Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Không cho trẻ đến trường là cách dạy tiêu cực?

Posted: 07 May 2012 05:30 AM PDT

Trò chuyện với cậu bé 9 tuổi không đến trường
Trò chuyện với bố nuôi cậu bé 9 tuổi không đến trường

Trước những quan điểm được cho là “không thuận chiều”
với giáo dục nước nhà, kiến trúc sư Phó Đức Tùng nói giản dị, anh không
cần tìm sự chia sẻ vì  không làm nghề giáo dục nên cũng không có nghĩa
vụ và quyền hạn gì để bàn về vấn đề này. “Tôi cũng chẳng cần bảo vệ quan
điểm của tôi và không có tham vọng thay đổi nền giáo dục Việt Nam. Với
giả thiết nếu có quyền trong ngành giáo dục, anh nói không cần thay đổi
độ tuổi đến trường mà cái cần phải là sự đa dạng về nội dung chương
trình. Quan trọng là phải có sự lựa chọn, trong đó có cả sự lựa chọn
không phải đến trường đúng độ tuổi.

Đã có nhiều thảo luận khác nhau xoay quanh quan niệm mang tính chất
cá nhân của vị kiến trúc sư từng học kinh tế, kiến trúc, triết học tại
Đức này.


Loại hình “học tại nhà” khá phổ biến ở một số nước châu Âu, châu Mỹ và Úc (Ảnh: sưu tầm)

Bao giờ giáo dục của ta mới vượt qua được chính mình?

Họ tên: Hoàng Dũng
Tiêu đề: Bài viết hay quá

Tôi
thấy quan điểm của anh Vũ Tuấn Kiệt hay quá. Giá như nền giáo dục Việt
Nam có những con người như anh thì đất nước này sẽ khác hẳn. Chỉ tiếc
rằng những người làm công tác trong ngành giáo dục Việt Nam lại thiếu đi
cái tầm nhìn như vậy. Những điều anh đưa ra luôn đúng từ khi có ánh
bình minh của nhân loại. Đây có thể xem là chân lý. Giáo dục là cách mà
một con người tự hoàn thiện mình chứ ko phải do kẻ khác áp đặt vào con
người.

Họ tên: Hoàng Hà
Tiêu đề: Nói đúng

“Tôi thấy
giáo dục ở nhà trường là vô ích”, nghe thì có vẻ nặng lời nhưng có vẻ
cũng không sai: mười hai năm học phổ thông học sinh không thể nghe nói
đọc viết được ngoại ngữ, văn học bỗng hóa thành môn học thuộc lòng, luật
giao thông được học thường xuyên để rồi mọi người từ bé đến lớn cứ cố
tình vi phạm, và trên hết là vấn nạn học thêm – bởi giờ học ở nhà trường
là không đủ (?!). Bao giờ giáo dục của ta mới vượt qua được chính mình?

Nguyen Van Nhan
Tiêu đề: Thực tế là đây

Tôi
thấy bài này phản ánh đúng thực trạng giáo dục hiện nay. Ngành giáo dục
nên thay đổi. Trẻ con chủ yếu là vui chơi thôi. Đằng này, bắt chúng học
nhiều. Phải chăng các thầy cô vì tiền mà dạy học trước?

Họ tên: Huy
Tiêu đề: Nhiều điều hay

Nhiều
điều hay, riêng tôi thích cái này: “Đa số mọi người nghĩ rằng kiến thức
của mình rất quan trọng, có cơ hội để áp đặt cho ai thì áp đặt ngay.”
Trong tiếng Việt, áp đặt có ngụ ý ngu xuẩn.

Họ tên: Ngoc Quang
Tiêu đề: Tôi thích cách nghĩ của anh

Gửi
anh Tùng! Tôi đồng tình với cách nghĩ của anh về giáo dục, mặc dù ở đâu
đó hơi cực đoan. Giáo dục theo cách hiện tại là “phổ thông”, nghĩa là
áp dụng cho số đông trong xã hội. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau cần
có cách riêng cho phù hợp. Điều quan trọng là phát huy được cái tiềm
năng, cái bản năng sống còn, bản năng sáng tạo và đam mê trong mỗi con
người. Nhồi nhét kiến thức cũng chả giải quyết được vấn đề. Nếu cần tìm
hiểu gì đó, đã có thầy “Google”, cung cấp cho bạn kiến thức ở nhiều góc
nhìn, nhiều khía cạnh để bạn tự đánh giá (còn tốt hơn là chỉ có một
luồng kiến thức từ người thầy). Cảm ơn anh!

Họ tên: Sang
Tiêu đề: Hãy bình tĩnh

Tôi rất bình tĩnh để nói rằng nền giáo dục nước nhà hàng năm tạo ra khá nhiều phế phẩm. Hãy làm một cuộc khảo sát nho nhỏ về thanh thiếu niên thì khắc biết.
Tôi rất bình tĩnh để nói rằng cũng chỉ muốn tìm một nơi tốt hơn cho con em mình được giáo dục và phát triển nhưng lực bất tòng tâm.
Tôi rất bình tĩnh để chia sẻ với anh Tùng về sự hủy diệt tâm hồn và ước vọng của em vì nền giao dục nhồi nhét hiện nay. Ai cũng hiểu mà không chống lại được.

Họ tên: olo
Tiêu đề: Ủng hộ bác Tùng 2 tay

Các ý kiến phản đối cho
thấy đầu óc các bác còn quá cổ hủ và không quan tâm đúng mực đến con
trẻ, không biết chúng cần gì, nghĩ gì, không biết cách định hướng đúng
đắn mà chỉ biết áp đặt theo quy chuẩn chung, mọi người sao thì ta làm
vậy. Nếu cần kỷ luật thì cho chúng tham gia quân đội ấy, rồi muốn nhồi
gì thì nhồi.

Họ tên: dothihanh
Tiêu đề: Chia sẻ thông tin

Phẩm chất và tính cách và trí tuệ cũng như năng lực con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, việc học chỉ giúp một phần. Vậy nên tùy theo quan điểm và nhận thức và hoàn cảnh mà tạo điều kiện cho con được phát triển và được tự do hạnh phúc.

Họ tên: Nam
Tiêu đề: Khách quan

Khách quan mà nói, anh Tùng cũng có cái lý lẽ đúng, nhưng vì là anh đang ở Việt Nam với thực trạng của một nền giáo dục – thực trạng chỉ nói mà không biết làm. Nếu anh ở một nước có nền giáo dục phát triển thì tôi tin chắc sẽ không phát biểu như vậy.

Họ tên: Thu Le
Tiêu đề: Đây đúng là sự khuyết điểm giáo dục phổ thông

90% kiến thức phổ thông hiện tại là kiến thức thiên về não trái (những môn học địa lý, toán, hóa, ngoại ngữ, kỹ thuật…). Nên những đứa trẻ phát triển não phải (năng kiếu về âm nhạc, hội họa, sáng tạo,mơ mộng,tưởng tượng…) thì cho là ngu ngốc, chậm tiêu, thiếu khả năng tập trung…Dần dần sẽ tạo cho những đứa trẻ suy nghĩ nó đúng là như vậy. Nếu ai cũng được như gia đình Kiệt thì giúp cho cháu thoải mái và phát huy khả năng của cháu. Tôi cũng giống như anh Tùng thì không hoàn toàn nói giáo dục phổ thông là không tốt nhưng nên dạy ý thức và khơi dậy niềm đam mê cho học sinh thì hiệu quả hơn là áp đặt.

“Cái ta cần là kỷ luật”

Họ tên: Nguyễn Huy Thông
Tiêu đề: Tôi phản đối

Trước
tiên, tôi đồng ý với quan điểm của anh ở khía cạnh: nhà trường dạy
nhiều cái không thực tế. Nhưng
tôi không đồng tình với phần lớn bài phỏng vấn của anh. Xin hỏi anh đã
biết mình thích, cần gì và tương lai hướng tới đâu chưa? Tại sao anh bắt
1 đứa bé 9 tuổi phải biết nó cần gì? Thứ 2 xin hỏi anh trẻ thích đi
chơi hơn HAY HỌC hơn, và cuối cùng nhà trường dù xấu nhưng cũng là nơi
tốt nhất cung cấp cho trẻ một kiến thức toàn diện về tự nhiên và xã hội.
Kiệt sẽ thế nào trong 10 năm nữa nếu cứ như hiện nay?

Họ tên: Nguyễn Duy
Tiêu đề: Cái ta cần là kỷ luật

Việc
cho trẻ đến trường là việc tạo thói quen học tập cho chúng. Như một võ
sinh thường ngày luyện tập một bài quyền, khi đánh nhau thì tiện tay
vung ra. Học cũng vậy, một đứa trẻ không đến trường, không ai gò ép rất
dễ phát triển lệch hoặc không có thói quen học. Chúng ta cần tạo cho trẻ
thói quen học, hứng thú với kiến thức và chủ động trong công việc mà
không phải định ra một đống cái ta thấy có ý nghĩa rồi nhồi vào đầu
chúng. Nhà trường nên là nơi hướng dẫn học sinh cách tự lập, sống có kỷ
luật trong học tập và sinh hoạt. Cái gì ép quá cũng sẽ phản tác dụng,
nhất là đạo đức con người ngày càng xói mòn trong hiện đại.

Họ tên: Vũ Tiến Long
Tiêu đề: Phiến diện

Tùng
đã từng học ở Đức thì phải biết rằng trẻ em ở Đức phải đến trường học.
Nếu trẻ không đi học thì bố mẹ (người có nghĩa vụ nuôi dưỡng) sẽ bị phạt
nặng đấy. Đừng nói và viết những điều phiến diện khi chưa hiểu rõ và
nắm chắc về cuộc sống xã hội của nước khác.

Họ tên: Thắng
Tiêu đề: Kiệt còn có tiến sĩ Tùng còn con tôi thì không

Tôi
chỉ chấp nhận ở chi tiết là giáo dục của chúng ta chưa tốt nhưng nếu ai
đó so sánh với Đức, Mỹ, hay nhưng nước phát triển là quá khập khuyễn
cũng như Kiệt còn có tiến sĩ Tùng dạy chứ con tôi thì không có người để
trông nói gì tới dạy ở nhà cho có tốt hơn đến trương không ?!

Họ tên: Anh
Tiêu đề: Tôi phản đối

Không biết
ông bố bà mẹ nào mà sống thiếu trách nhiệm với con cái thế nhỉ? Cả xã
hội hiện đại lẫn xã hội chưa phát triển, đang phát triển đều cho trẻ đến
trường để phát triển khả năng, kỹ năng, hội hoạ, ca hát …chỉ tô điểm
cho cuộc sống mà thôi, con người cần có 1 lượng kiến thức nhất định
giống như xây nhà phải có móng. Bản thân “bác Tùng” chưa phải là một vĩ
nhân để có thể làm thay đổi thế giới. Tôi phản đối việc này kịch liệt.

Họ tên: Dương Nam Việt
Tiêu đề: Ông thầy của Kiệt khiếm khuyết về nhận thức

Hãy nhìn nhận nhà trường là một xã hội thu nhỏ. Ông thầy của bé Kiệt cũng khiếm khuyết khi nhìn nhận nhà trường là để dạy “chữ” đơn thuần! Tôi đồng ý giáo dục hiện nay của chúng ta có quá nhiều vấn đề. Điều này không có nghĩa ông thầy của Kiệt có thể thay nhà trường vì ông ta không thể là một “xã hội thu nhỏ”. Đổi mới toàn diện nhà trường.

Họ tên: Duy Tuấn
Tiêu đề: Có nên nói thế không?

Tôi cho rằng quan điểm của Tiến sĩ Tùng đại diện cho quá ít người. Đành rằng giáo dục của ta có vấn đề nhưng xã hội nào cũng thế trẻ cần phải được đi học ở đó chúng có được kiến thức tổng hợp, có mối quan hệ xã hội chứ không thể để trẻ sống với vài người được, sau này ra đời chúng biết sống ra sao liệu có hoà nhập nổi không?

Họ tên: Đào Anh Dũng
Tiêu đề: Học ở nhà là bất thường hay bình thường?

Chẳng phải ngẫu nhiên khi chuyện "học mà chơi, chơi mà học" của bé Kiệt và anh Đức Tùng lại thu hút sự quan tâm và bình luận của đông đảo độc giả. Mừng vì còn những trăn trở trước khó khăn chung, nhưng tất nhiên phải lo, lo hơn nữa bởi thực trạng giáo dục vẫn ảm đạm, thậm chí trở thành bó buộc, gánh nặng hoặc nỗi ám ảnh với không ít người.

Quan điểm của anh Đức Tùng không phải "xưa nay chưa từng thấy", bởi "độc lập, tự do" vốn là mong ước chung của nhân loại. Chẳng hạn trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" có mục tiêu "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". Hay như trong "Hệ tư tưởng Đức" của K.Marx và F.Engels lại có hình dung về một xã hội "trong đó không ai bị hạn chế trong một phạm vi hoạt động độc chuyên, mà mỗi người đều có thể tự hoàn thiện mình trong bất kỳ lĩnh vực nào thích,…, thành thử tôi có khả năng hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, buổi sáng đi săn, quá trưa đi đánh cá, buổi chiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán, tùy theo sở thích của tôi mà chẳng bao giờ trở thành người đi săn, người đánh cá, người chăn nuôi hoặc nhà phê phán.". Nhưng rõ ràng hơn cả, trực tiếp hơn cả thì lựa chọn của anh Đức Tùng nằm trọn trong "Emile: hay là bàn về giáo dục" của J.J.Rousseau.

Lựa chọn này gặp phải khá nhiều sự phản đối, mà theo tác giả bài viết là vì anh Đức Tùng đang cố gắng thực hành, thử nghiệm một phương pháp giáo dục lý tưởng tới mức đóng vai trò như là đích đến; còn những người không đồng tình lại nhấn mạnh cái thực tế đòi hỏi một kỷ luật (hay pháp quyền) của thời đại ngày nay, với tư cách là đường dẫn buộc phải qua. Nói cách khác, anh bị phê phán vì "đốt cháy giai đoạn", vì theo thuyết "không tưởng".

Anh thắc mắc "Xã hội thị trường dựa trên mong muốn của bản thân cá nhân mới đi lên được. Ai cũng bị triệt tiêu ý muốn của bản thân thì xã hội đi lên bằng cách nào?", và anh bức xúc "người ta chạy theo cái đơn giản nhất là tiền, lao vào kiếm tiền một cách mù quáng, bằng mọi giá.". Ở đây, anh đã quên một thực tế rằng bên cạnh thị trường còn có luật pháp, có sức mạnh cưỡng bức của quân đội và cảnh sát; rằng cả loài người đang phải đội chiếc vòng kim cô do chính mình tạo ra. Anh tán đồng quan niệm "Nhân chi sơ tính bản thiện" của Mạnh Tử, chẳng ngờ là không chỉ cái tốt, cái đẹp mà cả cái ác, cái xấu cũng có mong muốn, ý chí của nó.

Trong xã hội này, bản thân anh Đức Tùng, gia đình anh, và bé Kiệt cũng không thể tồn tại (chứ chưa kể phát triển tự do, đi du lịch Hội An và tắm biển thỏa thích) nếu thiếu… tiền! Và đấy lại là một sự thật "phũ phàng" nữa mà anh chưa tính đến hoặc thi vị hóa vấn đề một cách ngây thơ, vội vàng. Nhiều người trách anh không thử đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn của họ, bởi sống trong nhà cao cửa rộng thường nghĩ khác với sống ở nhà tranh vách đất. Trách vậy cũng thỏa đáng lắm chứ?!

Thực ra, quá trình phát triển về ý thức của nhân loại có thể chia thành ba giai đoạn từ trình độ thấp lên trình độ cao: tùy tiện (hoang dại, vô tổ chức), rồi tự do (trong khuôn khổ pháp luật) và tự giác (pháp luật trở thành thừa thãi). Tuyệt đại đa số chúng ta mới qua giai đoạn đầu, vẫn chậm chạp ở giai đoạn thứ hai.

Thử nghiệm phương pháp giáo dục thuần túy cá nhân của anh Đức Tùng (như chính anh thừa nhận) có thể nói là bình thường về mục tiêu, chỉ bất thường về đường lối. Tác giả bài viết hy vọng nó sẽ tiến tới giai đoạn thứ ba chứ không phải quay về giai đoạn đầu (bởi ranh giới giữa chúng rất mong manh). Dẫu sao, bé Kiệt có thể còn nhỏ nhưng anh Đức Tùng thì đã lớn rồi!

Họ tên: Hồng Anh
Tiêu đề: Mỗi gia đình tự quyết định

Cách nhìn và phương pháp giáo dục của anh Tùng nhìn chung có nhiều điểm hay. Tuy nhiên chưa thể phù hợp với nước ta hiện nay. Nếu các bậc phụ huynh ai đó quen với anh Tùng hoặc một người như anh Tùng thì có thể gửi gắm con mình như gia đình cháu Kiệt. Số này chắc không nhiều. Về cơ bản, chúng ta thống nhất với nhau rằng giáo dục ở nước ta đã và đang có vấn đề về phương pháp, mục tiêu, chất lượng và công nghệ. Trong ngành giáo dục không phải mọi người không biết về sự tồn tại nhiều năm qua. Tuy nhiên, phải nói rằng thay đổi tư duy không phải chỉ ở một người, một trường hay một bộ mà phải là hầu hết xã hội.

Họ tên: Nguyễn Thanh
Tiêu đề: Qủa bóng đã vào chân ngành giáo dục

Việc tiến sĩ Tùng đề cập thao tôi là một vấn đề mới và rất quan trọng . Tôi chưa khẳng định là đúng hay sai , nhưng khi mà một sự việc đã nêu lên công luận rồi thì rất cần những phản biện , nhất là từ những chuyên gia hoặc những vị có trách nhiệm tầm cỡ ngành giáo dục bày tỏ thái độ để hướng dẫn công luận .Quả bóng đã vào chân ngành giáo dục rồi đấy!

  • Phong Vân (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/70975/khong-cho-tre-den-truong-la-cach-day-tieu-cuc-.html

Sống tốt mới khó!

Posted: 07 May 2012 05:30 AM PDT

Sống tốt mới khó!

TTO – Hôm qua là ngày cưới của người bạn gái hàng xóm, cùng học, cùng chơi với tôi từ nhỏ. Tôi mừng vì bạn mình đã tìm được một nửa yêu thương nhưng vẫn không ngăn được cảm giác tủi thân cứ dâng lên nghèn nghẹn trong cổ.

Nhà bạn ở sát nhà tôi, người đi ăn cưới đông vui, dãy xe hoa đi trong hạnh phúc trước cổng nhà tôi.

Mẹ cũng đi đám cưới về, vui vẻ kể đủ chuyện về đám cưới. Mẹ tỏ ra bình thường, nhưng tôi biết ánh mắt mẹ nhìn tôi thật buồn…

Ở tuổi 26, 27, bạn gái tôi đã đem niềm vui và sự an tâm (khi con gái tìm được hạnh phúc) cho cha mẹ. Cũng ở tuổi đó, lẽ ra tôi đã trưởng thành và báo hiếu được phần nào cho mẹ. Vậy mà tôi vẫn ngồi đây, trên chiếc xe lăn bất động, tất cả sinh hoạt vẫn phải phụ thuộc vào mẹ… Những người cha, người mẹ bồng bế, chăm sóc những em bé, nhưng chúng cũng cho cha mẹ một niềm hi vọng ngày mai trưởng thành. Còn tôi, bất lực với thời gian đem tuổi già đến bên mẹ và căn bệnh của tôi ngày càng nặng hơn…

Tôi là con của một mình mẹ, chỉ của mình mẹ mà thôi. Những ngày mang thai tôi, mẹ đã tủi cực trong cuộc sống đói khổ và bao lời đàm tiếu, soi mói của người đời. Có những lúc tuyệt vọng, mẹ đã có ý định quyên sinh nhưng lúc đó ba anh chị của tôi còn quá nhỏ, mẹ không thể để các con bơ vơ như gà con lạc mẹ.

Kể sao hết những vất vả của người phụ nữ một mình nuôi bốn con thơ trong thời buổi đói khổ mà cả làng đều ăn cơm độn khoai, sắn. Nhưng dù đói người ta cũng còn có người đàn ông làm trụ cột vững vàng, còn có con trâu làm đầu cơ nghiệp. Còn mẹ chỉ có một mình, vừa là cha vừa là mẹ, không có trâu nên mẹ còn phải làm những việc nặng mà đáng lẽ là của con trâu.

Tôi sớm hiểu sự vất vả của mẹ, mới 6 tuổi tôi đã hiểu mình khác các bạn, tôi biết mình là nỗi sầu riêng của mẹ. Tôi luôn cố gắng chăm học, chăm làm, ngoan ngoãn để không làm mẹ thêm buồn. Tuy tôi bé tí hon nhất lớp nhưng năm nào tôi cũng có giấy khen và còn được cô giáo khen vở sạch chữ đẹp

Những lần đi làm ngoài đồng cùng mẹ, nghe mẹ và các cô, dì nói chuyện học của con cái, tôi rất vui khi hiểu mẹ cũng tự hào về tôi…

Vậy mà bao ước mơ đành dang dở khi tôi học hết lớp 7 thì bị viêm đa khớp. Tôi đi bệnh viện huyện, tỉnh và vào cả Sài Gòn. Bao nhiêu mũi kim tiêm, bao nhiêu là thuốc tây. Bác sĩ đã thử nhiều cách nhưng không có kết quả. Cơ thể tôi phù nước như sắp nứt da ra vậy!

Từ bệnh viện ở Sài Gòn trở về quê Nghệ An đúng vào tháng 12, rất lạnh, tôi phải ngừng uống thuốc tây thì không thể bước đi được nữa! Được điều trị thuốc nam nhưng tôi đã quen với thuốc tây, lúc đó không có thuốc tây giảm đau nữa nên các khớp khắp người tôi sưng viêm, đau dữ dội. Gặp thời tiết giá lạnh, tôi ho liên hồi như không thể dứt. Mẹ làm đủ thứ thuốc ho nhưng mãi cả tháng không đỡ.

Hằng ngày, nhìn các bạn vui vẻ đi học ngay trước cửa nhà mình, nước mắt tôi cứ lặng lẽ rơi… Mẹ suốt ngày ở nhà chăm tôi, vào ra sắc thuốc, động viên tôi. Tôi tuyệt vọng và "sốc" thật sự khi mình không thể bước đi được nữa! Tay chân đau đớn như không phải của mình, tôi bức bối và khó chịu, gắt gỏng với mẹ, với mọi người…

Mẹ vẫn kiên nhẫn chăm sóc tôi từng li từng tí. Hằng đêm, các khớp đau đớn hành hạ, tôi không ngủ được, mẹ thức xoa dầu nóng cho tôi. Tôi đau không trở mình được, mẹ trở cho tôi. Mẹ thức đêm sao nóng lá thuốc rồi buộc vào các khớp cho tôi. Lá nguội thì mẹ lại sao tiếp đến khuya…

Có bài thuốc củ gừng và củ hành chăm đâm nhỏ sao cho nóng rồi đặt vào các khớp, khiến mẹ cũng vất vả không kém để rửa cho sạch mùi hành mỗi lần đặt thuốc xong. Mẹ động viên tôi gắng chịu nóng cho nhanh bớt đau. Tôi không sợ nóng! Gừng sao nóng khiến các khớp của tôi phồng rộp thành nhiều vết sẹo đè lên nhau. Tôi vẫn chịu được! Thuốc đắng mấy tôi cũng gắng uống. Chỉ thương mẹ chịu khó vậy mà bệnh tôi không đỡ…

Mẹ còn treo ròng rọc vào xà nhà cho tôi ngồi đạp để luyện chân. Mẹ thường xoa bóp chân cho tôi rồi hai mẹ con vất vả tập cho tôi đứng dậy. Hai mẹ con cố gắng hết sức nhưng các khớp của tôi vẫn lì lợm, chúng dần cứng lại, không theo sự điều khiển của tôi…

Gần chục thầy thuốc nam, thuốc bắc là bấy nhiêu bài thuốc mẹ làm theo cho tôi.

Rồi anh Cả làm ăn thua lỗ, có bán cả nhà và đất của gia đình cũng không đủ để anh trả nợ. Mẹ tôi quá lo lắng mà bị hoảng loạn một thời gian.

Lương tâm tôi luôn cắn rứt và dằn vặt vô cùng. Các khớp đau đớn hành hạ cũng không bằng nỗi đau tâm hồn trong lòng tôi. Thương mẹ và anh vất vả chạy thuốc thang và chăm sóc tôi. Đời mẹ gian khổ đã nhiều, nay lại thêm gánh nặng là tôi… Rất nhiều lần ý định muốn được "ngủ luôn mãi mãi" luôn ẩn hiện trong đầu tôi. Nhưng tôi được an ủi phần nào khi người thân, bạn bè, mọi người luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ mọi việc tôi làm. Mẹ thường bảo "có nhiều người còn bệnh tật, khổ cực hơn mình. Sống tốt mới khó, chứ kết thúc cuộc sống thì thật dễ!".

Tôi xem tivi và đọc sách, báo, thấy những tấm gương vượt lên số phận rất đáng nể phục! Tôi dần lấy lại niềm tin vào cuộc sống. Tôi muốn được như họ: sống tốt và làm được việc có ích!

Thời gian đầu, những ngón tay sưng tròn, long cong của tôi cứ bị rung lên theo từng nét bút. Tôi chịu đau rèn luyện hằng ngày để có lại nét chữ mềm mại dễ nhìn như xưa, để được tự do viết những gì tôi suy nghĩ. Có người nói những gì mà tôi đang cố gắng học hỏi rằng: "Bệnh tật thế thì học để làm gì?!". Thấy chạnh lòng, nhưng tôi vẫn tiếp tục cố gắng!

Tôi vẽ tranh minh họa cho các cô giáo mầm non dạy học. Tôi bán hàng cho mẹ và quản lý một thư viện nhỏ. Những ước mơ nho nhỏ phù hợp với sức khỏe hiện tại, tôi vẫn đang thực hiện.

Mẹ đã ở tuổi xấp xỉ 60, nếu tôi khỏe mạnh chắc là mẹ đã được nghỉ ngơi, vui vầy bên con cháu. Vậy mà ngày ngày mẹ vẫn lóc cóc xe đạp đi chợ lấy hàng về bán. Nhìn mẹ vất vả nhưng tôi phải cố tin rằng đó cũng là niềm vui với công việc của mẹ, cũng như tôi luôn cố tin "mẹ đang còn trẻ" khi mỗi mùa xuân sang.

"Mẹ tuổi con rắn, con tuổi con trâu. Rắn và trâu hay khắc khẩu, nhưng không có nghĩa là con không biết ơn mẹ, mà điều đó đã in sâu trong tim con rồi mẹ ạ. Chỉ mình mẹ tủi cực, đau khổ trong những ngày mang thai con và vất vả chăm sóc con được như hôm nay. Con cảm ơn mẹ! Và con muốn đem những niềm vui của sự trưởng thành và thành đạt cho mẹ (như các bạn cùng học, cùng chơi với con từ nhỏ đã dành cho cha mẹ các bạn)… nhưng không được rồi. Mong mẹ hãy gắng vui với những gì mà con luôn cố gắng để có được!

Mẹ ơi, để sống tốt mới khó, khó nên mới cần ý chí và sự kiên trì, mẹ nhỉ!

Con luôn thầm nghĩ "được sinh ra đã là hạnh phúc!”.

Con cảm ơn mẹ đã dũng cảm sinh con, cho con được biết đến cuộc sống này, mẹ nhé!

TRẦN THÚY NGA (Nguồn www.netbuttrian.vn)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/487882/Song-tot-moi-kho.html

Lên mạng học sử Việt

Posted: 07 May 2012 05:30 AM PDT

Nhiều bạn trẻ biến các trang mạng xã hội, diễn đàn trên mạng…thành nơi học tập, chia sẻ niềm đam mê sử Việt.

Lên mạng học sử - Học sử trên Facebook
Hội những người yêu lịch sử trên facebook

Trên các trang mạng xã hội, diễn đàn như Facebook, webtretho, nguoihatinh.net, hocmai.vn, suhoctr.hisforum.net, YuMe, chuyenvt.net… có hàng chục hội nhóm, CLB tập hợp người trẻ đam mê lịch sử.

Ban chủ nhiệm CLB Nhân văn trẻ (Hà Nội) lập nhiều diễn đàn sử học trên mạng với mục tiêu góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước ý chí phấn đấu và rèn luyện qua những trang sử oai hùng của dân tộc.

Trên trang onthi.com, nhiều học sinh, sinh viên có thể tham gia CLB tự học lịch sử. Để trở thành thành viên CLB khá uy tín này, bạn trẻ phải hoàn tất phiếu đăng ký và tuân thủ nghiêm những quy định của ban chủ nhiệm.

Thầy Châu Tiến Lộc, Trường THPT Thủ Đức (TP HCM) sáng lập viên CLB – Diễn đàn Sử học trẻ, cho biết nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức các cuộc thi chuyên đề, mở hội thảo trao đổi kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc về đề thi, giới thiệu công trình của giới sử học.

Thành lập từ năm 2008, số lượng thành viên CLB – diễn đàn này hiện lên tới hàng nghìn, trong đó, không chỉ có học sinh vào học, trao đổi kinh nghiệm ôn thi mà còn có nhiều giáo viên gia nhập để nâng cao năng lực.

Trên Facebook có trên chục hội lịch sử thu hút đông đảo thành viên cũng như sự quan tâm của cư dân mạng. Hội những người yêu lịch sử Việt Nam chú tâm trao đổi video, hình ảnh, tiểu thuyết về sự kiện, nhân vật lịch sử nhằm giúp bạn bè dễ nhớ, dể hiểu về lịch sử Việt hơn.

Các thành viên trong hội này cũng thường thảo luận, tổ chức trò chơi liên quan đến lịch sử như câu đố bằng thơ, lập kho hình ảnh…

Nhiều bạn trẻ thể hiện niềm đam mê sử Việt bằng những bài viết trên blog. Lonesome, một blogger, phê phán nhóm tác giả bộ tranh Anh hùng Sử Việt vì những bức ảnh lai căng, khiến sử Việt bị méo mó. Bài viết nhận được nhiều ý kiến đồng tình của cộng đồng mạng.

Một số bạn trẻ còn lập hẳn trang web dành cho những người mê sử như ViNhanOnline.com, tập trung vào tiểu sử, sự kiện liên quan đến danh nhân, phân tích, luận bàn về nhân vật.

Nhóm bạn trẻ còn mày mò góp nhặt những bài viết về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa với hình ảnh chất lượng được biên tập khá kỹ, chọn lọc nên thu hút lượng truy cập lên tới hàng ngàn lượt mỗi ngày.

"Nhóm nghiên cứu chúng tôi với những thành viên thực sự có tâm huyết, nhưng còn hạn chế về kiến thức, sức người lẫn tài chính nên thời gian qua chưa thể cập nhật được đầy đủ theo danh sách đã có", Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, thành viên ban biên tập website trên cho hay.

Theo Tiền Phong 

"Học sử trên đường" sao cho dễ hiểu?
Học sử trên đường phố
"Học sử trên đường" sai địa danh
Lên mạng học ngoại ngữ với người bản xứ
Văn học mạng không thể thay thế sách in
Xu hướng học trực tuyến đang gia tăng trên thế giới
Tư vấn trực tuyến “Học tiếp hay đi làm?

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120504/Len-mang-hoc-su-Viet.aspx

Mỹ: Ai ‘nói không’ với trường học?

Posted: 07 May 2012 05:30 AM PDT

– Lời tòa soạn: Ngày nay, cái sự học, nói rõ hơn, là "đến trường" của nhiều trẻ em Việt có nghĩa là 7 ngày/tuần, gồm cả học "ngoài luồng" (học "thêm" – thực chất là học bán hợp pháp). Điều này, ít nhất, là các xe ôm "bao cấp" của trẻ – những bậc phụ huynh – cũng chẳng có ngày nghỉ.

Lại nghe, ở bên Mỹ ,ngày càng có nhiều phụ huynh, ở các mức độ, không cần đến divu của trường học. Vậy nhìn chung, tính không áp đặt về giáo dục chính ngạch ở Mỹ thể hiện đến mức nào?

Theo Washington profile, điều tra xã hội cho biết có tới 54% phụ huynh
Mỹ cho rằng am hiểu thực tiễn và kỹ năng thực hành quan trọng hơn kiến
thức do nhà trường dạy.

 

Các môn không bắt buộc trong trường

Sự bất cần trường có thể thể hiện cục bộ.

Ở bậc chuyển tiếp giữa tiểu và trung học (middle schools hoặc junior high school), khác với bậc tiểu học, ở cấp học này mỗi môn do một thày/cô giáo dạy. Các môn bắt buộc thường là toán, vật lý, tiếng Anh, lịch sử thế giới, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Với các môn còn lại, học sinh có quyền tự chọn. Tập hợp của những lựa chọn như thế là rất đa dạng về chất lượng và số lượng, và còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của trường, và vào thiên hướng của học sinh. Các môn tự chọn (electives) thường rơi vào ngoại ngữ, mỹ thuật (art), và công nghệ. Cụ thể

  • Ngoại ngữ (thường là Tây Ban Nha, Pháp, Đức … hiếm hơn là tiếng Nhật, Trung, Hy Lạp, tiếng latinh).
  • Nghệ thuật tạo hình (hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, quay phim).
  • Nghệ thuật biểu diến (kịch, ca, hoà nhạc, múa)
  • Kỹ thuật máy tính (sử dụng máy tính, lập trình, thiết kế đồ hoạ).
  • Công tác xuất bản (báo chí, kỷ yếu)
  • Kỹ nghệ (chế biến gỗ, gia công kim loại, sửa xe hơi, người máy học).
  • Các môn bổ trợ (thống kê, tin học, môi trường).

Vậy là có những trường hợp học sinh hoàn toàn không lên lớp một môn học nào đó.

Kiến thức … nhà trồng được?

Khoảng 5% phụ huynh, theo nhiều nguyên cớ, quyết định đào tạo con mình tại nhà. Một số tín đồ của các giáo phái bảo thủ không muốn con mình đến trường để khỏi "bị" dạy bảo về những luận thuyết về chính trị hoặc tôn giáo mà họ không nhất trí, chẳng hạn như thuyết tiến hoá; hoặc muốn tránh sự áp đặt của nhà cầm quyền … Cũng có những phụ huynh muốn thử nghiệm một tiếp cận phi tiêu chuẩn về giáo dục,.

Những người khác cho rằng con cái họ, hoặc do bệnh lý không thể học lớp đông người, hoặc ngược lại, con mình quá thiên tài (!) nên trường phổ thông chưa thể dạy nổi. Cũng có gia đình chê thày cô, hoặc ngại tốn kém. Một số bậc cha mẹ không muốn con mình bị bắt nạt, hoặc ngại tệ nạn nghiện thuốc phiện và tình trạng phạm tội vị thành niên, hiện vẫn tồn tại ở không ít trường.

Ở một số nơi có những phụ huynh tụ họp thành nhóm, người này dạy môn toán, người khác dạy môn văn … cho học sinh là con cái mình. Họ cũng tìm cách bổ sung cho giờ học của mình bằng các chương trình đào tạo từ xa, hoặc cho con cái lên nghe một số giờ tại các trường sở tại.

Bị bắt nạt là nguyên do khiến nhiều trẻ không muốn đến trường

Có những nguồn khẳng định rằng nhiểu trẻ em được dạy tại nhà trở thành vô địch các cuộc Olympic. Từ khá sớm, năm 1988, một phúc trình của đại học bang Maryland cho rằng các em học tại nhà thường giỏi hơn các bạn cùng trang lứa nhưng học ở trường1. (Có phải vì thế mà từ 1999 số học sinh học tại nhà, hay đúng hơn, số phụ huynh quyết định "tự biên tự diễn" chương trình đào tạo con cái, ngày một tăng?)
Ví dụ không thiếu. Nhiều người nhấn mạnh rằng những người tự học tại nhà
thậm chí đã làm tổng thống Hoa Kỳ, tuy hơi… xưa một tí. Đó là
Washington và Abraham Lincoln. Người ta cũng giải thích rằng cái sự học
tại nhà sau đời các bậc lập quốc trên đã không phát huy được mấy, vì
việc tự dạy cho con đã bị cấm cho tới đầu những năm 1980, chỉ có ngoại
lệ dành cho các em bị bệnh tật.

Hiện thời, các bậc cha mẹ nào định dạy con ở nhà, theo quy định của pháp
luật, vẫn phải trải qua những đợt sát hạch theo quy chế, để tránh lợi
bất cập hại.

Cũng không nên định kiến rằng chỉ có cha mẹ nghèo, không kham nổi học
phí mới dạy con ở nhà. Các thống kê cho thấy 28% phụ huynh Mỹ chọn cách
tự dạy con mình có thu nhập khá.

Khi Nhà là lớp, Mẹ là cô giáo

Chê…

Khuynh hướng tự dạy tự học này bị phê phán là thiếu quy chuẩn, và trẻ em được nuôi dạy theo cách này thường khó hoà nhập với xã hội. Những quan ngại được biểu lộ gay gắt hơn là "rơi" trình độ kiến thức phổ cập, tức là chất lượng học thuật của toàn cộng đồng (academic quality), thâm hụt thu nhập của các trường học, các "lò" đào tạo các phần tử cực đoan tôn giáo hoặc xã hội, phần tử khủng bố…

Số liệu chính thức của nhà nước cho biết năm 2007 có 1,5 milions (bằng 2,9%) trẻ Mỹ ở tuổi tựu trường đang học tại nhà2. Số liệu của năm 2005 là 1,7 % học sinh Mỹ học theo cách này3. So với năm đầu tiên ban hành số liệu thống kê về trẻ em học tại nhà, năm 1999, số học sinh học "cây nhà lá vườn" đã tăng tới 74%4. Dù Hiệp hội giáo dục (National Education Ass.) đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về tình trạng học tại nhà ngày càng tăng và những hậu hoạn của nó, có nguồn cho rằng chính quyền ở hơn một nửa số bang của Mỹ hiện vẫn mũ ni che tai về hiện trạng này5.

Bất cần hay bất tín?

Có số liệu thống kê mạnh dạn hơn cho rằng số học sinh Mỹ tự học ở nhà tăng tới 12 – 15% năm6. Xu thế ngày càng tăng của việc cha mẹ bất cần (kỹ năng) sư phạm trong đào tạo con cái, theo thống kê, chủ yếu do "sự bất tín" đối với trường sở.

Số liệu về động cơ dạy con tại nhà ở Mỹ năm 2007

Số liệu về động cơ dạy con tại nhà ở Mỹ năm 2007

Nguyên cớ

Phần trăm
phụ huynh

Quan ngại về (suy đồi) không gian trường học

85%

Nguyện vọng riêng dạy con về tôn giáo, đạo đức

72%

Ngán ngẩm với cách dạy dỗ ở trường

68%

Chiều theo yêu cầu riêng của con cái

21%

Trẻ có vấn đề về thể  lực, tâm thần

16%

Nguyên nhân khác

20%

 

  • Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71128/my--ai--noi-khong--voi-truong-hoc-.html

Học trước chương trình, trẻ sớm… hết “vốn”

Posted: 07 May 2012 05:29 AM PDT

Điều này được các chuyên gia giáo dục khẳng định tại hội thảo "Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1" diễn ra vào sáng 6/5 tại trường Quốc tế Việt Úc, TPHCM.

TS Trần Lan Hương, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và HTQT trường CĐ Sư phạm TW, chuyên gia nghiên cứu trẻ em của Bộ GD-ĐT cho rằng, nhiều phụ huynh (PH) cho con đi học chữ trước khi vào lớp 1 vì họ ngộ nhận sự chuẩn bị là tập trung vào việc hình thành các kỹ năng học tập, những thứ cơ bản trẻ học ở lớp 1 như viết, đọc, đếm…

Bà Hương cảnh báo: Trẻ không hào hứng và chưa "chín" về các kỹ năng như phát triển cơ tay nhỏ, khả năng tập trung… mà bị ép học thì các con chữ, chữ số sẽ trở thành nỗi sợ hãi của trẻ, điều này làm mất hứng thú học tập và thật sự không có lợi cho việc học tập lâu dài của trẻ.

Trẻ học trước chương trình có thể xảy ra rất nhiều bất lợi. Vì có một "số vốn" nhất định, trẻ sẽ chủ quan cho rằng mình biết rồi dẫn đến việc sẽ không năng tập trung chú ý. Mất khả năng này nên sau 2 - 3 tháng "hết vốn" phải đối mặt với nhiệm vụ học tập đã nghiêm túc và ổn định, trẻ sẽ rất khó khăn để bắt đầu rèn kỹ năng tập trung. Điều nguy hiểm hơn là trẻ học trước chương trình nhưng không đúng, đến khi sửa sẽ cực kỳ khó.

"PH không cần chạy đua với việc con mình biết trước chữ trước hay không. Quan trọng là tạo động cơ học cho trẻ và sát cánh cùng trẻ để giải quyết các khó khăn trẻ gặp phải trong những ngày đầu đến trường", TS Trần Lan Hương chia sẻ

Bà Hương cũng cho hay sự chuẩn bị cần thiết cho trẻ vào lớp 1 là phát hiển các chức năng tâm sinh lý để đảm bảo cho việc học với 4 yếu tố: sẵn sàng về mặt thể chất, về cảm xúc và quan hệ xã hội, về mặt ngôn ngữ và về mặt nhận thức.

Việc chuẩn bị này cần sự phối hợp giữa trường mầm non có trách nhiệm thiết kế các hoạt động giúp trẻ đạt được các chuẩn phát triển theo độ tuổi, khả năng; gia đình phối hợp với nhà trường thực hiện những hoạt động để củng cố và phát triển những khả năng của con. Đặc biệt, trường tiểu học cần chuẩn bị môi trường học tập chất lượng và thân thiện để tiếp nhận trẻ.

Nói về tâm lý cho con học chữ trước của PH, nhà giáo ưu tú Nguyễn Hoa Mai – hiệu trưởng hệ thống trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, nguyên Trưởng phòng Tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM cho hay có thời kỳ một số trường tiểu học thực hiện khảo sát HS vào lớp 1. Đây không phải là chủ trương của ngành mà do khi đó bậc mầm non chưa có chương trình chuẩn bị trẻ 5 tuổi tốt, còn các trường tiểu học lại thực hiện chưa đúng việc khảo sát.

Điều đó dẫn đến nhiều PH tưởng lầm con biết chữ trước sẽ vào học thuận lợi. Nhưng họ không biết rằng, việc học chữ được dạy bởi những người không đúng chuyên môn là một nguy hại cho trẻ. Viết chữ là cả một quá trình hình thành từ sự phát triển tâm sinh lý, nhất là cơ tay nhỏ. Không đảm bảo các yếu tố này mà học viết chữ trước, chữ sẽ bị hư và rất khó chỉnh sửa. Thực tế cách đây vài năm, khi rộ phong trào cho con đi học chữ từ lúc mẫu giáo, khi vào lớp 1 chữ các em rất xấu. Nhiều em được dạy chữ bằng cách được đưa cho cuốn tập, cây viết cùng mẫu chữ rồi nằm bò lăn lê như tô màu, đồ chữ chứ không ngồi ngay ngắn đúng tư thế.

"Ở mẫu giáo chỉ ở mức độ làm quen với hoạt động tô vẽ để trẻ phát triển cơ tay. Còn hoạt động viết chỉ có thể thực hiện khi chắc các kỹ năng như ngồi thế nào, tay mắt làm sao, cơ thể phối hợp thế nào để đúng tư thế… Những kiến thức, kỹ năng này chỉ GV lớp 1 mới được trang bị để giúp các em làm quen dần dần khi đi học", bà Mai nhấn mạnh.

Theo nhà giáo này, để việc học của con thành công, việc chuẩn bị cho con trước khi vào lớp 1 là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, PH cần hiểu đúng sự chuẩn bị đó gồm các yếu tố về sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức, khả năng tự phục vụ… để giúp con sẵn sàng cho việc học cũng như các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô chứ không phải dạy trước chương trình cho trẻ.

Trước lo lắng của PH khi trẻ đi học, GV lớp 1 thường dạy trên "nền" các trẻ đã biết chữ, bà Mai cho rằng theo nguyên tắc, GV lớp 1 phải dạy từ khởi đầu. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non và trường tiểu học.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-593096/hoc-truoc-chuong-trinh-tre-som-het-von.htm

Xây trường mới rồi… để đó

Posted: 07 May 2012 05:29 AM PDT

Xây trường mới rồi… để đó

TT – Hơn 420 học sinh Trường tiểu học Diên Toàn (xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) phải học trong những căn phòng chật chội, xuống cấp được xây dựng cách đây gần 50 năm.

Trường tiểu học Diên Toàn mới hoàn thành gần một năm rưỡi nay nhưng chưa thể sử dụng vì thiếu nhiều hạng mục thiết yếu – Ảnh: DUY THANH

Trong khi đó, ngôi trường mới hai tầng được nghiệm thu từ cuối năm 2010 đến nay vẫn chưa thể sử dụng vì đầu tư thiếu đồng bộ.

Trường tiểu học Diên Toàn mới được xây dựng cách trường hiện tại 1km, gồm mười phòng học với tổng kinh phí khoảng 2,4 tỉ đồng, được nghiệm thu vào cuối năm 2010. Tuy nhiên, đến nay đã gần một năm rưỡi trôi qua mà ngôi trường mới vẫn cửa đóng then cài.

Ông Trần Văn Lắm, hiệu trưởng Trường tiểu học Diên Toàn, cho biết trường mới chỉ có mười phòng học, trong khi nhu cầu hiện nay của trường là 15 phòng; chưa kể hệ thống phòng hành chính, y tế, thiết bị – thư viện, Đoàn – Đội… Trường mới lại không thiết kế nhà vệ sinh, mãi đến cuối năm 2011 Sở GD-ĐT Khánh Hòa mới đầu tư kinh phí làm một nhà vệ sinh dùng chung cho cả giáo viên và học sinh của trường, vừa bàn giao cách đây một tuần. Thêm nữa, giếng khoan duy nhất của trường hiện bơm không thấy nước mà chỉ có… bùn!

Ông Đinh Gia Bảo – trưởng Phòng GD-ĐT huyện Diên Khánh – cho biết việc xây dựng Trường tiểu học Diên Toàn mới thiếu phòng là do phụ thuộc nguồn vốn kiên cố hóa trường lớp học đã được cấp trên phân bổ. "Vốn này chỉ dành để sửa chữa, xây dựng lại những phòng học bị xuống cấp nặng hoặc phòng học tranh tre nứa lá, không phải là dự án xây dựng một ngôi trường hoàn chỉnh.

Huyện Diên Khánh đã dùng vốn đối ứng để san nền, xây tường rào cho ngôi trường này" – ông Bảo nói. Cũng theo ông Bảo, hiện chưa thể trả lời bao giờ sẽ xây đủ phòng học cho Trường tiểu học Diên Toàn. Theo kế hoạch của Phòng GD-ĐT Diên Khánh, nhanh nhất phải năm 2013 mới có thể có vốn xây dựng nhà hiệu bộ và các phòng chức năng của ngôi trường này.

Ông Trần Văn Lắm nói rằng dự kiến năm học 2012-2013, trường sẽ chỉ chuyển tám trong số 15 lớp học về trường mới vì phải trưng dụng hai phòng để làm nhà hiệu bộ và nơi làm việc của các bộ phận chức năng, những lớp còn lại vẫn phải học ở trường cũ.

DUY THANH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/490320/Xay-truong-moi-roi-de-do.html

Thông tin giáo dục địa phương

Posted: 07 May 2012 05:29 AM PDT

(GDTĐ) – Ngày hội ATGT học đường; chỉ tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao; thông tin trường chuẩn cấp độ 3 là những hoạt động, thôn tin giáo dục đáng quan tâm vừa diễn ra.

Đà Nẵng: Tuyển 80 chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2012

Trong đó, có 65 chỉ tiêu đào tạo trong và ngoài nước ở bậc ĐH, 15 chỉ tiêu đào tạo sau ĐH. Chỉ tiêu sau ĐH ưu tiên tuyển sinh các nhóm ngành Quản lý y tế/dịch vụ y tế/công nghệ y tế, Quản lý giáo dục, Phương pháp giảng dạy các môn Toán/Lý/Hóa/Sinh học…

Cụ thể: Ở bậc đại học có 40 chỉ tiêu (CT) tuyển sinh đào tạo trong nước và 25 CT đào tạo ở nước ngoài cho các nhóm ngành: Kinh tế (4 CT), Kỹ thuật – công nghệ (21 CT), Quản lý hành chính (13 CT), Xây dựng – quy hoạch đô thị (16 CT), Y tế (3 CT), luật (8 CT)

Ở bậc sau đại học, có 15 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tại nước ngoài. Ưu tiên tuyển sinh các nhóm ngành: Quản lý y tế/dịch vụ y tế/công nghệ y tế, Quản lý giáo dục, Phương pháp giảng dạy các môn Toán/Lý/Hóa/Sinh học, Công nghệ thông tin/Mạng máy tính và truyền thông/Kỹ thuật phần mềm/kỹ thuật viễn thông/Công nghệ mạng, Quản lý du lịch, Công nghệ sinh học/hóa học/vật liệu mới/hóa thực phẩm…

Hồ sơ dự tuyển nộp về Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP. Đà Nẵng.

Vĩnh Long: Ngày hội an toàn giao thông các trường trung học

Nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao nhận thức và hình thành van hóa giao thông cho học sinh, ngày 5/5/2012, Sở Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Trường Trung học phổ thông Vĩnh Long tổ chức Ngày hội An toàn giao thông năm 2012 cho các trường trung học.

Tham gia Ngày hội An toàn giao thông có học sinh và giáo viên của 3 trường trung học trên địa bàn thành phố Vĩnh Long: Trung học phổ thông Vĩnh Long, Trung học phổ thông Lưu Văn Liệt và Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nội dung hoạt động ngày hội gồm có: 2 tiểu phẩm tuyên truyền về văn hóa giao thông của Trường THPT Lưu Văn Liệt và THPT Vĩnh Long, 55 học sinh của 3 trường tham dự thi "Rung chuông vàng" được mô phỏng theo cuộc thi "Rung Chuông vàng" của VTV3- Đài truyền hình Việt Nam, thi vẽ tranh và viết thông điệp tuyên truyền an toàn giao thông, thi kỹ năng lái xe an toàn và ký kết hưởng ứng văn hóa giao thông- gương mẫu trong khi tham gia giao thông.

Qua hoạt động ngày hội nhằm tuyên truyền, giáo dụcc nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, tự giác điều chỉnh hành vi văn hóa của học sinh khi tham gia giao thông; đổi mới phương thức tập hợp, vận động thanh niên tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc trong lĩnh vực giao thông, phát huy khả năng tư dung, sáng tạo trong đề xuất giải pháp góp phần kiềm chế tai nạn giao thông… Đây là ngày hội được tổ chức phong phú về nội dung, hình thức, thiết thực an toàn và hiệu quả. Ngày hội lần này là mô hình điểm để các trường khác học tập rút kinh nghiệm tổ chức ở đơn vị trường mình.

Bình ĐỊnh: Đã có 12 trường phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lương giáo dục cấp độ 3

Thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục, trong thời gian qua, Sở GDĐT Bình Định đã tiến hành đánh giá và đề nghị UBND tỉnh cấp Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3. Theo đó, toàn tỉnh đã có 12 trường phổ thông được cấp Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3, trong đó có 4 trường Tiểu học, 5 trường THCS và 3 trường THPT.

Cụ thể: Trường Tiểu học số 1 Cát Hanh, huyện Phù Cát; Trường Tiểu học số 1 Võ Xán, huyện Tây Sơn; Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn; Trường Tiểu học Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn; Trường THCS thị trấn Phù Mỹ; Trường THCS Võ Xán, huyện Tây Sơn; Trường THCS Canh Vinh, huyện Vân Canh; Trường THCS Phước Thuận, huyện Tuy Phước; Trường THCS Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân; Trường THPT số 1 Phù Mỹ; Trường THPT số 1 Phù Cát; Trường THPT số 1 Tuy Phước.

Dự kiến từ nay đến cuối năm 2012, Sở GDĐT Bình Định sẽ tiếp tục thành lập các Đoàn đánh giá ngoài để đánh giá 8 trường phổ thông và 1 trường mầm non đề nghị UBND tỉnh cấp Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều bảo trợ học sinh nghèo học giỏi

Bắt đầu từ năm học 2011-2012 trở đi, nhà văn Nguyễn Quang Thiều-Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam sẽ bảo trợ cho một số em học sinh nghèo vượt khó học giỏi ở Trường THPT Cù Huy Cận ( Vũ Quang-Hà Tĩnh) với số tiền được trao hằng năm dự kiến khoảng trên dưới 15 triệu đồng ( tùy vào khả năng tài chính của nhà văn). Số tiền này chủ yếu được trao tặng cho các em học sinh nghèo có thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh và quốc gia.

Hùng Hậu - Nguyên Anh - Hiếu Nghĩa-Quốc Châu

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201205/Thong-tin-giao-duc-dia-phuong-1961061/

Có 11 bằng đại học, vui vẻ làm bảo vệ

Posted: 07 May 2012 05:28 AM PDT

Lý do họ chọn làm những nghề lao động chân tay bình dị không phải do thị
trường lao động đầy tính cạnh tranh. Họ thấy vui với công việc và vui vì sự đóng
góp của mình cho cộng đồng.

TIN LIÊN QUAN:


Ông lão 70 tuổi hiện có 11 bằng đại học muốn làm điều gì đó cho cộng đồng.

Tiến sĩ…xá gì việc bảo vệ

Bruce Berry, 70 tuổi hiện đang là nhân viên bảo vệ của một trường tiểu
học ở Anh, nhưng ít người biết rằng ông có tới 11 bằng đại học, trong đó có 1
bằng Tiến sĩ. Người đàn ông này còn đang tiếp tục chinh phục bằng Tiến sĩ thứ 2.

Công việc chính của Bruce hiện tại là giám sát con đường giao nhau gần
trường để học sinh có thể đi lại an toàn. Ông làm công việc này 5 ngày mỗi tuần.

Một điều đáng nể phục hơn là ông lão 70 tuổi hiện đang là thành viên của tổ
chức Mensa – những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới.

Vị tiến sĩ giải thích cho sự lựa chọn bình dị của mình: "Tôi thích học tập để có
bằng cấp nhưng tôi lại muốn làm điều gì đó cho cộng đồng. Thật tuyệt khi thấy
bọn trẻ đi lại an toàn".

Giao tiếp thành thạo được tới 5 thứ tiếng, nên Bruce hoàn toàn sẵn
sàng nếu như có đứa trẻ nào băng qua đường trong ca trực khi nó ông bằng
một ngôn ngữ khác về Sartre và muốn thảo luận về nhận định 'Chúa đã
chết' của Nietzsche. Hiện tại, ông chỉ nhận được mức lương 325 USD mỗi tháng cho công
việc này.

Cha ông đã từng là giáo viên ở trường tiểu học này. Vì thế ông cảm thấy “một phần gia đình tôi ở đây".

Cử nhân chọn lái xe buýt

Lerry Holloman, 56 tuổi đã từng làm việc ở nhiều vị trí như tài xế xe tải
đường dài, phun sơn, lái xe buýt, bảo vệ nhà tù… Những công việc đều rất
đỗi bình thường và ít ai nghĩ rằng ông đã từng theo học ĐH Maine ở Augusta và ĐH
Nam Maine. Khi lịch làm việc gây khó khăn trong việc tham dự các lớp học
truyền thống, ông đăng kí học trực tuyến ĐH Phoenix. Hiện, Holloman đã có bằng cử nhân
về tư pháp hình sự.


Người đàn ông 56 tuổi từng làm rất nhiều công việc lao động chân tay bình thường
trong khi từng theo học một vài trường đại học.

Ông đang làm việc cho công ty vận tải phía tây Maine, lái một chiếc
xe buýt màu tím và luôn khích lệ mọi người tới trường.

Có 3 cô con gái, 32, 29, 7 tuổi và 5 đứa cháu, hiện tại, ông vẫn đang theo học
2 lớp học trực tuyến. "Tôi đang cố gắng để là một tấm gương cho con cháu. Giáo
dục là chìa khóa để làm mọi thứ" – ông Holloman chia sẻ.

Chỉ là một lái xe buýt bình thường, nhưng hằng ngày, Holloman vẫn làm việc với một
thái độ rất lạc quan, vui vẻ với tất cả mọi người.

Cử nhân xinh đẹp bán hàng rong

Mới đây, cô gái xinh đẹp Eliza Lee, 22 tuổi đã khiến dư luận Singapore bàn
tán sôi nổi khi quyết định "sánh vai" cùng chồng chưa cưới bán hàng rong cho
quầy cơm gà.

Cô gái này không chỉ xinh đẹp mà còn có bằng cử nhân ngành khách sạn và du
lịch của Viện Phát triển quản lý Singapore. Lee còn là con gái của một gia đình
giàu có.

Cô cử nhân 22 tuổi xinh đẹp, con nhà giàu chọn làm vợ một anh chàng bán hàng
rong và không thấy phiền lòng về điều đó.

Lý do duy nhất mà Lee đưa ra là cô muốn chia sẻ công việc này với người chồng
chưa cưới và cô thoải mái với điều đó.

Suy nghĩ này rất hiếm ở những người phụ nữ tuổi Lee khi mà khoảng cách giữa
lao động chân tay và lao động trí thức ở Singapore vẫn còn khá lớn.

Công việc bán cơm gà khá vất vả với một cô gái có thể gọi là tiểu thư như
Lee. Cô phải đứng từ 10 tới 15 tiếng mỗi ngày và làm việc đủ 7 ngày/ tuần.

Lee cho biết cô rất hợp với chồng sắp cưới. Họ có thể nói chuyện với nhau
hàng giờ không dứt. "Chúng tôi có một mục đích chung, là cùng nhau xây dựng
một gia đình"
– Lee chia sẻ.

Nhà văn kiêm ngư dân

Owen Laukkanen có 2 thế giới. Ở một thế giới, ông là một nhà văn viết về tội
phạm, vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay "The Professionals".

Ở thế giới kia, ông là một ngư dân và ông chỉ trở về vùng biển P.E.I vào mỗi
mùa xuân, khi đến mùa tôm hùm.

Ảnh minh họa

Owen tốt nghiệp chương trình viết văn sáng tạo BFA của ĐH Columbia. Ông từng
là phóng viên cho trang PokerListings.com – một trang web hướng dẫn chơi poker
trực tuyến lớn trên thế giới.

"Đánh cá là công việc lý tưởng cho một nhà văn. Bạn chỉ làm công việc này
trong vài tháng, sau đó bạn sẽ có một số tiền đáng kể và có một thời gian rảnh
rỗi để viết văn" – ông Laukkanen chia sẻ.

"Là một nhà văn, tôi ở trong nhà khá nhiều, vì thế công việc đánh cá thực sự
mới mẻ. Nó trái ngược với việc ngồi trước máy vi tính suốt ngày. Tôi thấy 2 công
việc bổ sung cho nhau" – Laukkanen nói.

Câu cá cũng là một công việc lao động thủ công lặp đi lặp lại và có nhiều
thời gian để suy nghĩ.

"Mùa hè năm ngoái ở Bắc Rustico, tôi viết phần tiếp theo của "The
Professionals" trong mùa tôm hùm. Vì thế, có nhiều cơ hội để sáng tạo".

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71151/co-11-bang-dai-hoc--vui-ve-lam-bao-ve.html

Tháng 10 sẽ trình đề án đổi mới giáo dục

Posted: 07 May 2012 05:28 AM PDT

Tháng 10 sẽ trình đề án đổi mới giáo dục

TT – Ông Bùi Mạnh Nhị, thường trực ban soạn thảo đề án "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" của Bộ GD-ĐT, cho biết dự kiến đến tháng 10 đề án này sẽ được báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Để chuẩn bị việc này, Bộ GD-ĐT và Ban Tuyên giáo T.Ư đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai 15 hội thảo khoa học, tổ chức trưng cầu ý kiến rộng rãi để làm cơ sở hoàn tất dự thảo đề án.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết song song với việc triển khai đề án, Bộ GD-ĐT chủ trì việc biên soạn chương trình – sách giáo khoa sau năm 2015. Sau khi Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, ban soạn thảo sẽ trình Thủ tướng chương trình – sách giáo khoa mới.

V.HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/490576/Thang-10-se-trinh-de-an-doi-moi-giao-duc.html

Đoàn VN thi Olympic Vật lý 2012 đều giành huy chương

Posted: 07 May 2012 05:28 AM PDT

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa cho biết, đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Châu Á tại Ấn Độ năm 2012 gồm 8 học sinh đều đoạt giải với 1 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.

Đoàn thí sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Vật lý lần thứ 13 (Ảnh: TTXVN)
Đoàn thí sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Vật lý lần thứ 13 (Ảnh: TTXVN)

Cụ thể, Huy chương vào thuộc về HS Lê Huy Quang, lớp 12, trường THPT chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá. 5 Huy chương Bạc thuộc về các HS: Đinh Ngọc Hải,  Đinh Việt Thắng, Ngô Phi Long, Trần Tấn Hoàng Bảo,  Nguyễn Đình Vĩnh Thanh. 2 Huy chương Đồng thuộc về học sinh Bùi Xuân Hiển và Trần Đức Dũng.

Thành tích này vượt hơn hẳn so với năm 2011, tại kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 12, Việt Nam chỉ giành được 2 Huy chương đồng, 3 bằng khen.

Olympic Vật lý châu Á lần thứ 13 khai mạc tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 1/5 với sự tham gia của các đoàn học sinh đến từ 21 quốc gia. Kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 13 do Hiệp hội Các giáo viên Vật lý Ấn Độ (IAPT), phối hợp với Trung tâm Khoa học Giáo dục Homi Bhabha (HBCSE) tổ chức, diễn ra trong 1 tuần. Các thí sinh sẽ phải làm các bài thi lý thuyết và thực hành.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201205/Doan-VN-thi-Olympic-Vat-ly-2012-deu-gianh-huy-chuong-1961062/

Comments