Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khi quà 8/3 cho cô được quy thành… phong thư

Posted: 09 Mar 2012 02:02 AM PST

Phong bao là… thiết thực?

Trên một số diễn đàn dành cho các ông bố bà mẹ, chủ đề quà tặng 8/3 cho cô giáo được đăng đàn với rất nhiều ý kiến của phụ huynh (PH). Số ít PH thắc mắc nên tặng quà gì cho cô giáo thì số đông PH đều tư vấn "đi phong bì cho tiện, thiết thực" như kèm phong bao vào hoa hay vào thiệp chúc mừng. Thậm chí, có PH kêu ca không "chi" hàng tháng nên bây giờ đi một thể rất tốn kém.

Chị Châu, có con học lớp lá tại một trường mầm non tư thục ở Q. Gò Vấp, TPHCM cho hay, vào dịp lễ chị đều đi phong bì cho GV thay vì mua quà tặng, thường mỗi cô 200 - 300.000 đồng. "Tôi nghĩ phong bì là thiết thực nhất, các cô có thể sử dụng theo ý mình. Chứ bây giờ mua hoa, quà vào ngày này cũng tiền trăm, tặng các cô không dùng thì uổng", chị Châu nói.

Đây cũng là suy nghĩ chung của nhiều PH, họ cho rằng đi phong bì GV được xem là món quà có độ "an toàn" và cũng "hiệu quả" nhất. Tuy nhiên, có PH lại rơi vào "thế bí", đành đi thầy cô món quà mà họ cũng thấy là quá thực tế.

Có người không biết chọn món quà gì cho phù hợp; có người muốn tặng quà nhưng thấy các PH khác đều đi phong thư thì thấy không an tâm, sợ con mình… thiệt thòi nên đành quy ra tiền cho vững.

Nhưng không hẳn PH nào đi phong bì cho GV trong dịp lễ cũng đều mang theo những "toan tính" như vậy. Có những ông bố bà mẹ đến với giáo viên bằng tấm lòng, sự chia sẻ với khó khăn với các cô cũng như là lời cảm ơn của mình dành cho GV.

Chị Thảo, có con học tại trường mầm non ở Q. Tân Bình cho hay chị thật lòng quý 2 GV trẻ ở lớp cu Bi vì cảm nhận được sự tình cảm, sự tận tâm với trẻ của các cô. Đặc biệt, chị biết hoàn cảnh của các cô rất khó khăn, một cô còn đang ý định nghỉ việc thì thu nhập quá thấp mà đi làm lại xa. Ngày lễ này chị cũng tính sẽ đi phong thư để chia sẻ phần nào khó khăn với các cô.

"Mọi người nghĩ đi phong thư là xấu nhưng quả thật không phải ai đi tiền cũng với mục đích này nọ. Nhà tôi có điều kiện, tôi muốn chia sẻ một chút khó khăn với người dạy dỗ, chăm lo con mình tại sao không được?", chị Thảo nói. Tuy nhiên chị cũng lo GV từ chối vì lâu nay chị thường tặng hoa hoặc những món quà nhỏ mà các cô vẫn rất vui vẻ.

Nỗi lòng giáo viên

Nhắc đến quà tặng cho GV ngày 8/3, không ít GV ngại ngần. Họ ngại vì hiện nay, đúng là hầu hết PH khi đi quà cáp cho cô cũng quy thành tiền cho gọn, những món quà chỉ còn mang tính tượng trưng. Với không ít GV, nhất là GV mầm non áp lực công việc mà thu nhập thấp thì có thể nói "quà tặng" của PH san sẻ phần nào khó khăn cho họ. Thế nhưng, đằng sau những món quà, người GV mang không ít nỗi niềm.

Một GV mầm non ở Q.10 bày tỏ, món quà cô thích nhất vẫn là những bó hoa vì nó rất thiêng liêng, chứa đựng sự trân trọng của PH, học trò dành cho người thầy. Chứ không phải như suy nghĩ của PH, các cô đều thích "quy ra thóc". Thế nhưng, theo cô, món quà ý nghĩa này dường như đang trở nên xa xỉ với nghề giáo, ngày càng vắng bóng trong các dịp lễ. PH cũng muốn tặng thầy cô những món quà thiết thiệt thực khi thông cảm với thu nhập của GV.

“GV ngày lễ mà không nhận được bó hoa nào, tôi nghĩ có bao nhiêu quà cáp đi nữa cũng khó mà vui nổi. Không phải buồn PH mà có thể buồn cho cái nghề của mình", cô chân thành.

Bà Trần Thị Bích Hồng, hiệu trưởng Trường mầm non Mai Anh (Q.3) cho hay, đầu năm học GV trường mình đều viết cam kết không nhận bồi dưỡng từ PH. Quy định này cũng nhằm nhắc nhở PH không tiếp tay làm GV phạm luật.

Bà Hồng cho rằng, nhiều PH nghĩ mình gửi tiền bồi dưỡng thì con mình phải được quan tâm hơn. Khi điều này không được đáp ứng thì họ bức xúc, thậm chí lên trường phản ánh. Việc cấm GV nhận tiền bồi dưỡng từ PH vừa bảo vệ GV mà đồng thời cũng bảo vệ PH. Trừ những ngày lễ, PH có thể thể hiện sự quan tâm đến GV.

"Nhiều phụ huynh tặng quà cho cô giáo vô tư khoe trước mặt con như một "chiến tích" mà quên cho con thấy đó là sự kính trọng với thầy cô. Tôi nghĩ rất không nên vì điều này sẽ tạo một thái độ không tốt ở các em. Có em sẽ tự cho rằng mình được quyền thế này thế nọ vì cô đã nhận quà của bố mẹ mình. Như vậy sẽ làm mai một sự kính trọng người thầy trong con mình. Đó là một thiệt thòi cho trẻ". – chị Trần Thị Hậu, một phụ huynh HS

 

"Không ít phụ huynh khi tặng quà cho GV luôn kèm suy nghĩ, con mình phải được ưu ái này nọ, như là một sự "mua chuộc". Nhiều người quên đi ý nghĩ truyền thống tôn sư trọng đạo nên việc tặng quà với họ trở nên nặng nề. Còn GV, ai đã thực sự yêu nghề đều muốn nhận được những món quà xuất phát từ tấm lòng". – bà Phan Thúy Trang, hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, Q. Gò Vấp, TPHCM

 

"Tặng quà cũng là một cách thể hiện tình cảm. Giá trị vật chất đâu đáng là bao mà GV đôi khi phải gánh nhiều điều tiếng. Người tặng quà và nhận quà đều rất đáng trân trọng nếu điều này xuất phát từ sự chân thành của phụ huynh và GV cũng không vì thế mà đối xử không công bằng với các học trò khác". – bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó trưởng phòng GD – ĐT Q.5, TPHCM

 

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-572725/khi-qua-83-cho-co-duoc-quy-thanh-phong-thu.htm

Giáo viên TCCN cần đạt 5 chuẩn về nghiệp vụ sư phạm

Posted: 09 Mar 2012 02:02 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa ban hành quy định chuẩn nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4 /2012.


Theo đó, giáo viên TCCN cần đạt 5 chuẩn về nghiệp vụ sư phạm là năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục và năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm

Với 5 tiêu chuẩn này, giáo viên TCCN sẽ phải đạt được các tiêu chí về: Hiểu biết đối tượng giáo dục, môi trường giáo dục; lập kế hoạch dạy học, bài dạy; chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học; thực hiện kế hoạch dạy học; vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học; xây dựng môi trường dạy học; đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lí hồ sơ dạy học; lập kế hoạch các hoạt động giáo dục; giáo dục qua các hoạt động dạy học; giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác; hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh; đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh; hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong trường, ngoài trường; bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; đổi mới dạy học và giáo dục.

Ngoài việc làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và công nhận giáo viên đạt chuẩn; giúp giáo viên tự đánh giá năng lực sư phạm, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện, học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, chuẩn này còn làm cơ sở đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên TCCN phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên TCCN.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201203/Giao-vien-TCCN-can-dat-5-chuan-ve-nghiep-vu-su-pham-1959482/

Công bố phương thức tuyển sinh TCCN năm 2012

Posted: 09 Mar 2012 02:01 AM PST

(GDTĐ)-Hôm nay (6/3), những thông tin chính thức về tuyển sinh TCCN năm 2012 đã được Bộ GDĐT công bố. Theo đó, về cơ bản, công tác tuyển sinh TCCN năm nay được thực hiện tương tự như năm 2011 nhưng có một số điều chỉnh cho phù hợp.

Về hình thức tuyển sinh

Năm 2012, Bộ GDĐT quy định thống nhất việc tuyển sinh TCCN tiếp tục được thực hiện theo hình thức xét tuyển để tuyển sinh (riêng đối với các trường tuyển sinh đào tạo ngành năng khiếu, môn văn hóa được thực hiện theo hình thức xét tuyển, môn năng khiếu do hiệu trưởng nhà trường quyết định thi tuyển hoặc xét tuyển để tuyển sinh). Việc xét tuyển dựa trên cơ sở căn cứ kết quả học tập ở phổ thông hoặc kết quả thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2012 của thí sinh. Các trường có thể tổ chức xét tuyển nhiều đợt trong năm, tuyển nhiều loại đối tượng theo quy định với những tiêu chí xét tuyển phù hợp để tuyển sinh theo chỉ tiêu đào tạo đã được xác định của trường.

Về đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh vào học TCCN là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương (tuỳ theo đối tượng tuyển của từng trường), có đủ điều kiện dự tuyển vào TCCN theo quy định của Quy chế tuyển sinh TCCN hiện hành.

Đối với đối tượng đã hoàn thành chương trình THPT, bổ túc THPT (hoặc tương đương) nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp THPT, việc xét tuyển vào TCCN được thực hiện theo Công văn số 2472/BGDĐT-GDCN hướng dẫn tuyển sinh TCCN năm 2008. Việc tổ chức thi hết môn học, thi tốt nghiệp các môn văn hóa phổ thông có kết quả dưới 5,0 được thực hiện theo quy định của Quy chế đào tạo TCCN hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT và Quy định về chương trình khung TCCN ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Đối với đối tượng là người nước ngoài có nguyện vọng học TCCN tại Việt Nam, Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của thí sinh, kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét quyết định cho vào học.

Về chỉ tiêu tuyển sinh

Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Các trường vi phạm Quy chế tuyển sinh TCCN và các quy định hiện hành về đào tạo TCCN trong năm 2011 (như: liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ không đúng quy định; không thực hiện việc báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2011 và kế hoạch tuyển sinh năm 2012; các trường không thực hiện nghiêm túc yêu cầu 3 công khai theo quy định của Bộ GDĐT; tuyển sinh những ngành chưa được phê duyệt mở ngành; xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định hoặc tuyển sinh vượt chỉ tiêu đã xác định…), Bộ GDĐT sẽ xem xét và điều chỉnh giảm chỉ tiêu đào tạo TCCN năm 2012 hoặc có thể không xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN năm 2012.

Tổ chức thi tuyển môn năng khiếu để tuyển sinh

Các trường có tổ chức thi tuyển môn năng khiếu để tuyển sinh các ngành đào tạo năng khiếu, tiếp tục việc chủ động tự ra đề thi theo các quy chế, quy định hiện hành.

Về hồ sơ dự tuyển và việc khai, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển TCCN

Hồ sơ đăng ký dự tuyển TCCN năm 2012 do các Sở GDĐT chịu trách nhiệm in và phát hành tại địa phương theo mẫu thống nhất của Bộ GDĐT. Mẫu hồ sơ dự tuyển TCCN năm 2012 tương tự năm 2011.

Thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào TCCN nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển về trường để đăng ký dự tuyển (qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường). Ngoài hồ sơ đăng ký dự tuyển TCCN do các sở GDĐT phát hành theo mẫu thống nhất, thí sinh phải gửi các loại giấy tờ cần thiết khác (theo tiêu chí xét tuyển và thời gian nhận hồ sơ của trường) về trường đăng ký dự tuyển. Khi học sinh trúng tuyển đăng ký nhập học, các trường không thu Hồ sơ trúng tuyển.

Tùy theo yêu cầu và tình hình cụ thể của việc thu nhận hồ sơ và công tác tuyển sinh TCCN tại địa phương, các sở GDĐT có thể tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển vào TCCN của thí sinh trên địa bàn tỉnh (thành phố) và chủ động bàn giao cho các trường để đảm bảo đúng kế hoạch và yêu cầu thu nhận hồ sơ của từng trường, tuyệt đối không để xảy ra thất lạc, chậm trễ.

Về lệ phí tuyển sinh TCCN

Mức thu lệ phí tuyển sinh và việc trích nộp lệ phí tuyển sinh về Bộ GDĐT được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT.

Về thanh tra và kiểm tra công tác tuyển sinh

Năm 2012, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát tuyển sinh tiếp tục được tăng cường ở từng cơ sở giáo dục và trong toàn ngành nhằm duy trì, giữ vững trật tự, kỷ cương, đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh TCCN. Bộ GDĐT, các Bộ, Ngành có trường, các Sở GDĐT lập kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra thực tế việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và việc thực hiện các quy định hiện hành về tuyển sinh TCCN, trong đó lưu ý, giám sát các khâu: xác định chỉ tiêu, thông báo tuyển sinh, thu nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, lệ phí tuyển sinh, tổ chức thi, chấm thi (kể cả chấm phúc khảo), thực hiện quy trình xét tuyển, xây dựng điểm trúng tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập trường, ngành nghề đào tạo, đồng thời xử lý nghiêm minh và kịp thời theo quy định hiện hành những trường hợp vi phạm quy chế.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201203/Cong-bo-phuong-thuc-tuyen-sinh-TCCN-nam-2012-1959368/

Những ‘hot mom’ đứng giữa thế gian cười

Posted: 09 Mar 2012 02:01 AM PST

- Sự trỗi dậy và mạnh mẽ của những người phụ nữ gây xôn xao, thậm chí, gây sóng gió trong dư luận thời gian qua đã một lần nữa chứng minh: Có nhiều cách để người mẹ thể hiện và dành tình yêu cho con cái. Vấn đề là chọn cách gánh áp lực ngay hôm nay hay âm thầm để thế hệ cháu con vươn xa ngày mai.

 

Bà mẹ nào cũng đều dành tình yêu thương vô bờ bến cho gia đình, con cái, nhưng cách mà họ thể hiện tình yêu thương thì khác nhau.


1. Chương trình Tìm kiếm tài năng – Vietnam's Got Talent mùa đầu tiên tiếp tục đi đến những đêm thi cuối cùng, dần bỏ lại đằng sau câu chuyện bỗng dưng bị nhuốm màu thị phi.

Nếu bà Nguyễn Thị Ngọ chấp nhận cô con gái tương đối giỏi giang của mình đang trên con đường rèn luyện, va vấp để hướng tới hành trình của tài năng vô cùng dài rộng và chông gai thì có thể bà đã không quyết liệt ăn thua đến thế. Nhưng tình cảm theo bản năng thường không có chỗ cho giả thiết "nếu… thì…".

 


Người phụ nữ, chủ tịch của một tổ hợp trường học hướng ngoại, phạm một lỗi nhỏ trong bài thi của "trường đời". Bà quên bài học vẫn được nhiều trường ở Việt Nam lấy làm câu khẩu hiệu, đó là "tiên học lễ, hậu học văn", "tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

 



Bà mải chạy theo logic tình cảm thông thường khiến
lý trí bị lấn át trong

quyết định liên tục xông ra bảo vệ con

theo cách đối đầu. Bà không hiểu rằng đây là cuộc chơi của truyền hình và dù là
chương trình mang tính giải trí thì quyền duyệt, phát sóng luôn thuộc về VTV. Và
cách ồn ào đó không phải bao giờ cũng giúp tránh được những vết thương từ miệng
lưỡi của những người ưa phán xét, quy kết, dù vô tình hay cố ý.

2. Bà mẹ Nguyễn Thị Liễu ở phố núi Hà Tĩnh
thì khác. Cách bà

tổ chức đám cưới đình đám cho con trai

đã phần nào vẽ lên chân dung của bà, dù trước đó những thông tin về bà xuất hiện
hết sức "nhỏ giọt", chủ yếu là tin đồn.

 

Bà Liễu trong đám cưới con trai


Bà nói, khi quyết định tổ chức đám cưới xa hoa và bất thường ở vùng quê cho con trai, bà đã lường trước về dư luận không hay sẽ chĩa mũi dùi về mình. Bà đã tính toán trước mọi đường đi nước bước, kể cả cách trả lời phỏng vấn "đâu ra đấy".

Theo trả lời của nữ đại gia đang được nhiều người đồn là hành nghề buôn bán xuyên quốc gia, bà muốn "tổ chức một đám cưới thật đẹp cho các con". Thông qua đó bù đắp sự thiếu thốn tình cảm cho con…

 


 

3. Đám cưới nhà bà Liễu vì thế vẫn mang
màu sắc "nửa quê nửa tỉnh" chứ không đậm màu sắc showbiz như đám cưới của con
gái

bà chủ doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Bình
An – Phạm Thị Diệu Hiền.


Bà Hiền vốn là nhà kinh doanh nhạy với những hoạt động quảng cáo bề nổi, quen thân giới showbiz Sài Gòn thế nên lễ thành hôn của con trai với "hot girl" 22 tuổi ở đô thị nhanh chóng đến với công chúng với hình ảnh gắn với những người nổi tiếng, và nối tiếp sau đó mới là chuyện bà nợ nhiều tỷ tiền cá của nông dân, khó vay tiền ngân hàng để trả nợ.

 

Bà Diệu Hiền (áo hồng) trong đám cưới con trai


Việc cưới có thể với nữ đại gia thuỷ sản không phải là việc kinh doanh, càng không liên quan gì đến việc trả nợ, nhưng khi đã để hàng triệu con mắt nhìn vào thì vòng bánh lăn từ những chiếc "siêu xe" của con trai bà thật khó át đi những lời than vãn nợ nần.

Không đi thi tài năng như mẹ con Quỳnh Anh, nhưng trong thời kinh tế còn ốm yếu, doanh nghiệp làm ăn còn quá nhiều khốn khó như hiện nay, thì việc tính toán giữa "chi tiền" và "trả tiền" để mở rộng kinh doanh và nới rộng thanh danh, đòi hỏi bà Hiền thêm một lần nữa cần phô trương tài năng xử trí.

 



4. Trong khi các
nữ đại gia khác vẫn đang phải đối phó với những ì xèo khen, chê từ dư luận thì
một người cũng là nữ doanh nhân và cũng có thể gọi là một "hot mom" được một
luồng thông tin từ bên ngoài gây áp lực. Tạp chí Forbes của Mỹ công bố bà Mai
Kiều Liên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk lọt vào danh sách 50

nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
.

 

Người phụ nữ được Forbes bình chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á


Bà Liên có thể không xuất hiện nhiều trên báo chí hay đi dự nhiều sự kiện của làng giải trí nhiều như bà chủ Bình Anh Fish nhưng doanh nghiệp của bà chắc chắn mang tính đại chúng nhất. Khi cổ phiếu VNM đã là một trong những bluechip đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì doanh nghiệp của bà Hiền, bà Liễu hay bà Ngọ chưa chọn cách lên sàn để mở rộng sự minh bạch, công khai trước công chúng.


Ít xuất hiện và phát ngôn nên không ít người e rằng bà Mai Kiều Liên là người phụ nữ quá lạnh lùng và mạnh mẽ. Nhưng hình dung đó có thể là nhầm lẫn khi nghe bà nói về mình sau khi được Forbes gọi tên.

"Ở công ty, tôi được coi là người quyền lực nhất, nhưng ở nhà, tôi chỉ là một người phụ nữ bình thường. Phụ nữ có cái lợi là không phải tham gia nhậu nhẹt nên sau 8 giờ làm việc là về nhà, chăm sóc bữa ăn cho gia đình, chăm lo con cái, quán xuyến nhà cửa". Thế nên bà Liên – người phụ nữ có hàng ngàn nhân viên – lại không thuê người giúp việc vì bà bảo "gia đình tôi rất bình thường" và "về nhà tôi là ôsin" thì âu cũng là một sự lựa chọn cách sống.

 
Với người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày hôm nay, dù họ lựa chọn cách thể hiện ra bên ngoài và tầm nhìn ra sao thì cũng đều đứng trước nhiều áp lực. Cây càng cao thì gió càng lay, "càng cao danh vọng càng dày gian nan", điều đó luôn đúng với cả đàn ông hay đàn bà, nhưng với người phụ nữ thì dù mạnh mẽ, quyền lực đến mấy, họ vẫn "cần sự quan tâm, động viên của gia đình" – như bà Kiều Liên tâm sự.

Áp lực và thị phi nếu có thì rồi cũng đi qua như thực tế đã chứng minh qua nghị lực và sức vươn lên trong tinh thần và khẳng định tính cách của người phụ nữ ở nơi đất nước có hình đòn gánh. Điều còn lại hẳn không chỉ là sự giàu có "mẹ truyền con nối" mà còn là tình yêu thương có bờ có bến.

Những người phụ nữ được gọi là "hot mom" kể trên đẩy mạnh làm ăn, kinh doanh vào lúc giao thời giữa bao cấp và mở cửa và sau đó là mở cửa và hội nhập với bên ngoài. Có những "hot mom" là người làm nghề buôn bán, là doanh nhân và họ đã giàu nhưng còn những người đang vươn tới độ sang. Và với một số người, sự giàu sang chỉ là một trong những thành quả vừa lớn lao, xa xôi – vừa gần gũi, giản dị.

  • Danh Anh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/63020/nhung--hot-mom--dung-giua-the-gian-cuoi.html

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đối thoại trực tuyến với nhân dân

Posted: 09 Mar 2012 02:01 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay (7/3), tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Ủy viên TƯ Đảng – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân.

Đây là hoạt động nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ góp phần định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.


 Toàn cảnh cuộc đối thoại. Ảnh, gdtd.vn

Cùng dự buổi đối thoại có các đồng chí lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cuộc đối thoại đã tập trung vào các vấn đề lớn như nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các cấp học; đổi mới nội dung chương  trình đào tạo; chính sách ưu tiên cho giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục đào tạo và tiêu cực trong thi cử. Đặc biệt, buổi đối thoại cũng đã cung cấp những thông tin về kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012.

GDTĐ Online xin cập nhật một số ý kiến Hỏi – Đáp được nhiều người quan tâm tại  buổi đối thoại:


 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời trực tuyến tại buổi đối thoại. Ảnh, gdtd.vn

Với giáo dục đại học, tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước, tăng cường thanh kiểm tra và xử lý các cơ sở vi phạm. Hiện chúng tôi đã cho triển khai đợt thanh kiểm tra mới với 80 trường.

Ba là tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước với các cơ sở có liên kết với nước ngoài, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

Về chiến lược dài hạn, chúng tôi hoàn tất chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến và sẽ bàn trong Hội nghị của Ủy ban Quốc gia về Giáo dục và Phát triển nhân lực trong tuần này; cùng với cơ quan của Quốc hội hoàn thiện Dự thảo Luật giáo dục đại học.

Bộ GD-ĐT đang cùng Ban Tuyên giáo TƯ và các cơ quan khác chuẩn bị Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chuẩn bị cho Hội nghị BCH Trung ương 6. Trong đó, triển khai đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015.

Đối với ý kiến của ông Tạ Quang Sum- Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo- TP Cam Ranh- tỉnh Khánh Hoà về:  

Soát xét lại toàn bộ chương trình để cắt giảm bộ môn và số tiết học, chứ không thể chỉ giảm tải như hiện nay. Tăng cường chủ đề và nội dung và thời lượng cho một số bộ môn nhằm mở rộng phạm vi cung ứng kiến thức và nâng cao hiệu năng GD; Bỏ bộ môn Công nghệ vì có nhiều trùng lặp với Lý-Hoá- Sinh; Bỏ việc Dạy nghề phổ thông hiện choán 3 tiết/tuần vì hầu hết các trường THPT không có xưởng trường; Một số nghề không thể triển khai vì không có GV chuyên trách- Một số nghề trùng lặp với phần thực hành của các bộ môn Lý- Hoá- Sinh. Việc dạy nghề không chuyên nghiệp hoàn toàn không có giá trị đào tạo;

Tăng tiết cho bộ môn Sử- Địa- Công dân, đồng thời tăng cường thiết bị nghe nhìn để làm tăng sự thu hút của bộ môn đốivới HS; Giảm tiết lý thuyết, tăng tiết thực hành cho bộ môn Lý- Hoá- Sinh; Thay đổi cấu trúc bộ môn ngoại ngữ trong đó chuyển trọng tâm hoạt động dạy và học qua phục vụ nhu cầu giao tiếp hơn là đi sâu vào lĩnh vực hàn lâm ngôn ngữ học; Lồng ghép các chủ đề trò chơi dân gian và sinh hoạt dân giã vào bộ môn thể dục; Chuyển sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thành sinh hoạt học đường có tính chính quy hơn.


 Ảnh, gdtd.vn

Thay đổi chế độ đãi ngộ cho GV dạy bộ môn KHXH bằng cách nhân thêm hệ số lương, hoặc nhân tiết với hệ số từ 1,2 đến 1,5; Cải cách các thủ tục hành chính để giảm bớt hội họp và giảm số lượng các loại hồ sơ sổ sách cần có ở GV; Tổ chức và vận động GV thay đổi phương pháp giảng dạy một cách thực chất.

Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) phải có tính kế thừa. Thay đổi PPGD là từ bỏ tập quán làm việc, soạn giảng đã lạc hậu so với thực tế hiện nay, phải làm mới người thầy về cả Tâm lý sư phạm- Phong cách sư phạm- Nội dung sư phạm…

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, những ý kiến trên đều có ý nghĩa và xác thực. Nhiều việc mà bác nêu ở trên đã được các tiểu ban Bộ GD-ĐT thảo luận trao đổi trong quá trình chuẩn bị cho kế hoạch đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015, những việc còn lại đều nằm trong kế hoạch của Bộ sẽ triển khai thực hiện ngay trong năm 2012.

Rất cảm ơn bác về trao đổi của bác, chúng tôi sẽ có suy nghĩ, trao đổi tiếp về vấn đề này!

Hỏi: Hiện nay số trường đại học  được thành lập nhiều trong khi Bộ chưa đủ nhân lực để kiểm định chất lượng. Việc "thả  nổi" cho các trường tự chủ toàn diện về  tài chính cũng như công tác nhân sự, chuyên  môn có phải là một biện pháp thỏa đáng không? Bộ trưởng có biện pháp nào để tái cơ cấu mạng lưới các trường đại học trên toàn quốc? 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Câu hỏi này liên quan đến nhiều mảng vấn đề khác nhau. Trước hết nói về việc lập trường và tự chủ. Khác với phổ thông, các trường giảng dạy theo kế hoạch và chương trình thống nhất, các trường ĐH, CĐ đào tạo các ngành nghề khác nhau, nên có tự chủ cao hơn.

Đảm bảo quyền tự chủ tương xứng với năng lực là điều Bộ đang quan tâm. Hiện, với các trường ít giảng viên, năng lực hạn chế, sẽ có trường không được tự thẩm định chương trình giảng dạy, mà phải mang tới các trường có đội ngũ cán bộ tốt, bề dày kinh nghiệm tốt do chúng tôi chỉ định; Các trường này sẽ có hướng dẫn cụ thể từ phía Bộ. Bên cạnh đó, toàn bộ việc mở ngành tại các trường lớn vẫn do Bộ GD-ĐT quyết định. Các trường tự xem xét và Bộ sẽ thẩm định.

Về công tác kiểm định, đây là việc quan trọng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho các trường hoạt động tốt. Bộ GD-ĐT đã có các văn bản yêu cầu các trường tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm. Cục khảo thí và kiểm định chất lượng cũng đã ban hành các văn bản nhưng chưa đủ và sắp tới sẽ tiếp tục hoàn thiện. Chúng tôi cũng đã cử cán bộ đi học nước ngoài về lĩnh vực này. Hơn thế nữa, Dự án Luật Giáo dục đại học cũng đã đưa nội dung kiểm định chất lượng giáo dục trở thành yêu cầu bắt buộc với các trường đại học.

Hỏi: Quan điểm của Bộ trưởng về những sự việc đã và đang diễn ra tại Đại học Hùng Vương của TP.Hồ Chí Minh? Và Bộ sẽ có những chủ trương gì để một mặt vẫn đảm bảo thực hiện xã hội hóa GD, một mặt vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo tại các mô hình liên kết đào tạo như thế này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đây là trường hợp cá biệt, đáng tiếc. Cuối giờ chiều qua, 6/3, Bộ GD-ĐT đã có văn bản dừng tuyển sinh 2012 của ĐH Hùng Vương và các cơ quan chức năng của TP.Hồ Chí Minh đang xử lý việc này theo đúng quy định của pháp luật.

Hỏi: Hiện nay các ngành nông-lâm-ngư nghiệp và sư phạm đang kém hấp dẫn hơn rất nhiều so với các ngành tài chính và ngân hàng. Do vậy, Bộ GDDT có giải pháp gì để cải thiện tình trạng này? Cho đến nay, Bộ GD-ĐT có con số cụ thể nào về tình trạng mất cân đối này không?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Về mất cân đối trong ngành nghề đào tạo, đây là một thực tế khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, giữa đào tạo và phân công sau khi đào tạo không gắn với nhau, gây khó khăn cho xây dựng kế hoạch đào tạo cũng như kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Về câu hỏi này, đối với chính sách, bao gồm 2 loại. Cụ thể đối với ngành nông lâm ngư nghiệp và sư phạm, với giáo viên, chúng tôi có phụ cấp thâm niên đối với các giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đào tạo, có phụ cấp đứng lớp, đối với tiểu học 25%, trung học 30%, đại học cao đẳng 25%, giáo viên Mác-Lê nin là 45%… Đối với giáo viên hoạt động ở vùng sâu, xa, dân tộc đặc biệt khó khăn, có phụ cấp thu hút cao nhất lên tới 70%. Các giáo viên giảng dạy trường chuyên biệt cũng có phụ cấp để thu hút người lao động có trình độ chuyên môn vào làm việc trong ngành giáo dục

Đối với học sinh sư phạm, được miễn học phí. Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp, chúng tôi có chính sách khuyến khích học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được miễn thi đại học vào học những ngành gần với môn học mà các cháu đạt giải. Trong những ngành đó, có nhiều ngành liên quan trực tiếp hoặc gần với nông lâm ngư nghiệp, sư phạm cũng như các ngành khoa học cơ bản, những ngành mà đất nước chúng ta cần.


 Ảnh, gdtd.vn

Học phí khối các trường và các ngành đào tạo về nông lâm ngư nghiệp hiện nay được chỉ đạo xây dựng với mức thấp nhất trong tất cả các ngành học. Tới đây, như tôi nói là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, Bộ GD-ĐT, trong quyền hạn của mình, sẽ tiếp tục ban hành chính sách ưu tiên các ngành trên và sẽ tiếp tục chủ động đề xuất với các bộ, ngành và Chính phủ về các chính sách cả về tài chính, tổ chức tuyển dụng và các điều kiện làm việc để thu hút, cân đối lại ngành học này.

Tôi xin nói thêm, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của mình. Bộ GD-ĐT theo chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đang phối hợp với các Bộ, ngành địa phương để tổng hợp quy hoạch nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó gắn việc đào tạo của các cơ sở giáo dục với nhu cầu của nền kinh tế, của xã hội về nguồn nhân lực. Chúng tôi sẽ thông báo thường xuyên về vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, các cháu học sinh, sinh viên có điều kiện tham khảo, lựa chọn.

Hỏi: Xin Bộ trưởng cho biết, trong năm 2012 này, việc tổ chức thi và tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng có gì thay đổi so với trước ? Hiện nay, việc tổ chức thi Đại học và Cao đẳng được tổ chức thành 2 đợt thi khác nhau, vậy có thể gộp làm một đợt cho đỡ tốn kém và tạo thuận lợi cho thí sinh được hay không ? (Vì như vậy nếu thí sinh thi trượt Đại học, nhưng đủ điểm vào Cao đẳng, nếu có nguyện vọng sẽ được vào học Cao đẳng)

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Về thay đổi kỳ thi 2012, các bạn nên tham khảo trên trang web của Bộ GD-ĐT. Tôi xin nói khái quát: về cơ bản, kỳ thi sẽ giữ ổn định như năm 2011, chỉ có một số thay đổi chi tiết nhằm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh và người nhà. Ví dụ, về khối thi, mở thêm khối A1 là Toán, Lý, Anh văn, nhưng với các trường năm trước đã tuyển sinh khối A thì nay phải tuyển cả A và A1 để tránh bất ngờ cho thí sinh.

Một thay đổi khác là mở rộng cụm thi Vinh và Hải Phòng, các thí sinh ở lân cận Hải Phòng và Nghệ An có thể về đây để thi.

Trở lại câu hỏi trên, lượng thí sinh rất lớn, nếu tập trung thi một đợt thì không đủ thầy cô, cơ sở phòng thi, các phương tiện liên lạc, ăn uống nghỉ ngơi… Việc phục vụ kỳ thi sẽ rất căng thẳng. Do đó, không thể tổ chức thành 1 đợt thi mà phải tổ chức thành 2 để vừa phù hợp khả năng của các cơ sở giáo dục, vừa phù hợp hạ tầng phục vụ công tác tổ chức thi.

 

 

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bùi Anh Tuấn: Tôi xin nói thêm một chút về kỳ thi năm nay. Như Bộ trưởng nói, chủ trương chung là giữ ổn định, chỉ thay đổi về kỹ thuật. Chúng tôi mở rộng cụm thi, khối thi A1. Tuy nhiên, xin lưu ý là các trường đã thi khối A năm ngoái năm nay vẫn phải thi khối A. Ngoài ra, có một số điểm khác nữa.

Tuấn Đỗ Văn (dovantuan0808@…com) và một số sinh viên khác hỏi: Xin Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về cơ chế tuyển thẳng ĐH của những học sinh giỏi quốc gia? Có phải trường ĐH nào cũng tuyển thẳng học sinh đạt giải 3 trở lên không? Thủ tục và thời hạn xét tuyển như thế nào?

Năm nay cháu có tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và có được giải ba môn Hóa. Bộ trưởng cho cháu hỏi cháu có được tuyển thẳng vào đại học Y Hà Nội và đại học Ngoại Thương không ạ?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Trước hết, xin chúc mừng cháu đã đạt giải. Với Quyết định hiện nay của Bộ, các cháu đạt từ giải 3 trở lên đối với các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, được tuyển thẳng đối với các ngành học liên quan đến môn học đã đạt giải.

Đối với môn hóa của cháu, cháu có thể vào những ngành: sư phạm hóa, các ngành hóa học, khoa học môi trường, kỹ thuật hóa học, công nghệ thực phẩm hoặc dược.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khôi phục lại việc tuyển thẳng đại học đối với các cháu đạt từ giải 3 trở lên ở các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Các cháu được học những ngành liên quan trực tiếp hoặc gần với môn cháu đạt giải. Và, chúng tôi ưu tiên để các cháu vào học những ngành mà nền khoa học công nghệ, nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước rất cần nhân lực chất lượng cao. Ví dụ, như hiện nay chúng ta triển khai dự án điện hạt nhân, nghiên cứu về biển, nghiên cứu và làm chủ tình hình khí hậu thủy văn để chủ động trong phòng, tránh, chống…


   Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bùi Anh Tuấn tham gia trả lời tại buổi đối thoại. Ảnh, gdtd.vn   

Hỏi: Việc Bộ GD-ĐT năm nay không phát hành cuốn “Những điều cần biết trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012″ khiến cho thí sinh "rối như canh hẹ"; nhiều cơ sở đã lợi dụng việc này để phát hành cuốn sách hướng dẫn thí sinh (giá bán 30.000 đồng/cuốn). Nhưng điều đáng nói nhất là các cuốn sách này thiếu thông tin (ví dụ in thiếu mã tỉnh,TP) hoặc nói "được nhân đôi điểm ưu tiên" trong khi Bộ không cho các trường áp dụng điểm b, c Điều 33 Quy chế tuyển sinh để tăng điểm ưu tiên khi xác định điểm trúng tuyển. Bên cạnh đó, Cổng thông tin Thi và Tuyển sinh của Bộ cũng có những thông tin không chính xác…Tất cả những điều đó gây hoang mang và thiệt thòi cho thí sinh. Bộ trưởng nói gì về vấn đề này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Thông tin mà Bộ không phát hành cuốn “Những điều cần biết trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012″ là vừa đúng, vừa không đúng. Bộ không phát hành chỉ tiêu tuyển sinh của các trường mà các trường tự đăng ký trên cơ sở các điều kiện, yêu cầu của Bộ. Bộ giao cho NXB Giáo dục xuất bản cuốn sách này và vẫn do các vụ, cục cân chỉnh các thông tin. Hiện cuốn sách chưa được phát hành do một số  lý do, như còn có sai sót cần điều chỉnh, một số trường đăng ký lượng tuyển sinh quá cao, chúng tôi đã nhắc nhở.

Tôi chắc chắn là những thông tin do các đơn vị khác đưa ra là không đáng tin cậy, ít nhất là đến sáng hôm qua (6/3), vẫn có 40 trường chưa có thông tin về Bộ. Thông tin chính xác nhất sẽ có trong hôm nay để giao cho NXB Giáo dục.

Hỏi: Tuyển sinh là một vấn đề hệ trọng, tác động đến nhiều đến kết quả thi cử của học sinh. Những thay đổi trong tuyển sinh đại học, cao đẳng thường được thông báo vào (gần giữa) học kỳ II của năm học lớp 12. Tại sao Bộ không chủ trương thông báo những thay đổi vào đầu năm học để học sinh có định hướng tốt nhất. Trong năm 2012 Bộ GD-ĐT có chủ trương chỉ cho tuyển sinh thêm khối thi A1, nhưng Trường ĐH kiến trúc TP HCM lại xin thêm khối thi H1, nhưng chỉ tiêu cũng không rõ ràng. Như vậy có đúng với quan điểm của Bộ hay không và Bộ có đồng ý với đề nghị của trường không?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Về gợi ý việc công bố các thông tin liên quan tới tuyển sinh sớm hơn, chúng tôi xin ghi nhận để cân nhắc. Chúng tôi cũng chia sẻ về nguyện vọng của thí sinh và gia đình là muốn có thông tin sớm, tuy nhiên có những vấn đề liên quan tới kỹ thuật. Chúng tôi ghi nhận ý kiến này để xem xét có thể đẩy nhanh hơn nữa hay không.

Về khối thi, chủ trương của Bộ năm nay, như tôi nói, chỉ bổ sung thêm khối A1 là Toán- Lý- Anh văn. Không có khối H1 như các bạn cung cấp. Trường ĐH kiến trúc TP. Hồ Chí Minh có đề nghị khối này, nhưng hiện nay, khối này không có trong danh mục các khối thi đã công bố.

Hỏi: Xin Bộ trưởng cho biết, bao giờ Bộ trưởng ban hành “Điều lệ Trường Cao đẳng” đã sửa đổi bổ sung và bao giờ Bộ trưởng cho ban hành “Quy chế Tổ chức và Hoạt động của trường Cao đẳng tư thục”. Lý do vì sao cho đến nay Bộ trưởng chưa ký ban hành “điều lệ Trường Cao đẳng” đã sửa đổi?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi rất cám ơn câu hỏi này. Điều lệ trường cao đẳng đã được ban hành tại Thông tư 14 năm 2009; năm 2011 có sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 43. Còn dự thảo điều lệ mới thì chúng tôi đang tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến các vụ, cục, nhưng lộ trình phải phù hợp với việc ban hành Luật Giáo dục đại học. Quốc hội quyết định Luật như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tới quy chế này.

Còn quy chế của trường cao đẳng tư thục, Bộ đã soạn thảo xong, hiện đang lấy ý kiến nhân dân trên các phương tiện thông tin truyền thông, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện tiếp và dự kiến sẽ ban hành trong 1, 2 tháng nữa.

Nguyễn Thu Tịnh, Phụ trách TH P.GD-ĐT huyện Hoài Nhơn – Bình Định (tieuhochn.binhdinh@…vn) hỏi: Tôi là cán bộ quản lý cấp trường đã về Phòng GD-ĐT trên 20 năm chỉ còn 2 năm nữa thì về hưu nhưng không có một chế độ ưu đãi nào. Trước đây không có phụ cấp đứng lớp, giờ cũng không có phụ cấp thâm niên. Tại sao? Những người giáo viên điều về Phòng thì không còn là nhà giáo sao, thưa Bộ trưởng?

Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ: Trước hết xin chia sẻ với tâm sự của bác. Chúng tôi xin thưa lại, phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thâm niên là những chính sách của Chính phủ đối với các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập.


  Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ GD-ĐT. Ảnh, gdtd.vn  

Trường hợp của bác, là cán bộ của phòng giáo dục thì bác là công chức, thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên. Đối với trường hợp như bác được hưởng chế độ phụ cấp công vụ theo Nghị định 57 ngày 7/7/2011 của Chính phủ, và chế độ phụ cấp công vụ này được tính từ 1/5/2011.

Hỏi: Mặc dù đã có chế độ ưu đãi nhưng đến nay đời sống của giáo viên vùng cao còn khổ cực, cơ sở vật chất thiếu thốn, đồng lương không đủ sống, có nơi giáo viên không biết đến tiền thưởng Tết là gì. Vậy làm sao giáo viên tâm huyết với nghề, thưa Bộ trưởng ? 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Như đã nói, đã có một số phụ cấp với giáo viên, với vùng cao đã có phụ cấp thu hút, cao nhất lên tới 70%. Tuy nhiên, những khó khăn của các thầy cô, của học sinh tại các vùng khó khăn vẫn còn rất nhiều. Tôi xin chia sẻ những khó khăn này.

Chính phủ đang xây dựng chính sách tiền lương mới, các bộ, ngành đang xem xét, đề xuất chính sách đặc thù đối với thầy cô, học sinh, sinh viên, các đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, chính sách này vẫn phải đặt trong mặt bằng chung với các đối tượng khác như lực lượng vũ trang.

Bạn Vân Anh, ở Thanh Hóa hỏi: Cơ sở vật chất, đặc biệt là trường lớp và nhà công vụ giáo viên, tại  huyện Mường Lát (Thanh Hóa) nói riêng và các vùng sâu, vùng xa nói chung vẫn rất khó khăn. Biện pháp là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi đã đến Mường Lát và thấy ý kiến của độc giả rất đúng. Chính phủ đã có chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ, đã triển khai và có kết quả đáng mừng. Năm 2012, dù kinh tế khó khăn, Chính phủ vẫn dành một phần kinh phí đáng kể, khoảng 1.600 tỷ đồng cho chương trình kiên cố hóa lớp học và đây là sự quan tâm lớn cho dù so với nhu cầu là chưa đủ.

Với nhà công vụ, theo tôi biết, nhiều nơi các thầy cô giáo đến công tác phải ở nhờ nhà dân, ở cạnh lớp học… Để giải quyết vấn đề nhà ở công vụ phải làm từng bước vì nhu cầu lớn, kinh phí thì dù rất quan tâm nhưng cũng chưa thể đáp ứng hết được. Chúng tôi sẽ cùng các địa phương triển khai nghiêm túc, tích cực chương trình kiên cố hóa nhà công vụ và trường lớp của Chính phủ.

Ngoc lan truong (ngoclanlfc1611@…com) hỏi: Cháu năm nay 26 tuổi, đã tốt nghiệp đại học được gần 3 năm và hiện đang đi làm cho một cơ quan nhà nước. Sau khi tốt nghiệp, thực sự cháu rơi vào một cuộc khủng hoảng vì không biết mình sẽ làm gì và làm ở đâu vì thực sự những gì cháu học khác xa rất nhiều so với thực tế (vì ngành học của cháu là ngành xã hội). Có thể một phần đó là do bản tính thụ động của cháu nhưng một phần cũng do nội dung học không phù hợp. Hiện nay cháu đang học sắp xong cao học nhưng chương trình cao học quá chồng chéo, không thực chất và gây nhiều phiền toái cho những người đã đi làm như bọn cháu (tự đi học chứ không thuộc dạng cơ quan cử đi). Cháu muốn hỏi bộ trưởng là trong thời gian tới Bộ đã và sẽ có những biện pháp cụ thể gì để cải thiện tình trạng trên? Công tác hướng nghiệp ở Việt Nam có phải chăng là quá kém ?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi xin chia sẻ băn khoăn của bạn. Đúng vấn đề chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta còn nhiều điều phải bàn. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định phải tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Về khối đại học, như tôi đã nói, các ngành nghề, các lĩnh vực đào tạo đáp ứng các nhu cầu xã hội hết sức khác nhau. Các trường đại học có vị trí tương đối độc lập trong quyết định các ngành nghề và chương trình đào tạo.

Để khắc phục việc chồng chéo, chất lượng thấp, nội dung của chương trình đào tạo không phù hợp với nơi công tác sau tốt nghiệp, trong những năm vừa qua cũng như 2012 và các năm tiếp theo, chúng tôi chỉ đạo các trường phải xem xét và điều chỉnh lại các chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu.

Thứ 2, chúng tôi đưa ra quy định cao hơn về chuẩn, điều kiện mà các trường được phép tổ chức đào tạo sau đại học và tiến hành thanh kiểm tra, đối với các cơ sở giáo dục đại học không còn đủ điều kiện đáp ứng để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chúng tôi sẽ rút chỉ tiêu. Năm vừa rồi, rút hơn 100 cơ sở đào tạo 100 chuyên ngành không được đào tạo nữa, phải củng cố lại đáp ứng đủ điều kiện thì chúng tôi mới cho tiếp tục đào tạo.

Thứ 3, Bộ yêu cầu và cũng tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học có chuyển đổi chương trình đào tạo từ hướng đào tạo những cái mình có năng lực sang hướng đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp. Yêu cầu kỹ năng, trình độ nghiệp vụ đến đâu phải đào tạo đến đó.

Một hướng nữa, chúng tôi khuyến khích tạo điều kiện và yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học có mở rộng quan hệ với các trường đại học khác trong và ngoài nước, quan hệ với các cơ sở nghiên cứu cùng lĩnh vực, quan hệ với các doanh nghiệp, hệ thống các tổ chức sử dụng người lao động để tiến hành điều chỉnh lại nội dung chương trình phương pháp dạy và học. Biện pháp nữa về phía Bộ là tăng cường quản lý nhà nước, khuyến khích tạo điều kiện đối với các cơ sở đủ điều kiện và làm tốt và xử lý các cơ sở không đủ điều kiện hoặc triển khai các hoạt động đào tạo vi phạm quy chế nhằm tăng cường chất lượng đào tạo đại học cũng như sau đại học.

Hỏi: tôi cũng đang đi học theo dạng tự túc và phải nói là thực tế đào tạo- thi- kiểm tra rất nặng tính hình thức. Nhiều giảng viên thậm chí nói thẳng các anh chị học vì cần bằng, còn trường dạy vì muốn có học sinh. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nói là một bên cần bằng, một bên cần sinh viên cũng có khía cạnh đúng, vì trường không sinh viên không hoạt động được, thầy không có sinh viên thì không gọi là thầy, nhưng cần phải bổ sung: Bằng có chất lượng, sinh viên tốt. Đây là vấn đề cần chấn chỉnh.

Hỏi: Hiện nay nhiều trường Đại học ngoài công lập tuyển sinh với số điểm rất thấp, cùng với đó là những hạn chế về trình độ của đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Vậy công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với những trường Đại học này được Bộ GD-ĐT tiến hành ra sao để sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Thực hiện Nghị quyết 50 của Quốc hội, trong năm 2011, Bộ đã kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng, điều kiện thành lập trường của các trường được thành lập trong 10 năm qua, trong đó có các trường ngoài công lập. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã có những cảnh báo, nhắc nhở, yêu cầu với các trường còn thiếu điều kiện này điều kiện kia, quyết định dừng tuyển sinh với 4 trường vi phạm nghiêm trọng.

Về phía Bộ, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện cho các thầy cô giáo, kể cả các trường ngoài công lập, có thể tham gia các chương trình, đề án đào tạo giáo viên trình độ cao đã và sẽ mở trong thời gian tới.

Trong những ngày này, và khi tôi đang trả lời trực tuyến tại đây, các đoàn thanh tra đang tiến hành thanh kiểm tra các trường được thành lập 10 năm qua, đợt này tiến hành với 80 trường. Tinh thần và cách làm cũng sẽ như đợt năm 2011.

- Mạnh dạn đổi mới toàn bộ sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, hãy dạy bằng thực hành, hình ảnh, video clip, mẩu chuyện, tình huống thực tế…, như vậy sẽ dễ nhớ và sẽ nhớ sẽ hiểu rất lâu. Đừng cho chúng cháu học bằng những cuốn sách mà chỉ có chữ và những câu hỏi bài toán khó hiểu và phi thực tế nữa.

- Lấy 5 môn học làm '' xương sống'': Văn, Sử, Toán, tiếng Anh, Kỹ năng sống – Đạo đức – Pháp luật.

+ Môn Toán hết sức quan trọng, nhưng tránh tình trạng học sâu xa như các nhà nghiên cứu, học những kiến thức quá khó và thiếu ứng dụng. Môn Toán nên có phần bắt buộc và phần tự chọn để phục vụ cho các học sinh có nhu cầu nghiên cứu Toán và các học sinh bình thường.

- Về các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, cũng quan trọng, nhưng theo cháu, chỉ cần đạt mức độ hiểu biết cơ bản để hiểu được thế giới sống vận động ra sao, giải thích các hiện tượng  xung quanh là đủ (bằng hiểu biết chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt, kiểm tra xong là quên sạch ). Các môn này nên nằm trong phần tự chọn, ai muốn học chuyên sâu thì học, không thì có chương trình nhẹ nhàng để học. Cám ơn bác Bộ trưởng và Cổng thông tin Chính phủ.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi rất mừng khi nghe ý kiến của cháu, rất rành mạch. Các cháu có chia sẻ chủ động về những nội dung khá hệ trọng. Còn để đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 chắc chắn chúng tôi sẽ phải lắng nghe ý kiến từ đối tượng phục vụ của mình là học sinh. Chúng tôi sẽ có cơ chế rộng rãi hơn để tiếp nhận ý kiến của cháu cũng như của các bạn khác một cách đầy đủ hơn, sâu hơn về mọi vấn đề.


 Ảnh, gdtd.vn

Hỏi: Bộ đã tổ chức thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng theo Nghị quyết 50 của Quốc hội đối với 30 trường đại học, cao đẳng, quan điểm của Bộ trong việc xử lý các sai phạm như thế nào? 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Sự vững mạnh hoặc yếu kém, thành tích hay khuyết điểm của các cơ sở nhà trường cũng là vững mạnh hoặc yếu kém, thành tích hay khuyết điểm của Bộ. Việc xử lý theo tinh thần là trị bệnh cứu người, tức là hỗ trợ, giúp đỡ, nhắc nhở, cảnh báo để các trường khắc phục, bổ sung điều kiện. Còn với các vi phạm nghiêm trọng, sai sót lớn ảnh hưởng sâu sắc mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục thì phải có những biện pháp mạnh. Trong những trường hợp cụ thể như đại học Hùng Vương, phải giải quyết theo quy chế và theo pháp luật.

Bà Dương Thị Nguyệt Ánh- Hà Nội hỏi: Ngày 9/2/2010, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi. Bộ trưởng có thể cho biết, trong hai năm vừa qua, quyết định này đã được triển khai thực hiện  như thế nào? 

Và Xin Bộ trưởng cho biết cảm nghĩ khi xem những hình ảnh các bậc cha, mẹ, ông, bà xếp hàng cả đêm để nộp hồ sơ cho con, cho cháu vào trường mầm non ? Vì sao tình trạng đó kéo dài nhiều năm rồi nhưng vẫn không được khắc phục ? 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi xin trả lời vế thứ 2, còn vế thứ nhất, đồng chí Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non nói cụ thể hơn.

Tôi có xem các hình ảnh phát trên truyền hình về việc xếp hàng rất sớm của các ông bà, bố mẹ các cháu. Chúng tôi xin chia sẻ khó khăn, vất vả mà các bậc phụ huynh đã phải chịu đựng trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn của ngành. Chúng tôi cũng phải cám ơn các bậc phụ huynh vì sự quan tâm rất lớn, trước hết đối với sự học hành của con em mình, nhưng đó cũng là sự quan tâm đối với ngành giáo dục chúng tôi. Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều, nhưng tôi xin nêu mấy ý lớn.

Thứ nhất, về điều kiện đối với ngành giáo dục, cơ sở trường lớp còn thiếu, nhất là ở khu đô thị, những chung cư cao tầng, ở đó có nhiều gia đình trẻ sinh sống, nhiều cháu nhỏ, cơ sở cũ không còn đáp ứng được yêu cầu.

Thứ 2, điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường chênh lệch nhau. Có cơ sở rất khang trang đầy đủ, thầy cô giáo tốt, ngược lại, có những cơ sở còn thiếu thốn, thầy cô giáo chưa đảm bảo chuẩn. Chênh lệch về điều kiện đảm bảo chất lượng như vậy cũng dẫn đến việc nhu cầu được đi học, được vào trường công học, được vào trường tốt, được học thầy cô giáo giỏi, tạo nên sự căng thẳng.

Để khắc phục việc này, chúng tôi phối hợp với các tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai việc đạt chuẩn đối với các nhà trường, đạt chuẩn đối với thầy cô giáo, đạt chuẩn đối với cán bộ quản lý giáo dục, để cố gắng làm cho mức chênh lệch giữa các cơ sở giáo dục giảm dần đi, để các cơ sở giáo dục có điều kiện tương đối gần nhau hơn từng bước một, để giảm căng thẳng này.

Về phía phụ huynh, tôi cũng có con đi học, cũng hiểu về tâm lý lựa chọn, có khi gần nhà mình có trường nhưng mình không muốn con mình học trường ấy, mà muốn con mình học ở trường xa hơn nữa, nhưng điều kiện tốt hơn, cũng có khi tốt hơn thật, cũng có khi nghe nói người này người kia mách là trường này trường kia tốt, điều đó tạo nên căng thẳng.

Về vấn đề này, chúng tôi cũng đã chủ động làm việc với các địa phương, nhất là với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi được thông tin là thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và TP.Hồ CHí Minh đã bàn và có giải pháp quyết liệt để chấm dứt nhanh nhất tình trạng chen chúc và chờ đợi từ nửa đêm để xin học cho các cháu.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Lê Minh Hà: Thưa bà Nguyệt Ánh, chúng tôi cảm ơn câu hỏi về vấn đề phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đây là quyết định rất đúng đắn của Thủ tướng Chính phủ từ 9/2/2010. Và trong 2 năm gần đây, việc phổ cập này đã được các địa phương triển khai rất tốt.

Về phía Trung ương, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị triển khai về đề án này. Cho đến nay, đã có 62/63 tỉnh thành phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. 10 tỉnh đăng ký hoàn thành trong năm 2012 này, trong đó có 2 tỉnh rất khó khăn là Hòa Bình và Phú Thọ là các tỉnh miền núi. Đặc biệt miền Trung có tỉnh Nghệ An (rất đông học sinh) nhưng cũng hoàn thành vào 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn, có 2 văn bản, Quyết định của Chính phủ là văn bản 239 và 60 về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non trong đó đặc biệt quan tâm tới chính sách đối với trẻ em 3,4 tuổi và giáo viên.

Các địa phương trong cả nước có rất nhiều cố gắng để thực hiện quyết định này và chúng tôi rất phấn khởi vì đi tất cả các tỉnh thành đã có ban chỉ đạo, có việc chuyển đổi các trường mầm non ngoài công lập, hiện 33 tỉnh đã chuyển đổi hơn 4.000 trường vào công lập và có rất nhiều chính sách đối với giáo viên. Ngay Hà Nội cũng đã chuyển được rất nhiều giáo viên vào biên chế. Sắp tới có hội nghị trực tuyến của Chính phủ sơ kết 2 năm thực hiện quyết định 29, sẽ có nhiều báo cáo cụ thể những thành tích cũng như biện pháp hay triển khai quyết định này.


   Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) Lê Minh Hà. Ảnh, gdtd.vn

Hỏi: Thưa Bộ trưởng, giáo viên mầm non như chúng tôi hiện nay đang rất khó khăn,  Bộ có chính sách ưu đãi gì không? Trợ cấp như thế nào? Giáo viên mầm non cần được biên chế hết trong năm nay có được không?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Về khó khăn của giáo viên mầm non, chúng tôi cũng nắm được một số nét khái quát. Ví dụ, thời gian làm việc hơn 8 tiếng, thu nhập rất thấp, giáo viên ngoài công lập còn thấp hơn…

Để khắc phục vấn đề này, Bộ đã ban hành định mức làm việc của giáo viên mầm non, để các cô không phải làm việc căng thẳng như vậy. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, của các cơ quan chức năng của Quốc hội, của Chính phủ, chúng tôi đang nghiên cứu để có biên chế bảo mẫu.

Thứ ba, Chính phủ đã có cơ chế chuyển giáo viên mầm non ở các trường ngoài công lập ở vùng khó khăn vào công lập, nhưng chuyển như thế nào phụ thuộc vào khả năng của từng tỉnh, thành phố. Chúng tôi biết các địa phương đều có bàn bạc để từng bước chuyển giáo viên mầm non tại các vùng khó khăn từ khu vực ngoài công lập vào công lập, giải quyết chế độ chính sách.

Với các cháu học sinh mầm non, đặc biệt là mầm non 5 tuổi, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ để thu hút các cháu đến trường, vừa để chăm sóc sức khỏe, vừa chuẩn bị những điều kiện để học lên các cấp học cao hơn.

Hỏi: Vấn đề dạy chữ trước cho trẻ mầm non đến bao giờ mới cấm được, vấn đề này Bộ có biết không:

-  Học sinh lớp 1, ngày học bán trú, tối đến về nhà vẫn có bài tập, ngày thứ bẩy, chủ nhật vẫn đi học thêm, theo bộ trưởng có cần thiết vậy không?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Thứ nhất, về việc dạy chữ trước, chúng tôi khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản cấm việc dạy chữ trước ở bậc mầm non. Còn ở tiểu học, chúng tôi cũng đã có chỉ đạo về việc này.

Thứ 2, các cháu đã học 2 buổi ở trường, về nhà lại phải làm bài tập đến đêm thì tôi thấy không cần thiết. Cháu tôi năm nay học trung học cơ sở. Tôi bảo với cháu, học 2 buổi ở trường rồi, không phải học nữa. Cháu nhà tôi học lớp 8, học rất tốt. Điểm số cũng  có hôm 9, 10 điểm, cũng có hôm 5,6 điểm, có hôm 3,4 điểm cũng không nên coi việc đó là điều gì quá ghê gớm.

Theo tôi, không cần thiết phải cho các cháu làm bài, học thêm quá nhiều sau khi chúng ta đã cho các cháu học 2 buổi/ngày.

Chị Lê Thu Trang, Quận 1, TPHCM hỏi: Thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, năm học vừa qua, Bộ GD-ĐT  triển khai  thí điểm dạy tiếng Anh lớp ba. Tuy nhiên, khi thực hiện cho thấy  trình độ giáo viên còn rất nhiều  hạn chế. Ngành GD-ĐT sẽ làm gì để khắc phục tình trạng trên ?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Trong quá trình triển khai đề án, phương châm chỉ đạo của Bộ là trường nào đủ điều kiện thì triển khai trước, trước hết là điều kiện về thầy cô giáo. Những cơ sở nào, địa phương nào chưa đủ điều kiện thì chưa triển khai, tích cực chuẩn bị cho đủ điều kiện.

Bộ đã có chương trình, kế hoạch để đào tạo các giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh đạt chuẩn, đồng thời đảm bảo các điều kiện khác nữa. Phương châm chỉ đạo là thực hiện từng bước vững chắc, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng.

Quang Tùng, sinh viên năm thứ 2 hỏi: Cháu đọc báo thấy Bộ trưởng cho biết là rất thích đọc sách. Không biết, công việc bận rộn hiện nay, bác có còn dành thời gian cho đọc sách không, bác thường đọc sách gì, bác có ý kiến gì về văn hóa đọc hiện nay?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi hiện vẫn đọc, trước hết là đọc sách liên quan đến công việc, giáo dục, quản lý giáo dục, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội để có kiến thức chung về chỉ đạo. Mảng thứ 2, tôi cũng hay đọc là sách văn hóa- nghệ thuật, đặt trong cặp khi đi công tác địa phương, nước ngoài, tranh thủ thời gian để đọc.

Đánh giá văn hóa đọc hiện nay trong một câu chung thì khó. Tôi thấy, nhiều bạn trẻ có hiểu biết sâu sắc, có ý kiến độc lập, tố chất sáng tạo. Tôi cũng thỉnh thoảng vào blog thì thấy, đối với một bộ phận nào đấy thì đúng là có vấn đề, cũng không được lành mạnh, chưa được định hướng cho chuẩn, hay chưa được điều chỉnh cho tốt. Nhưng trong quá trình phát triển khoa học công nghệ, từng người phải tự điều chỉnh. Tôi nghĩ về mặt xã hội cũng có dư luận hướng dẫn để cho các bạn đọc nhất là các bạn đọc trẻ có định hướng tốt.

Hỏi: Năm học mới 2011-2012, lần đầu tiên ngành GD và ĐT tham gia chương trình quốc tế đánh giá học sinh phổ thông (PISA). Bộ trưởng có thể cho biết những nội dung cơ bản của chương trình này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi rất ngạc nhiên vì câu hỏi này cho thấy các bạn hiểu rất sâu công việc của chúng tôi. Năm ngoái, Bộ bắt đầu tham gia 2 chương trình đánh giá giáo dục phổ thông quốc tế, là PISA và PASEC.

Cho đến nay, chúng ta vẫn đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò, của trường, của các địa phương qua điểm số, tỷ lệ tốt nghiệp… Điều này có khía cạnh đúng nhưng cũng tạo áp lực cho các thầy cô, cho các địa phương và là một nguyên nhân gây ra bệnh thành tích trong giáo dục.

Hai chương trình nói trên có thể đánh giá chất lượng giáo dục hoàn toàn độc lập với kết quả thi và kiểm tra, thông qua các test (kiểm tra). Khi có Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ về chống bệnh thành tích, chống tiêu cực trong giáo dục, với sự giúp đỡ của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, sự chủ động của cán bộ trong ngành, sau một thời gian chuẩn bị, chúng tôi đã xin phép Thủ tướng Chính phủ tham gia chương trình và triển khai từ năm học này. Chúng ta sẽ triển khai việc đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương, của cả nước, cùng với các nước khác. Các tiêu chí không liên quan đến điểm số, tỷ lệ tốt nghiệp, là test khách quan cho thấy chất lượng giáo dục đang nằm ở đâu, giải tỏa sức ép với thầy cô giáo để việc dạy học đúng thực chất, đúng mong muốn của Đảng, của nhân dân, của phụ huynh.

Hỏii: Tình trạng lạm thu trong các trường học ở một số địa phương là vấn đề gây nhiều bức xúc trong phụ huynh và học sinh. Ngành GD-ĐT đã có một số biện pháp để ngăn ngừa nhưng tình trạng lạm thu được biến tướng, ngụy trang dưới nhiều hình thức nên rất khó xử lý, giải pháp nào cho vấn đề này, thưa Bộ trưởng ?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Vấn đề lạm thu trong các trường học chủ yếu là ở các thành phố lớn, các thị xã hay các vùng kinh tế phát triển đang gây nên bức xúc cho người dân. Chúng tôi cũng đã có điều tra nghiên cứu về vấn đề này.

Xin ví dụ ở Quảng Ninh, có các giải pháp hay như họp khu phố, họp phụ  huynh, ra nghị quyết triển khai việc này. Tôi cũng bố trí thời gian đến Quảng Ninh xem kỹ việc này. Các đồng chí lãnh đạo Quảng Ninh nói với tôi rằng đã làm rất tốt.

Hà Nội cũng có những giải pháp như cấp tiền cho các trường với mức độ cao hơn, trước đây đối với trường tiểu học là 80% để thanh toán tiền lương, 20 % còn lại lo các sinh hoạt khác của nhà trường, bây giờ ngân sách thành phố cấp lên là 25%. Đối với trung học phổ thông là đến 30%, để giảm việc thu của các cơ sở.

Nhiều tỉnh, thành phố cũng đã vào cuộc, có giải pháp cụ thể. Về phía Bộ, chúng tôi đã xem xét, soạn thảo, đưa lên mạng internet để lấy ý kiến nhân dân và cũng đã ký ban hành điều chỉnh điều lệ của hội cha mẹ học sinh. Trong đó quy định, nghiêm cấm việc hội cha mẹ học sinh đứng ra thu tiền lo việc trang thiết bị cơ sở vật chất cho nhà trường, lo việc thưởng, bồi dưỡng các thầy cô giáo.

Các phụ huynh học sinh nào có tấm lòng, điều kiện hỗ trợ giúp đỡ nhà trường, các bậc phụ huynh ấy tự mình tới gặp ban giám hiệu, phòng tài vụ ủng hộ, nghiêm cấm việc hội cha mẹ học sinh đứng ra thu tiền dưới hình thức vận động nhưng lại là tự nguyện một cách bắt buộc.

Trước góp ý của nhân dân trên phương tiện truyền thông, chúng tôi đã ký ban hành các quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, chỉ có giải pháp về mặt hành chính chưa thể giải quyết được, mà cần những giải pháp đồng bộ, trước hết là tuyên truyền vận động các nhà trường, trong tổ dân phố, trong các tổ chức chính trị xã hội khác để tạo đồng thuận chung trong cả hệ thống để chúng ta đấu tranh với hiện tượng này.

Bấm vào đây để xem tiếp phần nội dung buổi đối thoại.

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201203/Bo-truong-Bo-GDDT-doi-thoai-truc-tuyen-voi-nhan-dan-1959395/

Công bố những ngành khó tìm việc

Posted: 09 Mar 2012 02:01 AM PST

Công bố những ngành khó tìm việc

TT – Nhiều ngành trong diện "cảnh báo sớm" và nhiều ngành được khẳng định đã rơi vào "khủng hoảng thừa" khi người tốt nghiệp không có việc làm mà thí sinh và cả các trường vẫn nháo nhào đòi đăng ký tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT vừa công khai cơ cấu ngành nghề trong đào tạo để nhắc nhở thí sinh, phụ huynh trong định hướng nghề nghiệp tương lai.

Học sinh làm trắc nghiệm ngành nghề phù hợp trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2012 tại TP.HCM – Ảnh: MINH ĐỨC

Giảm chỉ tiêu tuyển sinh các ngành kinh tế

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2011 có hơn nửa triệu SV CĐ, ĐH nhập học. Trong số này, các khối ngành kinh tế chiếm áp đảo về số lượng thí sinh trúng tuyển. 248/416 trường (tỉ lệ 59,62%) tuyển sinh một trong bốn ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán.

Ngoài ra, sự bất hợp lý còn nằm ở chỗ chỉ tiêu các trường phân bổ cho các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán chiếm xấp xỉ 38% so với tổng chỉ tiêu, chỉ còn 62% cho tất cả các ngành đào tạo khác.

Bình quân trong ba năm (2009-2011), số thí sinh đăng ký vào bốn ngành này chiếm xấp xỉ 41% so với tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. Theo ông Nguyễn Văn Áng – phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch – tài chính, Bộ GD-ĐT, chỉ tiêu các trường đăng ký cho các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán hiện đang chiếm áp đảo, tạm thời vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu xu hướng này tăng dần lên quá 50% chỉ tiêu đào tạo chung thì không tránh được tình trạng khó tìm được việc làm sau khi ra trường.

Sự mất cân đối cơ cấu ngành nghề theo hướng nghiêng hẳn về các ngành kinh tế của các năm trước buộc bộ phải siết chặt lại chỉ tiêu đối với các ngành này, ngăn nguy cơ khủng hoảng thừa của 5-7 năm sau khi thế hệ SV trúng tuyển từ năm 2012 ra trường. Theo đó, năm 2012, bộ "gia hạn" cho tất cả các trường chỉ được đăng ký 184.300 chỉ tiêu ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng trong tổng số 576.000 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ nhằm kéo chỉ tiêu cho khối ngành này xuống dưới 32%.

Trong cuộc đối thoại trực tuyến gần đây cũng như trong nhiều hội nghị có bàn đến cơ cấu đào tạo ngành nghề, Bộ GD-ĐT luôn khẳng định sẽ gắn việc đào tạo của cơ sở giáo dục với nhu cầu của nền kinh tế, với tổng thể quy hoạch nguồn nhân lực cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, giải pháp này chỉ có thể khả dĩ ở việc quy hoạch ngành nghề, chứ gắn đào tạo với quy hoạch vùng chỉ là "vẽ ra cho vui". "Làm sao thực hiện được việc phân bổ quy mô đào tạo theo quy hoạch vùng? Thí sinh học ở Thái Nguyên rồi vào làm ở TP.HCM, từ Quảng Ninh vào Đà Nẵng là hết sức bình thường" – một chuyên gia giáo dục phân tích.

Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, trước sự mất cân đối ngành nghề ngay từ khâu đào tạo, bộ đang rà soát toàn bộ những trường hiện có, có cảnh báo cụ thể những ngành nào khuyến khích tạo điều kiện để mở và những ngành nào ở đâu sẽ không cho mở nữa. Đó chính là lý do bộ đã giao dần quyền tự chủ chỉ tiêu, quyền thẩm định nội dung chương trình cho các trường, nhưng riêng quyết định mở ngành, tất cả các trường đang và sẽ tiếp tục buộc phải xin phép và chờ bộ thông qua. Không lâu nữa, bộ cũng sẽ công khai trên mạng Internet số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành nghề, khu vực, số lượng đang học, sắp ra trường để thí sinh chuẩn bị thi tìm lựa ngành nghề xã hội thật sự đang cần, đang thiếu.

Trung cấp dược, điều dưỡng: cung vượt cầu

Không chỉ giảm dần chỉ tiêu như giáo dục ĐH, CĐ áp dụng với khối ngành kinh tế, giáo dục trung cấp thậm chí đã không cho các trường mở thêm những ngành tưởng "hot" nhưng lại đang rất thiếu việc làm.

Theo ông Hoàng Ngọc Vinh – vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, trong hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hiện đang xảy ra tình trạng thừa nguồn nhân lực thuộc các ngành kế toán, dược, điều dưỡng. Đặc biệt, đối với ngành đào tạo dược, điều dưỡng trình độ trung cấp, tình trạng thừa nhân lực đang có xu hướng rất trầm trọng. Theo tiết lộ của lãnh đạo Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã có ý kiến chính thức với Bộ GD-ĐT về tình trạng đào tạo trung cấp dược, điều dưỡng tràn lan ở nhiều trường khiến nguồn lực vượt quá xa nhu cầu thực tế trong nước.

Đặc biệt, ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, bản thân các cơ sở đào tạo cũng không đáp ứng, không bảo đảm được điều kiện học tập cho học sinh. Đến kỳ thực tập, số học viên này được gửi đến các bệnh viện học việc thậm chí bị từ chối vì bệnh viện quá tải… người thực tập. Trong hai năm trở lại đây, công việc của các ngành này cũng không còn dồi dào như trước. Rất nhiều học viên tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng, dược ra trường không có việc làm, đành ngậm ngùi xin về làm… công nhân những nhà máy gần nhà.

Hiện tại quy mô đào tạo của toàn hệ thống giáo dục trung cấp là 685.000 học sinh. Mỗi năm các trường tuyển mới 300.000 học sinh, trong đó năm 2011 riêng chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành dược, điều dưỡng trình độ trung cấp của các trường đã lên đến 85.000 người. Theo đó, bộ yêu cầu các trường rà soát lại, giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành này, nhất là ở thành phố lớn. Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh 2012, bộ cũng đã từ chối việc mở ngành đào tạo điều dưỡng, dược trình độ trung cấp đối với năm trường có ý định mở mới những ngành này.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/481269/Cong-bo-nhung-nganh-kho-tim-viec.html

Ưu tiên đầu tư cho KHCB-không quyết tâm hôm nay sẽ phải trả giá trong tương lai

Posted: 09 Mar 2012 02:01 AM PST

(GDTĐ) – Đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản (KHCB) mang lại lợi ích không dễ nhìn thấy nhưng rất lâu dài và quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đó là thực tế đã được minh chứng trên thế giới. Còn theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài thì con người Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiếp cận các lĩnh vực của KHCB ở trình độ cao.

Được biết, từ năm 2012, Nhà nước quyết định đầu tư nhiều hơn cho đào tạo khoa học cơ bản (trong đó có việc phê duyệt Đề án "Áp dụng cơ chế tài chính đặc biệt để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu ngành KHCB"…).

Để bạn đọc hình dung được phần nào ý nghĩa, vai trò và thực tế mà lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu KHCB đã và đang tác động đến sự phát triển của đất nước, PV Báo GDTĐ đã có cuộc phỏng vấn với GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam – một nhà giáo, nhà khoa học nữ đã có nhiều cống hiến trong đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản của nước ta.

PV: Thưa GS, có một thực tế đáng buồn là trong khi nền kinh tế Việt Nam đã có khởi sắc những năm qua, thì khoảng cách giữa nền KHCB Việt Nam và các nước tiên tiến ngày càng cách xa, ở một số lĩnh vực thậm chí còn có nguy cơ bị tụt hậu. Là một nhà khoa học, GS suy nghĩ gì về vấn đề này? Tăng cường sự đầu tư cho KHCB vào thời điểm này đã thật sự cấp thiết chưa? 

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Kinh tế VN khởi sắc sau đổi mới, nhờ giải phóng được sức lao động, hội

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu (Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam)
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu (Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam)

nhập kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đóng góp của khoa học- công nghệ (KH-CN) còn rất hạn chế, đó cũng là một trong những yếu tố làm cho sự phát triển chưa thật bền vững. KHCB có thể xem là nền tảng của mọi ngành KH-CN, là chìa khóa để phát triển một cách vững chắc các ngành công nghiệp, kinh tế, kỹ thuật… Thêm nữa, KHCB đóng góp lâu dài cho sự phát triển nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, góp phần đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, phát triển công nghệ (CN), sản xuất, kinh doanh… KHCB tạo cơ sở để tiếp thu nhanh chóng CN mới, làm chủ CN trong tương lai. Khắp nơi trên thế giới đều như vậy, điều này cũng đúng ở nước ta, thể hiện trong việc tiếp thu nhanh CN hiện đại của nước ngoài.

Sau thời kỳ khó khăn trước năm 1990, đời sống của những người làm KHCB thường không được đảm bảo, nên nhiều người cũng không thể dành hết công sức và tâm huyết cho công việc. Đáng tiếc là trong số này cũng có không ít bạn trẻ thật sự có năng lực và yêu KHCB cũng đành "rẽ ngang", không tiếp tục theo đuổi được con đường đã chọn.

Theo tôi, đã đến lúc cần coi trọng việc đầu tư cho công tác đào tạo và các nghiên cứu KHCB một cách có định hướng. Khi chưa đủ tiềm lực tài chính, thì cũng cần lựa chọn một số mũi nhọn trong một số lĩnh vực để đầu tư tập trung, từng bước và mở rộng dần tùy theo yêu cầu; cũng cần có thứ tự ưu tiên dựa vào mức độ tác động nhanh chậm, rộng hẹp của từng lĩnh vực. KHCB đối với sự phát triển các ngành khác, đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Xác định vấn đề cần ưu tiên cũng là điều không dễ, nhưng phải quyết tâm. Nếu không quyết tâm ngay bây giờ thì sẽ phải trả giá trong tương lai. Các nhà khoa học cũng nên xác định trách nhiệm của mình trong vấn đề hệ trọng này, để cùng đồng lòng, dốc sức vì mục tiêu chung, chứ không nên cục bộ.

PV: KHCB đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Để nâng tầm phát triển nền KHCB của VN xứng đáng với vai trò của nó, theo GS, cần phải đầu tư vào khâu nào? Phải chăng để có được nhân tài, nguồn nhân lực thế hệ mới đạt được nhu cầu cả về "chất" và "lượng" cho lĩnh vực KHCB thì phải bắt đầu từ khâu đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo mạnh và có truyền thống ở Việt Nam?

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: KHCB góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT, kể cả chất lượng đào tạo chuyên nghiệp, kỹ thuật, kinh tế, công nghệ; giúp Việt Nam làm chủ được công nghệ nhận chuyển giao, giúp phát triển công nghệ trong tương lai; KHCB cũng giúp nâng cao tầm văn hóa, khoa học của đất nước… Vai trò của KHCB đã quá rõ. Nhưng muốn phát huy được vai trò đó,  theo tôi phải bắt đầu ngay từ khâu đào tạo, phải nuôi dưỡng tình yêu khoa học cho giới trẻ, không nhất thiết phải ưu đãi đặc biệt, nhưng cũng cần tạo điều kiện về vật chất cần thiết ở một mức độ nhất định nào đó, đủ để những người có năng lực, yêu KHCB và không quá thực dụng có thể vững bước trên con đường học tập và nghiên cứu KHCB có định hướng. Ví dụ, Nhà nước cần có chính sách học bổng, điều kiện học hành cần thiết cho sinh viên theo học KHCB; rồi chế độ lương và đãi ngộ đối với các nhà nghiên cứu KHCB…

Trước mắt, số lượng người làm KHCB có thể chưa cần nhiều lắm, vậy ở khâu đào tạo chưa cần phải chú ý nhiều đến số lượng, nhưng cần chú trọng đến  chất lượng. Do vậy, theo tôi, có thể tập trung đầu tư cho một số (không cần nhiều) nơi có đủ điều kiện để đào tạo và nghiên cứu KHCB có chất lượng.

PV: Đánh giá của GS về chất lượng và điều kiện đào tạo KHCB ở các trường ĐH của Việt Nam trong những năm qua?

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Qua thực tế trực tiếp giảng dạy, tôi thấy, phải sàng lọc cao và nếu không có tiêu cực thì mới chọn được người có chất lượng, vì vậy ngoại trừ một số em sinh viên xuất sắc, xét một cách đại trà thì chất lượng đầu vào thời gian qua thấp hơn trước, do nhận thức chung và hoàn cảnh cụ thể, không có nhiều học sinh đăng ký vào các ngành KHCB, không có được sự sàng lọc cao như nhiều năm  trước. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào "tâm" và "tầm" của đội ngũ thầy cô giáo. Hiện tại, đội ngũ giảng viên ở nhiều cơ sở được đào tạo của ta có trình độ khá cơ bản, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cũng tốt hơn trước nhiều. Tuy nhiên, đội ngũ làm công tác đào tạo hình như vẫn không thật chuyên tâm, tập trung sức lực cho đào tạo và NCKH, bị phân tâm, phân lực cho nhiều việc khác, cũng như có những yếu tố khách quan đâu đấy, tạo nên sự không công bằng đối với sự đóng góp của mỗi người. Điều này  làm cho những người thầy vốn tâm huyết với sự nghiệp đào tạo và có khi cả những người thân trong gia đình họ, đôi lúc cũng không thật kiên định với ý tưởng, quan niệm tốt đẹp trong nghề nghiệp của mình, có khi phải suy nghĩ về hai từ “thiệt, hơn”.

Tín hiệu vui là những năm gần đây, một số cơ sở đào tạo đã được tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, có điều kiện thuận lợi hơn trước nhiều. Nhưng vì nhiều lý do, vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, hiệu quả đầu tư còn thấp. Một trong những nguyên nhân quan trọng phải chăng là nguồn nhân lực chưa đủ về nhiều mặt, chưa đồng bộ để tiếp nhận đầu tư, chưa được thiết kế chu đáo trước khi đầu tư?

PV: GS từng tâm sự rằng: "Sự hấp dẫn mạnh mẽ của NCKH làm cho các nhà nghiên cứu say sưa đến đam mê, luôn cảm thấy thiếu thời gian và có thể quên đi rất nhiều những khó khăn, rắc rối của đời thường". GS có thể chia sẻ từ thực tế cuộc đời giảng dạy và nghiên cứu khoa học với các bạn trẻ, để một khi đã yêu thích lĩnh vực KHCB thì đừng ngần ngại dấn thân?

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Người làm khoa học, nghiên cứu hay giảng dạy cũng như những người lao động khác, có cuộc sống riêng với gia đình, cuộc sống chung với xã hội và công việc. Tôi nói khoa học có sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với những người yêu khoa học, thích nghiên cứu và khám phá, tất nhiên đối với những người làm nghệ thuật, những người làm nghề khác cũng có những người tha thiết với công việc, với nghề nghiệp của họ. Tất cả những người lao động chân chính, đều có thể vì công việc mà họ yêu thích, có thể quên đi rất nhiều những khó khăn rắc rối của đời thường. Nói vậy là để cùng nhau vượt qua khó khăn mà trong cuộc đời, lúc này hay lúc khác mỗi người có thể gặp phải.

Thực tế hiện nay, xã hội, nhà nước rất quý trọng những người lao động chân chính. Đối với những người làm khoa học cũng vậy, lúc này, lúc khác, nơi này, nơi khác có khi người làm khoa học gặp khó khăn trong đời sống, có thể "nhìn ngang nhìn ngửa", nhưng ông  cha ta  đã từng nói "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Nếu có bạn trẻ nào đã yêu thích KHCB thì hãy nuôi dưỡng tình  yêu ấy, việc học tập và nghiên cứu KH là công việc có nhiều lúc khó khăn, nhưng cũng đầy hấp dẫn. Tùy sức mình, tùy hoàn cảnh, công việc và thời cơ, phải kiên trì phấn đấu cho con đường sự nghiệp. Cuộc đời luôn dành chỗ xứng đáng cho bất kỳ ai, tha thiết yêu nghề, quyết tâm dấn thân và cống hiến với tất cả sức lực mà mình có trong cuộc đời.

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu (đứng giữa) cùng một số nữ trí thức Việt Nam.  a
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu (đứng giữa) cùng một số nữ trí thức Việt Nam

PV: Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 2000 – 2010, trong số các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, tỉ lệ phụ nữ chủ trì vào khoảng 20%. Song có một thực tế là số phụ nữ có trình độ chuyên môn cao, có học vị học hàm cao còn rất thấp và có thể còn biến đổi theo chiều hướng xấu hơn. Là một nhà khoa học nữ, gắn bó cả sự nghiệp với nghiên cứu khoa học, GS có suy nghĩ gì về chuyện nữ giới làm khoa học? Phải chăng, nữ giới làm khoa học, nhất là lĩnh vực khoa học cơ bản gặp nhiều cái "khó" hơn nam giới?

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Tỷ lệ nữ ở các bậc học, học vị, học hàm càng cao thì càng thấp, mặc dù khoa học đã chứng minh nhìn chung không có sự khác biệt giữa  nam và nữ ở phần não liên quan đến trí tuệ, không phải ở đâu nam cũng luôn luôn trội hơn nữ, mà trong một số ngành, một số khía cạnh nữ lại trội hơn nam. Tỷ lệ nữ thấp ở bậc cao là kết quả của hoàn cảnh và tổ chức xã hội. Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để hình thành đội Nữ trí thức từ sau năm 1945, đến nay đã đạt được một kết quả đáng khích lệ về bình đẳng giới như: Nữ sinh viên chiếm tỷ lệ 50%, nữ chủ trì các đề tài và dự án khoa học 2000- 2010 đạt 20%… đó là một thành tích đáng được ghi nhận và biểu dương. Khó khăn của phụ nữ trong lĩnh vực KH-CN cũng như các lĩnh vực đòi hỏi trí tuệ cao, lãnh đạo cấp cao chẳng hạn, hẳn còn không ít. Ngoài những khó khăn khách quan, trong tầm sâu tư duy của toàn xã hội, trong từng gia đình và còn cả trong không ít trong giới nữ nữa, vẫn xem trọng nam hơn nữ. Ngoài ra, những khó khăn của phụ nữ trong quá trình trưởng thành và phát triển (việc nhà, trách nhiệm trong gia đình, sức khỏe, cuộc sống riêng tư..v…v..) hẳn còn chưa thuận lợi cho những trách nhiệm lớn. Phải làm sao để xã hội chấp nhận và mọi người (kể cả chính nữ giới) nhận thức đúng về bình đẳng giới để cùng nhau khắc phục.

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Kinh tế, ngân hàng, quản trị-kinh doanh…cũng đều là những ngành học hay và cần thiết. Tuy nhiên, nếu như thống kê của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ của thí sinh bình quân trong 3 năm (2009 – 2011)  tập trung xấp xỉ 41% thí sinh thi tuyển vào những ngành này trong tổng số hồ sơ đăng ký dự thi và có tới 59,62% trường ĐH, CĐ tuyển sinh ngành kinh tế, thì rõ ràng là một sự bất hợp lý. Ngành nào thì cũng cần cán bộ giỏi, cần nhân lực giỏi có năng khiếu, nhưng việc lựa chọn ngành nghề là vấn đề nghiêm túc không thể theo "phong trào", nếu lựa chọn ngành học theo phong trào thì chính các thí sinh thi tuyển ĐH, CĐ sẽ "lĩnh đủ" hậu quả đối với sự phát triển sự nghiệp của bản thân trong tương lai.

Nói về KHCB, theo tôi, đây cũng là lĩnh vực ngành nghề đang rất cần những người có năng lực và yêu nghề. Hiện tại và trong tương lai không xa sẽ cần nhiều cán bộ nghiên cứu KHCB giỏi. Ngành KHCB cần rộng mở với những người có năng khiếu, say sưa và quyết tâm học tập, nghiên cứu suốt đời.

PV: GS có lời khuyên gì cho các bạn trẻ đam mê khoa học cơ bản, đặc biệt là các em HS lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học trong năm 2012 này?

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: HS học hết bậc học phổ thông, đam mê khoa học cơ bản là một thành quả đáng mừng cho những gia đình có con em như vậy. Ở bậc học phổ thông, HS được học KHCB và còn biết cả những ứng dụng của KHCB. Các bạn có thể tiếp tục học tập nghiên cứu KHCB, hay vào các ngành chuyên môn khác, các bạn cũng sẽ được tiếp tục học KHCB ở những năm đầu đại học. Hãy cân nhắc lựa chọn hướng học mà mình đam mê để có thể cống hiến có hiệu quả, cống hiến suốt đời. Đừng vội nghĩ đến những mục tiêu quá thiển cận. Tất nhiên, nên tìm hiểu tham khảo những người biết rõ mình, và hiểu biết hơn, giàu kinh nghiệm hơn. Các em cũng đừng quên hoàn cảnh riêng của gia đình mình.

PV: Với kinh nghiệm của bản thân, GS có thể chia sẻ suy nghĩ gì với các bạn học sinh đang đứng trước thềm của việc chọn trường, chọn nghề, nhất là những bạn yêu thích lĩnh vực KHCB, làm sao để những học sinh yêu thích KHCB có được một cách nhìn đúng đắn về nghề nghiệp phù hợp khả năng, sở thích?

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Vấn đề chọn nghề cho tương lai phải được xem là việc hết sức quan trọng, và cũng không dễ. Các em đang đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề nghiệp cho tương lai, cần tìm hiểu kỹ những đặc điểm, yêu cầu của mỗi ngành, nghề, rồi đối chiếu với bản thân xem khả năng của mình có chỗ mạnh, điểm yếu như thế nào. Chọn nghề nghiệp cho tương lai không thể duy ý chí, lại càng không nên theo tâm lý "bầy đàn", hoặc chạy theo những thành công nhờ may mắn của người khác, vì những mục tiêu vụ lợi, những thu nhập do các hiện tượng tiêu cực mà có được.

Khi lựa chọn ngành nghề, để đánh giá đúng sở trường, cũng rất cần tham khảo các ý kiến thầy cô giáo trực tiếp dạy các em, ý kiến của gia đình… (những người luôn quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của các em). Việc lựa chọn ngành nghề cũng phải lưu tâm đúng mức đến sự hài hòa giữa mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể của bản thân, gia đình, trách nhiệm với gia đình… Tôi hoàn toàn đồng tình và nhắc lại là không có ngành dở, nghề dở mà chỉ có người dở.

Tôi muốn nhắn nhủ những học sinh yêu thích học và nghiên cứu KHCB hãy đừng mất niềm tin, hãy quyết tâm. Tương lai của các em đang bắt đầu từ những gì các em làm hôm nay.

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu là Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội (từ năm 1996 đến năm 2000). Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hoá sinh Việt Nam. Uỷ viên Hội đồng Hoá sinh và Sinh học phân tử Châu Á Thái Bình Dương (1993 – đến nay).

Nhiều năm là uỷ viên Ban chủ nhiệm, Ban chỉ đạo chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về Công nghệ sinh học (1991 – 2000); thành viên Hội đồng khoa học – đào tạo các cấp: khoa, trường, ĐHKHTN – ĐHQGHN. Uỷ viên hội đồng chính sách KHCN quốc gia (1993 – 2002). Uỷ viên hội đồng biên tập "Tạp chí sinh học" và một số tạp chí khoa học khác. Uỷ viên Hội đồng học hàm chuyên ngành Sinh học Trung ương (1991- 2000). Ủy viên Hội đồng chính sách khoa học Công nghệ quốc gia (1993-2002). Thành viên Uỷ ban giải thưởng Kovalépxkai của Việt Nam, Uỷ viên hội đồng quỹ hỗ trợ sáng tạo tài năng nữ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1994 đến nay).

Đại biểu Quốc hội khoá IX và khoá X. Phó chủ nhiệm Uỷ ban KHCN MT Quốc hội Khoá X (1997 – 2002). Uỷ viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam khoá IV (1994 – 1999) , V(1999 – 2004), và VI (2004 – 2009) và VII (2009 – 2014).

Hiện đang là Phó chủ nhiệm thường trực Hội đồng Tư vấn về Khoa học – Giáo dục của UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,  Phó chủ tịch hội hữu nghị Việt Nam – Ba Lan (1994 – 2001). Thành viên Hội đồng khoa học của Chương trình học bổng L'Oreal –UNESCO giành cho tài năng khoa học nữ trẻ.v.v. Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ I (2011 – 2016).

Trải qua nhiều vị trí công tác và NCKH, những đóng góp của GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng, bằng khen cao quý:  

- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng III (1984).

- Bằng khen của TƯ Hội LHPNVN "Người Phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 10 năm liên tục xuất sắc 1978 -1988".

- Giải thưởng Kovalepskaia (1988).

- Nhà giáo ưu tú (1990).

- Bằng khen lao động sáng tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1992).

- Huy chương Vì sự nghiệp Phát triển nghề Cá (1997).

- Huân chương Lao động hạng III (1998).

- Huân chương Lao động hạng II (2002)

- Bằng khen của Hội LHPNVN về việc đã có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Kỹ thuật (1999).

- Giáo viên dạy giỏi liên tục từ 1982 – 1999.

- Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ (1999).

- Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục (2000).

- Huy chương Vì sự nghiệp Hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc (2001).

- Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kềt dân tộc 15/11/2002 .v.v.

- Huân chương Vì sự nghiệp đại đoàn kềt dân tộc 31/10/2006.

Nhiều bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng, TƯHLHPNVN, Tổng Liên đoàn Lao động VN, Gíám đốc ĐHQGHN .v.v. về công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý.…

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201203/Uu-tien-dau-tu-cho-KHCBkhong-quyet-tam-hom-nay-se-phai-tra-gia-trong-tuong-lai-1959401/

Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ 2012

Posted: 09 Mar 2012 01:58 AM PST

 

Dự thi trường nào làm hồ sơ đăng ký dự thi trường đó

 

Thí sinh dự thi tại trường nào thì làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào trường đó; Thí sinh đã dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển hoặc không tổ chức thi tuyển sinh, có cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành, nếu trường xét tuyển theo ngành) không được xét tuyển vào trường khác (hoặc ngành khác).

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GDĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Những thí sinh này chỉ được xét tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH;

Thí sinh dự thi vào ngành năng khiếu, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi, được đăng ký xét tuyển vào đúng ngành đó của những trường có nhu cầu xét tuyển, nếu đúng vùng tuyển quy định của trường và có các môn văn hoá thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GDĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ mức điểm tối thiểu quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0), được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi CĐ ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường cao đẳng hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ cao đẳng của các trường đại học còn chỉ tiêu xét tuyển, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường CĐ tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GDĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh. Những thí sinh này được xét tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH.

Mỗi túi hồ sơ ĐKDT có 2 phiếu đăng ký xét tuyển

Hồ sơ ĐKDT gồm có: Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2. Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường). Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).

Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để các Sở GD-ĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc giấy báo điểm) và giấy báo trúng tuyển.

Đối với thí sinh là đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề (hệ THCS) phải có xác nhận đã học đủ khối lượng và thi đạt các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Hồ sơ ĐKXT gồm có: Giấy chứng nhận kết quả thi do các trường tổ chức thi cấp; Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.

Thí sinh được nộp hồ sơ ĐKDT tại trường

Về thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và cước phí vận chuyển hồ sơ tại nơi tiếp nhận theo quy định của Sở GD-ĐT. Các Sở GD-ĐT sẽ chuyển hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT cho các trường. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT theo quy định của Sở GD-ĐT, thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT trực tiếp tại trường.

Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp sửa chữa, bổ sung. Những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông; đoạt giải hoặc đẳng cấp thể dục thể thao, nghệ thuật, nộp thêm giấy chứng nhận đoạt giải hoặc giấy chứng nhận đẳng cấp trong ngày làm thủ tục dự thi.

Hồ sơ ĐKXT được nộp qua đường bưu điện

Thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT: Theo đúng thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh.

Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-572844/nhung-luu-y-quan-trong-khi-lam-thu-tuc-du-thi-dh-cd-2012.htm

Ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT 2012

Posted: 09 Mar 2012 01:58 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2012, theo đó điểm mới là kì thi này sẽ không còn chấm chéo, hình thức thi cụm cũng không còn bắt buộc.

 

Hiếu Nguyễn

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201203/Ban-hanh-quy-che-thi-tot-nghiep-THPT-2012-1959452/

Nhóm ngành nông–lâm–ngư và sư phạm đang thất sủng

Posted: 09 Mar 2012 01:58 AM PST

Nghiên cứu của TS Nguyễn Thuý Quỳnh Loan, phó trưởng khoa quản lý công nghiệp đại học Bách khoa TP.HCM và cộng sự chỉ ra rằng nếu xu hướng trên tiếp tục xảy ra trong những năm tiếp theo, lực lượng lao động có trình độ trong hai ngành này sẽ thiếu. Trong khi đó, phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo; nhu cầu giáo dục ngày càng tăng, nhất là ở vùng ven thành phố, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên.

"Tôi cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước và giáo dục cần có những chính sách trong trường học và hành động thiết thực, đặc biệt chú trọng xây dựng hoạt động hướng nghiệp, tác động đến việc lựa chọn ngành học và đáp ứng nhu cầu lao động trong tương lai. Sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hướng nghiệp sẽ đem lại hiệu ứng tốt cho học sinh khi chọn ngành học phù hợp", TS Loan nói.

Nguyên nhân của tình trạng trên là gì, thưa bà?

Việc chọn ngành nghề theo trào lưu hơn là theo sở thích và năng lực của bản thân đã dẫn đến tình trạng: có ngành tìm sinh viên không đủ chỉ tiêu, trong khi có ngành thí sinh cạnh tranh rất gay gắt.

Thực tế này dẫn đến lo ngại nguy cơ lệch cán cân nguồn nhân lực trong tương lai. Bởi lẽ, cách làm kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào những gì mình có (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất…) và nhu cầu đăng ký của học sinh rồi mở rộng đào tạo, cố gắng tuyển thật nhiều để đảm bảo nguồn thu hoặc giảm chỉ tiêu những ngành học có ít học sinh đăng ký, trong khi lao động trong nhóm ngành này đang khan hiếm.

Phân tích cho thấy gì ở xu hướng chọn các nhóm ngành học, thưa bà?

Nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam đang chiếm lực lượng lao động lớn nhất (xấp xỉ 50%) nhưng thiếu lao động có trình độ.

Số lượng đăng ký nhóm ngành này theo chiều hướng giảm dần trong mấy năm gần đây. Còn số lượng đăng ký cho nhóm ngành sư phạm – quản lý giáo dục có chiều hướng giảm rõ nét theo từng năm, năm sau giảm hơn năm trước, giảm sâu nhất là năm 2010 trong khi chỉ tiêu tăng mỗi năm từ 2,4 – 13,7%.

Dù việc nâng chỉ tiêu nhóm ngành sư phạm – giáo dục luôn đặt ra nhưng thực tế vẫn đang rất khó khăn đạt mục tiêu, nhất là các ngành tiếng Pháp, Nga, năng khiếu, âm nhạc…

Việc học sinh đang có xu hướng "quay lưng" lại với ngành này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng "đầu vào" của ngành đào tạo, một ngành đang có vị trí quan trọng đặc biệt trong xu thế phát triển hiện nay.

Chỉ tiêu cho nhóm ngành xã hội – nhân văn ổn định qua các năm, mỗi năm chỉ tăng trung bình khoảng 1%, nhưng có chiều hướng giảm dần. Ở các nước Canada, Mỹ, Nhật, tỷ lệ phần trăm ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong giáo dục đại học: khoảng 25 – 50% số lượng sinh viên theo học. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm ngành này thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 11% theo thống kê trong 11 trường khảo sát, và tỷ lệ này sẽ thấp hơn nếu xét tất cả các trường đại học.

Hay nhóm ngành kinh tế – quản lý – tài chính, dù phân tích cho thấy không có xu hướng đăng ký dự thi tăng ở ngành này, và chỉ tiêu được điều chỉnh giảm, cho phù hợp tình hình thực trạng hiện tại và chính sách quy hoạch ngành đào tạo (khoảng 20% trong tổng các ngành, giai đoạn 2006 – 2020), nhưng thực tế nó luôn được quan tâm nhất với số lượng đăng ký dự thi rất cao (như: năm 2010, chỉ tiêu chỉ 8.700 nhưng đăng ký tới 79.000…).

Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung lao động ngành nghề này đã bắt đầu thừa so với nhu cầu.

Một số điểm mới trong tuyển sinh có ảnh hưởng hoặc cải thiện gì cho nguy cơ lệch cán cân nhu cầu nhân lực?

Một điểm mới trong tuyển sinh năm nay là không xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 sẽ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên trong lựa chọn ngành nghề phù hợp với sức học của mình, và cũng tạo điều kiện cho các trường thu hút sinh viên vào các ngành khó tuyển hoặc những ngành mà nhu cầu xã hội đang thiếu.

Điều này sẽ giúp giảm bớt nguy cơ lệch cán cân cung – cầu về nguồn nhân lực trong tương lai.

Tuy nhiên, phía nhà trường, ngoài việc công bố các thông tin xét tuyển cũng cần phải có thêm những buổi định hướng ngành nghề sâu hơn để học sinh/sinh viên thực sự hiểu và chọn được ngành nghề phù hợp cũng như theo đuổi việc học ngành này đến cùng.

(Theo Lê Quỳnh Sài Gòn Tiếp Thị)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/63101/nhom-nganh-nong-lam-ngu-va-su-pham-dang-that-sung.html

Comments