Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tin ở ngày mai

Posted: 20 Apr 2012 12:19 AM PDT

Tin ở ngày mai

TTO – Bố là con nhà nghèo. Tuổi thơ bố lớn lên với biết bao nhọc nhằn, cơ cực. Bố chỉ ước một lần được ăn no đi học cho con mắt khỏi hoa lên khi nhìn, bàn tay khỏi run lên khi viết. Cái nghèo che lấp những hiểu biết giản đơn.

Bố “hai lúa” đến tội nghiệp! Bố ngạc nhiên thấy cái sập bằng sắt có nhiều bánh chạy trên đường mà không biết đó là ôtô! Bố muốn con bố phải khác!

Bố dứt áo bỏ làng đi tìm miền đất hứa. Bà khóc, níu giữ. Bố cương quyết: “Mệ cứ để con đi. Không thể khổ mãi thế này được”.

Bố dựng nhà trên đồi cao với những nương chè mênh mông, bát ngát nhưng vẫn không đủ gạo ăn. Để duy trì cuộc sống, bố đi qua các đầm lầy khai hoang lấy đất cấy lúa. Đó là một công việc cực nhọc. Bàn tay bố xám xịt, mốc lên vì ngâm bùn quá nhiều, móng chân bố ngón nào cũng thâm đen và há toác miệng. Chúng con hỏi bố có đau không, bố cười: “Thế này nhằm nhò gì đâu con, cứ có thóc gạo ăn no bụng là thôi đau ngay. Riêng các con, dù ra ở bụi chuối cũng phải học hành đàng hoàng. Bố mẹ sẵn sàng nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn những niềm vui riêng tư nhưng các con không được bỏ đói con đường chinh phục kiến thức”.

Nói rồi bố lại huýt sáo vang cả nhà. Trái tim con như có người bóp chặt không thở được. Con thương bố thật nhiều! Không nói nhưng con hiểu bố dãi nắng dầm mưa, bước thấp bước cao, lúc nào cũng vội vã là vì chúng con, vì tin một ngày không xa chúng con sẽ sung sướng hơn bố mẹ.

Con vẫn thường trêu: “Trên mặt bố đã xuất hiện thêm nhiều dấu phẩy và dấu chấm than”, chưa qua tuổi 40 mà tóc bố nhuốm màu mệt mỏi. Khi con biết xót xa con đã không dám nhìn vào bố. Con không dám nghĩ đến những ngày mai nhà ta sẽ thế nào. Vậy mà bố chưa một lần chán nản.

Bố đã trần ra làm đủ thứ việc để có một ít gạo độn với ngô, sắn, khoai, để dư tiền học cho tụi con và mua thuốc cho mẹ. Bước chân bố lúc nào cũng thậm thịch vì vội. Bố luôn mặc bộ đồ lao động xanh sờn rách nhiều nơi với con dao đựng trong hộp gỗ đeo bên hông mỗi khi đi lại phát ra âm thanh “cốc, cốc”.

Chẳng khi nào thấy bố đi dép. Con vẫn tự hỏi lúc đi ngủ bố có kịp rửa chân không vì đã nhiều năm trôi qua mà bố chưa một lần thay dép mới. Bao giờ rảnh rỗi bố nhớ trả lời con. Bố nhé!

Lớn thêm con mới hiểu vì sao bố chê “cơm nhạt thếch, ăn củ khoai nó ngọt, ăn củ sắn nghe bùi”. Chúng con vô tư ăn cơm trắng mà không thấy mẹ cúi xuống phân trần “loại ớt này cay thật, ăn một tí mà cay trào nước mắt”.

Bố ít ngủ trên nhà. Bố nằm dưới chòi để canh ao cá. Có nhiều khoản chi tiêu đang chờ đàn cá lớn lên. Bố không ngủ trưa vì việc làm không xuể. Lúc nào cũng thấy bố như chạy giặc. Vừa chè, vừa ruộng, vừa chăn nuôi.

- Bố làm nhiều sao nhà ta không giàu được bố nhỉ?

- Tại điểm xuất phát của bố là số 0. Mà ba đứa con là của cải rồi. Giàu nữa mọi người lại ghen tị.

Bố là thế đấy, không bao giờ thấy mình bất hạnh hay thua thiệt. Bài học lạc quan từ bố thật tuyệt vời. Con đã thấy hạnh phúc dù ở trong mái nhà tranh, con cũng thấy hân hoan dù đến trường bằng con ngựa sắt già nua, cũ kỹ và con không tủi chút nào khi chưa một lần được may áo mới.

Có năm gần tết bố đi vắng một đêm, ao cá bị kẻ trộm bắt sạch. Mẹ khóc vì mất tết, khóc vì tiếc và xót công bố cắt cỏ, nhặt phân, ngủ chòi. Thế mà bố vẫn lạc quan: “Thôi thì của đi thay người, trời cho sức khỏe rồi sẽ làm được nhiều hơn thế”. Bố lại thả cá giống, lại cắt cỏ, nhặt phân, ngủ chòi. Cường độ làm việc của bố là liên tục. May mà bố hát nhiều nên con cứ tin bố vui, không hề lo nghĩ, không hề mệt mỏi. Bố không hát có lẽ cuộc đời chúng con sẽ tăm tối vô cùng…

Lớp 12. Con đang xây ước mơ cho con, cho cả nhà mình…

Mùa đông. Nhà mình gần lèn đá nên rất lạnh. Bố đã nhiều đêm thức trắng với con. Bố lui cui nhóm lửa cho con ấm, thỉnh thoảng khói thuốc lào bố hút cuộn theo khói than quẩn quanh khắp gian bếp vẹo vọ. Lâu dần con nhớ mùi thuốc ấy. Con nói thuốc lào dễ gây ung thư. Bố cười xòa ”nhờ có thuốc mà bố bước qua nhiều thời khắc cam go của cuộc đời, đợi lúc thảnh thơi bố tìm cách bỏ”.

Con nhớ rất nhiều những đêm sáng trăng, hết việc nhà, bố mang cây sáo ra thổi cho chúng con nghe những câu hát thật buồn cười “bánh không hành không mỡ lăn trên đường là bánh xe, bánh không hành không mỡ thêm tí vừng là bánh đa…”.

Nếu không có những tiếng hát như thế chắc chúng con sẽ quên mình đang có mặt trên thế gian này. Bố ơi! Chính tình yêu cuộc sống của bố đã truyền cho chúng con ngọn lửa luôn muốn cháy lên trước cuộc đời…

Có lần con bị ngã từ trên lưng trâu, bị sừng trâu thúc vào phần trên đùi đau điếng… Sợ bố biết nên con trốn bặt…

Trời mưa tầm tã. Không có đèn pin, bố trầy trật, hối hả tìm con trong nỗi lo tột độ. Chỉ có bóng đêm và cơn mưa nghe bố nguyện cầu.

- Con vén quần bố xem chỗ bị đau. Nó thâm tím một khoảng lớn. Bố thảng thốt…

Bố thắp hương lên bàn thờ cảm ơn tổ tiên phù hộ. Chỉ thiếu chút nữa thôi, có thể cả đời con mất cơ hội được làm mẹ.

Gần tháng trời bố đâm gừng trộn với rượu, vết thương mới hết tụ máu.

Năm 2002.

“Đời bố đã khác thật rồi!” – bố reo to trong phút giây biết con đậu đại học. Bố cưỡi con ngựa sắt lù khù phăng phăng khắp xóm công nhân, hớn hở như một đứa trẻ. Bố cười một nụ cười rộng rãi và thoáng đãng, khoe hàm răng hơi vẩu và vàng khẹt vì khói thuốc. Đó cũng là lần đầu tiên bố không hát mà khóc. Mẹ cũng khóc. Tối đó không ai ngủ được. Ngoài trời mưa tầm tã nhưng trong mái tranh xiêu vẹo kia có năm người đang ngập tràn hạnh phúc!

Con đã chọn vào sư phạm nhưng nhà mình vẫn phải đánh đổi. Mẹ về hưu non, Kim tạm nghỉ một năm để dồn tiền cho con học. Bố an ủi em:

- Con của bố đứa nào cũng phải có một cái nghề, lần lượt từng đứa một. Bố hứa!

Rồi bố quyết định “vĩnh biệt nhà tranh, đón chào nhà xây tường vôi ngói đỏ”.

Bố tự đóng gạch, tự vào rừng kiếm gỗ, tự đào lò nấu vôi và là một tay thợ xây cừ khôi. Hơn một năm trời thì ước mơ có nhà xây thành hiện thực. Ngày tân gia, bố vui vẻ nói: “Các con lớn cả rồi, bạn bè đến chơi cũng phải có chỗ ngồi uống nước cho đường hoàng chứ”. Là bố sợ chị em con xấu hổ với bạn bè. Bố có hai đứa con gái!

Cả đời bố chỉ biết nghĩ cho chúng con.

Bố ơi, đời bố đã khác và đời chúng con cũng đã khác rồi! Cảm ơn bố đã dạy con biết tin ở ngày mai, lúc nào cũng biết tìm thấy ánh sáng trong đêm tối!

LÊ THỊ THANH HƯƠNG (Nguồn: www.netbuttrian.vn)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/487907/Tin-o-ngay-mai.html

Giỏi toán nhờ… những mảnh ghép

Posted: 20 Apr 2012 12:19 AM PDT

Bước sáng năm thứ 4, phong trào "Trường học thân thiện – Học sinh tích cực" đã trở thành một mảnh đất ươm mầm sáng tạo của giáo dục, nơi các sáng kiến của thầy và trò được nảy mầm bén rễ.

Từ bản đồ tư duy xếp hình…

 

Các giờ ôn tập Toán của trường THCS Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định được diễn ra một cách đặc biệt. Học sinh được hướng dẫn tự làm một hộp xếp hình mà trong đó có đủ các cành, nhánh của một bản đồ tư duy (BĐTD) về nội dung ôn tập.

Thầy hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Hưng đang giới thiệu về BĐTD ghép hình

Bằng trí nhớ của mình, các em sẽ sắp xếp các mảnh ghép thành một BĐTD ôn tập hoàn chỉnh. Sau đó, các bạn trong lớp sẽ nhận xét, bổ sung ý kiến vào BĐTD ghép hình. Và cuối cùng thầy cô sẽ cho các em đối chiếu hình ghép BĐTD với BĐTD mẫu xem các em đã làm đúng hay chưa và sai ở chỗ nào

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Hưng cho biết: "Khi chia BĐTD thành các miếng ghép và cho học sinh tự ghép trong giờ ôn tập, các em được vừa học vừa chơi. Nhà trường mới thử nghiệm dùng BĐTD ghép hình trong môn Toán. Học sinh rất hào hứng với giờ ôn tập này. Nó cũng giúp tăng sự chủ động trong học tập của các em."

Hoạt động tập thể giữa giờ tại trường THCS Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định

Bên cạnh việc vừa học vừa chơi với BĐTD xếp hình trong môn Toán, các em học sinh trường THCS Nam Hồng còn học Toán mà biết Sử, học Sinh biết bảo vệ môi trường… thông qua những nội dung học mà các thầy cô đã lồng ghép một cách khéo léo.

Cô Đặng Quỳnh Nam, giáo viên môn Toán cho biết, khi dạy một hàm số, cô luôn tính toán làm sao cho kết quả trùng với một năm hay một ngày đặc biệt nào đó trong lịch sử, hoặc gắn với ngày sinh, ngày mất của danh nhân…

… đến kênh giáo dục truyền thống hiệu quả

Hướng tới việc xây dựng môi trường an toàn, thân thiện để mỗi học sinh tích cực hơn trong việc tới trường, vui chơi và học tập, cuộc vận động xây "trường học thân thiện" đã mang lại những hiệu quả tích cực… Những ngôi trường đạt chuẩn quốc gia thực sự là những công viên cây xanh – công viên văn hóa.

Cô trò cùng hát dân ca tại trường mầm non Bình Minh, Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Các lượng xã hội đã tham gia tích cực vào trong giáo dục. Chẳng hạn như tại Nam Định, trong năm học 2010-2011, hội khuyến học đã huy động được hơn 130 tỷ đồng, tổ chức các hoạt động trao học bổng, giáo dục truyền thống. Hội phụ nữ và đoàn thanh niên ngoài các hoạt động khuyến khích học tập còn tổ chức các buổi trò chuyện giáo dục giới tính, hướng nghiệp…

Hay như tại Thái Bình, tiếng kẻng, tiếng trống học bài đã lan về từng thôn xã. Và để con em mình học cách yêu quý cây xanh, bảo vệ môi trường, các bậc phụ huynh hàng tuần, hàng tháng tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường ngay tại khu dân cư. Bên cạnh thư viện trường học, tại nhiều xã, phường, học sinh và phụ huynh tự nguyện đóng góp sách báo, xây các thư viện mini trong lớp.

Cũng nhờ có phong trào, lần đầu tiên, các thế hệ học trò được tìm hiểu và biết đến lịch sử địa phương, các danh nhân người địa phương và chung tay chăm sóc di tích lịch sử quê mình.

Cùng với thầy cô và nhà trường, cả xã hội chung tay đã mang đến một làn sóng giáo dục truyền thống mạnh mẽ và hiệu quả.

Đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục

Trong tháng 3/2012, đoàn kiểm tra liên ngành đã xuống 14 tỉnh kiểm tra 5 nội dung phong trào xây dựng "trường học thân thiện – học sinh tích cực". Kết quả cho thấy, so với các năm học trước, năm học 2011-2012, phong trào thi đua đã đi vào chiều sâu, được phát huy rộng rãi. 100% số trường học đã có nhà vệ sinh và đảm bảo 3 đủ cho học sinh.

Các trường đều xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa, tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động giáo dục ngoài giờ với nhiều nội dung giáo dục phong phú. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động tập thể, các trò chơi dân gian, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa cách mạng ở địa phương.

Học sinh trường tiểu học An Ninh, Quỳnh Phụ, Thái Bình tự tin trò chuyện với thành viên đoàn kiểm tra liên ngành

Như Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM, Nguyễn Thị Hà, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành tại Nam Định, Thái Bình nhận xét: "Các hình thức triển khai 5 nội dung trường học thân thiện, học sinh tích cực phong phú, sáng tạo, khoa học. Nội dung triển khai sâu rộng, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, có mô hình, có điển hình."

Còn Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành tại Lạng Sơn thì nhấn mạnh: Phong trào "xây dựng THTT, HSTC" phải là đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục.

Huyền My

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/68962/gioi-toan-nho--nhung-manh-ghep.html

Lo khó tuyển sinh

Posted: 20 Apr 2012 12:19 AM PDT

Thê thảm là từ mà hiệu trưởng một trường phổ thông ngoài công lập ở quận 5 – TPHCM nói về mùa tuyển sinh năm 2011. Vị hiệu trưởng này cho biết dù đã hoạt động nhiều năm nhưng năm học 2011-2012 là khó khăn nhất với trường vì tuyển sinh được ít, giáo viên dư thừa… nên hoạt động của trường bị thua lỗ. Trong hoàn cảnh đó, trường phải "cắn răng" chịu đựng bởi đóng cửa đồng nghĩa với việc giải thể trường.

Đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng

Hiệu trưởng một trường phổ thông ngoài công lập khác cho rằng bậc THPT ở trường ngoài công lập tương đối dễ tuyển sinh hơn bậc tiểu học. Hằng năm, TPHCM có gần 20.000 học sinh tốt nghiệp THCS không trúng tuyển vào lớp 10, trong đó có không ít em tiếp tục theo học THPT ở các trường ngoài công lập. Ngoài ra, nhiều học sinh từ các tỉnh khác cũng đổ về TPHCM, theo học ở các trường ngoài công lập. Còn tuyển sinh ở bậc tiểu học năm nào cũng lao đao.

Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5 – TPHCM, cho biết vì thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học nên tất cả trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 đều có giấy gọi nhập học (kể cả tạm trú). Các trường công lập vốn được Nhà nước đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất; chất lượng dạy học bảo đảm, đồng đều; hoạt động phong phú nên được phụ huynh tin cậy. Đó là nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập điêu đứng.

Tại TPHCM, năm học 2011-2012 đã có nhiều trường tiểu học ngoài công lập, trường THPT có đào tạo bậc tiểu học phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Trường Tiểu học Dân lập Phương Nam (quận Tân Bình) phải đóng cửa sau 13 năm hoạt động; Trường THPT Khai Trí (quận 5) phải giải thể bậc tiểu học vì không tuyển được học sinh; bậc tiểu học của Trường Tiểu học-THCS Tân Nam Mỹ (quận 5) đang phải duy trì cầm chừng khi chỉ có trung bình 6 học sinh/khối lớp.

Dù còn hơn 2 tháng nữa mới kết thúc năm học nhưng lãnh đạo nhiều trường phổ thông ngoài công lập có đào tạo bậc tiểu học ở TPHCM cho biết đang thấp thỏm lo không tuyển được học sinh cho năm học mới.


Giờ tan trường của học sinh Trường Tiểu học Dân lập Bình Thới, quận 11, TPHCM.

 

Tăng cường tiếp thị

Mùa tuyển sinh năm học 2012-2013 được dự báo tiếp tục khó khăn đối với bậc tiểu học. Do vậy, ngay từ thời điểm này, nhiều trường ngoài công lập đã lên phương án đầu tư mạnh cho khâu tiếp thị tuyển sinh.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS Tân Nam Mỹ cho biết suốt 4 năm qua, kể từ khi đi vào hoạt động, trường luôn cử bộ phận tuyển sinh xuống ĐBSCL hay lên Tây Nguyên để tiếp thị. Tại TPHCM, trường đã đưa thông tin tuyển sinh đến các trường mầm non để phụ huynh có nhu cầu thì gửi con vào học. Năm nay, song song với việc đi thực tế để tiếp thị, trường sẽ tăng cường khâu quảng bá trên báo chí để có thêm nhiều phụ huynh biết về trường, với hy vọng tình hình tuyển sinh sáng sủa hơn.

Hiệu trưởng một trường khác cho biết việc đi đến tận nơi để tiếp thị là chiêu thức hiệu quả nhất với các trường lúc mới thành lập. Sau đó, hiệu quả của việc chăm sóc, giáo dục mới là yếu tố quyết định kết quả tuyển sinh.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thời Nhiệm (quận 9), cho rằng để tồn tại và phát triển thì chất lượng dạy học và điều kiện cơ sở vật chất là yếu tố then chốt. Nếu không bảo đảm những điều kiện trên, trường sẽ phải đóng cửa vì tuyển sinh không được.

 

 

Theo Huy Lân

 

Người Lao Động

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-587547/lo-kho-tuyen-sinh.htm

Cô giáo xinh như mộng gây xôn xao cư dân mạng

Posted: 20 Apr 2012 12:19 AM PDT

Sau khi những bức hình chụp một cô giáo dạy tiếng Anh của trường ĐH Kinh doanh Ngoại ngữ Quảng Đông được đăng tải trên Internet, cư dân mạng bắt đầu xôn xao về sắc đẹp "hớp hồn" của cô giáo này.

Cô giáo Liu Xuewei

Theo trang web Chinasmack, các cư dân mạng đã đặt biệt danh cho cô giáo tên Liu Xuewei này là "nữ thần".

Cô giáo tiếng Anh xinh đẹp – người đã chiếm được trái tim của rất nhiều sinh viên bằng vẻ đẹp tự nhiên của mình – tới từ Huệ Châu, Quảng Đông.

Cô bắt đầu nổi tiếng sau khi sinh viên chụp một số bức ảnh cô đang đứng lớp, rồi đăng tải lên Internet. Vẻ đẹp của cô nhanh chóng được bàn luận rộng rãi trong thế giới ảo.

Không có hiện tượng sinh viên bỏ học trong tiết tiếng Anh của cô.

Tờ Nhật báo Quảng Châu cho biết lớp học của cô đạt 100% đi học đầy đủ – một hiện tượng hiếm hoi trong các trường đại học Trung Quốc.

Cô Liu không muốn tiếp chuyện báo chí về sự nổi tiếng bất ngờ của mình, song cô nói rằng không hề biết mình bị chụp ảnh trong lớp học.

Nói về sắc đẹp của cô, một sinh viên nói: "Khi cô không cười, cô trông lạnh lùng và xinh đẹp. Nhưng khi cô cười, cô trông còn xinh đẹp đến lạ lùng".

 

 

 

  • Nguyễn Thảo (Theo Edvantage)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/69016/co-giao-xinh-nhu-mong-gay-xon-xao-cu-dan-mang.html

Bỏ hoang phòng học hàng trăm triệu đồng

Posted: 20 Apr 2012 12:19 AM PDT



Ông Niê Y Kua, trưởng buôn Gia Rai – Kroa, cho hay: "Trường mầm non buôn Gia Rai – Kroa được xây năm 2009 nhưng cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ chơi cho con trẻ không có, không điện nên nhiều gia đình có điều kiện đã gửi con em ra điểm trường chính Buôn Win ở trung tâm xã và buôn Hluk để học vì điều kiện ở đây tốt hơn lại được đi đường thảm nhựa, trong khi phòng học này được xây dựng nơi hẻo lánh đi lại khó khăn". Anh Hoàng Văn Nguyện (40 tuổi, buôn Gia Rai – Kroa) nói thêm: "Bà con chúng tôi mong muốn phòng học có điện, đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để con em học hành thuận tiện, chứ phòng học xây lên giờ bỏ hoang lãng phí hàng trăm triệu đồng của Nhà nước".

Nghịch cảnh ở chỗ, trong khi phòng học kiên cố hàng trăm triệu đồng tại buôn Gia Rai – Kroa bỏ trống thì cách đó khoảng 10 km tại buôn Xê Đăng cũng thuộc xã Ea Kuêh này hàng chục HS của điểm Trường Tiểu học Lý Tự Trọng "đánh vật" ngồi học trong những phòng học tạm bợ, tuềnh toàng. Điểm học tạm bợ tại buôn Xê-Đăng được xây dựng cách nay khoảng 8 năm bằng gỗ, không có ô cửa, lợp tạm bằng mái tôn. Điểm trường có 3 phòng học với 65 HS là con em người đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng, Dao; có tất cả 6 lớp học chia làm 2 ca sáng, chiều gồm: lớp 1A49 HS; 2A­­­­­­4 9 HS; 3A4 8 HS; 4A­4 6 HS và 5A­4 có 4 HS và một lớp mầm non 20 HS.

Điểm học này vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn bộn bề, việc học hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. "Những ngày nắng nóng mái tôn trần nhà hừng hực phát hỏa thì thầy trò mồ hôi ướt đẫm. Mỗi lần gió lên, bụi đất đỏ bên ngoài cứ thế thổi vào phòng khiến thầy trò đỏ mắt cả buổi vì hứng phải bụi. Mưa đến thì hầu như lớp học không thể dạy được vì nước mưa tạt phăng ướt cả phòng, con em lại nhà xa…" – thầy Phạm Duy Hùng (30 tuổi) GV giảng dạy tại điểm trường buôn Xê Đăng cho biết.

Cô Phạm Thị Thủy, hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Buôn Win, giãi bày: "Trường Mầm non Buôn Win có 6 điểm trường, sau khi xây dựng xong điểm trường tại buôn Gia Rai – Kroa, nhà trường cho GV vào giảng dạy nhưng do thiếu HS nên không thể duy trì lớp học…".



Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Văn Liên, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cư M'gar, cho hay: "Sở dĩ phòng học này bỏ trống do kế hoạch xây dựng từ đầu của UBND xã này không khả thi. Ban đầu người ta dự tính di dời các hộ dân từ buôn Xê-Đăng cách đó 10 km ra buôn Gia Rai – Kroa để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, dân sinh nên xây dựng tại buôn Gia Rai – Kroa 2 phòng học năm 2009 khoảng 230 triệu đồng, một của Gia Rai – Kroa, một của Xê Đăng nhưng sau đó người dân ở buôn Xê Đăng không di cư ra sinh sống dư dự tính. Thành ra để trống một phòng học cho con em buôn Xê Đăng; còn một phòng phục vụ việc học tập cho con em tại buôn Gia Rai – Kroa nhưng HS ở buôn này thích ra điểm trường chính cách đó hơn 2 km mặc dù xa hơn nhưng đường sá đi lại thuận lợi hơn, có đủ cơ sở vật chất".

Theo ông Liên, để khắc phục tình trạng này cần đầu tư cơ sở vật chất, đồ chơi học tập để mở 1 lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi, 1 lớp nhà trẻ 1 – 3 tuổi.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-587362/bo-hoang-phong-hoc-hang-tram-trieu-dong.htm

Học sinh kém Sử: Có trách nhiệm của Hội Khoa học Lịch sử

Posted: 20 Apr 2012 12:18 AM PDT

Mới đây, tại buổi lễ tôn vinh học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, nhà sử học Dương Trung Quốc (ảnh) – Tổng thư ký hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: "Học sinh kém Sử, trách nhiệm một phần của Hội Khoa học Lịch sử. Vừa qua, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD-ĐT đã ký Bản ghi nhớ để cùng hợp tác nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng giáo dục môn sử, tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục, chấn hưng một cách toàn diện và căn bản. Qua đây, chúng tôi muốn nhân cơ hội để nhận trách nhiệm của một hội nghề nghiệp cùng với Bộ GD-ĐT tôn vinh, động viên và khích lệ tinh thần học Sử cho các học sinh. Trên cơ sở biên bản ký kết với Bộ GD-ĐT mà trực tiếp là Bộ trưởng đã chủ động đến gặp Hội Sử học là bước chuyển nhận thức lớn. Trong chương trình này, chúng tôi quan tâm nhiều đến việc dạy học Sử trong nhà trường liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên dạy Sử và hình thức khác nhau để khích lệ, tôn vinh những điển hình, sáng kiến hỗ trợ cho việc dạy và học Sử".

Với sự kết hợp này, ông có thấy ở Bộ GD-ĐT tinh thần quyết tâm? Và Hội Sử học sẽ thực hiện những bước như thế nào để nâng cao chất lượng môn sử trong trường học?

Một ví dụ về việc dạy Lịch sử là vừa qua Hà Nội có cho chú giải tên một số tuyến đường phố nhưng lại sai? Ông nghĩ sao về cách làm này?

Mọi sáng kiến về việc dạy và học sử tôi đều ủng hộ. Việc làm của Hà Nội vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng cũng là việc làm mạnh dạn của cơ quan quản lý thành phố. Trước đó ở Mỹ Tho đã làm, nước ngoài cũng có.

Nhưng việc chú giải không hề đơn giản, tưởng dễ mà không dễ. Bởi viết càng ngắn, cô đọng, súc tích bao nhiêu thì ngoài yếu tố chính xác ra phải đầy đủ. Lẽ ra (cách làm của Hà Nội) phải có hội đồng tương đối chuẩn mực để đưa ra những định danh bảo đảm tính ngắn ngọn nhưng chính xác.

Ở đây địa danh đã có thay đổi, năm nay ở tỉnh này, năm sau ở tỉnh khác. Hay chuyện 55 hay 56 ngày đêm tính theo cách nào? Một sự cảnh tỉnh rằng ý nghĩa việc làm là tốt nhưng cách thức thực hiện phải phù hợp.

Cần hiểu rằng xã hội vẫn hết sức quan tâm không bỏ mặc môn lịch sử. Chưa bao giờ nhiều sách viết về lịch sử như hiện nay, một số cách mới như sách tranh chẳng hạn đã xuất hiện. Các nhà xuất bản, điện ảnh đã nỗ lực (dù chưa thực sự thành công), sân khấu cũng vậy. Chúng ta phải ghi nhận đã có thay đổi đó.

Cái đó đúng. Cần phải hiểu tại sao các cháu không thấy lịch sử hấp dẫn, thiết thực…

Cá nhân tôi cho rằng hiện nay nhiều sân chơi vẫn thiên về việc đánh đố trí nhớ các em. Trong thời đại mà chỉ cần click chuột, học trò đã có cả bộ bách khoa toàn thư thu gọn trong lòng bàn tay, nhiều sân chơi không còn phù hợp.

Cái khó nhất và giá trị nhất của lịch sử là tính ngụ ngôn: những câu chuyện, những bài học lịch sử và sự liên tưởng. Các cụ xưa có câu "ôn cố nhi tri tân" tức xem chuyện xưa để nhận ra chuyện nay, nhìn chuyện nay mà ngẫm chuyện xưa. Để thấy rằng phương pháp tư duy lịch sử vô cùng quan trọng. Ngành nghề nào cũng vậy, nếu có một sự hiểu biết lịch sử vững chắc thì nghề nghiệp vững vàng hơn vì có một phương pháp phù hợp.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-587796/hoc-sinh-kem-su-co-trach-nhiem-cua-hoi-khoa-hoc-lich-su.htm

Gặp nữ sinh mồ côi, học giỏi toàn diện

Posted: 20 Apr 2012 12:17 AM PDT

Vân sinh ra và lớn trong một gia đình khó khăn, bố thường xuyên đau ốm. Căn bệnh ung thu quái ác luôn hành hạ và theo bố em trong suốt hai năm trời, tiền thuốc thang chữa chạy, khiến gia đình em càng trở nên khó khăn túng thiếu. Đầu năm 2010, bố em đã mãi mãi ra đi, để lại người vợ trẻ và hai con thơ.

Sau ngày bố mất, kinh tế gia đình Vân gần như suy kiệt. Với đồng lương ít ỏi của giáo viên cấp một, mẹ em không đủ khả năng để cùng một lúc nuôi hai con ăn học. Vậy là Vân phải lên nhà bác gái trên thị trấn ở để bác nuôi ăn học. Để đền đáp lòng mong mỏi của những người thân, ngay sau khi đến ngôi trường mới, Vân đã "lăn" ra học. Nhiều hôm do chưa làm xong bài cũ, em đã thức đến tận hai giờ sáng làm cho xong, chuẩn bị bài mới cho ngày hôm sau lên lớp rồi mới đi ngủ.

Cô Lương Thị Liên – hiệu trưởng Trường THCS Cành Nàng cho biết: "Em Vân hiện đang là học sinh lớp 7, liên tục trong 7 năm học vừa qua, năm nào em cũng làm lớp trưởng và là học sinh giỏi toàn diện của trường".

Cô Liên cho biết: "Em Vân không chỉ là một học sinh giỏi toàn diện của trường mà em rất năng động trong tất cả các hoạt động phong trào Đoàn, Đội của trường. Đặc biệt em có khả năng tổ chức các hoạt động rất tốt. Mới đây nhất em Vân đã đạt giải xuất sắc với bài hùng biện về vấn đề môi trường, rồi giải nhất toàn huyện trong cuộc thi Chỉ huy đội và phụ trách sao giỏi năm 2012, giờ đây em đang chuẩn bị cho cuộc dự thi sắp tới ở tỉnh".

Hoàng Văn – Duy Tuyên

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-587044/gap-nu-sinh-mo-coi-hoc-gioi-toan-dien.htm

Kiên quyết xử lý học sinh điều khiển xe máy

Posted: 20 Apr 2012 12:17 AM PDT

Mục đích của lễ ký kết nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong Đoàn viên, thanh thiếu nhi, HSSV, qua đó tác động đến các tầng lớp thanh niên;

Theo chương trình kí kết, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật TTATGT. Đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”. Thành lập, duy trì và đẩy mạnh hoạt động của các đội TNTN, TNXK tham gia đảm bảo TTATGT, nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc của thanh thiếu nhi tham gia đảm bảo TTATGT.

Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức ATGT trong trường học; triển khai các chương trình giảng dạy về ATGT vào các trường sư phạm để đào tạo đội ngũ giáo viên có kiến thức và phương pháp giáo dục hiệu quả về ATGT.

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nội dung giáo dục pháp luật về đảm bảo TTATGT lồng ghép trong chương trình chính khóa một số môn học của các cấp học; tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông từng cấp học từ năm học 2012-2013.

Chỉ đạo các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi; hiệu trưởng các trường kiên quyết xử lý kỉ luật đối với HSSV chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

Ủy ban ATGT Quốc gia thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình TTATGT, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ATGT; phối hợp chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo TTATGT, chống ùn tắc GT tại các cổng trường; phối hợp với các trường tổ chức dạy luật GT, lái xe an toàn, tổ chức thi và cấp giấy phép lái xe cho HSSV có đủ điều kiện; tuyên dương, khen thưởng các gương điển hình tình nguyện trong lĩnh vực tuyên truyền và tham gia đảm bảo TTATGT; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ATGT trong đoàn viên, thanh thiếu nhi, HSSV của TƯ Đoàn và Bộ GD-ĐT.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-587227/kien-quyet-xu-ly-hoc-sinh-dieu-khien-xe-may.htm

Số giờ dạy thêm có lương không quá 200 giờ/năm

Posted: 20 Apr 2012 12:17 AM PDT

Số giờ dạy thêm có lương không quá 200 giờ/năm

TT – Đó là giới hạn về số giờ dạy thêm trong năm được quy định trong dự thảo thông tư liên tịch "Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập" vừa được Bộ Giáo dục – đào tạo công bố.

Theo đó, tiền lương dạy thêm giờ chỉ được thanh toán ở các cơ sở đào tạo thiếu nhà giáo theo định mức biên chế.

Các đơn vị đủ nhà giáo theo định mức biên chế sẽ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản, hoặc đi làm nhiệm vụ chuyên môn, học tập, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/487807/So-gio-day-them-co-luong-khong-qua-200-gionam.html

Hiểu đúng về phương pháp giáo dục kỹ năng sống

Posted: 20 Apr 2012 12:17 AM PDT

Nhiều nhà tuyển dụng cũng thường đặt câu hỏi với các ứng viên: "Anh/ Chị có biết KNS nào không?"….

Vậy KNS bao gồm những kỹ năng nào và cần được truyền dạy như thế nào cho hiệu quả? Tích hợp giáo dục KNS vào chương trình giáo dục từ năm học 2006-2007, Trường Tiểu học, THCS THPT Thái Bình Dương – PHS chia sẻ một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng của trường như sau.

Cần phân biệt kỹ năng và kiến thức

Những kỹ năng nào được gọi là KNS?

Thật sự đến nay chưa có một danh sách cụ thể nào liệt kê đầy đủ các KNS. Các kỹ năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ được coi là những KNS cơ bản nhất cần được rèn luyện từng bước từ lứa tuổi mầm non.

Tài liệu của Unicef về các KNS đưa ra ba nhóm kỹ năng lớn thuộc về tâm lý và tương tác cá nhân: Các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân, các kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán, các kỹ năng mô phỏng và quản lý bản thân. Trong mỗi nhóm lại gồm khoảng 10 kỹ năng khác nhau từ xác định mục tiêu, tư duy tích cực…đến quản lý bản thân, đối phó với thất bại, mất mát… (tham khảo chi tiết tại www.phs.edu.vn).

Tổ chức rèn luyện KNS như thế nào?

Với sự đa dạng của các KNS, các hình thức tổ chức rèn luyện cũng cần phải phong phú và xuyên suốt các hoạt động của trường học và cả gia đình. Hoạt động ngoại khoá giúp các em thực hành rất nhiều kỹ năng, nhưng một tiết học bất kỳ cũng cho các em điều kiện thực hành kỹ năng tư duy tích cực, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… Có hai điểm mấu chốt trong cách dạy KNS: Thứ nhất là luôn luôn thực hành và thứ hai là mỗi học sinh đều phải có cơ hội thực hành nên không tổ chức lớp quá đông (dưới 18 em /lớp là hợp lý). Ngoài ra, đối với học sinh phổ thông, các kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có tính hệ thống, không thể chia ra lớp 3 học kỹ năng giao tiếp, lớp 8 học kỹ năng đàm phán. Tuy nhiên các hoạt động phát triển kỹ năng cần được áp dụng phù hợp với từng lứa tuổi. Tại PHS, từ cuối năm lớp 2 học sinh đã bắt đầu sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển ý tưởng. Và tất nhiên so với các anh chị lớp 12 thì sơ đồ của các em đơn giản hơn nhiều.

Đừng quên dạy các giá trị sống.

PHS đã hợp tác với LVEP (Living values education programe) Việt Nam đưa chương trình giáo dục các giá trị sống vào hoạt động. Cô Trish Summerfield – Giám đốc chương trình đã từng phát biểu tại PHS "Khủng hoảng kinh tế, chiến tranh… các vấn đề của thế giới ngày nay xảy ra không phải do thiếu các kỹ năng mà chính là thiếu các giá trị trong từng hành động của con người". Rất nhiều học sinh giỏi các kỹ năng sống nhưng lại là người ích kỷ, chăm sóc bản thân tốt nhưng lại thiếu quan tâm đến những người xung quanh kế cả cha mẹ hay anh chị em của mình. Đó chính là vì các em chưa có các giá trị sống yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm… 12 giá trị sống (tham khảo tại www.phs.edu.vn hoặc www.giatricuocsong.org) được học sinh PHS sinh hoạt thường xuyên bằng các hình thức đa dạng như các vở kịch vui, sáng tác nhạc… và được thể hiện trong mọi hoạt động của các em.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-586917/hieu-dung-ve-phuong-phap-giao-duc-ky-nang-song.htm

Comments