Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thầy cô vẫn mòn mỏi chờ thu nhập thâm niên

Posted: 01 Apr 2012 06:52 PM PDT

- Gần hai tháng kể từ ngày  hướng dẫn phụ cấp thâm niên cho nhà giáo
có hiệu lực (ngày 20/2) đến nay
, nhiều thầy cô vẫn đêm ngày ngóng
trông phụ cấp mà tin vui chưa đến. Họ cùng chung nỗi băn khoăn: "Ngày
truy lĩnh chắc còn xa lắm?"

Ảnh Lê Anh Dũng

 

"Sở vẫn đang tiến hành…"

Ngay sau khi văn bản hướng dẫn phụ cấp thâm niên có hiệu lực (20/2), rất
nhiều nơi đã rậm rịch tiến hành. Trao đổi với VietNamNet, phó Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) Trần Kim Tự khẳng định,
kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo
đã được rót về cơ sở
nên việc truy truy lĩnh sớm hay muộn phụ thuộc khâu duyệt danh sách của các địa
phương.

Một số cơ sở dự kiến tới 31/3 sẽ hoàn tất mọi thủ tục, chuyển phụ cấp đến tay
nhà giáo nhưng đến thời điểm này vẫn "án binh bất động".

Nhiều địa phương vẫn chưa có động thái mới nào về việc triển khai thực hiện
trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên đủ điều kiện. Ông Thái Huy Vinh – Phó GĐ Sở
GD – ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: "Hiện đang bắt đầu xúc tiến mọi công việc nên
chưa có thêm bất kỳ thông tin chính thức nào, thời gian tới giáo viên sẽ được
nhận!"

Giống

như câu trả lời cách đây gần một tháng
,
khi được hỏi về ngày giáo viên nhận được tiền phụ cấp, ông Nguyễn Văn Tám – GĐ
Sở GD – ĐT tỉnh Hưng Yên vẫn khẳng định: "Đang tiến hành mọi thủ tục, sẽ sớm
có báo cáo cụ thể…".

"Sở GD – ĐT có nhiệm vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết, chi tiết nhất về
những giáo viên nằm trong danh sách được truy lĩnh, còn việc chi trả phụ cấp do
Sở Tài chính kết hợp với bên tài vụ chỉ đạo thực hiện"
– Ông Tám cho biết
thêm.

Một số địa phương "nằm vùng" chờ chỉ đạo như tỉnh Thái Bình cũng đang trong
quá trình triển khai, "gấp rút" hoàn thành. "Sang tháng 4 tới, các cán bộ giáo
viên sẽ được hưởng toàn bộ phụ cấp thâm niên tính từ tháng 5/2011" – Ông Đặng
Phương Bắc, Giám đốc Sở GD – ĐT tỉnh Thái Bình hứa hẹn.

Còn một số Sở GD – ĐT khi được hỏi về vấn đề này vẫn "im hơi lặng tiếng" …

Ngày truy lĩnh chắc còn xa lắm?

Tin vui thu nhập khiến nhiều người phấn khởi vì nó góp phần cải thiện đời
sống cho giáo viên, đặc biệt là những nhà giáo công tác ở nông thôn, vùng sâu
vùng xa có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, tới thời điểm này những giáo viên chưa
nhận được phụ cấp thâm niên đều tỏ ra lo lắng vì dường như không đủ kiên nhẫn để
tiếp tục ngóng trông. Nhưng "không ngóng trông thì biết phải làm sao?"
cô Nguyễn Thị Huê (giáo viên trường THCS Thành Công – Thanh Hóa) chia sẻ.

Thầy Hà Văn Cát đã có hơn 20 năm giảng dạy tại Trường tiểu học Thành Tân
(huyện Thạch Thành, Thanh Hóa), theo cách tính phụ cấp thâm niên thầy sẽ được
hưởng 20% mức lương hiện hưởng và truy lĩnh bắt đầu từ tháng 5/2011 nhưng đến
nay vẫn chưa thấy "động tĩnh" gì về việc nhận tiền phụ cấp.

"Thông tin có phụ cấp thâm niên cho giáo viên đã nhận được từ năm ngoái, tới
thời điểm này các thầy cô vẫn trong tình trạng "mong đợi ngậm ngùi", hầu khắp
các trường tại địa bàn thị xã Tam Điệp, Ninh Bình đều chưa có phụ cấp hay bất kỳ
tin tức mới nào liên quan đến phụ cấp, không biết sẽ phải chờ đến bao giờ?" –
Một giáo viên hiện đang công tác tại đây cho biết.

Mặc dù đã được truy lĩnh phụ cấp thâm niên từ tháng 1/2012 nhưng cô Đặng Thị
Tình (giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trường THPT Hương Gián, Bắc Giang) vẫn
phải chờ đợi mỏi mòn vì tiền phụ cấp từ tháng 5 đến tháng 12/2011 cô vẫn chưa
nhận được. "Biết là sẽ có nhưng cụ thể bao giờ thì chịu, lương giáo viên vốn
thấp, sinh hoạt ngày càng đắt đỏ nhất là thời điểm xăng tăng giá, nhà giáo vốn
nghèo giờ lại thêm hàng trăm mối lo chồng chất." – Cô Tình tâm sự.

Giáo viên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Bắc Giang còn chưa nhận được tiền phụ cấp
thâm niên vì công tác rà soát, duyệt danh sách và mọi thủ tục cần thiết vẫn đang
ở giai đoạn bắt đầu thực hiện – cô giáo Nguyễn Thị Thơi (giáo viên THPT Yên Dũng
2, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) cho biết.

Mỏi mắt vì ngóng trông phụ cấp, những giáo viên ở nông thôn, vùng sâu vùng xa
đang từng ngày gắng gượng đối mặt với khó khăn, thiếu thốn chỉ biết lắc đầu an
ủi: "ngày truy lĩnh chắc còn xa lắm…".

  • Thu Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/66408/thay-co-van-mon-moi-cho-thu-nhap-tham-nien.html

Giáo viên còn thiếu kỹ năng sống

Posted: 01 Apr 2012 06:51 PM PDT

GV cũng thiếu KNS

Với chủ trương lồng ghép GD KNS vào từng môn học thì GV chính là những người trực tiếp truyền đạt KNS cho HS. Điều này làm không ít người băn khoăn khi cho rằng chính GV cũng đang thiếu KNS thì lấy đâu cơ sở để giáo dục HS hình thành được các kĩ năng trong cuộc sống.

ThS Phan Tấn Chí phân tích, GV muốn dạy và rèn luyện cho HS kĩ năng thì họ phải là người rất thuần thục các kĩ năng mà họ sẽ dạy nhưng chính bản thân họ cũng thiếu hụt các kĩ năng này thì việc giảng dạy cho HS là điều không thể. Chương trình đào tạo GV nặng về khoa học cơ bản hơn là khoa học sư phạm. Kĩ năng sinh viên được rèn luyện chủ yếu là ki năng học tập, còn KNS không được rèn đủ để có thể truyền đạt lại cho người khác.

Ông Chí đưa ra ví dụ, trong chương trình giáo dục đổi mới có nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, phản biện… nhưng rào cản là chính GV không thành thạo các kĩ năng đó nên không thể truyền đạt lại cho HS. Còn chương trình bồi dưỡng lại quá sơ sài, không hiệu quả khi mà bản thân GV cũng chưa chắc đã muốn làm vì công việc của họ đã "ngập đầu".

"Nhiều nơi dạy KNS mà chẳng khác nào bài học đạo đức. Người không biết mà dạy KNS còn nguy hiểm hơn là không dạy", ông này nhấn mạnh.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-580850/giao-vien-con-thieu-ky-nang-song.htm

Tham gia PISA 2012: Bước tiến tích cực trong hội nhập quốc tế về GD của VN

Posted: 01 Apr 2012 06:51 PM PDT

(GDTĐ) – PISA (Chương trình quốc tế đánh giá học sinh) là chương trình nghiên cứu so sánh, đánh giá chất lượng giáo dục lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. PISA được triển khai với mục đích kiểm tra, đánh giá và so sánh trình độ học sinh ở độ tuổi 15 giữa các nước trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) và các nước khác trên thế giới. Chương trình này được tổ chức định kỳ 3 năm một lần, và năm nay là lần đầu tiên Việt Nam tham gia PISA. Trước thềm sự kiện quan trọng này, GDTĐ đã có cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển xung quanh một số vấn đề liên quan đến kỳ thi PISA.

PV: Thưa Thứ trưởng, xin ông cho biết những lợi ích mà Giáo dục Việt Nam nhận được khi tham gia PISA 2012? Đối với bản thân mỗi HS tham gia chương trình đánh giá HS quốc tế này, các em có thể thu nhận được những lợi ích gì?

 

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Có thể nói rằng, tham gia PISA là một bước tiến tích cực trong việc hội nhập quốc tế về giáo dục (GD) của nước ta. Những dữ liệu thu thập được (ở quy mô lớn, độ tin cậy cao) từ PISA giúp cho chúng ta có cơ sở để so sánh "mặt bằng" GD quốc gia với GD quốc tế, biết được những điểm mạnh, điểm yếu của nền GD nước nhà. Dựa trên kết quả PISA, OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách GD quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách GD cho các quốc gia. Những kết quả, đề xuất này sẽ góp phần chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Mặt khác, kết quả PISA sẽ gợi ý cho chúng ta đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học.

Đối với mỗi HS, tham gia làm các bài thi của PISA, các em sẽ được mở rộng hiểu biết về thế giới, cọ xát với những tình huống thực tiễn mà HS các nước phát triển đang gặp và giải quyết. Cùng với đó, các em sẽ học được cách tư duy qua các trả lời câu hỏi của PISA, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đhề thực tiễn. Từ đó góp phần giúp các em điều chỉnh cách học tập, nghiên cứu của mình.

PV: Tham gia PISA 2012, Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì? Đến nay, công tác chuẩn bị để tham gia PISA đã đến đâu, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Tham gia PISA 2012, Việt Nam có thuận lợi là gần đây, trong quá trình thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia cơ bản có thể đảm đương được các yêu cầu kỹ thuật của OECD khi triển khai PISA tại Việt Nam. Tuy nhiên, lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế với đối tượng học sinh rất đông và đa dạng về trình độ, lại yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt như PISA, chúng ta nhận thấy rằng, Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức và dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn  rất mỏng.

Bên cạnh đó, các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài nên việc tìm hiểu và tiếp cận với Chương trình PISA rất hạn chế. Thêm vào đó, GV và HS Việt Nam chỉ mới được làm quen với các dạng đề thi của PISA qua một lần khảo sát thử nghiệm trên phạm vi rất hẹp; cách dạy – học và đánh giá hiện nay ở Việt Nam cũng chưa thật sự phù hợp, nên nếu không chuẩn bị kỹ cho HS làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, HS sẽ khó khăn trong việc thực hiện bài thi, mặc dù các kiến thức đòi hỏi ở người học trong các đề thi của PISA không hoàn toàn xa lạ với HS Việt Nam.

Về công tác chuẩn bị, có thể nói đến nay, chúng ta đã chuẩn bị khá đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để bước vào kỳ khảo sát chính thức PISA. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo hướng dẫn của OECD và năng lực của đội ngũ chuyên gia VN được OECD đánh giá cao. Đến thời điểm này, các trường cũng đã sẵn sàng về mọi mặt, kể cả chuẩn bị tâm thế cho GV và HS tham gia PISA.

PISA
PISA - Chương trình quốc tế đánh giá học sinh 

PV: Xin Thứ trưởng cho biết Việt Nam sẽ có bao nhiêu trường và bao nhiêu HS tham gia vào PISA 2012?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Theo mẫu khảo sát chính thức mà OECD lựa chọn, Việt Nam có 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố tham gia PISA 2012. Có 4 tỉnh, thành phố không có trường rơi vào mẫu khảo sát là Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn và Cần Thơ. Đối tượng HS tham gia PISA ở Việt Nam là những HS sinh năm 1996, chủ yếu rơi vào lớp 10 THPT chính quy, ngoài ra cũng có một số HS trường nghề, trường THCS, trung tâm GDTX rơi vào mẫu khảo sát.

PV: Trong kỳ đánh giá PISA của Việt Nam lần này, liệu có sự khác biệt nào về vị thứ của Việt Nam trên thế giới so với các kỳ thi Olympic quốc tế các môn học, thưa Thứ trưởng? 

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Để biết thêm về điều này, chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt của 2 kỳ thi. Về kỳ thi Olympic quốc tế, chúng ta chọn ra những học sinh giỏi nhất của một số môn học để tham gia thi đấu. Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức cho học sinh giỏi dự thi Olympic quốc tế, và chúng ta đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, PISA là một chương trình đánh giá HS ở tuổi 15 – xét trên mẫu dân số quốc gia, tức là đánh giá toàn bộ thông qua đánh giá các đại diện HS đang theo học ở tất cả các cơ sở GD, các loại hình GD, là những HS bình thường, đang học các chương trình GD phổ thông, giáo dục thường xuyên hoặc dạy nghề. OECD lựa chọn chọn mẫu trường và học sinh tham gia PISA một các ngẫu nhiên trên cơ sở nguồn dữ liệu học sinh toàn quốc do Việt Nam cung câp, do đó, HS các trình độ khác nhau đều có thể rơi vào mẫu khảo sát PISA.

Mặt khác, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kỳ khảo sát PISA, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân: Các chỉ số tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người của mỗi quốc gia; Sự đầu tư cho phát triển GD của mỗi quốc gia; Chương trình giảng dạy; Thái độ làm bài của HS…

Việt Nam xác định tham gia PISA trước tiên để học hỏi kinh nghiệm đánh giá GD của quốc tế, thứ hai để biết GD nước ta ở đâu so với các nước phát triển trên thế giới. Còn kết quả PISA của Việt Nam có thể chưa cao cũng không phải là điều khó hiểu, bởi vì 2 chỉ số ảnh hưởng lớn đến kết quả GD của một đất nước thì theo kết quả so sánh năm 2011, Việt Nam đứng thứ 69/70 về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người và đứng thứ 70/70 về chỉ số phát triển con người trong số các nước tham gia PISA 2012.

Tuy nhiên, là nước lần đầu tham gia, PISA cũng có thể chứa đựng những yếu tố bất ngờ, chúng ta hãy chờ đợi xem kết quả của Việt Nam như thế nào. Dù kết quả ra sao thì tham gia PISA, chắc chắn GD Việt Nam sẽ được rất nhiều. Như đã nói, thông qua kỳ thi PISA, OECD sẽ phân tích kết quả, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và đưa ra các khuyến nghị về chính sách GD cho các quốc gia, thông qua đó, Việt Nam sẽ biết mình nên làm gì để hội nhập quốc tế và phát triển GD.

Học sinh Việt Nam (Ảnh: MH)
Học sinh Việt Nam (Ảnh: MH)

PV: Thời gian HS Việt Nam tiến hành thực hiện các bài thi PISA đã cận kề. Trước thời điểm này, ông có lưu ý nào tới các HS và các trường tham gia chương trình này không, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Tôi muốn nhấn mạnh rằng, các Sở GD-ĐT cũng như các nhà trường, GV và HS không nên quá lo lắng về kỳ thi, về kết quả PISA. Chúng ta đang cần một kết quả thực chất để có các chính sách phát triển chất lượng GD hiện tại và xây dựng một chương trình GD phổ thông sau 2015.

Có 2 thái cực cần tránh khi tham gia kỳ thi PISA. Đó là không nên quá quan trọng hóa, gây căng thẳng, áp lực tâm lý cho GV, HS. Điều này dễ làm ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ của HS khi các em làm bài thi PISA; mặt khác chúng ta cũng không để xảy ra tình trạng HS thờ ơ với kỳ thi này, làm bài thiếu tinh thần trách nhiệm, không nỗ lực hết khả năng của mình. Cả 2 thái cực trên đều dẫn đến việc làm sai lệch kết quả, không phản ánh đúng thực chất về chất lượng GD phổ thông Việt Nam, từ đó sẽ dẫn đến những khuyến nghị không phù hợp cho GD nước ta.

Thời điểm diễn ra kỳ khảo sát chính thức PISA vào ngày 12, 13, 14/4/2012 đã cận kề, tôi xin chúc các thầy cô giáo, các em HS có một tinh thần thoải mái, quyết tâm, nỗ lực hết khả năng để thực hiện tốt các bài thi.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

PV

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201203/Tham-gia-PISA-2012-Buoc-tien-tich-cuc-trong-hoi-nhap-quoc-te-ve-giao-duc-cua-Viet-Nam-1960329/

Mẹ GS Ngô Bảo Châu: ‘Con gái nhà Châu học mà như chơi’

Posted: 01 Apr 2012 06:47 PM PDT

Xung quanh việc học sinh tiểu học Việt Nam đánh vật với bài tập về nhà,
PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền đã chia sẻ về việc 'học như chơi" của 3 cô
con gái nhà GS Ngô Bảo Châu.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

 

PGS Trần Lưu Vân Hiền

 

Không có lí gì phải học thêm

- Thưa PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, hiện nay học sinh tiểu học và cả phụ
huynh đau đầu vì đống bài tập về nhà của con. Theo bà bài tập về nhà của học
sinh tiểu học có đem lại nhiều lợi ích tích cực cho các em hay không ạ?

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền: Ngày xưa tôi thấy chỉ khi nào học cuối cấp
2, lên cấp 3 thì các cháu mới phải học nhiều chứ còn tiểu học thì đâu có phải
học mấy. Ví như tôi ngày trước chẳng hạn thấy việc học đơn giản, nhàn nhã lắm.

Còn bây giờ các cháu đi học triền miên, cả ngày cả tối, rồi thứ 7, chủ nhật
cũng không mấy khi được nghỉ.

Ngay cả một bé mới 4,5 tuổi chưa vào mẫu giáo đã phải đi học để có thể thi
vào các trường lớp nổi tiếng. Sau đó lại phải còng lưng học chữ để thi vào lớp 1
trường chuyên, lớp chọn cứ thế các em lại phải chạy đua tiếp cuộc chiến học
hành.

Tôi thật không hiểu ở những lớp mầm đó người ta dạy gì cho trẻ. Trong khi, cả
trong một lớp 1 các em chỉ cần đọc được, viết được tiếng Việt thôi. Nếu các em
học thêm rồi, thì không biết các em ấy học được những cái gì khi vào học lớp 1.

Các con của Châu cũng thế chúng chỉ mất chưa đến hai tháng là đọc, viết được
tiếng Việt thì không có lí gì các em phải học thêm, phải làm bài một cách quá
nặng nề.

- Theo bà đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học thêm và giao bài tập
một cách nặng nề cho học sinh hiện nay?

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền: Đó chính là sự tiêu cực của nền giáo dục.
Hầu hết giáo viên sư phạm bây giờ lại có xu hướng thích dạy học sinh tiểu học vì
kiến thức ít lại còn có thể dạy thêm được nhiều.

Ba cô con gái GS Châu học được cách tự lập từ bé.

Thầy cô cứ giao nhiều bài tập cho con trẻ, sau đó tạo áp lực học tập vất vả cho
các con, gia đình lại sợ các cháu không theo kịp đành phải cho đi học thêm tràn
lan. Có khi thầy cô giáo trên lớp lại không giảng hết bài, mà cố tình giao thành
bài tập về nhà cho các em.

Bố mẹ cũng chính là người gây ra nhiều áp lực cho con. Có những người giỏi giang
thì mong con giỏi giang hơn mình, có người không thành đạt thì muốn con học hành
tử tế hơn. Do đó, gia đình cứ gây áp lực cho trẻ.

- Bà có nhận thấy nội dung, chương trình học tập của học sinh tiểu học hiện
nay có nặng nề, quá sức với học sinh hay không?

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền: Tôi thấy không hề có nặng nề gì cả. Kiến
thức trong sách giáo khoa là đã được kiểm chứng, sao cho phù hợp với hầu hết học
sinh. Do đó tôi nghĩ nội dung chương trình như vậy các em không cần phải đi học
thêm, mà chỉ cần học trên lớp là đủ rồi.

- Bà có thể chia sẻ đôi chút về việc học của GS Ngô Bảo Châu, trước đây GS
Châu có phải học thêm, làm bài tập về nhà nhiều không ạ?

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền: Tôi nghĩ rằng không nên ép con học, mà là
khuyến khích con phát huy được khả năng, sở trường của mình. Vì ngay từ bé Châu
đã rất thích học, nên việc học hành không phải là ép buộc với Châu.

Về nhà tuy không có bài tập cô giáo giao nhưng Châu vẫn chăm chỉ làm hết
những bài tập trong sách giáo khoa. Còn về học thêm thì do thầy cô yêu quý Châu
học tốt nên đến dạy kèm cho Châu thôi chứ tôi chưa bao giờ phải bỏ tiền ra nhờ
người đến dạy cho Châu cả.

Nhưng mà thời đó cũng khác nhiều so với thời này.

Các con Châu học như chơi ấy

- Vậy với các con của GS Châu hiện nay việc học tập của các cháu bên nước
ngoài có vất vả như học sinh ở Việt Nam?

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền: Các con của Châu tôi thấy chúng học rất đơn
giản, nhàn nhã, học cứ như là chơi ấy.

Ví như bé Ngô Thanh Nguyên ngày nào đi học về cũng có bài tập. Đó là một tờ
A4 với các câu hỏi trắc nghiệm kiến thức cơ bản. Như Nguyên chỉ cần làm 15, 20
phút là xong. Còn một bên là những bài tập khó hơn, yêu cầu nâng cao một chút.
Bài tập không bắt buộc, nhưng những đứa trẻ ham học thì chúng vẫn say mê làm
hết. Như vậy không gây áp lực bài vở cho các em.

Một cái khác nữa ở giáo dục nước ngoài họ không nhồi nhét kiến thức một cách
áp đặt cho trẻ mà dạy trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Giáo dục cho trẻ
biết tự lập trong chính công việc học tập lẫn cuộc sống.

- Theo bà, nền giáo dục nước ngoài họ chú trọng nhất đến điểm gì trong hệ
thống giáo dục tiểu học?

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền: Nhân cách chính là cái được giáo dục nhiều
nhất, quan tâm nhất ở bậc tiểu học. Tôi thấy thực sự hay khi nhà trường giáo dục
cho các em biết cần phải giúp đỡ người khác, cũng như cần phải tự mình phấn đấu.


PGS Trần Lưu Vân Hiền cùng bố con GS Ngô Bảo Châu (ảnh PGS Vân Hiền cung cấp)

Đồng thời cũng giáo dục trách nhiệm xã hội, cách sử dụng đồng tiền từ nhỏ,
biết tự kiếm tiền để đóng góp vào công tác xã hội. Các cháu tự góp tiền để giúp
bạn khó khăn bằng công việc nhỏ trong gia đình, chứ không xin tiền bố mẹ.

- Theo bà, các con của GS Châu đã tiếp thu được những gì từ nền giáo dục
đó?

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền: Trong khu tập thể học đàn piano của các cháu
ở bên Mỹ, các cháu tự viết tên, địa chỉ với dòng chữ: "nhận làm các việc như
trông em, quét dọn nhà cửa…". Những lần được người khác thuê sẽ được tính điểm
số cho các cháu. Đồng thời cũng là cách để dạy các cháu tự kiếm tiền và biết
trân trọng đồng tiền của mình làm ra.

Hè nào gia đình Châu cũng về Việt Nam. Nên các cháu cũng được học nhiều về
văn hóa dân tộc. Các cháu thực sự làm tôi ngạc nhiên khi tự chúng đi dọn nhà vệ
sinh sạch sẽ, chúng xin tôi trả công 5 USD rồi xin xác nhận số lần từ thiện của
các cháu. Rồi có lần các cháu đi phát cháo từ thiện cho bệnh nhân tại Bệnh Viện
Bỏng.

Đó chẳng phải làm một cách giáo dục hay đó thôi. Chứ đâu nhất thiết phải bắt
các cháu nhỏ ngày nào cũng căng thẳng đầu óc với đống bài tập về nhà. Việt Nam
mình cũng cần phải học tập theo cách giáo dục đó. Nhất là trẻ tiểu học hãy tạo
điều kiện cho các cháu phát triển một cách toàn diện cả trí tuệ lẫn tinh thần.

- Cám ơn PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền đã chia sẻ!

  • Theo Giáo dục Việt Nam

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/66330/me-gs-ngo-bao-chau---con-gai-nha-chau-hoc-ma-nhu-choi-.html

Công bố phiên bản mới cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012”

Posted: 01 Apr 2012 06:47 PM PDT

Năm 2012, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu phục vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2012. Các thông tin này do các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng cung cấp và chịu trách nhiệm.

Cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2012″ cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng kí hiệu các đối tượng ưu tiên; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi; Danh sách các trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết kháccủa các trường.

Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, các chương trình đào tạo…, thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.

Thí sinh tra cứu phiên bản mới cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH,CĐ 2012" tại đây.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-580535/cong-bo-phien-ban-moi-cuon-nhung-dieu-can-biet-ve-tuyen-sinh-dh-cd-2012.htm

Comments