Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Xây dựng mục tiêu và chuẩn giáo dục phổ thông sau năm 2015

Posted: 13 Apr 2012 04:41 PM PDT

(GDTĐ) – Chiều ngày 13/4, tại  trụ sở Bộ GDĐT,  Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chủ trì cuộc hội thảo “Mục tiêu và chuẩn giáo dục phổ thông sau năm 2015″. Tham dự hội thảo có đại diện Ban Khoa giáo TW, Viện khoa học GDVN, Học viện Quản lý GD, Vụ GDTH, Sở GDĐT một số tỉnh, các trường ĐH, CĐ Sư phạm và các thành viên Ban chỉ đạo đổi mới chương trình SGK và GDPT sau năm 2015.

Học sinh Hà Nội tựu trường với khí thế và niềm vui mới. Ảnh: gdtd.vn
Học sinh Hà Nội trong ngày tựu trường. (Ảnh minh họa/ gdtd.vn)

Tại hội thảo, thay mặt nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học GDVN, TS. Đỗ Tiến Đạt đã trình bày tóm tắt những ý tưởng chính liên quan đến việc xây dựng “Mục tiêu và chuẩn GDPT đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT sau năm 2015″ với những nội dung cụ thể: Tại sao phải đổi mới GDPT? Phương hướng đổi mới và đề xuất mục tiêu cụ thể GDPT sau năm 2015. Chuẩn GDPT là gì? Quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn GDPT? Vai trò, vị trí của chuẩn trong tiến trình xây dựng chương trình GDPT?

Chuẩn GDPT là tên gọi chung bao gồm 3 bộ chuẩn của GD tiểu học, THCS và THPT. Đây sẽ là căn cứ để xác định nội dung chương trình chuẩn các lĩnh vực môn học khi xây dựng chương trình chuẩn phổ thông. Phân tích vấn đề “GD phổ thông VN trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế”, TS. Phạm Đỗ Nhật Tiến đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về chiến lược phát triển GD và từ đó xác định hình ảnh GD VN đến năm 2020 và những yêu cầu đối với GDPT trong tương lai.

Mục tiêu của GDPT nói riêng được đặt ra với một số yêu cầu (kết quả đầu ra) là sau khi học hết phổ thông, người học phải có được một phẩm chất/ giá trị phù hợp, những tri thức phổ thông cốt lõi,  có được kỹ năng hành động và kỹ năng học tập suốt đời. Do đã xác định được mục tiêu  rồi thì phải cụ thể hoá các mục tiêu (kết quả mong đợi) bằng chuẩn và chuẩn GDPT phải đảm bảo yêu cầu hình thành và phát triển các năng lực chung cốt lõi. Việc xác định mức độ của GDPT dựa trên các cấp độ yêu cầu khác nhau, tăng lên và mở rộng hơn  theo sự tiếp nối của các cấp học.

Phác thảo những nét chính của chuẩn GDPT, PGS-TS Trần Kiều nhấn mạnh: Kết quả đầu ra – cách để so sánh đạt chuẩn GDPT là những con người phát triển toàn diện về nhân cách trên cơ sở nền tảng sở hữu một hệ thống tri thức, kỹ năng tương đối hoàn chỉnh ở trình độ phổ thông, gắn kết chặt chẽ với việc hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực riêng để trở thành người công dân hữu ích….

Các đại biểu đã góp ý về những nội dung liên quan đến các tiêu chí chuẩn, vấn đề bản chất, ý nghĩa và tác dụng của chuẩn GDPT, đề xuất những cách tiếp cận khác nhau, chọn lựa những chuẩn cốt lõi. Cũng có ý kiến cho rằng: Việc xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn năng lực của học sinh liên quan trực tiếp và là hệ quả của những chuẩn khác về điều kiện dạy học, năng lực giảng dạy của GV, chuẩn kết quả học tập gắn kết với môn học do đó phải tiếp cận từ nhiều hướng nghiên cứu và cần sự tham gia, đóng góp của nhiều bộ phận.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Mục tiêu giáo dục mặc dù có nhiều cấp độ, trong đó có mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu từng cấp học nói riêng nhưng không bao giờ thoát khỏi 4 trụ cột giáo dục chính mà UNESCO đã xây dựng; Có khác chỉ là những mong muốn (tạm gọi là chuẩn) mà  chúng ta muốn trang bị cho HS phổ thông. Trên nền tảng chung cần tạo ra 3 “cây” mục tiêu cho từng cấp trên cơ sở đánh giá, nhận xét về chương trình GD hiện nay, có những gì tốt cần giữ lại, phát huy, cái gì không phù hợp thì thay đổi, bổ sung. Ngay cách đặt vấn đề “chuẩn phổ thông” cũng chưa phù hợp, cần tìm một cách nhìn nhận cho phù hợp hơn.

Về cách làm, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng gợi ý, 2 nhóm nghiên cứu chuyên đề năng lực và nhóm chuẩn nên phối hợp thành một nhóm cùng tiến hành công việc này, chắc chắn sẽ sớm tìm được tiếng nói đồng thuận trong  việc xây dựng mục tiêu và chuẩn GDPT.

Kim Kim

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201204/Xay-dung-muc-tieu-va-chuan-giao-duc-pho-thong-sau-nam-2015-1960618/

Gian truân nhận phụ cấp thâm niên

Posted: 13 Apr 2012 04:41 PM PDT

Gian truân nhận phụ cấp thâm niên

TT – Hết chờ đợi thông tư hướng dẫn, giáo viên lại phải chờ thủ tục xét duyệt cùng nhiều thứ rối rắm phát sinh trong quá trình khai thâm niên giảng dạy.

Rốt cuộc, gần một năm trôi qua, hơn 1 triệu giáo viên thuộc diện hưởng phụ cấp thâm niên theo nghị định 54/2011/NĐ-CP vẫn chưa được nhận khoản tiền này.

Cô Trần Thị Hà, giáo viên lịch sử Trường THPT Nguyễn An Ninh, Q.10, TP.HCM, có thâm niên hơn 30 năm đứng lớp. Cô đang làm thủ tục để được hưởng chế độ phụ cầp thâm niên – Ảnh: Lưu Trang

Một phần do quy định chưa rõ, một phần do thất lạc giấy tờ cùng những sai sót về hưởng các chế độ cách đây cả chục hay hàng chục năm khiến việc khai thâm niên đối với những giáo viên lâu năm – đối tượng thụ hưởng ưu tiên của chế độ phụ cấp thâm niên – trở nên phức tạp và mệt mỏi. Có trường hợp giáo viên bị thất lạc giấy tờ, hồ sơ nên dù công tác lâu năm cũng không chứng minh được thâm niên.

Khi thâm niên bị… thâm hụt

Thầy Dũng, giáo viên dạy văn tại Q.11, TP.HCM, có hơn 22 năm đứng trên bục giảng. "Thời của tôi hầu như ai cũng phải thực tập 24 tháng mới được nhận quyết định làm việc chính thức. Khi kết thúc thực tập, do trường thay đổi hiệu trưởng nên phải một năm sau tôi mới có quyết định kết thúc tập sự. Thời đó, nhiều giáo viên cũng không để ý đến việc làm hồ sơ chính thức ngay sau khi hết thời hạn tập sự mà có thể 2 – 3 năm sau mới làm. Do vậy, khi khai để hưởng phụ cấp thâm niên đều bị "hụt" mấy năm. Mặt khác, vài năm trở lại đây thời gian thực tập của giáo viên giảm chỉ còn 12 tháng. Đó cũng là thiệt thòi cho những giáo viên thế hệ trước" – thầy Dũng băn khoăn. Như vậy, tuy giảng dạy 22 năm nhưng thực tế thầy Dũng chỉ được tính thâm niên 19 năm.

Một giáo viên Trường THPT Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng bức xúc: "Ở trường tôi có khá nhiều trường hợp cách đây nhiều năm không làm giấy kết thúc tập sự mà để nhiều năm sau mới làm nên coi như thời gian đó bị mất. Giá mà tính từ khi nhận nhiệm sở, họ đỡ thiệt thòi hơn". Một giáo viên khác cũng rối bời vì thời điểm ra trường năm 1991, sau khi tập sự xong, cơ sở không tuyển biên chế một thời gian dài, chỉ ký hợp đồng theo từng năm, mà việc khai phụ cấp thâm niên chỉ tính từ lúc vào biên chế.

Trường hợp của cô P. ở Tân An, Long An lại có khó khăn khác. Ban đầu cô là giáo viên, rồi được điều động làm cán bộ văn thư tại thư viện bốn năm do nhà trường thiếu nhân viên phụ trách thư viện. Sau đó cô được trở lại giảng dạy, song bốn năm làm công tác thủ thư thì không được tính vào thâm niên. Cô băn khoăn: "Không lẽ vì tuân theo điều động của nhà trường mà quyền lợi của tôi bị ảnh hưởng?".

Bỗng dưng mất phụ cấp

Bên cạnh những trường hợp bị "thâm hụt" thâm niên nói trên, còn có hàng nghìn giáo viên có đến mấy chục năm đóng góp cho ngành nhưng đến nay lại không thuộc diện được xét hưởng phụ cấp. Đó là những giáo viên giỏi chuyên môn, những cán bộ giỏi được điều từ các trường về làm chuyên viên, lãnh đạo các phòng và sở GD-ĐT. Theo quy định, chuyên viên và cán bộ quản lý làm việc ở phòng và sở GD-ĐT chỉ được hưởng phụ cấp công vụ (ở mức 10% lương cho tất cả mọi trường hợp) và không được hưởng phụ cấp thâm niên. Với quy định này, giáo viên ở trường đến tuổi hưu sẽ hưởng mức lương cao hơn gấp rưỡi lương giáo viên đang công tác ở phòng và sở.

Ông Văn Công Sang, trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, diễn giải: với một giáo viên có 35 năm thâm niên, mức phụ cấp thâm niên được hưởng sẽ là 35% lương, cộng với 30% phụ cấp đứng lớp, tổng cộng sẽ nhận thêm 65% lương. Nhưng nếu đó là một giáo viên giỏi được điều động về phòng, sở chỉ được hưởng 10% phụ cấp công vụ, tức là mất 55% lương. Đáng buồn hơn nữa, theo quy định, khoản phụ cấp thâm niên sẽ được tính chung vào lương hưu cho giáo viên. Như vậy, lương hưu của một giáo viên sẽ cao hơn lương của giám đốc sở cũng như tất cả mọi người công tác ở phòng và sở.

Cô Võ Ngọc Thu, trưởng Phòng GD-ĐT Q.5, TP.HCM, ưu tư: "Trước quy định phụ cấp thâm niên, nhiều chuyên viên trên dưới 30 năm nửa đùa nửa thật xin về trường làm giáo viên để được về hưu với mức lương khá hơn. Họ đều là những giáo viên rất giỏi, nay phải chịu thiệt thòi lớn. Giải quyết như thế nào cho đối tượng này? Và rồi, các phòng và sở GD-ĐT làm sao thu hút người giỏi lên làm công tác chuyên môn?".

PHÚC ĐIỀN – LƯU TRANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/486667/Gian-truan-nhan-phu-cap-tham-nien.html

Hướng dẫn ôn tập môn Địa lý: Chuyên đề Địa lý tự nhiên

Posted: 13 Apr 2012 04:41 PM PDT

(GDTĐ)-Chương trình Địa lí lớp 12 bao gồm 3 phần: Địa lí Tự nhiên Việt Nam, địa lí Dân cư Việt Nam và địa lí Kinh tế Việt Nam. Theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành tháng 8 năm 2011, chương trình Địa lí 12 cơ bản đã giảm đi một số phần gọn gàng hơn. Nội dung thi tốt nghiệp THPT bao gồm cả phần kiến thức (sách giáo khoa 12) và kĩ năng (tính toán, vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ và bảng số liệu, đọc Atlat). Sau đây là một số gợi ý khái quát hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT.

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Phần này rất nhiều học sinh đánh giá khó và sợ học vì cho rằng đây là kiến thức phải học thuộc lòng. Thực chất, không hoàn toàn như vậy. Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của các thành phần khác. Vì vậy, để ôn tập phần tự nhiên hiệu quả, chúng ta nên hệ thống hóa kiến thức thành sơ đồ hoặc các bảng thống kê. Các kiến thức địa lí nên học theo phương pháp diễn dịch (đi từ đặc điểm tổng quan đến cụ thể). Ví dụ:

1.     Nội dung: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

·Vị trí địa lí:

 

Đặc điểm

Ý nghĩa

Tự nhiên

- Phía Đông Nam của châu Á.

- Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.

- Hệ tọa độ: (kể tên, tọa độ các điểm cực)

- Kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

- Quy đinh thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng.

- Tài nguyên sinh vật rất phong phú.

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa các vùng tự nhiên khác nhau.

- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán…)

Kinh tế

Xã hội

- Gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

- Thuộc múi giờ số 7.

- Gần các nước có nền kinh tế phát triển: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc…

- Trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế

- Kinh tế: Thuận lợi trong phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Văn hóa – xã hội: Thuận lợi trong giữ gìn hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh quốc phòng: Vị trí nước ta rất quan trọng trong một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông cũng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

·Phạm vi lãnh thổ: gồm ba vùng: vùng đất, vùng trời và vùng biển (SGK)

2.     Nội dung: Đặc điểm chung của tự nhiên

a/ Đất nước nhiều đồi núi

·Đặc điểm chung của địa hình: SGK rất ngắn gọn, rõ ràng.

·Khu vực đồi núi:

-         Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

 

Đông Bắc

Tây Bắc

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng

Giữa sông Hồng và sông Cả

Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

Phía Nam dãy Bạch Mã.

Hướng núi

Vòng cung

Tây Bắc – Đông Nam

Tây Bắc – Đông Nam

Vòng cung

Hình thái chung

- Các cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra phía bắc và đông

- Cao nhất cả nước.

- Phía Đông và Tây là các dãy núi cao và trung bình. Ở giữa thấp hơn gồm các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.

- Các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.

- Kết thúc là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

- Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông – Tây:

Tây

Đông

các cao nguyên ba dan bằng phẳng, các bán bình nguyên xen đồi

các khối núi cao đồ sộ, sườn dốc chênh vênh.

 

Các dãy núi chính, các sông chính

- Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Các sông: Cầu, Thương, Lục Nam.

- Dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Fanxiphăng 3143m).

- Sông Đà, Mã, Chu.

- Dãy Giăng Màn, Hoành Sơn, Bạch Mã. – Đỉnh Pu xai lai leng (2711m), Rào Cỏ (2235m).

- Sông Cả, Gianh, Đại, Bến Hải…

- Đỉnh Ngọc Linh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Chư Yang Sin (2405m), Lâm Viên (2287m)…

- Sông Cái, Ba, Đồng Nai…

 Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng…

·Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

 

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng duyên hải miền Trung

Diện tích

Khoảng 15.000km2

Khoảng 40.000km2

Khoảng 15.000km2

Điều kiện hình thành

Phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình

Phù sa sông Tiền và sông Hậu

Chủ yếu là phù sa biển

Địa hình

Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.

Bị chia cắt thành nhiều ô.

 

Có hệ thống đê ven sông

 

 

Trong đê có các khu ruộng cao và các ô trũng ngập nước

Thấp và bằng phẳng hơn đồng bằng sông Hồng

Có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt

Không có đê ngăn lũ: mùa lũ bị ngập trên diện rộng, mùa cạn bị thủy triều xâm nhập

Có các vùng trũng lớn: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên…

Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ

Thường có sự phân chia thành ba dải:

Trong cùng

Giữa

Giáp biển

Cao hơn

Thấp, trũng

Cồn cát, đầm phá

 

Đất

Trong đê không được bồi đắp nên bạc màu, ngoài đê màu mỡ hơn

Đất phù sa màu mỡ được bồi đắp thường xuyên.

2/3 diện tích là đất mặn và đất phèn.

Nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông

·Ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế – xã hội. (phần này SGK viết rất ngắn gọn, nên hệ thống lại thành bảng theo mẫu dưới đây để hiểu nhanh hơn và dễ so sánh hơn)

 

Khu vực đồi núi

Khu vực đồng bằng

Thế mạnh

 

 

 

Hạn chế

 

 

 

 b/ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

·Khái quát về biển Đông: SGK

·Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

 

Ảnh hưởng của biển

Kết quả

Khí hậu

Tăng độ ẩm của các khối khí đi qua biển

Lượng mưa và độ ẩm lớn

Giảm bớt lạnh khô vào mùa đông và nóng bức vào mùa hạ

Khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn

Địa hình ven biển

Tác động phong hóa, mài mòn của sóng, dòng biển, thủy triều đến vùng ven biển

Địa hình ven biển rất đa dạng:Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, bãi cát, đàm phá, cồn cát, vũng vịnh, đảo ven bờ, rạn san hô…

Hệ sinh thái vùng ven biển

Khí hậu ven biển có độ ẩm cao hơn, đất nhiễm mặn, phèn

Hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có: HST rừng ngập mặn, HST trên đất phèn, HST rừng trên đảo…

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

Thềm lục địa có nhiều khoáng sản.

Phong hóa mạnh vùng địa hình ven biển.

Ven biển có nhiệt độ cao, nhiều nắng.

Có nhiều bể dầu và khí có giá trị.

 

Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan.

 

Thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

Thiên tai

Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy, thủy triều xâm nhập mặn đất đai…

Ven biển nhiều lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất.

Làm hoang mạc hóa đất đai…

c/ Thiên nhiên nhệt đới ẩm gió mùa

·Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Tính chất nhiệt đới: nêu biểu hiện (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, nhiệt độ trung bình năm, tổng số giờ nắng) và nguyên nhân.

- Lượng mưa, độ ẩm lớn: nêu biểu hiện (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm không khí, cân bằng ẩm) và nguyên nhân.

- Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió, phạm vi hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ

Gió mùa

Thời gian

Nguồn gốc

Hướng gió

Tính chất

Phạm vi

hoạt động

Kiểu thời tiết đặc trưng

 

 

 

 

 

Mùa đông

 

 

 

 

Từ tháng XI – IV

Khối khí lạnh phương Bắc từ cao áp Xibia

Đông Bắc

Lạnh khô

Miền Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc)

- Nửa đầu mùa đông lạnh khô

- Nửa sau mùa đông lạnh ẩm, mưa phùn ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ

Tín phong bán cầu Bắc

Đông Bắc

Khô nóng

Miền Nam (Từ Đà Nẵng trở vào Nam)

- Mưa ở ven biển Trung Bộ

- Khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên

 

 

 

 

 

Mùa hạ

 

(Từ tháng V – X)

Đầu mùa hạ (tháng V, VI)

Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương

Tây Nam

Nóng ẩm

Cả nước

- Mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên

- Khô nóng ở phần nam của khu vực Tây Bắc và ven biển Trung Bộ

Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI – X)

Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo lên

Tây Nam

Nóng ẩm

Cả nước

- Mưa lớn kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên

- Khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Mưa tháng IX ở Trung Bộ (Kết hợp dải hội tụ nhiệt đới)

- Mưa ở Bắc Bộ (gió chuyển hướng thành Đông Nam vào)

-   Sự phân mùa khí hậu:

+ Miền Bắc: Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Miền Nam: Mùa khô và mùa mưa rõ rệt

+ Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa khô và mùa mưa.

·Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác:

Thành phần

Biểu hiện

Nguyên nhân

Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (quá trình phong hóa, xâm thực, vận chuyển mạnh)

Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Nhiều nước, giàu phù sa

 

- Chế độ nước theo mùa

- Phong hóa mạnh, lượng mưa lớn

- Lượng mưa lớn, vật liệu của xâm thực nhiều

- Gió mùa, mưa theo mùa

Đất

- Lớp đất dày

 

- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi

- Nhiệt ẩm cao nên phong hóa mạnh

- Mưa nhiều, rửa trôi mạnh trên đá mẹ axit ở vùng đồi núi thấp

Sinh vật

Đa dạng, phong phú

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với các thành phần loài nguồn gốc nhiệt đới chiếm ưu thế.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đường biển dài, địa hình và đất đa dạng

c/ Thiên nhiên phân hóa đa dạng

·Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam:

-         Nguyên nhân: Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ nên khí hậu có sự thay đổi theo vĩ độ.

-         Đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam (SGK)

·Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

-         Nguyên nhân: Địa hình nước ta cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông; ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.

-         Đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của 3 dải: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. (SGK)

·Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:

-         Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao

-         Đặc điểm tiêu biểu của 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.

· Các miền địa lí tự nhiên: dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của 3 miền theo gợi ý sau:

 

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phạm vi

 

 

 

Địa chất –

địa hình

 

 

 

Khí hậu

 

 

 

Sông ngòi

 

 

 

Sinh vật

 

 

 

Khoáng sản

 

 

 

Thuận lợi

 

 

 

Khó khăn

 

 

 

3.     Nội dung: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

a/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Đối với mỗi loại tài nguyên, học sinh cần tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ theo các nội dung sau:

Tài nguyên

Hiện trạng

Nguyên nhân

Biện pháp sử dụng và bảo vệ

Rừng

 

 

 

Đa dạng sinh học

 

 

 

Đất

 

 

 

Nước

 

 

 

Khoáng sản

 

 

 

Biển

 

 

 

b/ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

·Bảo vệ môi trường: có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta: tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường. (Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)

Vấn đề

Biểu hiện

Nguyên nhân

Giải pháp

Mất cân bằng sinh thái môi trường

 

 

 

Ô nhiễm môi trường

 

 

 

 

·Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:

(Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)

Thiên tai

Tình hình

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Bão

 

 

 

Ngập lụt

 

 

 

Lũ quét

 

 

 

Hạn hán

 

 

 

Các thiên tai khác

 

 

 

·Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững. (nội dung các nhiệm vụ của chiến lược:SGK)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí mang lại đối với tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Câu 3: Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 4: So sánh đặc điểm của hai đồng bằng châu thổ ở nước ta.

Câu 5: Em thích định cư ở miền núi hay đồng bằng? Vì sao?

Câu 6: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?

Câu 7: Biển Đông đã mang lại cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong đời sống và sản xuất?

Câu 8: Vì sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

Câu 9: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Câu 10: Vì sao địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần này như thế nào?

Câu 11: Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền?

Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta.

Câu 13: Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống bão.

GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ BÀI TẬP

I/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU

1.     Bài tập 2/SGK trang 44

- Yêu cầu bài: Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào nam và giải thích nguyên nhân.

- Cách làm: Nên nhận xét theo từng cột dọc của bảng số liệu và kết hợp giải thích nguyên nhân ngay sau mỗi ý nhận xét

Không nên: Nhận xét hết các cột rồi mới giải thích nguyên nhân. Nếu làm như vậy, khi giải thích sẽ phải nhắc lại các ý đã nhận xét và rất có thể bị thiếu ý.

- Cụ thể: nhận xét và giải thích về cột Nhiệt độ trung bình năm trước, sau đó lần lượt đến cột Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII:

+ Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 200C và có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân: do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến và lãnh thổ hẹp ngang, dài theo chiều Bắc Nam nên từ bắc vào nam, vĩ độ giảm dần, càng gần xích đạo, góc nhập xạ trung bình năm càng lớn vì thế nhiệt độ trung bình năm tăng dần.

+ Nhiệt độ trung bình tháng I cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. Từ Lạng Sơn đến Huế, nhiệt độ trung bình tháng I không vượt quá 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, càng vào phía nam, ảnh hưởng này càng yếu đi). Từ Đà Nẵng vào đến TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ cũng tăng dần và trên 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc)

+Nhiệt độ trung bình tháng VII rất cao, trên 270C, từ Bắc vào Nam có sự thay đổi qua các địa điểm như sau:

Từ Lạng Sơn đến Huế: nhiệt độ tăng dần (do góc nhập xạ cũng tăng dần và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn do gió Tây nam từ Bắc Ấn độ dương gây ra). Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn Hà Nội do nằm ở vĩ độ cao hơn và có địa hình cao hơn. Huế nóng nhất do ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào khô nóng.

Đến Đà Nẵng, nhiệt độ thấp hơn Huế do Huế bị chặn bởi một bên là dãy Trường Sơn Bắc, một bên là dãy Bạch Mã nên ảnh hưởng hiệu ứng phơn sâu sắc của gió Tây Nam.

Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, nhiệt độ lại tăng dần, Quy Nhơn nóng nhất cả nước (29,70C), đến TP Hồ Chí Minh nhiệt độ lại giảm xuống còn 27,10C. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn nhưng lúc này là mùa mưa lớn do ảnh hưởng của gió Tây Nam nên làm giảm bớt nhiệt độ. Đà Nẵng và Quy Nhơn nằm phía Đông của dãy Trường Sơn Nam nên tháng 7 là mùa khô, nóng hơn.

2.     Bài tập 3/SGK trang 44

- Yêu cầu: So sánh, nhận xét và giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

- Cách làm: tương tự như bài 2 ở trên.

- Cụ thể:

-         Lượng mưa: Chỉ ra nơi nào mưa nhiều nhất, nơi nào mưa ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?

-         Lượng bốc hơi: Chỉ ra nơi nào bốc hơi nhiều nhất, nơi nào bốc hơi ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?

-         Cân bằng ẩm (hiệu số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi): Kết hợp từ hai ý nhận xét trên để rút ra nhận xét về cân bằng ẩm của mỗi địa điểm.

II/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU

Bài 1 /SGK trang 50

Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.

Cách làm: nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt trước sau đó đến chế độ mưa. Chú ý: yêu cầu của bài chỉ là nhận xét và so sánh, không yêu cầu phải giải thích.

Cụ thể:

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng chế độ nhiệt của TP. Hồ Chí Minh điều hòa hơn, còn ở Hà Nội có sự phân mùa. Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất của Hà Nội là 16,40C trong khi đó TP. Hồ Chí Minh là 25,70C. Có những thời điểm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối của Hà Nội xuống đến 2,70C còn TP.Hồ Chí Minh là 13,80C. Nhiệt độ TB tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng nhau, 28,90C nhưng nhiệt độ tối cao tuyệt đối của Hà Nội lên tới 42,80C, cao hơn TP.Hồ Chí Minh gần 30C. Như vậy, kết quả là, biên độ nhiệt độ TB năm ở Hà Nội khá cao, đạt 12,50C còn ở TP. Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau rất ít, biên độ nhiệt TB năm là 3,20C.

Kết luận: Trong chế độ nhiệt, Hà Nội có một mùa nóng và một mùa lạnh, biên độ nhiệt TB năm khá cao. Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, chế độ nhiệt điều hòa hơn.

Chế độ mưa: Nhìn vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ta thấy: Lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh lớn hơn Hà Nội nhưng cả 2 địa điểm đều có chế độ mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô.

Tại Hà Nội, mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, lượng mưa đạt trên dưới 300mm. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, Hà Nội ít mưa, đặc biệt mưa rất thấp vào tháng 12 và tháng 1, khoảng 20 – 25mm.

Tại TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn, luôn đạt trên 200mm, mưa nhiều nhất vào tháng 9, đạt khoảng 320mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô sâu sắc vào tháng1,2,3, lượng mưa đạt dưới 20mm.

Như vậy, so sánh về chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên ta thấy, Tp. Hồ Chí Minh có mùa mưa dài hơn và mưa lớn hơn Hà Nội còn mùa khô ở TP. Hồ Chí Minh lại khô sâu sắc hơn, mùa khô ở Hà Nội không quá ít mưa như TP.Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, những tháng nóng nhất là những tháng mưa nhiều, những tháng lạnh là những tháng ít mưa. Còn ở TP. Hồ Chí Minh, những tháng mưa nhiều là những tháng có nhiệt độ thấp hơn (do mưa làm dịu bớt) còn những tháng mùa khô là những tháng có nhiệt độ cao hơn một chút.

Th.S. Nguyễn Thị Nga – Trường THPT Chuyên ĐHSP

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201204/Huong-dan-on-tap-mon-Dia-ly-Chuyen-de-Dia-ly-tu-nhien-1960608/

Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục cho mọi người năm 2012

Posted: 13 Apr 2012 04:40 PM PDT

Nội dung chính hoạt động của năm nay là nâng cao nhận thức của cộng đồng và huy động mọi nguồn lực trong xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non với thông điệp chính "Đáp ứng các quyền của trẻ từ những ngày đầu đời! Hãy chăm sóc và giáo dục trẻ thơ ngay bây giờ!". Tổ chức sự kiện quốc gia với chủ đề "Gia đình, nhà trường và xã hội chung tay vì sự phát triển toàn diện của trẻ".

Để các Sở GD-ĐT tổ chức tốt Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN, Bộ GD-ĐT yêu cầu mỗi Sở GD-ĐT chỉ đạo một cơ sở giáo dục mầm non hoặc một trung tâm học tập cộng đồng/nhà văn hóa xã làm tốt mô hình kết hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non tổ chức sự kiện dưới hình thức diễn đàn với chủ đề "Gia đình, nhà trường và xã hội chung tay vì sự phát triển toàn diện của trẻ".

Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục cho mọi người sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 28 tháng 4 năm 2012. Các tỉnh, thành phố có thể chọn các hình thức tổ chức linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-585313/tuan-le-toan-cau-hanh-dong-giao-duc-cho-moi-nguoi-nam-2012.htm

Giáo viên nhận lương bằng… gà

Posted: 13 Apr 2012 04:40 PM PDT

Nhiều giáo viên tại Uzbekistan cho biết, thay vì nhận được số tiền lương, họ
bị bắt phải nhận 10 con gà.

 

Ảnh minh họa

 

Nhân viên nhà nước tại Uzbekistan đã nhận một phần lương của mình bằng những
con gà Serbia và sắp tới có thể là cả các chú bê Ukraina.

Theo đài phát thanh Radio Liberty, mặc dù chính quyền cho biết đó là hành
động tự nguyện, nhưng thầy giáo Odil tại vùng Bukhara, miền trung Uzbekistan,
lại nói rằng họ bị bắt phải nhận gà: "Mỗi người chúng tôi bị bắt phải nhận 10
con gà. Một con gà Serbia có giá khoảng 5,5 som (3 USD), nhưng chúng tôi không
còn lựa chọn nào khác".

Báo cáo cho biết nhân viên ngành ngân sách trong vùng đã nhận được 20.000 con
gà và 40.000 con nữa sẽ được phát trong vài tháng tới.

Các quan chức Bukhara cho rằng chiến dịch đã thành công tốt đẹp và họ sẽ nhân
rộng hoạt động này ra nhiều khu vực khác. Thậm chí họ còn đang cân nhắc thay thế
tiền trợ cấp của chính phủ bằng những con bê Ukraina.

Chính phủ Uzbekistan đang tìm cách cắt giảm chi tiêu ngân sách do tình hình
thâm hụt hiện rất đáng lo ngại. Theo số liệu chính thức, lương trung bình của
người dân tại thủ đô Tashkent là 320 USD, còn các vùng khác thì chưa đến 100
USD.

Theo Dân việt (Nguồn RIA Novosti)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/68180/giao-vien-nhan-luong-bang----ga.html

Thay bàn, ghế theo chuẩn: Lực bất tòng tâm!

Posted: 13 Apr 2012 04:40 PM PDT

Năm học 2011-2012 sắp kết thúc nhưng dự báo học sinh còn phải tiếp tục sử dụng bàn, ghế cũ ít nhất từ 2-3 năm nữa. Quy định đã có, song vì sao chưa thực hiện?

Thiếu kinh phí

Trao đổi với chúng tôi vào sáng 10/4, thầy Nguyễn Văn Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3, TPHCM), cho biết nhà trường đã có kế hoạch thay đổi toàn bộ bàn, ghế mới cho học sinh nhưng phải chờ đến đầu năm học 2012-2013 mới có thể thực hiện. Nguyên nhân do chi phí trang bị toàn bộ bàn, ghế mới không nhỏ, nhà trường phải cân đối, điều chỉnh nhiều khoản thu, chi khác mới có đủ tài chính thực hiện, vì thế chưa thể tiến hành ngay trong năm học này. Tuy nhiên, với số lượng 75 lớp học hiện có, sĩ số bình quân 38-45 học sinh/lớp, nếu trang bị đồng loạt bàn, ghế mới giá 2 triệu đồng/bộ, tổng kinh phí đến hơn 6 tỷ đồng, dù cố gắng hết sức nhà trường cũng không thể thực hiện. Do đó, "chúng tôi chọn hình thức mỗi năm thay mới bàn, ghế cho vài lớp học, bắt đầu thực hiện từ năm sau. Dự tính trong vòng 4 năm, tức đến năm 2016 mới hoàn thành", thầy Vân bày tỏ.

Còn tại Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận), thầy Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường mới tiến hành cải tạo, thay mới cơ sở vật chất cách đây hơn 4 năm, tất cả trang thiết bị đều còn sử dụng tốt, nay nếu thay mới toàn bộ bàn, ghế sẽ gây lãng phí lớn. Hơn nữa, dù có thực hiện, nhà trường cũng không tìm đâu ra nguồn kinh phí. "Tạm thời trong năm học tới, chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng lại bàn, ghế cũ. Nếu thực hiện theo quy định mới có lẽ phải chờ hướng dẫn của Sở GD-ĐT", thầy Việt chia sẻ.



Quy định chuẩn bàn, ghế mới theo Thông tư 26 đang khiến các trường gặp khó khăn. (Ảnh: Mai Hải)

 

Riêng Trường Tiểu học Lạc Long Quân (quận 11), sau khi vận động các nguồn xã hội hóa thay mới toàn bộ bàn, ghế, lại tiếp tục đau đầu tìm kinh phí vận chuyển, thanh lý bàn, ghế cũ. Rất may, sau nhiều nỗ lực, hai phần ba số bàn, ghế đó đã tìm được đơn vị vận chuyển về cho một trường tiểu học nghèo ở huyện Cần Giờ, số còn lại được trưng dụng để đồ, lắp ghép làm sân khấu và chuyển vào kho phòng trường hợp cần thay thế.

Tuy nhiên, như hiệu phó một trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh chia sẻ, ngoài chi phí trang bị bàn, ghế, trường học hiện nay còn rất nhiều khoản chi đồ dùng học tập khác như biểu đồ, máy chiếu, phấn, bảng, kệ sách, chưa kể một số khoản duy tu phòng học, bóng đèn, quạt máy… Nếu phải thay mới toàn bộ bàn, ghế, e rằng sẽ không còn đủ kinh phí trang trải những khoản còn lại. Lúc đó bàn, ghế mới tuy đạt chuẩn nhưng điều kiện dạy học không đảm bảo, học sinh vẫn là người chịu thiệt thòi. Do đó hiện nay, mặc dù đã biết Thông tư 26 từ lâu nhưng các trường đều đang chờ hướng dẫn chi tiết của Sở GD-ĐT.

Lúng túng thực hiện

Ngoài quy định chi tiết 6 kích cỡ bàn, ghế phù hợp theo từng nhóm chiều cao học sinh, Thông tư 26 còn đưa ra một số quy chuẩn bố trí lớp học như khoảng cách từ mép bàn đến tường của hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học tối thiểu đạt 60cm, khoảng cách giữa hai dãy bàn học từ 95 – 100cm, khoảng cách từ hàng ghế cuối đến dãy tường phía sau phòng học tối thiểu 60cm… Nếu thực hiện tất cả những quy định này sẽ gây khó đối với công tác tổ chức và bố trí lớp học.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Tân Phú bày tỏ, sĩ số lớp học bình quân hiện nay ở các trường từ 40-45 học sinh/lớp, riêng ở một số quận vùng ven, đông dân nhập cư như Tân Bình, Thủ Đức, Tân Phú có thể lên đến 50-55 học sinh/lớp. Kê bàn, ghế bình thường còn không đủ chỗ điều chỉnh theo quy định mới gần như là điều không thể. "Chúng tôi chỉ cố gắng đáp ứng về mặt cơ bản chỗ học cho tất cả học sinh, việc chạy đua theo chuẩn bàn, ghế mới e rằng rất khó thực hiện. Hiện nay ở nhiều trường sân chơi còn không có, lấy đâu ra diện tích tăng khoảng cách giữa các dãy bàn học", vị này bày tỏ.

Riêng đối với quy định tồn tại đồng thời nhiều kích cỡ bàn, ghế trong cùng một lớp học, đại diện nhiều trường cho rằng thiếu thực tế bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ trong việc bố trí lớp học. Ngoài ra, quy định này đi ngược lại chủ trương tăng cường tính sáng tạo trong dạy và học phổ biến hiện nay ở trường phổ thông, thể hiện dưới các hình thức thường xuyên thay đổi vị trí chỗ ngồi, tổ chức làm việc theo đội, nhóm đối với học sinh trong cùng lớp học. Do đó, mặc dù quy định đã ra đời hơn 8 tháng nhưng đến nay các trường vẫn lúng túng trong thực hiện.

Điều này cho thấy quy định thay đổi bàn, ghế theo chuẩn mới không nên cứng nhắc buộc các trường thực hiện ngay mà cần có lộ trình cụ thể. Tùy điều kiện ở mỗi địa phương, nên có hướng dẫn cụ thể, giúp các trường không đau đầu với bài toán kinh phí nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu chuẩn hóa trường lớp.

SGGP

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-585360/thay-ban-ghe-theo-chuan-luc-bat-tong-tam.htm

Tăng cường phối hợp nhằm đảm bảo chất lượng GD tiểu học

Posted: 13 Apr 2012 04:39 PM PDT

(GDTĐ)- Hôm nay (13/4), tại Hà Nội, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm 2 năm thực hiện Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (Chương trình SEQAP). Đến dự hội nghị có đại diện các nhà tài trợ quốc tế, đại diện các Bộ, ban ngành liên quan cùng lãnh đạo UBND, lãnh đạo sở Tài chính, sở GDĐT của 36 tỉnh tham gia SEQAP. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì hội nghị.

cxcxcx
Hội nghị kiểm điểm 2 năm thực hiện Chương trình SEQAP. Ảnh: gdtd.vn

SEQAP là một chương trình do Ngân hàng thế giới, DFID và Vương quốc Bỉ tài trợ theo mô hình hỗ trợ ngân sách có mục tiêu. Với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 186 triệu USD, thực hiện trong 6 năm kể từ 03/2010 đến 12/2015, Chương trình nhằm cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam; góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, tạo cơ hội học tập bình đẳng trong các nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau; tăng tỷ lệ hoàn thành cấp học; hỗ trợ các trường tiểu học chuyển sang dạy – học cả ngày (FDS).

Đánh giá hiệu quả chương trình, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, hiện đã có 845 trường tiểu học với khoảng 315 nghìn học sinh của 268 huyện của 36 tỉnh tham gia SEQAP đã chuyển từ học nửa ngày sang học cả ngày, trong đó có 254 trường tiểu học thuộc các xã có điều kiện khó khăn.

Bên cạnh đó, đã có khoảng 50.000 giáo viên tiểu học được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy và 3.100 cán bộ quản lý trường học được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý.

UBND các tỉnh tham gia SEQAP đã chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai kịp thời những hoạt động trong khuôn khổ chương trình. Tất cả các tỉnh đã bổ nhiệm cán bộ kiêm nhiệm tại các Sở GDĐT và thành lập các Ban quản lý SEQAP huyện…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ban đầu, trong thực tế, quá trình triển khai thực hiện SEQAP còn nhiều tồn tại, như việc phối hợp thực hiện giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương còn thiếu đồng bộ. Nhiều địa phương thực hiện việc giao vốn cho các đơn vị thụ hưởng rất muộn dẫn tới một số hoạt động triển khai và tiến độ giải ngân của Chương trình chậm so với kế hoạch đề ra.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã đưa ra những vướng mắc trong quá trình thực hiện SEQAP như  thủ tục đấu thầu xây dựng cơ bản theo quy định của Ngân hàng Thế giới yêu cầu phức tạp; vướng cơ chế, thủ tục trong việc chi phí mua sắm, trong hợp đồng xây dựng, trong công tác thanh, quyết toán; khó khăn trong triển khai dạy học cả ngày ở các trường tiểu học…

Đề cập đến vấn đề triển khai dạy học cả ngày ở tiểu học, đại diện tỉnh Đăk Nông cho hay, các trường tham gia SEQAP là những trường đông học sinh và nằm trong diện các trường khó khăn của tỉnh, trong khi đó tỉ lệ học sinh được hỗ trợ ăn trưa thấp, tỉ lệ học sinh nghèo và học sinh dân tộc thiểu số đông; số tiền Chương trình hỗ trợ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của địa phương. Ngoài ra, việc mua sắm các vật dụng như: màn, chiếu, gối… cho các em lại không có trong mục chi hỗ trợ của Chương trình, không có hướng dẫn chi từ nguồn nào, trong khi công tác xã hội hóa không thực hiện được vì gia đình các em quá nghèo.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đề nghị các tỉnh tham gia SEQAP cần tập trung chỉ đạo các đơn vị thụ hưởng và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương quan tâm, tăng cường phối hợp trong việc triển khai thực hiện, bố trí đủ vốn và kịp thời. Ban Quản lý SEQAP Trung ương cần phát huy hơn nữa tính chủ động trong công tác điều phối hướng dẫn các địa phương và các đơn vị thụ hưởng thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, tuân thủ đúng các quy định hiện hành.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201204/Tang-cuong-phoi-hop-nham-dam-bao-chat-luong-GD-tieu-hoc-1960612/

Độc giả phản hồi đề thi lạ

Posted: 13 Apr 2012 04:39 PM PDT

- Tham gia tranh luận về câu chuyện Trường ĐH FPT đưa nội dung “trinh tiết” vào đề thi tuyển sinh, độc giả Đào Anh Dũng gửi tới  ý kiến của mình. Mời độc giả quan tâm gửi thảo luận theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Cảm ơn các bạn.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

 

Trao đổi sau một giờ thi. Ảnh: Lê Anh Dũng

Không lâu sau những trao đổi quanh cảnh “bẹo véo” trong tác phẩm Chí Phèo, đời sống giáo dục lại xôn xao với đề thi tự luận mà nhiều người coi là “thoáng, sốc” của ĐH FPT. Vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết về tâm-sinh lý học trò và “cái ngàn vàng” của phụ nữ. Có ba quan điểm phản bác lớn nhằm vào đề thi này.

Thứ nhất, theo GS Nguyễn Minh Thuyết thì ĐH FPT sai lầm khi gán những lời của Thúy Kiều và Kim Trọng cho Nguyễn Du. Nhưng ĐH FPT chỉ nói “Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều…”, – để cho thí sinh thấy một sự thật rằng trong Truyện Kiều có hai ý kiến về chữ “trinh”. Đấy là chưa kể tới một sự thật khác là tiếng nói của nhân vật chẳng qua cũng chỉ là tiếng lòng của tác giả. Do đó, lời trách cứ của GS Thuyết là không thỏa đáng.

Cần nói thêm về tính logic rằng, lời Kim Trọng, dù phủ định chữ “trinh” là chuyện “trinh tiết” hay “quan hệ tình dục trước hôn nhân” nhưng chính sự phủ định lại là đề cập đến vấn đề ấy. Nó chỉ là sự đối đáp (nếu không muốn nói là tranh luận) với chữ “trinh” trong lời nàng Kiều trước đó mà thôi.

ĐH FPT dẫn lời Kim Trọng chứ hoàn toàn không đảo ngược hoặc đơn giản hóa thông điệp của chàng ta. Vậy rõ ràng họ chẳng có gì là “yếu kém nghiệp vụ” hay “xúc phạm văn chương” ở đây cả. Trái lại, chính những người hạn chế về tư duy logic, dựa trên định kiến sai lầm và cổ hủ của mình để phê phán họ một cách vội vàng mới là “yếu kém nghiệp vụ” và “xúc phạm văn chương”.

Thứ hai, có ý kiến cho rằng đề thi quá “thô tục”, không phù hợp với độ tuổi thí sinh.

Vậy đấy! Thế kỷ 21 rồi, chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ bởi đòi hỏi bất khả kháng về sự bình đẳng, công bằng và quyền con người rồi, mà nhiều người vẫn còn đỏ mặt vì ngại ngùng hoặc phẫn nộ.

Chỉ đưa vào đề thi tự luận một thuật ngữ chính thức của môn sinh học, một từ đã được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, mà bộ phận ra đề bị gán cho đủ thứ tội lỗi “tày đình” nhất.

Thật khó tin vì người ta dùng “mũ ni che tai” mà lại mong đào tạo ra những thế hệ tương lai tài năng về khoa học, dám “nhìn thẳng vào sự thật” để giải quyết những vấn nạn của đất nước! Khoa học không độc đoán, không cấm cung những học trò, sắp hết tuổi vị thành niên và đã có khả năng sinh sản, một cách vô lối như thế.

Nhưng chính bởi vậy nên cũng thật dễ hiểu tại sao số ca nạo phá thai ở thanh thiếu niên không vì thế mà giảm đi, giới trẻ không vì thế mà e dè sống thử, trao tình chóng vánh. Đó là sự đấu tranh, là lời đáp trả đanh thép để khẳng định mình của cái mới tràn trề sức mạnh, khao khát tự do với cái cũ già nua, trì trệ cùng hàng loạt rào cản, định kiến, giáo điều.

Cuối cùng, còn một PGS-TS chỉ trích ĐH FPT vì đã không “giấu” được chủ kiến ở đề thi. Hết đòi “cấm” lại khuyên “giấu”!

Song, há chẳng phải đã là giáo dục thì bắt buộc phải có chủ kiến của đội ngũ làm công tác giáo dục, dù nó được tô vẽ, ngụy trang bằng “chiến lược”, “định hướng”, “triết lý” gì đi nữa hay sao!? Khi lược bỏ cảnh “bẹo véo” trong tác phẩm Chí Phèo, chẳng phải chính những người làm sách đã áp đặt chủ kiến của họ hay sao!?

Lại nữa, chỉ vì nêu lên hai sự thật của “ngày xưa” và “ngày nay” mà bộ phận ra đề bị gán cho một “lỗi” mà thực tế là ai cũng mắc.

Không hiểu vị PGS-TS đó lôi ở đâu ra cái logic rằng: Nhắc tới cái mới, đặt nó bên cạnh cái cũ thì tức là cổ súy cái mới, lên án cái cũ!?

Nói chung, trong lĩnh vực giáo dục, nhiều người vẫn cố níu kéo những “giá trị” cũ vốn đã và đang bị thực tế bác bỏ, đào thải gay gắt. Họ lặp đi lặp lại cái phương cách né tránh, cấm cản, dán mác “nhạy cảm” vào bất cứ điều gì họ cảm thấy “không phù hợp”. Họ e ngại, lo sợ đụng chạm tới “cái ngàn vàng” của phụ nữ. Nhưng chính vì thế mà họ đã và đang làm tổn hại “cái ngàn vàng” của đất nước, đó là thế hệ trẻ!

Thưa quý vị, chính hiện thực là sống sượng chứ không phải những lời chân thành nói lên hiện thực ấy!

  • Độc giả Đào Anh Dũng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/68063/doc-gia-phan-hoi-de-thi-la.html

Hãy chăm sóc và giáo dục trẻ thơ ngay bây giờ!

Posted: 13 Apr 2012 04:38 PM PDT

(GDTĐ)-Năm 2012, Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 22-28/4 với chủ đề: "Chăm sóc và Giáo dục trẻ thơ".

Đây là sự kiện do Bộ GDĐT cùng Liên minh Chiến dịch toàn cầu vì giáo dục ở Việt Nam phát động nhằm Nâng cao nhận thức của cộng đồng và huy động mọi nguồn lực trong xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non với thông điệp chính: "Đáp ứng các quyền của trẻ từ những ngày đầu đời! Hãy chăm sóc và giáo dục trẻ thơ ngay bây giờ!". Trong khuôn khổ Tuần lễ này, sự kiện quốc gia với chủ đề: "Gia đình, nhà trường và xã hội chung tay vì sự phát triển toàn diện của trẻ" cũng sẽ được tổ chức

Bộ GDĐT yêu cầu mỗi sở GDĐT chỉ đạo một cơ sở giáo dục mầm non hoặc một trung tâm học tập cộng đồng/nhà văn hóa xã tổ chức sự kiện dưới hình thức diễn đàn với chủ đề "Gia đình, nhà trường và xã hội chung tay vì sự phát triển toàn diện của trẻ"; đồng thời chỉ đạo công tác tuyên truyền cho Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN với khẩu hiệu "Đáp ứng các quyền của trẻ từ những ngày đầu đời! Hãy chăm sóc và giáo dục trẻ thơ ngay bây giờ!" bằng các hình thức như tranh cổ động, băng rôn, phù hiệu đeo trong ngày tổ chức sự kiện tại các sở giáo dục và đào tạo, các trường mầm non và những nơi công cộng khác.

Các tỉnh, thành phố có thể chọn các hình thức  tổ chức linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Trong khuôn khổ Chiến dịch toàn cầu vì giáo dục, Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN là một hoạt động thường niên được diễn ra vào trung tuần tháng 4 trên phạm vi toàn cầu.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201204/Hay-cham-soc-va-giao-duc-tre-tho-ngay-bay-gio-1960598/

Khảo sát PISA lần thứ nhất

Posted: 13 Apr 2012 04:38 PM PDT

Khảo sát PISA lần thứ nhất

TT – Sáng 12-4, những học sinh lớp 10 được lựa chọn ngẫu nhiên trong số 10 cơ sở đào tạo bậc THPT tại TP.HCM đã tham gia chương trình khảo sát đánh giá học sinh theo tiêu chuẩn quốc tế PISA.

Thí sinh làm bài trong 120 phút với các câu hỏi ở ba lĩnh vực: đọc – hiểu, khoa học và toán học. Theo kế hoạch, 162 cơ sở giáo dục tại các tỉnh thành trên cả nước tiến hành kỳ khảo sát này từ ngày 12 đến 14-4, với khoảng 5.100 học sinh độ tuổi 15 được lựa chọn ngẫu nhiên tham dự.

Học sinh Trường THPT Hùng Vương (TP.HCM) làm bài khảo sát sáng 12-4 – Ảnh: Như Hùng

PISA là hoạt động khảo sát đánh giá năng lực của HS được thực hiện ba năm/lần tại 70 quốc gia trên thế giới, do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế quốc tế (OECD) thực hiện. Kết quả khảo sát là cơ sở để OECD phân tích thực trạng giáo dục của nước sở tại dựa trên việc đánh giá năng lực của những học sinh vừa hoàn thành bậc THCS. Đây là năm đầu tiên VN chính thức tham gia chương trình này.

LƯU TRANG – V.HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/486856/Khao-sat-PISA-lan-thu-nhat.html

Comments