Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những điểm mới trong xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT năm 2012

Posted: 29 Feb 2012 05:21 AM PST

(GDTĐ) – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký ban hành Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú (NGND, NGƯT).

Trong đó, một số tiêu chuẩn được quy định chi tiết theo từng cấp học, bậc học hoặc được điều chỉnh so với quy định trước đây để đảm bảo tính thống nhất của Thông tư này với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng và giúp các đơn vị cơ sở dễ hiểu, dễ thực hiện.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các tân GS, PGS 2011
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các tân GS, PGS 2011, ảnh gdtd.vn

So với Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/4/2008, Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 có một số điểm mới cơ bản sau:

Về đối tượng: Không xét diện xét đặc cách vì mục tiêu xét đặc cách trước đây là ghi nhận thành tích của các nhà giáo lão thành, có thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc cho ngành giáo dục mà vì lý do nào đó, trước đây chưa được tham gia xét tặng. Qua 2 đợt xét phong tặng vừa qua (4 năm), ngành giáo dục đã xét đặc cách và đề nghị Chủ tịch nước phong tặng 114 NGND và 198 NGƯT cho hầu hết các nhà giáo đầu ngành. Nay Thông tư mới bỏ diện xét đặc cách và đối tượng nhà giáo đã nghỉ hưu không tiếp tục giảng dạy, để phù hợp với quy định hiện hành. Như vậy, các nhà giáo sau khi nghỉ hưu tại các trường công lập, tiếp tục giảng dạy, quản lý (diện cán bộ, giáo viên, giảng viên cơ hữu) tại các trường ngoài công lập vẫn được coi là "nhà giáo trong các cơ sở giáo dục" (Khoản 1, Điều 62, Luật Thi đua, Khen thưởng) và là đối tượng được tặng danh hiệu NGND-NGƯT. Thông tư này cũng mở rộng đối tượng là cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục tại các bộ, ngành trung ương có đủ thời gian trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo quy định, trước khi chuyển về bộ ngành làm cán bộ quản lý đào tạo.

Về Tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn về tài năng sư phạm cơ bản đã được lượng hóa, cụ thể hóa theo từng cấp học, bậc học. Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ các tiêu chuẩn ưu tiên đối với giáo viên, cán bộ quản lý công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm động viên kịp thời những thầy giáo, cô giáo đang thầm lặng cống hiến tuổi xuân, sự tâm huyết và trí tuệ cho ngành giáo dục và cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng sâu, vùng xa của đất nước.

Về Hội đồng, tuyến trình và tỷ lệ phiếu bầu: Hội đồng được quy định cụ thể từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước, trong đó thống nhất thành phần hội đồng và số lượng thành viên tối thiểu. Quy trình và tuyến trình cũng được quy định chi tiết đối với từng cấp hội đồng. Tỷ lệ phiếu tín nhiệm, sơ duyệt, và phiếu tán thành được điều chỉnh tăng lên từ 60% số phiếu giới thiệu của quần chúng (quy định của các năm trước) tăng lên 80% và từ 66,6% số phiếu tán thành của Hội đồng tăng lên 90%, để phù hợp với quy định của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Việc tăng tỷ lệ phiếu suy tôn của quần chúng và của Hội đồng các cấp nhằm đảm bảo các nhà giáo được vinh danh là những nhà giáo bên cạnh tài năng sư phạm còn là những nhà giáo tiêu biểu, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội.

Về hồ sơ: Để phù hợp với quy định của Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ, các mẫu hồ sơ và bản khai thành tích được thiết kế lại theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, thay yêu cầu viết tay bằng đánh máy và thay đổi một số điểm về mẫu biểu hành chính. Độ dài và nội dung của bản khai thành tích cá nhân giới hạn trong phạm vi các tiêu chí đánh giá NGND-NGƯT, vì vậy ứng cử viên NGND- NGƯT cần nghiên cứu phần giải thích yêu cầu về hồ sơ trước khi khai (phần ghi chú tại trang cuối của bản khai) và lựa chọn những thành tích tiêu biểu để ghi vào bản khai, nếu số lượng công trình, đề tài nghiên cứu hoặc danh hiệu thi đua, quyết định khen thưởng nhiều có thể liệt kê và gửi kèm trong phần phụ lục.

Trên đây là một số những điểm mới cơ bản về tiêu chuẩn, quy trình và hồ sơ xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT của Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các nhà giáo và cơ sở giáo dục có thể tìm hiểu sâu hơn về nội dung các quy định tại Thông tư (đính kèm).

N.T.T.Hương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201202/Nhung-diem-moi-trong-xet-tang-danh-hieu-NGND-NGUT-nam-2012-1959143/

Dạy con hiểu sự công bằng

Posted: 29 Feb 2012 05:21 AM PST


Nhiều người khách mới tới nhà lần đầu gặp cháu, ai cũng cho rằng "cậu ấm" này chắc phải được chúng tôi nuông chiều lắm!

Bản thân con trai của tôi cũng biết địa vị quan trọng của nó trong nhà nên đã từng có tư tưởng cậy quyền, ỷ lại và lên mặt hống hách với các chị. Nguyên nhân dẫn đến hành vi ấy do vì là con út nên từ nhỏ đã được bố mẹ, các chị và họ hàng nội ngoại dành cho nhiều ưu ái, được quan tâm hơn.

Khi học đến lớp 4, có lẽ do ảnh hưởng từ phim ảnh, hoặc do ai đó gợi ý nên cháu đã có nhận thức về quyền sở hữu tài sản, tự khẳng định với các chị: "Sau này căn nhà và tất cả đồ đạc của bố mẹ sẽ thuộc về em".

Vài lần nghe con trai nói về điều ấy, tôi manh nha cảm thấy vết  rạn nứt tình chị em bắt đầu chớm nở. Nếu không kịp thời chấn chỉnh suy nghĩ sai lệch này giúp con, thì chắc chắn vợ chồng tôi sẽ phải ôm hận lúc về già và nếu có chết đi cũng không được yên nghỉ nơi cửu tuyền.

Bài học anh chị em ruột thịt tranh chấp tài sản sau khi cha mẹ qua đời dẫn đến kiện cáo, chém giết lẫn nhau vẫn xuất hiện nhan nhản trên mặt báo, quá sức đau lòng khi kết cấu nền tảng gia đình bị đổ vỡ thảm hại. Tất cả chỉ vì lòng tham, tính ích kỷ của con người, cộng với sai lầm trong dạy dỗ mà ra.

Thế là chúng tôi thống nhất cách dạy con với chủ trương lấy sự "công bằng" làm nền tảng.

Việc đầu tiên phải thực hiện là phá vỡ tư tưởng độc chiếm của cải, tôi đã xác định nhiều lần trước mặt các con:

"Căn nhà này và những gì có trong đó hiện tại là của bốn chị em, không một ai tự cho mình có quyền được hưởng riêng khi bố mẹ chưa cho phép. Ai chịu khó làm việc phụ giúp bố mẹ, thì người đó sẽ được nhiều quyền lợi hơn, ai không lao động thì chẳng hề có thứ gì".

Để con cảm nghiệm, chúng tôi phân chia việc nhà cho cả bốn đứa. Lớn thì việc nặng, nhỏ thì việc nhẹ, phải chung tay góp sức làm cho tổ ấm luôn sạch sẽ trong ngoài, khang trang, ngăn nắp.

Với con trai, có nhiệm vụ phải thường xuyên quét nhà (dù sau đó chị phải quét lại). Khi rảnh rỗi làm việc nhà lặt vặt (sửa điện, nước, đồ dùng hư hỏng) tôi thường kêu con ra phụ. Mục đích là để rèn luyện kỹ năng sống, trang bị những kiến thức căn bản để mai sau lớn lên nên người đa dụng. Nhưng chủ tâm quan trọng nhất chính là để con hiểu rõ lợi ích của việc lao động, muốn có vật chất để hưởng thụ thì tự mình phải nỗ lực làm việc.

Từ kinh nghiệm dạy con, tôi nhận ra sỡ dĩ có sự tranh chấp quyền lợi trong gia đình căn cớ là do cha mẹ thiếu sự công bằng.

Cách cư xử thiên tư thiên vị, đứa thương đứa ghét và thiếu sự gần gũi để thấu hiểu tâm trạng con nên đã để hạt mầm ganh tị lớn thành cây.

Trong bản ngã mỗi con người, ai cũng muốn có trong tay thật nhiều vinh hoa phú quý, giàu sang sung túc của cải. Đó là động lực để lao động sáng tạo phát triển, giúp xã hội đi lên. Nhưng đó cũng chính là đại họa nếu người ấy không được giáo dục lòng quảng đại và tâm hồn biết sớt chia ngay từ khi còn thơ ấu.

Tôi luôn dõi mắt, mở tai, hướng lòng về con cái để kịp thời can thiệp, giải quyết những khiếu nại… Nhờ vậy, các con đã biết điểm dừng của mình.

Tôi tin với sự mở lòng giữa mọi thành viên trong gia đình, với cách dạy dỗ này về sau sẽ không phải mệt óc nghe lời than van so bì hơn thiệt nơi con cái.

Câu nói mà tôi tâm đắc nhất trong việc giải quyết quyền lợi nơi con cái là: "Công bằng không có nghĩa là cào bằng". Quả là như thế, nếu ai cũng hiểu được chân lý này, thì gia đình và xã hội chẳng hề có chiến tranh.

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/62024/day-con-hieu-su-cong-bang.html

Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh

Posted: 29 Feb 2012 05:17 AM PST

3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học (sau đây gọi chung là trường) thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

Học sinh đang học lớp 12 trung học phổ thông (THPT) tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó.

Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD-ĐT quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT của học sinh đang học lớp 12.

Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau: Theo hệ thống của Sở GD-ĐT: Từ ngày 15/3 đến 17.00 giờ ngày 16/4/2012; Tại các trường tổ chức thi: Từ ngày 17/4 đến 17.00 giờ ngày 23/4/2012. Các Sở GD-ĐT, các trường không thay đổi thời hạn, không kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.

Để bảo đảm quyền lợi cho những thí sinh có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường thực hiện đúng những quy định của Bộ là: thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT, lệ phí dự thi và dự thi tại trường ĐH, CĐ tổ chức thi có cùng khối thi.

Các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi phải nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT, lệ phí dự thi và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh có nguyện vọng học tại các trường không tổ chức thi được dự thi (thi nhờ).

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-569789/le-phi-tuyen-sinh-nam-2012-la-80000-dthi-sinh.htm

Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH Mỏ Địa chất, ĐH Sư phạm TPHCM

Posted: 29 Feb 2012 05:17 AM PST

Trường ĐH Mỏ Địa chất:

Tuyển sinh trong cả nước. Môn thi, ngày thi theo quy định của Bộ GD-ĐT. Điểm trúng tuyển theo nhóm ngành học. Khi đến thi thí sinh cần viết đơn đăng kí nơi học tại Bà Rịa – Vũng Tàu MĐV (mẫu đơn phát tại phòng thi).

Hệ cao đẳng không thi tuyển, mà lấy kết quả thi đại học của những thí sinh đã dự thi khối A năm 2012 vào các trường đại học trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GDĐT để xét tuyển trên cơ sở đăng kí xét tuyển của thí sinh.

Thí sinh có nguyện vọng 1 vào hệ cao đẳng nên nộp hồ sơ và dự thi tại Hội đồng thi do trường tổ chức để thuận lợi cho việc xét tuyển và gọi nhập học. Chương trình tiên tiến chuyên ngành Lọc – Hóa dầu, hợp tác với trường đại học UC DaVis Hoa Kỳ, dạy bằng tiếng Anh tuyển 50 chỉ tiêu. Đối tượng tuyển: Thí sinh thi đại học khối A năm 2012 đạt từ điểm chuẩn của nhóm ngành khoa Dầu khí trở lên.

Chỉ tiêu vào trường năm 2012 như sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT

Mã trường

Mã khoa

Khối thi

Chỉ tiêu

Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội;

ĐT: (04) 38386214

Website: www.humg.edu.vn

 

 

 

 

Các nhóm ngành đào tạo đại học:

MDA

 

 

3500

Nhóm ngành khoa Dầu khí :

- Ngành Kỹ thuật Dầu khí (D520604)

Gồm các chuyên ngành: Khoan – Khai thác dầu khí; Khoan thăm dò – khảo sát; Thiết bị dầu khí; Địa chất dầu khí;

- Ngành Kỹ thuật Địa vật lý (D520502)

Chuyên ngành: Địa vật lý;

- Ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học (D510401)

Chuyên ngành: Lọc – Hoá dầu.

 

101

A

440

Nhóm ngành khoa Địa chất:

- Ngành Kỹ thuật địa chất (D520501)

Gồm các chuyên ngành: Địa chất; Địa chất công trình – Địa kỹ thuật; Địa chất thuỷ văn – Địa chất công trình; Nguyên liệu khoáng.

 

102

A

440

Nhóm ngành khoa Trắc địa:

- Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ (D520503)

Gồm các chuyên ngành: Trắc địa; Bản đồ; Trắc địa mỏ – Công trình; Địa chính; Hệ thống thông tin địa lý – GIS.

 

103

A

400

Nhóm ngành khoa Mỏ:

- Ngành Kỹ thuật mỏ (D520601)

Chuyên ngành: Khai thác mỏ;

- Ngành Kỹ thuật tuyển khoáng (D520607)

Chuyên ngành: Tuyển khoáng.

 

104

A

400

Nhóm ngành khoa Công nghệ Thông tin:

- Ngành Công nghệ thông tin (D480201)

Gồm các chuyên ngành: Tin học trắc địa; Tin học mỏ; Tin học địa chất; Tin học kinh tế; Công nghệ phần mềm; Mạng máy tính.

 

105

A

350

Nhóm ngành khoa Cơ – Điện:

- Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (D520216)

Chuyên ngành Tự động hoá;

- Ngành Kỹ thuật điện, điện tử (D520201)

Gồm các chuyên ngành: Điện khí hoá xí nghiệp; Cơ điện mỏ;

Điện – Điện tử; Hệ thống điện;

- Ngành Kỹ thuật cơ khí (D520103)

Chuyên ngành: Máy và thiết bị mỏ.

 

106

A

400

Nhóm ngành khoa Xây dựng:

- Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng (D580201)

Gồm các chuyên ngành: Xây dựng công trình ngầm và mỏ; Xây dựng công trình ngầm; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng hạ tầng cơ sở.

 

107

A

300

Nhóm ngành khoa Môi trường:

- Ngành Kỹ thuật môi trường (D520320)

Gồm các chuyên ngành: Địa sinh thái và Công nghệ Môi trường; Kỹ thuật môi trường.

 

108

A

120

Nhóm ngành khoa Kinh tế – Quản trị Kinh doanh:

- Ngành Quản trị kinh doanh (D340101)

Gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Quản trị kinh doanh mỏ; Quản trị kinh doanh dầu khí;

- Ngành Kế toán (D340301)

Chuyên ngành: Kế toán.

 

401

A

450

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đào tạo:

- Ngành Kỹ thuật Dầu khí (D520604)

Gồm các chuyên ngành: Khoan – Khai thác dầu khí; Khoan thăm dò – khảo sát; Thiết bị dầu khí; Địa chất dầu khí;

- Ngành Kỹ thuật Địa vật lý (D520502)

Chuyên ngành: Địa vật lý;

- Ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học (D510401)

Chuyên ngành Lọc – Hoá dầu;

- Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (D520216) Chuyên ngành Tự động hoá;

- Ngành Kỹ thuật điện, điện tử (D520201)

Gồm các chuyên ngành: Điện khí hoá xí nghiệp; Điện – Điện tử.

 

101

A

200

Các nhóm ngành đào tạo cao đẳng:

MDA

 

 

1000

Nhóm ngành khoa Địa chất:

- Ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất (C510901)

Chuyên ngành: Địa chất.

 

C65

A

170

Nhóm ngành khoa Trắc địa:

- Ngành Công nghệ kỹ thuật trắc địa (C510902)

Gồm các chuyên ngành: Trắc địa; Địa chính.

 

C66

A

170

Nhóm ngành khoa Mỏ:

- Ngành Công nghệ kỹ thuật mỏ (C511001)

Chuyên ngành: Khai thác mỏ.

 

C67

A

170

Nhóm ngành khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh:

- Ngành Kế toán (C340301)

Chuyên ngành: Kế toán.

 

C68

A

150

Nhóm ngành khoa Cơ – Điện:

- Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (C510303)

Chuyên ngành Tự động hoá;

- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (C510301)

Gồm các chuyên ngành: Điện khí hoá xí nghiệp; Điện – Điện tử;

- Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (C510201)

Chuyên ngành Máy và thiết bị mỏ.

 

C69

A

140

Nhóm ngành khoa Xây dựng:

- Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (C510102) Gồm các chuyên ngành: Xây dựng công trình ngầm và mỏ; Xây dựng công trình ngầm.

 

C70

A

100

Nhóm ngành khoa Công nghệ Thông tin:

- Ngành Công nghệ thông tin (C480201)

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

 

C71

A

100

Trường ĐH Sư phạm TPHCM:

Tuyển sinh trong cả nước

Trường bổ sung thi khối A1 các ngành: SP Toán học , SP Vật lý, Vật lý học, SP Tin, Công nghệ thông tin, GD Tiểu học, Địa lý, Quản lý giáo dục, Quốc phòng – An ninh.

Đối với chế độ tuyển thẳng: Trường tuyển những thí sinh dự thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2012, đạt giải: nhất, nhì, ba các môn được tuyển thẳng vào các ngành tương ứng.

Những thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp Châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á(SEAGEME), Cúp Đông Nam Á: được tuyển thẳng vào khoa Giáo dục Thể chất

Những thí sinh khuyết tật có học lực từ loại khá trở lên, sau khi Hội đồng tuyển sinh kiểm tra đánh giá khả năng học tập của thí sinh theo các ngành ĐKXT.

Ưu tiên xét tuyển: Những thí sinh học sinh giỏi, không muốn tuyển thẳng sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các ngành cùng khối thi, nếu dự thi vào trường, đạt từ điểm sàn trở lên không có môn nào bị điểm 0.

Những thí sinh đạt huy chương vàng các giải hạng nhất quốc gia tổ chức thi một lần trong năm và thí sinh được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có quyết định công nhận cấp kiện tướng quốc gia đã dự thi đủ các môn văn hóa theo đề chung của Bộ GD-ĐT, không có môn nào bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào khoa Giáo dục Thể chất.

Điều kiện dự thi vào các ngành Sư phạm: Không bị dị tật bẩm sinh, không nói ngọng, nói lắp; thể hình: Nữ cao 1,50m, Nam 1,55m trở lên.

Điều kiện thi vào ngành GD Thể chất: Nữ cao 1,55m, nặng 45 kg trở lên, Nam cao 1,65m, nặng 50kg trở lên

Môn thi năng khiếu khối T: Chạy cự ly ngắn bật xa tại chỗ, lực kế bóp tay.

Môn thi năng khiếu khối M: Hát, lặp tiết tấu thẩm âm, Kể chuyện, đọc diễn cảm, phân tích tác phẩm.

Ngành song ngữ Nga – Anh: SV tốt nghiệp được cấp 2 bằng: (Đại học tiếng Nga và Cao đẳng tiếng Anh).

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-569692/chi-tieu-tuyen-sinh-dh-mo-dia-chat-dh-su-pham-tphcm.htm

Những người làm “dâu không họ” ở trường học

Posted: 29 Feb 2012 05:16 AM PST

Áp lực cao, thu nhập thấp

Hiện nay hầu hết các trường học tại TPHCM dù đông HS đến đâu cũng chỉ có một cán bộ y tế học đường (CBYTHĐ). Thế nên mọi công việc liên quan như theo dõi sức khỏe HS, GV, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, tuyên truyền sức khỏe sinh sản, các chương trình, dự án… đều do CBYTHĐ kham hết.

Thế nhưng lương không đủ sống, thiếu những chế độ hỗ trợ cũng như cơ hội nâng cao nghề nghiệp nên nhiều người bỏ nghề, nhiều người bám trụ cũng trầy trật.

Cô Lê Thị Hiếu, CBYT Trường mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3, TPHCM) cho hay, trường có trên 700 trẻ, các em còn nhỏ dễ mắc bệnh nên ngày nào cô cũng quay như chong chóng cho trẻ uống thuốc, theo dõi sức khỏe. Nếu có vấn đề gì, cô phải lập tức sơ cứu đưa trẻ vào viện ngay.

Làm công việc này 10 năm nay, ngoài lương cơ bản trên 2 triệu đồng, mỗi tháng cô Hiếu có thêm 800.000 đồng lương mềm. Tổng thu nhập chưa đến 3 triệu đồng, chi tiêu cho bản thân cô còn phải tính toán chứ không hy vọng phụ giúp được gia đình.

Nói về công việc hàng ngày của mình, chị Lê Thị Thảo, CBYT Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện (Q. Bình Thạnh) không khỏi ngại ngần khi liệt kê vô số việc như chuẩn bị xà bông rửa tay, kiểm tra chén bát, đồ ăn, kiểm tra bảo mẫu làm việc như "ma ma tổng quản" bên cạnh công việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe HS, GV rồi các buổi tập huấn về các chương trình vệ sinh, dinh dưỡng…

BS Nguyễn Hữu Nghị, người gắn bó 22 năm trong vai trò CBYT Phòng Giáo dục Q. Tân Bình, TPHCM cho hay niềm vui được gọi 2 thầy: thầy giáo và thầy thuốc đôi khi không "lấp" được nỗi trăn trở chế độ lương bổng, cũng như chế độ nâng cao chuyên môn của CBYT hiện nay quá hạn chế. Trong khi ngoài công việc chuyên môn, họ còn phải lo rất nhiều giấy tờ, hồ sơ, sổ sách… Trước đây, khi công việ YTHĐ còn chưa định, hiệu quả được như hiện nay, BS Nghị đã không ít lần viết đơn xin định nghỉ việc.

Dâu… không họ

Có lẽ, không ít CBYT đã gặp tình cảnh bị phụ huynh hùng hổ trách cứ, thậm chí là đe dọa khi con họ bệnh mà nhân viên YT không phát hiện kịp thời hay có những sai sót nào đó.

Gần 8 năm phụ trách y tế học đường tại Trường THPT Lương Văn Can (Q.8), chị Nguyễn Thị Mi cho hay ngoài khó khăn về thu nhập, trong công việc CBYTHĐ chịu rất nhiều rất nhiều áp lực “không tên” ở trường học. Thầy thuốc lúc nào cũng phải nhẫn nhịn thì thầy thuốc ở trường học còn phải nhẫn nhịn nhiều hơn nữa vì mình không chỉ thầy thuốc mà ở một góc nào đó họ còn là một GV.

Nhiều CBYTHĐ tâm sự rằng công việc này không có vị thế rõ ràng, làm ở trường học nhưng không được xem là GV, là cán bộ YT cũng không hẳn nên như thể “làm dâu”… cho nhiều nhà nhưng không có "họ". Có một thực tế, nhiều y tá vừa làm việc tại trường học vừa tranh thủ học thêm để sau đó xin vào làm việc tại các phòng khám, bệnh viện. Trong số các CBYT, ngoài số ít yêu nghề bám trụ thì chỉ những người chuyên môn không cao, không có điều kiện học lên, hoặc những nhân viên đã về hưu đi làm cho vui mới có thể gắn bó với công việc chăm sóc trẻ ở trường học.

BS Nguyễn Tài Dũng, Phó phòng công tác HS, SV Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ, vai trò YTHĐ ngày càng được nâng cao khởi đầu từ chương trình Nha học đường. Không đơn thuần chỉ phòng bệnh như trước đây mà còn trực tiếp can thiệp sức khỏe HS, GV như phát hiện sớm các bệnh học đường, sơ cấp cứu ban đầu… đảm bảo cho công tác dạy học.

BS Dũng đánh giá chuyên môn về y tế nhưng làm việc ở môi trường giáo dục, CBYT phải chịu nhiều áp lực mà chế độ hiện nay còn quá thấp. Sở GD-ĐT TPHCM sẽ tham mưu với UBND thành phố để cải thiện đời sống cũng như chế độ chính sách nâng cao chuyên môn cho CBYTHĐ cũng như đẩy mạnh vai trò của công tác y tế tại trường học. Đó cũng là cơ sở để TPHCM thực hiện mục tiêu, đến hết năm 2015, các đơn vị trường học phải có đủ CBYT chuyên trách đạt chuyên môn theo chuẩn.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-569635/nhung-nguoi-lam-dau-khong-ho-o-truong-hoc.htm

Công bố danh sách HSG quốc gia THPT 2012

Posted: 29 Feb 2012 05:15 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa công bố danh sách các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm 2012.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, trong tổng số 2.117 thí sinh đoạt giải có 82 giải nhất, 442 giải nhì, 945 giải ba và 708 giải khuyến khích.

Kỳ thi HSG quốc gia năm nay, Nam Định dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh đạt giải/số lượng học sinh dự thi với 97,61%. Tiếp đến là Nghệ An với 95,45%, Vĩnh Phúc: 91,66%; thành phố Hà Nội: 85,50%, TP Hồ Chí Minh: 77,02%.

Nếu xếp theo thứ tự đơn vị có nhiều học sinh đạt giải nhất thì Hà Nội dẫn đầu cả nước với 118 em. Nam Định đứng thứ hai với 82 em. Các tỉnh có số lượng HSG đoạt giải nhiều tiếp theo lần lượt là: 72 em; Hải Dương: 69; Nghệ An: 63; Đà Nẵng: 62 em….

Năm nay, ĐHQG Hà Nội dẫn đầu số lượng HSG quốc gia với 66 em; tiếp đến là ĐHQG TP.HCM với 42, ĐHSP Hà Nội: 40 em.

Xem chi tiết danh sách thí sinh đoạt giải tại đây

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3223/201202/Cong-bo-danh-sach-HSG-quoc-gia-THPT-2012-1959119/

Comments