Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thi tốt nghiệp THPT 2012: TS vẫn được mang Atlat Địa lí

Posted: 08 Mar 2012 06:05 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT công bố các vật dụng được mang, không được mang vào phòng thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, theo đó, thí sinh sẽ được mang Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, thí sinh sẽ tiếp tục được mang vào phòng thi Atlat Địa lý
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, thí sinh sẽ tiếp tục được mang vào phòng thi Atlat Địa lý

Cụ thể, đó là cuốn Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành và không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.

Ngoài ra, thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi như: Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử. Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ;

Thí sinh mang theo tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện thu phát thông tin không được quy định ở trên vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201203/Thi-tot-nghiep-THPT-2012-TS-van-duoc-mang-Atlat-Dia-li-1959450/

Đào tạo chưa gắn với phân công công việc

Posted: 08 Mar 2012 06:05 AM PST

Đào tạo chưa gắn với phân công công việc

TTO-  Đúng 9g hôm nay 7-3, tại Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận bắt đầu cuộc đối thoại về những vấn đề giáo dục – đào tạo đang được người dân quan tâm.

Bộ trưởng Bộ GD – ĐT. Ảnh: chinhphu.vn

Trong đó có nhiều vấn đề mà dư luận bức xúc, mong muốn được sự giải thích thuyết phục.

Trao đổi về những công việc sẽ làm trong năm 2012 và những năm tới, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Trong năm 2012, chúng tôi tập trung vào những công việc sau: khối mầm non, phổ thông tăng cường cơ sở vật chất, tăng chất lượng, tiếp tục thực hiện giảm tải. Tập trung triển khai tốt hơn phổ cập mầm non 5 tuổi, quan tâm giáo dục vùng sâu vùng xa.

* Ngành nông, lâm, ngư nghiệp, sư phạm hiện nay kém hấp dẫn và việc mất cân đối còn trầm trọng hơn trong những năm tới. Bộ GD-ĐT có giải pháp gì để khắc phục? (Anh Thanh Tùng, tại Quán Thánh, Hà Nội)

- Việc mất cân đối là một thực tế. Khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường, giữa đào tạo và phân công công việc không gắn với nhau. Đây là một khó khăn. Bộ GD-ĐT cũng có những chính sách để thu hút ngược học sinh vào những ngành xã hội đang thiếu nhân lực.

Về chính sách, đối với giáo viên chúng tôi đã có phụ cấp thâm niên giảng dạy trong hệ thống, phụ cấp đứng lớp. Đối với giáo viên dạy học ở vùng sâu vùng xa có phụ cấp thu hút, cao nhất là 70% lương cơ bản. Có chính sách thu hút giảng viên giỏi. Học sinh tiểu học được miễn học phí.

* Tại sao bộ không có chủ trương thay đổi vào đầu năm học để có sự chuẩn bị? Bộ chỉ cho phép tuyển sinh khối A1 nhưng Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tuyển sinh khối H1, việc này có phải chủ trương chung, Bộ GD-ĐT có cho phép không?

- Năm 2012, Bộ GD-ĐT chỉ quyết định bổ sung khối thi A1. Khối H1 do Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đề xuất nhưng bộ không đồng ý.

* Số trường ĐH thành lập nhiều, trong khi bộ chưa đủ lực lượng cán bộ kiểm định, thẩm định đúng chất lượng đào tạo của nhiều trường ĐH. Thưa bộ trưởng, bộ đã nghĩ đến phương án nào tái cơ cấu mạng lưới ĐH trong toàn quốc? (Ông Bình, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam)

- Đây là câu hỏi nhiều mảng. Thành lập trường và tự chủ trường ĐH khác ở trường phổ thông. Tất cả các trường phổ thông đều chung một chương trình, trong khi ĐH hoàn toàn khác. Các trường ĐH, CĐ đào tạo nhiều ngành nghề, đáp ứng nhu cầu khác nhau về nguồn nhân lực và ĐH tự chủ cao hơn phổ thông.

Để đảm bảo năng lực và điều kiện tự chủ, bộ yêu cầu những trường có thầy giáo ít thì không được tự thẩm định chương trình, giáo trình mà phải mang hồ sơ đến các trường ĐH có đội ngũ, bề dày kinh nghiệm để được thẩm định và hướng dẫn thực hiện. Toàn bộ việc mở ngành do bộ xem xét.

Kiểm định là công việc quan trọng để bảo đảm nguồn nhân lực, là điều kiện thúc đẩy các trường phát triển. Bộ đã có văn bản hướng dẫn để nhà trường tự đánh giá. Bộ đang xây dựng văn bản đào tạo cán bộ kiểm định và đã cử cán bộ đi học về kiểm định tại các nước làm tốt việc này. Nhất định sẽ đưa chất lượng kiểm định trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhà trường.

* Câu chuyện trên chắc chắn có liên quan đến sự việc của ĐH Hùng Vương đúng không thưa bộ trưởng? (câu hỏi của người dẫn chương trình)

- Đây là một trường hợp cá biệt. Lãnh đạo bộ vừa ký quyết định ngừng tuyển sinh đối với Trường ĐH Hùng Vương. Tôi tin rằng sau đây UBND TP.HCM sẽ xử lý đến cùng những sai phạm của trường này.

* Bộ đã kiểm tra một số trường đại học, quan điểm của Bộ GD-ĐT trong việc này thế nào? (Một bạn đọc tại Đà Nẵng)

- Sự vững mạnh, yếu kém của các trường cũng là sự vững mạnh, yếu kém của bộ. Bộ GD-ĐT muốn có những cảnh báo, nhắc nhở để các trường điều chỉnh. Nhưng với những sai phạm nghiêm trọng thì phải xử lý nghiêm khắc, như trường hợp Trường đại học Hùng Vương.

* Bộ GD-ĐT đã phê duyệt đề án phổ cập mầm non 5 tuổi. Bộ cho biết việc này đã triển khai thế nào? Vì sao tình trạng phụ huynh xếp hàng xin học cho con qua đêm kéo dài chưa được khắc phục?

- Tôi đã xem những cảnh các ông bà, bố mẹ xếp hàng xin học cho con. Tôi rất chia sẻ với những khó khăn của các bậc phụ huynh và cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em trong hoàn cảnh khó khăn. Việc thiếu chỗ học do tốc độ đô thị hóa, nhu cầu học tăng đột biến.

Một nguyên do nữa là sự chênh lệch giữa điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục giữa các trường. Nhu cầu muốn học ở nơi có điều kiện tốt hơn khiến cho một số nơi có sự quá tải, căng thẳng trong tuyển sinh. Bộ GD-ĐT chỉ đạo ngành GD-ĐT phải cố gắng kéo gần khoảng cách chất lượng giữa các trường. Bộ GD-ĐT cũng đã làm việc với Hà Nội và TP.HCM và đã có những giải pháp quyết liệt để chấm dứt việc này.

* Bộ GD-ĐT có giải pháp gì khắc phục khó khăn của giáo viên mầm non? Giáo viên mầm non có được biên chế hết trong năm nay không?

- Thời gian làm việc của giáo viên mầm non hơn 8 tiếng, có khi hơn 10 tiếng. Thu nhập của giáo viên mầm non rất thấp. Giáo viên mầm non ngoài công lập thu nhập còn thấp hơn. Bộ đã ban hành định mức làm việc của giáo viên mầm non, có tính toán về biên chế để giáo viên mầm non không phải làm việc căng thẳng. Đang đề xuất biên chế cho bảo mẫu trong trường mầm non, chuyển giáo viên mầm non trong trường ngoài công lập vào trường công lập ở địa bàn khó khăn.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trong buổi đối thoại trực tuyến – Ảnh: Việt Dũng

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (phải) nhận được nhiều câu hỏi trong buổi đối thoại trực tuyến – Ảnh: Việt Dũng

* Việc dạy chữ trước cho trẻ mầm non bao giờ mới cấm được? Học sinh học 2 buổi ở trường về nhà vẫn phải làm bài tập đến đêm, vậy có cần thiết không?

- Bộ GD-ĐT đã có chỉ đạo cấm dạy chữ trước cho trẻ mầm non. Học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày ở trường vẫn phải làm bài tập ở nhà là không cần thiết.

* Bộ trưởng trả lời như thế với tư cách phụ huynh hay bộ trưởng?

- Tôi nghĩ là cả hai.

* Bộ GD-ĐT đang triển khai đề án dạy ngoại ngữ bắt buộc cho học sinh lớp 3 trở lên nhưng trình độ giáo viên thì còn thấp. Bộ có giải pháp gì để đảm bảo chất lượng?

- Quan điểm của Bộ GD-ĐT là tiến dần dần. Bao giờ đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên thì mới triển khai. Cùng với việc triển khai đề án dạy ngoại ngữ cho học sinh từ lớp 3, Bộ GD-ĐT cũng có kế hoạch đào tạo, tập huấn giáo viên đủ trình độ để đảm nhiệm chương trình này.

Quang cảnh buổi đối thoại trực tuyến

* Trong năm 2012, việc tổ chức thi ĐH, CĐ có gì thay đổi so với trước? Có thể gộp kỳ thi ĐH, CĐ thành một đợt thay cho 2 đợt để đỡ tốn kém cho xã hội?

- Bạn nên tham khảo chi tiết trên trang web của bộ. Về cơ bản, kỳ thi giữ ổn định như 2011. Những thay đổi chỉ để bảo đảm thuận lợi cho thí sinh. Năm nay bổ sung khối A1 toán, lý, tiếng Anh. Lưu ý những trường trước đây tuyển khối A muốn bổ sung A1 thì phải tuyển sinh ngành đó cả hai khối A, A1.

Năm 2012 cũng mở điều kiện để các cháu thi khu vực Hà Nội, TP.HCM là thí sinh Quảng Ninh, Hải Phòng, khu vực lân cận Nghệ An sẽ được thi tại địa phương, là các cụm thi.

Hiện tại, hằng năm số lượng thí sinh dự thi ĐH-CĐ rất lớn, không thể chung đợt vì không đủ thầy cô để coi thi, không đủ phương tiện phục vụ tất cả cho một đợt thi, không đủ phòng thi. Điều kiện ăn uống, đi lại cũng sẽ rất căng thẳng nếu gộp tất cả vào một đợt thi, nên phương án này không thể thực hiện được.

- Ông Bùi Anh Tuấn - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT - trả lời thêm: Điều chỉnh ĐH, CĐ chỉ là yếu tố kỹ thuật, còn cơ bản là giữ ổn định. Tất cả là để tạo thuận lợi cho thí sinh và gia đình.

* Bộ không in cuốn "Những điều cần biết" khiến dư luận cho rằng làm các thí sinh, phụ huynh rối như canh hẹ. Nhiều đơn vị lợi dụng phát hành và có nhiều thông tin sai. Nhiều cuốn nói là "nhân đôi điểm ưu tiên" trong khi bộ đã bỏ quy định cho phép các trường vùng dân tộc thiểu số được hạ điểm chuẩn.

Ngay trong thông tin trên trang web của bộ cũng không chuẩn khi một số ngành của một số trường như ĐH Hoa Sen vẫn ghi mã ngành ba chữ số, ĐH quốc tế Hồng Bàng lại ghi ở Hải Phòng, trong khi nó nằm ở TP.HCM. Bộ có phương án sửa chữa nào?

- Thông tin phát hành cuốn "Những điều cần biết" vừa đúng vừa không đúng. Sau hội nghị tuyển sinh, bộ đã lắng nghe và giao cho NXB Giáo Dục VN tổ chức xuất bản cuốn những điều cần biết. Các cục vẫn cân chỉnh thông tin để phát hành sớm nhất. Hiện chưa phát hành được vì đúng là còn nhiều sai sót.

Có những trường đăng ký chỉ tiêu cao, phải cân chỉnh lại cho đúng. Sáng hôm qua vẫn còn 40 trường chưa đăng ký. Trong 1-2 ngày nữa khi có đầy đủ thông tin thì NXB sẽ phát hành cuốn sách này.

* Bao giờ bộ trưởng ký điều lệ trường CĐ sửa đổi, bổ sung?

- Điều lệ trường CĐ đã được ban hành năm 2009. Năm 2011 đã sửa đổi, bổ sung một số điều và đã ban hành. Dự thảo điều lệ mới đang bàn thảo. Để nó phù hợp với Luật GD ĐH thì chờ Quốc hội phê duyệt luật GD ĐH thì sẽ ban hành đồng bộ cả điều lệ trường CĐ.

* Tôi làm ở phòng giáo dục đào tạo địa phương. Vậy có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không?

- Xin chia sẻ tâm sự của bác. Phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thâm niên là chính sách của Chính phủ dành cho giáo viên trực tiếp đứng lớp. Bác làm ở phòng giáo dục nên là công chức, không được hưởng phụ cấp thâm niên mà được hưởng chế độ phụ cấp công vụ, được tính từ 1-5-2011.

* Mặc dù có chế độ ưu đãi, nhưng chế độ của người dân vùng cao rất khó khăn, không có thưởng tết?

- Đã có phụ cấp thu hút, mức cao nhất lên đến 70%. Nhưng những khó khăn của thầy cô, đồng bào, học sinh vùng sâu vẫn còn rất nhiều. Hiện nay, Chính phủ đang triển khai xây dựng những chính sách tốt hơn, đặc thù đối với các giáo viên vùng cao.

* Cháu 26 tuổi, đã tốt nghiệp ĐH 3 năm, đang làm cơ quan nhà nước. Sau tốt nghiệp ĐH cháu bị khủng hoảng vì nội dung học không áp dụng gì được cho công việc. Hiện tại cháu đang học cao học, thấy chương trình chồng chéo, không phù hợp. Bộ có biết điều này và có giải pháp gì không?

-  Xin chia sẻ băn khoăn của bạn. Như phần đầu đã nói, đào tạo ĐH thì có nhiều ngành nghề, lĩnh vực đào tạo rất khác nhau. Các trường ĐH có quyết định tương đối độc lập trong chương trình.

Để khắc phục những chồng chéo của chương trình, bộ đã, đang chỉ đạo các trường xem xét điều chỉnh lại các chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu, đưa ra quy định cao hơn về chuẩn đối với các trường được phép đào tạo sau ĐH. Sẽ thanh, kiểm tra toàn diện các trường trong thời gian tiếp theo. Năm vừa rồi bộ đã rút hơn 100 chuyên ngành của các trường không được đào tạo nữa.

Bộ yêu cầu các trường điều chuyển chương trình phù hợp với nội dung làm việc các doanh nghiệp, khuyến khích, tạo điều kiện các cơ sở giáo dục quan hệ tốt với các cơ sở giáo dục, với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động để điều chỉnh nội dung. Bộ tăng cường quản lý nhà nước, khuyến khích cơ sở hoạt động tốt, xử phạt trường vi phạm quy chế.

* Chúng tôi đang học sau ĐH. Có những giảng viên nói thẳng là các anh cần bằng còn tôi cần SV. Ý kiến của bộ trưởng về mệnh đề này?

- Nói thế thì cũng có khía cạnh đúng. Nhưng quan trọng là SV cần bằng có chất lượng và nhà trường cần có SV tốt thì mới là mệnh đề đúng, đủ.

* Nhiều trường ngoài công lập tuyển SV ồ ạt, không bảo đảm, bộ có phương án quản lý thế nào?

- Trong năm 2011, bộ đã kiểm tra các điều kiện bảo đảm thành lập trường đối với các trường đã thành lập trong 10 năm, trong đó có những trường ngoài công lập. Trên cơ sở này, chúng tôi đã có cảnh báo với các trường, đã có quyết định dừng tuyển sinh các trường vi phạm nghiêm trọng về bảo đảm chất lượng. Các trường phải chủ động xây dựng đề án đào tạo giáo viên trẻ với những ngành sắp mở.

Hiện tại, các đoàn thanh tra đang thanh tra đợt 2 đối với các trường. Đợt này sẽ kiểm tra 80 trường.

* Cháu là học sinh. Cháu thấy bộ nên đổi mới chương trình, tăng cường dạy bằng các video, đừng cho cháu học bằng những sách khô khan. Chẳng hạn, môn toán không nên hàn lâm mà nên mềm dẻo, đưa ra phần bắt buộc và nâng cao, phù hợp từng trình độ?

- Tôi thấy rất mừng vì câu hỏi rất hay của các cháu. Việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đổi mới sách giáo khoa chắc chắn sẽ có lắng nghe đối tượng học sinh.

* Tôi là giáo viên cấp 2, trường tôi đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng tôi thấy thực tế còn nhiều bất cập, còn có những học sinh ngồi nhầm lớp. Xin hỏi ý kiến của bộ trưởng về điều này?

- Mục đích phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia nhằm để các trường nỗ lực xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tiêu chí để xét công nhận trường chuẩn quốc gia được Bộ GD-ĐT ban hành. Nhưng chủ trương của bộ là phải làm thực chất. Danh hiệu chỉ có ý nghĩa khi làm thực chất. Đề nghị bạn cho biết cụ thể hơn về trường mà bạn đề cập để Bộ GD-ĐT kiểm tra.

* Hiện nay có tình trạng nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Trong khi nhiều trường đại học vẫn tiếp tục tuyển sinh những ngành đang dư thừa nhân lực. Ý kiến của bộ trưởng?

- Tình trạng trên là có thật. Trên cơ sở Chính phủ yêu cầu các bộ ngành xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực. Bộ GD-ĐT sẽ rà soát điều chỉnh chi tiết hơn quy hoạch mạng lưới các trường đại học, theo từng khu vực, ngành nghề.

Với các trường đã thành lập, đang hoạt động, trường nào được phép mở ngành, trường nào không được phép nữa, chúng tôi sẽ thiết lập trên mạng bảng thống kê những sinh viên đã học tập trong những ngành nghề nào, để những thí sinh chuẩn bị thi đại học – cao đẳng tham khảo trong việc chọn ngành nghề đào tạo cho mình.

* Hàng ngàn giáo viên chưa nhận được phụ cấp thâm niên trong khi thông tư đã có hiệu lực. Ở ngay Hà Nội nhiều giáo viên cũng không biết bao giờ sẽ nhận được?

- Văn bản này đã được bốn bộ ký, có hiệu lực từ 20-2. Giáo viên sẽ được nhận phụ cấp này từ ngày 1-5-2011. Đúng là có việc chậm trễ nhưng liên quan đến bốn bộ, ngành, có thể liên quan đến năng lực, cũng có thể liên quan đến cơ chế có nhiều phức tạp. Nhưng rất mừng là hiện tại việc này đã làm xong và giáo viên sẽ sớm được nhận phụ cấp thâm niên.

* Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện chủ trương di dời các trường đại học ra khỏi vùng ven đê thế nào?

- Đây là vấn đề lớn. Về phía Bộ GD-ĐT, chúng tôi là cơ quan am hiểu nhất về các trường. Chúng tôi đã thành lập tổ công tác làm việc nhiều lần với các nhà trường, các thành phố, tham khảo ý kiến rộng rãi. Chúng tôi sẽ hoàn thiện văn bản báo cáo trong cuộc họp liên tịch các cơ quan và báo cáo lên Thủ tướng.

Tuy nhiên, đây là công việc rất khó. Nguồn vốn di dời lớn, đất xây dựng còn thiếu. Đây là bài toán lớn mà chúng tôi cùng nhiều bộ ngành và các thành phố vẫn đang phải tìm cách từng bước tháo gỡ.

* Đầu vào của các trường sư phạm hiện nay rất thấp. Bộ sẽ làm gì trước thực trạng này?

- Những năm qua sinh viên sư phạm đã được miễn học phí. Đây là chính sách nhằm thu hút người học vào ngành này. Ngoài ra, chế độ chính sách đối với giáo viên, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập của sinh viên sư phạm cũng là những yếu tố cần xem xét để thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.

Chúng tôi đã rà soát lại các trường sư phạm trọng điểm, đề nghị đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng. Bộ cũng sẽ xem xét để đẩy mạnh chính sách khuyến khích đối với nhà giáo.

* Cháu đọc báo thấy bộ trưởng rất thích đọc sách. Hiện tại với công việc rất bận rộn thì bác còn dành nhiều thời gian cho sách hay không? Bác đánh giá thế nào về văn hóa đọc hiện nay? (Quang Tùng, SV năm thứ 2)

- Tôi vẫn đọc. Trước hết là sách liên quan công việc, các sách về giáo dục, quản lý giáo dục, các sách về chính sách của Đảng và Nhà nước. Mảng thứ hai là sách văn hóa nghệ thuật. Các sách này được tôi mang trong cặp đi công tác địa phương. Đi công tác nước ngoài, chênh lệch múi giờ, không ngủ được, tôi cũng hay mang sách ra đọc.

Về văn hóa đọc nếu nói một câu chung thì rất khó. Không thể phủ nhận hiện có nhiều bạn trẻ có ý kiến độc đáo, sâu sắc, có tố chất sáng tạo. Tuy nhiên, thi thoảng vào blog, tôi nhận thấy một bộ phận nào đó có vấn đề, không lành mạnh, không được định hướng.

Trong quá trình bùng nổ khoa học công nghệ thì chuyện đó bình thường. Vấn đề quan trọng là mỗi cá nhân nên tự điều chỉnh bản thân, nhất là bạn đọc trẻ, chọn được những nội dung, những vấn đề đáng đọc, đáng quan tâm để dành thời gian ra đọc.

* Cháu là học sinh phổ thông. Cháu được biết năm 2011 là năm đầu tiên bộ tham gia đánh giá học sinh phổ thông theo tiêu chuẩn quốc tế PISA. Cháu muốn được biết cụ thể hơn về việc áp dụng này của bộ?

- Đúng là năm 2011 bộ tham gia hai chương trình đánh giá học sinh phổ thông quốc tế. Cho đến giờ ta vẫn đánh giá chất lượng giáo dục địa phương này, địa phương kia theo tỉ lệ tốt nghiệp.

Việc đánh giá đó cũng có phần đúng, nhưng lại tạo áp lực cho thầy cô. Nhiều người lo học sinh bị đánh giá kém thì giáo viên cũng sẽ bị đánh giá kém, tỉ lệ tốt nghiệp thấp thì địa phương cũng bị dán mác địa phương chất lượng giáo dục kém. Đó là nguyên ngân gây bệnh thành tích. Ở quốc tế có đánh giá, nhưng không căn cứ theo kết quả của thi cử.

Hiện tại, sau một thời gian chuẩn bị, năm nay ngành giáo dục bắt đầu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông cùng với các nước khác, không liên quan tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông và việc đánh giá điểm số đối với các cháu. Hi vọng nó sẽ giải tỏa được sức ép đối với thầy cô, đưa việc học đi vào thực chất.

* Tình trạng lạm thu gây nhiều bức xúc. Hiện tại, nó bị biến tướng dưới nhiều hình thức, rất khó xử lý. Giải pháp của bộ? (Bạn đọc Ngô Thanh Hằng)

- Hiện tại, lạm thu chủ yếu ở thành phố lớn, gây bức xúc không chỉ cho người dân tại chỗ mà với cả nước. Nhiều địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp rất tốt. Hiện tại, ở Quảng Ninh có nhiều giải pháp hay. Thời gian tới tôi sẽ đến Quảng Ninh để tìm hiểu kỹ mô hình, các giải pháp của địa phương này. Với Hà Nội, hiện đã cấp tiền cho các trường cao hơn.

Trước đây 80% để lo lương, 20% lo các công việc khác của nhà trường, nhưng nay đã tăng lên 25%, riêng cấp THPT thỉ lệ này là 30%.

Về phía bộ, bộ đã có xem xét soạn thảo điều chỉnh điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, nghiêm cấm phụ huynh đứng ra thu tiền lo máy chiếu, cơ sở vật chất, lương thưởng bồi dưỡng thầy cô…

Phụ huynh có tấm lòng thì tự đến gặp ban giám hiệu, phòng tài vụ đóng góp chứ không thông qua hội phụ huynh – dưới hình thức vận động, "tự nguyện một cách bắt buộc", triển khai không đàng hoàng.

Song, những giải pháp về mặt hành chính một mình nó không giải quyết được mà cần nhiều phương án hỗ trợ: tuyên truyền từ địa phương, các hội dân cư tạo sự điều chuyển cả hệ thống.

* Vấn đề cấp bách nhất là quản lý giáo dục. Trình độ quản lý của hiệu trưởng nhiều trường ĐH rất kém, ví dụ xây phòng bảo vệ 300 triệu đồng, đáng lẽ chỉ cần 100 triệu, nhà xe 500 triệu. Tin được không, thưa bộ trưởng? Tiền đầu tư giáo dục thực chất đi vào đâu?

- Đúng là quản lý giáo dục là yếu tố cấp bách nhất. Quản lý chính là khâu đột phá. Tất cả việc mua sắm bằng nguồn ngân sách phải thực hiện theo quy định nhà nước: lập dự án, đấu thầu, nghiệm thu. Sẽ có cơ quan giám sát chặt vấn đề này.

* Con đang học cao đẳng tại TP.HCM. Con đọc báo thấy có thông tin liên thông ĐH cùng tuyển sinh ĐH. Như vậy thì quá thiệt thòi cho chúng con. Việc học CĐ để chuẩn bị học liên thông dường như không còn ý nghĩa nữa. Thực chất trường con đào tạo liên thông rất nghiêm. Nói liên thông xấu là “vơ đũa cả nắm”. Bộ trưởng có ý kiến gì về thực tế này?

- Bộ chưa bao giờ đánh giá liên thông không nghiêm túc. Vì ngay đào tạo chính quy cũng có chỗ nghiêm, chỗ không. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận là có những nơi đào tạo liên thông bao hàm nhiều hiện tượng không đúng. Có hai điểm mới trong đào tạo liên thông mà bộ đang dự thảo.

Thứ nhất là chỉ cho phép liên thông từ CĐ lên ĐH, chứ không liên thông từ trung cấp lên ĐH.

Thứ hai, đào tạo liên thông chính quy chỉ được phép đào tạo tại cơ sở chính quy, chứ không phải tại những địa chỉ khác. Xin khẳng định với bạn là bộ khuyến khích hình thức liên thông vì nó phân luồng tốt chứ không bao giờ có ý phủ nhận nó.

* Còn có rất nhiều câu hỏi được gửi đến nhưng thời gian của cuộc đối thoại đã hết. Xin bộ trưởng có vài điều cuối cùng. Bộ trưởng đánh giá thế nào về cuộc đối thoại này?

- Cuộc đối thoại chưa thể đáp ứng hết những câu hỏi của người dân. Tôi đề nghị qua kênh này, chúng tôi sẽ tiếp tục nhận được ý kiến để có thể trao đổi, tiếp nhận ý kiến góp ý, để thực hiện tốt hơn công việc của ngành GD-ĐT sắp tới.

Qua cuộc đối thoại, tôi cũng bất ngờ vì người dân nói chung và các em học sinh nói riêng hiểu rất nhiều về công việc của ngành và có sự quan tâm đặc biệt đến ngành.

Tôi xin cảm ơn độc giả và Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ cho tôi có cơ hội thực hiện cuộc đối thoại này.

VĨNH HÀ – NGỌC HÀ ghi

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/480994/Dao-tao-chua-gan-voi-phan-cong-cong-viec.html

Lưu ý khi làm thủ tục và hồ sơ ĐKDT

Posted: 08 Mar 2012 06:05 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT lưu ý thí sinh khi làm thủ tục, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào ĐH, CĐ trong kỳ tuyển sinh năm 2012.

Theo đó, thí sinh dự thi tại trường nào thì làm hồ sơ ĐKDT vào trường đó. Thí sinh đã dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GDĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ ĐKXT vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển hoặc không tổ chức thi tuyển sinh, có cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành, nếu trường xét tuyển theo ngành) không được xét tuyển vào trường khác (hoặc ngành khác).

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GDĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Những thí sinh này chỉ được xét tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH.

Thí sinh dự thi vào ngành năng khiếu, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi, được đăng ký xét tuyển vào đúng ngành đó của những trường có nhu cầu xét tuyển, nếu đúng vùng tuyển quy định của trường và có các môn văn hoá thi theo đề thi chung của Bộ GDĐT.

Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GDĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ mức điểm tối thiểu quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0), được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi CĐ ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường cao đẳng hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ cao đẳng của các trường đại học còn chỉ tiêu xét tuyển, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường CĐ tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GDĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh. Những thí sinh này được xét tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH;

Đối với thí sinh là đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề (hệ THCS) phải có xác nhận đã học đủ khối lượng và thi đạt các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và cước phí vận chuyển hồ sơ tại nơi tiếp nhận theo quy định của sở GDĐT. Các sở GDĐT sẽ chuyển hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT cho các trường.

Khi hết thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT theo quy định của sở GDĐT, thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT trực tiếp tại trường.

Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp sửa chữa, bổ sung.

Những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông; đoạt giải hoặc đẳng cấp thể dục thể thao, nghệ thuật, nộp thêm giấy chứng nhận đoạt giải hoặc giấy chứng nhận đẳng cấp trong ngày làm thủ tục dự thi.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201203/Luu-y-khi-lam-thu-tuc-va-ho-so-DKDT-1959461/

GD di sản góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện

Posted: 08 Mar 2012 06:04 AM PST

(GDTĐ)-Đến nay, giáo dục di sản từng bước đã và đang trở thành yêu cầu, nhiệm vụ và động lực đối với các trường phổ thông, góp phần quan trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở Việt Nam – Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển tại hội thảo "Giáo dục di sản trong nhà trường tại Việt Nam" tổ chức sáng nay (7/3) tại Hà Nội. Bà Katherine Muller-Marin – Trưởng văn phòng đại diện Unesco tại Hà Nội cũng đến tham dự hội thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: GD di sản trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện. Ảnh: gdtd.vn

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, trong những năm qua, một số phong trào và chương trình giáo dục di sản trong nhà trường đã được thực hiện với sự tham gia của nhiều ngành, tổ chức xã hội trong nước và quốc tế.

Bộ GDĐT đã phát động và chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực" trong các trường phổ thông, trong đó có nội dung mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương; tuyên truyền và giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè; có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền,đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy các giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.

Đồng thời, Bộ GDĐT cũng chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện tốt chương trình giáo dục địa phương; tích cực chủ động đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức ngoài giờ lên lớp… Giáo viên và học sinh cũng đang từng bước được tiếp cận với các di sản để có cách nhìn và ứng xử đúng với di sản, biết cách sử dụng di sản thích ứng với cuộc sống hiện tại, phát huy được giá trị của nó trong hiện tại và tương lai.

Theo báo cáo của UNESCO và Trung tâm Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa, năm 2010, Văn phòng UNESCO Hà Nội (UNESCO) đã hỗ trợ kinh phí và phối hợp chuyên môn với Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa (CCH) thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam thực hiện Dự án thí điểm "Liên kết với nhà trường phát triển giáo dục di sản ở bảo tàng, di tích và các điểm văn hóa lịch sử ở Hà Nội". Dự án đã được thực hiện ở hai trường của thành phố Hà Nội là Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân và tư thục Nguyễn Văn Huyên.

Năm 2011, UNESCO và CCH đã tổ chức chương trình khảo sát, đánh giá lại một số dự án, mô hình và phương pháp tiếp cận mới trong giáo dục di sản ở nhà trường tại Việt Nam. Đến nay, chương trình đã thực hiện đánh giá một số dự án tại các trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình và Quảng Ninh.

Kết quả cho thấy, đa số các dự án đặt mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học. Bằng phương pháp kết hợp giáo dục di sản văn hóa địa phương vào trong các tiết dạy chính khóa và ngoài giờ lên lớp, các dự án đều đặt mục tiêu giúp học sinh hiểu được giá trị và trải nghiệm về các di sản văn hóa, từ đó yêu mến di sản, nhận thức và có thái độ, hành động đúng đắn đối với sự cần thiết phải bảo tồn các di sản.

Di sản được đưa vào nhà trường rất phong phú, bao gồm di sản văn hóa vật thể (như bảo tàng, di tích, nhà cửa, công trình kiến trúc, v.v.), di sản văn hóa phi vật thể (kiến thức bản địa, nghề thủ công, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, kỹ thuật canh tác, đồ chơi dân gian, lễ hội, thơ văn, v.v.), di sản thiên nhiên, v.v. Điều quan trọng là những di sản này có vị trí gần gũi xung quanh nhà trường.

Hội thảo di sản văn hóa
Giáo dục di sản trong nhà trường thu hút được sự quan tâm đông đảo các trường phổ thông. Ảnh: gdtd.vn

Thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài lớp học (trước, trong và sau lên lớp), các chương trình giáo dục di sản thường đặt học sinh vào vị trí trung tâm nhằm kích thích sự sáng tạo và chủ động của giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập. Học sinh thường được bố trí thực hành và thảo luận theo các nhóm nhỏ; điều này giúp cho giáo viên dễ dàng trong việc theo dõi và hỗ trợ học sinh. Việc các em giao tiếp và làm việc theo nhóm nhỏ giúp nâng cao hiệu quả công việc của nhóm và giúp nâng dần sự tự tin của học sinh. Các dự án đều hướng đến việc phát triển và nâng cao các kỹ năng quan sát, liên tưởng, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, lập kế hoạch, thu thập – chia sẻ thông tin, trao đổi, đặt câu hỏi phỏng vấn, tự trình bày và phát biểu quan điểm của mình trước đám đông.

Nhược điểm của đa số các dự án là chỉ hiểu về di sản văn hóa và truyền thống văn hóa ở mức độ chung chung và theo lối mòn của các định kiến về văn hóa. Trong một số trường hợp, cách tiếp cận trong áp dụng mang tính áp đặt một chiều, thiếu sự đối thoại đối với nhà trường và học sinh. Nhiều dự án thiếu hoặc không có đánh giá về hiệu quả giáo dục.

Đa số các mô hình và phương pháp tiếp cận cho thấy mang lại hiệu quả giáo dục cao đối với học sinh và giáo viên. Các môn học và chủ đề học tập trở nên bớt khô khan và sinh động hơn. Học sinh rất phấn khởi và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động trên lớp và trải nghiệm ngoài lớp học. Nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số (dự án Tử Nê, Thanh Hối; dự án Đăk Nông), từ chỗ rất rụt rè, ít nói đã trở nên tự tin trong giao tiếp, trao đổi và trình bày ý kiến với bạn học, thầy cô giáo. Kết quả các em thu được không chỉ là kiến thức mà còn là nhận thức về các giá trị di sản và tổng hòa các các kỹ năng khác nhau, trong đó có nhiều kỹ năng sống. Thông qua các hoạt động dự án, nhiều em đã học được các kỹ năng làm powerpoint, chụp ảnh, quay video và làm các đoạn phim video, kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn, tìm kiếm thông tin trên Internet, đóng kịch, viết bài đăng báo tường/tạp chí của trường, biết cách làm, chế tác các hiện vật văn hóa theo cách truyền thống hoặc sáng tạo mới bằng vật liệu tái chế…

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201203/GD-di-san-gop-phan-nang-cao-chat-luong-GD-toan-dien-1959399/

Bộ trưởng gỡ rối cho thí sinh

Posted: 08 Mar 2012 06:04 AM PST

- Trong 2 giờ đối thoại trực tuyến sáng nay (từ 9-11h ngày 7/3), Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trao đổi nhiều thông tin về quyền lợi của người học hiện tại và tương lai.


 

Bộ trưởng đang đối thoại trực tuyến với nhân dân sáng 7/3. (Ảnh Hà Thu)

Bộ vẫn in “Cẩm nang tuyển sinh”

Trả lời các câu hỏi liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 – Bộ trưởng khẳng
định một số thay đổi chỉ để bảo đảm
thuận lợi cho thí sinh. Năm nay, bổ sung khối A1 Tóan, Lý, tiếng Anh. Những trường
trước đây tuyển khối A muốn bổ sung A1 thì phải tuyển sinh ngành đó cả hai khối
A, A1.

Đồng thời, năm nay thí sinh thi ở Hà Nội, TP.HCM là thí sinh Quảng
Ninh, Hải Phòng, khu vực lân cận Nghệ An sẽ được thi tại địa phương, là các cụm
thi.

Trước câu hỏi có thể gộp kỳ thi ĐH, CĐ thành một đợt thay cho 2 đợt cho đỡ tốn kém, người đứng đầu ngành khẳng định: “Phương án này chưa thể thực hiện được. Bởi
hàng năm số lượng thí sinh dự thi ĐH,CĐ rất lớn, không thể chung đợt vì không đủ
thầy cô để coi thi, không đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ tất cả cho một đợt
thi…” Hơn nữa, nếu gộp tất cả vào một đợt thi thì điều kiện ăn uống, đi lại
cũng sẽ rất căng thẳng.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bùi Anh Tuấn tiếp lời, những thay đổi, điều chỉnh
trong tuyển sinh năm nay chỉ là vấn đề kĩ thuật nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh và
gia đình.

Những thông tin thí sinh rối như canh hẹ vì có nhiều đơn vị lợi dụng việc Bộ
không in cuốn “Những điều cần biết” được ông Phạm Vũ Luận nhìn nhận, thông tin này
vừa đúng vừa không đúng. Sau hội nghị tuyển sinh, tiếp thu các ý kiến góp ý tạo
điều kiện cho thí sinh vùng sâu, vùng xa Bộ đã giao cho Nhà Xuất bản (NXB) Giáo
dục Việt Nam tổ chức xuất bản cuốn sách này.

“Tuy nhiên, đến nay cuốn sách chưa phát hành được là do còn nhiều sai sót. Có
những trường đăng ký chỉ tiêu cao, phải cân chỉnh lại cho đúng”- Bộ trưởng nói.
Đến sáng 6/3  vẫn còn 40 trường chưa đăng ký thông tin tuyển sinh. Do đó,
khi có đầy đủ thông tin chính xác thì NXB sẽ phát hành.
Giải bài toán việc làm cho sinh viên?

Nhiều câu hỏi của sinh viên về việc làm sau khi ra trường, về sự chồng chéo
trong chương trình đào tạo… được Bộ trưởng trao đổi cởi mở.

Một sinh viên hỏi:

“Cháu 26 tuổi, đã tốt nghiệp ĐH 3 năm, đang làm cơ quan Nhà nước. Sau tốt
nghiệp ĐH cháu bị khủng hoảng vì nội dung học không áp dụng gì được cho công
việc. Hiện tại cháu đang học cao học, thấy chương trình chồng chéo, không phù
hợp. Bộ có biết…

“Xin chia sẻ băn khoăn của bạn” – lời Bộ trưởng. Như đã nói, đào tạo ĐH thì
có nhiều ngành nghề, lĩnh vực đào tạo rất khác nhau. Các trường ĐH có quyết định
tương đối độc lập trong chương trình.
Để khắc phục chồng chéo, Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo các trường
xem xét điều chỉnh lại các chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu, đưa ra quy định
cao hơn về chuẩn đối với các trường được phép đào tạo sau ĐH. Đồng thời  thanh tra và kiểm tra
toàn diện các trường trong thời gian tiếp theo.

Bộ yêu cầu các trường điều chuyển chương trình phù hợp với nội dung làm việc các
doanh nghiệp, khuyến khích, tạo điều kiện các cơ sở giáo dục quan hệ tốt với các
cơ sở giáo dục, với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động để điều
chỉnh nội dung. Bộ tăng cường quản lý Nhà nước, khuyến khích cơ sở hoạt động
tốt, xử phạt trường vi phạm quy chế.

Bộ trưởng cũng nhìn nhận, tình trạng nhiều sinh viên ra trường không có việc
làm là thực tế. Trên cơ sở chính phủ yêu cầu các Bộ ngành xây dựng quy hoạch
nguồn nhân lực, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát điều chỉnh chi tiết hơn quy hoạch mạng lưới
các trường đại học, theo từng khu vực, ngành nghề.

Với các trường đã thành lập, đang hoạt động, trường nào được phép mở ngành,
trường nào không được phép nữa, Bộ sẽ thiết lập trên mạng bảng thống kê những
sinh viên đã học tập trong những ngành nghề nào, để những thí sinh chuẩn bị thi
ĐH, CĐ tham khảo trong việc chọn ngành nghề đào tạo cho mình.

Kết thúc buổi trực tuyến, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: "Còn nhiều điều chúng
tôi muốn nói sâu hơn, như đối với các cháu học sinh, sinh viên chuẩn bị thi tốt
nghiệp, tuyển sinh đại học. Đối với những lực lượng xã hội giám sát, theo dõi
hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo, tôi rất muốn nói thêm nữa.”

Về một số câu hỏi, tôi biết, nói như thế này chưa thể đáp ứng hết được yêu cầu
cụ thể của độc giả. Đối với các vấn đề mà chưa thể đáp ứng được toàn bộ yêu cầu
độc giả, chúng tôi rất muốn thông qua kênh đối thoại như thế này, tiếp tục nhận
được thông tin, và chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể hơn. Chúng tôi cũng mong muốn
nhận được những kiến nghị, đề xuất, gợi ý của nhân dân để giúp công việc của
ngành tốt hơn.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/63176/bo-truong-go-roi-cho-thi-sinh.html

Có thể tổ chức 2 lần thi tốt nghiệp THPT trong năm

Posted: 08 Mar 2012 06:04 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT, điểm đáng lưu ý là, quy chế lần này có đề cập đến việc thi tốt nghiệp THPT lần 2.

Quy chế nêu rõ, điều kiện để dự kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 (nếu có tổ chức kỳ thi lần 2) là những thí sinh có đủ điều kiện dự thi theo quy định nhưng chưa dự thi kỳ thi lần 1; Thí sinh đã dự thi kỳ thi lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp và không bị xử lý kỷ luật từ đình chỉ thi trở lên.

Nếu có tổ chức kỳ thi lần 2, đối với giáo dục THPT, thí sinh chưa tham dự kỳ thi lần 1 phải đăng ký thi tất cả các môn quy định ở kỳ thi lần 1. Với thí sinh có tham dự kỳ thi lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp sẽ thi lại tất cả các môn của kỳ thi lần 1 có điểm dưới 5,0; hoặc thí sinh lựa chọn, đăng ký chỉ thi lại một số môn có điểm dưới 5,0.

Đối với giáo dục thường xuyên, thí sinh chưa tham dự kỳ thi lần 1, nếu không có điểm bảo lưu thì phải đăng ký dự thi tất cả các môn quy định ở kỳ thi lần 1. Nếu có điểm bảo lưu thì đăng ký dự thi theo quy định. Thí sinh có tham dự kỳ thi lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp: thi lại tất cả các môn của kỳ thi lần 1 có điểm dưới 5,0; hoặc thí sinh lựa chọn, đăng ký chỉ thi lại một số môn có điểm dưới 5,0.

Điểm kỳ thi lần 1 của các môn thí sinh không thi lại trong kỳ thi lần 2 được bảo lưu để xét tốt nghiệp cho kỳ thi lần 2 trong cùng năm (nếu có tổ chức kỳ thi lần 2).

Ngoài điểm mới nêu trên, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 sẽ bỏ chấm chéo, đồng thời khâu chấm thi, ghép điểm và xét tốt nghiệp sẽ được rút ngắn. Bên cạnh đó, năm 2012, Bộ GDĐT không cử thanh tra ủy quyền từ các trường ĐH, CĐ cắm chốt tại các địa phương, mà chỉ thành lập các đoàn thanh tra của Bộ làm nhiệm vụ giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy chế thi của các đơn vị tổ chức thi. Giám đốc sở GDĐT các tỉnh, thành có trách nhiệm thành lập đoàn thanh tra tại địa phương để giám sát kỳ thi tại chỗ.

Quy chế mới cũng đưa ra yêu cầu với đề thi của kỳ thi tốt nghiệpTHPT. Theo đó, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành; kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học; đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính sư phạm; phân loại được trình độ của người học; phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi…

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201203/Co-the-to-chuc-2-lan-thi-tot-nghiep-THPT-trong-nam-1959429/

Học sinh lớp 10 không giải được toán tiểu học

Posted: 08 Mar 2012 06:02 AM PST

Giờ toán của lớp 10/9, thầy Lê Xuân Tuấn ra đề: A = – 7 – 5 + 12 – 3. Hỏi A
bằng mấy? Ba học sinh được gọi lên bảng. Năm phút trôi qua, lời giải A là bao
nhiêu vẫn không có.


 

Ảnh có tính chất minh họa


Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết,
hết học kỳ I vừa qua, có 141 học sinh (HS) tự ý bỏ học, trong đó khối lớp 10 với
351 HS thì có đến 115 em, chiếm tỷ lệ 32,7%. Nguyên nhân đơn giản là các em học
quá yếu, đâm ra tự ti, mặc cảm với bạn bè nên bỏ học.

Giờ toán của lớp 10/9, thầy Lê Xuân Tuấn ra đề: A = – 7 – 5 + 12 – 3. Hỏi A
bằng mấy? Ba HS gồm Hồ Thị Bô, Hồ Thị Ơn và Hồ Thị Non được gọi lên bảng. Năm
phút trôi qua, lời giải A là bao nhiêu vẫn không có.

Thầy Tuấn nói: "Lớp chỉ có vài em giải được bài này thôi. Không biết ở cấp
tiểu học và THCS, các em học hành thế nào? Vì thế, khó khăn trong giảng dạy
chương trình lớp 10 là đương nhiên". Bước vào đầu năm học 2011 – 2012 nhà trường
đã cho kiểm tra chất lượng đối với HS lớp 10, nhưng chỉ có sáu em đạt điểm trung
bình, còn lại "liệt".

Ông Nguyễn Anh Tuấn nói thêm: “Ngay cả chương trình các em vừa học xong thì
số HS tiếp thu được cũng không nhiều. Hiện trường có khoảng 10% HS ở lớp 10 chưa
làm được phép tính 4 chia 2 bằng bao nhiêu. Các em ngồi học, nhưng không tiếp
thu được bài vở. Với nền kiến thức như thế quả là nan giải". Ngoài ra, kết quả
sơ kết học kỳ I của trường này cũng cho thấy, ở khối 12 có tới 69,7% tỷ lệ HS…
yếu, kém. Theo ông Tuấn, nguyên nhân là đầu vào quá thấp, chất lượng học ở các
lớp dưới quá kém, nhưng cứ đùn lên, lớp trên lãnh đủ.

Để HS yên tâm bám lớp, nhà trường đã vận động giáo viên bộ môn tăng tiết phụ
đạo trong giờ chính khóa (vì ngoài giờ HS không chịu đi học); đến tận nhà khuyên
bảo nhẹ nhàng, nhưng vẫn không xoay chuyển được tình thế.

Thế nhưng, năm 2010-2011, trường có 100% HS khối 12 đỗ tốt nghiệp (?!). Năm
nay, qua kiểm tra học kỳ I, thì tỷ lệ HS lớp 12 đạt trung bình rất là thấp và có
gần 70% HS yếu, kém.

Vùng cao Quảng Nam hầu hết đã hoàn thành phổ cập THCS từ hai năm trước. Thế
nhưng có một chi tiết cười ra nước mắt thường được nhiều người truyền nhau khi
nói về chất lượng giáo dục ở miền núi, là mỗi lần nhận hàng cứu trợ lũ lụt, hàng
từ thiện khi Tết đến xuân về, thanh niên đi nhận thì không biết ký, bèn phải…
lăn tay!

Theo Trung Việt (Phụ nữ TP.HCM)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/63245/hoc-sinh-lop-10-khong-giai-duoc-toan-tieu-hoc.html

Quan tâm GV trực tiếp giảng dạy trong xét chọn NGND, NGƯT

Posted: 08 Mar 2012 06:02 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vùa có văn bản gửi các Bộ và cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở GDĐT, các trường, đơn vị thuộc Bộ GDĐT về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (NGND), Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) năm 2012.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong đó lưu ý, trong việc tổ chức xét chọn cần quan tâm đến các nhà giáo trực tiếp giảng dạy, giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các nhà giáo là người dân tộc ít người và các nhà giáo nữ.

Khi xét chọn danh hiệu NGND cho các nhà giáo đã được phong tặng danh hiệu NGƯT đủ 6 năm trở lên, cần đảm bảo đủ các tiêu chuẩn NGND, đồng thời phải tiếp tục giữ vững, phát huy ảnh hưởng của NGƯT, là giáo viên tiêu biểu có uy tín, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội.

Quy trình xét chọn danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 12 phải đảm bảo nguyên tắc công khai, khách quan, phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ, giáo viên trong việc giới thiệu và xét chọn danh hiệu vinh dự nhà giáo.

Hồ sơ các nhà giáo đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia công tác giảng dạy, quản lý (cán bộ, giáo viên, giảng viên cơ hữu) tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập do Hội đồng của cơ sở giáo dục ngoài công lập nơi nhà giáo đang công tác xét chọn theo đúng quy định tại điều 11 của Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.

Bộ GDĐT cũng lưu ý, việc xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 12 năm 2012 của các địa phương, các Bộ, ngành phải đảm bảo đúng thời gian. Cụ thể, ngày 5/5/2012 là thời hạn cuối cùng các Hội đồng tỉnh, đơn vị và trường trực thuộc Bộ gửi hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ. Ngày 05/6/2012 là thời hạn cuối cùng các Hội đồng cấp Bộ gửi hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201203/Quan-tam-GV-truc-tiep-giang-day-trong-xet-chon-NGND-NGUT-1959437/

Tâm lý học trường học – ngành học hấp dẫn

Posted: 08 Mar 2012 06:00 AM PST

(GDTĐ)-Học ngành Tâm lý học trường học đòi hỏi sự say mê và nỗ lực vì nó hay và hấp dẫn bởi có nhiều thách thức; tuy nhiên nó cũng vô cùng ý nghĩa và nhân văn bởi nó tham gia, góp phần thúc đẩy sự khỏe mạnh và hạnh phúc về mặt tinh thần cho con người. Để giúp các thí sinh hiểu hơn về ngành học KHXH mới mẻ, hấp dẫn này, phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại Online đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Trần Quốc Thành – trưởng khoa Tâm lý giáo dục- trường ĐHSPHN và PGS.TS Trần Thị lệ Thu, trưởng bộ môn Tâm lý học ứng dụng, khoa Tâm lý giáo dục- trường ĐHSPHN.

vcvc

PV.Là một ngành học mới mẻ nên nhiều thí sinh còn chưa hiểu hết ngành này được đào tạo như thế nào, ứng dụng ra sao trong cuộc sống, PGS có thể giúp các thí sinh những thông tin trên?

PGS. TS. Trần Quốc Thành: Tâm lý học trường học (TLHTH) hay còn gọi là tâm lý học học đường là một ngành đào tạo mang tính ứng dụng. Các em sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia công việc phòng ngừa, phát hiện và can thiệp những khó khăn tâm lý cho trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trong các lĩnh vực như học tập, nhận thức, cảm xúc, hành vi và xã hội; đồng thời các em cũng có thể tham gia làm việc và tiếp tục học tập, phát triển để nâng cao trình độ trong các lĩnh vực tâm lý học ứng ứng dụng chuyên sâu khác nếu các em chưa muốn hoặc không còn hứng thú với ngành Tâm lý học trường học.

cxcxc
PGS.TS Trần Quốc Thành tại buổi tổng kết khóa đào tạo GV ngành TLHTH. Ảnh: gdtd.vn

Có thể nói, sau khi ra trường sinh viên sẽ trở thành các chuyên viên tâm lý học học đường; họ sẽ tham gia vào một trong những mảng công việc rất lớn và đặc biệt có ý nghĩa đó là sàng lọc, đánh giá, phát triển và tư vấn thực hiện các chương trình phòng ngừa khó khăn, rối nhiễu tâm lý ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành. Nói một cách đơn giản là "phòng bệnh hơn chữa bệnh"; khác với y học "bệnh" ở đây ngụ ý là các khó khăn và rối nhiễu tâm lý, tinh thần có thể xảy ra hoặc đã xảy ra ở con người để nó không xảy ra và nếu đã xảy ra thì can thiệp để nó biến chuyển tốt dần chứ không nặng/tồi hơn; ví dụ như: phòng ngừa bạo lực học đường, phòng ngừa stress trong học tập/thi cử, phòng ngừa lo âu trong quan hệ/giao tiếp, phòng ngừa bắt nạt học đường, phòng ngừa khó khăn và rào cản trong học tập,…Nói cách khác là chuyên viên tâm lý học đường sẽ tham gia vào việc làm mạnh mỗi trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành để họ có sức mạnh ứng phó với những gì có thể hoặc đã và đang xảy ra trong đời sống tinh thần, trí tuệ của mình.

PV.Hiện những trường nào có đào tạo ngành học này thưa PGS?

PGS. TS. Trần Quốc Thành: Hiện nay trong cả nước chỉ có một địa chỉ đào tạo chuyên sâu về ngành TLHTH là Khoa Tâm lý Giáo dục thuộc trường Đại học SPHN.

Khoa Tâm lý- Giáo dục là nơi có nền tảng vững chắc về khoa học Tâm lý và khoa học Giáo dục, với thâm niên đào tạo và nghiên cứu về TLGD trên 45 năm; nên đây là cơ sở để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo TLHTH đầu tiên trong cả nước. Khoa có bề dày trong hợp tác quốc tế để đặt nền móng cho lộ trình phát triển của ngành đào tạo thực hành rất khó khăn nhưng mang đậm tính nhân văn này. Khoa đã thực hiện nhiều dự án và nghiên cứu liên kết quốc tế với các cơ sở phát triển mạnh về TLHTH ở cả Châu Âu và Mỹ. Chương trình đào tạo đang thực hiện có nhiều điểm tương đồng với chuẩn quốc tế quy định.

PV. Đầu vào ngành Tâm lý học đường ra sao? Thái độ của xã hội với ngành học này như thế nào (có thể qua số lượng thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh)?

gfgf
PGS.TS Trần Thị lệ Thu. Ảnh: gdtd.vn

PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu: Như mọi ngành học khác của trường ĐHSPHN, các em thi đầu vào đúng theo quy định, khối thi là B và D. Hai khóa đầu tiên do nhiều thí sinh và cộng đồng chưa hiểu về ngành học này nên số lượng đăng ký còn ít, từ khóa thứ 3 trở đi số lượng tăng gấp đôi. Hiện nay có 18 em sinh viên năm thứ 4 (thuộc khóa 1) đang thực hành nghề để chuẩn bị ra trường, khóa 2 có 12 sinh viên, khóa 3 có 39 sinh viên, khóa 4 có 31 em.

Xã hội và cộng đồng dần dần hiểu hơn về vai trò ngành học này, vì thực tế nhu cầu trợ giúp tâm lý/tinh thần ngày càng tăng. Số vụ tự tử, bạo lực, bắt nạt học đường, lạm dụng chất kích thích, nghiện game, .. có nguy cơ xảy ra không ít trong môi trường học đường; trước thực tế đó nhận thức của nhà trường và cộng đồng về tầm quan trọng của lĩnh vực tâm lý học trường học cũng đang dần thay đổi.

Giống như lĩnh vực y học, không thể phòng hay chữa bệnh thể chất tốt nếu chỉ dùng kinh nghiệm và các thầy lang vườn; mà cần phải có các bác sĩ được đào tạo chuyên sâu. Chuyên viên tâm lý học đường cũng như vậy họ chỉ khác bác sĩ trong bệnh viện là họ tập trung chính vào lĩnh vực sàng lọc, phòng ngừa, can thiệp và trị liệu tinh thần, tâm trí của con người.

PV. Những thí sinh nào thích hợp thi vào ngành học này?

PGS. TS. Trần Quốc Thành: Những em có đủ tri thức và năng lực nền tảng để tham gia học tập ở bậc cao hơn phổ thông; đặc biệt phải có tình yêu đối với lĩnh vực, có mong muốn giúp đỡ, trợ giúp người khác; có sức khỏe thể chất tốt, có sự vững vàng về tâm trí.

PV. PGS có lưu ý gì đối với những thí sinh mong muốn dự thi vào học ngành Tâm lý học đường của trường ĐHSP Hà Nội?

PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu: Nếu chỉ học để có tấm bằng đại học thì các em nên xem xét trước khi đăng ký, nếu chỉ học để chữa bệnh tinh thần cho chính mình thôi thì cũng không nên thi vào. Ngành học này đòi hỏi sự say mê và nỗ lực vì nó hay và hấp dẫn bởi có nhiều thách thức; tuy nhiên nó cũng vô cùng ý nghĩa và nhân văn bởi nó tham gia, góp phần thúc đẩy sự khỏe mạnh và hạnh phúc về mặt tinh thần cho con người.

PV. Nhà trường có những hoạt động giúp đỡ sinh viên tìm việc sau khi ra trường không, thưa PGS? Triển vọng việc làm của ngành này ra sao?

PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu: Ngay trong 4 năm đào tạo các em đã được tham gia nhiều hoạt động thực hành thuộc từng môn học, các em được xuống trường học, đến các cơ sở giáo dục để áp dụng kiến thức ngay vào thực tiễn; đây là một kênh tìm việc đầu tiên. Ngoài ra Khoa có một mạng lưới các cơ sở đào tạo và giáo dục- những nơi đã tham gia nhiều hoạt động ứng dụng và đào tạo tại trường ĐHSPHN, đây là những địa chỉ tốt để các em tìm việc- thực tế trong đó đã có 6 cơ sở đợi tuyển sinh viên khóa 1 vào tháng 6 tới khi các em tốt nghiệp. Các thầy cô đang thực hiện đào tạo các em, đồng thời cũng tham gia tư vấn, tham vấn trong nhiều cơ sở, trường học,… các thầy cô cũng chuẩn bị giới thiệu các em cho những nơi này.

Một loạt các bài báo khoa học đã đăng tải trong những hội thảo quốc tế và trong nước, một loạt các bài báo về TLHTH cũng đã đăng trên các trang báo điện tử để đưa thông tin tới cộng đồng. Nhằm giúp họ nhận thấy và có nhu cầu sử dụng các chuyên viên tâm lý này.

PV. PGS nhận định thế nào về triển vọng của ngành TLHTH?

PGS. TS. Trần Quốc Thành: Chúng tôi tin tưởng ngành TLHTH sẽ phát triển, ngành học này rất thực tiễn và có ý nghĩa không chỉ đối với cá nhân mà đối với cả xã hội; chuyên viên TLHTH sẽ hiện diện và tham gia cùng nhà trường trong quá trình phát triển và thúc đẩy bầu không khí giáo dục- dạy và học tích cực trong học đường. Hiện nay nhiều sinh viên muốn đăng ký học cao học và tiến sĩ TLHTH, cũng bởi nhu cầu xã hội ngày càng tăng, các em cần kinh nghiệm, kiến thức sâu hơn bậc đại học để có thể trợ giúp tâm lý hiệu quả hơn. Chính vì vậy Khoa và trường cũng sẽ phát triển lĩnh vực đào tạo này ở bậc cao hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội. Các thư yêu cầu hỗ trợ thành lập phòng Tâm lý học đường trong trường học gửi về khoa cũng tăng dần, khoa sẽ đầu tư để thành lập những cơ sở này. Đây cũng sẽ là nơi để các sinh viên tham gia thực hành nghề.

PV. Xin cảm ơn hai PGS!
Hiếu Nguyễn (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201203/Tam-ly-hoc-truong-hoc-–-nganh-hoc-hap-dan-1959328/

An Giang: sau tết, hơn 1.700 học sinh bỏ học

Posted: 08 Mar 2012 06:00 AM PST

An Giang: sau tết, hơn 1.700 học sinh bỏ học

TT – Ngày 4-3, TS Nguyễn Thanh Bình, giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo An Giang, cho hay theo thống kê ban đầu, sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua toàn tỉnh có hơn 1.750 học sinh không trở lại trường học tiếp, trong đó nhiều nhất là cấp THCS với 845 em.

Kết quả khảo sát cho thấy số học sinh này phần lớn theo gia đình ra các khu công nghiệp ở miền Đông Nam bộ, TP.HCM làm việc hoặc làm công việc thời vụ như gặt lúa, làm thuê tại các tỉnh ĐBSCL. Lâu nay tình trạng học sinh theo cha mẹ ra các khu công nghiệp, đi làm ăn xa, làm công vào kỳ thu hoạch lúa là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ bỏ học ở địa phương.

Sở Giáo dục – đào tạo yêu cầu nhà trường, chính quyền, đoàn thể các cấp tập trung vận động thuyết phục và tạo điều kiện để các em đi học trở lại, sau đó mỗi trường phải tổ chức các lớp dạy bù đắp kiến thức giúp các em theo kịp chương trình.

Đ.VỊNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/480684/An-Giang sau-tet-hon-1700-hoc-sinh-bo-hoc.html

Comments