Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đẩy mạnh tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục

Posted: 10 May 2012 12:17 AM PDT

Thông tin từ Văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, đoàn giám sát của HĐND Thành phố (TP) do đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh – UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT nhằm đánh giá kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết của TP về đẩy mạnh xã hội hoá (XHH) giáo dục và y tế của Thành phố giai đoạn 2009-2015.Tại buổi làm việc, các thành viên của Đoàn giám sát và Lãnh đạo Sở đã trao đổi, bàn bạc một số vấn đề về công tác triển khai XXH giáo dục.

Theo đánh giá, công tác triển khai, đẩy mạnh XXH trên địa bàn Hà Nội còn vướng mắc nhiều bất cập như khu vực nội thành có nhu cầu phát triển trường ngoài công lập nhưng khó khăn về quỹ đất, trong khi đó, khu vực ngoại thành có quỹ đất nhưng không có nhiều nhu cầu trường ngoài công lập.

Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành trong việc rà soát xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, khu nhà ở đảm bảo phải có đủ trường học công lập và ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân còn chậm. Việc thực hiện thí điểm và đưa ra các tiêu chí về mô hình trường cung ứng dịch vụ trình độ, chất lượng cao còn chậm do Bộ GD-ĐT chưa chuẩn mô hình này…

Tại buổi làm việc này, bà Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị Sở GD-ĐT cần giám sát, thực hiện tốt hơn nữa công tác XHH giáo dục vì Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng về nhân lực, nhân tài và có điều kiện tiếp cận với giáo dục quốc tế. Cần sớm tham mưu và trình Thành phố phê duyệt tiêu chí mô hình trường cung ứng trình độ, dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Ngoài ra phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan rà soát, tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và thống nhất các văn bản, cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các đơn vị, các nhà đầu tư thực hiện tốt hơn công tác XHH.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, sau 3 năm triển khai và thực hiện Nghị quyết của TP về đẩy mạnh XHH giáo dục thì quy mô, mạng lưới, trường lớp của thủ đô tiếp tục phát triển ổn định. Hiện nay toàn TP có 2.434 trường, trong đó có 121 cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài (24 cơ sở có vốn nước ngoài đầu tư, 97 cơ sở giáo dục giảng dạy tăng cường ngoại ngữ theo chương trình của nước ngoài), 371 cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-594081/day-manh-tang-cuong-cong-tac-xa-hoi-hoa-giao-duc.htm

Năm 2015 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Posted: 10 May 2012 12:17 AM PDT

Theo Chương trình hành động của Bộ GD-ĐT giai đoạn 2011-2016, mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi sẽ hoàn tất vào năm 2015.

Về giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2015 có 70% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, 30% học sinh THCS và 25% học sinh THPT được học 2 buổi/ngày; 90% số người trong độ tuổi được học THCS, 70% số người trong độ tuổi được học THPT… Bộ cũng đặt mục tiêu đến năm 2015 thu hút được 15% số học sinh tốt nghiệp THCS vào TCCN và đảm bảo 95% học sinh tốt nghiệp TCCN có việc làm. Đối với ĐH, Bộ thực hiện phân tầng để đến năm 2015 hình thành nhóm các trường ĐH định hướng nghiên cứu, ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các trường CĐ cộng đồng. Đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ.

14.660 tỉ đồng cho phổ cập giáo dục mầm non
Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi

T.Nguyễn – V.Thơ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120510/Nam-2015-se-hoan-thanh-pho-cap-giao-duc-mam-non-cho-tre-5-tuoi.aspx

Trường ĐH “chạy đua” với tiếp sức mùa thi

Posted: 10 May 2012 12:17 AM PDT

(GDTĐ)-Thời gian đến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ còn khoảng 2 tháng nhưng nhiều trường ĐH, CĐ có tổ chức thi tuyển đã bắt đầu khởi động các chương trình tiếp sức mùa thi. Sau nhiều năm tổ chức hoạt động này, chương trình tiếp sức mùa thi do các trường tổ chức dường như ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Sinh viên Hà Nội tư vấn
Các sĩ tử luôn nhận được sự trợ giúp nhiệt tình và chu đáo của SVTN. Ảnh, gdtd.vn

Thông thường, các dịch vụ tiếp sức mùa thi do trường tổ chức nhằm hỗ trợ những thí sinh dự thi vào trường với các hoạt động như tư vấn, giới thiệu chỗ ở; giải đáp thắc mắc cho phụ huynh, thí sinh, hỗ trợ ổn định trật tự, điều tiết giao thông khu vực thi, thậm chí nhiều trường còn hỗ trợ cả về phương tiện đi lại. Tuy nhiên, không ít trường vận động con số tình nguyện viên không nhỏ để trợ giúp cho cả những đối tượng không phải dự thi vào trường mình.

Chủ tịch Hội sinh viên trường ĐH Hồng Bàng, ông Trịnh Quốc Hưng cho biết, năm nay trường dự kiến huy động số sinh viên tình nguyện lên tới 2500 người với các đội khảo sát nhà trọ, tư vấn giới thiệu nhà trọ, đội xe sinh viên tình nguyện, đội sinh viên tình nguyện trực tại các bến xe buýt, đội quản lý nhà và hỗ trợ chủ nhà; đặc biệt là có đội hình hỗ trợ giao thông. Thời gian thực hiện chương trình từ ngày 3/6 đến 15/7/2012. Các đội sinh viên tình nguyện sẽ tư vấn cho thí sinh về cách thức sinh hoạt, di chuyển trong thời gian ở thành phố; giới thiệu nhà trọ giá rẻ; chở thí sinh và phụ huynh về các địa điểm trọ; trực tại các trạm xe buýt đón các thí sinh và hướng dẫn vào đội sinh viên tình nguyện giới thiệu nhà trọ; sinh viên tình nguyện tại các điểm trực thường xuyên thông tin về tình hình giao thông, đặc biệt vào các giờ cao điểm về đài VOV.

BCH Hội sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM phát động chương trình "Tiếp sức mùa thi" năm 2012, kéo dài từ giữa tháng 6/2012 đến hết kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ khối B (10/7). Ngoài các hoạt động quen thuộc, năm nay, Đại học Y Dược TP.HCM phát động chương trình kế hoạch nhỏ. Theo đó, mỗi HSSV đóng góp 2 kg giấy hoặc 30 chai nhựa, 30 lon nhôm nhằm gây quỹ hỗ trợ thí sinh nghèo mùa thi 2012.

Theo Chủ tịch Hội sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật TPHCM Lê Quang Bình, bên cạnh hướng dẫn thí sinh các tuyến xe buýt, cung cấp bản đồ 105 tuyến xe buýt mẫu cho thí sinh dự thi, trường còn vận động nguồn nhà trọ trong địa bàn quận Thủ Đức, Quận 9, các cô, các bác là chủ nhà trọ thân thiết với trường trong nhiều năm qua dành chỗ cho thí sinh thi ĐH, CĐ. Cùng với đó, tìm kiếm những "địa chỉ vàng tin cậy" như các nhà sách giảm giá cho thí sinh, những quán cơm bình dân ngon, rẻ, hợp vệ sinh để phục vụ nhu cầu của đông đảo thí sinh. Trường cũng liên hệ KTX các trường ĐH và CĐ trên địa bàn quận Thủ Đức để giới thiệu thí sinh và phụ huynh vào ở; liên hệ Nhà thi đấu TDTT của trường cho phép phụ huynh vào chờ thí sinh dự thi.

Trước thực tế một số tình nguyện viên thiếu ý thức cung cấp địa chỉ nhà trọ miễn phí, giá rẻ không chính xác, địa chỉ “ảo” hay một số tham gia chỉ để lấy thành tích nên làm việc còn hời hợt, không nhiệt tình, thiếu tận tâm… nên nhiều trường ĐH đã có cơ chế khuyến khích, khen thưởng rõ ràng.

Như trường CĐ Viễn Đông có chính sách khen thưởng cho các tập thể có thành tích xuất sắc khi tổ chức và triển khai chương trình. Cá nhân tham gia đội tình nguyện được cộng điểm rèn luyện, xét khen thưởng đoàn viên ưu tú, xét vào diện đối tượng được kết nạp Đảng, đồng thời được tặng bằng khen, giấy khen nếu đạt thành tích xuất sắc.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201205/Truong-DH-chay-dua-voi-tiep-suc-mua-thi-1961125/

Sóng thần đổ bộ đại học

Posted: 09 May 2012 03:43 PM PDT

Đào tạo trực tuyến có thể mở rộng sức ảnh hưởng của các trường đại học Mỹ trên toàn thế giới. Ấn Độ hy vọng có thể xây dựng hàng chục nghìn trường cao đẳng, đại học trong 10 năm tới. Chương trình giảng dạy từ các trường của Mỹ có thể thâm nhập vào những trường học này.

Nghiên cứu các chương trình học trực tuyến cho thấy phương pháp này có hiệu quả khá giống học tập trong lớp học truyền thống. Thật dễ để điều chỉnh quá trình học tập theo tốc độ và sở thích của riêng mỗi cá nhân. Học trực tuyến dường như đặc biệt hữu dụng trong giảng dạy ngôn ngữ và các chương trình đào tạo dành cho các học sinh chậm hiểu.

Yếu tố quan trọng nhất và cũng nghịch lý nhất của việc hình thành giáo dục trực tuyến trong tương lai đó là: Bộ não con người không phải là một máy tính. Chúng ta không phải là ổ đĩa cứng để mà chờ lấp đầy bằng dữ liệu. Người ta chỉ học từ những những người mà họ yêu mến và ghi nhớ những điều khiến họ có cảm xúc. Nếu bạn băn khoăn không biết cách học thực sự diễn ra như thế nào, bạn có thể nhận thức theo rất nhiều quá trình khác nhau. Đó chính là sự hấp thụ thông tin. Có sự phản xạ thông tin khi bạn đọc và nghĩ về điều đó. Có xáo trộn thông tin khi bạn kiểm tra thông tin thông qua các cuộc thảo luận, hoặc cố gắng để khớp với thông tin trái chiều. Cuối cùng là sự tổng hợp, khi bạn cố gắng sắp xếp những gì bạn học được bằng tranh luận hoặc một bài viết.

Giáo dục trực tuyến gần như có thể hỗ trợ hết cho sinh viên trong bước đầu tiên. Như Richard A.DeMillo – Giáo sư nổi tiếng của học viện công nghệ Georgia Tech đã nhận định, giáo dục trực tuyến có thể truyền tải kiến thức thành một thứ hàng hóa phổ thông rẻ và có sẵn trên toàn cầu. Nhưng nó cũng buộc các trường tập trung vào phần còn lại của quá trình học tập – đó là nơi chưa đựng những giá trị thực sự. Trong thế giới trực tuyến, các trường đại học phải suy nghĩ nghiêm túc về cách họ sẽ liên lạc, thông qua các trang web, và biến nó thành việc học tập . Đó là một quá trình mang tính xã hội và cảm xúc phức tạp.

Họ làm thế nào để kết hợp các thông tin trực tuyến với các cuộc thảo luận trực tiếp, đào tạo, các cuộc tranh luận, huấn luyện,viết lách và các dự án? Họ sẽ làm thế nào để từ vốn sống ngoài xã hội xây dựng thành các cộng đồng học tập sôi động? Giáo dục trực tuyến có khả năng có thể đẩy các trường đại học lên thang giá trị cao hơn- thoát khỏi việc đơn thuần chỉ là truyền tải thông tin mà tạo thành những kiến thức có giá trị cao hơn.

Trong một thế giới trực tuyến đầy pha trộn, một giáo sư ở một trường đại học bất kỳ có thể lựa chọn không chỉ là tài liệu đọc mà còn có thể tìm thấy những quan điểm khác nhau của các nhà giáo dục trên toàn thế giới về cùng chủ đề. Các giáo sư sẽ hướng dẫn và trò truyện, sẽ ít giảng dạy hơn. Clayton Christensen, một giáo sư kiêm tác giả nổi tiếng của trường kinh doanh Harvard, lưu ý rằng sẽ dễ dàng hơn để phá vỡ các giới hạn của bài giảng, kết hợp các bài giảng tính toán và hóa học hoặc kết hợp các bài thuyết trình văn học với lịch sử trong một khóa học duy nhất.

Hình thức web đầu tiên đã dân chủ hóa triệt để nền văn hóa nhưng hiện giờ trên các phương tiện truyền thông hay bất cứ đâu bạn đều có thể nhìn thấy sự thăng tiến của chất lượng. Các trường đại học tốt nhất ở Mỹ nên xây dựng một hình thức trực tuyến thu hút và có thẩm quyền.

Theo dự đoán của tôi, sẽ dễ hơn để trở thành một trường đại học tồi trên mạng, song ngược lại, cũng rất khả thi để các trường học và sinh viên tâm huyết nhất sẽ trở nên tốt hơn bao giờ hết.

  • Hà Phương (Theo NYTimes)

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71544/song-than-do-bo-dai-hoc.html

Trường học dành riêng cho con nhà siêu giàu

Posted: 09 May 2012 03:42 PM PDT

Không phải để phân biệt tầng lớp, mà là để các bạn teen sinh ra trong những
gia đình siêu giàu có được các kĩ năng cần thiết để quản lý tài sản sẽ được thừa
kế.

Những ông bố, bà mẹ Trung Quốc trở nên giàu có dưới thời kì cải cách kinh tế
của Trung Quốc đang vô cùng lo lắng về việc những đứa con được nuông chiều của
mình sẽ không biết cách tiếp quản gia tài cũng như cân đối tài chính.

“Chúng thường không có khả năng chịu đựng khó khăn và rèn luyện những kĩ năng
cần thiết, làm được những điều như bố mẹ chúng đã làm", Yuan Qingpeng, hiệu
trưởng Học viện Nghiên cứu quản trị kinh doanh Bắc Kinh – trường học đào tạo
những "cậu ấm cô chiêu" cho biết.

Học viện này là một trong những cơ sở có những khóa học rèn luyện dành cho
những người thừa kế của những gia đình siêu giàu, thường được gọi là "những đứa
trẻ thuộc thế hệ thứ 2". Các lớp học dạy đủ các môn, từ chơi golf, đua ngựa đến
viết các loại biên bản…

"Kể cả khi những đứa trẻ này không đủ khả năng. những ông chủ vẫn muốn con
mình tiếp quản công ty hơn là người ngoài." – một ý kiến cho biết.

Những cô gái Trung Quốc trẻ tuổi giàu có đang nếm thử rượu vang Pháp trong trong bữa tiệc Beaujolais Nouveau tại Bắc Kinh.

Một khóa học như vậy kéo dài trong 2 năm và có giá khoảng 99.000 USD, do
những trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc như ĐH Bắc Kinh hay ĐH Thanh Hoa
đảm nhiệm.

Kimmy Pan, 24 tuổi, là con trai của triệu phú ngành sinh học Jiao Tong. Sang
kì sau của khóa học, cậu ta sẽ được sang Harvard tham quan. Pan được kì vọng sẽ
lên làm việc thay cho bố trong 5 năm nữa.

Vào tháng 9 sắp tới, 20 lớp học đầu tiên của Yuan sẽ tốt nghiệp khóa học 2
năm, và đang chịu đựng sức ép từ xã hội.

Những đứa trẻ giàu có của Trung Quốc hiện là một vấn đề toàn quốc khi chúng
là biểu tượng của sự phân biệt giàu nghèo. Những người thừa kế tương lai này gặp
nhiều chỉ trích của xã hội về cách ứng xử và thái độ đối với mọi người.

"Tôi không ưa gì những đứa trẻ thuộc thế hệ thứ 2" – cô Liu Jianhua, người
bán rau quả cho quận Fengtai tại Bắc Kinh, khu tập trung hơn 151.000 triệu phú
mới của Trung Quốc cho biết. “Khi bọn chúng lái xe xuống phố, chúng hò hét và
chửi mắng mọi người."

"Ở phương Tây, người ta thường nói thế hệ thứ nhất xây dựng cơ nghiệp, thế hệ
thứ 2 làm nó thành công, thế hệ thứ 3 phá hủy nó. Nhưng ở Trung Quốc, dường như
nhiệm vụ phá hủy thuộc về thế hệ thứ 2," Briton Alex Newman, giảng viên trường
đại học quản lý Nottingham cho biết.

Theo PLXH

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71570/truong-hoc-danh-rieng-cho-con-nha-sieu-giau.html

Comments