Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hai học sinh tiểu học bị mắc kẹt cả đêm trong tầng hầm

Posted: 05 May 2012 07:58 AM PDT

(TNO) Khoảng 12 giờ 30 phút trưa nay (5.5), hai học sinh lớp 2H Trường tiểu học Kim Đồng (Q.Ba Đình, Hà Nội) mất tích từ chiều qua đã bất ngờ trở về với gia đình một cách an toàn.

Hai học sinh tiểu học ở Hà Nội mất tích

 
Hai cháu bé Bảo Ngọc và Phương Nghi đã trở về nhà – Ảnh: Đan Hạ 

 


Cháu Bảo Ngọc và mẹ – Ảnh: Phan Hậu


Cháu Phương Nhi kể lại quá trình bị mắc kẹt ở tầng hầm tòa nhà phía sau trường tiểu học - Ảnh: Minh Sang

 

Chị Trịnh Thị Quế, mẹ của cháu Nguyễn Bảo Ngọc (SN 2004) cho biết, gia đình đã tìm thấy 2 cháu bé tại tầng hầm thứ hai của tòa nhà 15-17 phố Ngọc Khánh (Q.Ba Đình, Hà Nội). Tòa nhà nằm ngay sau trường tiểu học Kim Đồng.

Hai cháu Ngọc và Nhi được một người dân trong tòa nhà phát hiện trong tình trạng sợ hãi, kiệt sức vì đói và mệt.

Sau khi được chăm sóc, Ngọc và Nhi đã dần hồi phục sức khỏe và cho biết: sau khi tan học cả hai liền rủ nhau đến nhà bạn Thục Anh ở nhà B3, khu tập tể 15-17 Ngọc Khánh chơi.

Tuy nhiên, do bạn Thục Anh đi vắng nên cả hai vào thang máy đi xuống để đi về nhà. Do không thạo nút bấm thang nên bị kẹt dưới tầng hầm tòa nhà. Mặc dù đã cố gắng kêu cứu nhưng phải mãi đến trưa nay mới có người phát hiện và cứu thoát hai cháu bé.

Minh Sang – Phan Hậu – Đan Hạ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120505/hai-hoc-sinh-tieu-hoc-ha-noi-mac-ket-ca-dem-trong-tang-ham.aspx

Hai học sinh tiểu học bị mắc kẹt cả đêm trong tầng hầm

Posted: 05 May 2012 07:58 AM PDT

(TNO) Khoảng 12 giờ 30 phút trưa nay (5.5), hai học sinh lớp 2H Trường tiểu học Kim Đồng (Q.Ba Đình, Hà Nội) mất tích từ chiều qua đã bất ngờ trở về với gia đình một cách an toàn.

Hai học sinh tiểu học ở Hà Nội mất tích

 
Hai cháu bé Bảo Ngọc và Phương Nghi đã trở về nhà – Ảnh: Đan Hạ 

 


Cháu Bảo Ngọc và mẹ – Ảnh: Phan Hậu


Cháu Phương Nhi kể lại quá trình bị mắc kẹt ở tầng hầm tòa nhà phía sau trường tiểu học - Ảnh: Minh Sang

 

Chị Trịnh Thị Quế, mẹ của cháu Nguyễn Bảo Ngọc (SN 2004) cho biết, gia đình đã tìm thấy 2 cháu bé tại tầng hầm thứ hai của tòa nhà 15-17 phố Ngọc Khánh (Q.Ba Đình, Hà Nội). Tòa nhà nằm ngay sau trường tiểu học Kim Đồng.

Hai cháu Ngọc và Nhi được một người dân trong tòa nhà phát hiện trong tình trạng sợ hãi, kiệt sức vì đói và mệt.

Sau khi được chăm sóc, Ngọc và Nhi đã dần hồi phục sức khỏe và cho biết: sau khi tan học cả hai liền rủ nhau đến nhà bạn Thục Anh ở nhà B3, khu tập tể 15-17 Ngọc Khánh chơi.

Tuy nhiên, do bạn Thục Anh đi vắng nên cả hai vào thang máy đi xuống để đi về nhà. Do không thạo nút bấm thang nên bị kẹt dưới tầng hầm tòa nhà. Mặc dù đã cố gắng kêu cứu nhưng phải mãi đến trưa nay mới có người phát hiện và cứu thoát hai cháu bé.

Minh Sang – Phan Hậu – Đan Hạ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120505/hai-hoc-sinh-tieu-hoc-ha-noi-mac-ket-ca-dem-trong-tang-ham.aspx

Chấm chéo bài thi giữa các trường

Posted: 05 May 2012 07:08 AM PDT

Thi tốt nghiệp THPT 2012:

Chấm chéo bài thi giữa các trường

TT – Ngoài chấm chéo bài thi, tại cuộc họp báo chiều 4-5, Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ cho phép tất cả thí sinh được xin phúc khảo bài thi.

Thi tốt nghiệp THPT 2012: Đề chung, chấm riêng

Riêng tuyển sinh ĐH, CĐ, bộ không cho phép các trường được ưu tiên tuyển nguyện vọng 1B, 1C…

Chiều 4-5, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo định kỳ thông tin về việc chuẩn bị tổ chức thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH-CĐ và kết quả kiểm tra cam kết chất lượng của các trường ĐH-CĐ.

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giao sự chủ động cho các địa phương trong việc tổ chức kỳ thi, không bắt buộc thực hiện thi cụm, chấm chéo giữa các tỉnh, thành, nhưng để đảm bảo kỷ cương của kỳ thi, Bộ GD- ĐT yêu cầu các địa phương phải tổ chức hội đồng thi ghép giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm ngăn ngừa tiêu cực. Các tỉnh, thành vẫn phải tổ chức chấm chéo các bài thi tự luận giữa các trường THPT trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc "giáo viên không chấm bài thi của học sinh trường phổ thông mà mình đang giảng dạy".

Trao đổi với Tuổi Trẻ về những giải pháp của Bộ GD-ĐT trong việc tăng cường giám sát kỳ thi tốt nghiệp THPT khi giao chủ động cho các địa phương thực hiện các khâu của kỳ thi để tránh bệnh thành tích, ông Nguyễn Huy Bằng, chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ GD-ĐT năm nay sẽ không cử đoàn thanh tra ủy quyền tại các sở GD-ĐT, nhưng sẽ có nhiều giải pháp khác nhau để giám sát kỳ thi. Cụ thể, Bộ GD-ĐT sẽ huy động nhiều đoàn thanh tra lưu động hơn năm trước. Các đoàn thanh tra này sẽ đi thanh tra trước kỳ thi, trong khi diễn ra kỳ thi và sau khi kỳ thi theo nguyên tắc thanh tra không báo trước.

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết: quy định mới cho phép tất cả thí sinh có quyền xin phúc khảo bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (năm 2011, chỉ những thí sinh có điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình môn học đó ở lớp 12 ít nhất 1,0 thì mới được xin phúc khảo) tuy khiến các sở GD-ĐT nhiều việc phải làm hơn nhưng cũng là một trong những điểm mới nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng cho thí sinh.

* Đề cập kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, ông Ngô Kim Khôi, cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng GD, cho biết một điểm mới năm nay là Bộ GD-ĐT không cho phép các trường ĐH-CĐ ưu tiên tuyển thí sinh có nguyện vọng 1B, 1C. Đây là những thí sinh trượt NV1 đăng ký tiếp các NV khác vào trường đó. Những năm gần đây, nhiều trường đã có chính sách ưu tiên cho diện thí sinh này nên không tuyển thí sinh có NV2 đã dự thi ở trường khác. "Bộ GD-ĐT đề nghị các trường phải tiến hành xét tuyển NV2 đúng quy định để đảm công bằng với tất cả các đối tượng thí sinh"- ông Khôi khẳng định.

VĨNH HÀ – NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/490356/Cham-cheo-bai-thi-giua-cac-truong.html

Một cách thi… lạ

Posted: 05 May 2012 07:08 AM PDT

Một cách thi… lạ

TT – Kỳ kiểm tra học kỳ 2 các môn khoa học, lịch sử, địa lý của học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, TP.HCM vừa diễn ra sáng 3 và 4-5 tại… sân trường.

Nhiều phụ huynh gọi đây là cách thi… lạ và có nhiều phản ứng trái chiều với hình thức thi mới mẻ này.

Hơn 500 học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh làm bài thi tại sân trường – Ảnh: L.TRANG

Từ 7g sáng 4-5, hơn 500 học sinh (HS) khối 4 và 5 của Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q.7, TP.HCM) đã tập trung tại sân trường với "hành lý" là tấm bạt vuông (hoặc tấm đệm) dùng để lót ngồi, chiếc ghế nhựa và bộ dụng cụ học tập.

Trên sân trường với khá nhiều bóng cây, nắng bắt đầu lên, giáo viên, bảo mẫu các lớp hướng dẫn học sinh xếp hàng và ổn định chỗ ngồi trước khi vào giờ kiểm tra. Sốt ruột, khá đông phụ huynh cũng tranh thủ vào sân trường để trải bạt, giúp con chuẩn bị chỗ ngồi tốt, tránh nắng.

Ý kiến trái chiều

Đúng 7g15, nhà trường phát loa căn dặn HS, nhắc nhở phụ huynh ra phía ngoài khu vực kiểm tra và giám thị bắt đầu phát đề thi. Trung bình mỗi HS ngồi cách nhau 1,5-2m. Đề thi là những phiếu câu hỏi được in sẵn, HS chỉ cần điền tên và làm bài ngay trên phiếu này, thay vì hình thức tự chép đề và viết phần trả lời trên giấy kiểm tra như cách làm thông thường. Đến 7g55, kết thúc giờ thi môn lịch sử và địa lý. Trường thông báo hết giờ kiểm tra và thu bài, toàn bộ HS xếp ghế và quay lại phòng học để bắt đầu giờ học. Lúc này nắng cũng bắt đầu gắt hơn trên sân trường, nhiều HS đã toát mồ hôi sau 40 phút làm bài.

Anh Mạnh, phụ huynh có con học lớp 4, bức xúc: "Các cháu còn nhỏ mà phải ngồi ngoài nắng làm bài kiểm tra thì sức khỏe và tâm lý đều bị ảnh hưởng, hơn nữa dùng ghế thay bàn sẽ không đúng tư thế viết bài". Nhiều phụ huynh khác cũng tỏ ra sốt ruột và không hài lòng khi thấy con mình ngồi làm bài thi ngoài trời.

Ngược lại, một phụ huynh tên Bình cho biết: "Giờ thi rơi vào giờ mát mẻ, chỉ có một chút nắng sớm nên không hại gì, thay vì ngồi trong phòng thi chật chội căng thẳng thì các cháu được ra ngoài, khỏe khoắn, gần gũi với thiên nhiên, môi trường cũng là điều đáng làm".

Học sinh làm bài tại sân trường -  Ảnh: Lưu Trang

Rèn sự tự tin

Theo ông Hà Thanh Hải, hiệu trưởng nhà trường, người xưa nay nổi tiếng với nhiều đổi mới trong giáo dục tiểu học, đây không phải lần đầu tiên trường tổ chức kiểm tra ở ngoài trời. HS đã được làm quen với hình thức này từ đầu học kỳ 1. Trường tiểu học Lương Thế Vinh có sĩ số khá đông, có lớp lên tới 48 em, chỗ ngồi khá chật chội. Mỗi khi đến kỳ kiểm tra, khối này làm bài thì khối kia phải nghỉ để đảm bảo thi cử.

"Tuy nhiên, mục tiêu chính của chúng tôi là muốn tất cả HS đều tự tin khi bước ra ngoài cửa lớp, rèn cho các em kỹ năng và xây dựng nề nếp nghiêm túc của kỳ kiểm tra. Điểm số không quan trọng mà quan trọng là các em tự làm bài. Chúng tôi chỉ tổ chức thi ngoài sân các môn trắc nghiệm, thời gian làm bài ngắn. Riêng môn tiếng Việt và toán HS vẫn thi trong phòng như bình thường. Thực tế bình thường điểm số của các em rất cao, toàn điểm 9, 10 nhưng khi bước vào những kỳ thi quyết định lại không đạt được kết quả như ý muốn", ông Hải cho biết.

Về kỳ thi "lạ" này, ông Lê Ngọc Điệp, trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, nêu quan điểm: "Ngoài môn tiếng Việt và toán là môn điều kiện xét lên lớp, các môn còn lại có thể tổ chức kiểm tra tùy theo điều kiện nhà trường (có thể theo hình thức trắc nghiệm xen kẽ tự luận), nhưng phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng, công bằng và khách quan. Việc đưa HS ra sân trường có thể để tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái cho kỳ kiểm tra. Sở luôn khuyến khích sự đổi mới, tuy nhiên phải đúng quy định, đảm bảo an toàn và sức khỏe HS. Nghịch lý là mỗi khi các trường áp dụng cái mới sẽ có nhiều luồng ý kiến trái nhau giữa quan điểm truyền thống và đổi mới, hiệu trưởng thường bị phản ứng. Còn nếu hiệu trưởng an phận, không thay đổi thì không ai nói tới".

Ông Điệp cũng công nhận đây là lần đầu tiên có một trường tiểu học tổ chức kiểm tra theo hình thức mới này trên địa bàn TP. Hình thức tổ chức các kỳ thi quan trọng tại sân trường nhằm chống gian lận trong thi cử từng được một trường trung học tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thực hiện và cũng gặp phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận.

LƯU TRANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/490330/Mot-cach-thi-la.html

Khi giáo sinh mầm non… vỡ mộng

Posted: 05 May 2012 07:08 AM PDT

Giáo viên bị "sốc"

Một giáo sinh mới đi dạy kể rằng, cô khiếp xanh mặt khi ngày đầu đến lớp gặp tình huống trẻ bị nôn ói, khó thở vì hóc đồ ăn, rồi nhiều trẻ "ị" trong quần cùng một lúc… Không biết xử lý thế nào, cô đành cầu cứu GV lâu năm ở lớp bên cạnh sang giải quyết giúp.

Quá sợ, hôm sau giáo sinh này nộp đơn xin nghỉ việc dù cho nhà trường năn nỉ cô ở lại chờ tìm người. Cô thật tình: "Em vẫn hình dung khi dạy công việc của mình là mình hát ca, kể chuyện, vui chơi cùng trẻ. Những tình huống trong nghề mình có nghe, có biết, có thấy nhưng không ngờ khi phải trực tiếp xử lý lại khó đến vậy".

Nói về việc giáo sinh vừa đi làm đã vội nghỉ việc, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung phân tích: công việc ở trường mầm non rất cực, vượt sức tưởng tượng của giáo sinh. Quá trình thực tập, sinh viên chỉ được trải nghiệm "bề nổi" khi đóng vai trò phụ việc cho GV chính. Ít nơi tạo điều kiện cho họ được thực hành một cách thực sự. Hơn nữa, thời gian thực tập thường bắt đầu ở kỳ 2 của năm học, khi đó trẻ đã nề nếp, ổn định, ít phát sinh những tình huống bất ngờ làm giáo sinh không lường hết được sự khó khăn.

“Thế nên khi chính thức làm việc, họ bị "sốc". Công việc quá áp lực cùng mức lương lại thấp nhất trong các bậc học nên giáo sinh sớm nghỉ việc tìm cho mình cơ hội khác cũng dễ hiểu. Đây thật sự là một sự uổng phí trong đào tạo khi các em đã dành nhiều năm ăn học nhưng lại không theo nghề", bà Dung bày tỏ.

Thiếu trải nghiệm

Bà Nguyễn Thị Diệu Hiền, trưởng phòng tuyển sinh trường mầm non tư thục ATY (Q. Tân Phú, TPHCM) cho rằng có quá nhiều nguyên nhân tác động đến GV mầm non trẻ bỏ việc. Thu nhập thấp, công việc áp lực mà đặc biệt việc thiếu trải nghiệm là một trong

những lý do dẫn đến việc giáo sinh nghỉ việc ngay khi vừa đi làm.

"Họ không được trải nghiệm áp lực về công việc chăm trẻ, áp lực từ những người quản lý và đặc biệt là phụ huynh. Khi tuyển GV chúng tôi đều thực hiện thêm việc tư vấn, tra đổi với GV về những khó khăn trong nghề để họ hình dung phần nào và chuẩn bị tâm thế vững hơn ", bà Hiền nói.

Trong suy nghĩ của không ít SV ngành Sư phạm, sau khi tốt nghiệp, đến nhận việc tại một trường nào đó mình sẽ sớm học lên cao học để làm quản lý. Ít nhiều họ biết được khó khăn trong công việc giảng dạy nhưng họ không nghĩ mình phải trải qua hoặc sẽ gắn bó lâu dài với công việc đó.

Một GV mầm non thâm niên tại trường mầm non ở Q.1 (TPHCM) chia sẻ, cô từng gặp rất nhiều giáo sinh ra trường "lung lay" với nghề. Có em chọn nghề theo ép buộc của gia đình, cho em đến khi đi dạy, phát hiện ra mình… chọn nhầm nghề. Đặc biệt có trường hợp giáo sinh sau khi nhận việc đã khóc nói Chẳng lẽ cả đời em cũng như chị, đi trông trẻ chỉ để nhận vài triệu tiền lương sao.

“Thì ra em đã tưởng đi dạy một hai năm rồi sẽ… lên quản lý. Sau khi nói chuyện, tôi đã khuyên em nên cân nhắc kỹ xem mình có yêu thích công việc này không. Nếu không thì nên chọn cho mình con đường khác để khỏi uống phí thời gian, tiền bạc".

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, để khắc phục tình trạng chưa đi làm đã nản của giáo sinh, ngay từ lúc chọn nghề, người học rất cần được hướng nghiệp một cách cụ thể để có cơ sở xác định sở thích, đam mê của mình. Quá trình học, SV cần được tạo điều kiện để va chạm với thực tế nhiều hơn, giúp các em có tâm lý vững vàng khi đi làm .

Giải quyết vấn đề tận gốc, bà Dung nhấn mạnh, GV cần được nâng cao đời sống, thu nhập cũng như giảm những áp lực không đáng có trong công việc thì họ mới có thể tận tụy theo nghề dạy trẻ lâu dài.

Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường ĐH, CĐ ở TPHCM đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh với ngành Sư phạm mầm non. Điểm chuẩn không cao, cơ hội việc làm nhiều nên "đầu vào" của ngành giáo dục mầm non vẫn đảm bảo. Thế nhưng, thực trạng GV bỏ việc, "rơi" ở đầu ra lại thách thức với vấn nạn thiếu GV.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-591903/khi-giao-sinh-mam-non-vo-mong.htm

Trò chuyện với bố nuôi cậu bé 9 tuổi không đến trường

Posted: 05 May 2012 07:08 AM PDT

- Lời tòa soạn: "Kiệt" diễn ra từ ngày 14 – 25/4 vừa qua tại Hà Nội là triển lãm cá nhân đầu tiên của Vũ Tuấn Kiệt, gồm 46 bức tranh đen trắng vẽ bằng bút sắt mực tàu, với nội dung từ động vật, con người, các hiện tượng tự nhiên đến chuyện giới tính, phố xá, hệ sinh thái và thậm chí có cả vấn đề đô thị hoá nông thôn.


Điều đáng nói không chỉ ở nội dung các bức tranh, không chỉ ở việc Kiệt sinh năm 2003, mà còn ở chỗ với độ tuổi này, trong lúc bạn bè đang ngày ngày đến trường thì Kiệt ung dung ở với "bác Tùng", "chẳng làm gì" ngoài việc vẽ tranh, chơi với chó, đọc truyện tiếng Anh, tiếng Trung.


"Sư phụ" của Kiệt, người thuyết phục bố mẹ cho em được sống theo ý thích, tạo điều kiện cho em có cuộc sống tự do như mong muốn, là Tiến sĩ – Kiến trúc sư Phó Đức Tùng. Anh đã từng học kinh tế, kiến trúc, triết học tại Đức.

VietNamNet có cuộc trò chuyện với anh.

“Khi đã không thích thì phải đến trường là khổ như bị bệnh, chỉ cần khỏi
bệnh là hạnh phúc, thành được cái gì không quan trọng. Giống như bị một
căn bệnh kinh niên, sống chung thì cũng được, nhưng nếu khỏi hẳn thì
tốt quá.”


Giáo dục ở trường đối với Kiệt là bệnh, chỉ cần khỏi bệnh là hạnh phúc

Anh có lo ngại về việc Kiệt không chơi với bạn bè đồng trang lứa, cháu sẽ ít bạn?

 

- Đúng là Kiệt ít gặp các bạn đồng trang lứa hơn những bé vẫn hàng ngày đến trường khác. Nhưng cháu vẫn được gặp con cái của bạn bè tôi đến chơi. Cuối tuần về nhà cháu vẫn gặp anh chị em họ hàng, cả bạn bè của cậu em trai nữa.

Có thể với Kiệt thời gian chơi với trẻ con ít hơn nhưng không có nghĩa là không có bạn. Bạn thực sự phải là những người phù hợp. Khi có điều kiện để tự mình chọn bạn thì sẽ có ý nghĩa hơn là bị bắt buộc với một đám đông và phải lựa chọn người để chơi trong số đó. Nguyên chuyện bắt buộc đã phản tác dụng.

Bạn bè không cần phải nhiều. Chỉ cần gặp nhau 1h mà thấy hợp còn hơn là ở cạnh nhau cả năm tháng mà không hợp.

Giống như ăn phở, một người ngày nào cũng phải ăn và một người một tuần thích thì ăn một lần, liệu ai sẽ thấy phở ngon hơn?

Có hai xu hướng khi phát hiện con trẻ có tài năng hơn người. Đó là dựa vào môi trường trường lớp cho con nhanh chóng học lên những bậc học cao hơn, hoặc cho rời khỏi trường lớp để tìm thầy dạy riêng. Quan điểm của anh về việc này như thế nào?

- Đối với trường hợp của Kiệt không phải tôi cho nghỉ học để tìm cách phát triển năng khiếu của cháu. Tôi không nghĩ đến điều này. Mà chỉ đơn giản là tôi thấy giáo dục ở nhà trường đối với Kiệt là vô ích.

Khi đã không thích thì phải đến trường là khổ như bị bệnh, chỉ cần khỏi bệnh là hạnh phúc, thành được cái gì không quan trọng. Giống như bị một căn bệnh kinh niên, sống chung thì cũng được, nhưng nếu khỏi hẳn thì tốt quá.

Tại sao anh và bố mẹ Kiệt lại cho rằng cháu cần phải nghỉ học?

Vì Kiệt không còn muốn đi học, cứ đi học là stress. Và cháu cam kết là nếu không đi học cháu sẽ ổn. Đã được hơn một năm, cháu vẫn ổn.


Trẻ con không thích đến trường là chuyện thường gặp. Cháu stress đến mức độ nào mà anh lại cho nghỉ?

Nếu là con tôi thì dù ở mức độ nào tôi cũng chiều. Bởi vì không có một lý lẽ nào để ép buộc con người ta phải làm những thứ mình không muốn, nếu những điều đó chỉ là việc của cá nhân mình.

Tuy nhiên, đưa trẻ phải có một ý chí nhất định, phải biết mình muốn gì và bằng lòng với điều đó, thì người lớn mới yên tâm để cho trẻ thực hiện.

Tức là Kiệt đặc biệt mạnh mẽ?

- Không cần phải đặc biệt lắm mà chỉ cần biết mình muốn gì, như thế là đủ.

Còn với một đưa trẻ bảo là muốn cái này nhưng thực ra là muốn cái khác, thì không ai tin tưởng mà chiều theo được. Nhưng theo tôi, việc trẻ muốn một đằng nói một nẻo là hệ quả của giáo dục, với một loạt áp lực của người lớn, chứ không ai sinh ra đã thế. Đứa trẻ phải chống đối lại sự áp đặt đó.

Vì mục đích là chống đối chứ không phải là mong muốn tự thân nên rất dễ thay đổi, nay thế này, mai thế khác.

Những cái thu lượm được ở trường không đáng để đánh đổi tính độc lập

“Ở nước ngoài trẻ con ít có nhu cầu ở nhà vì bố mẹ không có thời gian và
ở trường nhiều trò hấp dẫn hơn. Ở Việt Nam các gia đình thường có ông
bà, họ hàng, láng giềng v.v. có thể trông cháu, và ở trường thì không
thú vị gì.”

Hiện nay, cũng có một số trẻ tự lựa chọn không đến trường, và trở thành trẻ hư.

Thứ nhất là chưa chắc đứa trẻ đã có sự tự lựa chọn trong quyết định của nó, mà do hoàn cảnh gia đình, trường lớp, xã hội đẩy nó đến quyết định này. Thứ hai là không phải vì nó quyết định nghỉ mà nó hư, mà có thể là đã hư rồi mới nghỉ học.


Anh là người thành công trên con đường học vấn. Anh đã từng có giai đoạn nào muốn nghỉ học chưa?

- Tôi lại chưa bao giờ muốn nghỉ học. Nhưng chính vì thế mà tôi cho rằng việc học không quan trọng. Trẻ muốn gì thì cho trẻ làm việc đấy, dù muốn đi học hay nghỉ học.


Đi học cũng có điều hay chứ, nên người lớn mới mong muốn đưa trẻ đến trường.

- Những cái người ta thu lượm được ở trường không đáng để làm mất tính độc lập của đưa trẻ. Nhiều người bảo không thiết quân luật thì trẻ không có kỷ luật. Nhưng đây là thứ kỷ luật giả tạo. Và mọi người đang quen sống với kỷ luật giả. Kỷ luật thật chỉ có khi tự mình muốn thế.

Nhưng nếu áp dụng kỷ luật cho trẻ từ rất sớm, thì thứ kỷ luật này sẽ ngấm vào trẻ và các bé sẽ thực hiện mà không cho rằng mình đang bị ép buộc?

- Thì khi đó nó chỉ là công cụ, máy móc, không còn là người. Một người bị áp đặt mà không biết thì có đáng là người nữa không?
Xã hội thị trường dựa trên mong muốn của bản thân cá nhân mới đi lên được. Ai cũng bị triệt tiêu ý muốn của bản thân thì xã hội đi lên bằng cách nào?

Theo anh, đến khi nào một đứa trẻ có đủ nhận thức là mình đang bị áp đặt và tìm cách thoát ra?

Nếu và khi nhận thức được là mình bị áp đặt thì ai cũng tìm cách thoát ra. Nhưng lúc đấy vấn đề sẽ là còn đủ năng lực để thoát ra không. Tuy nhiên, nguy cơ thực sự và cũng là tình trạng của đa số người Việt Nam hiện nay là không còn biết mình muốn gì nữa, không biết mình bị áp đặt. Khi không biết mình thực sự muốn gì thì người ta chạy theo cái đơn giản nhất là tiền, lao vào kiếm tiền một cách mù quáng, bằng mọi giá.

Anh có thể so sánh với trẻ em nước ngoài?

- Ở nước ngoài trẻ con ít có nhu cầu ở nhà vì bố mẹ không có thời gian và ở trường nhiều trò hấp dẫn hơn. Ở Việt Nam các gia đình thường có ông bà, họ hàng, láng giềng v.v. có thể trông cháu, và ở trường thì không thú vị gì.


Còn nếu so sánh nhà trường hiện nay với nhà trường thời anh đi học?

- Cái khác đầu tiên có lẽ là về mặt thời lượng chương trình học. Nhìn chung nhà trường trước đây lành mạnh hơn: không phải nhồi nhét, không phải học thêm – học như chơi. Môi trường học cũng thân thiện hơn, thầy cô không phải tìm cách đạt được một cái gì đấy ngoài lương.

Bây giờ trẻ con như một thứ hàng hóa trong một ngành dịch vụ đào tạo. Mà trẻ con nhận ra tính mục đích rất nhanh, chúng không cảm nhận đấy là thầy cô mà đấy là người bán hàng để bố mẹ chúng giao dịch. Ví dụ như trước mặt bố mẹ chúng thì chiều. Trẻ con nhận ra rất nhanh sự chiều chuộng đó có tính mục đích.

Và tôi thấy bản thân chương trình phổ thông không có giá trị gì nhiều, kiến thức phổ thông không thật sự đáng để học.


Vậy đến cấp học nào là đáng để học?

Bắt đầu từ khi mình muốn là đáng. Còn không, thì tiến sĩ cũng chẳng đáng.

Tất cả kiến thức mình học được không bao giờ có giá trị nếu mình không muốn học. Kiến thức không quan trọng, mà sự hứng thú tìm tòi, năng lực sáng tạo mới đáng để học. Nói kiến thức phổ thông không đáng học không phải vì bản thân nó không đúng hay không có ý nghĩa, mà bối cảnh truyền đạt của nó không khiến cho nó trở thành có ý nghĩa đối với đứa trẻ.

Nhưng có kiến thức vào đầu, không bổ dọc thì cũng bổ ngang chứ?

- Bạn nhầm. Có thể bổ dọc bổ ngang gì đó nhưng đó là chưa tính đến tác dụng phụ. Mà tác dụng phụ nhiều khi còn nghiêm trọng hơn cái sự "bổ" kia.

Chỉ riêng việc dừng suy nghĩ và chấp nhận áp lực bên ngoài, trở thành một thứ công cụ làm việc theo mong muốn của người khác mà không nhìn ra được mình muốn gì, trì trệ trí não, bị động… thì kiến thức khi đó chẳng để làm gì.

 Nghiêm túc dạy dỗ ở trường là có hại


Ngoại ngữ là công cụ giao tiếp, tương đối cần nhưng không quá cần
thiết. Cho Kiệt học chỉ là để có hoạt động trí óc cho khỏi teo não đi
thôi. Ở tuổi này chả cần học gì”

Ở trên Xuân Mai với anh, hàng ngày Kiệt làm gì?

- Kiệt chẳng làm gì. Cháu vẽ tranh, chơi với chó… Cháu cũng có học cái nọ cái kia, nhưng trẻ con có nhiều kênh để học nên thậm chí nó học lúc nào nó cũng không biết.

Được biết Kiệt đang học cả tiếng Anh và tiếng Trung với cách học khá ngẫu hứng. Anh có cho rằng học kiểu này có lãng phí?

- Kiệt học hai thứ tiếng này là do Kiệt muốn học. Nếu Kiệt không muốn nữa thì thôi. Nhưng không có gì là lãng phí hoàn toàn, vì dù sao thì cũng đã từng học, đã có khái niệm về một thứ ngôn ngữ, văn hóa. Đến khi nào thực sự cháu cần học, muốn học thì mới là cái học chính thức. Bản thân ngoại ngữ trẻ con không cần. Còn học như Kiệt hiện nay là cung cấp khái niệm, cơ sở để sau này cháu học dễ dàng hơn, không bị "lạ". Cháu không cần thiết phải giỏi ngoại ngữ ngay lúc này.


Thế có lĩnh vực nào anh cho Kiệt học "giữ chỗ" như ngoại ngữ nữa không?

- Chả có lĩnh vực nào vì không thấy quan trọng. Ngoại ngữ là công cụ giao tiếp, tương đối cần nhưng không quá cần thiết. Cho Kiệt học chỉ là để có hoạt động trí óc cho khỏi teo não đi thôi.
Ở tuổi này chả cần học gì.


Thế đến tuổi nào mới cần học?

- Bản thân Khổng Tử đến 15 tuổi mới quan tâm đến việc học.

J.J. Rousseau (Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà triết học, nhà văn, kịch tác gia xuất thân từ một gia đình gốc Pháp – PV) cho rằng 14, 15 tuổi mới là ngưỡng bắt đầu học. Trước đấy là thời gian tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệm.

Gốc của mọi tri thức chính là từ trải nghiệm trực tiếp. Từ đó rồi rút ra kinh nghiệm, lập thành giả thuyết, lý thuyết, trường phái v.v. Trải nghiệm trực tiếp ví như hạt thóc, chưa ăn ngay được, mà phải tinh chế thành gạo rồi mới thổi thành cơm. Nhưng từ một hạt thóc lại có thể cấy thành cây lúa, từ đó mà thành muôn vàn hạt thóc. Nếu có thóc, biết cày cấy thì đủ nuôi thế giới.

Ngược lại, lý thuyết sách vở là những thứ vốn cũng từng là trải nghiệm của ai đó, nhưng đã được tinh chế, thổi thành cơm, ăn được ngay. Nhưng kiến thức đó chỉ là secondhand, là không có gốc. Những kiến thức này gần như không có khả năng sinh sản, tự nhân rộng.

Cho đến 14, 15 tuổi là khoảng thời gian để trải nghiệm trực tiếp và tích lũy kinh nghiệm, chứ không phải là học những lý luận của người khác về nó.

Cho nên, giáo dục thời gian đầu tiên phải là tạo môi trường đa dạng cho các trải nghiệm phong phú.


Nghe anh giải thích thì hay, nhưng theo anh tại sao lý thuyết này lại không thắng thế?

- Mass education xuất phát từ thời công nghiệp, dành cho tầng lớp công nhân và con cái của họ khi công nhân là lực lượng sản xuất và con trẻ là công cụ để tái tạo lực lượng. Phương pháp này xuất phát từ nhu cầu trông giữ trẻ chứ không phải vì ý muốn dạy trẻ cái gì.

Ngày nay, phương Tây đã có sự cố gắng hết mức để giảm thiểu tính đơn điệu của giáo dục đại trà bằng các sinh hoạt tập thể như dắt đi chơi, làm thí nghiệm, nhưng kết quả đạt được vẫn hạn chế. Còn nhà trường Việt Nam thậm chí không có điều kiện làm việc đó. Khi trẻ không được cung cấp lượng trải nghiệm phong phú mà chỉ dựa vào kiến thức thứ cấp thì không thể có nền giáo dục tốt. Cũng như người đầu bếp dù có nhiều kiến thức, nhiều công thức nhưng muốn có món ngon phải có nguyên liệu.


Từ thời xa xưa ở Việt Nam cũng đã có lớp học của những ông đồ rồi đấy chứ?

- Đúng vậy, nhưng trẻ đến trường là do muốn học, và được chọn thầy để học. Lứa tuổi đến trường cũng đa dạng. Một lớp học có thể có nhiều lứa tuổi, và nhiều chương trình. Ngày trước ông Chu Văn An mở trường làm gì có chuyện dạy theo lớp 1, 2, 3…
Nguyên chuyện học sinh được chọn thầy, thầy chọn trò đã không phải là mass education.


Nếu anh có quyền trong ngành giáo dục, anh có cho thay đổi độ tuổi đến trường?

- Không, mà phải là sự đa dạng về nội dung chương trình. Quan trọng là phải có sự lựa chọn, trong đó có cả sự lựa chọn không phải đến trường đúng độ tuổi.

Anh có thấy nhiều người chia sẻ quan điểm này với anh không?

- Tôi không cần tìm sự chia sẻ vì tôi không làm nghề giáo dục nên cũng không có nghĩa vụ và quyền hạn gì để bàn về vấn đề này. Tôi cũng chẳng cần bảo vệ quan điểm của tôi và không có tham vọng thay đổi nền giáo dục Việt Nam.

Chỉ có với bạn bè thì mình có sự chia sẻ, gọi là trao đổi phương pháp thôi. Có người cũng mong muốn nhưng không có điều kiện về thời gian để quan tâm khi cho con ở nhà. Và về trình độ – phải đủ sáng suốt để dám để đứa trẻ độc lập và không dạy nó quá nhiều. Rousseau nói nhiệm vụ chính của người giáo dục là ngăn cho trẻ khỏi bị ngập ngụa bởi những kiến thức và thông tin vô bổ chứ không phải  dạy chúng kiến thức. Đa số mọi người nghĩ rằng kiến thức của mình rất quan trọng, có cơ hội để áp đặt cho ai thì áp đặt ngay.


Còn kinh tế có quan trọng không?

- Kinh tế không những không quan trọng mà thường là phản tác dụng. Vì cho trẻ nghỉ học ở trường thì cần gì kinh tế đâu. Vấn đề là tạo ra một môi trường cho trẻ hoạt động, không để cho trẻ rơi vào tình trạng không biết làm cái gì khi không đến trường. Để làm được điều đó, quan trọng nhất phải có thời gian, mà đa số người có kinh tế lại không có thời gian.

“Có nhiều bối cảnh để cho trẻ phát triển tự lập: Có thể bố mẹ không quan
tâm đến con do hoàn cảnh  + quan điểm; hoặc là bản thân đứa trẻ quá
mạnh mẽ, chỉ làm theo ý nó”


Nếu thêm một vài người bạn gửi con, anh có sẵn lòng?

- Mình không ngại, nhưng có nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đứa trẻ đã bị làm hỏng chưa. Theo những quan điểm sư phạm hiện đại, trẻ con định hình về tâm lý và cá tính từ khoảng 6 tuổi, tức là trước khi đến trường và thời kỳ 6 năm đầu là giai đoạn rất quan trọng của giáo dục. Do không ý thức được hết điều này nên hiện nay, đa số những đưa trẻ mới 5,6 tuổi đã có một loạt định kiến trong đầu. Với những bé như thế sẽ khó để dạy. Chẳng hạn như với Kiệt tôi không mất nhiều thời gian để quan tâm trong cuộc sống hàng ngày, Kiệt chơi hay học cũng được. Nhưng nếu đứa trẻ mà cứ mè nheo, đòi nọ đòi kia, đòi phải có người để ý đến thì không được.

Như thế nào là đã bị hỏng, theo anh?

- Một người lớn không hỏng là một người có thể tự lên chương trình cả năm cho mình. Một đưa trẻ chỉ cần biết tự hoạt động một ngày là không hỏng.

Vậy làm thế nào để trẻ không hỏng?

- Có nhiều bối cảnh để cho trẻ phát triển tự lập: Có thể bố mẹ không quan tâm đến con do hoàn cảnh  + quan điểm; hoặc là bản thân đứa trẻ quá mạnh mẽ, chỉ làm theo ý nó.

Trước đây nhiều ông bố bà mẹ đông con, mải buôn thúng bán mẹt ngoài chợ, con cái phải tự học mà vẫn có những người con thành đạt. Hiện nay có điều kiện kinh tế, cả nhà xúm vào quan tâm, áp đặt nên con lại dễ hỏng.

Bố mẹ phải đủ sáng suốt dám không dạy con mà để nó tự lập. Và phải tin rằng mình đã không dạy thì chẳng có ai dạy con mình được. Phải ngớ ngẩn đến mức nào mới giao con cho người không yêu con bằng mình, kiến thức không bằng mình?

Nếu thế thì trường lớp còn duy trì để làm gì?

Vẫn luôn cần trường lớp để trông trẻ, vì đa số bố mẹ không có thời gian. Trẻ con đến trường chỉ để tụ tập, vui chơi vô thưởng vô phạt thì chả sao, cứ đến. Nhưng nghiêm túc dạy dỗ là có hại.

Giáo viên dốt mà dạy cho đủ chương trình nhưng không quan tâm lắm thì cũng chả sao, gọi là mất thì giờ của đứa trẻ thôi. Nhưng giáo viên dốt mà nhiệt tình thì rất nguy hiểm. Còn giáo viên giỏi thì sẽ biết là vấn đề không phải ở dạy, mà ở chỗ tạo niềm vui, sự hào hứng và tính tò mò cho trẻ.


Xin cảm ơn anh!

  • Chi Mai (thực hiện)

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/70684/tro-chuyen-voi-bo-nuoi-cau-be-9-tuoi-khong-den-truong.html

Giáo viên dạy thêm giờ được nhận lương

Posted: 05 May 2012 07:07 AM PDT

- Tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ trả
lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập đã gửi tới
các Sở GD-ĐT, các trường ĐH và các đơn vị trực thuộc Bộ góp ý kiến.

Bộ GD-ĐT nhận văn bản góp ý của các đơn vị đến hết ngày 20/5.

Theo dự thảo, tiền lương dạy thêm giờ được tính theo công thức: Số giờ dạy
thêm/năm = (Số giờ thực dạy/năm + số giờ quy đổi hoặc miễn giảm (nếu có)) – Định
mức giờ dạy/năm; Tiền lương dạy thêm giờ = Số giờ dạy thêm/năm x Tiền lương dạy
thêm 1 giờ; Tiền lương dạy thêm 1 giờ = Tiền lương 1 giờ dạy x 150%.

Đối với bậc THCS, định mức là 703 giờ dạy/năm (giáo viên dạy trường nội trú,
dạy ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật 629 giờ dạy/năm). Giáo viên
THPT là 629 giờ dạy/năm (giáo viên dạy trường dân tộc nội trú là 555 giờ
dạy/năm, giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề là 588 giờ dạy/năm).

Định mức của giảng viên ĐH, CĐ do hiệu trường nhà trường quyết định.

  • N.Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/70911/giao-vien-day-them-gio-duoc-nhan-luong.html

Trò chuyện với cậu bé 9 tuổi không đến trường

Posted: 05 May 2012 07:05 AM PDT

"Kiệt" diễn ra từ ngày 14 – 25/4 vừa qua tại Hà Nội là triển lãm cá nhân đầu tiên của Vũ Tuấn Kiệt, gồm 46 bức tranh đen trắng vẽ bằng bút sắt mực tàu, với nội dung từ động vật, con người, các hiện tượng tự nhiên đến chuyện giới tính, phố xá, hệ sinh thái và thậm chí có cả vấn đề đô thị hoá nông thôn. Điều đáng nói không chỉ ở nội dung các bức tranh, không chỉ ở việc Kiệt sinh năm 2003, mà còn ở chỗ với độ tuổi này, trong lúc bạn bè đang ngày ngày đến trường thì Kiệt ung dung ở với "bác Tùng", "chẳng làm gì" ngoài việc vẽ tranh, chơi với chó, đọc truyện tiếng Anh, tiếng Trung. VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với Kiệt.

Cháu thích ở Xuân Mai vì cháu được tự do hơn và có nhiều chó và vì ở nhà mẹ hay bắt cháu tắm

Chào Kiệt. Trông Kiệt có vẻ đen nhỉ, cháu vừa đi chơi đâu về phải không?

- Cháu vừa đi Hội An về.

Cháu làm gì ở Hội An? Có vẽ tranh không?

- Cháu ít vẽ tranh lắm. Cháu chỉ tắm biển. Cháu tắm biển cả ngày.

Tại sao cháu lại không thích đến trường?

- Vì ở trường không được tự do, không được vẽ tranh ạ! Với lại cháu bị cô dạy tiếng Việt mắng nên cháu không thích học cô ấy.

Cô "mắng" á?

- Vâng. Bạn cháu ai cũng sợ

Thế hàng ngày Kiệt làm gì?

- Cháu vẽ tranh, học ngoại ngữ, nấu ăn, học đàn, chơi với chó…

Cháu học ngoại ngữ như thế nào?

- Cháu đọc truyện tiếng Anh, tập viết tiếng Trung. Từ nào khó cháu hỏi bác Tùng.

Trong những việc đấy thì cháu thích việc nào nhất?

- Cháu thích vẽ tranh nhất.

Một ngày cháu vẽ tranh bao nhiêu lâu?

 

- Cũng tùy thôi ạ, hôm cháu vẽ lâu, hôm thì vẽ ít thường thì cháu vẽ từ 1 – 2h, vẽ đến khi nào đẹp thì thôi. Khi nào thấy khó quá thì cháu nhờ mọi người xem cho còn thiếu cái gì.

Theo Kiệt thì một bức tranh như thế nào là đẹp?

- Cháu tự cảm nhận thôi.

Đề tài hiện nay cháu muốn vẽ nhất là gì?

- Cháu chưa biết, đề tài nào cháu thích thì cháu vẽ thôi ạ!

Cháu có thích đồ chơi không?

- Cháu thích xếp lego và chơi ô tô còn các đồ chơi khác cháu cũng không thích lắm.

Cháu có thích đọc sách không?

- Trước cháu ít đọc, bây giờ lúc không có việc gì cháu đọc nhiều hơn. Quyển truyện gần đây nhất cháu đọc là Nam tước trên cây.

Nếu vẫn không phải đi học như thế này thì cháu thích ở nhà hay ở trên Xuân Mai hơn?

- Cháu thích ở Xuân Mai vì cháu được tự do hơn và có nhiều chó và vì ở nhà mẹ hay bắt cháu tắm.

Những gì cháu không thích cháu vẽ bằng nét sắc. Những gì cháu thích cháu vẽ bằng nét tròn.

Kiệt không thích tắm à? Thế sao Kiệt lại tắm biển cả ngày?

- Vì ở biển có sóng. Một ngày tắm biển bằng một năm tắm thường đấy.

Tức là Kiệt vừa đi biển 1 tuần về thì 7 năm nữa Kiệt mới cần tắm à?

- Vâng ạ.

Sau này có vợ cháu sẽ phải áp đặt vợ trước, vì vợ cháu sẽ suốt ngày bắt cháu tắm nên cháu phải áp đặt trước là cháu tự tắm.

Tại sao Kiệt không muốn bị áp đặt mà lại định đi áp đặt người khác?

- Nếu không thì cháu sẽ bị áp đặt. Cháu đã thấy một bà chửi mắng chồng kinh lắm.

Cháu có vẽ lại cảnh này không?

- Cháu không. Cháu sợ khi vẽ ra người ta biết người ta lại tìm đến chửi mắng cháu.

Giả sử Kiệt vẽ, thì Kiệt sẽ vẽ lại cảnh này như thế nào?

- Cháu sẽ vẽ bằng nét sắc.

Khi nào thì cháu vẽ bằng nét sắc?

- Những gì cháu không thích cháu vẽ bằng nét sắc. Những gì cháu thích cháu vẽ bằng nét tròn.

Cháu làm thế nào để cho những thứ khó chịu trong đầu ra ngoài?

- Cháu đi vệ sinh. Khi đi vệ sinh thì bằng cách nào đó những thứ khó chịu ở trong não sẽ ra theo. Rồi cháu sẽ đưa những thứ ở đây (chỉ tay vào bụng) để bù vào chỗ não vừa rộng ra.

Kiệt đã muốn đến trường lại chưa?

- Như thế này là tốt rồi ạ.

Quay sang nói với mẹ: "Con nghỉ học như thế này đỡ tốn tiền, một năm tiết kiệm được 120 triệu".

Thế Kiệt tốn tiền vào việc gì nhất?

- Cháu tốn mỗi tiền điện thoại, mỗi tháng hết khoảng 20 nghìn đồng. Cháu có thể nhịn ăn cả tuần cũng được.

Thật không? Thế đến giờ Kiệt nhịn ăn lâu nhất là mấy bữa?

- Cháu chưa nhịn bao giờ nhưng thật đấy, cháu có thể nhịn ăn cả tuần.

(Bác Tùng: Từ trước đến giờ Kiệt vẫn được ăn miễn phí nên cứ thế mà ăn thôi, chưa phải nhịn bữa nào, phải không?)

Thế sau này Kiệt định làm gì để kiếm sống? Cháu có muốn trở thành họa sĩ không?

- Cháu rất muốn trở thành họa sĩ, ngoài ra cháu sẽ đi lấy giống chó.

Ôi! Thật à?

- Thật đấy. Cháu được bác Tùng cho một con chó giống Alaska. Cháu sẽ cho nó đi lấy giống, mỗi lần được 2 triệu đấy. Nếu chó đẻ người ta còn phải cho cháu một nửa số chó con, cháu lại có thêm nhiều con để nuôi lớn lên cho đi lấy giống.

Theo cô biết thì người ta thường chỉ cho lại 1 con chó con thôi. Tại sao Kiệt không nuôi chó đẻ, để đẻ ra nhiều con đem bán có nhiều tiền hơn?

- Cháu không thích bán chó.

Cháu muốn học cao để có thể hơn mọi người hay là học dốt bằng mọi người?

- Thế nào cũng được ạ, miễn là tự do.

Cháu có thích làm siêu nhân không? Siêu nhân được tự do làm những gì mình muốn đấy, lại còn đi cứu được người khác.

- Cháu không thích làm siêu nhân, vì siêu nhân phải mặc bộ quần áo chật lắm, không đi vệ sinh được. Mà khi "xì hơi" lại phải tự ngửi.

Cảm ơn Kiệt nhé. Chúc cháu luôn được tự do như mong muốn!

Chị Thanh, mẹ Kiệt: Trước đây, Kiệt theo học ở hai trường tiểu học quốc tế. Kiệt rất hòa đồng, các bạn rất thích chơi và chia sẻ với Kiệt. Kiệt học cũng tương đối nhanh. Anh Tùng nói chuyện nhiều với vợ chồng tôi về Kiệt nên chúng tôi mới quyết định cho cháu nghỉ học. Lúc mới quyết định, gia đình hai bên, họ hàng ai cũng mắng, tôi cũng thấy áp lực lắm. Cũng sợ con không có bạn, con không bình thường… Nhưng đến thời điểm này thấy con hạnh phúc, thấy con tự do và thấy con phù hợp với cuộc sống hiện tại nên chúng tôi cũng an tâm hơn, dù bà ngoại vẫn thường xuyên giục đưa Kiệt về đi học lại. Cháu ở với anh Tùng đến bao giờ là tùy cháu, hiện tại chúng tôi chưa tính đến chuyện đưa cháu về. Kiệt còn cậu em trai, nhưng khác với anh, bạn này rất vui vẻ tới trường.

 

  • Chi Mai (thực hiện)

Đã có 2 trường bị dừng tuyển sinh năm 2012

Posted: 05 May 2012 06:58 AM PDT

- Ngày 4/5, Bộ GD-ĐT đã có quyết định dừng tuyển sinh năm 2012 với Trường CĐ
Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn. Trước đó ngày 27/4, quyết định trên đã được áp dụng  với Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội.


Nếu ngoài Bắc, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội bị dừng tuyển sinh
bởi trường chưa có đất để xây dựng cơ sở vật chất riêng (100% cơ sở vật chất của
Nhà trường thuê ngắn hạn) và tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao thì Trường
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn có tới 3 lý do.

Đầu tiên là trường đã thành lập các cơ sở đào tạo trái phép; vi phạm quy định về
tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép đào tạo

Lý do thứ hai là trường chưa xây dựng được cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ đào
tạo thuộc sở hữu của trường, vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 5 Thông tư số
57/2011/TTBGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác
định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp.

Cuối cùng là nguyên nhân nội bộ mất đoàn kết kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động
đào tạo, uy tín của nhà trường và địa phương.

Sau thời hạn dừng tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc dừng tuyển sinh được
khắc phục và có hồ sơ đề nghị tuyển sinh trở lại của nhà trường thì cấp có thẩm
quyền xem xét cho phép tuyển sinh trở lại.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/70971/da-co-2-truong-bi-dung-tuyen-sinh-nam-2012.html

Lại nóng việc đình chỉ tuyển sinh hàng loạt trường

Posted: 05 May 2012 06:58 AM PDT

- Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng liên tiếp nhận được những câu hỏi liên quan đến việc đình chỉ tuyển sinh hàng loạt trường, thanh tra và xử lí sai phạm trong liên kết đào tạo, đào tạo có yếu tố nước ngoài.

 

Sai phạm nặng

 

Trả lời trong buổi họp báo quý II năm 2012 vừa diễn ra chiều 4/5 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: "Việc thanh tra, xử lí sai phạm của các trường ĐH-CĐ là để chấn chỉnh, uốn nắn cho các trường tốt lên".

Thí sinh trước giờ làm bài thi kỳ thi tuyển sinh ĐH (Ảnh minh họa, Ảnh: Lê Anh Dũng)

Trước đó, qua thanh tra 38 trường ĐH-CĐ (19 trường công lập, 19 trường ngoài công lập) ngày 27/4 Bộ GD-ĐT đã có quyết định đình tuyển sinh với 5 ngành học của 5 trường ĐH-CĐ và 1 trường CĐ bị dừng tuyển sinh năm 2012. Và mới nhất, chiều 4/5, Bộ tiếp tục có quyết định dừng tuyển sinh năm 2012 đối với Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn với nhiều sai phạm nặng.

 

Những lý do cụ thể dẫn tới quyết định ra ngày 27/4 của Bộ GD-ĐT đã được ông Nguyễn Huy Bằng giải thích rõ hơn tại buổi họp báo.

 

Theo đó: Trường CĐ Kinh tế -Kỹ thuật Hà Nội bị dừng tuyển sinh toàn trường với lỗi: tỉ lệ SV/giảng viên là 93,2 (quy định là 30 SV đối với CĐ); 4/5 ngành chưa có thạc sĩ theo quy định, trường chưa có đất.

 

Hiện trường thuê 5 cơ sở với thời hạn khác nhau từ 6 tháng, 1 năm và nhiều nhất là 3 năm. Tổng diện tích các cơ sở nhà trường thuê là 8.000m2. Trường này vi phạm nhiều lỗi theo quy định của Nghị quyết số 50/ 2010/NQ-QH về thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học do Quốc hội ban hành.

 

Trường CĐ Kỹ thuật công nghiệp Quảng Ngãi bị dừng tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật xây dựng với lỗi có tỉ lệ SV/giảng viên là 92,2 và không có thạc sĩ. Trường CĐ Bách Nghệ Tây Hà bị dừng tuyển sinh ngành Khai thác vận tải 3 năm không tuyển sinh được.

 

Trường ĐH dân lập Phú Xuân bị dừng tuyển sinh ngành Tài chính Ngân hàng với lỗi có tỉ lệ SV trên giảng viên là 58,1 và đồng thời không đảm bảo giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ thạc sĩ.

 

Trường ĐH Thành Tây có ngành Quản trị kinh doanh với tỉ lệ SV trên giảng viên là 423. Trường ĐH Yersin Đà Lạt ngành này chưa có giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, tỉ lệ SV trên giảng viên là 130,4.

 

Ông Bằng cũng cho rằng: "Dừng tuyển sinh chỉ là một giải pháp trong nhiều giải pháp như chấn chỉnh, đôn đốc, cảnh báo, kể cả phát hiện sơ hở trong công tác quản lý để có điều chỉnh nhất định".

 

Đã có dấu hiệu tích cực

 

Thừa nhận việc công bố kết quả còn chậm nhưng theo Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng: "Dưới góc độ tổng thể việc thanh tra và quyết định xử lí đã tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng, giữ yên kỷ cương".

 

Ông lấy ví dụ: "Có trường từ tháng 1 đến tháng 3 tức trước khi Bộ kiểm tra đã tuyển 100 giảng viên. Có thể có chuyện đối phó nhưng đó là đối phó tích cực vì trước kia họ không quan tâm đến việc tuyển mà chỉ quan tâm đến giảng viên thỉnh giảng. Rồi có trường nói dùng hình thức thỉnh giảng thì kinh tế. Giáo dục chỉ tính đến kinh tế thì không ổn".

 

Về việc thanh tra Trường ĐH Y Hải Phòng khi liên kết với 4 chủ thể khác nhau cụ thể với các trường ĐH Y Dược Thái Nguyên, CĐ Y Ninh Bình, Trường Trung cấp Y Dược Văn Hiến và Trường trung cấp Y Dược Thăng Long ông Bằng cho biết:

 

"Qua xác minh đã phát hiện sai phạm ở Quyết định 42 về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học do Bộ GD-ĐT ban hành".

 

Hiện thanh tra của Bộ GD-ĐT cũng đang khẩn trương củng cố hồ sơ trình lãnh đạo Bộ kết quả thanh tra 7 cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài gồm các đơn vị: Trường Kinh doanh Melior, Trường Quản trị tài chính (IFA, Trường Công nghệ Thông tin và Quản trị kinh doanh (Sibme), Trường Đào tạo quản lý doanh nghiệp (CBAM), Trung tâm đào tạo FTMS, Trường ĐH Hoa Sen và Viện ĐH Mở Hà Nội

 

Theo ông Bằng: "Kết quả ban đầu cho thấy 7 đơn vị này đều có dấu hiệu vi phạm điều 8 và điều 11 của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Vi phạm đó tương tự như các cơ sở có yếu tố nước ngoài mà năm 2011 Bộ đã kiểm tra xử lý".

 

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/70970/lai-nong-viec-dinh-chi-tuyen-sinh-hang-loat-truong.html

Comments