Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường chuyên được tuyển học sinh không chuyên

Posted: 03 Mar 2012 06:38 AM PST

- Theo thông tư về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên do Bộ
GD-ĐT vừa ban hành cho phép trường chuyên trực thuộc TW nâng số học sinh tối
thiểu là 2% số học sinh THPT của tỉnh, thành phố đó. Trường chuyên có thể mở các
lớp không chuyên.

 

Học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học mới (Ảnh: Văn Chung)

 

Bộ GD-ĐT quy định, trường chuyên có thể có các lớp chuyên sau: Chuyên Toán,
chuyên Tin học, chuyên Vật lí, chuyên Hóa học, chuyên Sinh học, chuyên Ngữ văn,
chuyên Lịch sử, chuyên Địa lí, chuyên theo các Ngoại ngữ; ngoài các lớp chuyên,
có thể có các lớp theo lĩnh vực chuyên và các lớp không chuyên. Lớp trong trường
chuyên

Số học sinh lớp chuyên và lớp theo lĩnh vực chuyên: Không quá 35 em/lớp; Lớp
không chuyên: Không quá 45 học sinh/lớp; đảm bảo số học sinh các lớp không
chuyên không quá 20% tổng số học sinh của trường.

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường THPT phải từ Thạc sĩ trở lên. Bộ GD-ĐT
khuyến khích các địa phương sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá chỉ số
thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) phục vụ việc phát
hiện, bồi dưỡng, đánh giá sự phát triển năng khiếu của học sinh và tuyển sinh
vào trường chuyên.

Hàng năm, sau một năm học, những giáo viên không đạt chuẩn nghề nghiệp theo
quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ hoặc có 2 năm học
liên tiếp xếp loại trung bình theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường
trung học của Bộ sẽ ngừng dạy trường chuyên.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62658/truong-chuyen-duoc-tuyen-hoc-sinh-khong-chuyen.html

Phát triển chất lượng giáo dục khu vực là nhiệm vụ trọng tâm

Posted: 03 Mar 2012 06:38 AM PST

(GDTĐ) – Sáng ngày 02/02/2012, tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã diễn ra Hội nghị giao ban lần thứ II các Sở GDĐT vùng thi đua 6, các tỉnh khu vực ĐBSCL dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga. Đây cũng là dịp khu vực tổng kết học kỳ I năm học và chuẩn bị cho các kỳ thi hết cấp, thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi vào ĐH, CĐ. Các đại biểu tập trung phản ánh việc đổi mới cơ bản, toàn diện về giáo dục; vấn đề quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh; đề xuất những giải pháp phát triển giáo dục vùng ĐBSCL, từ cơ sở vật chất đến chế độ chính sách.

Những tiến bộ đáng ghi nhận

Báo cáo kết quả học kỳ I năm học 2011-2012 cho thấy một bước tiến bộ đáng ghi nhận. Về qui mô trường lớp, toàn vùng có 6.559 trường MN, phổ thông và TTGDTX, tăng 59 trường học, trong đó tăng 50 trường MN. Số lượng học sinh cũng tăng, có 3.089.714 học sinh, trong đó MN 486.220 em, học sinh MN tăng 17.746, THCS tăng 11.036;  TH và THPT giảm.

Về tình hình học sinh bỏ học trong học kỳ I, toàn vùng có 17.436 em, chiếm tỉ lệ 0,67%, giảm 0,16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó bậc TH bỏ học 0,14%, THCS 1,07%, THPT 1,82%. Các tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh là Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay 12/12 tỉnh đã cử 650 học sinh tham gia.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga phát biểu kết luận hội nghị
Thứ trưởng Bùi Văn Ga phát biểu tại Hội nghị

Khu vực cũng xuất hiện nổi bật một số mô hình mới nâng cao chất lượng giáo dục. Trà Vinh tổ chức thi công nhận trình độ cấp I Ngữ văn Khmer cho 619 học sinh đạt yêu cầu và tổ chức cho Trường Dân tộc Nội trú dạy chương trình ngữ văn Khmer cho khối THCS cho 100 học sinh. Các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết  công tác phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS. Riêng Long An sơ kết 1 năm thực hiện PC THPT.Tại tỉnh Đồng Tháp, một số trường học  tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình GD phổ thông.  Có 5 tỉnh phê duyệt để án PCGD Mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011-2015 là: Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An. Nhiều tỉnh tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để nâng cao chất lượng giáo dục  như: Long An  với các chuyên đề "Chuyển đổi dạy học cả ngày" và "Mô hình dạy học tích cực"; An Giang thành lập Hội đồng bộ môn cấp tỉnh, huyện; Hậu Giang tổ chức bồi dưỡng "chuẩn hiệu trưởng". Trà Vinh triển khai đến tất cả trường tiểu học mô hình "Lấy học sinh làm trung tâm".

Về đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, trong học kỳ I này, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí sự nghiệp, các Sở GDĐT quan tâm mua sắm thiết bị từ đầu năm học. Kiên Giang đầu tư 36 tỉ đồng, Hậu Giang 34 tỉ, An Giang 33 tỉ, Long An 26,4 tỉ, Bạc Liêu 20 tỉ, Đồng Tháp 16,6 tỉ…Về chương trình kiên cố hóa trường lớp, qua 4 năm thực hiện (2008-2011), Long An giải ngân đạt 98%, Đồng Tháp 68,28% (do thiếu vốn đối ứng), Trà Vinh 88% các tỉnh còn lại đang khát vốn.

Trong 6 tháng qua, các tỉnh cũng có những hội thảo giao lưu kinh nghiệm trong khu vực rất bổ ích: Hậu Giang hội thảo trao đổi kinh nghiệm về GDMN; Trà Vinh tổ chức hội thao vùng; Đồng Tháp hội thảo nâng cao công tác chủ nhiệm; Bến Tre hội thảo nâng cao chất lượng công tác chống bỏ học; Tiền Giang tổ chức chương trình "Đường đến vinh quang"  cho học sinh THPT trên sóng truyền hình…

Còn đó những khó khăn

Thành tựu đạt được đáng phấn khởi, nhưng ngành GD đồng bằng SCL còn phải đối mặt với những thách thức từ thực tiễn. Cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu và chưa đồng bộ. Chương trình kiên cố hóa trường lớp tuy giai đoạn I đầu tư khá lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Đề án phổ cập GDMN 5 tuổi thiếu nguồn kinh phí thực hiện. Rất nhiều xã chưa có trường MN. Điển hình như Hậu Giang còn 9 xã chưa có trường Mẫu giáo.

Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở khu vực rất thấp, chỉ 720 trường trên tổng số 6.559 trường. Trong đó tiểu học có 446 trường còn THPT chỉ có 23 trường.

Đại biểu Tiền Giang kiến nghị về đào tạo lại giáo viên dạy ngoại ngữ theo chương trình mới
Đại biểu Tiền Giang kiến nghị về đào tạo lại giáo viên dạy ngoại ngữ theo chương trình mới

Các ý kiến của đại biểu tập trung phản ánh và kiến nghị những vấn đề như: tiếp tục chương trình kiên có hóa trường lớp giai đoạn tiếp sau. Việc quản lý giáo dục trên địa bàn theo Thông tư 47/BGDĐT khó khăn, do năng lực, kinh nghiệm chưa có. Vốn kiên cố hóa trường lớp tuy lớn nhưng xây dựng phòng học không nhiều, do đặc thù vùng có nền đất yếu, chi phí tăng gấp đôi so với vùng cao nguyên, vùng có thời tiết khắc nghiệt như lũ, lốc còn tốn kém hơn. Việc dạy ngoại ngữ ở bậc tiểu học các tỉnh đều triển khai, nhưng kiểm tra số giáo viên đủ chuẩn dạy chương trình mới rất ít, chưa có trường đào tạo lại giáo viên theo chuẩn mới.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga biểu dương những thành tích của ngành GD đồng bằng SCL. Thứ trưởng đề nghị ngành GD các tỉnh cần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đổi mới GD toàn diện theo Nghị định 115/CP của Chính phủ; Trước mắt phải nâng cao chất lượng GD toàn diện, hạn chế học sinh bỏ học đến mức thấp nhất; Tập trung cho kỳ thi học kỳ, thi tốt nghiệp cuối cấp, tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.

Quyết tâm thực hiện đề án phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; Đẩy mạnh giải ngân vốn kiên cố hóa trường lớp trong thời gian tới; Phải có kế hoạch phát triển trường chuẩn quốc gia gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201203/Phat-trien-chat-luong-giao-duc-khu-vuc-la-nhiem-vu-trong-tam-1959275/

Đại học Việt thua hết láng giềng

Posted: 03 Mar 2012 06:38 AM PST

- Buổi tọa đàm “Định vị lại nền giáo dục Việt Nam” diễn ra tối 1/3 tại Trung tâm Văn hóa Pháp – L'Espace (Hà Nội) chỉ ra các nút thắt nghẽn của ĐH Việt Nam và cách tháo gỡ. Diễn giả là TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ĐH và nghề nghiệp (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) thu hút hơn 300 khách mời.

Thua tất cả láng giềng

Theo nghiên cứu của TS Phương thì với những nỗ lực trong một thời gian dài, “chúng ta cũng đáng tự hào về giáo dục ĐH nước nhà. Nhưng nhìn ra, thì khoảng cách còn rất xa so với thế giới”.

Cụ thể, tỷ lệ người trong độ tuổi đi học biết chữ còn cao hơn Mỹ nhưng chất lượng lao động không ổn. Trong khi các nước láng giềng tỷ lệ lao động có trình độ ĐH từ 20% trở lên thì Việt Nam phần lớn lao động chỉ học hết lớp 9.

“Khu vực giáo dục bậc cao, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam còn thua tất cả các nước láng giềng”.

Ông dẫn số liệu của Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá về các chỉ số phát triển giáo dục của Việt Nam mới hay, để giải bài toán “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ĐH” cần rút ngắn khoảng cách về chất lượng với các nước trong khu vực và thế giới.

Về giáo dục cơ bản của Việt Nam chỉ vượt Philippines còn thua tất cả các nước láng giềng như: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia…Chất lượng giáo dục mới được đứng ở nhóm cuối và bị đánh giá có vấn đề.

“Khu vực giáo dục bậc cao, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam còn thua tất cả các nước láng giềng”.

TS Phương so sánh:

“Xét về lịch sử phát triển giáo dục ĐH chúng ta có trường ĐH sớm sánh ngang với các nước phát triển. Tiếc rằng, ĐH Quốc Tử Giám đã không còn hoạt động”, lời ông Phương.

Cụ thể, Quốc Tử Giám ra đời năm 1076 nhưng đến nay đã không còn hoạt động. Trong khi trên thế giới,10 trường ĐH lâu đời vẫn còn hoạt động như: ĐH Bologna (ra đời năm 1088 ở Italy), ĐH Pars (ra đời 1150), ĐH OxFord (ra đời năm 1167 ở Anh), ĐH Modena (ra đời năm 1175 ở Italy)…

Bất cập khó chữa

Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hệ thống giáo dục Việt Nam được TS Phương nhắc lại: quy mô tăng nhanh cả về số cơ sở giáo dục lẫn số người học, nhưng lại mất cân đối. Có đến hơn 1/2 số trường ĐH, CĐ, TCCN, cơ sở đào tạo nghề dài hạn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng…Địa bàn xa không có trường hoặc có thì rất bé nên học sinh vùng sâu, vùng xa muốn học phải “cơm nắm muối vừng” về Hà Nội.

“Thêm nữa, tỷ lệ học sinh lao vào học khối Kinh tế, Ngân hàng chiếm hơn 1/3 số theo học. Trong khi khối ngành Nông-Lâm-Thủy sản  chiếm chưa đến 5%”.

Ông dự báo, với hiểu biết tù mù về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và định hướng lệch lạc từ người lớn, mùa tuyển sinh năm nay chắc chắn sẽ có 50% số học sinh thi vào khối ngành Tài chính – Ngân hàng.

Một bất cập nữa theo ông Phương đến nay vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ, đó là doanh nghiệp chê sản phẩm đào tạo. Trong khi đó, nếu đào tạo theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ sai quy trình, lệch chuẩn.

Không né thị trường giáo dục

TS Phương khẳng định trong tương lai giáo dục không thể là tháp ngà tồn tại giữa biển nước quốc tế. Đến lúc nên xem giáo dục là một dịch vụ xã hội.
‘Giáo dục Việt Nam phải chấp nhận cho tư nhân tham gia giáo dục dưới sự điều tiết của nhà nước. Đã đến lúc phải sắp xếp lại hệ thống giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nhanh chóng xúc tiến kiểm định chất lượng giáo dục….

Thêm nữa giáo dục phải hướng đến nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Về nhân tài không nên làm theo cách hiện nay theo kiểu “nuôi gà chọi” mà phải phát huy được cái đặc biệt của mỗi cá nhân.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62511/dai-hoc-viet-thua-het-lang-gieng.html

Mẹ vợ của ông chủ Google dạy con như thế nào?

Posted: 03 Mar 2012 06:38 AM PST

Anne Wojcicki – vợ của Sergey Brin (đồng sáng lập Google), ThS Nhân loại học
Janet Wojcicki và Phó Chủ tịch cấp cao của Google, Susan Wojcicki đều là con của
một bà mẹ giáo viên.

TIN BÀI KHÁC


 

Bà Wojcicki cùng con gái út, Anne – vợ của người đồng sáng lập Google, Sergey
Brin.

 

Học báo chí để biết suy nghĩ

Esther Wojcicki (Woj) rõ ràng đã thành công trong việc nuôi dạy ba cô con gái
của mình. Là giáo viên tại Trường Trung học Palo Alto (California, Mỹ), bà Woj
đã xây dựng nên chương trình báo chí của trường vào năm 1984.

Bạn có thể đoán được rằng Woj đã áp dụng triết lý giáo dục của bà để nuôi dạy
các cô con gái. “Lời khuyên của tôi là báo chí có thể dạy cho các con cách suy
nghĩ, cách sàng lọc để có được thông tin quan trọng nhất và cách viết lách thật
rõ ràng, nhanh chóng”.

Bà không mong rằng các con mình sẽ trở thành nhà báo hoặc bất cứ một nghề
nghiệp cụ thể nào bởi bà luôn tạo điều kiện cho các con lựa chọn nghề nghiệp của
riêng họ.

“Tuy nhiên tôi luôn cho rằng nếu các con có thể học cách viết lách thật thành
thạo thì việc này cũng giúp chúng suy nghĩ được rõ ràng hơn – kỹ năng sẽ hỗ trợ
chúng trong bất kỳ lĩnh vực nào”.

Chị em nhà Wojcicki học viết báo ở trường trung học. Janet và Susan làm việc
cho nội san của trường, còn Anne trở thành biên tập hàng đầu và giành được học
bổng nhờ những bài viết về thể thao của mình.

Hiện nay, không chỉ được biết đến là người sáng lập ra công ty công nghệ sinh
học 23andMe, Anne còn nổi tiếng vì là vợ của người đồng sáng lập Google, Sergey
Brin.

Tự học là chìa khóa

Bên cạnh việc thừa hưởng gen di truyền tuyệt vời từ bố mẹ, chị em Wojcicki
còn được mẹ hướng cho cách tự học.

Trong những năm 1990, Wojcicki là một trong những gia đình đầu tiên ở thị
trấn có một chiếc máy tính. Và bà Woj khuyến khích các cô con gái vào mạng.
“Đừng đợi thầy giáo giảng giải nếu con không hiểu điều gì đó mà hãy thử xem mình
có thể tự học được không”.

“Bọn trẻ có thể học trên Học viện Khan (tổ chức giáo dục miễn phí cung cấp
các bài giảng trực tuyến chất lượng cao)”, bà Woj nói, “Và còn hàng triệu tài
nguyên giáo dục mở, hỗ trợ học viên học bất cứ thứ gì họ muốn”.

Ba cô con gái của bà cuối cùng đã vững bước trên con đường nghề nghiệp mà họ
lựa chọn. Rõ ràng, bà Woj đã truyền cho con nguồn cảm hứng để họ tự khám phá thế
giới bên ngoài.

Anne từng chia sẻ: “Tôi nghe thấy từ “gen” lần đầu tiên khi mới 6 tuổi. Một
hôm, trong bữa tối, tôi thấy mẹ nói với chị tôi rằng: “Điều đó có trong gen của
con”. Tôi cứ lưỡng lự, không biết có nên hỏi nghĩa từ đó không bởi gần đây khi
hỏi mẹ tôi tuyến tiền liệt là gì tôi đã rất hối hận.

Nhưng rồi, tôi vẫn hỏi mẹ và bà trả lời rằng có một đoạn mã bên trong tôi.
Đoạn mã đó cùng với môi trường xung quanh sẽ cho tôi biết tôi là ai. Tôi đã rất
ngạc nhiên. Một đoạn mã bí mật! Bên trong tôi! Điều này còn tuyệt vời hơn bất kì
câu đố nào tôi có thể tưởng tượng. Tôi đã bị lôi cuốn”.

Sau đó 27 năm, Anne đã cho ra đời 23andMe, công ty công nghệ sinh học và phân
tích di truyền, với ý tưởng đem lại những thông tin di truyền cho bất kỳ ai,
không cứ phải là nhà khoa học.

Theo Bee (Nguồn CNN Money)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62531/me-vo-cua-ong-chu-google-day-con-nhu-the-nao-.html

Vinh danh cố GS Lê Trí Viễn và GS Mai Quốc Liên

Posted: 02 Mar 2012 02:35 PM PST

Cố GS-NGND Lê Trí Viễn vừa được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm công trình nghiên cứu mang tên "Nghiên cứu, phê bình văn học trung đại Việt Nam và ngữ văn Hán Nôm" và GS-TS Mai Quốc Liên vừa đoạt Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho cụm công trình "Nhân vật lịch sử và nhà văn hóa Ngô Thì Nhậm 1746-1809".

Tại buổi lễ, đại diện Trường ĐH Sư phạm TPHCM và khoa Ngữ văn đã bày tỏ lời tri ân đến cố GS – NGND Lê Trí Viễn và GS-TS Mai Quốc Liên về những cống hiến không mệt mỏi trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Các công trình nghiên cứu của họ góp phần làm nên diện mạo của ngành nghiên cứu văn học, là nguồn tài liệu quan trọng, hữu ích phục vụ giảng dạy ĐH và sau ĐH.

Theo Người Lao Động

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-570845/vinh-danh-co-gs-le-tri-vien-va-gs-mai-quoc-lien.htm

Bài học từ cô bé ăn mày

Posted: 02 Mar 2012 02:35 PM PST

Bài học từ cô bé ăn mày

TTO – Tôi vẫn nhớ như in một buổi tối mùa đông cách đây 5 năm, khi ấy tôi còn là cô sinh viên đại học năm cuối. Hôm đó, như mọi ngày, tôi kết thúc buổi học ngoại ngữ vào lúc 20g và bắt xe buýt số 50 về đường Thanh Niên để chuyển sang xe 33 về nhà tôi ở công viên nước. Bình thường, 21g thì xe 33 sẽ chạy chuyến cuối cùng.

Đứng bên hồ Trúc Bạch, lúc đó gió lạnh lắm, vì trời lạnh nên mọi người cũng ra đường thưa hơn, ai cũng nhanh nhanh chóng chóng để về nhà. Bến xe buýt chỉ còn mình tôi và đứng nép bên gốc cây là một con bé ăn mày chừng 7 tuổi. Nhìn con bé đứng so so một mình cạnh gốc cây, tôi thấy thương lắm. Nhưng không hiểu sao, cảm giác khó chịu khi bị ăn mày đeo bám, làm phiền mỗi khi đi chơi cùng các bạn ở công viên làm tôi thấy ghê ghê, không muốn bắt chuyện. Tôi lạnh lùng quay đi.

Biết tôi nhìn về phía mình, con bé chạy lại.

- Chị ơi! - Nó gọi.

- Cái gì? – Tôi gắt lên, không giấu nổi vẻ khó chịu.

- Chị đi đâu về muộn vậy ạ? – Con bé bẽn lẽn hỏi.

- Việc gì tới em? – Tôi lạnh lùng đáp và cầu mong sao cho xe tới thật nhanh, để tôi lên xe, tránh bị con bé làm phiền.

Còn bé vẫn hồn nhiên, có thể vì nó bé quá nên không hiểu được cảm xúc của người lớn hay vì sống trong hoàn cảnh ấy nó quen rồi.

- Em cho chị cái này.

Tôi quay lại, vừa nói con bé vừa đưa cho tôi một quả táo rất to. Mắt tôi tròn xoe, tôi còn chưa hiểu gì, con bé vội giải thích:

- Chị ăn đi ạ. Cô vừa nãy cho em hai quả. Em ăn một quả rồi. Chị ăn đi, chắc chị cũng đói rồi.

Thật khó mà diễn tả được tâm trạng của tôi lúc này. Cảm động, xấu hổ, yêu thương đan xen. Tôi không còn sợ con bé làm phiền mình nữa. Xích lại gần hơn chỗ bé đứng, bàn tay vẫn nắm chặt lấy quả táo hướng về phía tôi.

- Chị cảm ơn em. Nhưng chị không đói đâu. Em ăn đi!

- Em tặng chị mà. Chị nhận cho em vui. Thấy các chị đi học em thích lắm. Nói rồi, con bé đưa mắt nhìn xa xăm.

Cảm giác yêu thương trào lên khóe mắt, tôi đưa tay đón nhận quả táo cùng với bao nhiêu tình cảm em gửi gắm trong đó. Rồi đưa tay nhìn đồng hồ, thấy đã 21g30 rồi. Giờ này nếu không có xe tức là sẽ không có xe nào chạy về công viên nước nữa.

- Em về đâu? – Tôi quay ra hỏi con bé.

- Em về Cầu Giấy chị ạ. Chắc giờ này hết xe 33 rồi. Em lên kia bắt xe 55 về Cầu Giấy đây chị ạ. Chị có đi cùng em không?

Khẽ gật đầu, tôi theo chân con bé đi bộ lên đường Yên Phụ. Con bé đưa bàn tay ra, nắm lấy tay tôi. Nó hồn nhiên nhảy chân sáo xung quanh tôi. Nãy giờ mải mê với bao nhiêu cảm xúc, tôi thậm chí còn không biết rằng trời lạnh thế này mà em chỉ mặc một manh áo rất mong manh và đi chân đất.

- Sao em không đi dép? Trời lạnh thế này mà.

 Con bé ngước nhìn tôi cười cười:

- Em quen rồi chị ạ. Đi chân đất thế này em chạy nhanh hơn vì em hay bị người ta đuổi lắm, nên nếu đi dép, chạy khó lắm chị ạ.

Rồi em kể: Nhà em nghèo lắm, ở mãi tận Phú Thọ cơ. Bố em mất rồi. Mẹ em bỏ đi đâu đó từ khi em 4 tuổi, không thấy về nữa. Em sống với bà nội. Không có việc gì làm nên hai bà cháu đưa nhau xuống đây xin ăn. Ngày nào được nhiều cũng có vài ba chục để trả tiền trọ, ngày nào không xin được thì hai bà cháu nằm tạm ở bến tàu, bến xe.

Nghe em kể, tôi thấy sống mũi cay cay. Càng thấy thương em và ân hận về thái độ của mình lúc đầu. Em nói em không biết chữ, em chưa được đi học bao giờ nên thấy các anh chị đi học là em thích lắm. Rồi như thể tìm được một người bạn, em líu lo kể. "Em đi xin thế này cũng khổ lắm chị ạ. Có người họ thương thì họ cho. Có cô chú không cho còn đuổi đánh em, chửi rủa em thậm tệ. Thậm chí họ còn bảo em lại sắp ăn cắp đồ của họ nữa”.

Chẳng mấy chốc chúng tôi đã đến điểm dừng xe buýt số 55. Thấy xe tới, tôi dúi vào tay em tờ 5.000 đồng và bảo:

- Chị cho em tiền đi xe buýt này.

Con bé giật tay tôi ra, lắc đầu:

- Không cần đâu chị ạ. Mấy bác lái xe này em quen hết ấy mà. Các bác ấy không lấy tiền của em đâu, chị cũng là học sinh, em không lấy tiền của chị.

Nói rồi, em chạy lên xe trước miệng ríu rít.

- Cháu chào các bác!

Bác lái xe đáp lại:

- Chào cháu. Hôm nay xin được nhiều không cháu?

Cô bé trả lời:

- Chán lắm bác ạ. Hôm nay trời lạnh nên chẳng có ai đi chơi. Cháu về Cầu Giấy xin vậy.

Ngồi ghế phía sau em, nhìn thân hình nhỏ bé, đen đúa, mái tóc vàng cháy vì nắng trời, bờ vai đang run lên từng đợt vì gió lạnh, tôi thấy thương em quá! Thi thoảng em quay lại nhìn tôi cười tinh nghịch.

Xe đến điểm công viên nước, tôi chào em rồi xuống xe. Thương em quá mà không biết làm gì giúp em. Tôi tháo cái khăn quàng trên cổ, quàng vào cổ em và xuống xe.

Cô bé cảm ơn tôi và dặn với theo: "Chị nhớ ăn quả táo đi nhé, em vừa ăn rồi. Ngọt lắm chị ạ". Tiếng nói của em lảnh lót lẫn vào tiếng xe chạy và cửa xe đóng lại.

Tôi đi bộ về nhà, tay nắm chặt quả táo. Hình ảnh cô bé ăn mày chân đất, đứng so vai bên gốc cây cạnh hồ Trúc Bạch không khỏi ám ảnh tôi. Cảm ơn em đã cho tôi một bài học lớn về tình người, về sự sẻ chia.

Về nhà, tôi đặt quả táo lên bàn học. Mỗi khi ngồi vào bàn, tôi lại nâng quả táo lên, chỉ ngắm nhìn rồi lại đặt xuống. Chắc hẳn giờ này em vẫn đang lang thang ở một góc công viên nào đó. Cầu trời bớt lạnh, nhiều người đi chơi hơn để em có thể xin được nhiều. Bà cháu em không phải nằm ở bến tàu, bến xe ngủ qua đêm nay.

PHẠM THỊ MẬN (nguồn: www.netbuttrian.vn)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/479641/Bai-hoc-tu-co-be-an-may.html

Sĩ tử rối vì “loạn” cẩm nang tuyển sinh

Posted: 02 Mar 2012 02:35 PM PST

Nhà nhà ra cẩm nang tuyển sinh

Đến hẹn lại nên, năm nay lại càng là một lợi thế cho các nhà xuất bản (NXB) khi Bộ GD-ĐT ngừng in cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh", thị trường cẩm nang tuyển sinh càng trở nên sôi động thậm chí là "loạn". Điều này đã gây không ít khó khăn cho các sĩ tử trong việc chọn trường, chọn ngành thi.

Dạo một vòng các hiệu sách trên toàn thành phố Đà Nẵng như nhà sách Lạc Việt, nhà sách Nhất Nam, nhà sách FaHaSa Đà Nẵng…, không khó để tìm thấy các loại cẩm nang của các NXB trên cả nước. NXB Thống kê rất "nhanh tay” khi cho ra bộ sách 6 cuốn gồm ba cuốn về hệ đại học, chia theo ba miền Bắc, Trung, Nam với tiêu đề “Tìm hiểu về các trường đại học qua những số liệu tuyển sinh” và 3 cuốn cho hệ cao đẳng, cũng chia theo ba miền, là “Tìm hiểu các trường cao đẳng trong trường đại học và cao đẳng qua những số liệu tuyển sinh”. Để tăng tính thời sự hấp dẫn bạn đọc, NXB Thống kê cũng không quên chú thích " Tài liệu phục vụ kì tuyển sinh năm 2012", ngay trên bìa mỗi cuốn sách. Tuy phục vụ kì tuyển sinh 2012 nhưng tất cả các thông tin trong tài liệu này chỉ dừng lại ở năm 2011 và giá mỗi cuốn dao động từ 35 đến 40 ngàn đồng trên một cuốn.


Ngoài ra, một số báo in cũng phối hợp với các NXB cho ra mắt các cuốn cẩm nang tuyển sinh. Bản thân các trường ĐH sau khi nghe thông tin từ Bộ GD-ĐT cũng sẽ biên soạn tài liệu tuyển sinh riêng đưa lên trang web của trường và giới thiệu đến tận các trường THPT nhằm cung cấp tối đa thông tin tuyển dụng đến các sĩ tử và cũng không ngạc nhiên khi các sĩ tử " bội thực" thông tin

Nghịch lý "bội thực" nhưng vẫn thiếu

"Một điều rất đáng mừng khi thị trường cẩm nang tuyển sinh năm nay sánh ngang với thị trường sách tham khảo các môn học, học sinh sẽ có nhiều tài liệu để tham khảo cho một môn học. Cũng theo đó các sĩ tử sẽ có thêm nhiều tài liệu để tham khảo về thông tin của các trường. Tuy nhiên, vì có quá nhiều tài liệu nhưng không có một cuốn tổng quát của Bộ GD-ĐT khiến chúng em không biết nên mua và tin vào quyển nào", em Ng. Hoa – HS Trường THPT Hoàng Hoa Thám chia sẻ.


Trao đổi với chúng tôi, cô Trần Thị Hương, trưởng Phòng Giáo vụ Trường THPT Phan Châu Chinh, TP Đà Nẵng, cho biết: "Gần đây có rất nhiều NXB gọi điện đến hỏi về nhu cầu mua cẩm nang tuyển sinh. Việc nhà trường chọn mua cẩm nang của NXB nào đều sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến học trò trong trường vì nếu cẩm nang nào được nhà trường chọn, HS sẽ rất tin tưởng. Trong khi đó, nếu nội dung thông tin cẩm nang đưa ra là chính xác sẽ giúp ích cho HS và ngược lại. Vì vậy khi đứng trước sự đa dạng và phong phú của thị trường cẩm nang tuyển sinh năm nay, nhà trường sẽ chờ quyết định từ sở GD, khi Sở GD quyết định đưa cuốn sách cẩm nang nào về thì nhà trường sẽ nhận và phổ biến đến HS".

Đỗ Luyến

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-570716/si-tu-roi-vi-loan-cam-nang-tuyen-sinh.htm

Lòng tự trọng của con trẻ

Posted: 02 Mar 2012 02:34 PM PST

Câu chuyện giáo dục

Lòng tự trọng của con trẻ

TT – 1. Bị phát hiện lấy tiền của bạn học để mua… bánh, N.B., học sinh lớp 4 một trường tiểu học ở Hóc Môn, TP.HCM, bị "mời" lên văn phòng nhà trường viết kiểm điểm. Sau đó trong buổi chào cờ đầu tuần em được "mời" lên đứng dưới cờ, nhà trường đọc "cáo trạng", cho em "phát biểu cảm nghĩ" và cảnh cáo trước toàn trường để làm gương cho những học sinh khác.

Buổi học sau đó, B. đi đâu cũng trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của các bạn, anh chị lớp trên và các em lớp dưới. Thậm chí em còn tránh đi vệ sinh vì sợ các bạn chỉ chỏ, chế giễu. Một tuần sau đó, em đòi nghỉ học và không đến lớp nữa.

Đang công tác ở nước ngoài, bà N.T.P., bà nội của B., vội vã về nước khi nghe tin cháu mình muốn nghỉ học. Cha mẹ của B. cũng suy sụp khi bị chính ban giám hiệu nhà trường và những người khác bàn ra tán vào: "sinh con ra không biết dạy, để con đi ăn cắp". Chính B. cũng khốn đốn khi bị một giáo viên cảnh cáo: "nếu còn ăn cắp sẽ bị chặt tay". Cả gia đình đột ngột bị rơi vào một tình cảnh trớ trêu.

Bà N.T.P. bức xúc: "Trẻ con cũng có sĩ diện, cháu mới 10 tuổi nên vẫn cần sự giám hộ của người lớn, cháu chưa ngoan thì đến trường để được dạy dỗ cho nên người. Nhưng nhà trường lại đem tội lỗi của cháu ra bêu riếu trước toàn trường. Thấy cháu ủ dột, xấu hổ, sợ đến lớp mà gia đình tôi không cầm được nước mắt".

Đến nay, B. đã chính thức nghỉ học ở trường cũ và chuyển sang một ngôi trường mới. Cậu bé mới 10 tuổi đang phải gắng gượng chống chọi lại những giày vò về tinh thần từ người lớn. Những ám ảnh đó khó có thể xóa được trong ngày một ngày hai.

2. Tại một trường ở Q.5, TP.HCM, khi có "nghi án" mất cắp tiền trong lớp, ông hiệu trưởng đã cho tất cả học sinh lớp này viết ra giấy tường thuật sự việc mà không cần ký tên. Trên mẩu giấy đó, ông đã tạo điều kiện cho học sinh "tự thú" về việc mình ăn cắp tiền của bạn. Qua nét chữ, ông tìm cách tiếp cận riêng với học sinh đó để khuyên bảo và hứa chuyện này chỉ có hai thầy trò biết với nhau. Học sinh của ông sau đó đã trưởng thành và không bao giờ phạm lỗi tương tự.

Một câu chuyện, hai cách giải quyết nhưng chắc chắn tình yêu thương, sự che chở của người lớn mới là phương thuốc hữu hiệu nhất để học sinh vượt qua lỗi lầm chứ không phải bất kỳ một biện pháp kỷ luật nào.

LƯU TRANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/480194/Long-tu-trong-cua-con-tre.html

Cùng học Kỹ năng sống với con thế nào cho đúng?

Posted: 02 Mar 2012 02:34 PM PST

Ở những nước có nền giáo dục tiên tiến, ngoài việc truyền đạt kiến thức nhà trường luôn tổ chức và khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa đa dạng nhằm rèn luyện cho các em những kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cần thiết. Thành tích của học sinh khi tham gia vào những hoạt động này được đánh giá cao và trở thành một lợi thế khá lớn khi xét tuyển vào đại học hoặc xin việc làm.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-570515/cung-hoc-ky-nang-song-voi-con-the-nao-cho-dung.htm

Thêm nhiều trường ĐH, CĐ thi, xét tuyển khối A1

Posted: 02 Mar 2012 02:31 PM PST

(GDTĐ)-Báo Giáo dục và Thời đại online tiếp tục cập nhật danh sách các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi hoặc xét tuyển khối A1 năm 2012.

Thêm nhiều trường tuyển sinh khối A1

Nhiều trường bổ sung khối A1

Trường ĐH SP Hà Nội tuyển sinh khối A1 hai ngành là Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin.

Trường ĐH SP Hưng Yên thông báo xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 của những thí sinh khối A, A1, B, D1 có đăng kí nguyện vọng học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên theo quy định chung của Bộ GDĐT.

ĐHSP Kỹ thuật Nam Định tuyển sinh khối A1 tất cả các ngành đào tạo.

ĐH Trà Vinh tuyển sinh khối A1 các ngành: Quản trị kinh doanh (Quản trị marketing, Quản trị tài chính, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị kinh doanh tổng hợp; Quản trị hành chính văn phòng; Quản trị và tổ chức sự kiện; Quản trị nhà hàng – khách sạn và Chương trình liên kết cấp bằng với trường Đại học Vancouver Island (VIU) Canada); Tài chính ngân hàng; Kế toán, Quản trị văn phòng, CNTT; Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử (các chuyên ngành: Hệ thống điện; Điện công nghiệp; Công nghệ kĩ thuật điện tử, viễn thông; Quang điện tử);Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Quản trị văn phòng (chuyên ngành Quản trị Hành chính – Văn phòng, Quản trị Văn phòng – Y tế); Công nghệ thông tin; Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử (chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện);Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, truyền thông (chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông; Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa).

Học viện công nghệ bưu chính viễn thông tuyển sinh khối A1 tất cả các ngành đào tạo ở bậc ĐH và CĐ.

Trường ĐH Yersin Đà Lạt tuyển sinh khối A1 ngành Công nghệ thông tin (với các chuyên ngành Lập trình quản lý; Mạng – Phần cứng; Kế toán tin học; Hệ thống thông tin); Quản trị kinh doanh (với các chuyên ngành:  Quản trị Kinh doanh Tổng hợp; Quản trị Ngoại thương; Quản trị Kế toán doanh nghiệp; Quản trị Tài chính doanh nghiệp; Quản trị ngân hàng; Quản trị Nhà hàng – Khách sạn; Quản trị Lữ hành); Ngôn ngữ Anh.

Với hệ CĐ, trường thông báo tuyển sinh khối A1 ngành Quản trị kinh doanh.

Học viện ngoại giao tuyển sinh khối A1 duy nhất ngành Quan hệ quốc tế ở cả hệ ĐH và CĐ.

Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải tuyển sinh khối A 1 ở hệ CĐ các ngành đào tạo có thi khối A.

Trường CĐ Bách khoa Hưng Yên tuyển sinh khối A1 các ngành đào tạo khối A

Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm thi tuyển khối A1 các ngành: Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng; Công nghệ kỹ thuật  Điện, điện tử và Công nghệ kỹ thuật Điều khiển tự động hóa.

Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây thông báo tổ chức thi thêm khối A1 (theo quy định của Bộ GDĐT) đối với các ngành có thi khối A.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201203/Them-nhieu-truong-DH-CD-thi-xet-tuyen-khoi-A1-1959227/

Comments