Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nặng gánh giáo viên chủ nhiệm

Posted: 22 Mar 2012 12:39 AM PDT

Giáo dục dưới mắt mọi người

Nặng gánh giáo viên chủ nhiệm

TT – Nghe kể về công việc của chủ nhiệm lớp mới thấu hiểu vì sao giáo viên lại tìm cách né tránh để không làm chủ nhiệm.

Làm công tác chủ nhiệm, thầy cô phải bận bịu đầu tắt mặt tối, vất vả với trăm công nghìn việc. Công việc gì dù lớn, dù nhỏ nhà trường đều giao cho chủ nhiệm. Đầu năm học, nhận công tác là bỏ ra không ít công sức cho việc tìm hiểu hoàn cảnh, tính tình từng học sinh trong lớp. Thu đủ các loại tiền đầu năm, bán sách báo, đồng phục, dụng cụ học sinh… từ trên chỉ đạo xuống.

Bộ GD-ĐT quy định số giờ được tính cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm đối với tiểu học chỉ ba tiết, còn THCS và THPT là bốn tiết một tuần. Trong khi đó, một tuần giáo viên phải sinh hoạt lớp một tiết vào cuối tuần, rồi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, chào cờ, họp chủ nhiệm cộng với giáo án chủ nhiệm đã ngốn hết thời lượng theo quy định. Với số tiết như vậy quả là chưa tương xứng với thời gian, sức lực thầy cô bỏ ra. Nhưng đó chỉ là những công việc chính, còn rất nhiều công việc phụ được các cấp quản lý giáo dục đặt lên đôi vai người thầy nữa.

Nhọc nhằn vô cùng là hàng loạt hồ sơ sổ sách giáo viên chủ nhiệm làm hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng trong suốt một năm học: sổ chủ nhiệm, sổ điểm, sổ đầu bài, sổ theo dõi, điểm danh, học bạ, nhật ký chủ nhiệm, sổ liên lạc, sổ thu chi quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh lớp… Sức ép dồn vào những lúc tính điểm học kỳ, cuối năm học. Sai sót vài ba chỗ coi như giáo viên chủ nhiệm ôm trọn gói làm lại hơn chục môn học, lại còn bị trừ điểm thi đua. Đó là chưa kể vô số phong trào từ cấp trường đến cấp tỉnh, cái nào cũng phải tham gia.

Gánh nặng công việc của giáo viên chủ nhiệm quá nhiều nên thầy cô không còn thời gian chăm lo, theo sát những diễn biến tâm sinh lý của học trò là điều rất dễ hiểu. Giá như thầy cô có được một khoảng thời gian thư thả để tìm hiểu, quan tâm sâu sát, chia sẻ những vướng mắc, những bất ổn về tâm lý tuổi mới lớn mà các em học sinh đang chịu đựng thì biết bao sự việc đáng tiếc thời gian qua trong nhà trường như nạn bạo lực học đường, vấn đề giới tính, yêu sớm, học sinh rủ nhau tự tử… sẽ có thể ít xảy ra.

HƯNG HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/483384/Nang-ganh-giao-vien-chu-nhiem.html

Ôn thi tốt nghiệp THPT: Tài liệu tốt nhất là SGK

Posted: 22 Mar 2012 12:39 AM PDT

Theo phản ánh của phụ huynh, hiện nay một số đơn vị Sở GD-ĐT đã có công văn yêu cầu các trường THPT vận động HS mua sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) phát hành.


Sách giáo khoa là tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT tốt nhất.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hải Phòng cũng cho biết thêm, việc vận động HS mua sách ôn tập là không bắt buộc. Mục đích là để đảm bảo chất lượng học tập của HS và giúp các em có đủ tài liệu ôn tập phục vụ kì thi tốt nghiệp THPT.

Trước thông tin ở Hải Phòng cho rằng Bộ GD-ĐT chỉ đạo NXB GDVN in sách, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: "Bộ GD-ÐT không chỉ đạo việc này, không cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào lấy danh nghĩa của Bộ để viết, in, phát hành tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT". Còn ông Ngô Trần Ái, giám đốc NXB GDVN, cũng phủ nhận: "Bộ không chỉ đạo chúng tôi. Cuốn sách đó của NXB GDVN phát hành theo nhu cầu của học sinh".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, NXB GDVN từng có công văn gửi các Sở GD-ĐT về việc Xuất bản tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT. Trong công văn này nói rõ tài liệu này do NXB GDVN tổ chức biên soạn.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu cũng đã phát hiện ra không ít công ty con của NXB GDVN đã gửi công văn đến các Sở GD-ĐT địa phương quảng bá để các trường thông báo cho HS mua sách, chẳng hạn như Công ty CP đầu tư và phát triển Giáo dục Hà Nội; Công ty CP sách dân tộc… Hầu hết các công văn này đều có nội dung là Bộ tài liệu ôn thi được biên soạn bởi tác giả là chuyên viên các Vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT. Chính những thông tin này khiến nhiều địa phương hiểu nhầm và đang hoặc đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT thực hiện việc vận động mua sách.

Theo ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), nếu ở nơi nào yêu cầu các trường học vận động HS mua tài liệu này là trái với chỉ đạo của Bộ. "Khi HS đã học đầy đủ chương trình theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, thì theo tôi, tài liệu để ôn thi tốt nghiệp THPT tốt nhất vẫn là sách giáo khoa, kết hợp sử dụng sách bài tập theo qui định của Bộ GD-ĐT và vở ghi của HS" - ông Chuẩn chia sẻ.

Cũng theo ông Chuẩn, để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, HS cần chuẩn bị thật tốt về kiến thức, kỹ năng và tâm lý. Ngoài việc nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và biết vận dụng những kiến thức đó khi làm bài thi, các em HS cần chuẩn bị một số kỹ năng quan trọng như: Biết tổng hợp kiến thức của các phần, các chương và của toàn bộ chương trình THPT đặc biệt là chương trình lớp 12; biết tự tổ chức thảo luận theo nhóm, trao đổi, tranh luận để hiểu sâu hơn về kiến thức, tự trau dồi kiến thức một cách chủ động; có các kĩ năng phân tích để hiểu đề thi, trình bày bài thi.

HS cần nắm được quy chế thi và thực hiện đúng quy chế để tránh những điều sơ suất hoặc vi phạm trong khi thi, ảnh hưởng đến kết quả thi. Bên cạnh đó, các em cần tự tin vào kiến thức của mình, chuẩn bị tâm thế chủ động, vững vàng khi bước vào kỳ thi bởi yếu tố tâm lý đóng một vai trò không nhỏ trong kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT nói riêng và các kỳ thi quan trọng nói chung.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-577107/on-thi-tot-nghiep-thpt-tai-lieu-tot-nhat-la-sgk.htm

“Siêu thu nhập” của giáo viên ở Sài Gòn

Posted: 22 Mar 2012 12:39 AM PDT

Như vậy, thu nhập của thầy khoảng 420 triệu cho một lớp học, chưa kể thầy dạy một lúc từ 2 – 3 lớp.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thầy T là một trường hợp khá tiêu biểu phản ánh được thực tế đời sống một bộ phận không nhỏ giáo viên các trường học khu vực nội thành TP.HCM có mức thu nhập "tiền tỉ" hàng năm.


Giầu bắt đầu từ tiểu học

Một phụ huynh có con học lớp 3 ở một trường tiểu học tại Q.3, TP.HCM, cho biết: "Thâm tâm cũng không muốn cháu phải đi học thêm làm gì vì cháu còn khá nhỏ, nhưng cả lớp đều đi học nên cũng ráng cho cháu đi, kẻo lại… bị đì". Theo phụ huynh này, con chị học môn Toán, tuần học 2 buổi, học phí là 200 nghìn đồng.

Hiện nhiều GV tiểu học tại TP.HCM đang bắt đầu lao vào chương trình dạy thêm tại nhà cho các em HS bởi thu nhập từ nguồn này cao gấp "hàng chục lần" so với lương đứng lớp.

GV một trường tiểu học tại Q.Gò Vấp, bộc bạch: "Lúc đầu dự định mở lớp tại nhà chỉ để kèm cho các em HS không theo kịp chương trình; thế nhưng khi phụ huynh học sinh biết thì liền ồ ạt đăng ký. Nhà cửa lại chật quá nên đành phải thuê một mặt bằng gần nhà, dạy 3-4 lớp, mỗi tháng sau khi trừ 3 triệu tiền thuê nhà vẫn còn dư ra hơn chục triệu đồng".

Luyện thi trường chuyên, giáo viên hốt bạc!

Tại TP.HCM, mỗi năm có hàng ngàn học sinh muốn thi vào trường chuyên như: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Du… Những trường này thi vào không phải dễ nên lựa chọn tất yếu của các học sinh là đi luyện thi để mong được đỗ vào trường.

Thường thì những trường này đều có trung tâm luyện thi đặt ngay tại trường do các giáo viên trong trường dạy. Nhiều phụ huynh cho con học luyện thi ngay tại trường vì cho rằng những giáo viên của trường sẽ biết cho con mình học những gì, học như thế nào để được làm bài thi kết quả cao.

Trong vai một phụ huynh đang có nhu cầu cho con luyện thi, chúng tôi gọi điện đến một giáo viên tên T chuyên luyện thi cho các em vào trường Trần Đại Nghĩa.

Thầy T giới thiệu mình là giáo viên của một trường tiểu học có tiếng của thành phố. Mức học phí mà giáo viên này đưa ra là 1 triệu đồng cho 2 môn Toán và Văn, nhận một lớp 30 em và được cam kết là tỉ lệ đậu vào Trần Đại Nghĩa rất cao. Như vậy, tính trung bình một tháng giáo viên này cũng thu gần 30 triệu đồng.

Tại trường chuyên Lê Hồng Phong, một khóa học luyện thi vào lớp 10 trong 13 tuần với mức học phí 1 triệu 610 nghìn cho 3 môn.

Một học sinh lớp 9 đang học thêm để thi vào Lê Hồng Phong cho biết: "Một tuần em học 2 buổi, học phí một tháng là 500 nghìn, lớp cũng khá đông, gần 40 bạn". Mỗi tháng giáo viên này có thể kiếm được gần 20 triệu/ lớp, đó là chưa kể một tuần giáo viên này dạy đến 3- 4 ca, vậy tổng thu trong một tháng có thể lên đến 70- 80 triệu.

Giới học sinh bây giờ đều truyền cho nhau kinh nghiệm nên học thầy nào cô nào, người đi trước truyền lại cho người đi sau. Chính vì vậy mà nhiều giáo viên không cần quảng cáo mà học trò cứ nườm nượp kéo đến. Và đương nhiên thu nhập của họ sẽ không thể xếp vào hàng công chức ăn lương nhà nước.

Tại TP HCM, Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa 218 Lý Tự Trọng cũng là một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh. Tại đây học sinh được quản lý nghiêm ngặt và chất lượng đào tạo được phụ huynh đánh giá tốt nên thu hút được nhiều người theo học.

Phụ huynh tên Mai vừa đăng ký cho con theo học luyện lớp 9 tại 218 Lý Tự Trọng, cho biết: "Một khóa 1 tháng rưỡi học luyện 3 môn để thi vào lớp 10, học phí là 2 triệu đồng, cháu nó học cũng khá nhưng vì muốn cho nó chắc chắn đậu vào Trần Đại Nghĩa nên mới cho cháu học luyện".

Thu tiền tỉ từ luyện thi

Tại các diễn đàn trên mạng, chỉ cần gõ vào cần tìm giáo viên luyện thi đại học thì sẽ có ngay danh sách những giáo viên “được ưa chuộng" tại thành phố. Những cái tên được nhắc đến nhiều như thầy T., thầy Q. dạy toán, thầy P. dạy lý, thầy P. dạy Hóa, thầy P. dạy Anh văn… Đa số những người này đều là giảng viên của các trường đại học lớn của thành phố.

Lớp học của các thầy thu hút nhiều học sinh đến đăng ký học một phần vì hiệu ứng dây chuyền nhưng một phần cũng vì họ đều có cách dạy, giáo trình riêng, sát với đề thi đại học. Tuy nhiên, chi phí cho những lớp học này không hề nhỏ và kéo theo đó thu nhập của các giáo viên cũng thuộc hàng "khủng".

Thầy T, một trong những lựa chọn hàng đầu của các học sinh muốn luyện thi môn toán đang sở hữu cho mình một căn biệt thự "hoành tráng" tại quận trung tâm thành phố. Học phí cho một năm học tại lớp học của thầy là 6 triệu đồng, một lớp khoảng 70 em. Như vậy là khoảng 420 triệu cho một lớp học, chưa kể thầy dạy 2 – 3 lớp. Nhẩm tính bình quân cũng có thể quy ra tiền tỉ cho một năm.

M.Khanh, một HS lớp 12 đang luyện thi bộc bạch: "Em học từ tháng 9 năm ngoái, học đến ngày thi luôn, nghe các anh chị nói thầy dạy kinh nghiệm nhiều năm nên cho ôn rất kỹ và tỉ lệ đậu ĐH cũng cao".

Đối với môn Hóa, thầy P cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các học sinh. Mỗi khóa của thầy kéo dài 4 tháng với học phí là 1, 8 triệu/khóa. Hiện tại thầy đang dạy hai lớp 12 và một lớp 11. Nếu một năm thầy P dạy 3 khóa với số lượng lớp như trên thì thu nhập "tiền tỉ" cũng không nằm ngoài tầm tay.

Bàn về các giáo viên dạy thêm thu nhập tiền tỉ, không thể không kể đến thầy P dạy môn Lý. Đây cũng là một địa chỉ quen thuộc và nổi tiếng trong giới học sinh luyện thi. Một bạn học sinh đang học tại lớp thầy này chia sẻ: "Em học thầy từ năm lớp 11, sắp tới em đăng ký học luôn lớp 12, dù học phí hơi đắt nhưng năm rồi em học thầy dạy rất hay nên em sẽ đăng ký học tiếp".

Một năm thầy P dạy 3 lớp, 1 lớp 11 với mức học phí khoảng 3,5 triệu năm, số lượng học sinh khoảng 100 em và hai lớp 12 với mức học phí 6 triệu/ năm, số lượng học sinh từ 150- 200 em. Tử làm một phép tính đơn giản thì có thể tính được thu nhập mỗi năm của thầy giáo này từ việc dạy thêm.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-577593/sieu-thu-nhap-cua-giao-vien-o-sai-gon.htm

Học phí đại học cao nhất 7,4 triệu đồng mỗi tháng

Posted: 22 Mar 2012 12:39 AM PDT

- Năm học 2012-2013 Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM công khai mức học
phí bình quân là 7,4 triệu đồng/ tháng (chưa kể học phí tiếng Anh). Một
số trường có mức tăng so với năm 2011.


Theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, từ kỳ thi tuyển sinh 2009, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phải công khai mức học phí  trong cuốn cẩm nang "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ". Trong đó, các trường phải công khai học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học.

Tuy nhiên, cuốn “Cẩm nang tuyển sinh 2012″ trình làng, số các trường ĐH, CĐ ngoài công lập công khai học phí chỉ đếm trên đầu ngón tay….

Dưới đây là mức học phí các trường CĐ ngoài công lập công khai trong cuốn “Cẩm nang tuyển sinh 2012″ do NXB Giáo dục Việt Nam ban hành:           

Tên trường

Mức học phí

Đại học phía Bắc:

 
ĐH Chu Văn An

Hệ ĐH: 590.000 – 650.000 đồng / tháng

Hệ CĐ: 490.000 – 520.000 đồng / tháng

 

ĐH Công nghệ Vạn Xuân

Hệ ĐH: 6.000.000 đồng / năm

Hệ CĐ: 4.000.000 đồng / năm

ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị

Khối ngành Kinh tế-Quản trị: Đại học: 800.000 đồng /tháng; Cao đẳng: 500.000đ/ tháng

Khối ngành Khoa học: 600.000 đồng / tháng

ĐH Hà Hoa Tiên

Hệ ĐH: 500.000 đồng / tháng

Hệ CĐ: 400.000 đồng / tháng

ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

9.000.000đ/ năm

ĐH Thăng Long

+ Các ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Quản lý bệnh viện, Y tế công cộng, Công tác xã hội, Việt Nam học: 18.000.000đ/ năm

+ Các ngành Toán ứng dụng, Khoa học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Hệ thống thông tin quản lý, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc: 18.500.000 đông/ năm

+ Ngành điều dưỡng: 18.500.000đ/ năm

ĐH Dân lập Phương Đông
Học phí năm thứ nhất 2012-2013 từ 6,75 triệu đến 8,25 triệu đồng/ năm (mỗi năm tăng 10%)
Đại học phía Nam:
 
ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

ĐH: 3.900.000 đồng / HK1

CĐ: 3.300.000 đồng/ HK1

ĐH Dân lập Phú Xuân

Hệ ĐH: 3.500.000 đồng / học kì

Hệ CĐ: 3.250.000 đồng / học kì

 

ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM
Học phí bình quân năm học 2012-2013 là 7,4 triệu đồng/ tháng (chưa kể học phí tiếng Anh). Học phí này không tăng quá 5%/ học kì
ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM
Học phí năm thứ 1: từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng tùy theo ngành học (chia làm 02 đợt)
ĐH Quang Trung

Hệ ĐH: 6,5 triệu đồng/ năm

Hệ CĐ: 6,0 triệu đồng/ năm

 

ĐH Quốc tế Hồng Bàng

ĐH: trung bình 12.980.000 đồng / năm, trừ các ngành: Kiến trúc, Điều dưỡng, Kĩ thuật y học: 15.980.000 đồng/ năm.

CĐ: 11.780.000 đồng/ năm

 

ĐH Thái Bình Dương
Hệ ĐH: 8 triệu/ năm; Hệ CĐ: 6.5 triệu/ năm

Mức học phí các trường CĐ ngoài công lập công khai trong cuốn “Cẩm nang tuyển sinh 2012″ do NXB Giáo dục Việt Nam ban hành:

Tên trường

Mức học phí

Cao đẳng phía Bắc:
 

CĐ Bách Nghệ Tây Hà

Học phí năm thứ I: 420.000 đồng / năm

CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội

600.000 đồng / tháng

CĐ Ngoại ngữ – Công nghệ Việt Nhật

Từ 550.000-580.000 đồng/ tháng (tùy từng ngành đào tạo)

Cao đẳng phía Nam:

 

CĐ Công nghệ và Quản trị SONADEZI

3.200.000 đồng / học kì

CĐ Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu

230.000 đồng / tháng đối với thí sinh có hộ khẩu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

CĐ Y tế Tiền Giang

456.000 đồng / tháng

CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quãng Ngãi

Học phí bình quân: 450.000 đồng / tháng

CĐ Viễn Đông

Học phí bình quân: 800.000đ đến 900.000 đồng / tháng

CĐ Kinh tế – Công nghệ TP.HCM

Học phí năm 2012-2013 là 8.400.000 đồng / năm

  • Nguyễn Thảo


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/65002/hoc-phi-dai-hoc-cao-nhat-7-4-trieu-dong-moi-thang.html

Bộ GD-ĐT quyết tâm nâng cao chất lượng môn Lịch sử

Posted: 22 Mar 2012 12:38 AM PDT

Theo đó, Bộ GD-ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã thống nhất các nội dung như: Cần thiết phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Bộ và Hội trong việc nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở các cơ sở giáo dục nói chung và dạy học Lịch sử ở các trường phổ thông nói riêng.

Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người học, cha mẹ học sinh, sinh viên, cán bộ quản lí, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục và các lực lượng xã hội về vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết của môn học Lịch sử trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tổ chức các hội thảo khoa học chuyên đề về đổi mới dạy học Lịch sử như: đánh giá thực trạng dạy học, quản lý hoạt động dạy học Lịch sử ở các cơ sở giáo dục phổ thông; thực trạng đội ngũ giáo viên môn Lịch sử và việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy học môn Lịch sử trong thời gian vừa qua…

Hai bên đồng thời, góp ý xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa (SGK) môn học Lịch sử ở các trường phổ thông sau năm 2015 đảm bảo tính khoa học, hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam…

Đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy học môn Lịch sử ở các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK sau năm 2015.

Bản ghi nhớ cũng nêu rõ, thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tham gia xây dựng, biện soạn, thẩm định chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015. Cùng với đó, những học sinh có thành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử, thủ khoa môn Lịch sử… sẽ được nhận thưởng từ Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-577388/bo-gddt-quyet-tam-nang-cao-chat-luong-mon-lich-su.htm

Ngành GD “Chung tay cải cách thủ tục hành chính”

Posted: 22 Mar 2012 12:38 AM PDT

(GDTĐ)-Hưởng ứng cuộc thi "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Hội đồng Tư vấn CCTTHC phát động , Bộ GDĐT đã có văn bản gửi các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ và các Sở GDĐT vận động các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị phát huy sáng kiến, có bài viết tham gia cuộc thi.

Bộ GDĐT yêu cầu các đơn vị tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi (được đăng tải trên trang thông tin điện tử http://thutuchanhchinh.vn) đến các tập thể, cá nhân trong đơn vị và tuyên truyền về cuộc thi trong các chương trình tập huấn, giao ban, hội nghị, hội thảo.

Bộ GDĐT giao Báo Giáo dục và Thời đại đăng tải thể lệ cuộc thi đồng thời xây dựng chuyên mục, tin, bài phản ánh về tình hình triển khai, hưởng ứng cuộc thi tại cơ quan Bộ và trong toàn ngành; Cục Công nghệ thông tin đặt Banner liên kết với trang thông tin của cuộc thi trên trang thông tin điện tử của Bộ.

Tổng kết tình hình cuộc thi của đơn vị gửi về Văn phòng (kèm theo file theo địa chỉ: thutuchanhchinh@moet.edu.vn) trước ngày 26/4/2012.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201203/Nganh-GD-Chung-tay-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-1960013/

‘Siêu thu nhập’ của giáo viên ở Sài Gòn

Posted: 22 Mar 2012 12:37 AM PDT

- Thầy T, một trong những lựa chọn hàng đầu của các học sinh muốn luyện thi môn
Toán tại TP.HCM. Học phí một năm tại lớp học của thầy này là 6 triệu đồng, một
lớp khoảng 70 em. Như vậy, thu nhập của thầy khoảng 420 triệu cho một lớp học,
chưa kể thầy dạy một lúc từ 2 – 3 lớp.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thầy T là một trường hợp khá tiêu biểu phản ánh
được thực tế đời sống một bộ phận không nhỏ giáo viên các trường học khu vực nội
thành TP.HCM có mức thu nhập "tiền tỉ" hàng năm.

Một lò luyện thi ở Hà Nội (Ảnh Văn Chung)

Giầu bắt đầu từ tiểu học

Một phụ huynh có con học lớp 3 ở một trường tiểu học tại Q.3, TP.HCM, cho
biết: "Thâm tâm cũng không muốn cháu phải đi học thêm làm gì vì cháu còn khá
nhỏ, nhưng cả lớp đều đi học nên cũng ráng cho cháu đi, kẻo lại… bị đì". Theo
phụ huynh này, con chị học môn Toán, tuần học 2 buổi, học phí là 200 nghìn đồng.

"Một tháng học phí là 200 nghìn đồng, lớp có gần 30 học sinh. Như vậy, nếu
giáo viên này dạy 3 ca/tuần thì tổng tiền thu được trong một tháng cũng gần 20
triệu".
Cô H, giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học tại Q.1, khoe: "Tháng rồi em cũng
kiếm được gần 20 triệu đồng nhờ dạy thêm tiếng Anh tại nhà". Khi được bạn bè
khen "phát tài" nhờ dạy thêm, cô Th. phân trần: "Đó là do em dạy không nhiều lắm
nên thu nhập cũng chỉ chừng mực. Đồng nghiệp em có người tiền dạy thêm mỗi tháng
gần mua đủ… 1 cây vàng kia".

Hiện nhiều GV tiểu học tại TP.HCM đang bắt đầu lao vào chương trình dạy thêm
tại nhà cho các em HS bởi thu nhập từ nguồn này cao gấp "hàng chục lần" so với
lương đứng lớp.

GV một trường tiểu học tại Q.Gò Vấp, bộc bạch: "Lúc đầu dự định mở lớp tại
nhà chỉ để kèm cho các em HS không theo kịp chương trình; thế nhưng khi phụ
huynh học sinh biết thì liền ồ ạt đăng ký. Nhà cửa lại chật quá nên đành phải
thuê một mặt bằng gần nhà, dạy 3-4 lớp, mỗi tháng sau khi trừ 3 triệu tiền thuê
nhà vẫn còn dư ra hơn chục triệu đồng".

Luyện thi trường chuyên, giáo viên hốt bạc!

Tại TP.HCM, mỗi năm có hàng ngàn học sinh muốn thi vào trường chuyên như: Lê
Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Du… Những trường này thi
vào không phải dễ nên lựa chọn tất yếu của các học sinh là đi luyện thi để mong
được đỗ vào trường.

Thường thì những trường này đều có trung tâm luyện thi đặt ngay tại trường do
các giáo viên trong trường dạy. Nhiều phụ huynh cho con học luyện thi ngay tại
trường vì cho rằng những giáo viên của trường sẽ biết cho con mình học những gì,
học như thế nào để được làm bài thi kết quả cao.

Trong vai một phụ huynh đang có nhu cầu cho con luyện thi, chúng tôi gọi điện
đến một giáo viên tên T chuyên luyện thi cho các em vào trường Trần Đại Nghĩa.

Thầy T giới thiệu mình là giáo viên của một trường tiểu học có tiếng của
thành phố. Mức học phí mà giáo viên này đưa ra là 1 triệu đồng cho 2 môn Toán và
Văn, nhận một lớp 30 em và được cam kết là tỉ lệ đậu vào Trần Đại Nghĩa rất cao.
Như vậy, tính trung bình một tháng giáo viên này cũng thu gần 30 triệu đồng.

Tại trường chuyên Lê Hồng Phong, một khóa học luyện thi vào lớp 10 trong 13
tuần với mức học phí 1 triệu 610 nghìn cho 3 môn.

Một học sinh lớp 9 đang học thêm để thi vào Lê Hồng Phong cho biết: "Một tuần
em học 2 buổi, học phí một tháng là 500 nghìn, lớp cũng khá đông, gần 40 bạn".
Mỗi tháng giáo viên này có thể kiếm được gần 20 triệu/ lớp, đó là chưa kể một
tuần giáo viên này dạy đến 3- 4 ca, vậy tổng thu trong một tháng có thể lên đến
70- 80 triệu.

Giới học sinh bây giờ đều truyền cho nhau kinh nghiệm nên học thầy nào cô
nào, người đi trước truyền lại cho người đi sau. Chính vì vậy mà nhiều giáo viên
không cần quảng cáo mà học trò cứ nườm nượp kéo đến. Và đương nhiên thu nhập của
họ sẽ không thể xếp vào hàng công chức ăn lương nhà nước.

Học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Ảnh minh hoạ: HG.

Tại TP HCM, Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa 218 Lý Tự Trọng cũng là một địa chỉ
tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh. Tại đây học sinh được quản lý nghiêm
ngặt và chất lượng đào tạo được phụ huynh đánh giá tốt nên thu hút được nhiều
người theo học.

Phụ huynh tên Mai vừa đăng ký cho con theo học luyện lớp 9 tại 218 Lý Tự
Trọng, cho biết: "Một khóa 1 tháng rưỡi học luyện 3 môn để thi vào lớp 10, học
phí là 2 triệu đồng, cháu nó học cũng khá nhưng vì muốn cho nó chắc chắn đậu vào
Trần Đại Nghĩa nên mới cho cháu học luyện".

Thu tiền tỉ từ luyện thi

Tại các diễn đàn trên mạng, chỉ cần gõ vào cần tìm giáo viên luyện thi đại
học thì sẽ có ngay danh sách những giáo viên “được ưa chuộng" tại thành phố.
Những cái tên được nhắc đến nhiều như thầy T., thầy Q. dạy toán, thầy P. dạy lý,
thầy P. dạy Hóa, thầy P. dạy Anh văn… Đa số những người này đều là giảng viên
của các trường đại học lớn của thành phố.

Lớp học của các thầy thu hút nhiều học sinh đến đăng ký học một
phần vì hiệu ứng dây chuyền nhưng một phần cũng vì họ đều có cách dạy, giáo
trình riêng, sát với đề thi đại học. Tuy nhiên, chi phí cho những lớp học này
không hề nhỏ và kéo theo đó thu nhập của các giáo viên cũng thuộc hàng "khủng".

Thầy T, một trong những lựa chọn hàng đầu của các học sinh muốn luyện thi môn
toán đang sở hữu cho mình một căn biệt thự "hoành tráng" tại quận trung tâm thành phố.
Học phí cho một năm học tại lớp học của thầy là 6 triệu đồng, một lớp khoảng 70
em. Như vậy là khoảng 420 triệu cho một lớp học, chưa kể thầy dạy 2 – 3 lớp.
Nhẩm tính bình quân cũng có thể quy ra tiền tỉ cho một năm.

M.Khanh, một HS lớp 12 đang luyện thi bộc bạch: "Em học từ tháng 9 năm ngoái,
học đến ngày thi luôn, nghe các anh chị nói thầy dạy kinh nghiệm nhiều năm nên
cho ôn rất kỹ và tỉ lệ đậu ĐH cũng cao".

Đối với môn Hóa, thầy P cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các học sinh.
Mỗi khóa của thầy kéo dài 4 tháng với học phí là 1, 8 triệu/khóa. Hiện tại thầy
đang dạy hai lớp 12 và một lớp 11. Nếu một năm thầy P dạy 3 khóa với số lượng
lớp như trên thì thu nhập "tiền tỉ" cũng không nằm ngoài tầm tay.

Bàn về các giáo viên dạy thêm thu nhập tiền tỉ, không thể không kể đến thầy P
dạy môn Lý. Đây cũng là một địa chỉ quen thuộc và nổi tiếng trong giới học sinh
luyện thi. Một bạn học sinh đang học tại lớp thầy này chia sẻ: "Em học thầy từ
năm lớp 11, sắp tới em đăng ký học luôn lớp 12, dù học phí hơi đắt nhưng năm rồi
em học thầy dạy rất hay nên em sẽ đăng ký học tiếp".

Một năm thầy P dạy 3 lớp, 1 lớp 11 với mức học phí khoảng 3,5 triệu năm, số
lượng học sinh khoảng 100 em và hai lớp 12 với mức học phí 6 triệu/ năm, số
lượng học sinh từ 150- 200 em. Tử làm một phép tính đơn giản thì có thể tính
được thu nhập mỗi năm của thầy giáo này từ việc dạy thêm.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/64460/-sieu-thu-nhap--cua-giao-vien-o-sai-gon.html

Comments