Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Làm trường khống để… trả nợ

Posted: 03 Apr 2012 05:20 AM PDT

Vụ "xây trường trên giấy?":

Làm trường khống để… trả nợ

TT – Ngày 2-4, ông Chu Biên, trưởng Phòng Công thương huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết ngay sau khi Tuổi Trẻ đăng bài "Xây trường trên giấy?", Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã vào cuộc thu thập hồ sơ liên quan đến vụ việc.

Cùng ngày, ông Lương Văn Đình, chủ tịch UBND xã Kỳ Thịnh, thừa nhận năm 2007 UBND xã có lập hồ sơ công trình xây mới nhà học ba phòng tại Trường tiểu học II Kỳ Thịnh là để trả nợ công trình trước. Theo ông Đình, năm 2003 UBND xã Kỳ Thịnh đầu tư xây mới dãy nhà ba phòng học tại trường này, nhưng khi hoàn thành xã không đủ tiền để trả.

Tuy nhiên, theo báo cáo nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 của UBND xã Kỳ Thịnh, công trình Trường tiểu học II Kỳ Thịnh được xây dựng năm 2003 chỉ nợ 105,5 triệu đồng. Trong khi số tiền quyết toán khối lượng công trình năm 2008 lên đến 255,734 triệu đồng. Ông Lương Văn Đình giải thích tại thời điểm lập hồ sơ năm 2007 phải tính toán lại giá cả nên mới có sự chênh lệch như vậy…

VĂN ĐỊNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/485216/Lam-truong-khong-de-tra-no.html

Nghe thầy tư vấn đường vào đại học

Posted: 03 Apr 2012 05:20 AM PDT

-Bên cạnh những phong trào “tư vấn mùa thi” diễn ra sôi sục ở nhiều tỉnh, thành; có một cách tư vấn không kém phần hiệu quả là kinh nghiệm của các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp, kinh nghiệm của những thí sinh đã từng thi đỗ ĐH, đang là sinh viên hoặc đi làm. VietNamNet giới thiệu các chia sẻ này và mong nhận được những chia sẻ của bạn đọc dành cho thí sinh trong thời gian cao điểm này.


 

Thí sinh dự thi ĐH năm 2011. (Ảnh Lê Anh Dũng)


Việc chọn nghề nên đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội: không cần phải là nghề nghiệp cao sang nhưng nên là những nghề cần thiết dễ có việc làm, phải phù hợp với sở thích, sở trường, sức khỏe và đồng thời phải thích nghi với hoàn cảnh kinh tế của mình.

Xác định rõ mục tiêu học tập

Nghề bạn định chọn có nhiều cơ hội trong tương lai không? Khả năng của bạn đủ đáp ứng không? Tính cách và sức khỏe có phù hợp không?

Qua các phương tiện truyền thông, các trang web, các bạn có thể tìm hiểu nghề của mình chọn đó sẽ phải làm gì, ở những vị trí như thế nào, công việc hàng ngày (khi đi làm) ra sao? Ngoài ra, các bạn cần biết các vị trí tuyển dụng trong các cơ quan, các yêu cầu về tính cách, giá trị và kỹ năng của từng vị trí nghề nghiệp (tìm hiểu các thông báo tuyển dụng).

Chọn trường, chọn ngành

Chọn được nghề rồi, bước thứ hai là xem nghề đó thuộc ngành gì (Khoa học, kỹ thuật, xã hội, kinh tế…), có ở những trường nào, đào tạo trình độ gì (ĐH, CĐ hay TC), điều kiện tuyển sinh ra sao, thời gian học là bao lâu, học phí bao nhiêu, xa hay gần nhà…

Tôi học ngành-nghề gì?

Nghĩa là bạn cần tự trả lời các câu hỏi như: Tại sao mình quan tâm đến nghề này? Sở thích nghề nghiệp của mình có đúng với nghề này không? Trong quá trình học tập thường mình khá nhất môn nào, thích những sinh hoạt gì? Thích khoa học hay kinh doanh? Thích làm việc ngoài trời hay trong văn phòng? Hoàn cảnh kinh tế gia đình có cho phép mình theo đuổi?

Đặc biệt, bạn không nên đua theo các ngành nghề "cao sang" mà nên chọn nghề phù hợp với mình. Vì có phù hợp với khả năng của mình thì mình mới có thể học giỏi. Vì có thích thì mới học tốt và hẳn nhiên cơ hội việc làm sau tốt nghiệp luôn dành cho những ai có kết quả học tập tốt nhất. .


Giúp các em học sinh biết thêm thông tin về các nhóm ngành và điểm chuẩn
theo nhóm ngành năm 2011, có cơ sở làm hồ sơ cho đúng mục tiêu và lực học của
mình:


Điểm chuẩn
Nhóm ngành
Kinh tế
Kỹ thuật
Nông Lâm
Sư phạm
Y Dược
Dưới 15 điểm

- ĐH Việt Hung

– Viện ĐH Mở Hà Nội

- ĐH Hồng Đức

- ĐH Hải Phòng

- ĐH Hùng Vương

- ĐH Công Nghiệp Việt Trì

 

 


- ĐH Việt Hung

– ĐH Công Nghiệp Việt Trì

- ĐH Sao Đỏ

- Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã

-  ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

- ĐH SP Kỹ Thuật Vinh

- ĐH Hàng Hải

- ĐH Phòng Cháy Chữa Cháy

- ĐH Hồng Đức

– ĐH Nông Nghiệp I

- ĐH Lâm Nghiệp

- ĐH Hải Phòng

 ĐH Hồng Đức

– ĐH Hùng Vương

- ĐH Vinh (1 số ngành)

- ĐH Hải Phòng

 

 

Từ 15 đến 18 điểm


- ĐH Điện Lực

– ĐH Thương Mại

- ĐH Công Đoàn

- ĐH Công Nghiệp Hà Nội

- ĐH Vinh

- ĐH Điện Lực

– ĐH Giao Thông Vận Tải

- ĐH Thuỷ Lợi

- ĐH Công Nghiệp Hà Nội

- ĐH Công Nghệ HN (1 số ngành)

- ĐH Nông Nghiệp I

– ĐH Khoa học Tự Nhiên HN

 

 


- ĐH Hồng Đức

– ĐH Hùng Vương

- ĐH SP Hà Nội

- ĐH Vinh

 

 

 

– ĐH Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương

 

 

 

Từ 18
đến 21 điểm


-  Học Viện Ngân Hàng (1 số ngành)

– ĐH Thương Mại (1 số ngành)

- ĐH Kinh Tế Quốc Dân (1 số ngành)

- Học Viện Tài Chính

- ĐH Xây Dựng Hà Nội

– ĐH Bách Khoa Hà Nội

- ĐH Công Nghệ HN

 

 


- ĐH Nông Nghiệp I

 


- ĐH Sư Phạm Hà Nội

Từ 21
đến 24 điểm


- Học Viện Ngân Hàng

– ĐH Thương Mại

- ĐH Kinh Tế Quốc Dân (1 số ngành)

- ĐH Kinh Tế

- ĐH Bách Khoa Hà Nội

– ĐH Dược Hà Nội (1 số ngành)

– ĐH Y Hà Nội (1 số ngành)

 

 


Trên 24 điểm


- ĐH Ngoại Thương

– ĐH Kinh Tế Quốc Dân

– ĐH Dược Hà Nội

– ĐH Y Hà Nội

Trương Nho Dũng (Trường THPT Hậu Lộc 3-Thanh Hoá)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/66593/nghe-thay-tu-van-duong-vao-dai-hoc.html

Để gió cuốn đi

Posted: 03 Apr 2012 05:19 AM PDT

Để gió cuốn đi

TTO – Anh đã mất, thực sự vĩnh viễn không còn trên cõi đời này. Nhưng anh vĩnh viễn không bao giờ mất trong lòng tôi.

Ngày mới về công ty làm nhân viên bảo vệ, tôi đã chú ý đến anh bởi dáng vẻ khang khác: quá cao, quá gầy và đặc biệt có đôi mắt rất lành. Anh tên Tân. Đấy là cái tên đầu tiên tôi được biết trong công ty.

Chuyện buồn vui ở chốn nào cũng có. Nhiều người nhiều ý, được lòng người này mất lòng người khác, hôm nay vầy, mai lại khác đi. Nhiều chuyện đã xảy ra. Tôi bị trù dập, đày ải ngày một nhiều hơn. Người ta luôn đe dọa đuổi việc, họ sai tôi làm đủ thứ việc không tên, những việc bất khả chẳng liên quan gì đến trách nhiệm của một bảo vệ. Nếu động đậy phản đối, họ triệu tập cuộc họp, "dằn phong trào", trấn áp với số đông. Nói chung không khí rất ngột ngạt, miếng cơm đắng chát.

Anh biết hết. Anh hiểu nội tâm của tôi, cùng là đàn ông. Nhưng vị trí quá khiêm tốn trong tổ chức công ty của anh đã khiến việc giúp đỡ tôi trở thành nan giải. Mỗi khi căng thẳng, anh chỉ biểu lộ thái độ bằng cái nhìn cảm thông.

Rồi anh vướng bệnh, lao phổi. Anh Tân đã gầy ngày thêm gầy hơn. Anh uống thuốc như trẻ ăn kẹo, ít nói song mắt nhuốm nhiều hơn ưu phiền. Cuộc sống chẳng khấm khá gì nay lại càng eo hẹp hơn. Đã bệnh lại phải làm thêm, thức khuya dậy sớm.

Anh là người duy nhất trong ban lãnh đạo công ty chịu ngồi uống cà phê vỉa hè với tôi. Anh rảnh lại chở tôi đi uống cà phê, hoặc vờ nhờ tôi đi giúp chuyện riêng để chở tôi đi chơi. Nếu không có anh, tôi chẳng biết đi đâu ở nơi xa lạ này.

Họa vô đơn chí, lao chưa dứt, anh lại bị phát hiện có K – ung thư! Người đàn ông can cường này hầu như đã quỵ xuống khi biết thông tin này. Anh trầm hẳn đi, dáng người còng xuống. Vợ con nháo nhác như đàn gà vỡ tổ.

Chúng tôi vẫn giữ lệ cà phê vỉa hè, song ít có chuyện để nói. Cà phê như đắng hơn.

Anh chiến đấu với bệnh tật. Anh nhờ tôi đi kiếm mọi loại cây cỏ mà người này người kia mách theo kiểu còn nước còn tát. Tôi đi tìm khắp nơi, trong lòng lớn dần một linh cảm không lành.

Sau mỗi lần đi thành phố kiểm tra về, anh lại lặng hơn. Và đột nhiên anh nói nhiều với tôi, về mọi thứ. Anh kể những tháng ngày thanh niên vất vả ở xứ người, về thời đi học, về những dự định chưa thành. Lần đầu tiên anh công khai nói ra suy nghĩ về tôi: "Anh biết người ta đày đọa em", "người ta" – đấy là những đồng sự của anh, và anh đã chửi thề – một việc chưa từng có.

Anh nhờ tôi đi mua một chiếc điện thoại đời mới nhất và nằm võng nghe nhạc. Anh cứ nghe đi nghe lại bài Để gió cuốn đi do Hồng Nhung hát, tôi gần như thuộc lời, sống trong đời sống cần có một tấm lòng.

Anh nhấn mạnh với tôi: "Cần có một tấm lòng". Tôi hiểu. Cây thuốc cuối cùng tôi tìm cho anh uống là cây dừa cạn, anh cố gắng uống. Tôi đưa anh đi chùa. Thực ra còn vị thuốc sau nữa, đấy là cây màng ghi. Nhưng vị thuốc này anh chưa kịp uống thì đã ra đi, vào một ngày cuối năm.

Nhìn người đàn ông tên Tân chỉ còn da bọc xương nằm trên giường, tôi lặng đi. Con người này đã bao năm tháng là người bạn duy nhất của tôi, bên cạnh tôi. Vĩnh viễn… Đưa anh ra mộ là đoàn người dằng dặc. Đơn giản thôi, vì phương châm của anh "sống trong đời sống cần có một tấm lòng".

Tấm lòng anh đã mở ra với tôi. Biết ơn anh, anh Tân ạ.

NGUYỄN THÀNH CÔNG (Nguồn: www.netbuttrian.vn)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/481842/De-gio-cuon-di.html

Tại sao bằng cấp cao hơn, văn hoá lại ‘lùn’ đi?

Posted: 03 Apr 2012 05:19 AM PDT

- Vì sao xã hội hôm nay được xem là có bằng cấp cao hơn
một xã hội Việt Nam chỉ có 5% biết chữ trước kia, nhưng lại có văn hoá
"lùn đi" (tỉ lệ phạm tội, số vụ trọng án trong giới trẻ ngày
một cao hơn …), và lớp trẻ bị xem là đang sống vô hồn hơn?


 

Đội Thiếu niên Tiền phong Cuba vẫn hoạt động tốt khi chuyển đổi nền kinh tế.

Khi uy tín là…

Những nhà giàu chiều con vô độ, bé thì đánh osin, lớn lên dùng vũ lực để đạt mục tiêu, đều được cha mẹ xử êm bằng tiền, nếu có hệ lụy. Lớn lên, có cậu ấm thuê côn đồ giải quyết tranh chấp ngay trong trường.
Cũng có con nhà nghèo muốn lấp khoảng cách giàu nghèo ngày một sâu thẳm hôm nay bằng bạo lực, hoặc gặp cảnh cùng quẫn phải phạm pháp.
Lảng vảng những bầy đàn ma giáo, ma cô tìm mọi cách xô đẩy đầu xanh vào vòng nghiện ngập, sa đọa. Các đầu gấu như có sức "cuốn hút" hơn, nhiều kẻ theo đóm ăn tàn đang lao vào vòng xoáy một lối sống không làm ra bao nhiêu, nhưng ăn tàn phá hại. Thói quen ăn nhậu giúp tạo ra các "hội", trước mắt bênh vực nhau trong các va chạm trong sinh hoạt cộng đồng, rồi đến các tranh chấp dân sự…. Về lâu dài, hình thành một thứ lực lượng hậu bị cho các băng nhóm "giang hồ đời mới".

Đang ngấm ngầm một quan niệm, kể cả trong một số người có tuổi, rằng để sống được hôm nay, cần biết cả cách vi phạm "nhẹ" một số chuẩn mực về pháp lý, đạo đức và các giá trị dân sự, và tuân thủ luật chơi "phường hội"?

Nỗi oan Thị Kính đang bước ra ngoài trang văn học. Những Năm Sài Gòn đời mới cấu kết với "ông cò". Để loại bỏ doanh nghiệp cạnh tranh, chuyện ai đó thuê côn đồ đánh người chồng thành thương, rồi đâm xe cướp mạng sống người vợ sẽ không gây quá ngạc nhiên hay căm phẫn (?).

Nhiều lúc thấy những tình cảnh đã "hình sự" lắm, nhưng rồi các cơ quan chức năng chỉ vào cuộc khi đã có … tử thi. Người dân vẫn e rằng cách xử án của các vụ Lê Văn Luyện, vụ đốt nhà báo… đã xử đúng, xử hết tội phạm? Ở hiền liệu có gặp lành, xử thế độc ác có bị xử án đích đáng? Những hồi chuông báo động sẽ chẳng thấu tai ai?

Tham khảo

Năm vừa rồi, chúng ta đã kinh ngạc vì người dân Nhật, chịu không biết bao nhiêu tai ách dồn dập, cả khách quan lẫn chủ quan, vẫn không hề oán hận, nổi khùng.

Tấm gương đùm bọc, tôn trọng đạo lý và pháp luật trong đại nạn của người Nhật làm cả thế giới khâm phục. Một đồng nghiệp của tôi có cơ hội được hỏi một người Nhật là dân xứ hoa đào được giáo dục bởi những giá trị nào?

Câu trả lời không hề chứa những khái niệm sành điệu như "kỹ năng sống", mà chỉ là: kính già, nhường trẻ, làm điều thiện, tránh điều ác, trung thực, dũng cảm… Không lẽ các thế hệ người Việt không từng được giáo dục như thế?

Nhưng Nhật Bản và cả Hàn quốc hẳn vẫn là những tấm gương gìn giữ gia phong, truyền thống trong trào lưu Tây hóa. Vậy hẳn là họ vẫn không ngừng thay đổi, và kiến tạo trên nền truyền thống những giá trị mới để phát triển.

Sự khác biệt của bộ máy tam quyền phân lập với cách hình thái xã hội khác là hệ thống chấp pháp -  tòa án hoạt động độc lập.

Vì thế với các nước phương tây, pháp luật gần như là sự công bằng. Còn với người dân của xã hội truyền thống Khổng giáo, và cả với hình thái xã hội cận xô viết, xét xử vẫn phải có tình, có lý. Công lý không thể xa vời khỏi luân thường, đạo lý. Xử lý va chạm về giao thông ở phương Tây hoàn toàn là việc của cảnh sát, còn ở Việt Nam, vẫn có thể khuyến khích hai bên hoà giải, tự dàn xếp.

Để song hành đạo lý Á Đông và hệ thống pháp lý kiểu phương Tây, "trái tim nóng, đầu lạnh, tay sạch" hẳn vẫn giúp kiến tạo hệ thống giá trị mới cho một xã hội thuần nông trên đường chuyển đổi nền kinh tế, khó hội đủ đức – tài đối phó với mặt trái của xã hội tiêu thụ.

Các kỹ năng sống của cậu bé mũi dài Buratinô chống Mèo mù, Cáo thọt hôm nay vẫn có thể nhập khẩu để tham khảo. Nhưng sự phúc hậu, và tinh thần khắc phục khó khăn, thấm đẫm huyết quản Việt bao đời, chẳng hạn, không thể để cho mai một, bởi tâm lý hưởng lạc và một lối sống ma giáo, thói làm luật…

Hiền dữ đâu phải vì tính sẵn

Từ xưa có lệ họp đại gia đình "đóng cửa bảo nhau". Thời bao cấp, mỗi người đều thuộc một đoàn thể xã hội nào đó, và đều có thể được Hội, Đoàn, Đội… của mình nhắc nhở, thường không đao to búa lớn, về những lệch lạc mới chớm, trong mắt cộng đồng. Hôm nay, đã vang dội hơn những phàn nàn rằng sự tắc trách kiểu "trọng cung hơn trọng chứng", và những tiêu cực, đang làm một số kẻ sát nhân thoát tội, và đẩy cả những người lương thiện vào tù.

Trong định hướng tiền xanh, bạc tệ, ông bà vẫn thủ thỉ, "đừng xanh như lá, bạc như vôi"… Cha anh nhắc lại vai trò Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên một thời hoa lửa.

Mỗi lần đi qua những toà Học viện thanh niên, Trường Đội… hoành tráng, tôi cảm thấy chúng như thứ "thảm bay" bồng bềnh, chỉ giúp ai đó thượng đài danh vọng.

Dính lấy "nền cũ lâu đài" về phương pháp, mất sinh khí, chúng không kiếm được chỗ đứng trong lòng thanh thiều niên, nhi đồng, không còn là người hướng dẫn, người bảo vệ cho tuổi đầu xanh. (Phản) văn hoá "băng nhóm" đang lấn át văn hoá của đoàn thể quần chúng.

Khăn quàng thắm vai em…

Công nghệ giáo dục Việt không thể chỉ là những điều răn kiểu: "không được đánh bạn", "không được đánh học trò". Mà phải làm sao để trẻ em (sẽ thành người lớn về sau) không nghĩ đến việc dùng bạo lực như một công cụ để giải quyết tranh chấp, càng không phải là công cụ để "thể hiện mình", hay tệ hơn, để (đánh học trò, đánh bạn) để xả stress.

Muốn vậy không nên chỉ hô hào: "dùng sức mạnh của hệ thống chính trị", mà, ít nhất, cần không để các tổ chức đoàn thanh niên, đội thiếu niên biến thành những "thánh đường" chỉ thu hút được những ai ưa "bề nổi", và cả những "sư hổ mang"… Cần khởi động lại những cơ chế một thời đã khiến các đội viên thiếu niên, đoàn viên thanh niên thực sự, không chỉ không đánh nhau, mà còn biết đoàn kết các bạn. Để gương mẫu, chứ không phải là "đầu gấu", mới là uy tín trong thanh thiếu niên.

Lê Đỗ Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/66520/tai-sao-bang-cap-cao-hon--van-hoa-lai--lun--di-.html

Xây trường trên giấy?

Posted: 03 Apr 2012 05:18 AM PDT

Xây trường trên giấy?

TT – Trường tiểu học II Kỳ Thịnh (xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nằm trong danh mục cấm xây dựng kiên cố, chỉ tu sửa và nâng cấp từ năm 2006. Vậy mà không hiểu sao lại có hồ sơ công trình Trường tiểu học II Kỳ Thịnh với hạng mục xây mới nhà học ba phòng, đã được hoàn thành vào năm 2008, kinh phí hơn 279 triệu đồng.

Theo tập hồ sơ, công trình Trường tiểu học II Kỳ Thịnh được chính quyền xã Kỳ Thịnh phê duyệt vào ngày 21-11-2007, kinh phí xây dựng trích từ ngân sách địa phương và học sinh đóng góp. Công trình này do Công ty cổ phần xây dựng ACC (TP Hà Tĩnh) thiết kế, dự toán hơn 279 triệu đồng, trong đó kinh phí xây lắp hơn 255 triệu đồng. Đơn vị trúng thầu là doanh nghiệp xây dựng tư nhân Khánh Hùng (Kỳ Anh). Công trình gồm một dãy nhà học ba phòng với diện tích hơn 182m2. Trong hợp đồng xây lắp, công trình được khởi công ngày 22-11-2007 và hoàn thành ngày 1-2-2008. Hồ sơ quyết toán được lập vào ngày 2-2-2008 có dấu đỏ, chữ ký chủ tịch xã Lương Văn Đình (đang đương chức).

Tập hồ sơ còn có những giấy tờ liên quan đến việc chuyển khoản thanh toán hợp đồng qua kho bạc giữa chủ đầu tư và nhà thầu, trong đó có những chứng từ nêu rõ số tiền, ngày tháng chuyển khoản…

Nhiều người dân sống gần Trường tiểu học II Kỳ Thịnh đều nói từ năm 2006 đến nay ngôi trường này chưa xây mới bất kỳ một dãy phòng học nào. Làm bảo vệ Trường tiểu học II Kỳ Thịnh mấy chục năm nay, ông Nguyễn Công Kha cho biết khoảng thời gian năm 2007-2008 ông không thấy xây mới bất kỳ dãy phòng học nào trong khuôn viên trường, chỉ thấy hằng năm người ta đến tu bổ, sửa chữa lại một số phòng học. Ngay cả cô Nguyễn Thị Liễu, hiệu trưởng Trường tiểu học II Kỳ Thịnh, rất ngạc nhiên và khẳng định bất kỳ công trình đầu tư, xây dựng nào liên quan đến nhà trường phải có chữ ký của hiệu trưởng. "Dãy nhà ba phòng học của trường xây dựng năm 2003 là công trình xây mới cuối cùng" – cô Liễu cho hay.

Trong quyết định thành lập ban giám sát công trình Trường tiểu học II Kỳ Thịnh, phó ban là ông Nguyễn Niêm, ở xóm 11 (trước đây làm mặt trận xã). Vậy mà khi xem quyết định thấy tên mình, ông Niêm đã ngỡ ngàng: "Lần đầu tôi thấy hồ sơ thiết kế và quyết định thành lập ban giám sát trường học này".

Để có câu trả lời chính thức từ lãnh đạo địa phương, chúng tôi nhiều lần trao đổi qua điện thoại hẹn thời gian làm việc với chủ tịch UBND xã Kỳ Thịnh Lương Văn Đình. Tuy nhiên, chúng tôi luôn bị từ chối. Ngày 20-3, khi gặp chúng tôi ở UBND xã Kỳ Thịnh, ông Đình vẫn một mực từ chối làm việc rồi lên xe máy đi…

VĂN ĐỊNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/485065/Xay-truong-tren-giay.html

Comments