Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chính sách ưu tiên TS trong trường khối quân đội 2012

Posted: 01 Mar 2012 06:00 AM PST

(GDTĐ)-Ngoài những chính sách ưu tiên theo quy định của Bộ GDĐT, các thí sinh thi vào trường ĐH trong quân đội được hưởng thêm một số ưu tiên đặc thù bao gồm chính sách ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực (KV).

Cụ thể, với chính sách ưu tiên đối tượng quy định thêm đối tượng 02 (thuộc nhóm UT1) là những quân nhân tại ngũ được cử đi học, có 1 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên và đối tượng 08 (thuộc nhóm UT2) là con sĩ quan quân đội, con QNCN, con CCQP hưởng lương tương đương sĩ quan, đang tại chức hoặc đã nghỉ chế độ, chuyển ngành, về hưu.

Năm 2012, thí sinh học liên tục và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương tại KV nào thì hưởng ưu tiên theo KV đó. Nếu trong 3 năm học THPT hoặc tương đương có chuyển trường thì thời gian học ở KV nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo KV đó. Nếu mỗi năm học ở một trường hoặc nửa thời gian học trường này, nửa thời gian học trường kia thì tốt nghiệp ở KV nào, hưởng ưu tiên ở KV đó. Quy định này áp dụng cho tất cả các thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp trước năm thi tuyển sinh.

Riêng các đối tượng:học sinh các trường dân tộc nội trú; học sinh các trường, lớp dự bị đại học, kể cả các trường, lớp dự bị đại học dân tộc; học sinh các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú.

Quân nhân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại KV nào thì hưởng ưu tiên theo KV đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ (tùy theo KV nào có mức ưu tiên cao hơn); nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên KV theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện ưu tiên KV

Việc ưu tiên xét tuyển hoặc tuyển thẳng thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT năm 2012.
Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201203/Chinh-sach-uu-tien-TS-trong-truong-khoi-quan-doi-2012-1959192/

Biến giảng đường thành chợ?

Posted: 01 Mar 2012 06:00 AM PST

- Chuông reo vào lớp nhưng sân trường vẫn nháo nhác
“người vào người ra”. Thậm chí giờ học nhưng sĩ số lớp học vắng hoe…Tình trạng
này đã trở lên quá quen thuộc với các bạn sinh viên ở một số giảng đường ĐH, CĐ.


 

Không ít sinh viên lên lớp để ngủ (Ảnh có tính chất minh họa)

 

Ít bạn đi học đúng giờ

7h40 sáng, tiếng chuông reo cách đây 10 phút mà sân
trường vẫn nháo nhác "kẻ ra người vào". Những cô cậu sinh viên  vẫn
thản nhiên  như thể không biết rằng mình đang muộn học. Tình trạng này được
nhiều bạn sinh viên cho biết, đi học muộn đã là thói quá quen hàng ngày…

Bạn Nguyễn Thị Huệ (CBC5D – CĐTruyền hình), một
trong những người đến lớp sớm nhất cũng là người có khả năng quan sát độ chuyên
cần của các bạn cùng lớp nhất cho biết: "Thường thì rất ít bạn đi học đúng giờ.
7h30 vào học thì phải 10p sau, may ra lớp học mới có thể ổn định".

Ghé qua giảng đường Trường ĐH Thành Đô trong giờ
học Triết, chúng tôi không khỏi bàng hoàng với sĩ số vắng… hơn 1 nửa lớp. Cho
đến tiết học thứ 2, "địa hình" lớp lại bắt đầu thay đổi với tình trạng thêm chỗ
này, khuyết chỗ kia". Khi giảng viên chuẩn bị điểm danh cũng là lúc sinh viên
nhốn nháo “cứu” nhau bằng tin nhắn.

Một sinh viên Khoa kế toán (Trường ĐH Thành Đô)
cho biết " Ngày nào cũng thế, nếu không phải điểm danh thì lớp học lúc nào cũng
như cái chợ, ra vào tự do. Điểm danh xong rồi thì không khí sẽ trở nên "ổn định"
hơn, bởi theo quan niệm thì chỉ có kẻ ham học thật sự mới trụ lại lớp ngay cả
khi thầy giáo đã "chấm công" xong!"

Đi học là để lấy kiến thức. Tuy nhiên, với một số
bạn sinh viên lại cho rằng việc đến lớp chẳng hề quan trọng. Có chăng chỉ là có
mặt và hô "có" để "bảng chấm công" của thầy giáo có tên mình. Họ gần như coi
việc đi học như đi chơi và lớp học như cái chợ. Thế nên mới có chuyện, các quán
trà đá trước cổng trường ĐH, CĐ không bao giờ vắng khách, ngay cả trong giờ học.

Học thế phổ biến?

Sinh viên đông, có những giảng đường sĩ số lên
tới hàng trăm người. Điều này gây bất lợi của giảng viên trong việc quản lý sinh
viên nhưng lại là lợi thế của những người thích tìm học thế điểm danh cho mình
mà không sợ giảng viên nhớ mặt.

Phần lớn, hầu hết những bạn thường xuyên vắng mặt
ở lớp đều là những người "ham chơi lười học". Mục tiêu duy nhất của họ chỉ là
tấm bằng nên việc đi học không bao giờ được chú trọng. Để có thể đủ điều kiện
thi (không nghỉ quá số tiết), họ dùng nhiều cách để chống chế, một trong số
những cách đó là nhờ người điểm danh hộ.

Vào lớp MNk 1a4, Trường CĐ Sư phạm Hà Nội đúng
lúc điểm danh, chúng tôi được chứng kiến cảnh "ngơ ngác" của các bạn sinh viên
mỗi khi đọc đến tên ai đó. Những thành viên chính thức của lớp sẽ "săm soi"
người mới và để ý xem họ là học thế cho ai.

Chia sẻ với chúng tôi, một sinh viên trong lớp
cho biết: "Vì lớp quá đông, thầy giáo không nhớ hết mặt sinh viên nên việc nhờ
người điểm danh hộ không mấy khó khăn. Chính vì vậy nên mới có tình trạng không
ngày nào là lớp em không có bạn mới".

Học tập là quyền lợi, nhưng họ đã "lãng quên"
quyền lợi đó và biến nó thành điều bắt buộc. Khi học tập không phải là việc làm
quan trọng nhất của sinh viên thì liệu rằng họ sẽ làm gì trong khoảng thời gian
đó? Có lẽ, vấn đề này có vô vàn đáp án để lựa chọn.

"Ê, hôm nay tao có việc bận, mày tìm người lên
lớp điểm danh hộ tao nhé! Ok!". Hà Anh, sinh viên năm 2 Trường CĐ Điện tử – Điện
lạnh đang ngồi trong quán trà sữa trên đường Xuân Thủy vừa cúp máy, vừa nhìn cô
bạn đối diện, nháy mắt cười. "Việc bận" mà Hà Anh nói tới ở đây chính là uống
trà sữa và "tám" chuyện với bạn bè. Chỉ qua một cuộc điện thoại, giờ học bỗng
biến thành giờ chơi với lý do hết sức chính đáng. Còn người điểm danh hộ, chỉ
cần một tiếng "có" quý báu, họ có thể nhận được một khoản hậu hĩnh từ bạn của
mình.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62337/bien-giang-duong-thanh-cho-.html

Hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do như thế nào?

Posted: 01 Mar 2012 05:59 AM PST

Đúng rồi đó em. Em dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn đại học trở lên không có môn nào bị điểm 0 thì các trường tuyển thẳng vào đại học.

Năm nay em dự định thi vào Trường đại học KHXHNV – ĐHQGHN, em nghe nói nếu dự thi vào trường mà không đỗ ngành mà mình đăng ký dự tuyển sẽ được xét tuyển vào ngành khác nếu đủ điểm vào trường và ngành đó còn chỉ tiêu. Vậy thông tin này có chính xác không? (aries203@yahoo.com.vn)

ĐHQGHN hàng năm đều xây dựng điểm sàn vào trường theo khối. Do vậy, nếu em đạt điểm sàn của trường là em đỗ vào trường. Nếu số điểm của em không đỗ vào ngành mà mình đăng ký thì em được xét tuyển vào ngành khác cùng khối, còn chỉ tiêu.

Cho em hỏi ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội năm nay đã tuyển sinh hệ đại học chưa? (nhanthuyhieu@yahoo.com.vn)

ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội năm nay bắt đầu tuyển sinh, trường tuyển 1.000 SV, trong đó 750 SV hệ ĐH và 250 SV hệ CĐ. Trường tuyển sinh theo cả hai hình thức: thi tuyển và xét tuyển. Cụ thể như sau: Hệ ĐH: thi tuyển và xét tuyển. Ngày thi và khối thi theo quy định của Bộ GD-ĐT; điểm xét tuyển chung. Hệ CĐ:xét tuyển: trường không tổ chức thi tuyển mà lấy kết quả thi đại họcvà cao đẳng năm 2012 theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển.

Cháu dự định thi ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Ngân hàng. Vậy cho cháu hỏi học ngành này cháu có thể làm việc tại đâu? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Cháu học khá, Toán, Anh, Văn trên 7,0. Vậy cháu có khả năng đỗ hay không? Điểm chuẩn của ngành này biến động như thế nào? (sunflower_141294@yahoo.com.vn)

Ngành Ngôn ngữ Anh và em học theo chuyên ngành tiếng Anh Tài chính Ngân hàng, ra trường em làm việc tại các ngân hàng, doanh nghiệp và cơ hội việc làm của ngành này rất lớn, em khỏi lo thất nghiệp. Ngành Ngôn ngữ Anh, điểm chuẩn hàng năm dào động từ 20 điểm trở lên. Em có lực học khá nhưng cần nỗ lực hơn nữa thì khả năng đỗ mới cao bởi mức điểm chuẩn vào Học viện Ngân hàng luôn ở mức 20 điểm trở lên.

Năm nay em định thi vào Học viện An ninh, em được biết muốn thi vào các ngành công an thì cần điều kiện về học lực các môn dự thi phải đạt 6,0 trở lên. Em muốn hỏi là học lực được tính trong 3 năm hay chỉ năm cuối cấp? Nếu là 3 năm thì lớp 10 em có 1môn dưới 6,0 liệu em có đủ ĐKDT không ạ? (maimai_1_tinhyeu_yeuem_mai@yahoo.com)

Theo Thông tư 71/2011/TT-BCA quy định, muốn thi vào ngành Công an, trong những năm học phổ thông phải đạt học lực từ trung bình trở lên, trong đó 3 môn thuộc khối đăng ký dự thi vào các trường CAND phải đạt từ 6,0 trở lên. Như vây, phải tính cả 3 năm học THPT. Tuy nhiên, thông tin chỉ tiết em tham khảo tại công an địa phương nơi em làm thủ tục hồ sơ ĐKDT.

Năm nay em thi lại đại học nên em là một thí sinh tự do nhưng em vẫn không biết trong một hồ sơ của thí sinh tự do có khác gì so với thí sinh còn ở trong trường THPT không? Và bộ hồ sơ của thí sinh tự do gồm những giấy tờ nào? (professional.itisme96@gmail.com)

Bộ hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do giống như thí sinh ở trong trường THPT. Mỗi hồ sơ đăng kí dự thi bao gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 (Phiếu số 1 do Sở GD-ĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết).

3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học (sau đây gọi chung là trường) thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

Thí sinh tự do nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD-ĐT quy định.

Em có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, năm nay em muốn thi vào một trường tại Hà Nội (ĐH Bách khoa chẳng hạn) thì em không phải lên Hà Nội thi mà được thi tại Hải Phòng đúng không? Nếu em muốn thi thêm một trường khối B tại Hà Nội nữa nhưng em được biết trường ĐH Hàng hải không tổ chức thi khối B thì em có được thi khối B này tại HP không ạ? (tuyen2601@gmail.com)

Cụm thi Hải Phòng là 1 trong những cụm thi quốc gia do vậy em không phải lên Hà Nội dự thi mà dự thi tại Hải Phòng. Ở cụm thi này đều tổ chức thi 3 đợt thi như đã quy định. Do vậy, em thi khối B vẫn được thi tại Hải Phòng.

Em muốn thi khối D1 vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, khoa Tiếng Anh thương mại, nếu em đủ điểm chuẩn vào trường nhưng không đủ điểm vào khoa đã đăng kí, thì em có được chuyển xuống các khoa điểm thấp hơn không? Trong truờng hợp các khoa khác đã đủ chỉ tiêu thì em có được xét tuyển vào trường nữa không?Năm nay Bộ GD-ĐT giao các trường tự chủ trong việc xét tuyển. Do vậy, không có xét tuyển nguyện vọng 2, 3 nữa. Việc xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn trước Nếu như em không đậu vào trường đại học đã đăng kí nhưng đủ điểm ở trường khác thì có phải em vẫn được nộp hồ sơ xét tuyển không? (khanhlinh8494@gmail.com)

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân bao giờ cũng có điểm sàn vào trường. Nếu em đủ điểm sàn mà không đủ điểm vào ngành mình đăng ký thì được xét tuyển vào ngành khác còn chỉ tiêu, cùng khối thi. Trường xác định điểm sàn dựa trên điểm thi của thí sinh và chỉ tiêu được giao, do vậy em không phải lo lắng về điều đó.

Em được quyền xét tuyển ở nhiều trường khác nhau vì theo quy định của Bộ GD-ĐT thí sinh dự thi đại học theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển), nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0), được trường tổ chức thi cấp 02 Giấy chứng nhận kết quả thi đại học, có đóng dấu đỏ của trường.

Thí sinh sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi hoặc bản sao có công chứng (theo quy định của từng trường) để tham gia đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển của trường.

Ban tư vấn tuyển sinh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-570142/ho-so-dkdt-cua-thi-sinh-tu-do-nhu-the-nao.htm

“Nước Nga trong không gian giáo dục Quốc tế”

Posted: 01 Mar 2012 05:55 AM PST

(GDTĐ) – Từ ngày 04 – 10/3/2012 tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội sẽ tổ chức những ngày tiếng Nga, giáo dục và văn hóa Nga tại Việt Nam. Hoạt động này được thực hiện bởi Bộ Giáo dục và Khoa học LB Nga, Trường ĐH Mới LB Nga, Cơ quan Đại diện Hợp tác LB Nga tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Liên bang "Tiếng Nga" (2011-2015).

Khung cảnh hội nghị
Các đại biểu dự hội nghị

Hội nghị sẽ tổ chức cho các các lãnh đạo, giáo viên và tất cả những ai quan tâm đến tiếng Nga, nghe các bài thuyết trình, tham dự thực hành, giờ học trình độ cao, xem video và dự hội nghị bàn tròn,… tại TTKHVH Nga (5/3), tại Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội (6/3), Trường ĐH Hà Nội (6/3), Phân viện Puskin (7/3).

Tại buổi triển lãm tài liệu học tập – phương pháp sẽ giới thiệu hơn 100 bản in và điện tử, giới thiệu thư viện băng đĩa video của giáo viên tiếng Nga.

Hội nghị sẽ bao gồm những hoạt động sau:

•phương pháp giảng dạy tiếng Nga hiện đại;

•phương tiện giáo học pháp – điện tử hiện đại trong quá trình giảng dạy tiếng Nga trong môi trường ngôn ngữ phi bản ngữ;

•tiếng Nga có sử dụng máy vi tính;

•những vấn đề chất lượng giảng dạy tiếng Nga và trắc nghiệm;

•những điều mới trong năng lực chuyên môn của giáo viên tiếng Nga.

Kết thúc hội nghị, những người tham dự sẽ được nhận chứng chỉ nâng cao trình độ.

Hoàng Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201203/Nuoc-Nga-trong-khong-gian-giao-duc-Quoc-te-1959206/

Bắt gặp hình ảnh đẹp của một thầy giáo tiểu học

Posted: 01 Mar 2012 05:55 AM PST

Lúc 14h20 chiều qua, 29/2, khi đang ngược Quốc lộ 8A ngược lên huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh), bất ngờ chúng tôi bắt gặp hình ảnh một người đàn ông đầu đội mũ bảo hiểm dừng xe máy và đang gắng hết sức lăn một hòn đá ong chính giữa đường (có thể do một chủ xe vận tải nào đấy bất cẩn để rơi xuống) sang một bên.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-570262/bat-gap-hinh-anh-dep-cua-mot-thay-giao-tieu-hoc.htm

Trăm dâu đổ đầu thầy giáo tiếng Anh

Posted: 01 Mar 2012 05:55 AM PST

Theo một nguồn tin của chúng tôi, phần lớn GV không đủ điểm vì khả năng nghe nói, đọc hiểu còn yếu.

Toàn bộ GVTA tiểu học của Q.4 tham gia đợt khảo sát chỉ có ba người đủ chuẩn. Ở Q.10, GVTA bậc THCS của toàn quận đạt yêu cầu khảo sát cũng chưa đến 10 người.

Hiệu phó của một trường THPT ở Q.Bình Thạnh lo lắng khi nghe thông tin hầu hết GV của trường đều trượt.

Ông Văn Công Sang, Trưởng phòng Tổ chức – cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM nhận định: Kết luận của đợt khảo sát cho thấy, đội ngũ GVTA của TP nắm vững chuyên môn căn bản, tuy nhiên, hai kỹ năng nghe – nói còn yếu.

Còn theo lý giải của nhiều GV, sở dĩ số GV… rụng như sung vì cách đánh giá GV bằng đề thi và tiêu chuẩn của châu Âu.

Một GV của trường THPT Trưng Vương kể: Thời gian GV phải tham gia khảo sát rơi vào cao điểm ôn tập cho HS thi học kỳ I nên nhiều GV không thể tập trung lo ôn thi.

Bên cạnh đó, lâu nay GVTA được đào tạo ở các trường sư phạm theo chuẩn khác với chuẩn của FCE, chương trình giảng dạy lại không đòi hỏi GV gắt gao về kỹ năng nghe – nói, khiến hai kỹ năng này dần dà bị mai một.

Sau đợt khảo sát, nhiều GV lo lắng: sau đợt học bồi dưỡng, nếu vẫn chưa đạt chuẩn thì liệu có bị cho thôi việc hay cắt thi đua? Nếu bị loại, cuộc sống của GV và gia đình sẽ ra sao? Ngay cả những nhà quản lý cũng có những nỗi niềm riêng, có bao nhiêu hay bấy nhiêu, vì GVTA nếu không đi dạy cũng dễ tìm việc làm khác với thu nhập cao gấp nhiều lần so với lương nghề giáo.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62030/tram-dau-do-dau-thay-giao-tieng-anh.html

Bỏ hàng ngàn tỷ xây trường vẫn bị “chê”

Posted: 01 Mar 2012 05:54 AM PST

Khó khăn chồng chất

Theo thống kê của Bộ GD và ĐT, năm học 2010 – 2011 cả nước có 4.097 trường mầm non, 444 trường phổ thông, 91 trường trung cấp chuyên nghiệp, 30 trường cao đẳng và 50 trường đại học ngoài công lập (NCL). Hệ thống các trường NCL đã đóng góp khoảng 20% tổng số trường cũng như số học sinh, sinh viên trên cả nước. Hệ thống trường đã góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng GD và ĐT. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống trường NCL hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc từ cơ chế chính sách đến việc thực hiện của mỗi cơ sở đào tạo.

GS.TS Đặng Ứng Vận, trường ĐH Hòa Bình cho biết: "Nếu so với ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục thì khối ngoài công lập đã thu hút xã hội hóa với nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này tương đương 10.000 tỷ đồng. Xét về quy mô đào tạo cũng như nguồn vốn đầu tư thì vai trò của khối ngoài công lập là rất đáng kể. Trong khi giáo dục bị phê phán nặng nề, đặc biệt là khu vực ngoài công lập, nhiều giải pháp đổi mới, nhiều thử nghiệm đã được thực hiện từ mô hình, nội dung chương trình… Tình hình không nói là xấu đi nhưng những đổi mới này chưa tạo ra được những chuyển biến tích cực để xã hội yên tâm".

Chỉ rõ hơn về hoạt động của các trường ĐH ngoài công lập, GS Hoàng Xuân Sính, trường ĐH Thăng Long cho rằng: "Với mức đầu từ mở trường trung bình 200 tỷ đồng nhưng chỉ để xây dựng được một ngôi trường đơn sơ với ký túc xá đã mất gần hết số tiền này, chưa kể tiền đền bù đất và đầu tư thiết bị dạy học… trong khi lãi suất các trường phải chịu là 21%. Khó khăn về tuyển đầu vào lại càng hạn chế hoạt động của các trường khi thiếu nguồn thu. Hoạt động không hiệu quả, với nguyên nhân chủ quan cùng nhiều nguyên nhân khách quan đang khiến cho hệ thống này lo lắng khi chưa tạo được những biến chuyển thực sự và đồng thời khiến cho nguồn vốn xã hội đầu tư cho hệ thống này không được sử dụng hiệu quả".

Đồng quan điểm, GS Đặng Ứng Vận cho hay, nếu tiếp tục để các trường công, trường trọng điểm có quyền lấy tới điểm sàn thì đồng nghĩa với việc chiếm hết thị phần trường tư. Nếu không phân tầng kèm theo khống chế chất lượng đầu vào để tránh tình trạng trường trọng điểm cũng tuyển thí sinh đến điểm sàn thì mọi cố gắng của trường tư đều vô ích, đầu tư trọng điểm của nhà nước cũng lãng phí.

GS.TSKH Phạm Sỹ Tiến, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nêu thực tế: "Nhiều trường NCL được thành lập khi chưa đủ điều kiện, chưa có cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý, chỉ chú trọng đào tạo liên thông, nhất là liên thông từ trung cấp lên đại học phát triển quá mức cho nên chất lượng hạn chế. Mặt khác, việc nhìn nhận, quan niệm về trường NCL hiện nay còn chưa rõ ràng, tình trạng đánh giá thấp trường NCL còn phổ biến. Nhất là việc nhìn nhận các trường NCL là nơi kinh doanh vì lợi nhuận, giảm nhẹ chất lượng nhằm có nhiều sinh viên để có nhiều tiền. Việc xem xét cho thành lập các trường NCL hiện nay còn mập mờ, thể hiện cơ chế xin – cho khá rõ".

Hai sứ mệnh chưa được làm tốt

GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch hiệp hội các trường đại học, cao đẳng NCL cho biết: "Ngay từ khi đề ra chủ trương xây dựng các trường NCL đã có hai sứ mệnh là: huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, hình thành các cơ sở đào tạo đồng hành với các trường công lập để phát triển mạnh mẽ nền giáo dục đại học Việt Nam; bằng cơ chế tự chủ cao và phải tự lực cánh sinh, xây dựng mô hình quản lý năng động, hiệu quả hơn so với cơ chế quản lý gò bó, trì trệ ở các trường công lập. Tuy nhiên, từ khi trường đại học NCL đầu tiên ra đời đến nay, cả hai sứ mạng trên đều chưa được làm tốt”.

“Với người học, hiện nhà nước bao cấp cho sinh viên công lập trên dưới 70% chi phí đào tạo. Tại sao sinh viên ngoài công lập khi ra trường trách nhiệm và nghĩa vụ cũng giống như công lập thì vì sao không được phần bao cấp đó? Họ phải chịu 100% chi phí đào tạo, thậm chí chịu cả thuế doanh thu của trường được bổ đầu vào học phí trong khi tỷ lệ sinh viên ngoài công lập phần lớn là ở nông thôn, là người khó khăn" - ông Quân ngao ngán than.

TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường đại học cao đẳng ngoài công lập đề nghị: "Nhà nước cấn sớm làm rõ những vấn đề về sở hữu, tính chất lợi nhuận và phi lợi nhuận và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Cần có chủ trương thực sự khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học không vì lợi nhuận. Để làm được điều này cần xác định, những cơ sở giáo dục đại học nghiêm túc chịu sự kiểm toán tài chính và kiểm định chất lượng để được Nhà nước công nhận là tổ chức không vì lợi nhuận thì mới được hưởng ưu đãi".

Cùng quan điểm, PGS.TS Trần Quốc Toản cho rằng: "Nếu không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và kiểm soát của xã hội đối với các hoạt động của cơ sở giáo dục và đào tạo vì lợi nhuận có thể sẽ dẫn đến sự sai lệch trong mục tiêu giáo dục vì chạy theo lợi nhuận. Trong khi đó mục tiêu nền tảng của giáo dục và đào tạo phải là giáo dục và đào tạo, không phải là vì kiếm tiền, do đó chức năng, bản chất của nhà trường có thể mâu thuẫn với việc thực hiện lợi nhuận".

Trước các ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận, sau 25 năm hình thành và phát triển, hiện nay hệ thống giáo dục ngoài công lập đóng góp khoảng 20% số trường và số học sinh trên toàn quốc. Tuy nhiên, thực tế, hệ thống trường ngoài công lập còn thiếu những quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Từ trước tới nay chưa có cơ chế rõ ràng nên các trường không vì lợi nhuận có nhiều thiệt thòi. Sự công bằng giữa trường công và trường tư mới chỉ được bảo đảm trong chuyên môn, còn cơ chế tài chính còn có sự khác biệt giữa đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân. Về lâu dài, vấn đề này sẽ được xem xét, điều chỉnh để bảo đảm công bằng cho sinh viên các trường ngoài công lập. Hiện Bộ GD- ĐT xây dựng dự thảo Luật Giáo dục đại học trình Quốc hội cho ý kiến lần một và đang quá trình hoàn thiện về vấn đề này".

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-570274/bo-hang-ngan-ty-xay-truong-van-bi-che.htm

Mạo nhận danh nghĩa Bộ GD-ĐT

Posted: 01 Mar 2012 05:54 AM PST

Mạo nhận danh nghĩa Bộ GD-ĐT

TT – Những ngày qua, sở GD-ĐT một số địa phương nhận được thư mời phát hành cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh" từ một tạp chí thuộc Bộ GD-ĐT với lời giới thiệu cuốn sách này "đã được dư luận đánh giá cao" và "năm nay sẽ do tạp chí thực hiện", với sự "chủ trì về nội dung bởi các chuyên gia giáo dục như PGS Ngô Kim Khôi – cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, TS Quách Tuấn Ngọc – cục trưởng Cục Công nghệ thông tin…".

Ngày 29-2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định thông tin mà tạp chí này gửi đến các sở là hoàn toàn không chính xác. Năm 2012, bộ chủ trương không có lãnh đạo nào của bộ tham gia chủ trì, biên tập các ấn phẩm về thông tin tuyển sinh. Sự tham gia của một số người công tác tại bộ chỉ với tư cách tác giả.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/480072/Mao-nhan-danh-nghia-Bo-GD-DT.html

Chìa khóa cho hành trình xin việc thành công

Posted: 01 Mar 2012 05:52 AM PST

Làm thế nào để bạn thoát khỏi "nghịch cảnh" thất nghiệp và không phải đối mặt với câu "từ chối" đến từ các nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo các bước dưới đây.

Đặt ra mục tiêu cụ thể

 

Bạn nên đặt ra mục tiêu cho quá trình tìm việc và tập trung cho đến khi hoàn thành mục tiêu đề ra. Hãy tập trung suy nghĩ để đề ra kế hoạch cho bản thân. Tuy nhiên, cũng đừng tự tin đến mức xây dựng những mục tiêu "không tưởng" bởi nó sẽ chỉ "giúp" bạn thêm mệt mỏi, tự ti mà thôi.

Không mất niềm tin

Tìm kiếm được một việc làm như ý có thể mất một quá trình lâu dài và"ăn mòn" niềm tin của bạn. Bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn lời "từ chối" đến từ các nhà tuyển dụng nhưng điều quan trọng là đừng bao giờ để bản thân mất niềm tin vì những vật cản ấy. "No pain, no gain".

Cơ hội không chờ đợi bất cứ ai

Hãy nhớ một điều rằng thành công không bao giờ "tự dưng" tìm đến với bạn. Thần may mắn chỉ đến với những người biết nhìn thấy cơ hội đằng sau vô vàn khó khăn. Vì vậy, hãy chủ động nắm bắt cơ hội để mang lại một kết thúc có hậu.

Một bản lí lịch hợp lí

Theo Milligan, một chuyên gia nhân sự “Hãy thay đổi bản lí lịch cho phù hợp với vị trí bạn đang theo đuổi “. Thay vì một bản lí lịch "rải" ở tất cả các công ty, hãy thử nghiên cứu về nơi mình muốn nộp đơn xin việc và vị trí ứng tuyển. Như vậy, cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn với bạn.

Luyện tập kĩ năng phỏng vấn

Vòng phỏng vấn là dịp để bạn bộc lộ hết khả năng của mình và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy chuẩn bị thật tốt bằng cách tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc, về vị trí bạn sắp đảm nhận. Sự tự tin, bình tĩnh và linh hoạt sẽ là điều mấu chốt giúp bạn có được công việc mong muốn.

"Tu luyện" vốn ngoại ngữ vững chắc

Tiếng Anh đang trở thành một yếu tố không thể thiếu trên con đường xây dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân. Một khi thành thạo tiếng Anh, bạn sẽ thấy thêm nhiều cơ hội đáng giá mà có thể bạn chưa từng nghĩ tới. Bạn có thể tham khảo khóa học Career Link tại Language Link Việt Nam để tìm thấy cho mình một chiếc chìa khóa mở cánh cửa cơ hội sự nghiệp.

Chương trình Career Link tại Language Link sẽ giúp bạn đến gần hơn với công việc mơ ước

Đây là gói sản phẩm tích hợp toàn diện của khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp Chuyên Nghiệp và các kỹ năng làm việc. Khóa học bao gồm hai phần, phần thứ nhất, học viên sẽ được chuẩn bị sẵn sàng hành trang làm việc như viết sơ yếu lý lịch (CV) hay phỏng vấn xin việc. Phần tiếp theo là những vấn đề họ sẽ gặp phải trong môi trường làm việc mới, văn hóa làm việc, cách giải quyết để từ đó đạt được những thành công trong sự nghiệp, từ các kỹ năng đơn giản nhất: viết email, bày tỏ quan điểm, giải thích… đến các kỹ năng đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao như thuyết trình, viết đề án hay báo cáo…

Điều đặc biệt là trong chương trình này, bạn còn có cơ hội giao lưu và nhận được nhiều lời khuyên cũng như sự chia sẻ thành công từ các chuyên gia tuyển dụng nhân sự hàng đầu tại Việt Nam như chuyên gia Hà Minh Châu – nhà quản lý nhân sự và đào tạo trong các công ty đa quốc gia. Hà Minh Châu sẽ là người thiết kế khóa học kỹ năng mềm của Career Link với những kinh nghiệm có được từ chương trình đào tạo Phát triển đội ngũ quản lý và lãnh đạo, ACCA, chương trình Đào tạo dài hạn cho Ford Việt Nam, chương trình dạy học cho Tương lai của Intel, Caltex, Unilever…

Mọi thông tin về chương trình Career Link, xin vui lòng liên hệ
Language Link Việt Nam
62 đường Yên Phụ (đôi) – Tel: 04 3927 3399
80A Láng Hạ – Tel: 04 3776 3388
24 Đại Cồ Việt – Tel: 04 3974 4999
Website: llv.edu.vn/vi/tieng-anh-nguoi-lon/tieng-anh-giao-tiep.html

Thu Trang

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62234/chia-khoa-cho-hanh-trinh-xin-viec-thanh-cong.html

Đại học ngoài công lập trong thế ‘chân cùm’

Posted: 01 Mar 2012 05:48 AM PST

Bị trói chân

Tham luận của GS.TSKH Đặng Ứng Vận, ĐH Hòa Bình và TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã chỉ ra 4 thách thức lớn với khối các trường ngoài công lập.

Thứ nhất là nhận thức của xã hội và các cấp quản lí chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ về vai trò và tính chất của các trường ngoài công lập. Cụ thể, đó là sự chưa thống nhất trong các văn bản, quy định của Chính phủ và Bộ GD-ĐT.

Hai ông chỉ ra: "Luật Giáo dục năm 2005 và  luật Giáo dục sửa đổi, Dự thảo mới nhất về Luật Giáo dục ĐH đều khẳng định "cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi". Tuy nhiên, ở cả 3 văn bản là các quyết định số: 14/2005, 61/2009, 63/2011 của TTg Chính phủ về tổ chức và hoạt động tư thục đều mang đậm nét bản chất vì lợi nhuận".

Bất cập lại nảy sinh khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư số 20/2010/TT-BGDĐT quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển ĐH dân lập sang ĐH tư thục dẫn tới tình trạng một số trường bị tuột khỏi tay số đông người thực sự có công lớn trong việc thành lập và xây dựng, để rơi vào những nhà đầu tư có tiền.

Thậm chí 4 mâu thuẫn tiềm ẩn có thể sẵn sàng bộc phát trong các trường vì có lợi nhuận khi có cơ hội cũng đã được nêu ra, cụ thể: giữa vai trò và quyền lợi của nhà đầu tư và Hội đồng sáng lập; Quỹ hiến tặng và tương lai của các trường ngoài công lập; Quyền lợi giữa nhà đầu tư và người lao động; mâu thuẫn giữa nhà đầu tư mà đại diện là Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng về phương thức điều hành nhà trường về xây dựng đội ngũ và nhiều vấn đề khác.

Việc đáp ứng đủ diện tích đất đai/sinh viên, tiền lương trả cho giảng viên của các trường ngoài công lập càng khó khăn khi không thể tăng mức học phí cũng được chỉ ra.

Thêm vào đó, mùa tuyển sinh ĐH ngoài cập thường thất thế trong cuộc cạnh tranh không cân sức để hút thí sinh khi ĐH công lập "vợt" hết cả các em có điểm sàn vào trường. Căng thẳng càng thêm quyết liệt khi hệ thống các ĐH liên tục được mở rộng.

GS. Hoàng Xuân Sính, ĐH Thăng Long bổ sung 2 khó khăn: ngân sách dành cho sinh viên mỗi năm quá ít ỏi đến mức phi lý, việc khoanh vùng các trường ĐH ngoài công lập chưa hợp lý.

Không phân biệt công tư

Theo GS Sính thì: "Nhà nước tới bây giờ, ngoài quy chế ban hành và giấy phép cho mở trường thì tuyệt nhiên chưa có hỗ trợ gì khác. Điều này dễ hiểu vì ta cho ra đời mô hình này vì có khó khăn về tài chính cho các trường công. Lý luận như vậy còn phiến diện.

Để đầu tư cho giáo dục có hiệu quả, ta hãy làm như nhiều quốc gia đang làm: đầu tư cho trường nào tốt, hoạt động có hiệu quả, dù nó là công hay tư. Thái độ hiện nay giống như với doanh nghiệp: DN nhà nước làm ăn không có hiệu quả, nhưng nhà nước vẫn ra sức đổ tiền vào để nó tồn tại".

"Chấp nhận thị trường giáo dục như là một thực tế khách quan để biết cách tận dụng ưu điểm, khắc phục nhược điểm của cơ chế thị trường" là một trong những giải pháp được hai ông Đặng Ứng Vận và Lê Viết Khuyến đưa ra.

Các tham luận trong hội thảo cũng mong muốn Nhà nước cần làm rõ khái niệm cơ sở giáo dục đào tạo vì lợi nhuận và phi lợi nhuận.

Lấy ví dụ từ mô hình ĐH Harvard (Mỹ), PGS.TS Trần Quốc Toản cho rằng: "Những cơ sở giáo dục đào tạo không vì lợi nhuận vẫn có khả năng thu về lợi luận và thặng dư được giữ lại với mục đích đầu tư phát triển và tiếp tục cung cấp các chương trình và dịch vụ".

Và "không khó để kiểm tra tính nghiêm túc trong chi phí của các trường thông qua kiểm toán" – GS.TSKH Phạm Sỹ Tiến, ĐH Kinh doanh-công nghệ Hà Nội nêu ý kiến.

Cũng theo ông: "Trước hết, Nhà nước cần có định hướng rõ ràng trong sử dụng nhân lực trong một số ngành, những ngành mang tính nghiệp vụ thì ưu tiên tuyển người có trình độ cao đẳng, không nhất thiết yêu cầu trình độ đại học tràn lan đối với các ngành".

Trong 5 giải pháp được cho là chiến lược do GS. Trần Hồng Quân đưa ra, đáng chú ý là chuyện: "Không né tránh mà phải giải quyết triệt để bài toán tài chính của GD ĐH. Phải tư duy thoát khỏi vòng rào ngân sách Nhà nước…Nguồn tài chính còn có từ các nhà đầu tư tư nhân mà ta chưa khuyến khích và tận dụng khai thác, ngược lại còn giữ định kiến kỳ thị, còn làm khó dễ.

Tài trợ của nhà nước mang tính phúc lợi giáo dục và tín dụng ưu đãi cho sinh viên thì không phân biệt trường công hay tư. Chế độ tiền lương. Cần xóa bỏ cơ chế chủ quản, xin cho. Điều chỉnh xu thế tăng cương quản lý tập trung xuất hiện trong những năm gần đây".

Tiếp thu những ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Có những điều phát sinh từ thực tế nhưng vẫn chưa được đưa vào luật. Bộ sẽ lắng nghe để sắp tới có những điều chỉnh hợp lí hơn. Quan điểm của Bộ là không có sự phân biệt công – tư".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62278/dai-hoc-ngoai-cong-lap-trong-the--chan-cum-.html

Comments