Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Từ năm 2016, chỉ còn 2 môn thi ĐH bắt buộc

Posted: 16 Feb 2012 06:18 PM PST

 

Từ năm 2016 - 2019, chỉ tổ chức thi tuyển sinh 1 đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và các môn thi tự chọn; các trường quy định tổ hợp các môn thi để xét tuyển cho từng ngành đào tạo (không thi theo khối).

Ông Đặng Văn Uy – hiệu trưởng ĐH Hàng hải nhận định: "Việc tuyển sinh hiện nay được tổ chức rầm rộ, chặt chẽ nhưng chất lượng đào tạo vẫn kém. Do vậy đổi mới chất lượng giáo dục phải là đổi mới toàn diện, liên quan tới tất cả quá trình dạy học, thi cử ở bậc phổ thông, đào tạo ở bậc ĐH". Đồng tình với lộ trình đổi mới này, TS Nguyễn Văn Đính – hiệu trưởng Trường ĐH Hà Tĩnh cho rằng: "Nếu làm được như vậy thì đỡ tốn kém, đỡ phức tạp nhưng phải thận trọng".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: "Lộ trình dự kiến tuyển sinh sau năm 2015 được đưa ra là để… lấy ý kiến. Bộ GD-ĐT sẽ đặt vấn đề đổi mới thi tuyển sinh đồng bộ với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, không tách tuyển sinh ra thành nội dung riêng. Bộ đã có ý kiến đối với 2 đại học quốc gia, 3 đại học 2 cấp và các đại học trọng điểm tiếp tục có nghiên cứu để thảo luận, góp ý trí tuệ vào việc thay đổi này".

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-566161/tu-nam-2016-chi-con-2-mon-thi-dh-bat-buoc.htm

Khuyến khích in cẩm nang tuyển sinh theo nhu cầu xã hội

Posted: 16 Feb 2012 06:18 PM PST

(GDTĐ)-Mặc dù mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, Bộ GDĐT sẽ không chủ trì phát hành cuốn Những điều cần  biết về tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết sẽ khuyến khích các đơn vị in ấn cuốn này theo yêu cầu xã hội.

Năm nay cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ có thể vẫn được in nhưng không còn
Năm nay cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ có thể vẫn được in nhưng không còn “gán mác” Bộ GDĐT

Cụ thể, Bộ sẽ trao đổi với Nhà xuất bản Giáo dục về việc in ấn cuốn sách này. Tuy nhiên, nếu tiếp tục xuất bản, cuốn cẩm nang tuyển sinh sẽ không được "gán mác" Bộ GDĐT như mọi năm mà tất cả các số liệu đều do các trường tự cân nhắc, xem xét công bố. Các đơn vị phát hành phải chịu trách nhiệm trước những thông tin mình đưa ra. Bộ sẽ xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin không chính xác, gây lo lắng cho học sinh và phụ huynh.

Ngoài ra, để tiếp cận nhanh và chính xác về thông tin tuyển sinh năm 2012, thí sinh có thể truy cập vào cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GDĐT. Ở đó có tất cả các thông tin như tên, địa chỉ, điện thoại, fax, website, ngành đào tạo, khối thi, chỉ tiêu tuyển sinh… của các trường. Thí sinh cũng có thể truy cập trực tiếp vào website của trường mình quan tâm để tìm thông tin về tuyển sinh.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, để phục vụ cho việc tra cứu thông tin tuyển sinh, Bộ GDĐT đã làm việc với tập đoàn Viettel và được tập đoàn này đảm bảo sẽ cung ứng các phương tiện kéo mạng internet cho bất cứ trường nào trên cả nước để giúp học sinh truy cập những thông tin về kỳ tuyển sinh sắp tới.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201202/Khuyen-khich-in-cam-nang-tuyen-sinh-theo-nhu-cau-xa-hoi-1958714/

ĐH Đà Nẵng: Hơn 13.000 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012

Posted: 16 Feb 2012 06:18 PM PST

Trong đó, bậc Đại học có 8.740 chỉ tiêu (CT); Cao đẳng: 2.790 CT và Trung cấp: 2.190 CT.

CT tuyển sinh cụ thể từng ngành của các trường thành viên Đại học Đà Nẵng như sau:

Đại học Bách khoa (DDK): 3.040 CT. Trong đó, đặc biệt có 60 CT đào tạo sư phạm ngành Sư phạm Kỹ thuật điển tử – tin học, sinh viên không phải đóng học phí

 

Đại học Kinh tế (DDQ): 1.900 CT. Trường có chương trình đào tạo chất lượng cao các ngành: Kiểm toán, Ngân hàng, Quản trị tại chính, với chỉ tiêu 40 SV/chuyên ngành. Sau khi dự thi trúng tuyển đại học, sinh viên đăng ký dự tuyển chương trình chất lượng cao. SV theo học chương trình này được ưu tiên giới thiệu theo học chuyển tiếp tại nước ngoài

 

Đại học Sư phạm Đà Nẵng (DDF) có tổng 1.650 CT đào tạo đại học hệ chính quy. Trong đó, có 245 CT đào tạo ngành sư phạm.

 

Đại học Sư phạm (DDS): 1.800 CT

 

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum (DDP): có tổng cộng 560 CT. Trong đó, có 350 CT tuyển sinh bậc đại học các ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông,  kinh tế xây dựng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính – ngân hàng (70 CT/ngành); và 210 CT ở bậc cao đẳng, tuyển sinh đào tạo các ngành Công nghệ KT Công trình Xây dựng, Kế toán, Quản trị kinh doanh.

Trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng (DDC): có 2.540 CT xét tuyển. Trong đó, bậc cao đẳng có 1.800 CT ở 17 chuyên ngành; bậc TCCN có 740 CT đào tạo ở 9 chuyên ngành đào tạo.

Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin (DDI): có 780 CT xét tuyển sinh đào tạo bậc cao đẳng các ngành: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính (chuyên ngành công nghệ phần mềm), Truyền thông và mạng máy tính, Kế toán (chuyên ngành Kế toán – tin học), Quản trị kinh doanh, Tin học ứng dụng, Hệ thống thông tin.

Ngoài ra, còn có 150 CT xét tuyển đào tạo hệ trung cấp tại Khoa Y dược và 1.300 CT xét tuyển đào tạo hệ trung cấp tại Trung tâm phát triển phần mềm thuộc Đại học Đà Nẵng.

Khánh Hiền

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-566107/dh-da-nang-hon-13000-chi-tieu-tuyen-sinh-nam-2012.htm

Ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Posted: 16 Feb 2012 06:18 PM PST

(GDTĐ)-Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Theo đó, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo;

Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập (những đối tượng này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo)

Những đối tượng trên có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);

Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);

Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề..

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau: Mức tiền phụ cấp thâm niên bằng hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.

Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;

Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;

Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.

Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm và gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

Riêng năm 2011 các cơ sở giáo dục công lập, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp nguồn kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này nhỏ hơn so với nhu cầu kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện về Bộ Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ sung phần chênh lệch thiếu.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 /2 /2012. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 1/5/2011.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201202/Ban-hanh-huong-dan-thuc-hien-che-do-phu-cap-tham-nien-nha-giao-1958738/

Học trường song ngữ? Lựa chọn không dễ dàng!

Posted: 16 Feb 2012 06:17 PM PST

Các phụ huynh muốn đầu tư cho con mình phải chấp nhận đưa con ra nước ngoài học, với chi phí quá lớn và rất nhiều khó khăn, đặc biệt là phải xa con ở lứa tuổi các em vẫn đang cần sự quan tâm, chăm sóc gần gũi của gia đình.

Thời gian gần đây, việc đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục chất lượng cao, đặc biệt là ở khối các trường dân lập đã phát triển mạnh ở tất cả các cấp học. Không khó để tìm thấy những trường được giới thiệu là có chương trình học song ngữ hay sử dụng giáo trình quốc tế, giáo viên nước ngoài tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí ngay từ cấp mẫu giáo.


Chúng ta đều biết giáo dục là một lĩnh vực đặc biệt, để thiết kế, triển khai, giảng dạy một chương trình giáo dục là điều không dễ dàng. Chương trình song ngữ phải là sự kết hợp hài hòa và phù hợp giữa chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và một chương trình đào tạo với chứng nhận và tiêu chuẩn quốc tế. Sự lệch lạc do phối hợp không đúng hoặc sẽ dẫn đến sự bất cập với việc các môn học bằng ngoại ngữ không có hiệu quả, chỉ mang tính hình thức, hoặc là thái quá, học sinh sẽ bị hổng về kiến thức và văn hóa Việt Nam. Vì thế, việc xây dựng một chương trình học song ngữ thực sự nghiêm túc đòi hỏi trường phải đầu tư chuyên sâu về nhiều nội dung: Giáo trình học, đội ngũ giáo viên, chuyên viên, cơ sở vật chất, dịch vụ đồng bộ… , việc đầu tư này rất tốn kém và phức tạp, cần sự đồng bộ cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty IDJ Education, đơn vị quản lý và điều hành Trường song ngữ Hanoi Academy, cho biết: "Chúng tôi vẫn tin tưởng việc duy trì chất lượng chuyên môn cao, hoạt động nghiêm túc sẽ mang lại kết quả về lâu dài. Các bậc phụ huynh và học sinh sẽ đánh giá đúng và ủng hộ Hanoi Academy vì những gì trường mang lại, đó chính là sự đầu tư của chúng tôi cho tương lai”.

Rõ ràng cùng với sự phát triển của hệ thống giáo dục, chất lượng cao là bài toán đặt ra cho các bậc phụ huynh về việc lựa chọn đúng đắn một ngôi trường cho con em mình. Để có được quyết định phù hợp nhất đòi hỏi chúng ta phải đầu tư xứng đáng thời gian và công sức trong việc tìm hiểu thông tin và đánh giá thật cẩn thận.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-566083/hoc-truong-song-ngu-lua-chon-khong-de-dang.htm

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 của 13 trường ĐH, CĐ

Posted: 16 Feb 2012 06:17 PM PST

1. Chỉ tiêu ĐH Hà Tĩnh năm 2012:

Vùng tuyển: Các ngành sư phạm chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Tĩnh. Các ngành ngoài sư phạm tuyển thí sinh trong cả nước. Trường không tổ chức thi mà lấy kết quả thi đại học của những thí sinh dự thi đại học năm 2012 có cùng khối thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển. Khối M các môn năng khiếu nhân hệ số 2; khối D1 ngành sư phạm Tiếng Anh môn Anh văn nhân hệ số 2.

Hệ đào tạo chính quy (Mã trường: HHT)

2. Trường ĐH Hà Nội:

Năm 2012, Trường ĐH Hà Nội tuyển 2.050 chỉ tiêu. Trườngtuyển sinh trong cả nước. Trườngtuyển sinh trong cả nước. Ngày thi và khối thi theo quy định của Bộ GD và ĐT. Điểm trúng tuyển theo ngành, khối, chỉ tuyển nguyện vọng 1. Khối D điểm môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quốc tế học, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành giảng dạy bằng tiếng Anh.

Chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm vừa học: 1.100. Chỉ tiêu đào tạo hệ từ xa:1.000. Số chỗ trong KTX có thể tiếp nhận đối với khóa tuyển sinh năm 2012: khoảng 300

Chỉ tiêu cụ thể vào các ngành như sau:

3. Trường ĐH Ngoại thương:

Trường ĐH Ngoại thương tuyển 3.400 chỉ tiêu trong kỳ tuyển sinh 2012 cho cả cơ sở miền Bắc và miền Nam. Trường tuyển sinh trong cả nước.

Chỉ tiêu cụ thể vào từng ngành như sau:

4. Trường ĐH Y Dược Cần Thơ:

Năm 2012, Trường ĐH Y dược Cần Thơ tuyển 1.100 chỉ tiêu, tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2011.

5. Trường ĐH Tài chính Kế toán (Quảng Ngãi):

Trường lần đầu tiên tuyển sinh bậc ĐH sau khi được nâng cấp lên ĐH năm 2011. Tổng chỉ tiêu vào trường là 1.900, trong đó bậc ĐH có 500 chỉ tiêu. Chỉ tiêu cụ thể như sau:

Cũng được nâng cấp lên ĐH năm 2011, kỳ thi tuyển sinh nằm 2012, lần đầu tiên

6. Trường ĐH Xây dựng miền Tây:

Năm nay trường chính thức tuyển sinh bậc ĐH với 1.400 chỉ tiêu. Trong đó bậc ĐH có 300 chỉ tiêu. Cụ thể:

7. Trường ĐH Luật Hà Nội:

Năm 2012, ĐH Luật Hà Nội tuyển 1.900 chỉ tiêu.

8. Trường ĐH Y tế Công cộng:

Chỉ tiêu tuyển sinh vào trường là 150. Trường tuyển sinh một ngành đào tạo ĐH duy nhất là ngànhy tế công cộng, mã ngành D720301, thi khối B.

9. Trường ĐH Tây Bắc:

Dự kiến chỉ tiêu năm 2012 là 2.800. Chỉ tiêu và mã ngành cụ thể các ngành đào tạo tại ĐH Tây Bắc như sau:

10. Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định:

Trường tuyển 500 SV hệ ĐH chính quy cho chuyên ngành đào tạo duy nhất của trường là cử nhân điều dưỡng. Cụ thể thông tin về trường như sau:

11.ĐH Y Thái Bình:

Chỉ tiêu hệ đào tạo ĐH chính quy năm 2012 là 740. Thông tin cụ thể về trường như sau:

12. ĐH Tiền Giang:

Trường tuyển 2.170 chỉ tiêu bậc chính qui trong năm 2012. Trong đó bậc ĐH có 800 chỉ tiêu và CĐ có 1.370 chỉ tiêu.

13. CĐ Tài chính- Hải quan:

Trường tuyển 1.600 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo trong kỳ tuyển sinh năm 2012. Thông tin cụ thể tuyển sinh vào trường năm 2011 như sau:

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-566180/chi-tieu-tuyen-sinh-nam-2012-cua-13-truong-dh-cd.htm

Chiều 18-2, khai hội tư vấn tuyển sinh

Posted: 16 Feb 2012 06:17 PM PST

Chiều 18-2, khai hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại Cần Thơ

TT – Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2012 do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Cần Thơ và Trường ĐH Cần Thơ tổ chức sẽ diễn ra tại khuôn viên khu II Trường ĐH Cần Thơ (đường Ba Tháng Hai, Q.Ninh Kiều) trong hai ngày, bắt đầu từ 14g30 ngày 18-2 và kéo dài đến 12g ngày 19-2.

Đây là ngày hội có số lượng đơn vị tham gia và số lượng các thành viên ban tư vấn đông nhất từ trước đến nay tại Cần Thơ. Cũng chính vì thế mà đối tượng được tư vấn hướng nghiệp không chỉ dành riêng cho học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp sắp tới mà còn mở rộng sang các đối tượng học sinh lớp 10, 11 lẫn phụ huynh của thí sinh, giáo viên làm công tác hướng nghiệp tại các trường THPT và những ai quan tâm đến chương trình.

Đáp ứng tối đa nhu cầu tư vấn của học sinh, ban tổ chức sẽ bố trí bốn khu vực tư vấn chuyên sâu theo bốn nhóm ngành. Mỗi khu vực có sức chứa từ 2.000 học sinh trở lên.

Ở khu vực thứ nhất, các chuyên gia sẽ tư vấn về những vấn đề liên quan đến nhóm ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, y dược, nông lâm… Khu vực thứ hai tư vấn nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ… Khu vực thứ ba tư vấn về các nhóm ngành liên quan đến khoa học xã hội, nhân văn, luật, sư phạm, quân đội, công an…

 Đặc biệt, ở khu vực còn lại, các chuyên gia sẽ chia sẻ, định hướng cho những học sinh còn băn khoăn trên bước đường chọn ngành, chọn nghề của mình cũng như những thắc mắc về vấn đề sức khỏe mùa thi. Đó là khu vực tư vấn gỡ rối hướng nghiệp, tư vấn tâm lý, sức khỏe mùa thi.

Thành viên ban tư vấn tại ngày hội với các chuyên gia đến từ Bộ GD-ĐT, ĐHQG TP.HCM, các trường ĐH lớn, các chuyên gia tâm lý, chuyên gia sức khỏe, chuyên gia cung ứng nguồn nhân lực… sẽ trao đổi, giải đáp cặn kẽ, chi tiết những thắc mắc của thí sinh, đồng thời tiếp thêm động lực để học sinh an tâm, tự tin theo đuổi ước mơ trên con đường học vấn.

Chương trình tư vấn chuyên sâu sẽ được thực hiện hai phiên. Phiên thứ nhất diễn ra từ 16g-18g ngày 18-2 và phiên thứ hai từ 8g30-11g ngày 19-2. Một phần chương trình tư vấn sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – truyền hình Hậu Giang từ 8g30 ngày 19-2. Toàn bộ nội dung của bốn khu vực tư vấn chuyên sâu sẽ được tường thuật trực tuyến trên tuoitre.vn.

Bên cạnh đó, học sinh sẽ được tiếp cận với những thông tin mới nhất của hơn 80 trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp… trên cả nước ở hơn 90 gian tư vấn của các trường. Tại đây, thí sinh sẽ được cán bộ tư vấn cặn kẽ những thông tin mình quan tâm ở từng trường, đồng thời có cơ hội tiếp cận, thu thập nhiều nguồn thông tin phong phú, đa dạng của các trường tham gia ngày hội.

Trong khuôn khổ ngày hội còn có khu vực để thí sinh trắc nghiệm kiến thức cũng như thực hiện trắc nghiệm chọn ngành, chọn trường theo năng lực và sở thích.

Trước đó, từ 7g30 ngày 18-2, chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp cho học sinh tỉnh Tiền Giang cũng được tổ chức tại Trường ĐH Tiền Giang. Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT phối hợp với Sở GD-ĐT và Trường ĐH Tiền Giang tổ chức, sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – truyền hình Tiền Giang và tường thuật trực tuyến trên tuoitre.vn.

THANH XUÂN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/477983/Chieu-18-2-khai-hoi-tu-van-tuyen-sinh---huong-nghiep tai-Can-Tho.html

Tuyển sinh 2012: thận trọng với những điểm mới

Posted: 16 Feb 2012 06:17 PM PST

Tuyển sinh 2012: thận trọng với những điểm mới

TT – Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 được đánh giá là có lợi cho thí sinh, nhưng nếu không cẩn trọng thí sinh có thể đánh mất cơ hội bởi chính những thay đổi này.

Với những thay đổi trong tuyển sinh năm nay, học sinh cần tìm hiểu thông tin trực tiếp từ các trường nhiều hơn. Trong ảnh: học sinh, phụ huynh nhờ TS Nguyễn Đức Nghĩa tư vấn thêm trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2012 – Ảnh: Minh Đức

Khối A1 (toán, lý và ngoại ngữ) sẽ được chính thức đưa vào thi trong kỳ tuyển sinh năm nay. Nhiều trường ĐH lớn khu vực phía Nam như ĐHQG TP.HCM, Kinh tế TP.HCM, Ngân hàng, Công nghiệp… chính thức bổ sung khối này. Trong khi đó có khá ít trường khu vực phía Bắc công bố tuyển khối thi này.

Do đó khi lựa chọn trường thi và khối thi, thí sinh cần hết sức cân nhắc để có thể dùng kết quả này xét tuyển vào trường, ngành khác nếu chẳng may không trúng tuyển vào trường đăng ký.

Cân nhắc khối A1

Không chỉ "trường có trường không" mà ngay trong số trường có tuyển khối A1 cũng có nhiều cách tuyển khác nhau. Thí sinh cần theo dõi thông tin về cách thức tuyển sinh của các trường để tránh bị mất cơ hội.

Chẳng hạn tại TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm quyết định bổ sung khối A1 nhưng chỉ xét tuyển khối này khi xét tuyển đợt hai (tương đương nguyện vọng – NV2 trước đây). Đối với NV1, trường chỉ tổ chức thi tuyển sinh khối A. Một cán bộ tuyển sinh của trường cho biết do mỗi khối thi phải bố trí hội đồng riêng để tránh lệch về thời gian, gây xáo trộn việc làm bài của thí sinh nên trường chỉ thi tuyển khối A. Trong trường hợp có xét tuyển đợt 2, trường sẽ bổ sung khối A1.

Trong khi đó một số trường ĐH khu vực phía Bắc lại tính phương án "ký gửi" thí sinh khối A1. Thí sinh có thể chọn thi nhờ khối A1 tại trường ĐH nào có thi tuyển khối này, sau đó chuyển kết quả về trường để xét tuyển.

Thí sinh cũng cần cân nhắc khả năng trúng tuyển của khối thi A1. Do không phải trường nào tuyển sinh khối A đều bổ sung khối A1 nên cơ hội xét tuyển các đợt tiếp theo (có thể gọi là NV2, 3…) vào những trường khác sẽ hạn chế hơn. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay sẽ thi tuyển cả hai khối A và A1.

Tuy nhiên nhiều năm gần đây, trường thường tuyển đủ chỉ tiêu bằng NV1 và không xét tuyển NV2. Trong khi đó một số trường ĐH thường xét tuyển NV2 thì năm nay không tuyển sinh khối A1. Thí sinh khối A1 không trúng tuyển sẽ vất vả hơn khi tìm trường để xét tuyển đợt hai, trong khi thí sinh khối A sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính – marketing, lưu ý: nếu thấy khả năng của mình khó trúng tuyển khối A1 thì nên cân nhắc chọn thi khối A, cơ hội xét tuyển các NV tiếp theo sẽ rộng mở hơn bởi không phải trường nào thi khối A1 cũng xét tuyển NV2 và trường xét NV2 đôi khi lại không tuyển khối A1. Thí sinh khối A1 nên tìm hiểu ngành mình thi có trường nào khác tuyển khối A1 không để dự phòng.

Lưu ý thời gian xét tuyển

Theo chủ trương của Bộ GD-ĐT, năm nay bộ sẽ không quy định thời gian của các đợt xét tuyển. Các trường tự chủ quy định thời gian và số lần xét tuyển, thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển nhiều lần. Quy định này tạo thuận lợi cho các trường trong xét tuyển cũng như thí sinh có nhiều thời gian và cơ hội để lựa chọn hơn. Tuy nhiên, cán bộ quản lý nhiều trường ĐH cũng khuyên thí sinh phải hết sức lưu ý về quy định mới này.

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, lưu ý thí sinh: về lý thuyết, các trường có thể xét tuyển đến ngày 31-12 hằng năm (bộ trưởng Bộ GD-ĐT đang xem xét việc rút ngắn thời gian này bởi quá dài – PV). Tuy vậy, không phải trường nào cũng kéo dài thời gian xét tuyển đến thời điểm trên. Hơn nữa, các trường tự quy định thời gian của mỗi đợt xét tuyển khác nhau.

Thời gian các đợt xét tuyển sẽ không cố định như những năm trước nên thí sinh muốn xét tuyển vào trường nào cần phải theo dõi kỹ điều kiện và thời gian xét tuyển của trường đó để nộp hồ sơ. Thí sinh không được chủ quan đợi đến hạn cuối 31-12 mới nộp hồ sơ. Khi đó, nhiều trường có thể đã kết thúc xét tuyển từ lâu và như thế thí sinh tự đánh mất cơ hội của mình.

Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT mới có chủ trương về việc xét tuyển. Trong khi đó, các kỹ thuật cụ thể về việc xét tuyển lại chưa có. Bộ GD-ĐT mới chủ trương giao quyền tự chủ xét tuyển cho các trường nhưng xét tuyển như thế nào, rút hồ sơ ra sao, các trường cấp bao nhiêu giấy chứng nhận kết quả tuyển sinh… vẫn chưa được quy định cụ thể.

Những kỹ thuật này nhằm đảm bảo việc xét tuyển của các trường đúng quy định, vừa đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Trước đây, Bộ GD-ĐT từng dự kiến cho thí sinh sử dụng bản sao để xét tuyển.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho rằng không nên áp dụng điều này bởi thí sinh điểm cao sẽ chiếm số lượng ảo rất lớn, chiếm chỗ của những thí sinh có điểm thấp. Điều này sẽ thiệt thòi rất lớn cho thí sinh điểm thấp. Hơn nữa việc này cũng gây khó khăn rất lớn cho các trường vì tỉ lệ ảo không thể kiểm soát.

MINH GIẢNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Redirect.aspx?ArticleID=477984&ChannelID=142

Mục tiêu bài dạy: Phần phụ mà không phụ!

Posted: 16 Feb 2012 06:15 PM PST

(GDTĐ) – Tuy không phải là "xương sống" của một giáo án nhưng phần mục tiêu bài dạy có ý nghĩa quan trọng trong việc soi đường chỉ lối để làm nên thành công tiết dạy.

Theo dõi sát sao sự tiếp thu của HS
Theo dõi sát sao sự tiếp thu của HS

Sợi chỉ xuyên suốt

Khi chuẩn bị cho một tiết dạy, GV thường chú trọng nhiều đến tiến trình tổ chức dạy – học vì đó là phần trọng tâm của một giáo án lên lớp. Tuy nhiên, đó không phải là khâu duy nhất bởi đằng sau nó còn có nhiều "miếng lót" để tạo nên vôi vữa cho "ngôi nhà" tri thức được dựng lên. Lấy ví dụ, phần "mục tiêu bài dạy" tuy không lộ diện trong giờ lên lớp nhưng đó chính là "đích" cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới, vì thế cả hai đối tượng không được bỏ qua và xem nhẹ. Mặc dù đây là phần sau khi học xong bài yêu cầu các em nắm được nhưng nó phải được coi là "sợi chỉ dài" xuyên suốt từ đầu đến cuối thời gian 45 phút. Không đi ra ngoài quỹ đạo của phương pháp luận về dạy học đại cương, mục tiêu bài học luôn đặt ra 3 tiêu chí: yêu cầu về giáo dưỡng, giáo dục và nhận thức. Như vậy, trước hết nhiệm vụ của chúng ta là phải truyền thụ tri thức mới cho các em HS thông qua tài liệu, sách vở đặc biệt là SGK. Từ việc mở rộng tầm nhìn về kiến thức cho người học, GV tìm cách lồng ghép và hướng tới những định hướng về tư tưởng tình cảm. Và cũng từ đó, HS sẽ lớn khôn hơn về thao tác rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá, thực hành. Trong bài 32 "Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu" dạy cho chương trình Lịch sử lớp 10, cô Nguyễn Kim Dung – GV Trung tâm GDTX Q.3 – TP.HCM-rất chú trọng đến phần "Mục tiêu bài dạy", dù rằng theo cô đó chỉ là "thành phần phụ" của một giáo án có 4 trang giấy. Đây là một tiết dạy có "bề dày" về dung lượng kiến thức nhưng trong phần "Yêu cầu về kiến thức", GVBM chỉ "gạch đầu dòng" 3 ý ngắn gọn. Như vậy có thể coi đây là các con đường lớn mà nội dung bài học chính là "đi sâu vào ngõ ngách của từng con hẻm nhỏ".

Chuẩn bị cho bài "Ánh sáng và việc đôi mắt" cô Huỳnh Ngọc Liên – GV Trường tiểu học An Hội – Q. Gò Vấp -TP.HCM thực hiện yêu cầu giáo dục một cách chu đáo dù đây là môn Khoa học lớp 4. Thái độ: "Không có hành động sai trái đối với bản thân và người khác khi sử dụng ánh sáng dễ nhìn. Biết bảo vệ mắt và phòng tránh các tác hại do ánh sáng mạnh gây ra" chính là tư tưởng, tình cảm mà các em sẽ "gặt hái" được qua tiết học tưởng như đơn điệu và khô khan. Mặc dù mục tiêu bài học môn GDCD nặng về khâu bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và điều chỉnh thái độ cho HS nhưng GVBM rất chú trọng đến kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề, cách thức tổ chức và thảo luận nhóm trong từng tiết học. Tất cả nhiều điều đó cho thấy, chúng ta phải biết quan tâm và để ý tới các tiêu chí mà mục tiêu bài học đã dặt ra " nhiệm vụ lịch sử" lớn lao và nặng nề. Qua loa, đại khái và coi thường là thái độ cần tránh khi chuẩn bị cho một tiết dạy bình thường.

Tuy nhiên để thực hiện nó được một cách "thuận buồm xuôi gió" không phải chuyện đơn giản. Thầy L., GV dạy Địa lý ở Q. Tân Phú TP.HCM, cho biết do mới ra trường nên khi soạn phần này tuy đơn giản nhưng lại "khó ăn" nhất, mặc dù khi còn là SV sư phạm thì phần lý thuyết đã "thuộc như cháo": "Thời gian đầu chưa quen, tôi cứ nhầm lẫn giữa giáo dục và giáo dưỡng, nếu nhập làm 1 thì cũng không được mà tách làm 2 là cứ lộn hoài".

Hiệu ứng trông thấy

Tiết dạy với những minh họa sinh động
Tiết dạy với những minh họa sinh động

Cô Nguyễn Thị Lan – GV Trường THPT Thanh Đa – TP.HCM khẳng định: "So với các bộ môn khác, môn Ngữ văn có thuận lợi hơn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức và tình cảm cho các em qua các tiết Giảng văn". Tuy nhiên theo cô Lan, đây là phần mục tiêu bài dạy khó "đi tới đích" nhất đối với 2 phân môn còn lại là Làm văn và Tiếng Việt. Nếu GV thiếu tư duy và ít độ dày kinh nghiệm thì khó mà "bước qua" được. Ngược lại, đối với các thầy cô dạy các môn KHTN thì phải khéo léo và thuần thục thì mới "gánh vác" dược phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các môn Toán, Lý, Hóa và cả Sinh, Địa, Công nghệ nữa.

Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng bằng lòng với những gì mình đã có nhất là trong dạy học. Không ít SV sư phạm đi thực tập và GV trẻ "thiết kế" mục tiêu dạy học theo kiểu "làm cho có" mà lại không quan tâm tới hiệu quả cần đạt thành công hay thất bại như thế nào? Cách làm đó lại càng không được tha thứ cho những GV có thâm niên đứng lớp khi "kinh nghiệm đã cao hơn đầu". Không chỉ biết "xây dựng" các tiêu chí một cách chỉn chu, các thầy cô tâm huyết với nghề thường biết đào sâu suy nghĩ để tìm ra một "đích ngắm" khoa học và phù hợp đối tượng nhất trong khi thực hiện các mục tiêu bài học. "Cao thủ" hơn, nhiều "cây đa cây đề" trên bục giảng còn biết bám vào "nhịp thở cuộc sống" và thực tế địa phương để có một bài học hay để lại nhiều dư âm lắng đọng trong nhận thức suy nghĩ của người học, qua con đường vận dụng và khả năng tích hợp khéo léo tài tình. Làm được như vậy, dù phần "Mục tiêu bài học" dù là "thành phần phụ" rất khiêm tốn nhưng hiệu ứng về đổi mới phương pháp dạy học thì không hề nhỏ chút nào. Vì thế, chúng ta sẽ sai lầm nếu bỏ qua phần thực hiện này khi bắt tay vào công việc soạn giáo án.

Nguyễn Dung

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3064/201202/Muc-tieu-bai-day-Phan-phu-ma-khong-phu-1958715/

Nam Phi: đi học trễ là vào đồn cảnh sát!

Posted: 16 Feb 2012 06:15 PM PST

Đó đây:

Nam Phi: đi học trễ là vào đồn cảnh sát!

TT – Nếu đi học trễ, học sinh tại thành phố Soweto, Nam Phi sẽ bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương và chờ phụ huynh bảo lãnh. Quy định cứng rắn này vừa được Sở Giáo dục Soweto đưa ra ngày 14-2.

Học sinh đi học trễ phải vào đồn cảnh sát chờ phụ huynh bảo lãnh - Ảnh: AFP

Bà Barbara Creecy, trưởng Phòng giáo dục quận Gauteng, cho biết: "Đã đến lúc chúng tôi phải áp dụng biện pháp cứng rắn để thay đổi thói quen đi học trễ của học sinh".

Trong một đợt thanh tra đột xuất ở các trường, bà phát hiện khoảng 60% trong số 700 học sinh tại riêng quận Gauteng và rất nhiều giáo viên đều đến trễ 30-60 phút, sau khi các trường bắt đầu lúc 7g50.

DUY PHÚC (Theo AFP)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/477804/Nam-Phi-di-hoc-tre-la-vao-don-canh-sat.html

Comments