Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ trưởng Giáo dục Đức bị tố "đạo văn"

Posted: 09 May 2012 05:18 AM PDT

(TNO) Bộ trưởng Giáo dục Đức Annette Schavan bị tố "đạo văn" trong luận án đại học của mình.

Theo Telegraph hôm 8.5, ông Martin Heidingsfelder, nhà sáng lập website VroniPlag, cho biết ông đã thu thập được những chứng cứ cho thấy bà Schavan sao chép rất nhiều nguồn tài liệu vào luận văn của bà năm 1980 mà không hề trích nguồn.


Bộ trưởng Giáo dục Đức Annette Schavan bị tố "đạo văn" – Ảnh: Reuters

Website VroniPlag là một website chuyên bới móc những sai phạm trong các luận án.

"Luận án của bà Schavan rõ ràng được sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, và đạo văn trong khoa học đều lãnh hậu quả", theo tờ Telegraph dẫn lời ông Heidingsfelder.

Trường đại học Dusseldorf, nơi bà Schavan học tập, cho biết sẽ tiến hành điều tra luận án của bà.

Hiện bà Schavan vẫn giữ im lặng trước cáo buộc “đạo văn”, cho rằng bà rất "vui để thảo luận về luận án của bà" và năm 1980 là một quá khứ.

Tuy nhiên, sự im lặng của bà Schavan đã châm ngòi cho dư luận xôn xao.

"Bà Schavan là một Bộ trưởng Giáo dục thì phải làm gương cho toàn thể học sinh Đức", ông Thomas Oppermann, Thư ký Quốc hội thuộc đảng Dân chủ Xã hội đối lập, cho hay.

"Và tất cả học sinh Đức rất quan tâm đến những cáo buộc xung quanh luận án của bà Schavan. Tôi nghĩ bà Schavan không nên giữ im lặng nữa".

Cáo buộc của VroniPlag được đưa ra một năm sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg từ chức vì bị tố “đạo văn” trong luận án tiến sĩ của mình.

Bà Silvana Koch-Mehrin, một chính trị gia nổi tiếng tại Đức, hôm 11.5.2011 cũng đã tuyên bố từ chức Phó chủ tịch Nghị viện châu Âu sau các cáo buộc bà "đạo văn" trong luận án tiến sĩ.

Phúc Duy

Bộ trưởng Đức tạm bỏ học vị tiến sĩ vì vụ “đạo văn
Nữ chính trị gia Đức mất chức vì "đạo văn"
Đức xem xét bãi bỏ nghĩa vụ quân sự
Đức – mục tiêu mới của bọn khủng bố

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120509/bo-truong-giao-duc-duc-bi-to-dao-van.aspx

Đối tượng Nhà giáo đã nghỉ hưu trong xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT năm 2012

Posted: 09 May 2012 05:18 AM PDT

(GDTĐ) – Thực hiện Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 52/HĐBT ngày 26 tháng 4 năm 1986 về việc xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ghi nhận công lao cống hiến đặc biệt xuất sắc của những người làm nghề dạy học.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước. Với quy định 2 năm một lần tổ chức xét tặng, đến nay qua 26 năm với 11 lần xét tặng đã được Chủ tịch nước phong tặng 488 Nhà giáo Nhân dân, 6166 Nhà giáo Ưu tú. Đó là những nhà giáo thực sự tiêu biểu; có tài năng sư phạm xuất sắc; có công lao to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Các nhà giáo đã nghr hưu luôn được quan tâm và ghi nhận các cống hiến với ngành GD
Các nhà giáo đã nghr hưu luôn được quan tâm và ghi nhận các cống hiến với ngành GD

Năm 2008 để chuẩn bị cho lần xét tặng lần thứ 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; Trong đó, các nhà giáo nghỉ hưu vẫn thuộc diện được xét danh hiệu NGND-NGƯT. Những Nhà giáo lão thành trên 70 tuổi có công lao to lớn, tiêu biểu được xã hội tôn vinh; được giáo giới trong ngành tín nhiệm được đề nghị xét đặc cách (đặc cách được hiểu là: những nhà giáo lão thành, do quá trình công tác và thời gian công tác trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước có thể bị thất lạc hồ sơ, không đủ các thủ tục hành chính chứng minh thời gian công tác trong ngành hoặc chưa hội tụ đủ một số tiêu chuẩn theo quy định; song được địa phương tôn vinh; được giáo giới trong ngành tín nhiệm qua đủ quy trình 4 bước của Hội đồng; đủ số phiếu của Hội đồng xét tặng các cấp). Qua 2 lần xét tặng năm 2008 (lần thứ 10) và năm 2010 (lần thứ 11) đã có 466 nhà giáo diện nghỉ hưu được Chủ tịch nước phong tặng với 166 NGND, 300 NGƯT (có 312 nhà giáo diện đặc cách trong đó: 114 NGND, 198 NGƯT).

Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005; thay thế Nghị định số 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Để chuẩn bị cho kỳ xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT lần thứ 12 (năm 2012), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2012 về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; quy định tại mục C Điều 1 của Thông tư: Nhà giáo của các trường công lập đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia công tác giảng dạy, quản lý (cán bộ, giáo viên, giảng viên cơ hữu) tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập là đối tượng xét tặng; theo đó, các nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục đại học đã nghỉ hưu nhưng vấn tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học theo hợp đồng làm việc với nhà trường công lập nơi nhà giáo công tác trước khi nghỉ hưu, thực hiện nhiệm vụ công tác đúng như giảng viên của nhà trường được đưa vào đối tượng xét tặng, hồ sơ đăng ký xét tặng tại nhà trường đang công tác.

Được sự nhất trí của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thuộc Bộ Nội vụ tại văn bản số 286/BTĐKT-VI ngày 28/3/2012 các nhà giáo nghỉ hưu giữa 2 lần xét tặng (2 năm xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà giáo 1 lần và vào các năm chẵn) được đưa vào diện xét tặng; ngày 29 tháng 3 năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 1804/BGDĐT-VP gửi các cơ sở giáo dục bổ sung đối tượng các nhà giáo nhận quyết định nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 5/4/2010 đến 05/5/2012 đưa vào diện xét tặng lần thứ 12 và hồ sơ của các nhà giáo này đăng ký xét tặng tại đơn vị khi nhà giáo nhận quyết định nghỉ hưu.

Như vậy, có thể khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn luôn quan tâm tới các nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tuy nhiên do Luật Thi đua, Khen thưởng tại Khoản 1 Điều 62 quy định “Đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” là những nhà giáo trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cán bộ quản lý giáo dục”. Vì vậy, về đối tượng Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể quy định trái với Luật Thi đua, Khen thưởng, nên các nhà giáo đã nghỉ hưu không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không thể đưa vào diện xét tặng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các nhà giáo đã nghỉ hưu nghiên cứu kỹ Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các văn bản hướng dẫn trong quá trình xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT lần thứ 12 (năm 2012) để làm hồ sơ đăng ký xét tặng đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét tặng.

Thành Thu

 

 

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201205/Doi-tuong-Nha-giao-da-nghi-huu-trong-xet-tang-danh-hieu-NGND-NGUT-nam-2012-1961111/

Giáo sư Việt đạo văn, cô giáo bị bắt

Posted: 09 May 2012 05:18 AM PDT

- Ngoài những sự kiện: Hồ sơ thi ĐH top trên giảm; Cấm dạy trước chương trình
lớp 1; Hiệu trưởng chạy trốn vì áp lực tuyển sinh đầu cấp…thông tin giáo dục
ngày 9/5 nóng bởi giáo sư Vật lý Trường ĐH Khoa học Tự nhiên bị “tố” đạo văn.

Giáo sư bị “tố” đạo văn

Báo Giáo dục Việt Nam dẫn nguồn tin giấu tên cho rằng, GS Hà Huy Bằng
(Phó Khoa Vật lý – ĐH KHTN) có tham gia cùng cộng sự đã viết bài gửi báo quốc
tế, nhưng trong nội dung đã copy từ nguồn khác.

Các tác giả được cho là cùng viết bài với GS. Hà Huy Bằng gồm Lê Đức Thông,
Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương. Bài báo khoa học này có nhan đề: Search for
time variation of the fine -structure constant using emission lines (tạm dịch là:
Tìm kiếm sự biến thiên thời gian của hằng số cấu trúc tinh tế bằng cách sử dụng
dòng khí thải).

Thư của trang mạng OnlineFirst gửi những người liên quan về việc rút bài
báo khoa học. Trong đó nói rõ việc đạo văn.

Bài báo khoa học trên được đăng trên trang mạng OnlineFirst. Trang mạng
OnlineFirst nhận được bài báo khoa học của các tác giả trên ngày 23/3/2010,
duyệt lần cuối ngày 15/6 và xuất bản ngày 12/8/2010.

Sau khi đăng tải trên trang mạng OnlineFirst, số 2 năm 2012 của trang mạng
này đã quyết định rút bài của các tác giả trên với lí do "đạo văn" – nguyên văn:
plagiarism.

Cô giáo "giở trò" với nam sinh ngay trong lớp học

Báo Thanh niên đưa tin, cô giáo Kacy Christine Wilson (28 tuổi), vừa
bị cảnh sát Kissimmee (Mỹ) bắt giam vì một nam sinh (16 tuổi) tố cáo cô đã “giở
trò” ngay trong lớp học.
Theo Huffingtonpost, sự việc bắt đầu được điều tra vào tháng 10/2011, khi trường
trung học Osceola tại Kissimmee (tiểu bang Floria, Mỹ), nơi Wilson từng giảng
dạy, nhận được thư nặc danh tố cáo cô Wilson tấn công tình dục rất nhiều học
sinh nam ngay trong trường.

Kacy Christine Wilson – Ảnh: Huffingtonpost

Hiện tại, Kacy Christine Wilson đã bị bắt giữ vì tình nghi lạm dụng tình dục
trẻ vị thành niên, truyền tải nội dụng khiêu dâm bằng thiết bị điện tử, và phải
đối mặt với án phạt 85.000 USD.

Văn hóa đọc ở VN chỉ rộn ràng bề nổi

Vnexpress phản ánh, một bạn trẻ chen chân mua sách của GS Bảo Châu sau
đó đành bỏ vì ‘đọc không vô’. Bạn khác háo hức rinh bằng được ‘Lolita’ về để rồi
ngậm ngùi: ‘Không hiểu’. Hai cuốn sách này thuộc loại best-seller, nhưng thực
chất số người tiếp nhận được chúng không nhiều.

Những lời phát biểu từ các sinh viên đại học tại hội thảo “Sách và chấn
hưng giáo dục”
còn ngượng ngùng, lúng túng và dông dài, nhưng tựu trung là
lời nói thật về việc đọc sách của họ hiện nay.

Hồ sơ thi đại học top trên giảm

Đó là ghi nhận ban đầu của báo Người lao động. Theo thống kê của các
sở GD-ĐT lượng hồ sơ ở một số trường Đại học tốp trên có xu hướng giảm so với
các trường ĐH địa phương. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thái, cán bộ phòng Đào tạo (Trường
ĐH Kinh tế TP. HCM) cho biết, đã nhận được số liệu của 15 tỉnh, thống kê sơ bộ
cho thấy lượng hồ sơ giảm 15%-20%.

Trường ĐH Đồng tháp giảm 20 % so với năm trước.

Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ địa chất cho biết
"lượng hồ sơ nộp vào trường bằng một nửa so với năm 2011"…

Ngược lại với các trường ĐH thuộc tốp trên thì các trường ĐH địa phương gần
nhà năm nay lại là sự lựa chọn của các thí sinh. Tại Cần Thơ có tới 2/3 thí sinh
chọn trường ĐH Cần thơ, Đồng Tháp có gần 23000 thí sinh thì ĐH Cần Thơ chiếm
4400 bộ hồ sơ, ĐH Đồng Tháp chiếm 3100 bộ…

Không dạy trước chương trình lớp 1.

Báo Dân việt cho hay, Sở GDĐT Hà nội yêu cầu các trường mầm non phải
xây dựng kế hoạch ôn tập và xây dựng kế hoach ôn tập và tổ chức các hoạt động
giáo dục phù hợp với độ tuổi. Tuyệt đối không dạy trước chương trình cho các em,
đặc biệt là việc dạy trước cho học sinh lớp một.

Tuy nhiên, báo Dân trí hôm nay có bài phản ánh, dù đã có nhiều cảnh
báo về những tác hại của việc cho trẻ đi học chữ sớm nhưng một số phụ huynh ở Hà
Nội vẫn "bỏ ngoài tai". Trước xu hướng này, các trường mầm non nỗ lực làm công
tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp" để "giữ chân" trẻ.

Hiệu trưởng chạy trốn vì áp lực tuyển sinh

 

Ảnh Văn Chung

 

VietNamNet phản ánh, gần 2 tháng nữa việc tuyển sinh tại Hà Nội mới
diễn ra nhưng công tác chuẩn bị đã được các trường tiến hành.

Áp lực của việc "xin, cho"
có vị
hiệu trưởng trường tiểu học tâm sự về nhà phải tắt điện, không mở cửa tiếp ai ở
nhà.

  • Nguyễn Hiền – Phan Ánh (tổng hợp)

 

 

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71487/giao-su-viet-dao-van--co-giao-bi-bat.html

Cựu thủ khoa ĐH Luật TPHCM chia sẻ bí quyết học khối C

Posted: 09 May 2012 05:16 AM PDT

Trước kỳ thi tuyển sinh năm nay, cựu thủ khoa ĐH Luật TPHCM năm 2008 có vài điều chia sẻ với các thí sinh bí quyết để học tốt ban C. "Là người học ban C, đã trải qua kỳ thi đại học, cao đẳng với 3 môn Văn – Sử – Địa, nên em hiểu tâm trạng của các bạn học sinh đang đi theo khối học này", Quyên tâm sự.

Hiện có quan niệm "đường cùng mới vào khối C", em suy nghĩ như thế nào về "định kiến này?.

Thủ khoa Đậu Thị Quyên: Kinh tế càng phát triển thì mọi người càng hướng vào vòng xoáy lợi nhuận. Kéo theo đó là những ngành học "hot" như kinh tế, tài chính, ngân hàng, ngoại ngữ… và sự quay lưng với những ngành học mang lại giá trị tự thân trong tâm hồn con người.

Là người đi trước, từng đỗ thủ khoa, em có thể chia sẻ "bí kíp" học tốt khối C với các thi sinh năm nay?

Khối C là một khối học đặc thù bởi người học cần tư duy về câu chữ chứ không phải là tư duy trên từng con số. Để đạt điểm cao trong các bài thi Văn – Sử – Địa, điều tiên quyết là người học phải có khả năng phân tích, triển khai các ý, liên kết, xâu chuỗi, tổng hợp và nhận xét đúc kết bằng nhận định riêng của mình.Sao chép là điều tối kỵ và "đói" ý tưởng sẽ giết chết bài làm của thí sinh. Do vậy, đã chọn theo khối C thì nên ghi nhớ một chữ "đọc". Phải đọc nhiều, đọc thường xuyên, đọc đi đọc lại nhưng không phải đọc lướt để rồi quên đi những gì đã đọc. Huy động hết sự tập trung của mình để đọc một nội dung được xác định từ trước cho đến khi nó in sâu trong đầu của mình. Càng đọc nhiều thì càng nhớ và càng nghiệm ra những ý tưởng bên ngoài câu chữ, để đến khi đề cập đến vấn đề đó thì tự động viết ra được mà không lẫn lộn với các kiến thức khác.

Những "từ khóa" là hết sức quan trọng và cần phải được ghi nhớ. Lịch trình cần phải được vạch ra và tuân thủ triệt để.

Mệt thì cứ nghỉ, đói thì cứ ăn, buồn ngủ thì cứ ngủ…, không nên ép mình học cố học để rồi sức khỏe bị ảnh hưởng, bởi "một giờ hăng say bằng cả ngày miễn cưỡng". Tuy nhiên, thư giãn cần có giới hạn và phải biết bắt bản thân mình vào "guồng" sau những giờ giải lao.

 

Vậy với riêng môn Lịch sử thì sao? Nhiều bạn "ngại" các con số ghi sự kiện?

 

Những người theo học khối C, thay vì nghĩ rằng học ra sẽ khó xin việc làm, thì hãy hình dung một cách giản đơn rằng: Đường càng rộng, càng có nhiều người đi. Đường hẹp, ắt sẽ ít người muốn chen chân vào. Con đường khối A, B là một con đường rộng như thế và có nhiều người đi trên đó, họ sẽ phải chiến đấu lẫn nhau để dành cơ hội thành công cho mình. Còn những người theo khối C, họ sẽ không phải va chạm với quá nhiều người, thêm vào đó, mỗi người học khối C sẽ có lối đi riêng của mình để dẫn đến thành công, họ không bị ràng buộc và áp đặt vào một lối đi cụ thể. Đối với khối A, mỗi bài toán sẽ có duy nhất một đáp số, còn đối với khối C, mỗi người là một "đáp số" khác nhau cho cùng một vấn đề. Do vậy, điều tiên quyết là hãy tin tưởng vào sự lựa chọn của mình và kiên định với nó.

Hàng năm, những thủ khoa khối C của các trường vẫn xuất hiện trên các mặt báo để chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết học của mình để có được thành công. Hãy tin tưởng một điều rằng: họ làm được thì mình cũng làm được. Quan trọng là ở phương pháp. Từ đó, hãy vận dụng những phương pháp mà mình cho rằng phù hợp nhất với hoàn cảnh và năng lực của mình để áp dụng.

Cảm ơn em về cuộc trò chuyện thú vị này!

Công Quang

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-593865/cuu-thu-khoa-dh-luat-tphcm-chia-se-bi-quyet-hoc-khoi-c.htm

Miễn học phí và chỗ ở cho sinh viên kỹ thuật hạt nhân

Posted: 09 May 2012 05:14 AM PDT

PGS-TS Lê Ngọc Chung, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Phó trưởng khoa Kỹ thuật hạt nhân Trường ĐH Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết sẽ miễn học phí và chỗ ở tại ký túc xá cho sinh viên theo học ngành kỹ thuật hạt nhân tại trường.

Kỳ tuyển sinh năm 2012, trường sẽ tuyển khoảng 30 sinh viên khóa học đầu tiên của ngành này.

Gia Bình

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120508/Mien-hoc-phi-va-cho-o-cho-sinh-vien-ky-thuat-hat-nhan.aspx

Việt Nam có học tại nhà đại trà?

Posted: 09 May 2012 05:14 AM PDT

- Tiết kiệm chi phí, giảm áp lực thi cử, gánh nặng quá tải và giúp cha mẹ khám phá  khả năng thực sự của con là những lợi ích mà hình thức học tại gia (homeschooling) mang lại. Ở các nước phát triển, homeschooling rất phổ biến nhưng lại khá mới mẻ và xa lạ tại Việt Nam.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

 

Homeschooling giúp cha mẹ khám phá được khả năng tiềm ẩn của con.

 


Gia đình là trường học

Homeschooling là xu hướng giáo dục hấp dẫn tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Đầu năm 2012, báo chí Ausia cho biết, thay vì đến trường, hơn 50.000 trẻ em nước này đã tự học ở nhà với sự quản lý của cha mẹ. Đa phần phụ huynh tại các nền giáo dục "khó tính" nhất như: Anh, Pháp, Nga, Mỹ, đều áp dụng hình thức dạy con tại nhà theo giáo án soạn sẵn, cho trẻ thi qua internet (thi online) để lấy bằng chứng nhận.

Nhiều học sinh bị cuốn hút khi tiếp cận với phương pháp này vì các em không phải đau đầu với những tiết học gò bó, mệt mỏi mà được lĩnh hội kiến thức thông qua các trò chơi tư duy, có thể học lúc bé cảm thấy thoải mái, hứng thú nhất.

Ở Việt Nam, một số ít gia đình trẻ hiện đại, từng sống và học tập ở nước ngoài hoặc đã được học theo hình thức homeschooling mới chọn cách dạy con tại nhà.

Chị Khánh Huyền ( Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Tôi có người nhà bên Mỹ, từng áp dụng homeschooling, tôi cũng biết đến mô hình giáo dục này từ rất lâu rồi nên sẵn sàng cho con học tại gia thay vì ngày nào cũng phải khoác cặp nặng trịch đến trường rồi lại uể oải về nhà, tối đến lại "đánh vật" với các loại bài tập".

Theo chị Huyền, với hình thức “học tại gia”, con chị có thể tham gia các lớp kỹ năng mềm, học thêm năng khiếu vào buổi sáng mà không bị căng thẳng với lịch học dày đặc.

Trên các diễn đàn dành cho phụ huynh như lamchalamme, webtretho… rất nhiều phụ huynh quan tâm tới hình thức giáo dục "mới lạ" này.

Phụ huynh có nickname Nature Kids chia sẻ: "Nhà mình tập hợp một nhóm các cháu, thuê một giáo viên về hướng dẫn học. Các con tự học và thầy chỉ tổ chức bài giảng, giải đáp thắc mắc và tổ chức bài kiểm tra hết môn, sau đó thông báo lại cho trường phía Mỹ để họ chấm điểm và cấp chứng nhận hết môn cho từng môn học của con".

"Tôi vừa quyết định cho con học homeshooling. Sau vài ngày theo học, con hứng thú với học tập hơn hẳn, thậm chí còn giục bố đi học. Điều này không có khi con tôi học ở trường. Ngoài giờ học, con có thể chơi thoải mái với các bạn cùng xóm" – Một phụ huynh bày tỏ trên webtretho.

Vì sao mẹ Việt "ngại" dạy con tại nhà?

Bên cạnh những phản hồi tích cực về phương pháp dạy trẻ tại gia, nhiều người lo ngại homeschooling không mang lại hiệu quả khi áp dụng với nền giáo dục Việt Nam.

Các phụ huynh cho rằng việc học ở nhà trẻ sẽ hạn chế thích nghi với xã hội. Các em không được va chạm, giao lưu với bạn bè, thiếu tính cộng đồng, tinh thần tập thể. Thêm vào đó, môi trường học tập của trẻ cần có sự cạnh tranh, tới trường trẻ mới thấy rõ được vị trí của mình để phấn đấu, nỗ lực.

Thực tế cho thấy, trẻ em ở Việt Nam đa phần học tập, sinh hoạt dưới sự quản lý, sắp xếp của cha mẹ nên trẻ ít tự lập hoặc tự lập muộn hơn các bé ở những nước phát triển. Giáo dục ở nước ta từ xưa tới nay giáo viên là người hướng dẫn, đôn đốc việc học tập của học sinh. Việc tự giác học ở nhà là do ý thức của trẻ hoặc do cách quản lý của phụ huynh.


Homeschooling giúp cha mẹ khám phá khả năng tiềm ẩn của con.

Còn hình thức homeschooling lại đòi hỏi tính kỷ luật, tự giác cao của trẻ và người dạy (cha mẹ hoặc gia sư) phải là người có nhiều thời gian cũng như kỹ năng cơ bản về giáo dục để dạy đúng như giáo trình đã được biên soạn ở nước ngoài.

Bởi vậy, hầu hết phụ huynh cho rằng áp dụng hình thức homeschooling ở Việt Nam nghĩa là cả cha mẹ và trẻ đều phải chấp nhận mạo hiểm: "Trẻ sẽ không được tham gia bất cứ một kỳ thi vượt cấp hay thi vào các trường chuyên nghiệp sau này. Việc xin việc cũng sẽ là một thử thách lớn khi mà hầu hết các công ty nhà nước, các công ty tư nhân ở Việt Nam chỉ công nhận chứng chỉ đào tạo theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo" – Chị Thanh Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) phân tích.

Theo một số phụ huynh khác, homeschooling chỉ phù hợp với những trẻ tự kỷ hoặc chậm phát triển, còn với những đứa trẻ bình thường cần để chúng tới trường vì ở nước ta, homeschooling chưa được công nhận:

"Với các em chậm phát triển, trẻ tự kỷ thì hình thức dạy ở nhà là tốt nhất. Tuy nhiên, việc cha mẹ soạn giáo án cần phải có sự trao đổi và hướng dẫn bởi chuyên viên tâm lý cho phù hợp với độ tuổi, tâm lý. Chế độ giáo dục ở Mỹ và giáo dục ở Việt Nam hoàn toàn khác nhau từ mục đích cho đến cách thực hiện, với trẻ bình thường nên để trẻ đến trường vì ở nước ta chuyện cha mẹ tự dạy con chưa được công nhận, không được đi thi thì lấy cái tiêu chuẩn gì để đánh giá?" – anh Lê Khanh bày tỏ trên diễn đàn lamchalamme.

Với suy nghĩ cho trẻ tới trường cũng là cách để trẻ tự mình tìm hiểu, quan sát những thứ xung quanh, tiếp xúc với bạn bè và trải nghiệm cuộc sống thay vì chỉ đơn độc học và làm theo giáo án soạn sẵn nên nhiều cha mẹ Việt "ngại" dạy con tại nhà.

  • Thu Thảo

**********************
VietNamNet mong nhận được các chia sẻ của bạn đọc về chủ đề “học tại gia” ở Việt Nam. Ý kiến, bài viết xin gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Cảm ơn các bạn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62391/viet-nam-co-hoc-tai-nha-dai-tra-.html

Nỗi lo thất nghiệp của ông hiệu trưởng

Posted: 08 May 2012 09:13 PM PDT

- Quyết định dừng tuyển sinh năm 2012 của Bộ GD-ĐT khiến các trường càng khốn đốn
thêm. Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội Phạm Gia Thiệu lo lắng
“đây là cú phạt làm chúng tôi đã khó khăn nay càng lâm vào khó khăn hơn. Mất 1
năm tuyển sinh bộ phận này sẽ không được hoạt động nữa, cán bộ thất nghiệp…”

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Các trường/ngành bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 gồm: Trường CĐ Kinh tế – Kỹ
thuật Hà Nội và 05 ngành của 05 trường là ngành Khai thác vận tải của Trường CĐ
Bách nghệ Tây Hà; ngành Công nghệ – Kỹ thuật xây dựng của Trường CĐ Kỹ thuật -
Công nghiệp Quảng Ngãi; ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường ĐH Phú Xuân;
ngành Kiến trúc của Trường ĐH Yersin Đà Lạt; ngành Quản trị kinh doanh của
Trường ĐH Thành Tây.

Cơ sở của Trường CĐ Kinh tế – Công nghiệp Hà Nội trên phố Khương Trung mới.

Có đất xây trường, cả dòng họ góp sức

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Gia Thiệu cho biết, nhà trường đồng
ý những nguyên nhân mà bộ đưa ra là chưa có đất và số lượng sinh viên trên giảng
viên còn cao. Đồng thời, nghiêm túc chấp hành kỷ luật này và sẽ nhanh chóng khắc
phục những thiếu sót Bộ đã chỉ ra.

Nhưng đây có phải là hình thức mà Bộ đáng dùng với trường chúng tôi hay không.
Về đất đai, chúng tôi đã vận động cách đây 10 năm. Ngày 17/4 vừa qua trường đã
làm lễ nhận cọc mốc giới.

“Dự kiến trong 4 tháng nữa sẽ giải phóng xong mặt bằng (GPMB). Đầu tiên
kinh phí GPMB dự toán khoảng 30 tỷ đồng, giờ đã tăng lên 40-50 tỷ đồng. Kinh phí
xây dựng nguyên bộ khung cho tòa nhà 15 tầng khoảng 100 tỷ đồng, 100 tỷ đồng nữa
cho các trang thiết bị. Tiền đó phần nhiều phải đi vay. Nếu tính mỗi năm trường
lãi 5 tỷ thì 30 năm nữa vẫn chưa hoàn vốn”
– lời ông Thiệu.

Để có xuất đất này bản thân tôi phải huy động cả dòng họ Phạm ra giúp sức.
Phần nhiều đất trong số đó là của dòng họ chúng tôi… Trường đã cố gắng làm hết
sức mình nhưng vì cơ chế có nhiều khó khăn.

Về đội ngũ cán bộ so với định mức của Bộ thì chưa đạt nhưng trong tháng 5 nhà
trường củng cố tuyển thêm để bổ sung giảng viên còn thiếu.

“Do đó, việc bị đình chỉ tuyển sinh là cú phạt khiến nhà trường đã khó khăn
nay càng lâm vào khó khăn hơn” – ông Thiệu nói. Mất 1 năm tuyển sinh bộ phận này
sẽ không được hoạt động nữa, cán bộ thất nghiệp…

Bộ muốn các trường tốt lên

Chiều 4/5, trong buổi họp báo quý II, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa
cho biết: "Việc thanh tra, xử lí sai phạm của các trường ĐH,CĐ là để chấn
chỉnh, uốn nắn cho các trường tốt lên".

Còn Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho rằng, việc dừng tuyển sinh
sẽ gây ra một số xáo động đối với một bộ phận thí sinh ở một số trường.

Điều này Bộ cũng đã tính đến song để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục của cả hệ thống, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương trong quản lý theo yêu
cầu của Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ đã quyết định dừng
tuyển sinh.

Năm 2012, Bộ tiếp tục tổ chức kiểm tra trước hết đối với các trường thành lập
trong 10 năm trở lại đây, không phân biệt trường thành lập mới hay nâng cấp,
trường công lập hay ngoài công lập – ông Bằng cho hay.

Tuy nhiên, ông Thiệu vẫn khăng khăng: “Chúng tôi đã có ý kiến với Bộ thay
vì được tuyển 1000 chỉ tiêu thì cho trường 100 hoặc thậm chí là 50 chỉ tiêu để
bộ máy tuyển sinh không thất nghiệp 1 năm.”

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71205/noi-lo-that-nghiep-cua-ong-hieu-truong.html

Toàn cảnh chỉ tiêu tuyển sinh TCCN 2012

Posted: 08 May 2012 09:12 PM PDT

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa công bố toàn cảnh chỉ tiêu tuyển sinh TCCN năm 2012 cùng các thông tin về trường, mã trường, địa chỉ, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo; hình thức đào tạo, môn thi  hoặc tiêu chí xét tuyển và  đối tượng tuyển sinh; hạn nhận hồ sơ tại trường, ngày xét tuyển (hoặc thi tuyển), vùng tuyển của các trường TCCN.

Bộ GDĐT cũng đồng thời công bố mã tỉnh, thành phố, quận, huyện và thị xã; bảng phân chia khu vực tuyển sinh TCCN 2012.

Xem chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh khối trường trung ương; khối trường địa phương ; mã tỉnh, thành phố, quận, huyện và thị xã; bảng phân chia khu vực tuyển sinh TCCN 2012.

Thí sinh tra cứu phiên bản điện tử  cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) năm 2012" mới được Bộ GDĐT công bố.

* Một số lưu ý thí sinh cần biết khi dự tuyển TCCN

Năm 2012, Bộ GDĐT quy định thống nhất việc tuyển sinh TCCN tiếp tục được thực hiện theo hình thức xét tuyển để tuyển sinh (riêng đối với các trường tuyển sinh đào tạo ngành năng khiếu, môn văn hóa được thực hiện theo hình thức xét tuyển, môn năng khiếu do hiệu trưởng nhà trường quyết định thi tuyển hoặc xét tuyển để tuyển sinh). Việc xét tuyển dựa trên cơ sở căn cứ kết quả học tập ở phổ thông hoặc kết quả thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2012 của thí sinh. Các trường có thể tổ chức xét tuyển nhiều đợt trong năm, tuyển nhiều loại đối tượng theo quy định với những tiêu chí xét tuyển phù hợp để tuyển sinh theo chỉ tiêu đào tạo đã được xác định của trường.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển TCCN năm 2012 do các Sở GDĐT chịu trách nhiệm in và phát hành tại địa phương theo mẫu thống nhất của Bộ GDĐT. Mẫu hồ sơ dự tuyển TCCN năm 2012 tương tự năm 2011.

Thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào TCCN nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển về trường để đăng ký dự tuyển (qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường). Ngoài hồ sơ đăng ký dự tuyển TCCN do các sở GDĐT phát hành theo mẫu thống nhất, thí sinh phải gửi các loại giấy tờ cần thiết khác (theo tiêu chí xét tuyển và thời gian nhận hồ sơ của trường) về trường đăng ký dự tuyển. Khi học sinh trúng tuyển đăng ký nhập học, các trường không thu Hồ sơ trúng tuyển.

Tùy theo yêu cầu và tình hình cụ thể của việc thu nhận hồ sơ và công tác tuyển sinh TCCN tại địa phương, các sở GDĐT có thể tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển vào TCCN của thí sinh trên địa bàn tỉnh (thành phố) và chủ động bàn giao cho các trường để đảm bảo đúng kế hoạch và yêu cầu thu nhận hồ sơ của từng trường, tuyệt đối không để xảy ra thất lạc, chậm trễ.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201205/Toan-canh-chi-tieu-tuyen-sinh-TCCN-2012-1961099/

Xã hội ‘ngán’ khối C, cha mẹ sợ trường nghề

Posted: 08 May 2012 09:12 PM PDT

- Lượng hồ sơ đăng ký thi khối C thấp, áp lực vào trường cấp ba công lập ở
TP.HCM, bốc thăm vào trường mầm non ở Hà Nội và cộng điểm thi cho ba đối tượng
thi tốt nghiệp là những tin nóng của giáo dục ngày 8/5.

 

Học sinh ít hứng thú với khối C

Theo báo Giáo dục Việt Nam, năm 2012 lượng thí sinh đăng ký dự thi đại
học các ngành thi khối C tiếp tục sụt giảm. Theo thống kê, lượng hồ sơ dự thi
khối C năm nay chưa đến 5%.

Thí sinh thi ĐH khối A là chủ yếu. (Ảnh minh họa: Lao Động)

GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết:
"Sự sụt giảm về đầu vào khối C trong những năm gần đây được nhắc đến nhiều. Đây
giống như là một mặc định bởi đầu ra của nhóm ngành xã hội thấp. Cách dạy, sách
giáo khoa, chương trình của chúng ta lặp đi lặp lại, ít đổi mới làm giảm đi sự
hứng thú trong học tập của học sinh."

Cha mẹ sợ trường nghề
Tại TP.HCM, có gần 76.500 học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS năm học này nhưng chỉ
có 59.547 là chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 tại năm học 2012-2013. Như vậy sẽ có
khoảng 17.000 HS lớp 9 không được vào các trường công lập, chiếm hơn 22%.

Mục tiêu của Bộ GDĐT đến năm 2020, phải thu hút khoảng 30% học sinh tốt
nghiệp THCS vào học TCCN và học nghề. Tuy nhiên, đến nay tỉ lệ học sinh tốt
nghiệp THCS vào học nghề còn rất thấp, chỉ khoảng vài phần trăm.

Hà Nội- bốc thăm vào trường mầm non

Báo Lao động cho biết, chuẩn bị cho đợt tuyển sinh các lớp đầu cấp năm
học mới, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã yêu cầu ngành GD-ĐT
tuyệt đối không để phụ huynh xếp hàng qua đêm.

Tuy nhiên, với các điểm nóng về xin học mầm non tại Hà Nội trong những năm
qua, thì năm nay Hà Nội vẫn chỉ có giải pháp tình thế là… bốc thăm may rủi.

Rút ngắn khoảng cách chất lượng để hạn chế chạy trường

Bộ GD-ĐT vừa có đề nghị UBND các tỉnh, thành phối hợp chặt chẽ với các sở
GD-ĐT chủ động có những biện pháp kiên quyết nhằm ngăn ngừa tiêu cực xảy ra như
quá tải cục bộ, chạy trường, chạy lớp, báo Tuổi Trẻ thông tin.

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết: Tình
trạng quá tải cục bộ, tình trạng chạy trường, chạy lớp diễn ra ở các thành phố
lớn xuất phát từ thực tế chất lượng giáo dục giữa các trường trên cùng một địa
bàn, đặc biệt là giữa trường công và tư, còn có khoảng cách xa…

Đến 2015, tất cả các trường ĐH phải chuyển sang đào tạo tín chỉ
Ngày 7/5, Bộ GD-ĐT công bố chương trình hành động giai đoạn 2011 – 2016. Theo
đó, Bộ yêu cầu đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo
theo học chế tín chỉ, báo Dân Trí cho biết.
Bộ chủ trương phát triển các chương trình đào tạo trình độ ĐH theo 2 hướng:
nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng; vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào
tạo tiên tiến của các ĐH có uy tín trên thế giới vào đào tạo của một số trường ở
Việt Nam; thực hiện phân tầng ĐH, đến năm 2015 hình thành nhóm các trường ĐH
định hướng nghiên cứu, ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các trường CĐ cộng
đồng.
Cộng điểm thi tốt nghiệp THPT cho 3 đối tượng

Ngày 7/5, Bộ GD- ĐT thông tin, có 3 trường hợp sẽ được cộng điểm khuyến khích
trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, thông tin từ báo Dân Việt.

Cụ thể, cộng tối đa 2 điểm cho học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi
tỉnh trở lên ở cấp THPT; cộng tối đa 2 điểm cho thí sinh có giấy chứng nhận nghề
thuộc diện quản lý của ngành GDĐT trong thời gian học THPT; cộng 1 điểm cho thí
sinh có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học trình độ A trở lên được cấp theo quy
định của Bộ GDĐT.

Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm thì
chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4. Điểm khuyến khích được cộng
vào điểm bài thi để công nhận tốt nghiệp.

  • Thanh Mai (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71317/8-5--xa-hoi--ngan--khoi-c--cha-me-so-truong-nghe.html

Môn thi thứ 3 vào 10: Nhiều địa phương chọn Tiếng Anh

Posted: 08 May 2012 09:11 PM PDT

(GDTĐ)-Cùng với Bắc Giang và Nghệ An, thêm 3 địa phương đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT năm học 2012-2013. Theo đó, cả 3 địa phương này đều chọn Tiếng Anh.
Dự kiến sẽ có thông tin về môn thi thứ 3 tại các địa phương trước ngày 15/5

Sở GD-ĐT Nghệ An công bố ba môn thi vào THPT

Bắt đầu công bố môn thi thứ 3 vào 10

Sở GDĐT Kiên Giang vừa công bố môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2012-2013 là Tiếng Anh. Đợt thi vào lớp 10 THPT năm nay, Kiên Giang sẽ thực hiện thi tuyển với các trường Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hùng Sơn, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và Phú Quốc. Theo đó, học sinh thi viết 3 môn là Ngữ Văn (120 phút), Toán (120 phút), Tiếng Anh (60 phút). Kết hợp thi tuyển với xét tuyển các trường THPT còn lại, học sinh thi viết 2 môn Ngữ Văn và Toán trong thời gian 120 mỗi môn và theo kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực ở cấp THCS.

Sở GDĐT Khánh Hòa đã công bố môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2012 – 2013. Theo đó, thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập thuộc TP. Nha Trang đều phải dự thi bắt buộc 3 môn: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh.Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập thuộc TP. Nha Trang sẽ được tổ chức vào ngày 29 và 30-6.

Đồng Nai cũng chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm nay, thời gian thi 60 phút, nội dung kiến thức trong chương trình toàn cấp THCS do Bộ GDĐT ban hành, chủ yếu là trong chương trình lớp 9.

Toàn cảnh các môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT năm nay dự kiến sẽ có trước ngày 15/5.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201205/Mon-thi-thu-3-vao-10-Nhieu-dia-phuong-chon-Tieng-Anh-1961090/

Comments