Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trung Quốc: Cô gái sinh năm 1991 làm quan to

Posted: 23 Apr 2012 08:21 AM PDT

Tranh cãi đã dấy lên trong cộng đồng mạng khi chính quyền thành phố Tương
Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc công bố một thông báo cho thấy một cô gái thế hệ 9X
được đề bạt vào chức phó trưởng phòng.

 

Thông tin về cô gái sinh năm 1991 được bổ nhiệm vị trí phó trưởng phòng được
đánh dấu đỏ trong danh sách bổ nhiệm.

 

Thông báo này liệt kê 8 cán bộ mới được bổ nhiệm, song cô gái sinh năm 1991
được chú ý hơn cả. Theo thông báo thì cô gái tên Wang Qian này sinh tháng 10,
năm 1991. Cô bắt đầu đi làm vào năm 2010 và được bổ nhiệm vào vị trí phó trưởng
Phòng Cải cách và Phát triển huyện Yuetang, thành phố Tương Đàm. Thông báo cũng
cho biết cô gái 20 tuổi này đã có bằng đại học. Từ đó có thể suy ra rất rõ ràng
rằng nữ quan chức tài năng này có thể học đại học từ năm 14, 15 tuổi hoặc sớm
hơn và bắt đầu đi làm từ năm 18 tuổi.

Chính vì thế, nhiều cư dân mạng bắt đầu đặt câu hỏi về nền tảng giáo dục của
cô gái và đặc biệt là xuất thân gia đình cô.

Thực sự, khuyến khích bổ nhiệm các quan chức trẻ là điều tốt, song vấn đề là
người dân Trung Quốc đang ngày càng mất lòng tin vào Chính phủ vì họ thường
xuyên nhìn thấy những cuộc chơi không công bằng và không minh bạch trong tầng
lớp quý tộc tham nhũng và đặc quyền nước này.

Các phóng viên đã cố gắng liên lạc với Phòng Cải cách và Phát triển của huyện
này để làm rõ sự bổ nhiệm đầy nghi vấn, nhưng một nhân viên ở đó đã tránh né
những câu hỏi của phóng viên bằng cách khẳng định rằng anh ta không biết gì vì
là nhân viên mới và phòng này đã đi họp.

Có lẽ vì nhiều áp lực từ dư luận nên sau đó chính quyền địa phương đã quyết
định không cho Wang Qian nắm giữ vị trí phó trưởng phòng, tuy nhiên cơ quan này
vẫn chưa cung cấp thêm bất kì chi tiết nào về xuất thân của cô gái.

  • Nguyễn Thảo (Theo Chinadaily)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/69549/trung-quoc--co-gai-sinh-nam-1991-lam-quan-to.html

Hà Nội: 75.000 thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Posted: 23 Apr 2012 08:20 AM PDT

Để đảm bảo cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã quán triệt: Các trường phải hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo đúng kế hoạch và biên chế do Bộ GD-ĐT quy định, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình các môn học; hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo tính khách quan, chuẩn mực trong việc đánh giá, xếp loại học sinh…

Các trường tổ chức thông báo kịp thời, đầy đủ, bằng nhiều hình thức về kỳ thi cho tất cả HS đang học, thí sinh (TS) tự do, để mọi thí sinh có nguyện vọng và đủ điều kiện đều được dự thi.

Ngoài ra phải phối hợp với Hội cha mẹ phụ huynh chuẩn bị tư tưởng và tinh thần quyết tâm đạt kết quả cao trong kì thi cho TS; vận động phụ huynh chăm lo cho TS về sức khỏe, về thời gian ôn tập.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cho Sở GD-ĐT là cơ quan thường trực xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị tổ chức tốt kỳ thi nhằm đạt mục tiêu an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và đánh giá đúng chất lượng dạy – học; chú ý phổ biến những điểm mới của quy chế thi. Ngành GD-ĐT chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề về chuyên môn; chính quyền các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn trật tự.

N.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-588731/ha-noi-75000-thi-sinh-du-ky-thi-tot-nghiep-thpt.htm

Ghi nhận ngày cuối nộp hồ sơ ĐH, CĐ theo tuyến trường

Posted: 23 Apr 2012 08:20 AM PDT

(GDTĐ)-Ghi nhận của phóng viên cuối giờ chiều nay (23/4) – thời điểm kết thúc nhận hồ sơ ĐKDT tại các trường ĐH, CĐ – tại nhiều trường ĐH lớn, lượng hồ sơ thu được không biến động nhiều so với năm trước, nhưng tại một số địa phương, lượng hồ sơ năm nay giảm mạnh.

Bàn giao hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ cho các trường. Ảnh: gdtd.vn
Bàn giao hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ cho các trường. Ảnh: gdtd.vn

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên điểm tiếp nhận hồ sơ của Văn phòng đại diện tại TPHCM (Bộ GDĐT) cho biết, số hồ sơ thu được cuối giờ chiều nay vào khoảng 25.000 bộ. Theo ông Cường, con số trên cũng tương đương mọi năm, không có gì đột biến về số lượng lẫn sự chọn lựa ngành nghề.

Nhiều trường ĐH lớn như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH KHXHNV – TPHCM…, lượng hồ sơ hầu như tương đương năm trước.

Theo GS. Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường nhận được khoảng 1.000 hồ sơ  ĐKDT. Tổng hồ sơ ĐKDT vào trường năm nay dự kiến tương đương với năm trước, khoảng trên 20.000

ĐH Ngoại thương cũng cho biết đã nhận được khoảng 800 bộ hồ sơ tương đương với năm 2011.

ĐH KHXHNV – TPHCM, tiếp nhận khoảng 900 hồ sơ, tương đương với mọi năm.

Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được hồ sơ nhỉnh hơn chút ít, khoảng 1000 bộ, không khả quan hơn 3 năm gần đây.

Trường ĐH Nông nghiệp nhận được khoảng 1.400 hồ sơ, tương đương với kỳ tuyển sinh năm 2011.

Riêng Trường ĐH Y, phòng đào tạo cho biết, số lượng hồ sơ năm nay có phần vượt trội hơn.

Tuy nhiên, không ít trường ĐH than phiền về lượng hồ sơ năm nay giảm nhiều so với năm trước. Tiêu biểu như ĐH Công nghiệp Hà Nội, trường luôn ở trong top đầu về lượng hồ sơ ĐKDT, năm nay hồ sơ nhận được theo tuyến trường giảm khoảng 30%. Trường ĐH Mỏ – Địa chất còn giảm nhiều hơn, hồ sơ thu được chỉ bằng hơn một nửa so với năm ngoái. Trường ĐH Thương Mại năm nay thu được khoảng 2.000 hồ sơ theo tuyến trường, so với năm trước cũng giảm nhiều …

Lượng hồ sơ giảm mạnh cũng được ghi nhận tại các địa phương như Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định. Theo đó, Thanh Hóa giảm khoảng 10 nghìn hồ sơ; Nam Định giảm khoảng 7 nghìn hồ sơ…

Nguyên nhân số hồ sơ giảm được cho là do quy định thí sinh được xét tuyển nhiều lần, có thể đăng ký không hạn chế số lượt xét tuyển tạo tâm lý yên tâm cho thí sinh, do vậy ,các em chỉ nộp 1-2 bộ hồ sơ chứ không đăng ký nhiều như những năm trước.

Vào khoảng đầu tháng 5, các sở GDĐT sẽ bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT cho các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội và TP.HCM. Việc gửi giấy báo dự thi cho thí sinh theo hệ thống tuyển sinh của sở GDĐT được thực hiện từ 1/6 đến đến 8/6.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201204/Ghi-nhan-ngay-cuoi-nop-ho-so-DH-CD-theo-tuyen-truong-1960825/

Hài hước: Từ trái nghĩa

Posted: 23 Apr 2012 08:19 AM PDT

Thầy: Các em, bây giờ chúng ta luyện tập từ trái nghĩa. Bây giờ tôi nói 1 câu còn các em nói câu có ý trái ngược lại, bắt đầu nhé...

Thầy: Hôm nay thời tiết rất tốt.
Trò: Hôm nay thời tiết rất xấu.
Thầy: Tuổi già
Trò: Tuổi trẻ
Thầy : đứng
Trò : nằm
Thầy : Có một thanh niên đứng trên đường
Trò : Có một cụ già nằm dưới đường….
Thầy: tôi nhặt được 1 đồng
Trò: tôi đánh rơi 1 đồng
Thầy : Sai rồi, ko nói thế được
Trò : đúng rồi, phải nói như thế
Thầy : sai lầm
Trò : chính xác
Thầy : tôi nói là sai lầm
Trò : chúng em nói là chính xác
Thầy : phải nghe lời thầy, thầy nói mới chính xác
Trò : phải nghe chúng em, thầy nói đều sai lầm
Thầy : dừng lại
Trò : tiếp tục
Thầy : bây giờ các em dừng lại, ko nói nữa
Trò : bây giờ chúng em tiếp tục, còn nói nữa
Thầy : các em là đồ ngốc, tôi bảo dừng lại
Trò : chúng em là thiên tài, chúng em cứ tiếptục
Thầy : các em hãy nghe lời thầy…..thầy bảo
dừng lại…
Trò : thầy hãy nghe lời chúng em…..chúng em bảo tiếp tục…
Thầy : bây giờ các em dừng luyện tập
Trò : bây giờ chúng em tiếp tục luyện tập
Thầy : NÀY, TÔI BẢO DỪNG LẠI LŨ NGỐC……
Trò : NÀY, CHÚNG EM CỨ TIẾP TỤC,…..THIÊN TAI!
Theo Saigon News

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/69423/hai-huoc--tu-trai-nghia.html

Giải nhất tiếng Anh quốc gia tự phê bệnh thành tích

Posted: 23 Apr 2012 08:19 AM PDT

- Trần Thị Bảo Trân, lớp 12 chuyên Anh, Trường phổ thông năng khiếu, ĐHQG
TP.HCM là một trong 6 học sinh đoạt giải nhất môn Anh văn trong kỳ thi HS giỏi
quốc gia vừa qua. Điều thú vị ở Trân là rất ít đi học thêm mà tự học là
chính….


 

Bảo Trân nói em từng thích điểm cao, nhồi nhét kiến thức chỉ vì điểm rồi sau lại
quên hết. Nhưng giờ đây, Trân muốn phát triển hài hòa hơn như tham gia các hoạt
động ngoại khóa, chơi đàn. Ảnh: HG.


Thủ khoa nói không với học thêm

Sau khi theo ba lên TP.HCM (ba chuyển công tác) – Bảo Trân học ở một ngôi
trường tiểu học và trung học rất bình thường ở quận Tân Bình.

"Từ nhỏ đến lớn, em hầu như không đi học thêm mà tự học ở nhà là chủ yếu.
Hồi lớp 9, em có đăng ký thử một khóa học thêm ở Trung tâm Thăng Long, nhưng học
vài buổi thấy nóng bức và chật chội, chịu không nổi nên từ đó không muốn đi học
thêm nữa. Hơn nữa các bạn đi học thêm thì 9-10h tối mới về đến nhà, học như vậy
em không chịu được" -
Trân cho biết.

Trân bật mí: "Ba mẹ em không bao giờ ép em đi học thêm, một phần vì rất
tin tưởng vào em. Từ trước tới giờ em toàn tự học và vươn lên, năm nào cũng là
học sinh giỏi."

Hồi thi tuyển vào cấp 3, Trân cũng học thêm một khóa ngắn hạn về tiếng Anh
của thầy Hoàng Ngọc Hùng ở Trường phổ thông năng khiếu (ĐHQG TP.HCM). Vì thầy
dạy hay nên Trân mơ ước đậu vào lớp chuyên Anh trường này. Do vậy, sau khi đậu
cả chuyên Lê Hồng Phong và Trường phổ thông năng khiếu (PTNK), Bảo Trân đã chọn
PTNK.

Vì có hai bạn có điểm cao đầu vào PTNK cao nhất đã lựa chọn đi du học nên Bảo
Trân đã trở thành thủ khoa đầu vào lớp 10 PTNK.

Bí quyết giỏi tiếng Anh

Trong kỳ thi chọn HS giỏi Anh văn quốc gia, Trân khá bất ngờ vì có thêm phần
thi nói, phần thi viết cũng có thêm nét mới là viết tóm tắt một đoạn văn bản.
Trong thời gian luyện thi ở trường, đến giữa giai đoạn ôn thi mới có thông báo
chính thức về việc sẽ có phần thi nói trong kỳ thi học sinh giỏi.

"Tuy nhiên, em toàn chuẩn bị những bài nói đơn giản thôi, đến khi vào thi gặp
ngay câu hỏi (bốc thăm) hay mà khó: giáo dục giới tính, bảo vệ động vật sắp
tuyệt chủng. Choáng một lúc nhưng sau đó em vẫn xoay xở được", Trân cho biết.

Trong khi nhiều bạn HS đi học tiếng Anh với người nước ngoài ở các trung tâm
và khá tốn tiền thì Trân tâm sự, nhà em không có khả năng kinh tế để đi học tại
các trung tâm này. Từ lớp 5, em chỉ được ba mẹ cho đi học bằng A, B, C thôi.

Bí quyết học tập của Bảo Trân nằm ở hai từ "say mê" và "thực hành nhiều".
Trân thích thú với tiếng Anh vì với ngôn ngữ này, bạn sẽ thu được nhiều kiến
thức hơn vì có nhiều xuất bản phẩm trên thế giới phần lớn xuất bản bằng tiếng
Anh, đọc tiểu thuyết trực tiếp bằng tiếng Anh hay hơn tác phẩm dịch. Và rất thú
vị khi xem phim nổi tiếng bằng tiếng Anh.

Nói chung với tiếng Anh thì theo Trân càng luyện tập nhiều thì càng giỏi. Xem
phim, nghe các bài hát tiếng Anh, học hát tiếng Anh là cách tốt nhất để học giỏi
ngoại ngữ này.

"Với em thì đi học các trung tâm ngoại ngữ tốn tiền mà không hiệu quả", Trân
cho biết.

Hỏi về việc làm thế nào để nói tiếng Anh tốt, Trân chia sẻ: Theo em thì không
nhất thiết phải nói giống hệt giọng người bản xứ mà quan trọng là nói thế nào để
người nước ngoài hiểu được là tốt rồi. Hồi đi Úc hai tuần, em gặp các bạn đến từ
khắp nơi, mỗi bạn nói tiếng Anh một kiểu nhưng vẫn làm cho nhau hiểu được.

Bệnh khoái điểm số

Điều thú vị ở Bảo Trân là cô trò này đã tự hạ bớt tham vọng đạt điểm số cao
sau khi vào trường chuyên PTNK.

Hồi học cấp một và cấp hai, Trân rất khó chịu khi bị điểm 8 mà chăm chỉ học
để đạt điểm 9 và 10. Thế nhưng khi vào cấp ba, thấy các bạn xung quanh ngoài học
ra còn biết chơi đàn, chơi thể thao rất giỏi nên Trân đã quyết định từ bỏ bệnh
"khoái điểm số" của mình. Bây giờ thì cô bạn đang học đàn và "ước gì trước đây
em cũng chú trọng đến điều này thì giờ đã chơi giỏi rồi", Trân cười cho biết.

Vì "bức xúc" với bản thân mình như vậy nên hồi lớp 11, Bảo Trân đã đoạt giải
nhất trong cuộc thi tiếng Anh của IDP (chủ đề: Nếu gặp một người nổi tiếng em sẽ
nói với người đó về vấn đề gì), được học bổng sang Úc học hè tiếng Anh hai tuần.

Lúc đó Trân viết bài dự thi là bức thư gửi cho thầy Huỳnh Công Minh (lúc đó
là Giám đốc Sở giáo dục TP.HCM) về việc quá coi trọng điểm số ở VN.

Trân viết đại ý rằng học sinh VN quá chú trọng điểm số và quên mất kiến thức.
Khi em học Sử, Địa, em nhồi nhét kiến thức để kiếm điểm tốt cho bài kiểm tra,
nhưng kiểm tra xong thì không nhớ gì hết. Cách dạy và cách học không đi chung
với nhau. Dạy mà cuối cùng HS không nhớ được gì hết. HS đua nhau đi học thêm,
cóp bài nhau chỉ để có điểm số cao.

Điều này dẫn đến nhiều người học chỉ vì điểm, và chán nản. Nền giáo dục VN
chỉ đào tạo ra những người có điểm số rỗng tuếch. Điểm số trở thành nỗi ám ảnh
với mỗi HS. Giáo dục chưa tạo ra môi trường cho học sinh có thực tiễn.

Em cũng có so sánh với giáo dục Mỹ. Ở VN thì học xong lớp 12, sau đó chỉ
quyết định quá trình học này bằng một kỳ thi ĐH với điểm số 3 môn. Trong khi đó,
nếu ở Mỹ, để vào ĐH thì không chỉ có điểm số mà phải chứng minh được mình có
tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Giáo dục Việt Nam chẳng giống nước nào

Giải pháp Trân đề ra cho giáo dục VN là: tăng thêm hoạt động ngoại khóa, một
số môn không nên chấm điểm mà chỉ chấm đạt hay không đạt, chẳng hạn như môn thể
dục mà nhiều bạn còn phấn đấu điểm cao để có điểm trung bình cao, lẽ ra môn này
không nên cho điểm. Ngay đến môn thể dục mà còn bị áp lực nữa.
Khi trò chuyện với các bạn HS đến từ các nước châu Á khi tham gia khóa học hè ở
Úc, các bạn đều lắc đầu lè lưỡi khi HS Việt Nam học quá nhiều môn mỗi học kỳ (11
đến 12 môn).

"Khi trao đổi với các bạn HS bên Úc và một số nước châu Á, em thấy giáo dục
VN chẳng giống ai. Các bạn ấy chỉ học khoảng 5 môn mỗi học kỳ, được đi chơi và
hoạt động ngoại khóa rất nhiều. Thậm chí các nước châu Á như Thái Lan hay
Malaysia cũng học theo giáo dục Mỹ hoặc Anh còn giáo dục VN thì em không biết
dựa theo tiêu chuẩn gì", Trân cười.

Theo Trân, mỗi học kỳ HS chỉ học 5 môn thôi để HS có thời gian đầu tư vào môn
đó, còn hiện nay mỗi kỳ học tới 11, 12 môn mỗi kỳ, cho nên cứ học môn này thì
quên môn kia. Ví dụ môn Sử có thể học hết luôn từ năm lớp 10, chứ chia ra ba
năm, mỗi năm học ít một thì sau đó lại quên hết!

Hiện nay, mong muốn của Bảo Trân là đi du học ở Singapore. Với điểm SAT là
2140/2400, điểm TOEFL thi trên máy tính là 107/220, có lẽ ước mơ này không khó
để trở thành hiện thực.

  • Hương Giang

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/69470/giai-nhat-tieng-anh-quoc-gia-tu-phe-benh-thanh-tich.html

Nữ sinh bị đánh hội đồng: sẽ khiển trách hiệu trưởng

Posted: 23 Apr 2012 08:19 AM PDT

Nữ sinh bị đánh hội đồng: sẽ khiển trách hiệu trưởng

TTO – Chiều 22-4, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh cho biết Sở đã làm việc, tìm hiểu vụ việc em Lê Thị Mỹ Duyên, học sinh lớp 10A3 Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà, Hà Tĩnh) bị đánh hội đồng.

Tạm thôi học nữ sinh bị đánh hội đồng
Hà Tĩnh: một nữ sinh bị đánh hội đồng

Duyên vừa bị đánh nhập viện vừa nhận quyết định tạm nghỉ học 7 ngày – Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-4, Lê Thị Mỹ Duyên, học sinh lớp 10A3 Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà, Hà Tĩnh), bị một nhóm học sinh đánh hội đồng, phải nhập viện. Sau đó, Mỹ Duyên bị nhà trường đình chỉ học 7 ngày.

Theo ông Anh, quyết định tạm đình chỉ nghỉ học 7 ngày đối với em Lê Thị Mỹ Duyên của Trường THPT Mai Thúc Loan là quá nóng vội, thiếu cân nhắc. Chuyện học sinh đánh nhau thì chưa biết ai đúng ai sai, không nên đưa ra những hình thức kỷ luật làm ảnh hưởng tâm lý học của học sinh mà phải có biện pháp giáo dục, răn đe học sinh.

Ông Anh cũng cho biết sự việc học sinh bị đánh hội đồng cũng như đưa ra quyết định kỷ luật đối với học sinh của Trường THPT Mai Thúc Loan, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh không nhận được báo cáo của nhà trường mà biết qua báo đài.

Với việc trường này đưa ra lý do kỷ luật đối với em Lê Thị Mỹ Duyên vì lý do gia đình em đã thông tin cho báo chí biết đưa tin làm mất uy tín của trường là sai phạm nghiêm trọng, phát ngôn thiếu cân nhắc của hiệu trưởng.

"Quan điểm của Sở đã rõ, Trường THPT Mai Thúc Loan nóng vội trong việc xử lý. Sắp tới tại hội nghị các trưởng phòng, hiệu trưởng sở sẽ có ý kiến nhắc nhở, khiển trách hiệu trưởng" - ông Anh khẳng định.

VĂN ĐỊNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/488409/Nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-se-khien-trach-hieu-truong.html

Đi học ‘thoát xác’

Posted: 23 Apr 2012 08:18 AM PDT

- “Đôi khi cần "thoát xác" để bay cao
hoặc sống thật sâu, cần được "điên" để làm những điều mình chưa từng dám thử,
muốn "cuồng" để tuột ra khỏi quỹ đạo của khuôn mẫu và định kiến…” – đó là lý
do nhiều bạn trẻ tìm đến lớp học này.


 

Áp hai lòng bàn tay để chia sẻ và thấu cảm


"Thoát xác" để tìm về…

Không ít người khi nghe tên lớp học sẽ nghĩ ngay rằng thoát xác là làm cho
"hồn lìa khỏi xác". Nhưng theo chị Phan Ý Ly (GĐ Trung tâm sáng tạo và phát
triển cộng đồng Life Art), đó đơn giản chỉ là việc chuyển động theo tiếng nhạc,
lắng nghe thế giới nội tâm sống động của mình để hiểu và thấu cảm.

"Thoát xác" để tuột ra khỏi quỹ đạo của những quan niệm, định kiến hay sự e
dè, nhút nhát của bản thân để tìm đến "cái tôi khác biệt" trong chính con người
mình.

Bài tập thú vị của lớp học "thoát xác" được nhiều bạn trẻ yêu thích chính là
dùng ít nhất ba bộ phận trên cơ thể để viết tên của mình.

Mọi người đã dùng đầu,
khuỷu tay, đầu gối, bàn chân, thậm chí cả lưỡi và môi để viết, "phiêu" trong
tiếng nhạc réo rắt các học viên tựa như những nghệ sĩ múa đương đại, múa vở kịch
đẹp nhất của đời mình bằng ngôn ngữ cơ thể do chính các bạn sáng tạo ra. Không
ai bị ngượng nghịu, ai cũng học cách kiểm soát cơ thể, thả lỏng cơ thể và tìm về
với con người đích thực của mình.

Đặng Nhung (sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền) chia sẻ: "Trong khoảng tối
yên lặng nhưng tôi thấy sáng rõ cơ thể mình, một cơ thể đang nhảy múa theo tiếng
nhạc, tan ra như đã từng tan trong đợt sóng của dòng sông quê nhà rồi lại bất
ngờ lên cao, hùng vĩ và réo rắt như vẫy gọi lí tưởng và hoài bão trong tôi thức
dậy…”

Hồng Giang (sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội) thì hào hứng: "Điều tôi khám
phá ra sau bài tập này chính là tận dụng hết những gì mình đang có để thể hiện
như những bộ phận trên cơ thể ít được chúng ta sử dụng như khuỷu tay, vai, cổ….
Tôi đã học được học cách lắng nghe và yêu thương bản thân hơn".

"Làm những điều tôi chưa từng thử"

Mặc dù các học viên đều là người xa lạ, lần đầu tiên gặp mặt nhưng chỉ trong
giây lát đã cởi bỏ dần dần e ngại ban đầu, cùng nhau khám phá giá trị bản thân
qua những ngôn ngữ cơ thể.


Tự do giải phóng cơ thể và lắng nghe thế giới nội tâm

"Chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể trao đi tất cả những cử chỉ gần gũi đó với
một ai khác không phải là người thân của tôi. Nhưng tôi đã thử ôm một người
khác, lắng nghe nhịp tim và hơi thở của người khác trong căn phòng mà người yêu
tôi cũng đang ở đó. Tôi hoàn toàn không gặp lại những cảm xúc "thường thấy" khi
mà ngay lúc đó người yêu tôi cũng đang có những cử chỉ nồng ấm với những người
con gái khác" – Thúy An, học viên lớp "thoát xác"chia sẻ.

Điều chỉ có ở lớp học đặc biệt này là dù không quen biết nhưng tất cả đều để
cho người bạn mình chưa kịp nhớ tên điều khiển, dẫn dắt, và "nghịch", "vần vò"
các bộ phận trên cơ thể để tìm đến những cảm giác thư thái, tuyệt vời nhất.

Không có chỗ cho sự gò bó hay căng thẳng, dồn nén, tất cả đều tự do, phóng
khoáng thể hiện mình, giải phóng khỏi khuôn mẫu cố hữu để thử làm những điều
mình chưa bao giờ dám làm….

Nhiều bạn trẻ cho rằng, đôi khi họ quá cứng nhắc, khuôn phép với bản thân,
quá cầu toàn để rồi đến một lúc nào đó thấy mỏi mệt, chán chường. "Thoát xác" là
cách giải phóng chính mình, tìm đến sự bình yên, thoải mái. Như Hoa (THPT Việt
Đức – Hà Nội) chia sẻ: "Muốn “thoát xác” để sống với cái tôi của mình một
cách trọn vẹn nhất."

  • Thu Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/65102/di-hoc--thoat-xac-.html

Tuyển dụng trực tiếp tại trường ĐH

Posted: 23 Apr 2012 08:16 AM PDT

Tuyển dụng trực tiếp tại trường ĐH

TT – Ngày 21-4, Ngày hội nghề nghiệp việc làm do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức đã thu hút hơn 1000 sinh viên của trường tham gia.

Ngoài việc được cung cấp thông tin và vị trí tuyển dụng, tham gia tuyển dụng trực tiếp với doanh nghiệp, sinh viên còn được tham gia chương trình huấn luyện kỹ năng viết hồ sơ xin việc và cách tìm việc hiệu quả, cách trả lời phỏng vấn khi xin việc…

Các doanh nghiệp đã cung cấp thông tin tuyển dụng nhiều ngành nghề khác nhau như tài chính kế toán, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh…

M.G.)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/488419/Tuyen-dung-truc-tiep-tai-truong-DH.html

Ông giáo già 16 năm dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật

Posted: 23 Apr 2012 08:16 AM PDT

Tốt nghiệp thủ khoa Sư phạm, trường Đại Học Văn Lang, Hà Nội năm 1940, thầy Đạo được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Trần Quốc Toản, Nam Định. Trong điều kiện đất nước chiến tranh loạn lạc, năm 1944 thầy Đạo xung phong đi bộ đội là cán bộ tiền khởi nghĩa lúc bấy giờ, năm 1946 thầy được phân công trở về Hà Nội làm phái viên tham mưu.

Hòa bình lập lại, thầy trở về làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản. Sau khi nghỉ hưu, quanh quẩn mãi với việc chăm sóc cây cảnh, thấy nhàm chán, thầy Đạo đăng ký vào các hội hoạt động địa phương như: Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, tham gia tổ dân phố… Đến năm 1996, Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định ra đời, nhận thấy mình còn khỏe, lại thấy thương các trẻ em khuyết tật, thầy Đạo đã đến xin dạy miễn phí cho các em nhỏ ở Trung tâm.

Từ lúc dạy cho trẻ em khuyết tật ở Trung tâm, mỗi ngày dù nắng hay mưa, thầy Đạo vẫn đạp xe đạp hơn 3km từ nhà đến Trung tâm để dạy chữ cho các em nhỏ khuyết tật và trẻ bị nhiễm chất độc da cam.

Lúc đó, Trung tâm không có gì ngoài dãy nhà cấp 4 cũ nát của một cơ quan chuyển đi để lại. Thầy Đạo cùng với 4 cán bộ nhân viên dọn dẹp, tu sửa lại Trung tâm đảm bảo chỗ ăn ngủ cho các cháu.

Sau khi sửa sang lại Trung tâm, Thầy đã được trung tâm dành cho một căn phòng làm nơi dạy học các cháu. Bàn ghế không có, thầy lại đi vận động bà con các khu phố và bỏ cả tiền túi của mình để mua bàn ghế mới, có chỗ cho các cháu ngồi học.

Thầy Đạo tâm sự: "Bọn trẻ ở Trung tâm này không được may mắn như những đứa trẻ bình thường khác. Thương các cháu mà không biết làm gì, chỉ biết dạy các cháu chút kiến thức để lấy đó làm vốn mà bước vào đời…".

Không những dạy chữ cho các em nhỏ khuyết tật ở Trung tâm, sau mỗi buổi học và các ngày nghỉ, thầy Đạo còn đến trung tâm để giúp các em vận động hồi phục thể lực, trò chuyện với các em…

Dạy trẻ bình thường nhiều lúc đã thấy khó, dạy trẻ em khuyết tật còn khó khăn bội phần, huống hồ ở Trung tâm có nhiều em không chỉ bị tật nguyền mà còn bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, nên nhận thức không được như những người bình thường.

Lúc Trung tâm mới thành lập, chưa có một cuốn sách, giáo trình nào hướng dẫn về cách dạy trẻ khuyết tật, nên thầy Đạo vừa dạy, vừa mò mẫm nghiên cứu cách nào cho trẻ khuyết tật có thể tiếp thu tốt nhất. Ngoài việc tận tình chỉ bảo các em đánh vần, nhận biết từng chữ một, thầy Đạo còn nghĩ ra những dụng cụ học tập vừa phục vụ cho việc giảng dạy của mình, vừa để các em ở Trung tâm có thể nhận biết dễ hơn.

Vào năm 2009, thầy Lê Vũ Đạo là một trong 3 đại biểu của tỉnh Nam Định được vinh danh tại lễ tuyên dương các gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên toàn quốc. Năm 2010, thầy là đại biểu chính thức tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8. Từ năm 2007 đến năm 2010, thầy được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Năm nay đã bước sang tuổi 86, sức khỏe không còn được như trước, chân tay đã run, mắt thầy đã mờ, nên đầu năm 2012, thầy Đạo đã xin Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật được nghỉ. Nhưng vì nhớ lớp, nhớ các em nhỏ ở Trung tâm, thầy Đạo lại đạp xe đến trung tâm thăm các em.

Trần Huệ – Đức Văn

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-588521/ong-giao-gia-16-nam-day-hoc-mien-phi-cho-tre-khuyet-tat.htm

‘Đừng ép học sinh phải ra nước ngoài học đại học…’

Posted: 23 Apr 2012 08:16 AM PDT

- Sự kiện được cho là vô lý có thể chỉ xảy ra ở Việt Nam: Các trường quốc tế
được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, nhưng chương trình học lại không được chấp
nhận ngay tại Việt Nam? Học sinh học các trường quốc tế không có “cửa” thi vào
các trường ĐH tại Việt Nam do bằng cấp không được công nhận?


 


Ảnh minh họa: HS tốt nghiệp trường THPT quốc tế hoạt động hợp pháp ở Việt Nam được phép thi ĐH, CĐ. (Ảnh: Người lao động.)


Học trường quốc tế hết “cửa" thi đại học

Báo Tuổi trẻ dẫn thông tin, học sinh Đoàn Anh Quang (sinh năm 1991 ở
Hà Nội) tốt nghiệp Trường quốc tế Singapore (SIS) TP.HCM (thuộc Tập đoàn giáo
dục quốc tế Kinder World) có nguyện vọng theo học Trường ĐH FPT. Do Trường ĐH
FPT không tổ chức thi "ba chung" mà chỉ tổ chức thi sơ tuyển, đồng thời xét
trúng tuyển dựa trên kết quả thi qua điểm sàn của thí sinh nên để được xét tuyển
vào ĐH này, Quang buộc phải đăng ký thi "nhờ" Trường ĐH Thương mại.

Khi Quang mang hồ sơ đến nộp thì nhà trường từ chối nhận với lý do "bằng cấp
Quang có không tương đương bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam".

Theo gợi ý của trường, Quang lên Cục Khảo thí – kiểm định chất lượng giáo dục
(Bộ GD-ĐT) xin xác nhận thì được trả lời: "Cục chỉ có trách nhiệm xác nhận
bằng cấp quốc tế trình độ CĐ, ĐH trở lên, còn THPT đã phân cấp thẩm quyền cho
sở".

Nhưng đến Sở GD-ĐT Hà Nội – sở cũng không chứng nhận bằng cấp cho Quang.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hóa (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH
Thương mại – xác nhận thí sinh Đoàn Anh Quang đã được dự thi tại trường năm
2011. "Năm ngoái khi tiếp nhận hồ sơ thí sinh, trường cũng đã hỏi ý kiến Vụ Giáo
dục ĐH (Bộ GD-ĐT) về trường hợp bằng cấp như vậy có đủ điều kiện thi ĐH không
thì chuyên viên của vụ trả lời được. Tuy nhiên khi tiếp nhận và phát thẻ dự thi
xong, trường thấy thấp thỏm, chỉ lo… thí sinh đỗ.

Trường đã đặt tình huống nếu Quang đỗ, trường phải gửi văn bản lên bộ yêu cầu
xác nhận rõ vì quy trình tuyển sinh có hậu kiểm văn bằng. Thí sinh không có bằng
tốt nghiệp THPT lại trúng tuyển sẽ rất rắc rối. Nhưng may mắn em này… không
đỗ".

“Đó là lý do năm nay trường làm "chặt" hơn, yêu cầu có văn bản xác nhận
đàng hoàng của bộ rồi mới cân nhắc tiếp nhận hay không” -
ông Hóa khẳng
định.

“Đừng ép các em phải ra nước ngoài học ĐH…”

Việc không công nhận, không cho học sinh tốt nghiệp trường quốc tế dự thi ĐH
đang có nhiều ý kiến cho rằng vô lý.

Dịch giả Phan Hồng Giang (Hà Nội) đưa ra 4 điểm vô lý khi không cho học sinh trường
quốc tế tại Việt Nam thi ĐH. Thứ nhất, cơ quan quản lý cho phép trường
quốc tế hoạt động ở Việt Nam mà lại không công nhận bằng cấp của họ là vô lý.

Thứ hai, các học sinh Việt Nam có bằng THPT của trường Việt Nam tha hồ
được các trường ĐH nước ngoài (Mỹ, Anh, Pháp, Úc…) tiếp nhận. Thậm chí
không phải qua kỳ thi đầu vào, chỉ kiểm tra sơ lược, chủ yếu là kiểm tra trình
độ tiếng Anh để tiện việc sắp xếp lớp theo trình độ.

Chẳng lẽ nền ĐH của ta có yêu cầu cao hơn nền ĐH các nước đã phát triển? Hay
chất lượng bằng trung học của ta cũng cao hơn họ?

Thêm nữa, dù học trường quốc tế, nhưng nếu muốn học tiếp ở Việt Nam thì các
em đều phải qua kỳ thi chung, phải có kết quả thi tốt thì mới được vào học, đâu
có thoải mái vào trường ĐH như nếu đi du học nước ngoài. Bằng cấp, trình độ
tương đương hay không sẽ được xác lập thông qua kỳ thi chung này chứ không phải
là từ một quyết định hành chính.

Cuối cùng, tình trạng rầm rộ đi du học góp phần làm “chảy máu ngoại tệ”, là
việc ảnh hưởng không tốt tới uy tín các trường ĐH Việt Nam mà chúng ta nên hạn
chế bằng việc khuyến khích các em thi vào ĐH trong nước.

Vậy thay vì cấm – Bộ GD ĐT gấp rút cho phép học sinh học các trường quốc tế
được phép dự thi ĐH ở Việt Nam như các em học sinh khác. Đừng ép các em trót học
trường quốc tế phải chỉ còn lối thoát duy nhất là du học nước ngoài!

Ông Phạm Hữu Hoan – Trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT Hà Nội cho
biết: “khi bộ chưa cho phép thì sở cũng không dám xác nhận tương đương văn bằng. Theo quy chế tuyển sinh, thí sinh dự thi ĐH, CĐ trước hết phải có bằng tốt
nghiệp THPT. Các chứng chỉ, bằng cấp nước ngoài hay do các trường quốc tế tại
Việt Nam cấp chắc chắn phải có cơ quan xác nhận thì thí sinh mới đủ điều kiện dự
thi. Quyền xác nhận này không thuộc sở dù chính phòng giáo dục phổ thông là nơi
thẩm định chương trình học của họ.”

Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Úc (TP.HCM): “Trường dạy theo
chương trình THPT và cấp bằng tú tài theo chương trình của Tây Úc, cho biết:
"Trước đây có một học sinh của trường có nguyện vọng dự thi ĐH VN. Trường phải
dịch hồ sơ sang tiếng Việt và sở GD-ĐT xác nhận, học sinh này mới được đăng ký
dự thi".

  • N.H (tổng hợp)

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/69296/-dung-ep-hoc-sinh-phai-ra-nuoc-ngoai-hoc-dai-hoc----.html

Comments