Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhiều chương trình học bổng cho sinh viên

Posted: 06 May 2012 02:00 AM PDT

Nhiều trường ĐH đưa ra những chính sách học bổng cho thí sinh (TS) trúng tuyển vào trường trong năm học 2012-2013.

- Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) dành 9 tỉ đồng học bổng cho sinh viên (SV) trúng tuyển vào trường. Với TS được tuyển thẳng, TS đạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi quốc tế được cấp học bổng toàn phần 4 năm học (tương đương 156 triệu đồng); giải nhì quốc gia và giải khuyến khích quốc tế được cấp học bổng 3 năm đầu (trị giá 117 triệu đồng); đạt giải ba quốc gia được cấp học bổng 2 năm đầu (78 triệu đồng); giải khuyến khích quốc gia được cấp học bổng năm đầu tiên (39 triệu đồng). Bên cạnh đó, trường còn cấp học bổng toàn phần 4 năm học cho TS trúng tuyển vào trường đạt từ 25 điểm trở lên và học bổng bán phần đạt từ 24 điểm trở lên vào các ngành: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng. Học bổng toàn phần cho TS đạt từ 24 điểm trở lên và bán phần cho TS đạt từ 23 điểm trở lên vào các ngành: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, kỹ thuật y sinh, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật xây dựng, quản lý nguồn lợi thủy sản. Học bổng toàn phần cho TS đạt từ 23 điểm trở lên và học bổng bán phần cho TS đạt từ 22 điểm trở lên vào ngành quản lý nguồn lợi thủy sản.

- Trường ĐH Hoa Sen cấp 50 suất học bổng tài năng trị giá từ 30 – 120 triệu đồng/suất. Đối tượng cấp là TS được tuyển thẳng vào trường hoặc đã dự thi và trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 vào trường đạt từ 22 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên). Các TS này phải đạt loại giỏi 3/5 học kỳ năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12. Trường cũng cấp 50 suất học bổng khuyến học trị giá 15 triệu đồng/suất cho TS dự thi và trúng tuyển NV1 vào trường; đạt loại giỏi 3/5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 (với bậc ĐH) và đạt loại khá các học kỳ trên (với bậc CĐ). Trường có 50 suất học bổng vượt khó 15 triệu đồng/suất dành cho TS dự thi và trúng tuyển NV1 vào trường, đạt loại khá các học kỳ ở bậc THPT và có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn cấp 100 suất học bổng toàn phần, trong đó 80 suất dành cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt (trị giá 168,3 – 193,5 triệu đồng/suất) và 20 suất chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (trị giá 437,5 – 479,6 triệu đồng/suất). Để nhận học bổng, SV phải đạt điểm trung bình các năm lớp 10, 11 và 12 từ 9,5 điểm trở lên; có điểm thi ĐH tối thiểu 26 điểm (không tính điểm ưu tiên); có chứng chỉ TOEFL 61 iBT của ETS (Mỹ) không quá 2 năm (đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

- Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM có học bổng toàn phần (bao gồm cả học phí tiếng Anh, trị giá 360 triệu đồng) sẽ dành cho SV trúng tuyển vào trường bằng NV1 và đạt từ 21 điểm trở lên, kết quả học tập mỗi năm đạt từ 7 điểm trở lên khi học tập tại trường. Học bổng toàn phần (không gồm học phí tiếng Anh, trị giá 290 triệu đồng) sẽ dành cho TS xét tuyển NV2 vào trường đạt từ 21 điểm, duy trì kết quả học tập mỗi năm trên 7 điểm. Học bổng một lần trị giá 50 triệu đồng cho TS xét tuyển vào trường đạt từ 20 điểm trở lên, trị giá 40 triệu đồng cho TS đạt từ 19 điểm trở lên, 30 triệu đồng cho TS đạt từ 18 điểm trở lên.

Các chương trình đào tạo quốc tế của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng có nhiều loại học bổng: 100% học phí học kỳ pre-university trị giá 33,6 triệu đồng cho thủ khoa, á khoa của trường; 50% học phí chương trình trên (16,8 triệu đồng) cho SV đạt 27 điểm trở lên vào Trường ĐH Bách khoa và 28 điểm trở lên vào các trường khác…

- Trường ĐH FPT cấp 50 suất học bổng toàn phần cho những học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào ĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT. Đối tượng nhận học bổng là học sinh THPT đạt từ giải ba trở lên các môn toán, lý, hóa, sinh, tin học và Anh văn trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012. Các học sinh này sẽ được tuyển thẳng vào ĐH FPT và sẽ được xét cấp học bổng toàn phần cho 4 năm học tại trường trị giá hơn 200 triệu đồng/suất. Thời hạn nộp hồ sơ xét cấp học bổng đến 30.5.

Hà Ánh – Vũ Thơ (tổng hợp)

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120504/Nhieu-chuong-trinh-hoc-bong-cho-sinh-vien.aspx

Cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1

Posted: 06 May 2012 12:51 AM PDT

Cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1

TT – Phụ huynh cần chuẩn bị gì cho trẻ vào lớp 1, hồ sơ vào lớp 1 gồm những gì, những quy định về hộ khẩu và thời hạn nộp hồ sơ vào lớp 1 – đó là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh có con sắp vào lớp 1 năm học 2012-2013 gửi đến chương trình giao lưu trực tuyến về tuyển sinh đầu cấp trên Tuổi Trẻ Online sáng 4-5.

Xem nội dung buổi giao lưu trực tuyến

Thầy Nguyễn Tiến Đạt, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, giải đáp: Những HS đang học trường mầm non được nhà trường chuẩn bị một số kỹ năng cho trẻ vào lớp 1 như làm quen với chữ cái, số, các kỹ năng tự phục vụ…

Khi trẻ vào lớp 1 sẽ chuyển từ môi trường chơi và học vào môi trường học tập theo một thời khóa biểu chặt chẽ. Việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 ngoài nhiệm vụ của trường mầm non, vai trò của phụ huynh hết sức quan trọng, nên trò chuyện với con để chuẩn bị tâm lý cho trẻ không bỡ ngỡ vào môi trường mới, nên đưa trẻ đến thăm trường tiểu học và trao đổi với những bạn học trên cháu vài lớp…

TP.HCM sẽ huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Đến tháng 6 trẻ sẽ nhận thư gọi nhập học, các trường tiểu học sẽ nhận hồ sơ từ ngày 15-6. Hồ sơ nhập học gồm: giấy gọi nhập học, giấy khai sinh, đơn xin nhập học sẽ do nhà trường phát.

Riêng tuyển sinh lớp 10, nhiều câu hỏi quan tâm vào những thay đổi xung quanh việc tính điểm ưu tiên khuyến khích và cách tính điểm vào lớp không chuyên trong trường chuyên.

Theo quy chế tuyển sinh trường chuyên, HS đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố không được cộng điểm khuyến khích như các năm học trước.

Điểm xét tuyển lớp chuyên của trường chuyên là tổng điểm thi môn chuyên (nhân hệ số 2) cộng tổng điểm ba môn thi tuyển sinh lớp 10.

Điểm xét tuyển của lớp không chuyên trong trường chuyên là tổng điểm 3 môn thi của lớp 10 thường và điểm thi môn chuyên không nhân hệ số.

PHÚC ĐIỀN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/490327/Can-chuan-bi-tam-ly-cho-tre-vao-lop-1.html

Tạo ấn tượng tốt để thành công

Posted: 06 May 2012 12:51 AM PDT

Bạn không cần phải là người thông minh, xinh đẹp hay hấp dẫn nhất mới có thể
gây ấn tượng với những người xung quanh. Một số người có thể may mắn được sinh
ra với một đặc điểm hoặc tố chất đặc biệt nào đó khiến họ nổi bật hơn, tuy nhiên
việc gây được thiện cảm và những dấu ấn riêng của cá nhân hoàn toàn là một kỹ
năng có thể học được. Từ cách làm thay đổi bầu không khí trong cuộc trò chuyện
đến cách chấm dứt cuộc hội thoại, những kỹ năng sau đây sẽ giúp việc giao tiếp
của bạn được hoàn thiện hơn
.

1. Vui vẻ và khen ngợi

Khi tham dự một cuộc họp, gặp gỡ đồng nghiệp từ bộ phận khác, cách tốt nhất
để mọi người nhớ đến bạn đó chính là sự khéo léo và duyên dáng của bạn. Khi bạn
làm người khác bật cười, cảm thấy vui vẻ hay được yêu thích, họ tự nhiên sẽ đáp
lại những cảm xúc đó với bạn; chẳng hạn như khi bạn khen một người nào đó vừa
gặp, họ thường sẽ có ấn tượng tốt và cảm tình dành cho bạn. Nhưng như vậy không
có nghĩa là bạn phải đi tâng bốc mọi người mà chính bạn phải thể hiện được thiện
ý và sự chân thành trong quá trình giao tiếp của mình.

Trong một cuộc đối thoại, bạn có thể vận dụng những điểm mạnh vốn có của mình
để có thể mang đến bầu không khí dễ chịu, đó có thể là óc hài hước, nụ cười thật
tươi hoặc là tính lạc quan khiến cho mọi người cảm thấy vui vẻ… Tuy nhiên, đừng
quá cố gắng để trở thành một người khác (bao gồm cả việc tỏ ra hài hước) vì làm
thế bạn có thể trở nên lố bịch trong mắt mọi người, hoặc có thể vô tình động
chạm đến người khác chỉ vì những câu chuyện cười "lạc quẻ".

Và bạn hãy nhớ rằng cho dù có buồn bực vì những chuyện cá nhân, hay đồ ăn quá
tệ, hay thời tiết thật khó chịu… bạn cũng đừng nên than vãn. Bạn không chỉ có
thể làm hỏng đi tâm trạng của mọi người mà mọi người cũng sẽ có ấn tượng về bạn
như một "cô gái u sầu" hay "cô gái hàng than" đấy.

2. Cân bằng

Đừng chỉ toàn nói về bản thân mình như thế! (Ảnh: Inmagine)

Bất kì ai đã từng phải ở thế im lặng trong một cuộc "nói chuyện một chiều"
đều biết điều này khó chịu đến thế nào. Vì thế bạn nên chú ý đừng để mình trở
thành người nói quá nhiều đến mức chẳng ai có thể xen vào nhé. Hãy nói về bản
thân ít lại một chút, sau đó đặt những câu hỏi và chắc rằng người đối diện có
thể nghe, hiểu, suy nghĩ và hồi đáp lại với bạn mà không bị xen ngang lời. Một
cuộc hội thoại tốt nhất là cuộc hội thoại từ hai phía, có sự tương tác qua lại
để tao ra thêm nhiều cơ hội kết nối và hiểu nhau hơn.

3. Trang phục phù hợp

Dù suy nghĩ của mọi người về bạn không chỉ dừng ở lần gặp đầu tiên nhưng cách
bạn mặc đồ hoặc trang điểm ngay lúc đó cũng sẽ thể hiện một phần nào đó con
người bạn. Do đó, nếu bạn muốn mang đến ấn tượng thật tốt đẹp, hãy chọn quần áo
để thể hiện tốt nhất bản thân mình nhưng vẫn phù hợp với hoàn cảnh xung quanh.

Một chút tinh tế của cá nhân không chỉ có thể là mở đầu tốt cho cuộc nói
chuyện, việc ăn mặc theo cá tính cũng ảnh hưởng đến cách bạn thể hiện mình. Khi
bạn cảm thấy tự tin về những gì đang mặc trên người, bạn sẽ bớt nghĩ về chúng,
sẽ không tự để ý mình nữa mà tập trung hơn vào việc giao tiếp với mọi người. Ví
dụ như khi bạn không chắc chắn lắm về việc ăn mặc thế nào đến một sự kiện, hãy
hỏi những người tổ chức hoặc xem những "dress code" chỉ điểm bạn nên mặc thế nào
được in trên thiệp… Bạn hãy tự tin rằng ngay cả trước khi bạn mở lời, mọi người
xung quanh đã có một ấn tượng tốt về bạn rồi.

4. Truyền tải sự quan tâm

Một cách hiệu quả để tạo ấn tượng tốt với một người bạn vừa gặp là hỏi han về
họ trong suốt quá trình nói chuyện. Khi bạn cảm thấy hứng thú với người khác,
người khác cũng sẽ hứng thú với bạn nên hãy thể hiện sự quan tâm đến những vấn
đề mà người khác đang nói đến bằng cách đặt câu hỏi hoặc bằng những phản ứng như
gật đầu, thể hiện bằng ánh mắt… Tốt hơn nữa là bạn hãy tìm ra những đề tài có
thể chia sẻ những ý kiến và sở thích riêng của mình. Khi bạn thể hiện niềm đam
mê, bạn sẽ dễ dàng khiến mọi người thấy được những điểm tốt nhất của bạn, nói về
đam mê có thế khiến bạn cười và trở nên phấn khởi, đó là những đặc điểm tự nhiên
rất dễ hấp dẫn người khác.

5. Thực tế

Bí mật của phần giới thiệu bản thân đáng nhớ chính là ở cách bạn cho thêm một
ít thông tin cá nhân theo kiểu" tự thú". Yếu tố hàng đầu giúp mọi người liên kết
với nhau đó là tính thực tế, điều này có thể xóa bỏ đi những ý nghĩ cạnh tranh
dễ làm mọi người xa nhau. Ví dụ đơn giản như "Xin chào, tôi tên là A, và thú
thật tôi chả biết ai ở đây cả", hoặc "Xin chào, mình là A. Bạn có biết Ville
Valo không? Mình có thể nghe anh ấy hát cả ngày mà không chán đấy!", sẽ rất có
hiệu quả vì nó khiến cho người bạn đang nói chuyện cảm thấy rằng họ cũng có thể
bộc lộ bản thân như vậy, và nó sẽ giúp cho cuộc nói chuyện ngay lập tức trở nên
có chiều sâu hơn.

6. Đóng góp

Mục tiêu của bạn không chỉ là trở thành một phần của cuộc nói chuyện, mà còn
có thể thêm vào những giá trị cho cuộc nói chuyện đó. Khi bạn đưa một cuộc nói
chuyện đi xa hơn bằng cách thêm những thông tin thú vị hoặc mang tính xây dựng,
mọi người sẽ cảm thấy rằng bạn thật sự hiểu vấn đề, và có thể học hỏi được ở
nhau nhiều điều. Có thể nghĩ rằng mỗi một cuộc trò chuyện là lúc chúng ta cùng
nhau xây dựng một cái gì đó!

Một cách khác để mang lại ấn tượng tốt là chủ động giúp mọi người cảm thấy
thoải mái; bạn có thể giới thiệu những người chưa quen biết với nhau, hoặc làm
cho một người nào đó bớt thấy lạc lõng trong cả nhóm người… Những hành động này
cho thấy bạn là một người thích cho đi hơn là cứ ngồi hưởng thụ, đồng thời cũng
chứng tỏ được sự rộng lượng và khả năng dẫn dắt mọi người của bạn – một yếu tố
được mọi người đánh giá cao.

Mắt là công cụ giao tiếp hữu hiệu (Ảnh: Inmagine)

7. Giao tiếp bằng mắt

Cho dù bạn đang nói chuyện với ai đi nữa thì việc nhìn thẳng vào mắt là chìa
khóa để khiến người đó chú ý và hứng thú hơn. (Việc giao tiếp bằng ánh mắt trong
khoảng 70 – 80% thời gian nói chuyện được xem là bình thường và đúng mực, dưới
mức này có thể là dấu hiệu bạn không thành thật.) Thuyết trình là một việc đòi
hỏi bạn phải giao tiếp khoảng 90% bằng mắt; ở đầu phần thuyết trình, nhiều người
cảm thấy khá hồi hộp, và họ thường tìm lại "niềm tin" ở những khuôn mặt đang mỉm
cười, gật gù, hoặc ánh mắt khích lệ. Đây là một chiêu hữu hiệu, nhưng nếu như
bạn không thoải mái với việc nhìn thẳng vào mắt người khác khi đang nói chuyện
trước đám đông, bạn có thể nhìn vào khoảng cách giữa hai người.

8. Kết thúc đúng lúc

Dù bạn đang vui chơi ở một buổi tiệc hay là đang tán tỉnh một ai đó, thì việc
biết kết thúc câu chuyện đúng lúc là một phần quan trọng để giữ lại những ấn
tượng tích cực. Mỗi một người nên biết giới hạn những gì mình cần nói, đủ để đối
phương cảm thấy hài lòng và mong đợi nhiều hơn. Cách tốt nhất để biết được khi
nào bạn nên dừng cuộc nói chuyện đó là duy trì việc giao tiếp bằng mắt và lắng
nghe, bạn có thể bắt được những dấu hiệu cho thấy đối phương đang muốn dừng lại.
Nếu người ta liên tục liếc mắt đi chỗ khác hoặc bắt đầu nói tóm tắt câu chuyện…
thì đó là lúc bạn nên dừng. Việc bỏ qua các dấu hiệu này sẽ làm cho bạn giống
một người chỉ biết quan tâm nói về bản thân và không tôn trọng người khác.

Tạo những ấn tượng tốt đẹp trong bất kì hoàn cảnh nào không chỉ giúp bạn được
mọi người yêu quý mà còn tạo ra được nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Chúc bạn thành công!

  • Theo Webtretho

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71015/tao-an-tuong-tot-de-thanh-cong.html

Cần sớm dạy kỹ năng tài chính cho trẻ?

Posted: 06 May 2012 12:50 AM PDT

- Các nhà sư phạm khẳng định rằng giáo dục trẻ em nhất định sẽ phải gắn với vấn
đề dạy kỹ năng dùng tiền (Financial Literacy).

Mỗi thời mỗi khác?

Thói quen tiêu dùng của bé, cũng như của cha mẹ, theo các chuyên gia thanh
toán quốc tế, thay đổi theo từng thời kỳ. Nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ tài
chính tiền tệ ở quy mô cá nhân và gia đình hôm nay song hành với tiện ích do nền
kinh tế tri thức.

Để tính ra số tiền cần đưa cho con hôm nay, dựa trên các kinh nghiệm "ăn
tiêu" của Mẹ hồi bằng tuổi Bé, thậm chí đã có cả những chương trình phần mềm
được thiết kế để,qua trượt giá, tính giúp phụ huynh xem nên đưa tiền tiêu vặt
cho con hôm nay cỡ bao nhiêu.

Sau khóa học kỹ năng tài chính

Chẳng hạn, các chuyên gia lập trình của tập đoàn tài chính quốc tế VISA đã
thiết lập chương trình tính toán sẵn trên mạng Web calculator mang tên Allowance
comparison calculator . Các chuyên gia của VISA mong sẽ giúp các bậc cha mẹ dùng
các khoản tiền (nhỏ) ứng cho bé, để dạy con mình các thói quen tài chính tốt,
sao cho những kinh nghiệm tiêu tiền đầu tiên của bé sẽ trở thành bài học đầu đời
hệ trọng.

Những giá trị muôn thuở

Chẳng hạn, tiền tươi" vẫn đắc dụng. Ở kỷ nguyên "thẻ tín dụng", các chuyên
gia giáo dục vẫn cho rằng tiền mặt (tiền giấy, tiền xu) có tác dụng hơn trong
dạy kỹ năng tài chính cho trẻ. Thực nghiệm tâm lý chỉ ra rằng, không có ai, dù
người lớn hay trẻ em, có được cảm giác "hạnh phúc" thực sự với tiền 'ảo". Cầm
đồng tiền mặt giúp tạo cảm quan đánh giá thực sự giá trị đồng tiền có được nhờ
lao động chân chính, hoặc do tiết kiệm.

Với thời gian, một người có thể thoả mãn khi nghe thấy tiếng báo số dư tài
khoản từ e Phone, nhưng những bài học kỹ năng tài chính đầu tiên dành cho trẻ
vẫn phải trên tiền thực. Nếu những đồng trinh đầu tiên rời tay bé đúng cách, sẽ
có tác dụng hữu ích tới hình thành nhân cách của em về sau.

"Xoá mù" về tài chính

Nhưng những câu hỏi như đưa cho con ta bao nhiêu tiền, được đặt ra gần như ở
mọi thời kỳ của nền văn minh, bởi các bậc cha mẹ mọi nước trên thế giới, kể cả
nếu phụ huynh là những người kiếm tiền tài nhất.

Trên quy mô toàn cầu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từ năm
2003 đã bắt đầu một chương trình liên chính phủ nhắm cung cấp các hướng cải
thiện giáo dục về tài chính … Cụ thể là, tháng 3/2008, OECD đưa ra Cổng kết nối
quốc tế cho giáo dục tài chính, phục vụ như ngân hàng hối đoái cho các chương
trình giáo dục về tài chính.

Áp phích: Lợi ích nhờ học kỹ năng tài chính

Cũng khoảng 2003, chính phủ Mỹ triển khai chương trình Bổ túc về tài chính và
Uỷ ban giáo dục đặc trách về dạy kỹ năng tài chính (The Financial Literacy and
Education Commission). Ở Mỹ còn phát hành các sách hướng dẫn làm quen với thẻ
tín dụng khi mới tuổi teen. Các trường tổ chức các Lễ hội Kỹ năng tài chính
Financial Literacy Week (chẳng hạn tham quan các bảo tàng về tài chính, các hiện
vật nghèo khó; tìm hiểu các gói trợ cấp tài chính, các hoạt động tài chính của
trường…).

Cùng kỳ, Anh cũng bắt đầu một chiến lược toàn quốc tăng cường kỹ năng về tài
chính… Thông qua một tổ chức là Hội đồng giáo dục người tiêu dùng về tài chính
(Consumer Financial Education Body/CFEB), Cục quản lý dịch vụ tài chính
(Financial Services Authority/FSA), đã tiêu khoảng 10 triệu bảng Anh vào một
chương trình giáo dục về kỹ năng tài chính, gồm 7 điểm. Diện "ưu tiên" của
chương trình này là các bậc cha mẹ trẻ, các trường học, và đối tượng "công dân
trẻ".

Chính phủ các nước như Australia, Nhật bản cũng tiến hành các chương trình
luyện kỹ năng tài chính. Chương trình như thế (ở đại học) thường bao gồm: dự
toán ngân sách (budgeting), các loại tín dụng (Good Credit vs. Bad Credit),
người mua hàng thông thái (How to Be A Smart Shopper), chống kẻ cắp trong thanh
toán bằng thẻ tín dụng (Preventing Identity Theft), tiết kiệm (Saving Money),
hoạch định mục tiêu tài chính (Setting Financial Goals), bảo vệ tín dụng của bạn
(Protecting Your Credit)…

Sau khoá học kỹ năng tài chính

Nga cũng chú trọng đề tài này, khi đưa vào phổ cập giáo dục toàn quốc một
chương trình dạy học sinh "hay chữ" về tài chính (программа финансовой
грамотности). Việc giáo dục về tài chính cho con được thảo luận rộng rãi trên
các diễn đàn, dường như để bù lại một quá khứ mà đồng rúp tiền mặt đóng vai trò
thứ yếu trong một đời sống "tem phiếu" (trả công lao động về căn bản bằng hiện
vật, thông quá chế độ – chính sách).

Nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển và thu nhập của dân cư tăng, Nga
cũng là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của các vụ gian lận về tài chính quy mô lớn,
với 20 triệu người là nạn nhân, chịu tổng thiệt hại lên tới hàng chục tỉ USD,
bởi các tổ chức tín dụng "đen". Tổng thống Medvedev cho rằng "cần tiếp tục nỗ
lực chung về cải thiện kỹ năng về tài chính cho nhân dân Nga, và kiến tạo một
quan điểm tích cục về các thể chế tài chính và các thủ tục (thanh toán, chuyển
đổi) hiện hành".

Điểm sáng trên "vùng trũng"

Truyền thông cho rằng các tổ chức thanh toán quốc tế đang đóng vai trò quan
trọng trong dạy kỹ năng tài chính ở các nước đang phát triển.

Một nghiên cứu mới đây tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – Trung Cận Đông
– Châu Phi (APMEA) đã xếp hạng về kỹ năng tài chính (quản trị, dự toán chi tiêu,
đầu tư) của phụ nữ của từng nước trong khu vực này. 10 nước đứng đầu APMEA về
trình độ hiểu biết công dụng Mastercard của phụ nữ là: Thái Lan (73,9 điểm), New
Zealand (71.3 điểm), Australia (70.2 điểm), Việt Nam (70.1 điểm), Singapore
(69.4 điểm), Taiwan (68.7 điểm), Philippines (68.2 điểm), Hồng Kông (68.0),
Indonesia (66.5) và Malaysia (66.0) . Đứng thứ 11, 12 là các nước đông dân nhất
thế giới: Ấn Độ (được 61,4 điểm), và Trung quốc (60,1 điểm)…

  • Lê Đỗ Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/70591/can-som-day-ky-nang-tai-chinh-cho-tre-.html

Xét tuyển ĐH-CĐ: Không được đặt ra quy định trái quy chế

Posted: 05 May 2012 11:00 PM PDT

Sau khi Báo Thanh Niên ra ngày 30.4 đăng bài Xét tuyển trong nội bộ trường ĐH: Không công bằng, ngày 4.5, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga gửi công văn hướng dẫn việc xét tuyển trong kỳ thi ĐH-CĐ năm nay đến các trường ĐH-CĐ. Bộ yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy.

Thí sinh không trúng tuyển vào trường đã dự thi nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn bậc CĐ theo từng khối thi, đối tượng dự thi và khu vực tuyển sinh, các trường cấp cho thí sinh 2 giấy chứng nhận kết quả thi có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi để thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định của các trường. Sau khi xét tuyển nếu còn chỉ tiêu, các trường thông báo công khai điều kiện xét tuyển bổ sung để thí sinh biết và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Thí sinh không trúng tuyển vào trường đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đã nộp, các trường tạo điều kiện thuận lợi để thí sinh được rút hồ sơ.

Bộ yêu cầu các trường không được quy định chỉ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh đã dự thi vào trường mình, không được đặt ra những  quy định trái với quy chế tuyển sinh hiện hành.

Tại cuộc họp báo của Bộ GD-ĐT chiều 4.5, nhiều vấn đề mà dư luận đang quan tâm đã được Bộ giải trình. Bộ đã công bố kết quả kiểm tra việc cam kết thành lập trường ĐH, CĐ trong đợt vừa qua. Ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh thanh tra Bộ này cho biết, trong tháng 3.2012, Bộ đã tổ chức 5 đoàn kiểm tra 38 trường ĐH, CĐ (trong đó có 19 trường công lập và 19 trường ngoài công lập). Qua kiểm tra cho thấy: 7 trường có dưới 50 giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn, 42 ngành đào tạo ĐH chưa có tiến sĩ đúng ngành, 25 ngành CĐ chưa có thạc sĩ đúng ngành; một số trường chưa có đất hoặc có đất hẹp dưới 1 ha; một số trường thuê mướn ngắn hạn nhiều cơ sở khác nhau.  Một số ngành có tỷ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao… 

Bộ đã quyết định tạm dừng tuyển sinh 1 trường và 5 ngành của các trường ĐH, CĐ năm 2012 vì có tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao và không có giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định.

Sắp tới, Bộ sẽ cảnh báo một số trường chưa đảm bảo điều kiện chất lượng nhưng ở mức độ nhẹ để các trường tự khắc phục.

Trả lời thắc mắc về việc tại sao Bộ lại đưa ra quyết định dừng tuyển sinh vào thời điểm thí sinh  đã đăng ký dự thi, ông Bằng cho biết: "Việc dừng tuyển sinh sẽ gây ra một số xáo trộn đối với một bộ phận thí sinh ở một số trường. Điều này Bộ cũng đã tính đến, song để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của cả hệ thống, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương trong quản lý theo yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ đã quyết định dừng tuyển sinh như đã nêu trên".

Dừng tuyển sinh thêm 1 trường cao đẳng

Ngày 4.5, Bộ GD-ĐT ra quyết định dừng tuyển sinh năm 2012 đối với Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn. Lý do lãnh đạo trường này đã thành lập các cơ sở đào tạo trái phép, tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép đào tạo; chưa xây dựng được cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường; Nội bộ mất đoàn kết kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, uy tín của nhà trường và địa phương.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, sau thời hạn dừng tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc dừng tuyển sinh được khắc phục và có hồ sơ đề nghị tuyển sinh trở lại của nhà trường thì cấp.

Trước khi Bộ GD-ĐT ra quyết định này, từ tháng 6.2011, Báo Thanh Niên đã có bài viết: Nhiều sai phạm tại một trường cao đẳng phản ánh chuyện tuyển vượt chỉ tiêu, đào tạo ngành nghề chưa được cho phép, liên kết đào tạo tràn lan… tại trường này. Lần lượt sau đó, Báo Thanh Niên đã có nhiều tin, bài phản ánh nhiều sai phạm khác tại đây. Ngày 27.3, Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ GD-ĐT dừng tuyển sinh năm 2012 đối với Trường CĐ KTKT Sài Gòn.

Đăng Nguyên

Vũ Thơ

Đăng ký dự thi ĐH-CĐ: Biết chọn trường vừa sức
Nộp hồ sơ tuyển thẳng trước ngày 25.6
Cảnh cáo hiệu trưởng vi phạm tuyển sinh

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120504/Xet-tuyen-DH-CD-Khong-duoc-dat-ra-quy-dinh-trai-quy-che.aspx

Vụ Trung tâm ngoại ngữ Alpha “hô biến”: Sở GD-ĐT chưa biết

Posted: 05 May 2012 08:00 PM PDT

Sau khi Báo Thanh Niên đăng tải thông tin các cơ sở của trung tâm ngoại ngữ Alpha trong nhiều ngày nay đồng loạt đóng cửa, nhiều phụ huynh đã gọi điện phản ánh về những thông tin bất thường của trung tâm này trong thời gian gần đây.

Một phụ huynh có con đang theo học tại đây bức xúc: "Con tôi đã học ở đây 6 khóa, mỗi khóa dao động đóng từ 1,6 – 2,8 triệu đồng. Điều đáng nói là gần đây, chưa tới ngày đóng tiền học phí nhưng nhân viên trung tâm đã gọi điện thoại hối thúc, có ngày gọi đến mấy lần. Chưa hết, có lần trung tâm thông báo con tôi học giỏi nhất lớp nên phải đóng thêm 1 triệu đồng để đi dã ngoại, giao lưu với giáo viên nước ngoài. Nhưng đóng xong, tới nay vẫn chưa thấy tổ chức".

Ngày 5.5, ông Phạm Anh Ba – Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Sở GD-ĐT TP.HCM (nơi quản lý trung tâm này) cho biết: "Tới thời điểm này, chúng tôi không hề biết trung tâm này đã bán cho người khác. Chúng tôi sẽ nhanh chóng nắm lại tình hình. Nhưng về hướng giải quyết vụ việc sẽ trên tinh thần: bảo vệ quyền lợi học viên".

Ông Nguyễn Minh Nhơn, Trưởng phòng Giáo dục Q.Bình Thạnh cho biết: "Trung tâm ngoại ngữ Alpha tuy có cơ sở tại Q.Bình Thạnh, nhưng lại thuộc Phòng Giáo dục thường xuyên của Sở GD-ĐT quản lý; phòng không có chức năng, thẩm quyền kiểm tra, thanh tra cơ sở này. Nhưng chúng tôi cũng sẽ lưu tâm thông tin mà Báo Thanh Niên phản ánh để có thể tập hợp thông tin, trình báo với Sở".

Đ.Nguyên – M.Luân

Trung tâm ngoại ngữ Alpha “hô biến"

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120505/Vu-Trung-tam-ngoai-ngu-Alpha-ho-bien-So-GD-DT-chua-biet.aspx

Ngắm hoa khôi báo chí 2012

Posted: 05 May 2012 07:30 PM PDT

- Đêm chung kết cuộc thi "Press Beauty – Tài sắc nữ sinh báo chí 2012" đã diễn
ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thu hút hơn 2000 các bạn sinh viên tham
gia.

Press Beauty (Tài sắc nữ sinh Báo chí) là cuộc thi sắc đẹp thường niên nhằm
tôn vinh vẻ đẹp tài năng, trí tuệ và nghiệp vụ của nữ sinh báo chí do Học viện
Báo chí- tuyên truyền tổ chức luôn được các bạn sinh viên háo hức chờ đợi trong
năm.

Theo Ban tổ chức, cuộc thi năm nay có sự tham dự của các gương mặt nữ sinh
đến từ khoa Báo (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) và Trường CĐ Phát thanh
truyền hình Phủ Lý- Hà Nam.

Qua nhiều vòng thi sơ khảo, Ban tổ chức đã chọn ra được 10 gương mặt nữ nhà
báo tương lai đẹp cả ngoại hình và trí tuệ gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng.

Gương mặt khả ái nhất đăng quang ngôi vị hoa khôi của giải là thí sinh
Đoàn Mỹ Anh
(Sinh viên lớp Truyền hình K31A1- Học viện Báo chí và Tuyên
truyền).

Giải Á khôi 1, Á khôi 2 thuộc về Dương Tú Anh (sinh viên lớp
Phát thanh K31- Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và Bùi Hương Nhung
(lớp CBC6C – CĐ Phát thanh- truyền hình Phủ Lý).

Những hình ảnh ghi lại từ đêm chung kết:


10 gương mặt nữ nhà
báo tương lai đẹp cả ngoại hình và trí tuệ gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng

Vũ điệu nhảy sôi động

Thí sinh hòa mình vào phần biểu diễn đầy cảm xúc

Đoàn Mỹ Anh với phần múa đầy tài năng

Màn biểu diễn Vũ khúc đêm trăng rất mới lạ, hấp dẫn

Tiết mục chơi nhạc cụ dân tộc độc đáo, mới lạ trong đêm chung kết của thí sinh Lương Hoàng Như, lớp Truyền hình K30A1 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tiết mục hấp dẫn

Đoàn Mỹ Anh đã òa khóc khi biết mình đăng quang ngôi vị hoa khôi

Giây phút đăng quang

  • Anh Tuấn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/71017/ngam-hoa-khoi-bao-chi-2012.html

Ra trường làm lãnh đạo ngay

Posted: 05 May 2012 07:19 PM PDT

Ra trường làm lãnh đạo ngay

TT – Chiều 3-5, ĐHQG TP.HCM đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ để giới thiệu các đề án đào tạo nhân lực mới nhất của đại học này.

Ông Nguyễn Văn Khang, chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đóng góp ý kiến trong buổi làm việc – Ảnh: Minh Đức

Đó là đề án quốc gia về chương trình đào tạo thạc sĩ tiên tiến quản trị hành chính công chuẩn quốc tế.

Bằng "3 trong 1"

Theo PGS.TS Phan Thanh Bình – giám đốc ĐHQG TP.HCM, ĐH này có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho các tỉnh phía Nam. Trước nhu cầu về phát triển kinh tế – xã hội cùng với vị trí trọng yếu của khu vực và điều kiện thực tế của mình, ĐHQG TP.HCM vừa xây dựng dự án quốc gia về đào tạo cán bộ lãnh đạo trẻ địa phương trình độ quốc tế.

Theo đó, mục tiêu của đề án này nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực lãnh đạo, có kiến thức chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng và có khả năng đảm nhận các vị trí lãnh đạo ở các địa phương từ cấp phó chủ tịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; chuẩn bị đội ngũ cho các địa phương nhiệm kỳ 2015-2020.

"Đây là đề án đào tạo cán bộ trẻ có trình độ quốc tế. Trọng tâm của đề án phục vụ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tính chất quan trọng nhất là đề án cấp quốc gia, nếu thành công chương trình sẽ được mở rộng" – PGS.TS Lê Quang Minh, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho biết.

Đề án đào tạo cán bộ trẻ này là chương trình đào tạo thạc sĩ tiên tiến quản trị hành chính công chuẩn quốc tế chính quy, tập trung có thời gian đào tạo ba năm. Đối tượng tuyển sinh đầu vào là cán bộ lãnh đạo trẻ được đào tạo, dự kiến phục vụ ở các vị trí lãnh đạo cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Đáp ứng các tiêu chí không quá 35 tuổi, tốt nghiệp đại học loại khá ở bất kỳ ngành nào, đồng thời là đảng viên, đoàn viên ưu tú thuộc diện quy hoạch của địa phương. Mỗi tỉnh ở khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ sẽ cử năm học viên đi học/khóa.

Điểm đặc biệt của chương trình là học viên ra trường sẽ có bằng "3 trong 1": cao cấp chính trị, ngoại ngữ, chuyên môn. Theo đó, học viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn cho vị trí lãnh đạo như kinh tế tài chính, chính trị xã hội, quy hoạch và hoạch định chiến lược, quản lý hành chính, kiến thức về địa phương và kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp.

Trong quá trình học tập tại Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP.HCM, học viên sẽ được thực tập tại các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc các công ty nhà nước và một học kỳ tại các trường đại học ở nước ngoài. ĐHQG Singapore cũng sẽ tham gia đào tạo trong chương trình này.

"Tốt nghiệp từ chương trình này ra sẽ có kiến thức nền vững chắc về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp… để ra những quyết định sát hợp với điều kiện của địa phương. Sau khi ra trường, học viên sẽ có đủ trình độ để làm lãnh đạo ngay chứ không cần phải học thêm" – ông Phan Thanh Bình khẳng định.

Còn nhiều băn khoăn

Sau khi nghe trình bày đề án này, hầu hết lãnh đạo các địa phương đều ủng hộ vì đây là chương trình hay, tính khả thi cao và rất cần thiết. Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho rằng: "Trước đây, do nhiều lý do anh em chúng ta chưa được đào tạo bài bản để quản lý. Chính vì vậy, chúng ta phải mạnh dạn, đột phá để đào tạo nguồn cán bộ quản lý trẻ nhằm đáp ứng nguồn nhân lực quản lý chuyên nghiệp theo chiến lược phát triển nhân lực từ nay đến năm 2020".

Ông Huỳnh Văn Nhị, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cũng cho rằng đây là ý tưởng hay, táo bạo, mang tính đột phá, gắn với nhu cầu bức thiết của các địa phương trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo trẻ. Tuy nhiên, ông Nhị cho rằng cần quy định cụ thể hơn điều kiện tuyển đầu vào là cán bộ công chức thuộc diện quy hoạch của các địa phương, có trình độ ngoại ngữ nhất định và đồng thời phải quy định tốt nghiệp chuyên ngành nào.

"Chương trình này đào tạo cán bộ lãnh đạo nên bố trí thực tập ở những cơ sở hành chính, không nên đưa đi thực tập tại các trường đại học, doanh nghiệp nước ngoài" – ông Nhị đóng góp.

Dù rất hoan nghênh với đề án này nhưng ông Huỳnh Minh Đoàn, phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cũng lưu ý ban xây dựng đề án một số điểm thực tế, đó là: "Cần nghiên cứu và thống nhất kỹ về chương trình đào tạo, nhất là phần kỹ năng quản trị, quản lý hành chính. Ngoài ra, các tỉnh cũng nên bàn để thống nhất về ngân sách để chọn người đi học".

Cùng với những góp ý này, đại diện nhiều tỉnh còn cho rằng đề án cần tính đến đầu ra như thế nào để tránh tình trạng "ra trường bơ vơ" như nhiều dự án trước đây.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Khang cũng băn khoăn chọn người học chương trình này, ông cho rằng phải chọn người có trong danh sách cán bộ quy hoạch của các địa phương. "Chọn cán bộ đạt các tiêu chí của chương trình nhưng không có trong quy hoạch thì sẽ khó bố trí công tác cho họ".

Ông Lê Thanh Hùng – phó chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu – cho rằng những tiêu chí tuyển đầu vào khóa đầu như vậy là khá cao, khó tuyển được người.

TRẦN HUỲNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/490104/Ra-truong-lam-lanh-dao-ngay.html

Sửa đổi, bổ sung quy định bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư

Posted: 05 May 2012 07:18 PM PDT

(GDTĐ) – Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 20/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các tân GS, PGS 2011
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các tân GS, PGS 2011

Theo Quyết định 20/2012/QĐ-TTg, đối tượng được bổ nhiệm chức danh giáo sư gồm:

Những người đã được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư;

Nhà giáo đã được bổ nhiệm làm giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài đang tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

Đối tượng được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư gồm:

Những người đã được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư;

Nhà giáo đã được bổ nhiệm làm giáo sư hoặc phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài đang tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

Theo Quyết định 174/2008/QĐ-TTg, một trong các tiêu chuẩn chức danh giáo sư là hướng dẫn chính ít nhất hai nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Tại Quyết định 20/2012/QĐ-TTg, quy định tiêu chuẩn chức danh giáo sư nêu trên được sửa đổi, bổ sung là “hướng dẫn chính ít nhất hai nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật chưa đào tạo trình độ tiến sĩ thì tiêu chuẩn này có thể được xem xét và thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn ở trong nước hoặc nước ngoài của cá nhân, hoặc có sinh viên do nhà giáo trực tiếp hướng dẫn chính được giải thưởng cao ở trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập”.

Tiêu chuẩn chức danh giáo sư, Quyết định 20/2012/QĐ-TTg bổ sung quy định: Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội, xuất sắc cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể xét đặc cách các tiêu chuẩn quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.

Ngoài ra, Quyết định 20/2012/QĐ-TTg quy định cụ thể bậc lương đối với giáo sư và phó giáo sư.

Cụ thể, đối với nhà giáo thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đại học công lập: Nhà giáo được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp (mã ngạch 15.109) và được xếp vào bậc lương có hệ số cao hơn một bậc so với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương đang hưởng; trường hợp đã hưởng lương ở ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp được xếp lên một bậc lương liền kề.

Nhà giáo được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư thì được bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư – giảng viên chính (mã ngạch 15.110) và được xếp vào bậc lương có hệ số cao hơn một bậc so với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương đang hưởng; trường hợp đã hưởng lương ở ngạch phó giáo sư – giảng viên chính được xếp lên một bậc lương liền kề.

Nhà giáo đã hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch được bổ nhiệm thì được tính thêm 5% phụ cấp thâm niên vượt khung…

Các cơ sở không phải cơ sở giáo dục đại học công lập vận dụng các quy định nêu trên để thực hiện chế độ đãi ngộ phù hợp với nhà giáo được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201205/Sua-doi-bo-sung-quy-dinh-bo-nhiem-chuc-danh-giao-su-pho-giao-su-1961031/

Học qua mạng với trường danh tiếng

Posted: 05 May 2012 01:58 PM PDT

Cuối tháng tư, hàng loạt trang tin tức như Bloomberg, New York Times, Reuters… đều giật tít lớn về sự ra đời của Coursera, một trang web cung cấp những khóa học miễn phí trên mạng.

Sự kiện này được coi là chấn động vì Coursera tập hợp sự tham gia của nhiều trường đại học lớn trên thế giới như Stanford, Princeton…

Ngoài việc đảm bảo chất lượng chương trình gần như giáo trình gốc, Coursera cũng sẽ chấm điểm và trao giấy chứng nhận cho học viên khi hoàn thành chương trình.

Ai cũng có cơ hội

Đều từng giảng dạy tại ĐH Stanford (Hoa Kỳ), hai giáo sư Andrew Ng. và Daphne Koller cho biết Coursera ra đời từ nguyện vọng được đem những "kiến thức đắt tiền" (mỗi sinh viên thường phải trả trung bình hơn 40.000 USD cho một năm học tại các trường ĐH lớn ở Mỹ) tới những cá nhân không có điều kiện kinh tế nhưng thừa đam mê học hỏi. Trang Coursera (www.coursera.org/courses) hiện cung cấp những khóa học có tính tương tác cao và trải dài từ lĩnh vực công nghệ tới y khoa, sinh học, toán, tài chính, nhân văn… Chỉ cần một microphone và một màn hình vi tính, người học có thể vừa học vừa thảo luận, trao đổi kiến thức với đồng môn trên khắp thế giới.

Cả hai giáo sư sáng lập Coursera từng thử nghiệm mô hình giảng dạy trực tuyến miễn phí trong một năm và cho biết rất bất ngờ khi lượng học viên đăng ký vượt qua con số 100.000 trong thời gian ngắn. Đó là động lực để họ bắt tay gầy dựng Coursera.

Hiện Daphne Koller và Andrew Ng. đều quyết định giảm hẳn số tiết dạy chính khóa tại ĐH Stanford để có thể dồn sức vào Coursera. "Chúng tôi muốn sử dụng công nghệ để thay đổi nền giáo dục một cách sâu sắc, ý nghĩa nhất" – giáo sư Andrew Ng. nói.

Học miễn phí nhờ có tài trợ

Giáo sư Andrew Ng. cho biết Coursera hiện có khoảng 46 môn học đang được giảng dạy và trong tương lai gần sẽ bổ sung những môn cần thiết khác vào những tháng kế tiếp. "Bên cạnh những kiến thức hàn lâm, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc giúp các bạn trẻ cải thiện những kỹ năng mềm, thực tế như làm sao để viết thư xin việc, thư tự giới thiệu bản thân và định hướng phát triển nghề nghiệp… một cách tốt nhất". Ông cũng cho biết hiện chương trình đang tiếp tục tìm hiểu, thuyết phục và ký kết với nhiều trường khác để bổ sung nguồn tư liệu miễn phí cho người học.

Trước băn khoăn của một số người rằng "những gì miễn phí thường sẽ kém chất lượng" và số khác nghi ngại Coursera sẽ thu phí trong tương lai, giáo sư Daphne Koller tự tin: "Các bạn có thể kiểm tra tên và danh tiếng của những giáo sư tham gia chương trình, hiện những cá nhân kết hợp với chúng tôi đều đến từ các trường đại học lớn nhất nước Mỹ như: Princeton, Stanford, Pennsylvania… Hầu hết họ, bên cạnh việc ham học hỏi, đều rất đam mê giảng dạy và chia sẻ tri thức. Họ gắn kết với Coursera không phải vì lợi nhuận bởi hầu hết giảng viên của chương trình đều không có lương".

Giáo sư Daphne Koller cho biết thêm về lý do Coursera thực hiện miễn phí: chương trình nhận được khoản đầu tư 16 triệu USD từ các tập đoàn đầu tư như Kleiner Perkins Caufield Byers và New Enterprise Associates. Toàn bộ chi phí này được sử dụng cho việc điều hành web, nâng cao chất lượng chương trình… "Do đó chúng tôi đảm bảo bài giảng trên mạng có chất lượng tương tự giáo trình gốc, không cứ miễn phí là chất lượng kém" – bà nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc có nhiều môn học thú vị trên Coursera, tuy nhiên phần lớn lại chỉ phù hợp với con người và xã hội phương Tây chứ ít phù hợp với điều kiện xã hội, nhu cầu của các quốc gia đang phát triển như VN, giáo sư Andrew Ng. bày tỏ: "Dù đã nỗ lực hết sức nhưng chúng tôi tin rằng trang web hiện chưa thể đáp ứng hết yêu cầu từ mọi người. Chúng tôi hiện chỉ tập trung vào những môn học có tính phổ biến, ứng dụng cao mà nhiều người cần". Và ông gợi ý:" Nếu các bạn có những góp ý, yêu cầu cụ thể thì có thể gửi phản hồi về trang web để chúng tôi tiện tham khảo và đưa ra những thay đổi, bổ sung cần thiết sau này".

5.200 học viên từ VN theo học

Giáo sư Andrew Ng. cho biết một thông tin thú vị: hiện trong hơn hàng chục ngàn học viên của Coursera thì số thành viên đến từ VN vào khoảng 5.200 và có một kỹ sư người Việt đang làm cho dự án. "Vì vậy, chúng tôi chắc chắn sẽ lưu ý đến thị trường Việt", ông nhìn nhận.

 
Giáo sư Andrew Ng. (trái) và giáo sư Daphne Koller – Ảnh do nhân vật cung cấp

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120505/Hoc-qua-mang-voi-truong-danh-tieng.aspx

Comments