm: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TCCN và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không đươc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Ba là, quy định rõ đối với việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường và dạy thêm ngoài nhà trường. Theo đó, đối với việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng  ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khóa biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.

Đối với tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường: Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cam kết với ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong thực hiện dạy thêm gồm giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; thời khóa biểu dạy thêm, học thêm; mức thu tiền học thêm.

Bốn là, quy định thống nhất trên toàn quốc về thu và quản lý tiền học thêm; yêu cầu đối với người dạy thêm; yêu cầu đối với người tổ chức dạy thêm, học thêm; cơ sở vật chất phục vụ việc dạy thêm, học thêm; thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm; thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm…

Năm là, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện, đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng GDĐT đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và của người dạy thêm.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3161/201205/Quy-dinh-thong-nhat-tren-toan-quoc-ve-thu-va-quan-ly-tien-hoc-them-1961285/

Comments