Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Không còn ‘bài văn lạ’, giáo dục sẽ thành công

Posted: 16 Mar 2012 06:35 AM PDT

- "Không cần phải nói quá nhiều cũng đủ thấy giáo dục nghệ thuật là một trong những lĩnh vực yếu nhất của hệ thông giáo dục. Hãy chỉ nhìn vào một lĩnh vực nghệ thuật được giảng dạy kỹ lưỡng nhất, đầy đủ nhất trong hệ thống giáo dục – môn văn học – là đã có thể nhận ra những vấn đề của giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay" – TS Phạm Xuân Thạch, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc ĐHQG Hà Nội, nhận định.



 

TS Phạm Xuân Thạch, khoa Văn trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

* Dám thay đổi tư duy sẽ thay đổi được chương trình




Theo anh thì từ năm 1986 đến nay, "môn văn học trong nhà trường phổ thông đã trải qua hai cuộc cải cách và trải qua hai cuộc cải cách đó, chương trình giảng dạy đã tiến gần hơn đến tính phức tạp và bản chất nghệ thuật của văn chương". Vậy "gần hơn" là đã gần tới mức độ nào, thưa anh?




TS Phạm Xuân Thạch
: Văn học là nghệ thuật, nghệ thuật không thể định tính như hiện tượng tự nhiên được. Tại sao tôi nói gần hơn? Có 2 phương diện. Thứ nhất là đánh giá chung về văn học đương đại những giá trị của văn học VN cũng đã tương đối ổn định. Ít nhất là văn học cho đến khoảng năm 1991 là đã được công nhận giá trị rồi.

Chương trình phổ thông, đặc biệt là chương trình cấp 3 bám sát vào những giá trị đã được khẳng định của văn học. Và đặc biệt là có sự đa dạng trong giá trị đó.


Phương diện thứ hai là về mặt triết lý giáo dục đổi mới. Điều tôi đánh giá rất cao của chương trình này là nguyên tắc đọc hiểu. Nguyên tắc này trao cho người đọc quyền tự chủ, người ta coi học sinh là người đọc tương lai.

Thay vì cung cấp con cá thì cung cấp cần câu, hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự đọc tác phẩm, tự tìm kiếm sự đa dạng của tác phẩm. Hai phương diện ấy là cơ sở để tôi đánh giá chương trình hiện nay đã tiệm cận đến tính đa dạng của đời sống văn học.

 


Đấy là cơ sở để tôi đánh giá cao chương trình văn học hiện nay.




Khoảng cách còn lại, theo anh, có thể lấp đầy không khi tới năm 2015 Bộ GDĐT lại dự kiến đổi mới chương trình và SGK?




Tôi nghĩ nếu nói "có thể" lấp đầy không thì chắc chắn là có thể. Mỗi sự thay đổi chắc chắn là để khắc phục những cái hạn chế của cái cũ. Vấn đề là muốn lấp đầy phải có phương pháp thực hiện thế nào?


Theo tôi, muốn lấp đầy được phải có tinh thần tiếp cận dân chủ hơn, khoa học hơn, huy động được đa dạng trí tuệ của xã hội vào công việc làm SGK.


Thứ hai là có phương diện thuộc về triết lý mà tôi nghĩ có thể làm được là tính linh hoạt trong chương trình cần phải cao hơn. Nói đơn giản, triết lý đọc hiểu đã được đưa vào chương trình hiện nay nhưng số lượng bài văn được đưa vào chương trình phổ thông là cố định. Rồi chuẩn kiến thức của từng bài cũng lại cố định, Chính tính cố định hạn chế sự linh hoạt của chương trình. Nếu có sự thay đổi về mặt triết lý như vậy tôi nghĩ sẽ có sự thay đổi tốt hơn.



Nhưng việc áp dụng linh hoạt thế đối với học sinh phổ thông đã phù hợp chưa hay phải chờ tới bậc đại học?




Tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể làm ở bậc phổ thông, đặc biệt là phổ thông trung học. Ta đừng có lệ thuộc vào bậc đại học, bởi 100 học sinh phổ thông thì chỉ có vài em chọn học những ngành liên quan đến khoa học xã hội ở bậc đại học. Vì vậy khi vào đến đại học đã là quá muộn.

Chúng ta phải hình dung là học cấp 3 là xong, quá trình đào tạo con người đến cấp 3 là xong. Từ 15 – 18 tuổi là các em đủ trưởng thành để tiếp nhận rồi. Vấn đề là chúng ta phải có phương pháp khoa học, và rất nhiều nơi trên thế giới tôi được biết người ta đã thực hiện phương pháp này. Chúng ta cần có sự rút kinh nghiệm thích hợp để áp dụng cho đúng.


Hoặc chưa cần nói đến chương trình mới mà ngay cả trong chương trình bây giờ chúng ta cũng có thể có được sự điều chỉnh nhất định.


Dám thay đổi tư duy chúng ta sẽ thay đổi được chương trình thôi.




Tuy nhiên, việc định hướng về mặt giá trị hiện nay của chương trình giảng dạy là một sự định hướng có tính rập khuôn và hàng loạt (chương trình giáo dục hiện nay, đặc biệt là giáo dục phổ thông, có tính thống nhất, duy nhất và bắt buộc). Vậy sự đa dạng về tác phẩm nhưng lại định hướng rập khuôn thì có hiệu quả đến đâu tới khả năng cảm thụ của học sinh?




Như tôi có nói bất cứ một chương trình giáo dục nào về mặt triết lý cũng phải có chuẩn. Không có cái gọi là giáo dục tự do. Nhưng tính về quan hệ biện chứng giữa cái chuẩn và sự linh hoạt.

Ví dụ trên một cái chuẩn đã là học sinh học văn học thì phải học hệ thống giá trị này của văn học như giá trị nhân đạo, tinh thần dân tộc, giá trị hiện thực giá trị thẩm mĩ hiểu được kỹ thuật của văn chương đương đại… thì ta cố định hóa được cái chuẩn đó. Nhưng tác phẩm để chọn vào giảng văn có thể mở rộng cho người ta thay đổi, thậm chí có thể thay đổi theo vùng miền. Ví dụ trong miền Nam chúng ta đưa thêm những tác phẩm mang tính địa phương, tác phẩm vùng miến.

“Thay vì cung cấp con cá thì cung cấp cần
câu, hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự đọc tác phẩm, tự tìm kiếm sự
đa dạng của tác phẩm”


Như vậy sẽ phải là một chương trình nhiều SGK?




Tôi nghĩ tương lai sẽ phải như vậy.


Trong năm học 2010 – 2011, một
sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn của trường ĐH Giáo
dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã tiến hành khảo sát từ vựng phần văn học
Việt Nam hiện đại trong SGK và sách giáo viên Ngữ văn hai lớp 11 và 12
chương trình nâng cao.

Những bộ phận mà sinh viên tiến hành khảo sát là các phần "kiến thức
cần đạt được", phần "câu hỏi gợi ý đọc bài" và chuẩn kiến thức trong
sách giáo viên.

Điều bất ngờ là sau khi tiến hành khảo sát, bên cạnh các nhóm từ về các
yếu tố nghệ thuật của các dạng văn bản khác nhau (tự sự, trữ tình,
kịch, phê bình văn học…), ba nhóm từ có tần số lặp lại nhiều nhất chính
là ba nhóm từ thuộc về giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực và tinh thần
yêu nước.

Anh vừa nói tới việc "văn phải có chuẩn". Vậy với kết quả khảo sát của em sinh viên như đã nêu, chuẩn trong môn văn hiện tại có vấn đề gì không?



Tôi không phản đối những chuẩn SGK đã làm được, hệ thống nào cũng phải có chuẩn nhưng cái mà chúng ta mong đợi là đa dạng hóa những chuẩn đó. Cần phải hiểu cho đúng chỗ đó.


Cái cần thiết là phải hiểu cái chuẩn đó đa dạng hơn. Ví dụ yêu nước thì có nhiều kiểu, nhiều hình thức khác nhau về yêu nước. Chúng ta đa dạng hóa trong chính nội bộ cái chuẩn đó thì sẽ làm cho học sinh cảm thấy đỡ chán môn văn.

Ví dụ bây giờ yêu nước không chỉ gắn liền với chống ngoại xâm mà yêu nước còn liên quan đến ngôn ngữ dân tộc, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, những giá trị văn hóa dân tộc. Yêu nước còn gắn với tính vùng miền, tính địa phương.

Nếu ta đưa được thêm thì chính những giá trị đó đã thay đổi. Hay nhân đạo chẳng hạn. Nhân đạo lâu nay chỉ là yêu thương những người nghèo khổ, những người có số phận bất hạnh, mang tính cảm thương. Nhưng nhân đạo còn là quyền sống cá nhân, quyền khẳng định cá tính…



* Cái khổ nhất bây giờ là nhà trường cô độc




Theo anh, sức ép về hời lượng ảnh hưởng thế nào tới việc giảng dạy?




Nói đến sức ép thời lượng thì đúng quá. Nhưng còn vấn đề khác nữa. Thời bọn tôi ngày xưa có thể đến thư viện mượn sách đọc ngoài giờ học. Bây giờ không nhà trường nào có thể đáp ứng được. Và khi đẩy các em ra xã hội các em lấy đâu ra chỗ để mượn sách? Cái khổ nhất bây giờ là nhà trường cô độc. Cái thiếu bây giờ không chỉ về thời lượng mà là cả cơ chế để nhà trường bắt tay với gia đình, xã hội đào tạo thẩm mĩ cho các em.


Nhưng bây giờ có thời gian thì với đa số học sinh sách không phải là lựa chọn đầu tiên. Mà sẽ là mạng interrnet.


Đừng nên nghĩ một điều quái đản là "lên mạng nguy hiểm lắm". Thả một đưa trẻ ra đọc sách mà không có hướng dẫn thì cũng nguy hiểm.

Ví dụ một đứa trẻ 15 tuổi đọc Tội ác và trừng phạt của Dostoevsky, không cẩn thận nó thành Raskolnikov. Lên mạng, thậm chí là rất cần. Cách đây 20 năm ai nghĩ đến việc chúng ta có thể xem được những buổi hòa nhạc lớn trên thế giới? Bây giờ internet có thể giải quyết được những việc như vậy.


Vấn đề là bây giờ phải hướng dẫn cho các em mà nhà trường chỉ là một phần. Chính bố mẹ, gia đình phải là người hướng dẫn, kiểm soát trong khi các em chưa đủ độ tuổi trưởng thành chịu trách nhiệm. Chuyện đấy mới quan trọng.


Chương trình phổ thông cũng phải hướng tới cái đó, định hướng các em trong thế giới đã thay đổi. Đấy là sức ép lớn đối với giáo viên.




Anh nhận xét thế nào về sự không thành công trong việc dạy các môn nghệ thuật trong nhà trường, dù chũng ta vẫn có ý thức đưa vào để dạy và học?




Vấn đề là nước mình còn nghèo, sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị quá lớn. Khi người giáo viên chưa đủ điều kiện kinh tế để có thể theo đuổi nghệ thuật thì làm sao họ có thể dạy được cho các em?

Rồi có những môn nghệ thuật đòi hỏi phương tiện như hội họa, âm nhạc. mà chúng ta lại hơi chứng nhắc, chưa có cơ chế linh hoạt. Tất cả những điều kiện đó tác động khiến cho việc giảng dạy nghệ thuật rất yếu kém. Học sinh nào cũng học nhạc lý – Tại sao không hướng dẫn các em học chính âm nhạc của địa phương?

Hội họa cũng vậy – Sao không cho các em học nghệ thuật dân gian địa phương? Còn học sinh thành phố mà thích thì hướng dẫn các em về điện ảnh. Ở đây, sự linh hoạt sẽ bù đắp lại sự thiếu hụt về điều kiện kinh tế.


Tôi thì nghĩ ít nhất trong 5, 10 năm tới quan trọng nhất vẫn là môn văn. Không phải vì tôi đề cao môn văn mà vì trong điều kiện hiện nay sách là dân chủ nhất. Nếu ta xây dựng một hệ thống thư viện tốt không tốn bao nhiêu tiền cả, từ nông thôn cho tới thành thị đều có thể đọc được. Và qua việc đọc, thẩm mĩ của học sinh sẽ được đào tạo biết bao nhiêu!




Nhưng ở môi trường cao hơn như đại học tại sao việc giảng dạy nghệ thuật vẫn không thể phát huy được?




Đây là tư duy từ tầm vĩ mô. Nếu ở tầm vĩ mô có thể làm được những việc như đưa các môn tư tưởng Hồ Chí Minh, những môn tư tưởng chính trị vào giáo dục thì với các môn nghệ thuật, nếu muốn thay đổi thì ta có thể thay đổi được.


Khi nào trong đề thi chấp nhận câu trả lời không chỉ một chiều, miễn là có lý nhưng đa chiều về tác phẩm văn học, đưa ra được những hiện tượng văn học tạo nên suy nghĩ đa dạng thì chúng ta thành công.




Tức là đến khi nào sẽ không còn "bài văn lạ"?




Đúng vậy. Chừng nào vẫn coi bài văn nào đấy là lạ thì chúng ta chưa thành công. Miễn cái lạ của học sinh là cái lạ có lý.




Xin cảm ơn anh.



Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/64349/khong-con--bai-van-la---giao-duc-se-thanh-cong.html

Việt Nam đã đạt bước tiến lớn trong phát triển GD

Posted: 16 Mar 2012 06:35 AM PDT

(GDTĐ) – Chiều nay (15/3), tại trụ sở Bộ GDĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có buổi tiếp ông Robert S.Prouty, Trưởng nhóm Đối tác toàn cầu về Giáo dục đang có chuyến thăm và làm việc tại nước ta. Cùng dự buổi làm việc còn có bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng thế giới tại Hà Nội.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Bộ trưởng Phạm Vũ  Luận  tiếp ông Robert S.Prouty 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201203/Quy-doi-tac-toan-cau-ve-Giao-duc-tang-cuong-tai-tro-cho-phat-trien-giao-duc-tieu-hoc-tai-Viet-Nam-1959759/

Nhiều trường đề nghị tiếp tục miễn thi ngoại ngữ

Posted: 16 Mar 2012 06:35 AM PDT

Vụ hàng ngàn người thành thạc sĩ… hụt:

Nhiều trường đề nghị tiếp tục miễn thi ngoại ngữ

TT – Khi nhận được công văn của Bộ Giáo dục – đào tạo yêu cầu hủy công nhận kết quả tuyển sinh cao học đối với những người được miễn thi ngoại ngữ, lãnh đạo các trường đều chia sẻ đã "rối tung vì hoang mang, lo lắng".

Hàng ngàn người thành thạc sĩ… hụt

Trong văn bản gửi lên bộ trước ngày 15-3, nhiều trường ĐH đã "năn nỉ" bộ cho qua, hứa thực hiện nghiêm việc thi ngoại ngữ cho 100% người muốn vào học cao học. Tuy nhiên, không ít trường đã mạnh dạn đề xuất bộ nên tiếp tục miễn thi ngoại ngữ cho người đạt trình độ nhất định về văn bằng ngoại ngữ với lý do "quy chế tuyển sinh tiến sĩ cũng chỉ yêu cầu trình độ ngoại ngữ như vậy, tại sao thạc sĩ lại phải qua thi cử tốn kém cho cả nhà trường, học viên?".

GS.TS Hoàng Văn Châu – hiệu trưởng ĐH Ngoại thương – cho hay ngay khi nhận được công văn của bộ, ban giám hiệu đã có ý định kỷ luật các cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh sau ĐH. "Đội ngũ chuyên gia của chương trình sau ĐH tại trường, tại sao lại có thể hiểu nhầm một văn bản pháp quy dẫn đến sai lầm nghiêm trọng như vậy được? 70 học viên đã được miễn thi sẽ phải hủy công nhận kết quả sẽ gây hoang mang thế nào trong người học? Đó là lý do tôi đã xét đến phương án kỷ luật cán bộ. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại đầy đủ thông tư thì thấy người chịu kỷ luật sẽ bị… oan" – GS Châu nói.

Theo GS Châu, thông tư xác định: "Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển" nên lãnh đạo nhiều trường đã nghĩ có thể quyết định miễn thi với những người có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của văn bằng quốc tế hay học ĐH tại nước ngoài về".

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 14-3, bà Hoàng Thị Lan Phương – phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – cho hay đến nay bộ đã nhận được báo cáo của 7-8 trường. Vụ sẽ tổng hợp ý kiến, đề xuất của các trường trình lên bộ trưởng để quyết định hướng xử lý. "Theo tinh thần chỉ đạo của bộ trưởng, khi xử lý bộ sẽ đứng về người học" – bà Phương nói.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/482319/Nhieu-truong-de-nghi-tiep-tuc-mien-thi-ngoai-ngu.html

Cặp sách càng nặng, nguy cơ đau lưng càng cao

Posted: 16 Mar 2012 06:35 AM PDT

Các tác giả nghiên cứu cho biết trẻ em không nên mang những đồ nặng hơn 10% trọng lượng cơ thể. Trong khi đó, nghiên cứu này phát hiện thấy gần 2/3 trong số này mang cặp sách nặng quá 10% trọng lượng cơ thể các em.

Sau đó, trọng lượng cặp sách của các em học sinh được phân tích trong mối liên quan đến bệnh đau lưng. Các học sinh được chia làm 4 nhóm dựa trên trọng lượng cặp sách của các em.

Theo đó, nguy cơ bị đau lưng ở những học sinh ở nhóm có cặp sách nặng nhất thì lớn hơn 50% so với những học sinh ở nhóm mang cặp sách nhẹ nhất.

Báo cáo trên nhấn mạnh rằng đau lưng là một vấn đề ngày càng lớn ở học sinh nữ và nguy cơ này tăng lên theo độ tuổi.

Các tác giả nghiên cứu cho rằng: “Kết quả thu được nói lên nhiều điều. Nhiều trẻ em đã mang cặp sách nặng quá mức, mức quá tải này thậm chí cũng không thể cho phép với những công nhân đi làm”.

Sean McDougal ở Quỹ từ thiện Backcare cho biết: “Trung bình trẻ em ở Anh đang mang những chiếc cặp nặng 15-20% trọng lượng cơ thể các em. Các em cũng thường có thói quen mang cặp sách một bên vai”. Sean McDougal khuyên các em chỉ nên mang đến trường những đồ cần thiết và đảm bảo rằng phải đeo cặp sách hay ba lô ở cả hai bên vai.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-575824/cap-sach-cang-nang-nguy-co-dau-lung-cang-cao.htm

Nhà trường đứng ra quản lý việc dạy thêm

Posted: 15 Mar 2012 06:02 PM PDT



Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết Bộ rất trăn trở với vấn đề dạy thêm học thêm cũng như với những quy định liên quan điều này. "Hiện nay việc dạy thêm học thêm của chúng ta là dạy tràn lan, cô nào dạy lớp nấy trên tất cả các cháu, đáng lẽ HS trung bình khá thì sẽ dạy khác, yếu kém thì sẽ dạy khác cứ như hiện nay là phi lý", Bộ trưởng chia sẻ. Theo Bộ trưởng, giáo viên không được tự tổ chức hoạt động dạy thêm mà thay vào đó nhà trường đứng ra quản lý việc này, "cháu nào trình độ yếu kém thì xếp thành một nhóm, cháu nào đang trung bình muốn lên khá thì thành một nhóm…" . Tùy đối tượng HS mà lãnh đạo trường tổ chức các lớp phụ đạo như chính khóa, đúng về chuyên môn và dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh.

Bên cạnh đó, trước tình trạng lạm thu, Bộ trưởng cũng cho biết Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản cấm ban đại diện cha mẹ học sinh đứng ra thu các khoản trái quy định, phụ huynh muốn ủng hộ phải liên hệ phòng tài vụ của trường.

Cũng trong hội nghị giao ban lần này, ngành GD-ĐT của 5 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ đã kiến nghị với Bộ GD-ĐT về bổ sung biên chế bảo mẫu trong trường mầm non, ban hành quy chuẩn quy định chi tiết về điều kiện tổ chức nội trú ở các trường phổ thông, việc quản lý các trường có yếu tố nước ngoài….

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-575619/nha-truong-dung-ra-quan-ly-viec-day-them.htm

Những câu chuyện của ba

Posted: 15 Mar 2012 06:02 PM PDT

Những câu chuyện của ba

Gửi đến ba Trần Đức Tuấn! Đây là những dòng tâm sự mà ngày thường con không đủ can đảm để nói

TTO – Từ nhỏ đến giờ đã bao lần con nói thương ba chắc là chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi ba nhỉ! Ba hay nói trong nhà có hai đứa con gái mà chẳng đứa nào thương ba, rồi ba cười. Bé Trúc em con hay giãy nảy khi ba nói như vậy còn con chỉ cười.

Biết làm sao được, con là như vậy mà. Ra khỏi nhà, con là một cô bé vô tư, lúc nào cũng cười, ít ai thấy con buồn. Về lại nhà, con lại là chính mình, luôn có những ưu sầu không ai biết. Chẳng biết có phải vì con sống nội tâm không, nhưng con là người chẳng bao giờ biểu lộ tình cảm bên ngoài, con như kẻ dửng dưng trong gia đình, đến ba mẹ cũng chẳng nói yêu thương lần nào. Nhưng đừng nghĩ con không thương ba nhé, ba là người đàn ông tuyệt vời nhất với con!

Ai cũng nói là con út được cưng nhiều hơn, nhưng tôi chẳng thấy vậy. Với tôi, như thế là quá đủ. Em sinh sau tôi tám năm, khoảng thời gian đó tôi đã được cưng chiều rồi. Đôi lúc tôi cũng ganh tị, nhưng không giành với em đâu. Em còn nhỏ mà!

Từng giai đoạn phát triển của tôi, ba mẹ đều theo sát. Đôi lúc vì hỏi quá kỹ, tôi đâm ra cáu gắt với ba. Ba nạt tôi, sau đó ba thường kể chuyện lúc nhỏ cho tôi nghe: "Ngày xưa ba đi học, ông bà nội lo làm kiếm tiền, chẳng quan tâm gì đến chuyện học hành của ba và các cô chú cả, nên ba có chút tủi thân và chẳng học hành đàng hoàng. Bây giờ ba không muốn con như ba, phải sống tốt hơn chứ!".

Vậy đấy, ba luôn muốn tôi được những gì tốt nhất. Lúc nhỏ, ba thường kể chuyện cho tôi nghe, mỗi lần ba kể một chuyện thôi, nhưng tôi đã chắp vá được khá nhiều. Nhà ông bà nội tôi khó khăn, là anh cả, ba tôi ngày hai buổi, một buổi phải đi làm ruộng, xách nước từ sáng tới trưa. Về nhà ăn bữa cơm mà ngô độn, khoai độn nhiều hơn cơm.

Ngày nắng cũng như ngày mưa, ba phải ôm cặp cuốc bộ bảy, tám cây số mới có thể đến trường. Bây giờ tôi đi học xa nhưng đã có xe điện, sướng hơn ba nhiều lần, vậy mà tôi thường hay than mệt, đi về nhà toàn là học và ngủ. Ba hay la tôi làm biếng nhưng la thế thôi, ba vẫn giúp tôi làm công việc nhà. Tôi thương ba nhất!

Còn trẻ, vừa học vừa làm, ba tôi thường nhín lại chút ít tiền gửi bà nội tôi để chi tiêu sau này, và ba tôi đã cưới mẹ tôi. Thế nhưng khi đám cưới, hỏi bà nội thì do nghèo quá, bà nội đã lấy dùng hết. Thế là ba phải chạy vạy tiền để làm đám cưới. Sau lễ, tiền mừng cũng đủ trả nợ, ba mẹ tôi bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Ba mẹ tôi đã phải làm việc cật lực, chi tiêu dè sẻn, không dám sắm sửa gì nhiều.

Khi tôi ra đời, đồ đạc trong nhà cũng nhiều lên, toàn để chăm sóc cho tôi thôi. Có lẽ vì thế mà giờ đây khi được hỏi vể "tuổi tác" của những đồ vật xưa cũ trong nhà, ba toàn lấy tuổi tôi ra làm mốc và nói bằng giọng đầy tự hào rằng chính mình đã dùng sức của mình mua những đồ dùng ấy chăng?

Chuyện ngày xưa nhiều lắm, tôi chỉ nhớ có thế thôi. Trong những câu chuyện ba kể, có thể bạn thấy bình thường lắm nhưng với tôi lại khác, nó mở ra rất nhiều ký ức, rất nhiều tưởng tượng cũng như tình thương ba. Đặc biệt ba đã dạy cho tôi phải biết nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống, không để khó khăn cản trở thành công của mình.

Ba tôi không khéo ăn nói, tính ông rất thẳng thắn lại dễ nổi nóng nên hay làm mất lòng nhiều người. Thế nhưng ai quen mới biết ba chỉ nói vậy câu trước câu sau là quên mất, chẳng để bụng. Tôi hỏi ba sao ba hay nói những lời như thế. Ba nói rằng ba nghĩ sao nói vậy, không e dè, không sợ sệt gì cả, làm người thì phải luôn sống chính trực, ngay thẳng để sau này không có gì để hối tiếc.

Ba là vậy. Không giỏi ăn nói, không giỏi học hành thế nhưng ba tôi vẫn là nhất. Ông luôn là một con người cương trực, chịu thương chịu khó, luôn nghĩ cho người khác trước mình, dạy tôi những bài học quý giá, là hành trang giúp tôi đứng vững trên con đường đời đầy chông gai, cạm bẫy này. Với tôi, ba là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy vĩ đại nhất trong cuộc đời này.

TRẦN THỊ TRÂM OANH (nguồn: www.netbuttrian.vn)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/481228/Nhung-cau-chuyen-cua-ba.html

HS Anh quốc thích… tra cứu Google hơn là hỏi giáo viên

Posted: 15 Mar 2012 06:02 PM PDT

Theo BBC, khảo sát trên cho thấy trẻ nhỏ cảm thấy thoải mái hơn với các nguồn thông tin số hơn là những nguồn thông tin truyền thống.

Có tới 91% trẻ em trong khảo sát đã sử dụng các công cụ tìm kiếm, và gần một nửa trong số này sử dụng các công cụ tìm kiếm tới 5 lần mỗi ngày.

Gần một nửa (45%) chưa bao giờ dùng các quyển bách khoa thư và gần 1/5 không bao giờ dùng từ điển.

Tiến sỹ Pam Waddell nói thêm rằng: “Tuy nhiên, điều này không hẳn là điều xấu. Nó chỉ cho thấy công nghệ số đã trở nên phổ biến thế nào với trẻ em ngày nay và các em thoải mái như thế nào khi sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, dù ở thời nào thì trẻ em đang lớn đều có bản chất tò mò, và vì vậy việc các em sử dụng công nghệ mới khám phá kiến thức là một dấu hiệu tích cực cho tương lai”.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-575473/hs-anh-quoc-thich-tra-cuu-google-hon-la-hoi-giao-vien.htm

Khắc phục tình trạng quá tải cục bộ tại một số trường

Posted: 15 Mar 2012 06:01 PM PDT

(GDTĐ) – Ngày 14-3, Hội nghị giao ban lần thứ hai cụm thi đua vùng 7 của 5 TP trực thuộc TW đã diễn ra tại TP.HCM. Dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, đồng chí Hứa Ngọc Thuận-Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đại diện các cục, vụ viện của Bộ, cùng lãnh đạo Sở GD-ĐT các tỉnh trong vùng

Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Độ – giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, cụm trưởng cụm thi đua vùng 7 tại hội nghị. Công tác thực hiện "3 đủ" tại 5 TP lớn được triển khai hiệu quả. Trong học kỳ I, 5 Sở đã quyên góp hỗ trợ, ủng hộ giáo viên và học sinh các tỉnh vùng khó được trên 6,6 tỉ đồng, 17,500 quyển sách, vở viết. Tình trạng học sinh nghỉ bỏ học cũng được kéo giảm ngày càng thấp: TP Hà Nội chỉ còn 0,154%, Đà Nẵng: 0,04%, TP.HCM: 0,42%… Nổi bật nhất chính là công tác nâng cao chất lượng giảng dạy và kiện toàn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

Các địa phương đã quan tâm đến chế độ ưu tiên đặc thù trong sử dụng giáo viên MN, tạo bước đột phá để đẩy mạnh thực hiện các đề án phát triển giáo dục MN. Tỉ lệ trẻ 5 tuổi huy động ra lớp cao: từ 97,5% (Cần Thơ) đến 100% (Hà Nội). Tỉ lệ trẻ mẫu giáo được nuôi dạy bán trú cũng gia tăng đáng kể: Hải Phòng đạt tới tỉ lệ 99,5%, TP.HCM:95,8%, Đà Nẵng: 96%…

Các đại biểu dự HN
Các đại biểu dự HN

Đặc biệt, là TP Hải Phòng đã hoàn thành việc chuyển đổi 159 trường MN bán công sang trường công lập tự chủ một phần tài chính, nâng mức hỗ trợ lương giáo viên, nhân viên MN từ 1,0 lên 1,3 mức lương cơ bản cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác. Riêng với TP Hà Nội ngoài việc tuyển dụng 5.000 giáo viên MN vào biên chế, cho gần 26.000 giáo viên MN hợp đồng được hưởng chế độ như viên chức, đã giúp cho những khó khăn của bậc học MN dần được tháo gỡ, công tác phổ cập MN 5 tuổi cũng đã thuận lợi hơn.

Đầu tư cho cơ sở vật chất khá tốt. Năm 2011, kinh phí đầu tư cho các dự án xây dựng, sửa chữa, cải tạo  và các chương trình mục tiêu của TP.HCM là 552,614 tỉ đồng với 306 dự án. Hà Nội thì đầu tư hơn 540 tỉ để xây mới 39 trường và 240 phòng học, ngoài ra TP cũng đã đầu tư 140 tỉ đồng cho mua sách và thiết bị dạy học từ nguồn vốn ngân sách. Riêng Đà Nẵng và Cần Thơ mỗi địa phương cũng chi khoảng 116 tỉ đồng cho công tác kiên cố trường, lớp học.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được tăng cường theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ. Năm học vừa qua TP Hà Nội đã tuyển dụng 7.502 giáo viên, nhân viên các cấp, TP.HCM thì tuyển dụng 3.238 giáo viên, Đà Nẵng cũng bổ sung 960 giáo viên vào đội ngũ… Chất lượng giáo dục các bậc học đã đồng đều và có sự chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ học sinh khá giỏi bậc THCS của 5 TP lớn giao động từ 42,52%-56,77%. Tỉ lệ khá giỏi bậc hai môn Tiếng Việt và Toán bậc TH giao động từ 84,56%-93,56%.

Những vướng mắc cần tháo gỡ

Một tồn tại của 5 TP là chất lượng giáo dục, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn có sự chênh lệch giữa các bậc học, cấp học. Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý chưa thích ứng được với xu thế phát triển, việc ứng dụng CNTT trong quản lý. Điều đó khiến cho việc điều hành, giảng dạy thiếu sự linh hoạt. Trong đó, việc triển khai phát triển giáo dục toàn diện, lồng ghép dạy kỹ năng sống cho học sinh tại một số quận huyện nội thành vẫn đang gặp khó vì quỹ đất quá eo hẹp, kéo theo cả hệ lụy là trường chuẩn quốc gia vẫn chưa nhiều.

Rất nhiều ý kiến trao đổi, đề xuất được phát biểu trên HN
Rất nhiều ý kiến trao đổi, đề xuất được phát biểu tại HN

Ông Đỗ Thế Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT TP Hải Phòng cho rằng: khó khăn lớn nhất mà các trường, các bậc học tại 5 TP trực thuộc TW đối mặt chính là sự quá tải cục bộ tại một số trường, quận huyện trung tâm do trường thiếu quỹ đất. Công tác quản lý, xử lý việc dạy thêm học thêm vẫn còn nhiều khó khăn vì chưa có một văn bản hướng dẫn chỉ đạo nào.  Bộ  cần sớm ban hành quy định về dạy thêm học thêm, đồng thời  cần sớm có thông tư thay thế thông tư 71 quy định về định biên cho giáo viên, nhân viên trong trường MN, đảm bảo thực hiện chế độ cho giáo viên MN hưởng lương theo ngạch bậc.

Công tác tuyển sinh TCCN còn khó khăn do các trường ĐH-CĐ trên địa bàn vẫn có chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp. Quỹ đất xây dựng trường MN vẫn gặp khó, định biên cán bộ tư vấn học đường cho các trường chưa có, nên các Sở không thể triển khai tuyển dụng trong khi hoạt động tư vấn học đường lại đang là vấn đề rất cần thiết trong các nhà trường.

Ông Nguyễn Hữu Độ, giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội  kiến nghị: Chính phủ và các Bộ ngành có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện dành quỹ đất xây dựng trường MN và phổ thông trên địa bàn TP. Bộ cần có văn bản hướng và có cơ chế đặc thù để thành lập trường theo cụm 2-3 phường trên địa bàn một số quận có quỹ đất hạn chế do lịch sử để lại.

Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM  đề nghị Bộ  cần có định biên cán bộ tư vấn trường học cũng như ban hành quy chế hoạt động về tư vấn học đường. Đặc biệt, Bộ cần phân cấp cụ thể cho địa phương nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ yêu cầu phát triển của TP.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu kết luận HN

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đặc biệt ghi nhận những thành quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, kéo giảm tỉ lệ học sinh nghỉ bỏ học, cũng như quyết tâm hoàn thành các mục tiêu chiến lược toàn ngành của 5 TP lớn.

Bộ trưởng lưu ý, các địa phương thấy khó khăn và cần bổ sung, thay đổi gì trong mọi vấn đề triển khai, thực hiện thì kiến nghị, Bộ sẽ tiếp thu và có hướng tháo gỡ. Ngoài ra Bộ trưởng còn nhấn mạnh, 5 TP trực thuộc TW có sứ mệnh đầu tàu trong phát triển giáo dục của ngành. Ngoài quy mô học sinh, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp lớn, thì việc ứng dụng CNTT, các thành tựu trong đổi mới cũng thuận lợi hơn các địa phương khác rất nhiều. Vì thế, lãnh đạo Sở GDĐT 5 TP lớn cần phát huy hơn nữa những thế mạnh mà mình đang có, thực hiện tốt các chính sách chăm lo và hỗ trợ cho giáo viên và học sinh. Đặc biệt, cố gắng kéo gần hơn nữa trình độ và chất lượng thầy cô giáo giữa các trường để không còn tình trạng dồn học sinh về một trường.

Anh Tú

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201203/Khac-phuc-tinh-trang-qua-tai-cuc-bo-tai-mot-so-truong-1959707/

10 điều ghi nhớ khi dự thi ĐH, CĐ 2012

Posted: 15 Mar 2012 05:57 PM PDT

Đầu tháng 3/2012: Tìm hiểu kĩ Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ; Những thông tin về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 và mua Hồ sơ đăng kí dự thi tại trường THPT hoặc tại Sở GDĐT.

Từ 15/3/2012 đến 16/4/2012: khai và nộp hồ sơ đăng kí dự thi + lệ phí tuyển sinh tại trường THPT (thí sinh tự do nộp tại địa điểm do Sở GDĐT quy định).

Từ 17/4/2012 đến 23/4/2012: nếu chưa nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh theo tuyến Sở GDĐT thì nộp trực tiếp tại trường sẽ dự thi (không nộp qua bưu điện).

Ghi chú: Thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH phải nộp hồ sơ, lệ phí tuyển sinh và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi có cùng khối thi để lấy kết quả tham gia xét tuyển vào trường có nguyện vọng học (NV1). Khi nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh những thí sinh này cần đồng thời nộp bản photocopy mặt trước tờ phiếu đăng kí dự thi số 1.

Thí sinh có NV1 học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH, sau khi đã khai mục 2 trong phiếu ĐKDT (không ghi mã ngành, chuyên ngành), cần khai đầy đủ mục 3 (tên trường có nguyện vọng học, kí hiệu trường, khối thi và mã ngành). Mục 3 này không phải là mục ghi NV2. Thí sinh có NV1 học tại trường có tổ chức thi tuyển sinh chỉ khai mục 2 mà không khai mục 3.

2. Nhận Giấy báo dự thi

Tuần đầu tháng 6/2012: nhận Giấy báo dự thi tại nơi đã nộp hồ sơ ĐKDT. Đọc kĩ nội dung Giấy báo dự thi; Nếu phát hiện có sai sót cần thông báo cho Hội đồng tuyển sinh trường điều chỉnh.

3. Làm thủ tục dự thi

8h00 ngày 3/7/2012 (đối với thí sinh thi khối A, A1 và khối V); 8h00 ngày 8/7/2012 (đối với thí sinh thi khối B, C, D, T, N, H, M, R, K); 8h00 ngày 14/7/2012 (đối với thí sinh thi cao đẳng).

Mang theo đến phòng thi: Giấy báo dự thi; Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2011 về trước) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2012); Chứng minh thư; Giấy chứng nhận sơ tuyển (nếu thi vào các ngành có yêu cầu sơ tuyển).  Điều chỉnh các sai sót trong Giấy báo dự thi. Nếu có sai sót thì yêu cầu cán bộ của trường điều chỉnh, ghi xác nhận và kí tên vào phiếu ĐKDT số 2.  Nghe phổ biến quy chế.

4. Dự thi

Thí sinh phải có mặt tại phòng thi: trước 6h30 ngày 4/7/2012 (đối với thí sinh thi khối A, A1 và khối V), trước 6h30 ngày 9/7/2012 (đối với thí sinh thi khối B, C, D, T, N, H, M, R, K) và trước 6h30' ngày 15/7/2012 (đối với thí sinh dự thi cao đẳng) để dự thi.

Chú ý: Đến chậm 15 phút sau khi bóc đề thi thì không được dự thi. Chỉ được mang vào phòng thi: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn được văn bản, giấy thấm chưa dùng, giấy nháp (giấy nháp phải xin chữ kí của cán bộ coi thi). Ngoài các vật dụng trên, không được mang bất kì tài liệu, vật dụng nào khác vào khu vực thi và phòng thi. Thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi. Thí sinh thi các ngành năng khiếu, sau khi dự thi môn văn hoá, thi tiếp các môn năng khiếu theo lịch thi của trường.

5. Lịch thi tuyển sinh

a) Đối với hệ đại học

Đợt 1 thi khối A và A1:

Đợt II, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu:

b) Đối với hệ cao đẳng

Các trường cao đẳng tổ chức thi trong 2 ngày 15 – 16/7/2012.

6. Thời gian làm bài các môn:

Trước ngày 20/8/2012: các trường công bố kết quả thi và điểm trúng tuyển trên mạng internet và trên các báo, đài.

Trước ngày 25/8/2012: thí sinh đến nơi đã nộp hồ sơ đăng kí dự thi để: Nhận Giấy báo trúng tuyển đợt 1. Nhận Giấy chứng nhận kết quả thi (nếu không trúng tuyển đợt 1 nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn cao đẳng). Nhận Phiếu báo điểm (nếu kết quả thi thấp hơn điểm sàn cao đẳng).

8. Tham gia đăng kí xét tuyển

Sau khi xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học đối với thí sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng khác điều kiện xét tuyển: thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển mỗi đợt; thời gian công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển; chỉ tiêu cần tuyển; ngành và khối xét tuyển; mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; vùng tuyển; …

- Hồ sơ đăng kí xét tuyển nộp cho trường theo đường bưu điện chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường (Hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường + lệ phí xét tuyển + một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh).

- Thí sinh đã dự thi ngành năng khiếu, nếu môn văn hoá thi theo đề thi chung, được tham gia xét tuyển vào chính ngành đó của các trường có nhu cầu xét tuyển, trong vùng tuyển của trường.

Hàng năm, chậm nhất là ngày 30/11 các trường kết thúc thời hạn xét tuyển và chậm nhất là ngày 31/12 phải báo cáo về Bộ GDĐT kết quả tuyển sinh, kết quả thực hiện chỉ tiêu của năm.

9. Phúc khảo và khiếu nại

Nếu thấy kết quả thi các môn văn hoá không tương xứng với bài làm và đáp án, thang điểm đã công bố công khai, thí sinh nộp đơn phúc khảo kèm theo lệ phí cho trường trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày trường công bố điểm thi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, các trường công bố kết quả phúc khảo cho thí sinh. Mọi thắc mắc và đơn thư khiếu nại, tố cáo của thí sinh liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ đều gửi trực tiếp cho các trường và do các trường xử lí theo thẩm quyền.

Học sinh đạt giải quốc tế lưu ý:

Về các thông tin liên quan đến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, mời độc giả xem thêm tại chuyên trang Tuyển sinh 2012.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-574808/10-dieu-ghi-nho-khi-du-thi-dh-cd-2012.htm

Giúp con học tập hiệu quả hơn

Posted: 15 Mar 2012 05:57 PM PDT

Chương trình được thiết kế nhằm giúp học sinh nhận thức được phương pháp học tập và giao tiếp hiệu quả, phù hợp với năng lực của mình; không theo cách thức suy luận truyền thống khi người ta thường lấy chỉ số IQ để đánh giá trí thông minh của con người.

Mindchamps lần đầu tiên được thành lập tại Australia năm 1998 và chính thức ra đời tại Singapore năm 2002; đến nay thu hút hơn 40.000 học sinh các cấp từ mẫu giáo đến đại học; trở thành Trung tâm học thuật uy tín hàng đầu trong toàn khu vực châu Á.

Năm 2012, thấu hiểu mong muốn của phụ huynh về nhu cầu nâng cao khả năng Anh ngữ và học tập hiệu quả cho các con, công ty Tư vấn du học GET đã kết hợp với trường  Mindchamps Sinagpore tổ chức khóa học hè 2 tuần dành cho học sinh từ 9 đến 18 tuổi.

Các hoạt động trong khoá học hè khuyến khích việc suy nghĩ sáng tạo, và tạo dựng sự tự tin. Mục đích của chương trình nhằm giúp học sinh hiểu một cách rõ ràng về "Tư duy của người chiến thắng" và truyền cảm hứng, thúc đẩy động cơ học tập của các em.

Mục đích:

  • Cách đạt "Tư duy của người chiến thắng".
  • Kĩ năng học tập hiệu quả.
  • Quản lí thời gian hiệu quả.
  • Phát hiện và khắc phục lỗ hổng kiến thức.
  • Cách đặt mục tiêu trong cuộc sống và học tập.


  • Học cách nghĩ và hành động trong tâm thế của người sẽ chiến thắng, giúp học sinh vượt qua khó khăn trong cuộc sống dễ dàng hơn.
  • Tìm hiểu cách vận hành của trí óc, sử dụng kiến thức này vào việc quản lí suy nghĩ, ý thức trong nhiều mặt, bao gồm học tập và cuộc sống.
  • Thực hành các bước để sử dụng trí tuệ một cách hiệu quả nhất.

2.      Kĩ năng học tập hiệu quả

●   Phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo.

●   Học cách chủ động trong học tập, và tăng cường sự tự tin.

●  Học cách sử dụng hình ảnh liên tưởng trong tất cả các môn học.

3.      Sức mạnh của 1 giờ:

  • Kĩ năng quản lí thời gian trong học tập và cuộc sống.
  • Cách phân bổ thời gian để ôn tập bài hiệu quả
  • Vận dụng yếu tố ưu tiên.
  • Giá trị của năng lực bản thân và tác động của ngoại cảnh.
  • Xây dựng kế hoạch học tập thiết thực
  • Quản lý công việc theo kế hoạch.

4.      Biết những điều bạn không biết:

·        Cách phát hiện lỗ hổng kiến thức.

·        Sự quan trọng của việc đặt câu hỏi.

·        Cách đặt câu hỏi hiệu quả.

·        Cách phát hiện nguồn thông tin tốt.

·        Cách lấp lỗ hổng kiến thức.

5.      Cách đặt mục tiêu

  • Sự quan trọng của mục tiêu.
  • Thiết lập mục tiêu S.M.A.R.T.
  • Xoá bỏ sự hạn chế của tư duy.
  • Sự e ngại?
  • Hành động.

Với kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực tổ chức, và thiết kế các chương trình du học hè cho học sinh nhiều độ tuổi khác nhau. Công ty Tư vấn du học GET đã và đang không ngừng đẩy mạnh và phát triển nội dung chương trình học và các hoạt động, nhằm mang tới cho các em học sinh khoá du học hè thú vị, sôi động và mang tính giáo dục cao. 

 

Chương trình Du học hè năm 2012 của GET:

·        Học hè 2 tuần tại Singapore-Malaysia: Khởi hành ngày 3/6/2012 và 17/6/2012

·        Học hè 3 tuần tại Mỹ: Khởi hành ngày 23/6/2012

Đăng ký ngay để nhận ƯU ĐÃI CỦA CHƯƠNG TRÌNH!

"Cách học mới. Trải nghiệm lạ. Hè vui rộn rã!"

Công ty Tư vấn Du học GET

Hà Nội:

TP Hồ Chí Minh:

Facebook: www.facebook.com/DuHocGET

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-575031/giup-con-hoc-tap-hieu-qua-hon.htm

Comments