Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Cần tìm hiểu kỹ học phí

Posted: 04 Apr 2012 03:34 PM PDT


Học phí trường công: Không thấp

Mức trần học phí đào tạo trình độ ĐH tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2012-2013 như sau: khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản (nhóm 1): 4,2 triệu đồng/năm; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch (nhóm 2): 4,8 triệu đồng/năm; y dược (nhóm 3): 5,7 triệu đồng/năm.

Mức trần học phí sẽ tăng từng năm đến năm học 2014-2015. Theo đó, các ngành thuộc nhóm 1 tăng thêm 650.000 đồng/năm, nhóm 2 tăng 850.000 đồng/năm và nhóm 3 tăng 1,15 triệu đồng/năm.

Cũng là trường công lập, nhưng các trường tự chủ tài chính học phí khá chênh lệch. Học phí bậc ĐH, CĐ trường ĐH Tôn Đức Thắng cao hơn một số trường khác 6 triệu đồng cho học kỳ I (tạm thu). Trường hiện đào tạo theo hệ tín chỉ, nên mức học phí được tính theo số tín chỉ.

Cụ thể, học phí cả bậc ĐH, CĐ là 220.000 đồng/tín chỉ lý thuyết, 370.000 đồng/tín chỉ thực hành. Mức học phí cao nhất 8,8-10,5 triệu đồng/năm (tùy ngành). Học phí trường ĐH Tài chính – marketing thấp hơn, bậc ĐH 3 triệu đồng/học kỳ (5,5 triệu đồng/năm), bậc CĐ 3 triệu đồng/học kỳ (5 triệu đồng/năm)…Các chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế tại các trường ĐH công lập có mức học phí khá cao.

Tại trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), sinh viên học chương trình do nhà trường cấp bằng, học phí khoảng 39 triệu đồng/năm; các chương trình liên kết học phí giai đoạn 1 tại Việt Nam khoảng 54 triệu đồng/năm…

Ngoài công lập: Điểm chuẩn thấp, học phí cao

Các trường ngoài công lập địa phương có mức học phí khoảng từ 6-10 triệu đồng/năm tuỳ từng ngành và từng trường. ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu có học phí học kỳ 1 năm 2012 hệ ĐH là 3,9 triệu đồng, hệ CĐ: 3,3 triệu đồng; ĐH Bình Dương có mức học phí hệ ĐH hơn 4,8 triệu đồng/học kỳ, hệ CĐ hơn 3,4 triệu/học kỳ; ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) học phí hệ ĐH từ 3,3-4,2 triệu đồng/học kỳ, hệ CĐ từ 3-3,3 triệu đồng/học kỳ; ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) học phí 9 triệu đồng/năm…

Hàng năm điểm chuẩn vào các ngành những trường này hầu hết chỉ ở mức điểm sàn. Do đó, những thí sinh ở tỉnh nếu có điểm thi ĐH, CĐ từ sàn trở lên (không có môn nào 0 điểm) thì cơ hội trúng tuyển vào các trường địa phương khá cao.

Các trường ĐH ngoài công lập ở TPHCM học phí cao hơn nhiều. Học phí một năm tại ĐH Văn Lang học phí từ 10-14 triệu, ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM 13-16 triệu, ĐH Ngoại ngữ – tin học TPHCM khoảng 12-15 triệu.

ĐH Hồng Bàng thu học phí bậc ĐH trung bình 12.980.000 đồng/năm, riêng các ngành: kiến trúc, điều dưỡng, kỹ thuật y học: 15.980.000 đồng/năm; bậc CĐ: 11.780.000 đồng/năm… Có nhiều trường thu học phí khá cao như bậc ĐH của ĐH Hoa Sen chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt trung bình từ 3,3-3,8 triệu đồng/tháng.

Các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh từ 4-4,3 triệu đồng/tháng; một số chương trình hợp tác quốc tế học hoàn toàn bằng tiếng Anh bậc ĐH lên tới 4,3-5,8 triệu đồng/tháng; bậc CĐ từ 3,1-3,3 triệu đồng/tháng.

Học phí bậc ĐH của trường ĐH Quốc tế Sài Gòn cũng khá cao: từ 42-49 triệu đồng/năm (dạy bằng tiếng Việt) và 109 – 120 triệu đồng/năm (dạy bằng tiếng Anh)…Trường ĐH Kinh tế – tài chính TPHCM học phí năm 2012 khoảng từ 70-90 triệu đồng/năm…

Ở các trường ngoài công lập, điểm chuẩn các ngành thường chỉ ở mức điểm sàn hoặc cao hơn sàn từ 0,5-1 điểm. Điểm chuẩn thấp nhưng học phí cao. Trong khi đó, nhiều ngành thuộc khối nông – lâm – ngư ở các trường ĐH Nông lâm TPHCM, ĐH Tây Nguyên, ĐH Cần Thơ…học phí thấp nhưng điểm chuẩn hàng năm cũng chỉ ở mức điểm sàn…

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-582085/tuyen-sinh-dh-cd-2012-can-tim-hieu-ky-hoc-phi.htm

Giáo viên “tự bơi” dạy kỹ năng sống

Posted: 04 Apr 2012 03:34 PM PDT

Là một giáo viên trẻ, năng động nên cô Đ. – giáo viên (GV) tại một trường cấp hai ở TPHCM đi tiên phong trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống (GD KNS) vào môn dạy. Nhưng rồi nhiều hôm học sinh (HS) thảo luận hết cả giờ học, kiến thức bị loãng, cô Đ. gặp lúng túng không biết trong bài học này thì nên lồng ghép kỹ năng nào, lồng ghép với hình thức nào thì phù hợp…

Chưa kể, cô Đ. còn chịu áp lực khi nhiều GV khác tò mò, nói ra vào "dạy gì mà kỳ" nên chỉ áp dụng một thời gian cô đành "dừng cuộc chơi". "Tôi không thể dùng HS để thí nghiệm khi chưa biết chắc điều đó tốt cho các em hay không. Bản thân tôi trước đây cũng không được học những kỹ năng đó mà tự mày mò, lấy kinh nghiêm của bản thân nên rất e ngại", cô khẳng định.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, hiệu trưởng Trường tiểu học Cổ Loa (Q. Phú Nhuận, TPHCM) cho rằng, chủ trương đưa GD KNS vào chương trình chính khóa lồng ghép vào nội dung các môn học là cần thiết nhưng mới chỉ đúng về mặt lý thuyết. Thực tế, GV chưa có tài liệu, giáo trình chính thống để giảng dạy. Họ rất lúng túng chưa biết sắp xếp việc dạy ra sao, lồng ghép ra sao.

Đồng tình với ý kiến này, bà Lê Thị Hạnh Dung, hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đình Chinh, bày tỏ hiện GV đang phải “tự bơi” với việc thực hiện GD KNS trong nhà trường. Họ phải tự mày mò, tìm hiểu chứ không được hướng dẫn cụ thể nên trở e ngại, thiếu mạnh dạn trong việc GD KNS.

Bà Dung lo ngại, một số đơn vị, doanh nghiệp sẽ nắm cơ hội khi ngành chưa có giáo trình chính thức tung ra đủ loại sách dạy KNS chưa được kiểm định vào trường học dẫn đến tình trạng "loạn" giáo trình.

GS.TS Thái Duy Tuyên cho rằng có rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong việc đưa GD KNS vào nhà trường nhưng điều cấp thiết là phải làm sao để người thầy có được giáo án.

"Đó là yếu tố quan trọng nhất vì nếu người thầy không có giáo án thì tư tưởng có cao siêu đến đâu, lí luận có hay đến đâu thì hoạt động giáo dục cũng không thể xảy ra", ông Tuyên nhấn mạnh.

Thêm áp lực, GV sẽ đối phó?

Một nghiên cứu của trường Cán bộ quản lý Giáo dục TPHCM thể hiện, hiện nay GV có nhu cầu rất lớn được bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng để có thể dạy KNS cho HS. Tuy nhiên chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp và cả người bồi dưỡng đều chưa đáp ứng được nhu cầu.

Theo một chuyên gia giáo dục, để GV có thể dạy được KNS cho HS thì chính họ cũng cần được bồi dưỡng thường xuyên và hiệu quả. Còn bồi dưỡng chỉ một vài buổi mang tính hình thức, GV đi học về mang theo cuốn sổ dày cộp mà chẳng nhớ mình học được cái gì thì việc để truyền đạt lại được cho HS là điều không tưởng. Vì thế một số trường phải lấp khoảng trống bằng cách giao công việc này cho các lớp giảng dạy kỹ năng sống của các công ty, tổ chức bên ngoài.

Chuyên gia này cho rằng, cần phải thẳng thắn nhìn nhận, GV là sản phẩm đào tạo của chúng ta trước đây thì bây giờ chính họ cũng cần phải được học lại chung với HS để có KNS.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-582049/giao-vien-tu-boi-day-ky-nang-song.htm

Phương pháp đạt điểm cao môn địa

Posted: 04 Apr 2012 03:34 PM PDT

(GDTĐ) – Địa lý là một trong sáu môn thi trong kì thi tốt nghiệp sắp tới. Vì vậy, ôn tập và làm bài thế nào cho hiệu qủa nhất tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm nhỏ:

Khi ôn tập: Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc đầu tiên cần làm, để nắm được trọng tâm cũng như nắm đủ nội dung của từng bài, để tránh nhầm lẫn kiến thức và tình trạng học trước quên sau. Sau đó, tìm hiểu mối liên hệ về kiến thức của các bài đó và ghi nhớ một cách có hiệu quả nhất. Để nghi nhớ hiệu quả nên vừa học vừa ghi ra nháp theo dạng sơ đồ hoá, sau đó tự tái hiện kiến thức vừa ôn tập bằng cách gấp tài liệu lại và tự trình bày lại kiến thức xem phần nào còn thiếu.

VD: Địa lí các vùng kinh tế cần sơ đồ hoá kiến thức theo các bước:

+ Xác định vị trí địa lí của vùng (Dựa vào atlat để xác định).

+ Quy mô (lãnh thổ, dân số).

+ Nguồn lực phát triển (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội…)

Ở các vùng kinh tế có một đặc điểm chung là vùng nào cũng giáp biển (trừ Tây Nguyên), nên vùng nào cũng có thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Khi trình bày đều có thể trình bày đều có thể trình bày chung như: phía đông của vùng giáp biển, dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi để đánh bắt, nuôi trồng hải sản, biển có nhiều hải sản, phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng của người dân, chính sách của nhà nước, cơ sở chế biến…

Cần  bám sát sách giáo khoa và kiến thức trong vở đã được học (lưu ý phần giảm tải không cần học), để nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình tránh tình trạng ôn lan man, ôn không đúng trọng tâm. Đối với học sinh ôn cho thi tuyển sinh CĐ, ĐH nên tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn khi chọn tài liệu để ôn tập.

Việc trao đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn, bạn bè, nhóm học tập…là hết sức cần thiết để nắm vững và củng cố kiến thức, kết hợp tự kiểm tra kiến thức của mình bằng một hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và lượng kiến thức tương ứng giữa sách giáo khoa với một số đề thi tốt nghiệp, CĐ – ĐH ở các năm trước là một yếu tố quan trọng để nắm vững và chắc kiến thức.

Biết tận dụng và khai thác hiệu quả các phương tiện học tập mà Bộ GD ĐT cho phép sử dụng trong các kì thi tuyển như atlat. Vì các kì thi tốt nghiệp bao giờ cũng có câu dựa vào atlat để khai thác kiến thức, và câu đó thường là câu 1 điểm.

Lưu ý khi khai thác Atlát cần:

+Nắm được các phương pháp thể hiện, các kí hiệu  bản đồ sử dụng trong atlat.

+ Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic, ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta  thì trước tiên chúng ta cần dựa vào phụ lục để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát .

+ Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu…

Rèn luyện các kĩ năng về biểu đồ ( biểu đồ cột, biểu đồ tròn, miền, biểu đồ kết hợp cột và đường…), thông thường ở các kì thi tốt nghiệp thường ra các dạng biểu đồ trên, đây là câu kĩ năng thường chiếm 2 điểm, nên việc rèn luyện kĩ năng để đạt được điểm tối đa là yếu tố giúp học sinh đạt điểm cao.

Đọc kĩ đề là yếu tố hết sức quan trọng, tránh đọc qua loa dẫn đến nhầm lẫn kiến thức hoặc làm bài không đúng, đủ yêu cầu của nội dung cần trả lời.

Xác định nội dung của đề nằm trong phần nào của trương trình ( địa lí tự nhiên, dân cư hay điạ lí ngành kinh tế ), từ đó vạch ý cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng phần.

Câu nào thuộc làm trước, để lấy chắc đểm của câu đó, tránh lãng phí thời gian vào những câu không thuộc hoặc nhớ lan man. Thông thường thì câu dựa vào atlat và câu kĩ năng (vẽ biều đồ) dễ lấy điểm nhất. Vì vây, nên làm các câu đó trước. (lưu ý, các dạng biểu đồ đều có trong atlat và thi tốt nghiệp dạng biểu đồ nào thì đề thi đã cho cụ thể).

Trình bày bài phải khoa học, logic theo từng ý (chia ra ý lớn, ý nhỏ riêng biệt), nhằm tránh chồng chéo, lặp và thiếu ý, đồng thời với chữ nghĩa rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp hợp lí là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao.

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201204/Phuong-phap-dat-diem-cao-mon-dia-1960400/

Nỗi niềm cô giáo ở ngã ba đường

Posted: 04 Apr 2012 03:33 PM PDT

Vì sao chúng tôi bị đưa vào danh sách dôi dư? Vì đơn giản một lí do (như quyết định) chúng tôi trẻ, thâm niên ít?

Mặc kệ chúng tôi là một thế hệ được đào tạo bài bản, chính quy?

Mặc kệ chúng tôi là những người cô, người thầy có năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề?

Mặc kệ con cái chúng tôi đều đang dưới 36 tháng tuổi?

Mặc kệ đồng nghiệp tôi cứ một tháng lại phải đưa con đi Hà Nội 1 lần để kiểm tra sức khoẻ? (Vì con cô ấy vừa mới trải qua một cuộc đại phẫu giành giật lại sự sống từ bàn tay tử thần)

Đâu là chính sách vì con người? Chúng tôi là ai giữa cuộc đời này?

Sau lưng chúng tôi là niềm đam mê khát khao tuổi trẻ được đứng trên bục giảng, được truyền đạt những hiểu biết của mình cho một thế hệ nối tiếp….

Hỡi những thầy cô đã dạy chúng tôi sẽ nghĩ gì khi chúng tôi xuống dạy tiểu học? Bốn năm trong trường đại học có phải là cuộc dạo chơi phù du của tuổi trẻ? Những gì chúng tôi được học là để dạy một môn, giờ cho chúng tôi xuống dạy tiểu học, chúng tôi dạy gì cho các em?

Hỡi những thầy cô hiện giờ đang là giảng viên khoa tiểu học của các trường sư phạm, chúng tôi sẽ dạy gì khi xuống dạy tiểu học đây các thầy?

Có phải chăng bây giờ là thời đại của công nghệ thông tin rồi cho nên không cần dạy các em viết chữ, học vần, làm toán, hay múa hát, vẽ, thể dục nữa?

Đâu là chính sách vì con người? Chúng tôi là ai giữa cuộc đời này?

Tại sao lại đào tạo chúng tôi? Tại sao lại tuyển dụng chúng tôi? Chúng tôi là ai, có phải chăng cũng chỉ là "con sâu, cái kiến", phận dân thường "thấp cổ bé họng", là những người "đứng mũi chịu sào" trước mỗi lần cơ chế chính sách có sự biến  động?

Mọi thứ đều như vỡ vụn trước mắt chúng tôi, bao nhiêu dự định mơ ước gửi gắm vào lớp học trò đang giảng dạy bỗng chốc tan như bong bóng xà phòng. Trước mặt chúng tôi sự nghiệp sẽ như thế nào? Gia đình tôi sẽ ra sao? Mọi người xung quanh tôi nhìn nhận việc này như thế nào? (Họ sẽ nghĩ do chúng tôi dốt, không vững chuyên môn nên mới bị như thế!)

Hàng ngàn câu hỏi như xoáy vào tâm can tôi? Chúng tôi hỏi cũng chỉ để mà hỏi? Tìm đâu ra câu trả lời? Sự đời sao lắm nỗi trớ trêu?

Ngồi trên đống lửa

Hai vợ chồng chúng tôi như ngồi trên đống lửa, tìm đủ mọi cách để cố "chạy vạy" xem tình hình hình có biến chuyển gì không. Thông tin nhiều chiều, lúc động lúc tĩnh, không biết phải tin ai, không biết rồi mình sẽ đi về đâu?

Chiều nay, khi xem chương trình thời sự, được truyền hình trực tiếp, UBND tỉnh họp, chủ tịch huyện của chúng tôi có phát biểu, sẽ chuyển những trường hợp dôi dư xuống tiểu học, giáo viên bộ môn văn xuống dạy tiếng Việt; bộ môn toán xuống dạy toán, thể dục; bộ môn âm nhạc, mĩ thuật, thể dục xuống dạy âm nhạc, mĩ thuật, thể dục…  Và chủ tịch huyện của chúng tôi còn chốt lại một câu: "Chúng tôi sẽ làm mạnh như thế đấy!".

Có lẽ ai nghe câu nói ấy cũng bủn rủn chân tay! Tiết dạy hôm đó của tôi không biết đã trôi qua như thế nào, tôi phải xin lỗi học sinh để ra ngoài lau nước mắt, khi các em biết chuyện cô giáo phải chuyển đi thì có nhiều em đã oà lên khóc, làm tôi cũng không cầm được nước mắt. Tôi cũng đã khóc trước các em, khóc ngon lành như một đứa trẻ, điều mà từ trước tới nay chưa có bao giờ!

Chúng tôi cũng là con người, chúng tôi có ước mơ, có niềm đam mê, khả năng khi chọn ngành chọn nghề. Bốn năm học đại học, chỉ mong mỏi sau này ra trường, được truyền đạt những gì mình đã được học cho các em sao mà cũng khó khăn?

Vậy bây giờ chuyển chúng tôi xuống cấp tiểu học chúng tôi sẽ dạy học trò như thế nào đây? Đối tượng khác, phương pháp khác, kiến thức khác, thử hỏi chúng tôi có dạy nổi không? Đào tạo chúng tôi một đường, sao lại sử dụng chúng tôi một nẻo? Sao lại đào tạo chúng tôi (chúng tôi là chỉ tiêu của tỉnh, sư phạm chính quy) sao lại tuyển dụng chúng tôi, giờ sao lại tuyển dụng chúng tôi một cách tuỳ tiện như vậy?

Cấp tiểu học là vô cùng quan trọng, giáo viên đứng lớp đồng thời phải dạy được một số môn, đó là những bước đi đầu tiên cho con đường học vấn và đạo đức của các em, rèn cho các em từng nét chữ, từng con số… Chúng tôi sẽ dạy các em như thế nào đây? Ai cũng nói giáo dục Việt Nam đang còn nhiều bất cập, phải chăng đây là một bất cập mà các cấp lãnh đạo cố tình bỏ qua?

Chỉ tăng cường mấy tháng

Dư luận lắng xuống một thời gian, chúng tôi nghĩ có lẽ là chúng tôi không phải thuyên chuyển, bởi việc luân chuyển giáo viên như thế có nhiều vấn đề bất cập. Chúng tôi đã cân bằng được tâm lí, cố gắng làm tốt mọi công việc được giao, cô vui, trò vui, giờ học thêm phần phấn chấn.

Đùng một cái 06/02/2012, chúng tôi có quyết định đi tăng cường các trường tiểu học. Mặc dù cầm quyết định chỉ là  tăng cường có mấy tháng, từ 06/02/2012 cho đến 31/05/2012 nhưng lòng chúng tôi đều nặng trĩu, ra đi liệu có ngày trở về? Còn có quyết định nào sau quyết định này nữa không? Bước chân ra đi vô cùng nặng nề, cô khóc, trò khóc, cô vẫn cố an ủi các em: năm học mới cô lại về dạy các em thôi mà! Có lẽ Amixi sống lại nhìn thấy cảnh này ông cũng rơi nước mắt!

Tôi là kẻ có tội mất rồi’

Chúng tôi nhận công tác, một tuần cho việc dự giờ thăm lớp tại trường sở tại để học tập phương pháp giảng dạy mới, nhưng chưa hết một tuần chúng tôi đã trực tiếp đúng lớp vì giáo viên nghỉ ốm.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/66799/noi-niem-co-giao-o-nga-ba-duong.html

Cha và con thời @

Posted: 04 Apr 2012 03:32 PM PDT

- Ti vi là thứ ai cũng muốn có trong nhà mình. "Màn hình phẳng" còn gần như là một biểu hiện đẳng cấp trong xã hội. Nhiều nhà bật ti vi gần suốt ngày đêm. Đồng thời, không ai phủ định những mặt trái của màn ảnh nhỏ, và cả màn hình máy tính.

Truyền hình và máy tính, Interrnet là những thành tựu vĩ đại của trí tuệ loài người. Nhưng học giả thế giới cũng đã tốn nhiều giấy mực để chỉ ra rằng TV, web đen, và trò chơi điện tử là nơi ẩn chứa nguyên nhân của lệch lạc về tình dục và bạo lực trong trường học hôm nay.

Cha và con

Người lớn, khác với trẻ em, hiểu được rằng các cảnh chiếu trên TV đâu phải là chuẩn mực. Nhưng các tác hại của màn ảnh nhỏ, đến từ cảnh nóng, cảnh bạo lực trong phim ảnh, trên các trang điện tử (kể cả của "lề phải"), hôm nay thậm chí còn làm hỏng cả người đã trưởng thành.

Các cảnh nóng, cảnh bạo lực, theo các điều tra tâm lý, làm cho con người dần quen với cảm giác cuộc sống đang mất đi các giá trị của nó. Đến một lúc nào đó, có thể cảm thấy chẳng còn gì là thiêng liêng. Tôi giật mình khi nghe chuyện con tuyên bố với thày trong tiết học tiếng Anh: "Tôi chẳng kính trọng ai".

Phải chăng, vì một đằng thì bố mẹ lao lực, nhặt từng đồng xu. Đằng kia, trên màn ảnh, và cả trong đời thường, ông quan tham vẫn tại vị, các sao thì vừa "hát hỏng", vừa "show hàng", kiếm bộn tiền. Thế giới không có chính tà, chỉ có một bọn "khờ" (có thể gồm cả phụ huynh), và những người thành đạt, sành điệu. Họ có tiền, nên có tất cả. Vang vọng những răn dạy như: "Cứ tiêu xài đi, rồi sẽ học được cách kiếm tiền".

Trước thì trọng tình yêu trong trắng, thủy chung giành cho tổ quốc, cho cha mẹ, cho người mình yêu; đồng thời ghét những kẻ "làm tiền", phản trắc. Hôm nay hay nghe thấy từ "làm tình". Cần (để đạt lợi ích) thì làm tình. Làm tình trở thành một kỹ năng sống. Ti vi và Interrnet hăm hở phổ biến "chuyện ấy" ở nhiều cấp độ, nhiều giao diện, nhiều "giống"… Ngày hôm nay, cô này, hay chú kia có bồ, có nhều bồ, quá trẻ, hay quá già so với họ, khó làm cho con nít phải ngạc nhiên. Một mai, chúng sẽ không ngạc nhiên khi ai đó có "bồ" cùng giống?

Ở tuổi thiếu niên, tôi từng phải nghĩ cách dùng thời gian ra sao: bao nhiêu thời gian để học bài, bao nhiêu thời gian ra sân bóng, đi học vẽ, học nhạc… rồi làm sao đi xem kịch về vẫn kịp giờ bố mẹ hạn định (đi tàu điện hay xe đạp). Dù "kế hoạch vỡ" là chuyện thường, nhưng kỹ năng sống (phân bổ thời gian từ tuổi học trò) này, hôm nay cũng được phụ huynh Mỹ, chẳng hạn, chăm lo xây dựng cho con mình.

Nhà tôi từ cuối những năm 1970 đã có TV, nhưng chúng chỉ chiếm khoảng hơn 1 tiếng mỗi ngày là cùng, kể cả thời gian xem bóng đá QT. Nhưng TV hôm nay hay hơn trước? Trong gần 50 kênh TH cáp, tôi không dám khoe rằng chỉ thích VTV2, và các chương trình quốc tế kiểu Discovery… Con tôi (cuối 9X) hôm nay không thế. Cháu hầu như không buông tay khỏi cái điều khiển, chuột, hay ĐTDĐ, làm cha mẹ của nó lo muốn phát ốm. May mà hiện tại nó chỉ thực sự ham phim hoạt hình (!).

Lo ngại

Vì trên phim ảnh, làm giàu hơi bị dễ, tiền nó tự đến, không cần phải đầu tắt mặt tối như bố mẹ, ông bà "hâm đơ, lẩn thẩn". Cuộc sống trên phim ảnh như thiên đường. Lúc nào cũng có thể đi biển, mặc đồ tắm, ăn uống sành điệu ở restaurant, xế hộp, trai tham gái sắc… Cuộc sống ở nhà thì toàn màu xám, buồn tẻ, ăn cơm nhà, đi xe buýt, xe máy, rồi "ông bà bô" toàn "rao giảng" đạo lý…

Hôm nay, con chúng ta nhiều khi không cần sách giáo khoa, chúng thường được giao bài luôn trên mạng. Nhiều đứa vừa học, vừa nghe nhạc, vừa "chit chat". Không gian học tập biến thành không gian ảo, cũng là không gian chơi (trên mạng). Kiểu học mà chơi này nếu gọi là "tự sát", chắc ít người phản đối.

Ngôn ngữ (dịch) của các phim từ kênh nước ngoài khá "cục cằn" so với tiếng Việt, trong nguyên bản tiếng Anh có cả những từ khiếm nhã. Một số phụ huynh e rằng ngôn ngữ trên TV và trên các mạng xã hội đang làm cho cách ăn nói của con chúng ta ngày một lỗ mãng hơn.

Nhiều gia đình bận làm ăn, bật TV kênh hoạt hình, rồi thả con thơ cả ngày ở đó, để chúng đỡ quấy. Để rồi con đeo kính trước khi biết chữ. Bận quá, chúng ta không nghĩ đến chuyện làm sao để con nghe nhạc cổ điển, (như một thời cha mẹ đã từng hò hét, để chúng ta nghe nhạc xanh, nhạc đỏ, không nghe nhạc vàng). Vì không có khái niệm về nhạc cổ điển, nên chúng chọn các "nhà khách", "nhà nghỉ" kiểu như K – pop, làm "ngôi nhà âm nhạc" cho mình.

Không lý tưởng, thừa thần tượng

Ở vào lứa tuổi "dễ bắt chước", bọn trẻ được các công ty "giải trí" nước ngoài (nay cả trong nước!) cung cấp những thần tượng "sát thủ" như Rambo, rồi những "thần đồng âm nhạc" không đóng góp gì về nghệ thuật, nhưng kiếm bộn tiền nhờ cung ứng giải trí, thư dãn, như biểu tượng của đời sống hiện đại. Càng ngồi "dính chặt" vào màn ảnh nhỏ, màn hình, con trẻ càng bị tăng nguy cơ lẫn lộn thế giới thực và ảo, cư xử trong đời thường như các "nhân vật" của thế giới ảo, hay của phim hoạt hình. Lớn chút nữa, có cách như ăn mặc, giống các "thần tượng" của phim hành động, hay của nhạc pop, rock…

Nhiều trò chơi online làm cho trẻ con cảm thấy giết người thật dễ dàng. Tàn sát trong game là việc dễ, rồi việc mình bị "chết", cũng dễ… Nhìn đâu trên màn ảnh nhỏ cũng dễ thấy cảnh bạo lực, giết chóc, máu me… cảm giác sợ chết mất dần đi . Hôm nay khoảng cách giữa trò chơi trên mạng có thưởng đến cướp tiệm vàng ngày một ngắn lại, tuổi của tội đồ ngày một trẻ hơn. Và đã xuất hiện những bài viết, công trình gắn trò chơi điện tử với "trò chơi" tự tử của thiếu nhi. Ít nhất, mạng đang là nơi những đứa trẻ "chán đời" rủ nhau làm tìm đến cái chết.

Tuy cảm giác sợ chết có thể mất bớt, nhưng các nghiên cứu tâm lý lại chỉ ra cảm giác thấp thỏm, lo sợ, do quá tải về các tin thất thiệt mà cả TV, lẫn các kênh trên Internet cung cấp. Stress như một trạng thái "nhập" vào Việt Nam cùng với các tiện ích CNTT, trước kia nó ít được biết đến. Cho dù những căng thẳng đến từ các vấn đề xã hội hôm nay là một nguồn nữa, tạo nên stress.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/66789/cha-va-con-thoi--.html

Hơn 50% học sinh tiểu học đạt học lực giỏi

Posted: 04 Apr 2012 03:32 PM PDT

Hơn 50% học sinh tiểu học đạt học lực giỏi

TT – Theo kết quả xếp loại giáo dục năm thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ, học kỳ I năm học này có hơn phân nửa số HS bậc tiểu học ở năm TP này được xếp loại giỏi hai môn toán và tiếng Việt.

Ngoại trừ TP Hải Phòng có số HS giỏi xấp xỉ 50%, ở bốn TP còn lại tỉ lệ HS đạt điểm giỏi còn cao hơn tổng số HS loại khá, trung bình và yếu cộng lại. Trong đó, Đà Nẵng dẫn đầu với trên 73% HS tiểu học giỏi môn tiếng Việt và 72% HS giỏi môn toán; tỉ lệ này ở TP.HCM cũng xấp xỉ 70%.

Ở bậc THCS, tỉ lệ HS có học lực giỏi giảm đáng kể. Hải Phòng dẫn đầu năm TP lớn có tỉ lệ HS xếp loại học lực giỏi gần 29%; TP.HCM có tỉ lệ thấp nhất ở mức 9,4%. Tỉ lệ HS học lực giỏi bậc THPT Đà Nẵng thấp nhất là 4,2%, Hải Phòng cao nhất ở mức 13,1%.

PHÚC ĐIỀN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/485411/Hon-50-hoc-sinh-tieu-hoc-dat-hoc-luc-gioi.html

5 nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục

Posted: 04 Apr 2012 03:32 PM PDT


3. Đổi mới giáo trình, giáo án:

Lâu nay, ngành giáo dục đào tạo rất quan tâm đến đổi mới giáo trình. Tôi nghĩ đó là cách làm đúng, nhưng chưa trúng bởi giáo trình có tốt bao nhiêu nhưng giáo viên bất cập, cán bộ quản lý yếu thì hiệu quả giáo dục đào tạo vẫn khó cải thiện; Vì thế phải đặt vị trí đổi mới giáo trình sau sàng lọc, nâng cấp giáo viên và đổi mới cán bộ quản lý. Đây là 3 yếu tố của 1 nội dung có ý nghĩa tạo đà, nhân quả cho nhau, không được xem nhẹ yếu tố nào trong quản lý giáo dục, đào tạo.

4. Tăng cường kỷ cương thi cử:

Hiện nay vấn đề thi cử đang được cả xã hội quan tâm bàn luận và tranh cải chưa đến hồi kết thúc. Tôi xin mạnh dạn góp ý vào đề tài này mấy ý kiến như sau:

Trước hết cần nói thi mà ai cũng đậu, cũng khá, cũng tiên tiến thì bỏ thi là hoàn toàn đúng. Nhưng thi để đánh giá đúng chất lượng, qua đó biết người giỏi để đào tạo, người yếu để bồi dưỡng, biết bức tranh chung về chất lượng mũi nhọn và đại trà để đổi mới giáo dục đào tạo thì thi mãi mãi cần. Học mà không thi thì sẽ không thi đua để học. Cha ông mình ngày xưa làm quan còn phải thi, huống chi đi học.

Vì thế tăng cường kỷ cương thi cử trong giáo dục đào tạo là 1 yêu cầu cần thiết để phản ánh chính xác chất lượng học sinh nhằm phân loại, phân luồng giáo dục đạo tạo quốc dân đạt hiệu quả cao nhất.

5. Tích cực xã hội hóa giáo dục, đào tạo:

Sức mạnh tổng hợp của ngành Giáo dục, Đào tạo được đo bằng thước đo xã hội hóa. Xã hội hóa là cách tốt nhất để huy động mọi nguồn lực từ học sinh, phụ huynh, doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ quốc tế, ngân sách 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, trung ương) cùng vào cuộc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học phù hợp với nền kinh tế đất nước, sớm ngang tầm với khu vực và quốc tế.

Xã hội hóa không chỉ huy động nguồn lực vật chất, mà điều quan trọng hơn còn là huy động trí tuệ, chất xám, trách nhiệm, tấm lòng của cả xã hội hiến kế cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục quốc gia đúng hướng, hiệu quả, bền vững, tránh các chủ trương nóng vội, nửa vời thiếu khoa học và thực tiễn, đưa thế hệ trẻ vào các cuộc "thử nghiệm" tốn kém vật chất, lãng phí thời gian, mỏi mệt tinh thần và hiệu quả thấp.

Xã hội hóa cũng là con đường tốt nhất để tiếp cận các bài học thành công của nền giáo dục các quốc gia tiên tiến trên thế giới để vận dụng sáng tạo, đúng đắn, sát thực vào thực tiễn Việt Nam, theo hướng đi tắt, đón đầu, bứt phá nhanh hơn với hiệu quả cao nhất, như: Văn hóa ứng xử nên học Nhật Bản; Hoài bão làm giàu và ứng dụng CNTT học Ixrael. Giáo dục phổ thông học Cộng hòa Pháp. Đào tạo đại học học Vương quốc Anh. Đào tạo sau đại học học Hoa Kỳ, đào tạo dạy nghề học CHLB Đức, văn hóa đọc học Tây Ban Nha và Cu Ba..v.v…

Xã hội hóa để có nguồn lực áp dụng nhanh các tiến bộ KHCN để dạy và học tốt hơn, như ứng dụng các thành tựu về CNTT và Truyền thông; khai thác và sử dụng tốt nhất mặt tích cực của Internet. Tận dụng tốt xu hướng hội tụ của Internet, truyền hình và viễn thông. Áp dụng tốt các hình thức học và thi qua trực tuyến. Sớm ra đời sách giáo khoa điện tử, thư viện điện tử… để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ trên môi trường mạng.

Năm giải pháp nêu trên là một chỉnh thể thống nhất trong sự nghiệp đổi mới và cái cách giáo dục  đào tạo nước nhà. Vấn đề quan trọng là thống nhất nhận thức, quyết liệt trong hành động thì nhất định sẽ thành công. Bởi: Nhận thức là chìa khóa của hành động, hành động là thước đo của nhận thức. Khi đã có chiến lược đúng thì ngôn ngữ ngắn nhất, thuyết phục nhất là hành động để sớm thành công.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/66787/5-nhiem-vu-quan-trong-nhat-cua-giao-duc.html

Nộp hồ sơ tuyển thẳng vào ĐH, CĐ trước ngày 20/6

Posted: 04 Apr 2012 03:32 PM PDT

(GDTĐ)-Bộ GDĐT quy định, trước ngày 20/6/2012, thí sinh trong đội tuyển Olympic quốc tế và thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia nộp hồ sơ đăng kí tuyển thẳng vào các trường ĐH và lệ phí xét tuyển.'

 

Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia nộp hồ sơ đăng ký tuyển thẳng vào các trường cao đẳng và lệ phí xét tuyển.

Các trường ĐH, CĐ sẽ công bố kết quả tuyển thẳng trên mạng internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 5/4/2012 và thông báo kết quả trước 30/6/2011.

Theo công bố của Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM, năm nay, trường tuyển thẳng vào nhóm ngành (QSB-114) "KT Hóa học-Thực phẩm-Sinh học" các thí sinh đạt giải Nhất-Nhì-Ba môn Hóa học và môn Sinh học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2012. Tuyển thẳng vào nhóm ngành (QSB-106) "Công nghệ thông tin (Khoa học và Kỹ thuật Máy tính)" các thí sinh đạt giải Nhất-Nhì-Ba môn Tin học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2012.

Trường chỉ dành chỉ tiêu cho ưu tiên xét tuyển không vượt quá 20% chỉ tiêu cho mỗi ngành/nhóm ngành, đối tượng là thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2012, đăng ký ưu tiên xét tuyển vào trường. Cụ thể, thí sinh đoạt giải các môn thi Toán-Vật lý-Hóa học và Tin học được đăng ký ưu tiên xét tuyển vào tất cả các ngành/nhóm ngành; đoạt giải môn Sinh học được đăng ký ưu tiên xét tuyển vào nhóm ngành Hóa học-Thực phẩm-CN Sinh học (QSB-114) và nhóm ngành Kỹ thuật Quản lý Môi trường (QSB-125).

Riêng thí sinh đăng ký tuyển thẳng vào ngành Kiến trúc Dân dụng công nghiệp (QSB-117) ngoài tiêu chuẩn mục b thì phải dự thi môn năng khiếu "Vẽ đầu tượng" trong kỳ thi đại học năm 2012 do Trường ĐH Bách Khoa tổ chức và đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo đúng Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2012 của Bộ GDĐT. Riêng ngành Giáo dục thể chất không tuyển thẳng và không ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh đạt giải các môn cờ vua và bắn súng.

Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) công bố chế độ học bổng hấp dẫn dành cho những học sinh được tuyển thẳng vào trường. Cụ thể, học sinh đoạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia và học sinh đoạt giải nhất/nhì ba quốc tế sẽ được hưởng học bổng toàn phần 4 năm học trị giá 156 triệu đồng; Đoạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia và đoạt giải khuyến khích quốc tế được học bổng toàn phần năm 1,2,3 trị giá 117 triệu đồng; Đoạt giải ba học sinh giỏi quốc gia được học bổng toàn phần năm 1,2 trị giá 78 triệu đồng; Đoạt giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia được học bổng toàn phần năm 1 trị giá 39 triệu đồng. Điều kiện duy trì học bổng là có điểm trung bình học kỳ ≥ 70 và điểm các môn ≥ 50

Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia TP.HCM tuyển thẳng thí sinh trong đội tuyển Olympic quốc tế môn Toán, Vật lý, Hóa học vào một ngành học của trường có tuyển sinh khối A gồm Toán học, nhóm ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Vật lý, Hóa học, Kỹ thuật Điện tử và Truyền thông, Địa chất, Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khoa học vật liệu, Hải dương học. Thí sinh trong đội tuyển Olympic quốc tế môn sinh học: được tuyển thẳng vào một ngành học của trường có tuyển sinh khối B gồm Sinh học, Công nghệ sinh học, Hóa học, Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Địa chất, Khoa học vật liệu, Hải dương học. Thí sinh trong đội tuyển Olympic quốc tế môn  Tin học: được tuyển thẳng vào nhóm ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện tử và Truyền thông.

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Được tuyển thẳng vào đại học theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải. Cụ thể: Toán: vào ngành Toán học; Vật lý: vào ngành Vật lý học; Hóa học: vào ngành Hóa học; Sinh học: vào ngành Sinh học học hoặc Công nghệ sinh học; Tin học: vào nhóm ngành Công nghệ thông tin; Địa lý: vào ngành Địa chất học hoặc Hải dương học.

Thí sinh đoạt giải khuyến khích môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào hệ cao đẳng ngành Công nghệ thông tin.

Trường ưu tiên xét tuyển không vượt quá 10% chỉ tiêu của mỗi ngành. Đối tượng là thí sinh đọat giải nhất, nhì, ba và có kết quả thi đại học từ điểm sàn đại học trở lên, không có môn nào bị điểm không. Giải Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học được ưu tiên xét tuyển vào một ngành học có khối thi A. Giải Sinh học được ưu tiên xét tuyển vào một ngành học có khối thi B.

Trường Đại học Trà Vinh công bố tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT. Trường lưu ý, thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp trung học hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam bộ trình độ Đại học của trường. Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào cao đẳng các ngành tương ứng với môn đoạt giải như sau: môn Tin học được tuyển thẳng vào Cao đẳng Công nghệ thông tin, môn Anh văn được tuyển thẳng vào ngành Tiếng Anh; môn Sinh học được tuyển thẳng vào ngành Chăn nuôi.

Đối với thí sinh là người khuyết tật nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Trường sẽ căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học. Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường: Hiệu trưởng trường căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), quy định xét tuyển của Trường để xem xét, quyết định cho vào học. Sau khi nhập học, những thí sinh này được học 1 năm chương trình bổ sung kiến thức tiếng Việt trước khi vào học chính thức.

Hồ sơ đăng ký tuyển thẳng gồm: Phiếu đăng ký tuyển thẳng; Bản sao hợp lệ: Giấy chứng nhận là thành viên của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; Giấy chứng nhận đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông; Giấy chứng nhận đạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật và các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác. Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT năm 2012; Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.

Lệ phí tuyển thẳng là 15.000đ /thí sinh/hồ sơ (trong đó nộp cho sở giáo dục và đào tạo 10.000 đồng, nộp cho trường khi đến nhập học 5.000 đồng).

Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm: Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển; Bản sao hợp lệ: Giấy chứng nhận đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông; Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật và các đối tượng ưu tiên xét tuyển khác.

 

Đan Thảo

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201204/Nop-ho-so-tuyen-thang-vao-DH-CD-truoc-ngay-20/6-1960386/

Thi ĐH, CĐ 2012: Những lưu ý khi dự thi các môn trắc nghiệm

Posted: 04 Apr 2012 03:31 PM PDT

(GDTĐ)-Bộ GDĐT đưa ra những lưu ý cho các thí sinh khi dự thi các môn trắc nghiệm trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012.

Cụ thể, thí sinh phải làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT. Bài làm phải có hai chữ kí của hai cán bộ coi thi.

Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực, không phải là mực đỏ. Các ô số báo danh, ô mã đề thi, ô trả lời chỉ được tô bằng bút chì đen.

Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình lựa chọn;

Thí sinh cần điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên phiếu TLTN, đối với số báo danh phải tô đủ cả 6 ô (kể cả các số 0 phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai phiếu thu bài thi;

Khi nhận đề thi phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi cán bộ coi thi chưa cho phép;

Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý;

Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài thí sinh phải ngừng làm bài, đặt phiếu TLTN lên trên đề thi và chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, thí sinh phải ký tên vào hai phiếu thu bài thi;

Thí sinh không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201204/Thi-DH-CD-2012-Nhung-luu-y-khi-du-thi-cac-mon-trac-nghiem-1960367/

Comments