Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cậu học trò lớp 4 sáng tạo phần mềm học Tiếng Anh

Posted: 20 Mar 2012 12:19 AM PDT

Có thể kể đến một số giải thưởng của Hoàng Linh như giải nhì Tin học trẻ không chuyên cấp thành phố (tháng 4 năm 2011). Gần đây nhất, Linh giành giải ba cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 năm 2010 – 2011 do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức, với phần mềm "Cùng bé học ngoại ngữ". Đặc biệt, Linh là thành viên nhỏ tuổi nhất trong đoàn tham gia cuộc thi này.

Rất thích máy tính, học hết lớp 2 với thành tích học tập xuất sắc, Linh đã được bố thưởng cho một dàn máy vi tính. Từ việc sử dụng máy tính để hỗ trợ cho việc học, Linh bắt đầu mầy mò và thấy rất thú vị với môn Tin học. Sau đó, em tham gia thi Tiếng Anh và giải Toán trên mạng.


Khi được hỏi về ý tưởng của phần mềm "Cùng bé học ngoại ngữ", Linh cho biết ngoại ngữ là một môn học rất khó, đòi hỏi các bạn phải có niềm đam mê và tạo hứng thú trong giờ học thì mới có được kết quả học môn ngoại ngữ tốt. Em cảm thấy các bạn trong lớp cũng như trong trường vẫn chưa thực sự tiếp cận, hứng thú hay say mê học ngoại ngữ đúng đắn, một môn học hấp dẫn nhưng khó. Bởi vậy, Linh muốn tạo ra một phần mềm để giúp các bạn hứng thú, học tốt môn ngoại ngữ hơn.

Sau gần ba tháng tìm tòi và nghiên cứu, Linh đã cho ra mắt phần mềm "Cùng bé học ngoại ngữ" – là một phần mềm học tiếng Anh cho bậc tiểu học được thiết kế sinh động, ngộ nghĩnh làm tăng sự lôi cuốn, giúp cho việc học ngoại ngữ của các em học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao. Các chức năng chính của phần mềm: Giúp bé học bảng chữ cái, Bé học và chơi với bảng chữ cái, Bé tập hát ABC, Bé học Tiếng Anh qua các bài hát, Ôn tập kiến thức.

Với công cụ để thiết kế sản phẩm là Auto Play Media v 7.5 và Wondershre QuizCreator, tác giả đã tạo ra một hệ thống menu thuận tiện, dễ sử dụng, thiết kế giao diện đẹp mắt, sinh động.

Phần mềm của Hoàng Linh đã được áp dụng tại Trường Tiểu học Trần Cao Vân, Đà Nẵng nơi em đang theo học. Cô Giáo Đoàn Thị Mĩ Hạnh – phụ trách môn tin học lớp Hoàng Linh đang học cho biết khi áp dụng phần mềm "Cùng bé học ngoại ngữ" trong trường, các em học sinh rất hứng thú, say mê, lôi cuốn một tín hiệu tốt cho các em đối với môn học ngoại ngữ.


Trao đổi với chúng tôi, cô Quách Thị Ngọc Lâm, hiệu phó Trường tiểu học Trần Cao Vân, nói: "Hoàng Linh là học sinh ngoan, hiền, chịu khó học tập, 5 năm liền em luôn là học sinh giỏi xuất sắc, là một Chi đội trưởng hoạt động đoàn đội rất năng nổ, nhiệt tình, học tập và công tác đội luôn đứng trong tốp đầu của trường. Nhà trường rất tự hào về em Linh".

Chia sẻ kinh nghiệm học tập, Linh tâm sự học tin, ngoại ngữ cũng như các môn học khác không khó chỉ cần các bạn chịu khó tìm hiểu, tham khảo tài liệu học kỹ kiến thức từ sách giáo khoa và bố chí trời gian học tập cho phù hợp. Mỗi ngày Linh dành 2 tiếng cho môn Tin, em mong muốn sẽ sáng tạo ra nhiều phần mềm hữu ích nữa phục vụ tốt hơn cho việc học tập. Uớc mơ của em sau này trở thành kỹ sư Công nghệ thông tin.

Đỗ Luyến

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-576816/cau-hoc-tro-lop-4-sang-tao-phan-mem-hoc-tieng-anh.htm

Tra cứu thông tin trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh” 2012

Posted: 20 Mar 2012 12:19 AM PDT

Cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2012" cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng kí hiệu các đối tượng ưu tiên; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi; Danh sách các trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết khác của các trường.

Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, các chương trình đào tạo…, thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.

Cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2012" giúp thí sinh lựa chọn trường, khối thi và ngành dự thi phù hợp với sở trường, nguyện vọng và năng lực học tập của mình.

Về các thông tin liên quan đến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, mời độc giả xem thêm tại chuyên trang Tuyển sinh 2012.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-576819/tra-cuu-thong-tin-trong-cuon-nhung-dieu-can-biet-ve-tuyen-sinh-2012.htm

TS lưu ý để không mất cơ hội xét tuyển

Posted: 20 Mar 2012 12:19 AM PDT

(GDTĐ)-Năm 2012, Bộ GDĐT sẽ không quy định cứng thời gian xét tuyển các nguyện vọng mà căn cứ điểm sàn và chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển, không hạn chế số đợt xét tuyển. Do trường chủ động trong xét tuyển nên thí sinh cần đặc biệt chú ý theo dõi quy định thời gian xét tuyển của từng trường, tránh đánh mất cơ hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thí sinh đã dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GDĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ ĐKXT vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển hoặc không tổ chức thi tuyển sinh, có cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành, nếu trường xét tuyển theo ngành) không được xét tuyển vào trường khác (hoặc ngành khác).

Theo đúng thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh.

Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201203/TS-luu-y-de-khong-mat-co-hoi-xet-tuyen-1959923/

Người thầy của sáu vị tướng

Posted: 20 Mar 2012 12:18 AM PDT

Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Văn Thoại (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), Đại tá Doãn Mậu Hòe ngồi cặm cụi lau chùi những kỷ vật của một thời hoa lửa. Đó là những quyển giáo án, bút kim sinh, chiếc mũ rơm, bi đông đựng nước… những thứ đã gắn liền với ông qua hai cuộc chiến. Dù đã bước qua tuổi 80 nhưng ông giáo già vẫn còn minh mẫn, nhanh nhẹn theo đúng phong cách nhà binh.

Những học trò đặc biệt

Đại tá Hòe kể: "Năm 1949, tôi tốt nghiệp lớp đệ tứ (lớp 12 – PV) và thi đậu vào trường sơ cấp sư phạm ở Quế Sơn. Nhưng đúng ngày khai giảng thì tôi nhận được lệnh lên đường gia nhập quân đội, trong đợt tổng phản công chống Pháp. Sau thời gian rèn luyện ở phân hiệu Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn – Liên khu V, tôi về chiến đấu tại Đại đội 216, Tiểu đoàn 50, Trung đoàn 108, tham gia nhiều chiến dịch đánh Pháp ở mặt trận miền Trung, Tây Nguyên".

Sau năm 1954, ông theo Trung đoàn 108 tập kết ra Bắc và giữ chức vụ chính trị viên tiểu đoàn. Ở đơn vị, ông thường mở lớp dạy kèm các môn như văn, toán, tiếng Pháp… cho các chiến sĩ. Thấy ông có trình độ văn hóa, năm 1957, Tổng cục Chính trị cử ông đi học lớp bồi dưỡng giáo viên trợ lý văn hóa. Kết thúc khóa học với tấm bằng loại giỏi, ông được phân công về dạy bổ túc văn hóa cho các đồng chí ở Tổng cục Chính trị, Hậu cần, Tham mưu… Trong quá trình giảng dạy, Tổng cục thông báo sẽ tuyển chọn hai người ưu tú nhất trong số gần 40 giáo viên đứng lớp để dạy văn hóa cho sáu vị tướng là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Song Hào, Trung tướng Lê Quang Đạo, Trung tướng Phạm Ngọc Mậu và Thiếu tướng Phạm Kiệt. Lúc này có rất nhiều ứng cử viên "đắt giá" mang học hàm, học vị cao vừa đi du học ở nước ngoài về tham gia tuyển chọn.

Cuối cùng, Tổng cục Chính trị quyết định chọn ông dạy hai môn lý, hóa và một người nữa dạy toán cho sáu vị tướng tại nhà riêng. "Khi biết mình được chọn làm giáo viên cho các vị tướng, tôi vừa mừng vừa run. Lúc đó tôi chỉ là một anh lính 25 tuổi, mang quân hàm thượng úy, còn họ đã là những tướng lĩnh nổi tiếng, chỉ huy hàng ngàn người. Trước mặt thủ trưởng, liệu tôi có đủ can đảm đứng lớp…" – ông Hòe tâm sự.

Sau một đêm trằn trọc, hôm sau ông mang giáo án đến lớp… nhận học trò. Buổi lên lớp đầu tiên của ông diễn ra tại nhà riêng Thiếu tướng Phạm Kiệt (116 Lý Nam Đế, Hà Nội) với đầy đủ sáu "ông học trò" mang quân hàm cấp tướng. Lần đầu đứng trình bày trước các vị tướng, anh giáo trẻ loay hoay không biết xưng hô thế nào cho phải phép. Nhớ lại giây phút đó, ông Hòe ngượng ngùng cười: "Mở đầu, tôi nói: "Mời sáu thủ trưởng mở sách vở chép bài, chúng ta bắt đầu buổi học". Giọng nói tôi run run khiến các vị học trò phía dưới tủm tỉm cười. Thấy tôi xưng hô lúng túng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đề xuất: "Theo tôi, khi vào lớp học, giáo viên gọi chúng tôi là anh. Còn chúng tôi gọi giáo viên là thầy. Khi ra thao trường thì trở lại là thủ trưởng và đồng chí". Từ đó tôi mới mạnh dạn xưng hô và công việc đứng lớp diễn ra suôn sẻ".


Gặp bài khó, trò cũng xoa đầu, bóp trán

Đại tá Doãn Mậu Hòe kể mỗi vị tướng – học trò có một đức tính riêng nhưng ai cũng kiên trì học hỏi. Dù bận việc quân, việc nước nhưng họ đều dành thời gian làm bài tập về nhà, đọc sách, tìm kiếm tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên. "Chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh, đạn lửa mà các ông ấy phải dở dang đường học vấn, mình càng thương, càng quý họ hơn" – ông Hòe nói.

Nhớ về anh học trò, Thiếu tướng Phạm Kiệt, ông ngậm ngùi kể: "Thủ trưởng Kiệt tham gia cách mạng từ những buổi đầu kháng Pháp, bị tù đày, đánh đập nên trí nhớ bị ảnh hưởng. Tôi dạy chương trình lớp 3 và lớp 4 nhưng học trước, quên sau. Mỗi lần anh suy nghĩ căng thẳng thường xoa đầu, bóp trán và bảo đầu đau như búa bổ. Những lúc ấy tôi chỉ biết đến bên động viên, gợi nhắc bài học từng chút một. Trong một lần kiểm tra bài cũ, anh Kiệt chỉ nhớ được man mán nên tôi phải nhắc khéo, gợi mở. Khi trả lời hoàn chỉnh câu hỏi bài tập, anh ấy đã bật khóc òa và chạy đến ôm chầm lấy tôi và nói: "Thầy thông cảm, tôi mừng quá, vì lâu nay cứ sợ cái đầu không còn học được nữa"…".

Trong số sáu người học trò thì Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được thầy giáo Hòe đánh giá là thông minh và có lề lối làm việc khoa học nhất. Ông Hòe kể tướng Thanh giỏi đều các môn khoa học xã hội và nói tiếng Pháp rất sõi. Ngoài giờ học, thầy – trò lại đàm đạo chuyện văn chương, văn nghệ trong nước và quốc tế. "Những lần đi công tác xa, công việc ngập đầu nhưng anh Thanh vẫn dẫn tôi theo để tranh thủ học, không bỏ lỡ giữa chừng. Các bài tập tôi ra về nhà làm, anh đều hoàn thành một cách xuất sắc. Có lần đi kiểm tra một đơn vị quân đội về muộn, hai thầy trò bày bàn học ngay giữa thao trường, học đến gần nửa đêm mới quay về trại. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã hoàn thành các chương trình hóa, lý cấp 3" – ông Hòe nhớ lại.

Với mỗi người học trò, thầy Hòe có một cách truyền đạt riêng, dễ hiểu và gần gũi. Có hôm dạy môn hóa học cho Thượng tướng Song Hào và Trung tướng Lê Quang Đạo, ông đã bê nguyên một thau nước xà phòng vào lớp để thực hành tại chỗ. "Hồi ấy, các anh ấy thích vừa học vừa thực hành mới dễ hiểu, nhớ lâu nhưng dụng cụ thí nghiệm rất khó kiếm. Tôi phải mày mò tự chế hoặc lên thư viện mượn về dùng tạm. Riêng anh Đạo có một biệt tài là có thể chế tạo nhiều mô hình mạch điện để học. Tôi thường lấy mạch điện do anh Đạo lắp ráp, sáng chế để truyền dạy cho các học sinh khác" – ông Hòe kể.

"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"

Năm 1965, khóa học kết thúc, chia tay những anh học trò đặc biệt, ông được điều động về dạy tại Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ông được phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy cho các con trai của học trò cũ, đó là Hoàng Quốc Hùng, Hoàng Quốc Trinh – hai người con trai của tướng Hoàng Văn Thái.

Dù chỉ gắn bó với nhau hơn một năm nhưng tình cảm thầy trò giữa ông và các vị tướng thắm thiết. Ông giáo già ngấn lệ khi hồi tưởng về các học trò cũ của mình. Ông kể cứ vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam hằng năm, sáu anh học trò lại tổ chức một bữa cơm thân mật mời thầy giáo trẻ đến dự. Giữa bữa tiệc luôn đặt sẵn một lẵng hoa tươi, kèm theo những món quà nhỏ như hộp xà bông, kem đánh răng, chiếc khăn mặt… "Các anh ấy thay nhau chúc rượu, khiến tôi say túy lúy. Lúc về, anh Đạo và anh Song Hào còn đi hai bên cặp tay, dẫn tôi ra tận cổng".

Khi ông chuyển công tác về Trường Thiếu sinh quân, các học trò cũ thỉnh thoảng vẫn ghé đến thăm thầy. Ông kể có lần tướng Hoàng Văn Thái xuống trường thăm hai con trai Hùng và Trinh nên yêu cầu ban giám hiệu xin được gặp thầy Hòe. Lúc này ông đang đóng quân xa trường hơn 1 km nhưng cũng đến hội ngộ với thủ trưởng – học trò cũ. Đêm ấy, bốn người ngồi trò chuyện đến khuya. Trước mặt hai con, tướng Thái dặn dò: "Các con ở lại cố gắng học tập thầy Hòe, ông vừa là thầy của cha cũng là thầy các con. Hai đứa phải biết tôn trọng, trọn đạo làm trò". Quá nửa đêm, ba cha con đi bộ tiễn ông về tận đại đội…

Chiến tranh đi qua, ông tạm biệt những học trò cũ, chuyển về công tác tại Trường Quân sự Quân khu V. Trong hơn 40 năm khoác áo lính, đứng trên bục giảng, ông đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh trở thành sĩ quan cao cấp, giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong quân đội. Nhưng ký ức về sáu người học trò mang quân hàm cấp tướng vẫn luôn in đậm trong tâm trí của ông giáo già.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-576714/nguoi-thay-cua-sau-vi-tuong.htm

Những giáo viên ung dung kiếm tiền tỉ

Posted: 20 Mar 2012 12:17 AM PDT

- Trong khi mức lương giáo viên bị coi là thấp trong điều kiện sống hiện nay,
nhiều giáo viên “có thương hiệu” lại có
mức thu nhập tiền tỉ từ dạy thêm, xuất phát từ nhu
cầu của phụ huynh và học sinh.


 

Học sinh tan ca tại một trung tâm luyện thi ở Hà Nội. Ảnh Văn Chung

Từ chục triệu/ tháng…

Cho con học thêm trở thành một "phong trào" mà các bậc phụ huynh nhìn nhau
thực hiện. Giáo viên dạy thêm cấp 1, cấp 2 thường tự mở lớp tại nhà mà không cần
qua trung tâm. Với hình thức dạy học này, thầy, cô giáo có thể hưởng trọn số
tiền giảng dạy mà không lo phần "chiết khấu".

Một phụ huynh có con học tiểu học tại một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa
cho biết: "Dù không muốn nhưng gia đình vẫn phải cho cháu đi học thêm ở nhà cô
giáo. Thực tế là cháu đã bị điểm kém dù làm bài tốt nhưng không đi học lớp của
cô.

Khoảng 2/3, tức là 40 cháu của lớp, thường xuyên học ở lớp tại nhà cô dạy. Một
tuần đều đặn 2 buổi, mỗi buổi 60.000 đồng. Vậy là một tháng cô được gần 20 triệu
tiền dạy thêm.”

Ở huyện Thanh Oai (Hà Nội), một giáo viên THCS cho biết: "Học trò ngoài học
thêm trên lớp 5 buổi/tuần, chiều về lại học thêm 4 buổi (2 môn) ở nhà các cô.
Mỗi buổi cô thu 50.000 đồng/học sinh, lớp khoảng 30 em và một ngày cô dạy 2 ca,
một tháng cô cũng thu được 30 triệu".

Để con không phải đi lại, chị Thu (Cầu Giấy) cho biết,
năm con học lớp 2, gia đình phải mời giáo viên về tận nhà dạy với giá 100.000
đồng mỗi giờ. Dù mắc nhưng cháu được cô kèm chứ đến lớp thì học
sinh đông mà học phí cũng 30.000 đồng/2 tiết học.. Theo lời
chị Thu thì "cô phất lên nhờ dạy thêm.”

Trăm triệu mỗi tháng: Chuyện nhỏ

Tại Hà Nội, mỗi năm có hàng ngàn học sinh muốn thi vào trường chuyên như Hà
Nội- Amsterdam, Trường phổ thông năng khiếu của ĐH Khoa học Tự nhiên, trường có
tiếng như Chu Văn An, Marie Curie, Lương Thế Vinh…, và các em thường chọn đi
học thêm để hy vọng đỗ.

Một phụ huynh từng có con học ở Trường THPT Chuyên Hà Nội -Amsterdam chia sẻ:
"Muốn con có cơ hội vào trường học nên hầu hết phụ huynh cho con vào luyện thi ở
lớp của các thầy cô trong trường. Một là vì thầy dạy giỏi nhưng phần quan trọng
hơn mình vẫn yên tâm vì "người trong cuộc" ít nhiều sẽ có gợi ý cho các con".

Hiện tại ở trường này, khá nhiều thầy cô đã tạo được "thương hiệu" trong việc
ôn luyện cho học trò từ cấp hai đến cấp ba. Môn Toán có thầy H., môn Văn cô T.,
cô N… Tùy vào mỗi cấp lại có những cô thầy giỏi khác nhau. Mức giá học cũng
khá "mềm", lớp học không quá đông chỉ từ 30-40 em/lớp. Song do dạy nhiều ca nên
thu nhập của giáo viên khá cao.

Một học sinh của trường chia sẻ: "Một tuần em học thêm môn Toán của thầy 3
buổi, 12 buổi/tháng đóng 500.000 đồng, tức chỉ hơn 4.000 đồng/buổi. Ngoài ra em
còn học các môn khác giá cũng tương đương". Như vậy, mỗi tháng em mất khoảng 1,5
triệu cho khoản học thêm. Em này cũng cho biết hầu hết các giáo viên đều dạy
thêm. Nhiều thầy dạy kín tuần, chỉ nghỉ chủ nhật.

Một giáo viên dạy thêm kín tuần từ thứ hai đến thứ bảy, một ngày 4 ca, một
tháng có thể thu nhập 50-60 triệu đồng. Tuy nhiên, so với thu nhập của các giảng
viên và những người chỉ lo dạy ôn luyện, giáo viên các trường THPT có thua kém
do phải dành cho việc đáp ứng đủ định mức từ 12-17 tiết/tuần.

Tuy nhiên cũng có một số ít giáo viên dạy thêm ở các trung tâm như một giáo
viên trường THPT chuyên ở Cầu Giấy dạy Toán mỗi ngày 2 buổi cũng thu nhập cả
trăm triệu/năm.

Bài 2: Tôi có nhà – đất – ô tô xịn…nhờ dạy thêm’

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/64457/nhung-giao-vien-ung-dung-kiem-tien-ti.html

Năm học 2012-2013: Dự kiến dạy tiếng Anh thí điểm ở lớp 6

Posted: 20 Mar 2012 12:16 AM PDT

Để chuẩn bị cho việc dạy thí điểm tiếng Anh lớp 6, Bộ GD-ĐT đã giao Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với Viện KHGDVN và NXB Giáo dục VN khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể. Bộ GD-ĐT cũng lưu ý các đơn vị này khảo sát nhà trường có giáo viên và học sinh đủ điều kiện thí điểm theo đề xuất của các Sở GD-ĐT; Bảo đảm in ấn tài liệu, sách giáo khoa kịp cho tập huấn giáo viên phục vụ năm học mới; Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn năng lực tiếng Anh trình độ B2 và phương pháp giảng dạy; Tổ chức bồi dưỡng và cấp giấy chứng nhận cho giáo viên tham gia Chương trình Bồi dưỡng sử dụng chương trình và sách giáo khoa mới.

Bộ GD-ĐT cũng giao Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì hướng dẫn các địa phương thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh sau hai năm thí điểm; yêu cầu các địa phương báo cáo về công tác rà soát trình độ năng lực tiếng Anh của đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh, về sử dụng kinh phí, mua sắm trang thiết bị; báo cáo rà soát việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy tiếng Anh và việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo Bộ GD-ĐT lại một lần nữa nhấn mạnh, yêu cầu tối thiểu cho giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp Tiểu học là phải có Chứng nhận phương pháp sư phạm tiếng Anh tiểu học và năng lực Tiếng Anh đạt trình độ B2. Các đơn vị được chỉ định về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải thực hiện chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh tiểu học đã được Bộ thẩm định và được cấp chứng chỉ theo mẫu của Bộ.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-576357/nam-hoc-20122013-du-kien-day-tieng-anh-thi-diem-o-lop-6.htm

7 nhầm lẫn tốt đẹp khiến phụ huynh làm hỏng con

Posted: 20 Mar 2012 12:16 AM PDT

Bạn suy nghĩ

Áp lực của bạn đồng trang  làm cho trẻ hút thuốc, uống rượu và đọc tạp chí sex trước vào trường trung học. Lúc này, các bậc cha mẹ phải dạy con hãy là chính mình, và không bao giờ chấp nhận nửa còn lại của con mình như những gì mà chúng mong đợi.

Nhưng trong thực tế

Hãy nhớ rằng những đứa trẻ có "mùi" ở trường, không gội đầu, không bạn bè và hay tè dầm sẽ không bao giờ được mời dự tiệc.

Nếu không có sức ép từ bạn bè, đó sẽ chính là con bạn. Theo nghiên cứu của trường đại học Virginia, hóa ra những đứa trẻ chịu áp lực của bạn đồng trang từ 12 đến 13 tuổi lại có khả năng tự điều chỉnh hơn với bạn khác. Họ hiểu rõ hơn sự cần thiết của thích nghi và thỏa hiệp khi phải đối mặt với áp lực xã hội thay vì thái độ chịu chấp nhận "Tôi sẽ cầm quả bóng của tôi và về nhà".

Những đứa trẻ được dạy là chính mình thực sự rảnh rỗi, ít tham dự vào thách thức xã hội, kém thông minh và điểm trung bình học tập giảm gần như toàn bộ.

Có lẽ quan trọng hơn, khi bạn đưa ra lời chê trách về cách mọi người nhìn nhận bạn như thế nào, nó sẽ phát triển kỹ năng nắm bắt sự thay đổi tinh tế nhất trong các trạng thái tình cảm, và cuối cùng là ý thức về sự đồng cảm. Vào một thời điểm nào đó, sức ép từ bạn bè lại chính là nguồn siêu sức mạnh cho con bạn.

5. Bắt con chơi thể thao

 

Bạn suy nghĩ

Chẳng ai muốn con mình trường thành là "con mọt sách", nên ngay khi xương trở nên cứng hơn, các phụ huynh thường bắt con luyên tập bóng đá. Khi các anh chàng lấy trộm tiền ăn trưa và đấm một bạn gái trong giờ giải lao hồi lớp 4 sẽ dạy cho chúng những bài học cuộc sống ý nghĩa về tinh thần thi đấu thể thao. Tự nhiên, khi trưởng thành, chúng sẽ trung thực và chăm chỉ hơn.

Nhưng trong thực tế

Tiền vệ Steve đã vượt hạng thành công, điều đó chắc như tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington Carver? Nếu bạn nghi ngờ ông gian lận bằng cách nào đó thì nghiên cứu của hơn 5.000 sinh viên Los Angele trường Josephson có vẻ đã xác nhận điều nêu trên.

Theo kết quả nghiên cứu, các vận động viên hầu hết là các học sinh không trung thực bậc nhất của trường, có tới 72% các cầu thủ bóng đá gian lân trong các kỳ thi khác nhau. Thái độ này bắt nguồn từ đâu? Dương như, là từ các huấn luyện viên.

Hãy cùng đối mặt với chúng, bạn đang đặt con mình trong chế độ tập luyện, nên chúng có thời gian để kết bạn. Bạn muốn một vài danh hiệu nên huẩn luyện viên không thể  đứng trên mà dạy con bạn làm thế nào đi tắt, giả vờ chấn thương hay làm bất cứ điều gì gây hại cho đối thủ.

4. Cho con đến trường sớm

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/64365/7-nham-lan-tot-dep-khien-phu-huynh-lam-hong-con.html

Comments