Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo dục ĐH còn “cái đuôi bao cấp”

Posted: 14 Apr 2012 07:15 PM PDT

Báo cáo đề dẫn hội thảo "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH" do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức ngày 13/4, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, khẳng định: "Chủ trương "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" của Đảng và Nhà nước là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với bối cảnh hiện tại của đất nước và với xu thế quốc tế. Nếu tập hợp được những trí tuệ lớn và khơi thông được sức mạnh đồng thuận trong nhân dân thì chủ trương ấy sẽ thành hiện thực".

 

Mối nguy của giáo dục ĐH

 

 

Đến nay, chúng ta đã xây dựng được mạng lưới hơn 400 trường ĐH và CĐ, đã tạo ra tiềm lực nhất định về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về quy mô đào tạo… Nhưng GS-TS Trần Hồng Quân, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng nền giáo dục ĐH của ta đang nghèo nàn, lạc hậu, trì trệ, gò bó. Ngày nào chúng ta còn quản lý theo kiểu "cầm tay chỉ việc", theo cách "xin-cho" thì khó có sáng tạo được. GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, mong muốn nhận được những giải pháp cụ thể để xác lập một số tiền đề làm cơ sở đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ĐH Việt Nam.

Theo GS-TS Huỳnh Như Phương, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) TPHCM, đổi mới không đơn giản là một ý nguyện mà là một sự nghiệp khoa học và thực tiễn có quy luật của nó. Vì vậy, trong lúc này chỉ có thể bàn việc chuẩn bị đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH mà chưa thể tiến hành.

 


Trong điều kiện hiện nay, nên tập trung đổi mới việc tuyển chọn, bổ nhiệm nhân sự vào hệ thống giáo dục ĐH, bao gồm cả người dạy lẫn người làm công tác quản trị ĐH. Khi những người không xứng đáng đã chiếm được chỗ ngồi trong ĐH thì đến một lúc nào đó họ sẽ tuyển chọn những người theo hình ảnh của họ. Đây là nguy cơ lớn nhất của giáo dục ĐH hiện nay.

 

GS-TS Huỳnh Như Phương cho rằng: Nước ta còn nghèo, những người có tài về một lĩnh vực chuyên môn thường không nhiều nhưng các trường chưa liên kết chặt chẽ để sử dụng tài năng của nhau, chưa chiêu mộ tài năng ở các viện nghiên cứu và ngoài xã hội. Ông đề nghị khuyến khích việc thành lập các trường CĐ và trung cấp nghề. Tạm ngưng cho thành lập các trường ĐH, cả công lập lẫn dân lập và tư thục.

 

Tài chính, tự chủ hay tự trị?

 

 

PGS-TS Đoàn Lê Giang, Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, nói: "Với dân nghèo thì phải có chính sách xã hội, chứ chúng ta không thể hy sinh nền ĐH bằng một thứ học phí cào bằng, rẻ mạt như thế". PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, đề nghị hãy để cho các trường ĐH làm kinh tế. Ông dẫn chứng: "Chulalongkorn là trường ĐH hàng đầu của Thái Lan, ngoài ngân sách của nhà nước, họ còn có 3 khách sạn, 2 siêu thị, 2 bệnh viện, 3 cao ốc văn phòng cho thuê… Chính nhờ có nguồn tài chính mạnh này mà họ chủ động thực hiện rất nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học mang tầm quốc tế".

 

Về vấn đề ĐH tự chủ hay tự trị, PGS-TS Lưu Tiến Hiệp, Trưởng đại diện của UPC tại Việt Nam, chỉ rõ: "ĐH tự trị thì trường tự chịu trách nhiệm về các hoạt động, tính minh bạch, chất lượng đào tạo. Thất bại của trường không thể đổ cho người khác, cơ quan khác hay kêu cứu. Vì thế, nhà trường phải tăng cường năng lực cạnh tranh; phải bảo đảm chất lượng để thu hút người học. ĐH tự chủ rất khó cho các trường hoạt động độc lập, vì trường bị chi phối bởi các ràng buộc". Ông nói thêm: "Nếu Bộ GD-ĐT duy trì cung cách quản lý mang tính kiểm soát như hiện nay thì dẫn đến các trường muốn được việc cho mình phải nói dối, lách luật, đổ thừa, phong bì…".

 

Lửng lơ trách nhiệm

 

 

Tình hình giáo dục ĐH ở các trường tư thục, dân lập chúng ta vẫn còn lúng túng trong quản lý và điều hành vì hành lang pháp lý không đầy đủ. Các trường ĐH ngoài công lập ở ta đã có lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển (từ năm 1988). Đến nay, chúng ta đã có 80 trường ĐH và CĐ ngoài công lập, vậy mà chúng ta vẫn chưa xác định rõ đâu là sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng; chưa làm rõ khái niệm thế nào là ĐH tư, ĐH dân lập…

 

PGS-TS Đoàn Lê Giang bức xúc: "Những thay đổi lẻ tẻ, cục bộ của từng cá nhân giảng viên, từng khoa, từng trường không giải quyết được vấn đề gì hết. Khi người Pháp đến nước ta, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, họ lần lượt, triệt để và cưỡng bách áp dụng nền giáo dục phổ thông và ĐH ở nước ta, giống như mô hình Pháp – mô hình giáo dục được coi là tiên tiến nhất bấy giờ, mà không cần có một sự thỏa hiệp nào với nền giáo dục nho học trước đó.

 

Chưa đầy 20 năm, họ đã tạo ra nền ĐH mới của nước ta với hàng loạt trường danh tiếng: Đại học Y Hà Nội, CĐ sư phạm, CĐ Mỹ thuật Đông Dương, Viện Viễn Đông Bác Cổ… Trong khi đó, hơn 25 năm đổi mới, nền ĐH của chúng ta vẫn chưa cắt nổi cái đuôi bao cấp, các giáo sư ĐH của chúng ta vẫn chưa qua khỏi diện "xóa đói giảm nghèo", trong các ĐH hàng đầu của chúng ta chỉ có vài khoa tiên tiến nhất mới đạt chuẩn Đông Nam Á (AUN). Như vậy, chừng nào giáo dục ĐH của chúng ta mới "được sánh vai cùng các cường quốc năm châu"? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng tụt hậu này?".

 

 

Theo Vu Gia

Người Lao Động

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-585816/giao-duc-dh-con-cai-duoi-bao-cap.htm

Bộ GD-amp;ĐT bổ sung danh mục ngành tuyển thẳng

Posted: 14 Apr 2012 07:14 PM PDT

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT, các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ thông báo việc bổ sung thêm danh mục ngành tuyển thẳng trong kỳ tuyển sinh tới.

 

Theo đó, bổ sung vào danh mục ngành tuyển thẳng đối với thí sinh đoạt giải môn Sinh học trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT như sau: Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba môn Sinh học trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT được tuyển thẳng vào ĐH Y; thí sinh đoạt giải khuyến khích môn Sinh học trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT được tuyển thẳng vào CĐ Y.

Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ khối Y tế qui định cụ thể điều kiện tuyển thẳng đối với thí sinh đoạt giải môn Sinh học trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, của Bộ GDĐT và các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ GDĐT yêu cầu các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ khối Y tế thông báo để thí sinh biết đăng kí.

Ngày 9/3/2012, Bộ GDĐT đã có công văn số 1343/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2012. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT được tuyển thẳng vào ĐH; thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT được tuyển thẳng vào CĐ các ngành đúng hoặc ngành gần với môn thí sinh đoạt giải.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201204/Bo-GD-DT-bo-sung-danh-muc-nganh-tuyen-thang-1960628/

Phụ huynh đánh cô giáo vì cô giáo đánh học sinh?

Posted: 14 Apr 2012 07:14 PM PDT

Theo tường trình của mẹ cháu Nguyễn Trung, trước đó bé Trung đã nhiều lần bị đánh cô giáo đánh và để lại thương tích, cụ thể: ngày 20/2/2012 cháu Trung đi học về bị đánh bầm vai và cô giáo của cháu Trung gọi điện thoại đến xin lỗi.

Mới đây, ngày 12/4/2012 cháu Trung đi học về lại bị thâm tím ở vai và hông. Tối hôm đó, cô Nguyễn Thị Lánh trực tiếp đến nhà xin lỗi. Tuy nhiên, theo cô Lánh thì việc cô đến nhà xin lỗi không phải vì cô đánh cháu Trung mà vì khi đi lên cầu thang các cháu chen lấn nhau và cháu Trung bị té.

Gặp chúng tôi tại cơ quan Công an, cháu Trung hồn nhiên nói: "Cô giáo khen ngoan mà con bị đánh hoài, con cũng không biết tại sao. Có lẽ tại con làm tổ trưởng hay đi qua, đi lại để nhắc các bạn nên cô không thích. Bây giờ con cũng không thích học lớp lá 3 nữa, mà muốn chuyển qua lớp lá 2 thôi".

Trung tá Huỳnh Văn Ngân cũng cho biết: Ngày 14/4, dì của bé Trung đã thừa nhận hành vi của mình là sai và hứa sẽ xin lỗi cô Nguyễn Thị Lánh. Tuy nhiên, theo dì của cháu Trung là vì thương cháu đi học về mà trên người bị thâm tím, đêm thì cháu không ngủ được nên bức xúc và xảy chuyện ngoài ý muốn.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

Phạm Tâm

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-585775/phu-huynh-danh-co-giao-vi-co-giao-danh-hoc-sinh.htm

Gieo chữ bằng trái tim

Posted: 14 Apr 2012 07:14 PM PDT

Hỏi ra mới biết, "ông bụt" chính là chàng trai 20 tuổi Lê Thoại Kỳ…

Nghị lực từ cuộc sống

Nhiều người đã quen thuộc khuôn mặt Lê Thoại Kỳ trên màn hình tivi trong vai trò là một MC, biên tập viên chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên (VTV Phú Yên). Nhưng ít người biết rằng, tuổi thơ Kỳ bắt đầu từ một cậu bé mồ côi. Lúc còn chập chững bước đi, mẹ Kỳ đã bỏ nhà ra đi và đến giờ vẫn chưa liên lạc, tiếp đến năm 12 tuổi cha mất, Kỳ phải sống cô đơn bên bà nội nay đã già yếu. Cuộc sống bắt đầu với những ngày vật lộn bươn chải để có tiền ăn học.

Kỳ kể "Cha mẹ mất nên tôi phải lo mọi thứ, một buổi đi học buổi còn lại ra chợ làm thuê cho các hàng quán, đạp xích lô, bưng bê hàng hóa…Thù lao mỗi ngày trên dưới 10 nghìn đồng. Thường thì hơn 10 giờ khuya mới về, hôm nào dư thức ăn thừa của khách thì xin về ăn, hoặc tối đó nấu cơm rồi tranh thủ học bài cho ngày mai tới lớp".


Khó khăn là vậy, nhưng suốt quá trình học tập, Kỳ luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Điều đặc biệt, cái tên Thoại Kỳ thường xuyên ký tên trên nhiều tờ báo, đài ở địa phương và cả trung ương. Ngay từ nhỏ Kỳ đã viết báo rất say mê, nhất là những vấn đề liên quan tới những hoàn cảnh khó khăn. Chính công việc viết báo, chính tố chất có sẵn trong con người mà sau khi học lớp 12, Kỳ được VTV Phú Yên để mắt tới và nhận vào đài làm việc. Và hiện nay Kỳ đang sống một mình không còn làm thuê mà dựa vào số tiền nhuận bút cộng tác với các báo, đài. Anh Nguyễn An Bang (biên tập viên VTV Phú Yên) cho biết: "Trong công việc Kỳ rất chững chạc, dù chưa được qua đào tạo nghiệp vụ, nhưng nhờ sự đam mê học hỏi và nghị lực sống bản thân nên Kỳ làm rất tốt, tôi xem Kỳ như một người đồng nghiệp giỏi".

Vừa phải học vừa phải làm, nhưng Kỳ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội. Hiện nay Kỳ chủ nhiệm chương trình "Đèn đom đóm Phú Yên" của trung tâm công tác xã hội trẻ em tỉnh Phú Yên (thuộc sở lao động-thương binh-xã hội tỉnh Phú Yên). "Đèn đom đóm Phú Yên" chính Kỳ đề xuất thành lập đến nay thắp sáng hàng chục trẻ em nghèo toàn tỉnh với số tiền lên đến hết trăm triệu đồng. Bà Phạm Thị Tương Lại (phó giám đốc sở lao động-thương binh-xã hội tỉnh Phú Yên) cho biết: "Nhiều năm liền Kỳ được sở tuyên dương, khen thưởng về những hoạt động từ thiện-xã hội. Tôi đánh giá rất cao về những việc làm của Kỳ, mới đây lớp học miễn phí được xem là một việc làm thiết thực rất ý nghĩa mà Kỳ đã mang lại cho nhiều em nhỏ thiệt thòi trong cuộc sống".

"Hạnh phúc là sự chia sẻ"

Kỳ bày tỏ: "Chính cuộc sống khó khăn bản thân mà tôi càng đồng cảm với những trẻ em cùng chung số phận, điều đó càng làm tôi thôi thúc đến với lớp học tình thương này, nhìn những nụ cười trong veo của các em dường như tôi cảm thất thấy ấm áp hơn".

19 giờ, ngôi nhà nhỏ của Kỳ lại rộn ràng tiếng trẻ em kéo đến, đa số các em đăng ký theo học đều xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn. Lớp học được gọi là "đa ghép" khi mà ngôi nhà phải chia làm nhiều lớp duy chỉ một thầy giáo Kỳ. Bảng chia làm rất nhiều phần, góc trên chia ra làm bài toán lớp 7, phía góc dưới dạy tiếng Anh lớp 4, phía phải dạy Địa lí lớp 5… cứ thế một tay cầm phấn, một tay cầm sách, lúc lại chạy đến từng chỗ hướng dẫn chỉ bảo từng em, tất cả bằng tình thương thiện nguyện trong tâm hồn của Kỳ.

"Gọi là lớp học cho "sang" nhưng thực chất mỗi khi đến lớp các em ngoài việc mang theo sách vở còn không quên mang theo một chiếc ghế. Do chưa có điều kiện nên đành vậy, tuy các em ngồi phếch đất lấy ghế nhựa làm bàn học nhưng em nào cũng say mê học tập. Có hôm số lượng đông quá phải chia ra học trong nhà, ngoài hiên và cả trong nhà bếp", Kỳ nhoẻn cười và cho hay.


Em Bùi Nhật Nguyên (học sinh lớp 5D Trường tiểu học Quang Trung, TP. Tuy Hòa) cho biết "Nhà em khó khăn ngoài việc học trên lớp còn phải phụ giúp mẹ làm mọi việc trong gia đình, nên không có điều kiện đi học thêm như nhiều bạn. Biết được thầy Kỳ mở lớp dạy học miễn phí nên em đăng ký theo học. Em vào học được gần 2 tháng, ở đây thầy dạy rất nhiệt tình bằng những kiến thức thầy dạy em tự tin hẳn lên khi đến lớp". "Thấy nhiều em đăng ký học nên tôi cũng cho con tham gia. Nhờ lớp học của Kỳ mà con tôi có thể bổ sung kiến thức mà lại không tốn tiền", chị Nguyễn Như Tâm, mẹ em Nguyên vui vẻ kể lại.

Khi hỏi về công việc ý nghĩa mình đang làm, Kỳ tâm sự: "Hiện nay các em đăng ký học rất đông, tôi chỉ mong muốn có được một phòng học đầy đủ tiện nghi để đảm bảo việc học tập, để các em tiếp thu bài tốt nhất. Mặc dù không được đào tạo ngành sư phạm, nhưng bằng những kiến thức mình đã từng học, tôi sẽ cố gắng dạy lại cho các em. Có những hôm được điểm 9, 10 các em mang đến khoe tự nhiên cảm thấy vui sướng điều đó làm tôi yêu quý công việc mình làm ơn, hạnh phúc là sự chia sẻ chính điều đó sẽ giúp tôi gắn bó lớp học mãi".

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-585541/gieo-chu-bang-trai-tim.htm

Đưa chuyện trinh tiết vào đề thi thì sao?

Posted: 14 Apr 2012 07:14 PM PDT

- Xung quanh câu chuyện Trường ĐH FPT

đưa nội dung “trinh tiết” vào đề thi

tuyển sinh, nhiều độc giả
nêu  ý kiến tranh luận về cách ra đề. Dưới đây là ý kiến của độc giả Lê Hà Bảo Lâm và Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy, Hà Nội).

TIN BÀI LIÊN QUAN:

 

Đề thi của FPT chẳng có vấn đề gì cả. Nếu có, duy có câu: "Đã cho vào bậc Bố Kinh; Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu" – đó là câu nói của Kiều khi cảm thấy mặc cảm trước chàng Kim chứ. Nếu mọi người phê phán đề thi, thì chỉ có thể nói tác giả đề thi văn ít đọc văn.

Còn nội dung đề thi, bản thân tôi không thấy có vấn đề gì, vì trinh tiết được đề cập xuyên suốt trong văn học kim cổ, đặc biệt là văn học Việt, Trung Quốc. Thí sinh có thể vừa triển khai được một bài luận, vừa có thể minh chứng bằng các điển tích văn học, tục ngữ, ca dao, bằng cả những dẫn chứng trong đời thường, những mẩu truyện trên báo để có một bài văn vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa có tính lập luận.

Đó là một đề khó, nhưng khó thì mới khơi gợi được tư duy của thí sinh, khó thì khả năng phân loại mới cao. Đề thi văn truyền thống khiến thí sinh "phải thuộc" rất nhiều; những câu dẫn chứng, những đoạn thoại, những tác phẩm khác có liên quan, làm thí sinh không còn thời gian đọc những thông tin khác, nhìn nhận cuộc sống đời thường để liên hệ với văn học. Ví dụ phân tích hình tượng "Đất nước" trong tác phẩm đất nước của Nguyễn Đình Thi, thì thí sinh ít nhất phải thuộc cả bài thơ, thuộc cả bài "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, rồi những bài thơ về đất nước khác, muốn điểm cao hơn, thì cả hình ảnh đất nước trong thơ Chế Lan Viên, Tố Hữu…

Trong khi ôn thi, "nạp" những kiến thức đó, thí sinh liệu có thời gian để đọc báo, xem những tác phẩm điện ảnh, sân khấu, hội họa về đất nước, theo dõi thời sự đất nước để có thể đưa ra một cái nhìn mà theo tôi nó toàn diện hơn, nhân văn hơn.

Còn chữ "cái màng trinh" thì ông Đỗ Ngọc Thống đã "bắt lỗi" đề thi. Cái chữ ấy đặt khá xa phần thơ của thi hào Nguyễn Du nên chẳng có gì là phản mỹ cả. Hơn nữa "cái màng trinh" thì nó chỉ có cách gọi là "cái màng trinh" là khoa học nhất, dễ hiểu nhất; chẳng nhẽ lại gọi là "chiếc"; chẳng nhẽ gọi tránh đi thành từ khác. Nếu ai nói chữ "cái màng trinh" mà thấy đỏ mặt, xấu hổ, thì có lẽ, Nho giáo vẫn còn khá nặng trong con người đó.

Độc giả Nguyễn Trọng Sáng, Hà Nội: “Người ra đề thi đang lệch lạc…”

Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của GS Nguyễn Minh Thuyết và
PGS-TS Đỗ Ngọc Thống. Đề văn "trinh tiết" của FPT thật thô tục, không
còn gì để nói. Đúng là kì quặc, người ta đang lệch lạc, đang nhảy sang
một thái cực khác, cho là phải ra đề như thế. Như thế mới hiện đại, mới
cách tân, đổi mới?

Tôi cho rằng đề thi này không có gì lạ. Ở lứa tuổi 18 thì
chuyện học vẫn là quan trọng nhất. Đây đâu phải tuổi biết suy ngẫm về
"trinh tiết" và chuyện lấy vợ lấy chồng.

Là một phụ huynh, tôi xin các ngài "sáng tạo" đừng làm khổ,
làm hỏng con cái chúng tôi. Hãy cho chúng viết những bài văn "mở" mà
gần gũi, vừa khơi gợi trí sáng tạo vừa nâng tâm hồn, trí tuệ của chúng.

*************
Mời độc giả quan tâm gửi thảo luận theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Cảm ơn các bạn.

 

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/68169/dua-chuyen-trinh-tiet-vao-de-thi-thi-sao-.html

Hội thảo Một cánh buồm

Posted: 14 Apr 2012 07:14 PM PDT

Hội thảo Một cánh buồm – một nhà trường hiện đại

TT – Nhóm Cánh Buồm – nhóm tác giả biên soạn sách, nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm nhiều nội dung cải cách giáo dục bậc tiểu học – sẽ phối hợp với NXB Tri Thức tổ chức hội thảo mang tên Một cánh buồm – một nhà trường hiện đại vào 9g ngày 14-4 tại IDECAF, 31 Thái Văn Lung,

Q.1, TP.HCM. Hội thảo sẽ giới thiệu phương pháp học văn và tiếng Việt của nhóm Cánh Buồm. Sau hội thảo này, nhóm sẽ tiếp tục tổ chức một hội thảo tại Hà Nội vào tháng 10 nhằm giới thiệu sách tiểu học của nhóm với mong muốn "gợi ý một cách hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam theo sự hối thúc của trẻ em và vì trẻ em".

V.VIỆT

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/487085/Hoi-thao-Mot-canh-buom---mot-nha-truong-hien-dai.html

Comments