Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tuyển sinh lớp 10 ở các địa phương

Posted: 16 May 2012 03:29 AM PDT

Sở GD-ĐT nhiều địa phương đã chính thức công bố những thông tin quan trọng về kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012-2013.

Bình Định: Các trường THPT công lập tổ chức tuyển sinh vào hai ngày 29 và 30.6. Ngoài toán và ngữ văn, môn thi thứ 3 là tiếng Anh. Riêng các trường THPT ở 3 huyện miền núi áp dụng hình thức xét tuyển.

Đắk Lắk: Trừ Trường THPT thực hành Cao Nguyên, các trường tổ chức thi tuyển các môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Thí sinh thi vào Trường THPT chuyên Nguyễn Du (TP.Buôn Ma Thuột) sẽ thi chung đề, cùng hình thức, thời gian như thí sinh các trường THPT không chuyên với các môn thi không chuyên như toán, ngữ văn và ngoại ngữ.

An Giang: Các trường THPT công lập tổ chức thi ngày 6-7.7 với 3 môn thi: văn, toán, ngoại ngữ. Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu thi các ngày 15-16.6. Theo kế hoạch chung, toàn tỉnh chỉ có 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào trường THPT, số còn lại học giáo dục thường xuyên, trung cấp nghề…

N.Nhâm – T.N.Quyền – Q.M.Nhật

Ngoại ngữ là môn thi thứ 3 vào lớp 10 tại TP.HCM
Để vào lớp 10 đúng nguyện vọng
TP.HCM công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp 2012-2013
Thông tin thi tuyển vào lớp 10

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120515/Tuyen-sinh-lop-10-o-cac-dia-phuong.aspx

Tỷ lệ “chọi” vào ĐH Bách khoa TPHCM

Posted: 16 May 2012 03:29 AM PDT

Theo thông tin từ Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa TPHCM, năm 2012 có tổng số hồ sơ đăng ký dự thi vào trường là 13.598, tăng hơn 1.000 hồ sơ so với năm 2011. Thống kê chung thì hầu hết các ngành tuyển sinh đều có số lượng hồ sơ và tỉ lệ “chọi” tăng.

Riêng ngành Kiến trúc, mặc dù tỉ lệ “chọi” có giảm nhẹ so với năm trước vẫn có tỉ lệ chọi cao nhất năm nay với tỉ lệ 1/18,43. Ngành Vật liệu và cấu kiện xây dựng, Trắc địa, Công nghệ vật liệu có số lượng ĐKDT giảm so với năm trước.

Tỉ lệ “chọi” cụ thể theo ngành vào ĐH Bách khoa TPHCM năm 2012 như sau:

Thí sinh tham khảo tỷ lệ “chọi”, điểm chuẩn vào ĐH Bách khoa TP.HCM 3 năm trở lại đây:

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-596364/ty-le-choi-vao-dh-bach-khoa-tphcm.htm

Cần tổng kết đánh giá mô hình Trường Thực nghiệm

Posted: 16 May 2012 03:29 AM PDT


Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia giáo dục về mô hình trường thực nghiệm.

Trao đổi với Dân trí, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: "Việc phụ huynh thức đêm xếp hàng mua đơn cho xin học tiểu học cho con ở trường thực nghiệm xảy ra nhiều năm nay chứ không phải bây giờ mới xảy ra hiện tượng này vì điều kiện cơ sở vật chất tốt, ăn ở, dạy dỗ học sinh có nề nếp nên được nhiều phụ huynh thích. Trước đây, chương trình thực nghiệm này đã được tổng kết nghiệm thu một lần. Đó là thời kỳ tôi còn làm chủ nhiệm Hội đồng nghiệm thu mô hình thực nghiệm này, Hội đồng chỉ đồng ý cho thử nghiệm chương trình Toán tiểu học, các chương trình khác không được đồng ý. Sau đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu tất cả các chương trình phải quay về chương trình chung. Do đó, một thời gian trường thực nghiệm dạy theo chương trình chung của Bộ. Đến khi Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân còn làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì lại cho thực hiện thí điểm mô hình này tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo tôi cần có sự tổng kết, đánh giá mô hình này. Nếu tốt thì mở ra, không tốt thì đóng lại".

"Quan điểm của tôi, cả nước chỉ cần một chương trình học và có nhiều bộ sách giáo khoa còn hay hơn là nhiều chương trình khó quản lý về chất lượng" – GS Dong cho hay.

Đồng quan điểm, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chia sẻ với báo chí: "Hiện Bộ GD-ĐT chưa có đánh giá cụ thể mang tính khoa học xem hay ở chỗ nào, dở chỗ nào nên chưa thể mở rộng mô hình này. Vì thế cho nên Bộ Giáo dục chưa có chủ trương rõ là như vậy".

Theo bà Nguyễn Thị Bình, việc chưa có được đánh giá khoa học của mô hình thực nghiệm có nhiều nguyên nhân, về cơ bản trong việc nghiên cứu khoa học giáo dục chúng ta chưa thực hiện liên tục, chưa theo dõi được vấn đề và chưa đi đến cùng.

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học – Bộ GD-ĐT khẳng định: "Chương trình thực nghiệm được áp dụng bởi nhiều tính tích cực của phương pháp giáo dục như: tính tích cực, tính tự quản, tôn trọng tính sách tạo của học sinh… Tuy nhiên sẽ không thể triển khai đại trà bởi theo Luật Giáo dục, Việt Nam chỉ có một chương trình học và một chương trình sách giáo khoa hiện hành. Còn chương trình thực nghiệm chỉ mang tính thí nghiệm".

Trong khi đó, qua trao đổi với báo chí, ông Phan Văn Kha – Viện trưởng Viện Giáo dục, cơ quan quản lý trực tiếp trường Thực nghiệm, cho biết: Viện chưa đề xuất với Bộ GD-ĐT về việc nhân rộng mô hình của trường này vì thực nghiệm giáo dục khác với thực nghiệm khác, "dạy người" là vấn đề phức tạp. Trên cơ sở thực nghiệm của Viện thì Bộ cũng đã cho phép nhân rộng từng bước mô hình công nghệ giáo dục, trước hết là với môn tiếng Việt lớp 1.

Theo ông Kha, không thể ào ào triển khai đại trà được, những gì đưa vào thực nghiệm phải có tổng kết, đánh giá một cách khoa học chứ không phải chỉ bằng cảm tính. Khi chỉ là mô hình của một trường thì sẽ rất khác khi áp dụng đại trà, chỉ có thể tốt nếu điều kiện để thực hiện nó (giáo viên, cơ sở vật chất, phương pháp tổ chức…) phải tương ứng.

Theo báo Tuổi Trẻ, từ năm 1978, GS Hồ Ngọc Đại đã sáng lập Trung tâm công nghệ giáo dục để nghiên cứu về công nghệ giáo dục. Và, Trường PTCS Thực nghiệm tại Hà Nội được GS Hồ Ngọc Đại với cộng sự lập nên nhằm áp dụng công nghệ giáo dục đối với môn học tiếng Việt.

Đến năm 2008, trường được chuyển về trực thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục theo mô hình liên cấp tiểu học, THCS. Sau hơn 30 năm hoạt động, trong những năm gần đây, Trường PTCS Thực nghiệm quay lại dạy theo chương trình đại trà của Bộ GD-ĐT, chỉ một nhóm lớp học sinh được tiếp tục áp dụng công nghệ giáo dục với mục đích phục vụ việc nghiên cứu của Bộ GD-ĐT.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-596468/can-tong-ket-danh-gia-mo-hinh-truong-thuc-nghiem.htm

Tự học, cậu bé 10 tuổi đỗ kỳ thi THPT

Posted: 16 May 2012 03:29 AM PDT

(TNO) Yoo Seung-won, 10 tuổi, vừa trở thành học sinh ít tuổi nhất vượt qua kỳ thi hoàn tất chương trình trung học phổ thông của Hàn Quốc, theo báo Chosun Ilbo ngày 16.5.

Tên của Seung-won (sống tại thành phố Guri, Seoul) xuất hiện trong danh sách học sinh vượt qua kỳ thi hoàn tất chương trình trung học phổ thông của Văn phòng giáo dục khu đô thị Seoul ngày 15.5.

Với thành tích này, Seung-won đã phá vỡ kỷ lục được một cậu bé 13 tuổi lập ra hồi năm 2011.

Nếu xét theo độ tuổi, đến năm 2013, Seung-won mới vào lớp đầu tiên của chương trình trung học cơ sở.

Vào năm 2010, khi đang học lớp 4, Seung-won phải tạm nghỉ vì những lý do cá nhân.

Sau đó, Seung-won bắt đầu tự học và đã lần lượt vượt qua hai kỳ thi hoàn tất chương trình tiểu học và trung học cơ sở vào tháng 5 và tháng 8.2011.

Đến tháng 4.2012, Seung-won lại vượt qua kỳ thi hoàn tất chương trình trung học phổ thông. Như vậy, cậu bé này đậu cả 3 kỳ thi chỉ trong vòng 1 năm.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở Hàn Quốc gồm các môn: tiếng Hàn, tiếng Anh, toán, nghiên cứu xã hội, khoa học, tin học, kỹ thuật và lịch sử.

Seung-won thích học môn toán và khoa học. Cậu bé mơ trở thành một nhà khoa học, phi công hoặc bác sĩ.

Mẹ của Seung-won chia sẻ với Chosun Ilbo: "Dù cháu có vào đại học hay chọn con đường khác, tôi vẫn muốn cháu làm việc gì đó có ích cho xã hội".

Văn Khoa

Thần đồng dịch giả
Làm thế nào để phát triển kỹ năng sống cho trẻ?
5 tuổi giải được toán lớp 3

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120516/Tu-hoc-cau-be-10-tuoi-dau-ky-thi-hoan-tat-trung-hoc-pho-thong.aspx

Những phụ huynh ‘nói không’ với trường điểm

Posted: 16 May 2012 03:29 AM PDT

- Hiệu ứng ‘hậu’ sự cố xô đổ cổng trường khiến không ít phụ huynh từ bỏ giấc mơ
cho con vào trường điểm. “Thôi cho con học trường làng cũng được” – là những ý
kiến râm ran nơi công sở.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Con đỗ trường điểm vẫn cho ở nhà

Cô Hà hiện là giáo viên Trường THCS Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội cho biết:
"Ngày trước gia đình ở khu vực quận Thanh Xuân mình cho con đi học Trường TH
Phan Đình Giót. Đến khi chuyển về Cầu Diễn cháu tiếp tục học ở trường của mẹ".

Năm con chuẩn bị lên lớp 1, mẹ cũng cho bé thi vào Trường TH Đoàn Thị Điểm.
"Cháu đỗ cả 2 lớp Tiếng Anh, Tiếng Pháp nhưng mình vẫn quyết định để con học
trường…làng vì gần nhà".


Mong muốn con vào trường tốt, trường điểm nhiều phụ huynh sẵn sàng thức trắng đêm thậm chí xô đẩy nhau để giành lấy cơ hội. Ảnh chụp tại cổng Trường Thực nghiệm tối 12/5 (Ảnh: Văn Chung)

Hơn nữa, theo cô: "Trẻ con ham hiểu biết, chỉ cần bố mẹ biết gợi mở, hướng
dẫn và cùng con học thì cháu vẫn học tốt". Từng có thời gian dạy học ở trường
điểm, cô chia sẻ: "Ở đâu cũng có cháu học tốt, cháu không. Trường điểm cũng có
nhiều lớp, học sinh bình thường. Quan trọng là người thầy rèn được cho trò khả
năng cố gắng, tự rèn luyện".

Có điều kiện cũng không cho con vào trường điểm

Chị Linh có con chuẩn bị vào lớp 1 ở Hương Viên- Hai Bà Trưng- Hà Nội cho biết:
"Mình không chọn cho con vào trường điểm vì với học sinh lứa tuổi này các con
chỉ cần trang bị những kiến thức đơn giản nhất". Lựa chọn ấy, theo chị "hoàn
toàn không phải tôi bi quan về hệ thống giáo dục nước nhà".

Theo chị: "Trường điểm hay trường bình thường việc giảng dạy cũng không có gì
khác biệt nhiều".

“Sự khác biệt giữa hai trường này chỉ khác về điều kiện cơ sở vật chất. Các con
học trường điểm, trường chất lượng cao có chỗ vui chơi rộng rãi hơn, mùa hè có
phòng điều hòa…” – lời chị Linh.

Là BTV một tờ báo chuyên ngành, chị Hoa ở khu tập thể Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
tâm sự: "Dù có điều kiện mình cũng không cho con học trường điểm mà sẽ học
trường nhà". 

Theo chị Hoa: "Học trường làng có rất nhiều điều kiện thuận lợi, kể cả việc đưa
đón lẫn việc chăm sóc con. Bên cạnh những phụ huynh có lập trường tư tưởng rõ
ràng khi xác định chọn trường cho con, vẫn có trường hợp chọn trường theo phong
trào".

Anh Long, nhà ở Tây Hồ, Hà Nội đã từng xếp hàng mua hồ sơ cho con vào Trường
Thực nghiệm ngày 12/5 cũng tâm sự: "Tôi thấy nhiều người bạn mình có con học ở
trường bình thường, vẫn rất giỏi. Sở dĩ tôi đứng xếp hàng mua hồ sơ cho con cũng
chỉ mang tính chất “thử sức” con mình, chuyện đỗ hay trượt với tôi không quá
quan trọng".

Nên chọn trường gần nhà

Trao đổi với VietNamNet PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương
Thế Vinh nên quan điểm, phải khẳng định giáo dục ở cấp 1 khoảng cách giữa các
trường không quá xa. Anh tám lạng tôi cũng phải nửa cân. Tâm lý phụ huynh muốn
chọn gần trường nhà. Do đó, những nhà quản lý phải phấn đấu để nâng chất lượng
giáo dục…

Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội đưa lời
khuyên, chọn trường gần nhà cho con là phương án tối ưu nhất. Thay vì quá nặng
nề việc chọn cô, chọn lớp thì phụ huynh nên quan tâm đến con hàng ngày hỏi xem
con học gì, con thích điều gì khi cô giảng, có điều gì con chưa hiểu…bạn sẽ
giúp con tiến bộ nhanh.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/72344/nhung-phu-huynh--noi-khong--voi-truong-diem.html

100% tốt nghiệp không phải là bệnh thành tích

Posted: 16 May 2012 03:28 AM PDT

(GDTĐ)- Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012 đã cận kề. Như bao trường THPT khác trên cả nước, học sinh các trường nội trú trên địa bàn TP.Hà Nội đang chạy đua cùng thời gian, ôn tập bài với khí thế khẩn trương.

Trên địa bàn TP.Hà Nội có 3 trường có học sinh nội trú. Hai trong số đó là đơn vị giáo dục đặc thù trực thuộc Bộ GD-ĐT có khối dân tộc nội trú (DTNT): trường Hữu Nghị 80 và trường Hữu Nghị T78. Còn lại là trường Phổ thông DTNT Hà Nội (huyện Ba Vì), trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội. Tại đây, học sinh chủ yếu là con em các  đồng bào dân tộc Mường và Dao ở 13 xã miền núi của Hà Nội. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Phú cho biết, năm nay nhà trường có tổng số 102 học sinh thi tốt nghiệp THPT.

"Vá" lỗ hổng kiến thức, kĩ năng


Một tiết ôn tập của lớp 12A1 trường Phổ thông DTNT Hà Nội. Ảnh, gdtd.vn

Từ đầu học kì 2, trường đã bố trí ôn tập 3 buổi/tuần nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng 3 môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh cho học sinh lớp 12 vào các buổi chiều. Tiếp đó, cuối tháng 3, khi Bộ GD-ĐT chính thức công bố 6 môn thi tốt nghiệp, nhà trường tiếp tục tăng số buổi ôn tập lên 5 buổi/tuần để ôn tập kiến thức 3 môn: Hóa học, Lịch sử, Địa lý cho học sinh.

Đến cuối tháng 4, thi học kì xong, trường đã dành 4 tuần cho học sinh ôn thi tốt nghiệp. Thời gian biểu ôn tập mỗi ngày trong tuần được bố trí hết sức gắt gao: học sinh học ngày 3 buổi, sáng ôn tập chính khóa trên lớp, chiều học ôn tăng cường như chính khóa, tối tự học. Giáo viên đứng lớp những buổi ôn tập tăng thêm từ đầu học kì 2 được thanh toán thù lao đứng lớp, kinh phí lấy từ nguồn chi thường xuyên của nhà trường.

Về học lực chung, ông Phú đánh giá, tỉ lệ học sinh yếu của chỉ có 1,5%, số còn lại có học lực xếp loại từ trung bình trở lên. Trong thời gian này, nhà trường tập trung phân loại học lực theo từng nhóm đối tượng và theo từng môn để có kế hoạch ôn tập phù hợp.

Em Trịnh Thị Nhung, dân tộc Mường, học sinh lớp 12A1 cho biết, trong 6 môn thi tốt nghiệp, em học yếu nhất là môn Địa lý. Cụ thể là kỹ năng vẽ biểu đồ của em kém và chưa khai thác được nhiều nội dung trong Atlas Địa lý. Tuy nhiên, từ tháng 3 đến nay, được giáo viên bộ môn rà soát, hệ thống lại kiến thức và tăng cường kĩ năng sử dụng Atlas, vẽ biểu đồ nên kiến thức môn Địa lý của em được củng cố thêm rõ rệt.

Học cùng lớp 12A1, Bạch Trung Kiên, dân tộc Mường chia sẻ: nhận thấy kiến thức môn Lịch sử của mình còn có nhiều lỗ hổng, chưa nhớ được sự kiện; trong quá trình ôn tập, em tập trung nhiều thời gian hơn cho môn học này. Thêm vào đó, được giáo viên dạy Sử tận tình kèm cặp, hướng dẫn ôn tập nên khả năng ghi nhớ sự kiện của em được cải thiện rõ rệt.

Được củng cố kiến thức và ngày càng tiến bộ ở các môn học yếu nên cả Nhung và Kiên đều tự tin sẽ thi đỗ kì thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Chạy đua cùng thời gian

Trường Hữu Nghị 80 (Thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội) năm nay có 272 học sinh thi tốt nghiệp THPT. Ông Nguyễn Thành Long, Phó trưởng phòng công tác học sinh-sinh viên cho biết, học sinh khối nội trú ở đây chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, còn lại là con em của các gia đình huyện đảo Cát Hải – TP.Hải Phòng.


  Em Hoàng Thị Hường và các bạn cùng phòng ở nội trú ôn bài buổi trưa. Ảnh, gdtd.vn

Do đặc thù là học sinh nội trú nên các em phải tuân thủ khá nghiêm ngặt về giờ giấc của khu nội trú. Tuy nhiên, đây cũng chính là thuận lợi cho các em trong nền nếp học tập. Hàng ngày, ngoài thời gian học bồi dưỡng sáng và chiều; buổi tối, học sinh phải lên khu nhà lớp học để tự ôn tập. Tại đây có người trông nom các em học tập. Nhiều em ôn thi rất ráo riết, có khi học đến 1, 2 giờ sáng hôm sau. Có em ngủ gật ngay trên bàn học. "Do các em học khuya nên nhà trường phải bố trí đưa đón các em từ khu nhà lớp học về khu nội trú để đảm bảo an toàn", Ông Long cho biết.

Trong thời gian này, nhà trường còn ưu tiên dành các điều kiện sinh hoạt và cơ sở vật chất tốt nhất cho học sinh ôn thi tốt nghiệp. Như nâng khẩu phần ăn, dành những phòng đảm bảo ánh sáng, đầy đủ quạt gió; trong nhà ở nội trú thì ưu tiên điện, nước đầy đủ cho phòng ở của học sinh lớp 12.

Em Lý Phùng Ngọc Vũ, dân tộc Tày, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn chia sẻ, em học yếu môn Lịch sử, nhất là khả năng ghi nhớ các sự kiện. Do vậy ngoài thời gian ôn tập các môn khác, em tập trung vào học thuộc lòng các sự kiện trong các giai đoạn lịch sử; để chắc chắn nắm vững kiến thức môn này, em học khá khuya, đến 12 giờ đêm.

Em Hoàng Thị Hường học sinh lớp 12A2, dân tộc Thái, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho biết, em học đuối các môn tự nhiên như Toán, Hóa học và Tiếng Anh. Trong thời gian ôn thi nước rút, được thầy cô hướng dẫn, Hường đã tranh thủ học ngày học đêm. Trên lớp, buổi sáng ôn tập kiến thức cơ bản, buổi chiều tập trung vào giải quyết các dạng thức bài tập môn Toán, Hóa học; buổi tối, em học ngữ pháp, từ vựng Tiếng Anh và ôn tập  kiến thức các môn còn lại. Em học rất muộn vào buổi tối, từ 8 giờ đến 12 giờ, có khi học đến 1 giờ sáng hôm sau.

100% tốt nghiệp không phải là bệnh thành tích

Từ nhiều năm nay, trường Hữu nghị 80 đã duy trì nền nếp học tập nghiêm túc. Học sinh được ôn tập kĩ lưỡng và bài bản dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo nên trong các năm 2008 đến 2011 tỉ lệ đỗ tốt nghiệp luôn đạt 100%.

Ông Nguyễn Văn Phú cho biết: "năm học 2009-2010 tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của trường Phổ thông DTNT Hà Nội đạt 100%, năm nay cũng phấn đấu đạt 100%". Cho rằng: "học sinh là con em đồng bào các dân tộc được Đảng, Nhà nước ưu đãi, đưa vào học tập trung tại trường; các em được chu cấp kinh phí, thời gian học tập nhiều hơn học sinh tất cả các trường khác; do vậy, nhiệm vụ của giáo viên học sinh nhà trường là tập trung hoàn toàn cho việc dạy và học. Đây chính là cơ sở quan trọng có thể nói rằng học sinh ở đây đủ lực học để vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT 2012 với tỉ lệ đỗ 100%"; nên ông Phú khẳng định. "Đây là nhiệm vụ được giao chứ không phải là bệnh thành tích".

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201205/100-tot-nghiep-khong-phai-la-benh-thanh-tich-1961240/

Dân Việt chưa có quyền chọn lựa hệ thống giáo dục

Posted: 16 May 2012 03:27 AM PDT

- TS Nguyễn Khánh Trung, Viện nghiên cứu giáo dục IRED, nghiên cứu viên hợp tác
của Trung tâm nghiên cứu xã hội học thuộc ĐH Nantes, Pháp, chia sẻ quan điểm của
anh sau sự kiện xô đổ cổng trường để xin học cho con ở Hà Nội.


 

TS Nguyễn Khánh Trung: “…Tôi không ủng hộ hành động xô đổ cổng trường, đó là điều không nên
làm.”

Hệ thống giáo dục chưa đáp ứng?

- Được biết anh đang làm đề tài về giáo dục tiểu học các nước, một năm anh
dành một nửa thời gian làm việc ở Việt Nam, một nửa thời gian làm việc ở Pháp,
anh có cảm xúc gì sau sự kiện phụ huynh xô đổ cổng trường PTCS thực nghiệm Hà
Nội để xin học cho con?

TS Nguyễn Khánh Trung: Tôi rất đồng cảm

với GS Hồ Ngọc Đại
khi ông chia
sẻ "rất thương phụ huynh". Nhìn cảnh phụ huynh, ông bà thức đêm thức hôm để chờ
mua đơn cho con cháu, tôi rất cảm động vì tình thương con cháu của họ, điều đó
chứng tỏ tinh thần coi trọng việc học hành của con cháu, đó là điều tích cực.

Tất nhiên, tôi không ủng hộ hành động xô đổ cổng trường, đó là điều không nên
làm.

Tuy nhiên, đặt hành động đó trong bối cảnh hiện nay, thì có thể hiểu một vấn
đề khác, đó là hệ thống giáo dục không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Có
thể mỗi người hiểu chất lượng về ngôi trường đó theo cách khác nhau, chưa chắc
đã chính xác, nhưng lại thể hiện sự lựa chọn của họ. Đó là cách phản ứng của
người dân khi họ không có sự chọn lựa.

- Theo anh, hiện tượng không có sự chọn lựa này có xảy ra ở những nước
khác?

Hiện nay ở nhiều nước đang có một xu hướng nổi bật, đó là "thị trường hóa
giáo dục". Phải làm rõ khái niệm này kẻo người ta hiểu nhầm sang "thương mại
hóa" giáo dục.

Thị trường giáo dục là một mô hình tổ chức giáo dục, một khuynh
hướng cải cách hiện nay trên thế giới và nó cũng là tên gọi của một lý thuyết
trong nghiên cứu giáo dục.

Người ta lấy khái niệm này từ kinh tế học để nói về
một mô hình tổ chức giáo dục. Như ta đã biết, từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt
Nam phát triển được là nhờ mô hình thị trường, đặt sự cạnh tranh làm động lực,
có nhiều thành phần kinh tế.

Mô hình thị trường học lấy người dân làm trọng tài, đặt quyền chọn lựa của họ
làm căn cứ điều tiết. Tôi xin sử dụng từ ngữ của kinh tế để minh họa, người dân
chọn món hàng nào nhiều hơn thì công ty sản xuất món hàng đó sẽ phát triển, và
ngược lại, món hàng nào đa số người dân không lựa chọn thì nơi sản xuất ra nó sẽ
có nguy cơ phá sản. Như vậy, sự điều tiết dựa trên sự chọn lựa của khách hàng.

Trên thế giới, người ta đang tìm cách thị trường hóa giáo dục để thúc đẩy sự
phát triển của giáo dục. Các nước châu Âu, nơi nổi tiếng xem giáo dục như là một
thiết chế công, Nhà nước can thiệp rất mạnh tay. Tuy nhiên, hàng loạt các nước
này, trong đó có Pháp đã phải cải cách giáo dục theo hướng thị trường, đó là đặt
quyền chọn lựa của người dân lên trên hết.

Họ hiểu rằng, muốn giáo dục phát triển thì phải thúc đẩy sự cạnh tranh, cho
các gia đình có quyền chọn lựa, mà muốn chọn lựa, thì phải đa dạng về nguồn
cung, tạo ra nhiều sự lựa chọn. Các nước như Bỉ, Hà Lan, quyền chọn lựa của
người dân được đưa vào trong hiến pháp. Muốn thúc đẩy sự cạnh tranh, cơ sở đào
tạo phải có quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm, chủ động tạo ra những chiến
lược mang đặc thù riêng, thu hút học sinh và phụ huynh.

Cảnh tượng hỗn loạn tại cổng trường Thực nghiệm sáng 12/5. (Ảnh Tiền  Phong)

Người dân khi quyết định cho con học trường nào thì Nhà nước sẽ rót tiền cho
gia đình đứa trẻ hoặc viện trợ cho trường nơi trẻ theo học. Nhà nước làm như vậy
để đảm bảo quyền được học tập và quyền được chọn lựa của người dân. Như vậy, các
trường buộc phải cạnh tranh để thu hút học sinh, vì học sinh là nguồn thu của
học, trường nào không có ai chọn lựa thì sẽ phải đóng cửa. Lúc đó, Nhà nước rất
là "khỏe"! Nói chung sự cạnh tranh bao giờ cũng thúc đẩy sự phát triển và người
được hưởng lợi là " khách hàng".

Trong khi đó, ở Việt Nam, người dân không có quyền chọn lựa, vì chỉ có một hệ
thống giáo dục, một loại chương trình, thích hay không thì vẫn phải học. Về mặt
phát triển thì không phát triển được, mà người dân thì không thỏa mãn quyền chọn
lựa. Hành động xô đổ cổng trường là sự phản ứng của người dân. Họ muốn nói với
Nhà nước rằng, tôi chọn lựa trường thực nghiệm đó!

Tạo ra nhiều mô hình thì giáo dục sẽ phát triển…

- Tại nước Pháp, người ta đảm bảo quyền lựa chọn giáo dục cho người dân
như thế nào?

Trước đây, nước Pháp cũng rất giống Việt Nam, Nhà nước can thiệp rất mạnh vào
giáo dục. Cách thức quản lý giáo dục rất tập quyền.

Họ can thiệp để nhằm mục
đích đảm bảo công bằng cơ hội cho người dân trong việc học hành.

Tuy nhiên, từ
năm 2007 đến nay, khi ông Nicolas Sarkozy lên làm tổng thống, ông nhận thấy một
chương trình giáo dục tập trung làm cản trở phát triển giáo dục. Pháp nhận thấy
rằng, cứ làm như vậy thì không cạnh tranh được với thế giới hôm nay nên đã quyết
định thay đổi. Bây giờ, nước Pháp đã cải cách bằng cách tạo ra nhiều quyền chọn
lựa cho người dân.

Ví dụ, trước đây, con cái có hộ khẩu vùng nào thì học ở trường vùng đó, nhưng
bây giờ thì khác, đã "mềm hoá", bây giờ thì cha mẹ thích cho con học ở vùng nào
cũng được, học ở đâu thì Nhà nước rót tiền cho đứa trẻ ở đó.

Như vậy, trong kinh tế thì điều tiết dựa trên giá cả, còn trong giáo dục điều
tiết dựa trên quyền chọn lựa của người dân. Điều này bắt buộc các trường phải
vận động, trường nào không thu hút học sinh thì sẽ phải đóng cửa.

Tại Việt Nam, tôi tin rằng, nếu tạo ra nhiều mô hình thì giáo dục sẽ phát
triển. Ví dụ thực nghiệm cũng là một mô hình và có nhiều mô hình khác nữa cho
người ta chọn. Bởi vì, bản chất của xã hội là "chín người, mười ý", mỗi một học
sinh là một thực thể khác biệt, nên không thể lấy một cái gì duy nhất để áp đặt
lên cả xã hội.
Trong mọi quyết định về giáo dục của Nhà nước, phải dựa trên sự thương lượng với
người dân, với cơ sở đào tạo, với giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Nhà nước chỉ
nên đóng vai như một tác nhân bình đẳng bên cạnh các tác nhân khác, chứ không
nên đóng vai của một ông chủ điều hành theo mệnh lệnh.

Khi người dân được tôn
trọng, được lắng nghe, lúc đó người dân mới chủ động tham gia vào giáo dục và
góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển. Tốt hay xấu lúc đó thì toàn xã hội cùng
chịu trách nhiệm và cùng tìm cách vượt qua.

Trách nhiệm của Nhà nước là tạo ra một môi trường minh bạch, cung cấp thông
tin cần thiết, rõ ràng để người dân có căn cứ thực hiện quyền chọn lựa của họ,
ví dụ Nhà nước tổ chức kiểm định chất lượng các trường và công bố công khai cho
người dân biết.

- Ở Việt Nam, hiện có nhóm Cánh buồm cũng làm sách riêng cho tiểu học,
cũng như bộ sách dành cho tiểu học của nhóm Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang được giảng
dạy ở nhiều trường, anh nghĩ gì về hiện tượng này?

Tôi nghĩ đó là điều sớm hay muộn cũng phải xảy ra. Giáo dục Việt Nam muốn
phát triển thì sớm hay muộn cũng phải theo con đường "trăm hoa đua nở". Những bộ
sách mới có thể chưa được công nhận rộng rãi, nhưng nó rất cần cho xã hội. Nhà
nước hãy để cho người dân có quyền phán xét và chọn lựa.

Nhà nước trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo thì mới tạo ra sự cạnh tranh
được. Nhà nước quy định hành lang pháp lý căn bản cho các cơ sở đào tạo hoạt
động, còn để cho hiệu trưởng lên chiến lược riêng, khẳng định nhãn mác riêng của
trường người ta. Tôi tin rằng, khi điều đó xảy ra, hiệu trưởng sẽ biết cách để
giữ giảng viên giỏi, làm cho lương bổng của họ tốt lên.

- Sắp tới con anh sẽ vào lớp 1, hành trình xin học cho con anh tại Pháp sẽ
như thế nào?

Tôi tới đăng ký ở chính quyền xã và người ta phải lo chỗ học cho con tôi, vì
đó là quyền của người dân được luật pháp bảo hộ nên nhà trường và chính quyền
không có quyền từ chối.

Ngược lại, nếu con tôi 6 tuổi mà tôi không đăng ký học
cho con thì cảnh sát sẽ tới "hỏi thăm" ngay. Sau khi đăng ký học rồi, tôi có thể
cho con đến trường học hay không là tùy, vì có thể dạy con học ở nhà, nhưng phải
đảm bảo qua được kỳ thi Nhà nước quy định.

Giáo dục Việt Nam muốn
phát triển thì sớm hay muộn cũng phải theo con đường "trăm hoa đua nở".

Ngày nay ở Pháp, tôi có quyền chọn một ngôi trường khác ngoài địa phương để
đăng ký cho con học nếu tối thấy trường đó dạy dỗ tốt. Tuy nhiên, tôi sẽ chọn
trường gần nhà vì thấy rằng chất lượng của các trường đều khá giống nhau.

Tại Hà Nội, có ý kiến cho rằng cơ sở vật chất các trường không đồng đều nhau
và thậm chí cách nhau quá xa, nhưng tôi nghĩ, khi người ta thực sự đặt giáo dục
là quốc sách thì sẽ tìm cách thực hiện được. Nhà nước phải đầu tư cho các trường
để không có sự cách biệt quá.

Mặt khác nếu cho người dân quyền chọn lựa, không
ai dại gì lại gửi con mình vào những ngôi trường nhếch nhác, không có chất
lượng. Những trường như thế nếu không lo cải thiện thì sẽ bị đào thải vì sẽ
không có người học.

- Cảm ơn anh đã chia sẻ những thông tin thú vị.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/72287/dan-viet-chua-co-quyen-chon-lua-he-thong-giao-duc.html

Dừng giải quyết thủ tục học bổng 322

Posted: 16 May 2012 03:27 AM PDT

Dừng giải quyết thủ tục học bổng 322

TTO – Trong bản thông báo vừa gửi đến các ứng viên trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước chưa đi học nước ngoài, Bộ GD-ĐT đã khẳng định rõ sẽ dừng giải quyết thủ tục cho những ứng viên đã trúng tuyển đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo đề án 356 (322).

Trước đó, tại hội nghị tổng kết đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-2011 tổ chức tháng 12-2011, Bộ GD-ĐT đã tiếp tục đề nghị Nhà nước kéo dài đề án 322 đến hết năm 2014 để "nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu khoa học và giảng viên đại học". Tuy nhiên, đến nay Chính phủ chưa phê duyệt và cấp ngân sách cho đề án mới để nối tiếp hoặc thay thế đề án 356 (322), nên bộ buộc phải tạm ngừng giải quyết các thủ tục cho người trúng tuyển đi học nước ngoài theo đề án 356 (322) mà hiện chưa kịp du học. Đây cũng chính là lý do năm 2012 bộ tạm ngừng tuyển sinh học bổng này.

Để bảo đảm quyền lợi cho người học, Cục Đào tạo với nước ngoài được bộ giao hướng dẫn tạo điều kiện để người trúng tuyển chuyển đổi cơ hội theo hai hướng.

Thứ nhất, ứng viên nghiên cứu thông tin tuyển sinh trên các trang web www.vied.vn hoặc www.moet.gov.vn để xác định các chương trình học bổng do Bộ GD-ĐT chủ trì tuyển sinh đi học nước ngoài.

Thứ hai, đối với ứng viên tiến sĩ đang là giảng viên ĐH, CĐ hoặc người được xét tuyển đi học tiến sĩ về làm giảng viên ĐH, CĐ, ứng viên thạc sĩ có học lực ĐH loại giỏi là giảng viên ĐH, có văn bản của cơ sở đào tạo nước ngoài đồng ý tiếp nhận đào tạo thẳng chương trình tiến sĩ sẽ được xem xét chuyển sang xử lý trúng tuyển theo diện học bổng đề án 911 để đi học chương trình tiến sĩ bằng ngân sách nhà nước năm 2012-2013.

Các ứng viên gửi email thông báo nguyện vọng đăng ký theo một trong hai hướng trên đến địa chỉ email tuyensinh@vied.vn trước ngày 1-6 để kịp thời tổng hợp, xử lý, giải quyết các thủ tục để người trúng tuyển được đi học nước ngoài.

Theo một lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sau thời hạn này bộ sẽ không giải quyết cho bất cứ trường hợp nào và "hiểu rằng ứng viên không còn nhu cầu học tập ở nước ngoài nữa".

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/492048/Dung-giai-quyet-thu-tuc-hoc-bong-322.html

Các địa phương tiếp tục công bố môn thi thứ 3 vào 10

Posted: 16 May 2012 03:27 AM PDT

(GDTĐ)-Các địa phương có tổ chức thi tuyển vào 10 năm học 2012-2013 tiếp tục công bố môn thi thứ 3 cho kỳ thi này.

Nhiều địa phương chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm nay.
Nhiều địa phương chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm nay.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012 – 2013 Sở GDĐT Tây Ninh chọn môn Vật lý là môn thi thứ 3. Như vậy, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại địa phương sẽ có 3 môn: Ngữ văn, Toán và Vật lý. Đối với thí sinh dự thi vào Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, ngoài dự thi 3 môn giống như thí sinh dự thi vào các trường phổ thông đại trà, thí sinh sẽ thi thêm 1 môn chuyên đã đăng ký. Kết quả môn thi chuyên sẽ được tính hệ số 2. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012- 2013 diễn ra trong hai ngày: 2 – 3.7.2012.

Năm học 2012 – 2013 Tây Ninh tuyển 12.231 học sinh lớp 9 vào lớp 10 cho 41 trường THPT và TTHDTX. Trong đó, riêng khối THPT gồm 32 trường (31 trường THPT và 01 trường PT dân tộc nội trú) sẽ tuyển 10.541 chỉ tiêu cho 255 lớp. Khối GDTX tuyển tổng cộng 1.690 chỉ tiêu cho 39 lớp

Tương tự như Tây Ninh, Sở GDĐT Long An cũng chọn Vật lý là môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh 10 năm học 2012-2013.

Nam Định, Lâm Đồng, Ninh Bình, Hà Tĩnh cũng đã công bố môn thi thứ 3 vào 10. Theo đó, Nam Định chọn Ngoại ngữ, các tỉnh còn lại chọn môn tiếng Anh bên cạnh hai môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201205/Cac-dia-phuong-tiep-tuc-cong-bo-mon-thi-thu-3-vao-10-1961242/

Loạn liên kết đào tạo

Posted: 15 May 2012 02:28 PM PDT

Dù Bộ GD-ĐT đã có văn bản quy định cụ thể về liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông, nhưng nhiều trường vẫn cố tình làm sai.


Nhiều trường ĐH và nghề liên kết kết đào tạo dù quy định không cho phép - Ảnh: Mỹ Quyên

Từ thuê mặt bằng đến hợp tác tuyển sinh

Ngày 14.11.2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có văn bản số 7628 chấn chỉnh việc các trường liên kết đào tạo không đúng quy định. Thế nhưng đến nay nhiều trường vẫn ngang nhiên công khai tuyển sinh trái quy định.

Trong tháng 5, Trường trung cấp nghề Việt Giao (TP.HCM) đăng tải thông tin trên website của trường: "Được sự chấp thuận của Bộ GD-ĐT, của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, Trường trung cấp nghề Việt Giao liên kết với Trường ĐH Bình Dương tổ chức đào tạo cử nhân tại TP.HCM, hệ liên thông từ trung cấp lên đại học (ĐH) 2 chuyên ngành: quản trị nhà hàng – khách sạn và hướng dẫn du lịch". Theo quy định, trường ĐH, cao đẳng (CĐ) không được phép liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ với trường nghề. Trao đối với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, khẳng định: "Sở chỉ đồng ý cho Trường trung cấp nghề Việt Giao được phép cho Trường ĐH Bình Dương sử dụng mặt bằng. Đó là một hình thức cho thuê mặt bằng thôi. Sở hoàn toàn chưa cho phép 2 đơn vị này liên kết để tuyển sinh và đào tạo".

Mập mờ bằng chính quy

Theo quy định hiện hành, việc liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên chỉ được cấp bằng tốt nghiệp vừa làm vừa học (tức không chính quy). Tuy nhiên, nhiều trường vẫn thông báo liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông để cấp bằng chính quy.

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ tuyển sinh Trường trung cấp Kinh tế công nghệ Đại Việt, cho biết: "Tháng 6 trường bắt đầu tuyển sinh chương trình liên thông từ trung cấp lên ĐH của năm 2012. Trong đó, trường sẽ liên kết với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành để đào tạo cấp bằng chính quy ngành kế toán và tài chính ngân hàng. Sinh viên trúng tuyển sẽ được học tập ngay tại cơ sở chính của trường tại Thủ Đức, TP.HCM". Tuy nhiên, thạc sĩ Trần Ái Cầm, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, lại khẳng định: "Năm ngoái trường này có đặt vấn đề liên thông với trường nhưng do không đủ số lượng sinh viên nên chưa thực hiện được. Trong năm 2012, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chưa có kế hoạch tổ chức tuyển sinh liên thông và liên kết đào tạo với trường này".

Trên website của Trường trung cấp Kinh tế – công nghệ Tây nguyên (Đắk Lắk) cũng có thông báo năm 2012 tuyển sinh liên kết đào tạo với nhiều trường ĐH. Chúng tôi liên lạc với một cán bộ tuyển sinh trường này thì được biết: "Trường đang nhận hồ sơ chương trình liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH hệ chính quy với Trường ĐH Thái Bình Dương (TP.Nha Trang, Khánh Hòa – PV)  một số ngành như: kế toán, tài chính ngân hàng… Do 2 trường này có cơ sở gần nhau nên việc thực hiện đào tạo liên kết vẫn đáp ứng được quy định mới của Bộ GD-ĐT". Cán bộ này còn nói thêm: "Trúng tuyển, sinh viên sẽ học tập tại Trường trung cấp Kinh tế – công nghệ Tây nguyên tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được bằng ĐH chính quy do Trường ĐH Thái Bình Dương cấp".

Trường trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Quốc Việt (Lâm Đồng) còn liên kết với Trường ĐH Kinh tế – kỹ thuật Bình Dương để đào tạo liên thông từ trình độ CĐ lên ĐH chính quy ngành kế toán năm 2012. Đối tượng tuyển sinh là sinh viên đã tốt nghiệp CĐ ngành kế toán hệ chính quy hoặc hệ vừa làm vừa học, tốt nghiệp sẽ nhận được bằng ĐH chính quy do Trường ĐH Kinh tế – kỹ thuật Bình Dương cấp. Địa điểm phát, nhận hồ sơ, thi tuyển và học tập tại Trường trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Quốc Việt (khu phố 12, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng). Tại địa điểm này, việc thu nhận hồ sơ và tổ chức thi tuyển đã diễn ra vào đầu tháng 4. Trả lời việc này, thạc sĩ Trần Thanh Vũ, Phó hiệu trường Trường ĐH Kinh tế – kỹ thuật Bình Dương, nói: "Thực sự là có việc tổ chức tuyển sinh chương trình trên vào đầu tháng 4 vừa rồi. Tuy nhiên, trường đã có hướng giải quyết là gửi giấy báo nhập học cho sinh viên trúng tuyển về học tại Bình Dương chứ không ở Lâm Đồng". Rõ ràng động thái này là để trường hợp thức hóa bằng chính quy sẽ cấp cho sinh viên sau này.

Hà Ánh

Xét tuyển ĐH-CĐ: Không được đặt ra quy định trái quy chế
20 trường vi phạm tuyển sinh và đào tạo
Nhập nhằng liên kết quốc tế
Đào tạo cử nhân không phép
Nhiều vi phạm trong tuyển sinh và liên kết đào tạo
Mập mờ chiêu sinh, liên kết đào tạo
Chương trình liên kết đào tạo

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120515/Loan-lien-ket-dao-tao.aspx

Comments