Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giải đáp nhiều thắc mắc về tuyển sinh 2012 tại TP. HCM

Posted: 15 Feb 2012 03:21 PM PST

(GDTĐ) – Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ tại TP. HCM. Cùng dự ngày hội tư vấn tổ chức tại trường THPT Ngô Quyền (quận 7, TP. HCM) chiều nay 15/2 còn có PGS TS Ngô Kim Khôi- Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD (Bộ GD ĐT); ông Đỗ Quốc Anh- Vụ trưởng – GĐ Cơ quan đại diện Bộ GD ĐT tại TP. HCM; TS Nguyễn Đức Nghĩa- Phó GĐ ĐH Quốc gia TP. HCM; ông Phạm Ngọc Thanh- Phó GĐ Sở GD ĐT TP. HCM và đại diện lãnh đạo gần 20 trường ĐH, CĐ tại TP. HCM.

Trên 1.800 học sinh lớp 12 của 7 trường THPT tại quận 7, quận 4, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ đã tham quan gần 20 gian hàng giới thiệu về hoạt động tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ và tham dự ngày hội tư vấn mùa thi ĐH, CĐ năm 2012.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga phát biểu tại ngày hội
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trực tiếp thông tin, giải đáp một số nội dung liên quan tới công tác tuyển sinh năm 2012

GS TSKH Bùi Văn Ga- Thứ trưởng Bộ GDĐT đã thông báo một số thông tin mới về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Đó là tuyển sinh không quy định số nguyện vọng, bổ sung khối thi A1 (Toán, Lý, tiếng Anh); học sinh giỏi được tuyển thẳng vào ĐH; thêm cụm thi tại Hải Phòng; từ nay đến năm 2015 tiếp tục giữ ổn định công tác tuyển sinh theo giải pháp "3 chung"; Bộ GDĐT không in cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012"…

Ngày hội thu hút rất đông các em học sinh tham gia
Ngày hội thu hút rất đông các em học sinh tham gia

Nhiều thắc mắc xung quanh việc lựa chọn khối thi, trường thi, chọn ngành, chọn nghề, thủ tục làm hồ sơ, việc xét tuyển và chuyển đổi các nguyện vọng, thời gian xét tuyển,… đã được đại diện Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ GDĐT và đại diện Hội đồng tuyển sinh một số trường ĐH, CĐ trả lời cặn kẽ.

Chương trình ngày hội tư vấn tuyển sinh nói trên được VTV9 truyền hình trực tiếp và Báo Thanh niên bảo trợ thông tin, không khí ngày hội diễn ra sôi nổi, bổ ích.

Đinh Lê Yên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201202/Giai-dap-nhieu-thac-mac-ve-tuyen-sinh-2012-tai-TP-HCM-1958705/

Sẽ điều chỉnh thời gian xét tuyển, lịch thi ĐH, CĐ 2012

Posted: 15 Feb 2012 03:20 PM PST

Nên có mốc thời gian xét tuyển

Về thời gian xét tuyển, năm nay Bộ GD-ĐT cho các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển. Theo đó, không quy định số đợt, số nguyện vọng, thời gian mỗi đợt xét tuyển; không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước… Hàng năm, chậm nhất là ngày 31/12, các trường phải báo cáo về Bộ kết quả tuyển sinh, kết quả thực hiện chỉ tiêu của năm. Sau thời điểm báo cáo, nếu các trường vẫn chưa tuyển hết chỉ tiêu đã xác định, nhất là các trường đào tạo theo học chế tín chỉ có thể tiếp tục tuyển sinh.

Ông Nguyễn Hồng Anh, hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, cho rằng: "Về việc không hạn chế thời gian xét tuyển, tôi thấy không hợp lý vì vậy Bộ cần xác định thời điểm để các trường chủ động kết thúc tuyển sinh chứ không nên kéo dài quá".

Đồng quan điểm, ông Đinh Xuân Quang, hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, đề nghị: "Bộ cần quy định thời gian xét tuyển cụ thể. Theo tôi, sau ngày 10/10 hoàn thành công tác tuyển sinh trên cả nước là hợp lý. Bởi xét tuyển không phân đợt nhưng phải chấm dứt ở một thời điểm".

Ông Trần Văn Nam, giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết: "Thi "3 chung" vẫn còn hiệu quả vì hiện nay các trường chưa có đội ngũ giảng viên tinh hoa để ra đề thi. Bộ bổ sung khối A1 là chính xác và hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Tuy nhiên, việc xét tuyển nhiều lần sẽ khó cho các trường. Bộ nên giới hạn mốc thời gian xét tuyển vì thí sinh cần chọn sớm ngành mà mình yêu thích".

Trả lời các đại biểu về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng: "Việc kéo dài thời gian xét tuyển này tùy thuộc vào các trường, các trường được quyền tự chủ. Thời điểm kết thúc tuyển sinh do hiệu trưởng quyết định. Tuy nhiên, xét cho đến ngày nào thì Bộ không quy định cứng nhắc và sẽ không kéo dài đến cuối năm (ngày 31/12) vì bộ cũng cần phải báo cáo lên Chính phủ".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chỉ đạo, việc xét tuyển đến thời gian nào sẽ không cứng nhắc, tuy nhiên không nên kéo dài quá lâu.

Xem xét lại thời gian các đợt thi

Theo dự kiến thìkỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 vẫn tổ chức 3 đợt thi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật của 3 tuần đầu tháng 7. Cụ thể như sau: Đợt 1, ngày 7-8/7/2012 thi đại học khối A, A1 và V. Đợt 2, ngày 14-15/7/2012, thi khối B, C, D và các khối năng khiếu. Đợt 3, ngày 21-22/7/2012, thi cao đẳng tất cả các khối như năm 2011.

Ông Trần Văn Nam, giám đốc ĐH Đà Nẵng, đề nghị rút gọn thời gian lại như những năm trước. Theo ông Nam, vấn đề tắc đường chỉ xảy ra tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Trong trong những ngày thi thì cả cán bộ coi thi và thí sinh đều phải có mặt tại địa điểm thi từ 6h sáng và giờ thi kết thúc cũng không vào giờ cao điểm, vì vậy việc tổ chức vào thứ 7, chủ nhật để tránh tắc đường là không cần thiết. Việc tổ chức thi vào 3 thứ 7, chủ nhật làm cho các trường tổ chức thi rất vất vả, giáo viên không có thời gian nghỉ hè. Đặc biệt, nên in cuốn "Những điều cần biết" vì mạng Internet hiện nay không tốt, nhiều học sinh vùng nông thôn, miền núi không có điều điện vào mạng".

Cùng chung ý kiến, PGS.TS Đặng Văn Uy, hiệu trưởng ĐH Hàng hải, cho rằng: "Hàng năm tuyển sinh rầm rộ, rất chặt chẽ nhưng sinh viên vào trường vẫn yếu kém. Đề nghị tổ chức tuyển sinh nhẹ nhàng hơn. Chỉ cần tổ chức 2 đợt thi trong năm và không làm quá chặt. Không nên tập trung học sinh cả nước vào những đợt thi như hiện nay".

Sẽ in cuốn "Những điều cần biết"

 

Việc Bộ GD-ĐT không in cuốn "Những điều cần biết", tại hội nghị nhiều đại biểu đã không đồng tình với phương án này.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định sẽ không thực hiện việc này. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: "Những thông tin cơ bản về tuyển sinh Bộ sẽ đưa lên trên mạng trang web của Bộ, các em vào đó có thể tra cứu rất nhanh gọn. Bộ GD-ĐT cũng đã làm việc với công ty Viettel, họ đảm bảo tất cả các trường THPT ở các vùng trên cả nước nếu cần truy cập internet thì họ đều có thể cung cấp phương tiện kéo mạng vào. Nếu như có khó khăn trong việc truy cập thì các trường liên hệ với cho Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ GD-ĐT”.

Đưa ra giải pháp tình thế, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay: “Bộ GD-ĐT sẽ khuyến khích tất cả những đơn vị xuất bản in cuốn “Những điều cần biết” để tạo điều kiện cho thí sinh tham khảo. Mặt khác, Bộ cũng sẽ có ý kiến với NXB Giáo dục tập hợp thông tin từ các trường, in và phát hành.

Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh, sách phát hành sẽ không là “dấu ấn” của Bộ vì không ghi của Bộ GD-ĐT. Các trường phải chịu trách nhiệm về thông tin mà mình đưa ra. Bộ sẽ đứng ngoài để tránh tình trạng có thông tin sai sót lại không biết xử lí ai”.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-565474/se-dieu-chinh-thoi-gian-xet-tuyen-lich-thi-dh-cd-2012.htm

Bộ Giáo dục bỏ quên đặt hàng của Thủ tướng?

Posted: 15 Feb 2012 03:20 PM PST

Trước các chất vấn của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về chuyện dựng giáo trình, lập trung tâm kiểm định, nâng cấp chất lượng giảng viên… Bộ trưởng Phạm Vũ Luận liên tục “xin nhận khuyết điểm”.

Ảnh minh họa

Hội nghị hiệu trưởng năm nay diễn ra vào ngày 14/2, có điểm mới là không họp qua mạng. Sự tề tựu của 549 đại biểu, chủ yếu là Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ cả nước cùng với lãnh đạo Bộ là dịp hàn huyên của giới lãnh đạo giáo dục đại học cả nước về công việc của mình.

Tại đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhắc lại, nhiều chỉ đạo của Thủ tướng về đổi mới giáo dục ĐH cách đây 2 năm không thấy Bộ GD-ĐT báo cáo tiến độ.

Cụ thể, việc rà soát chương trình trong hệ thống giáo dục ĐH để có dự báo sát nhu cầu không hiểu đang đến đâu? Qua công tác tuyển sinh cho thấy có 60% số trường có tuyển sinh khối ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng thì có phù hợp?

Nếu không có dự báo mà để các trường tự xác định chỉ tiêu thì chắc chắn lại sẽ tăng số người theo học các khối ngành này, Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Một nội dung nữa không thấy Bộ nhắc đến là việc ra soát điều chỉnh các văn bản liên quan đến một số nội dung như: thành lập trường, quản lý tài chính, đổi mới chất lượng…Trong khi đó, các trường đã được tăng học phí. “Vậy học phí tăng thì chất lượng giáo dục sẽ tăng như thế nào?”.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; đẩy mạnh đánh giá kiểm định chất lượng ĐH, hình thành một số cơ quan kiểm định độc lập….Nhưng kết quả thực hiện đến đâu cũng không được Bộ đề cập trong báo cáo tại hội nghị.

Không chỉ quan tâm đến kết quả thực hiện, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các trường thảo luận về những đổi mới trong quản lý giáo dục ĐH.

Cụ thể: đến nay đã có bao nhiêu phần trăm trường ĐH, CĐ xây dựng chuẩn đầu ra? Mục tiêu hết năm nay 100% trường học có giáo trình liệu có vướng mắc gì? Đến năm 2014 có chấm dứt được tình trạng “cơm chấm cơm” – giảng viên có trình độ ĐH dạy sinh viên ĐH,v.v…

Chốt lại, ông Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu hàng loạt vấn đề khác liên quan đến đổi mới quản lý giáo dục ĐH phải báo cáo Chính phủ trong năm nay.

Đáp lại chỉ đạo của Phó Thủ tướng – người đứng đầu ngành giáo dục liên tục nhận khuyết điểm.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lý giải cho việc đến nay chưa thành lập được trung tâm kiểm định độc lập nào, chưa thực hiện được việc sinh viên đánh giá giảng viên và giảng viên đánh giá lãnh đạo… là do Bộ nhiều việc.

“Thú thực với Phó Thủ tướng, việc sinh viên đánh giá giảng viên và giảng viên đánh giá lãnh đạo đến nay chưa làm được bao nhiêu” – lời Bộ trưởng. Muốn làm được, Bộ phải xây dựng bộ tiêu chí để các trường thực hiện. Trong khi đó, đã giao Cục Nhà giáo làm hơn 1 năm nay chưa ra được nên “xin nhận khuyết điểm với Phó Thủ tướng”.

Tương tự, việc kiểm định cũng “chưa làm được nhiều”. Thậm chí, so với yêu cầu của Thủ tướng là chậm – người đứng đầu ngành tiếp tục nhận khuyết điểm. Ông hứa sẽ chấn chỉnh, củng cố những điều này trong thời gian tới.

Kiều Oanh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/60259/bo-giao-duc-bo-quen-dat-hang-cua-thu-tuong-.html

Mẹ Pháp dạy con ‘hoãn sung sướng lại’

Posted: 15 Feb 2012 03:20 PM PST

- Kỹ năng đầu tiên mà mẹ Pháp dạy các các con mình đó chính là phải biết cách
chờ đợi.


Ảnh có tính chất minh họa

Bài học "đội gạt tàn"

Theo Pamela, các bà mẹ Mỹ thường có xu hướng vội vã đáp ứng những yêu cầu của
con cái họ. Hoặc nếu không, chỉ chỉ cần lũ trẻ giở chiêu thức muôn thuở của
chúng là hét toáng lên, khóc lóc, ăn vạ là thì cuối cùng người lớn cũng phải
nhanh chóng đầu hàng.

Nhưng các bà mẹ Pháp không như vậy. Họ nghĩ rằng, trẻ con chưa đủ nhận thức
để biết những gì chúng muốn có thật sự cần thiết hay không. Vậy thì tại sao
người lớn lại phải đáp ứng những đòi hỏi mà đôi khi chúng ta biết là rất vô lý
đó?.

Hơn thế nữa, một trong những bài học đầu tiên mà người Pháp muốn dạy cho con
cái họ, đó là phải biết chờ đợi.

Đây được coi là chìa khóa quan trọng nhất trong phương pháp dạy con của các
bà mẹ Pháp. Bài học này được áp dụng từ ngay khi con họ mới chào đời. Một khi
đứa trẻ đã được đăt xuống nôi để ngủ, nếu chúng tỉnh giấc và quấy khóc, bố mẹ
chúng sẽ không bao giờ bế lên và ru lần thứ hai.

Họ làm như vậy để những đứa bé học được cách tự ngủ lại. Đấy là lí do mà hầu
hết những trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ hai đến ba tháng trở lên mà Pamela được biết
đến trong những gia đình người Pháp đều ngoan ngoãn ngủ suốt đêm.

Về mặt ăn uống cũng vậy, mẹ Pháp quy định rõ với các con mình rằng chỉ được
ăn ba bữa chính và một bữa ăn nhẹ vào những thời cố định trong ngày. Bởi vậy,
trong khi những đứa trẻ Mỹ suốt ngày đòi ăn vặt thì trẻ con Pháp luôn chờ đến
bữa mới ăn.

Điều đó giải thích vì sao Pamela chứng kiến những đứa trẻ tầm tuổi con gái cô
luôn ngồi kiên nhẫn trên bàn ăn, đợi từng món được dọn ra, trong khi con cô thì
không thể ngồi im đến một phút.

Thậm chí, để cho bọn trẻ học được cách chờ đợi và rèn luyện tính nhẫn nại,
nhiều gia đình Pháp còn áp dụng bài học hết sức cứng rắn và nghiêm ngặt. Đó là
bắt con cái họ phải đội gàn tàn thuốc trên đầu một giờ mỗi ngày.

Bài kiểm tra kẹo ngọt

Delphine, một người bạn Pháp của Pamela nói rằng, cô chưa bao giờ vạch ra các
phương thức cụ thể để dạy các con mình học cách chờ đợi. Tuy nhiên, chính những
nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày mà cô yêu cầu lũ trẻ phải tuân theo đã giúp
chúng học được bài học đó.

Delphine kể một ví dụ đơn giản là thỉnh thoảng cô mua kẹo cho con gái mình,
Pauline. Thế nhưng, Pauline sẽ không được phép ăn những chiếc kẹo đó cho đến
đúng bữa ăn nhẹ được quy định trong ngày là khoảng bốn giờ chiều.

Mặc dù điều đó có nghĩa là, đôi khi con bé sẽ phải đợi rất nhiều giờ liền. Và
chỉ cần như vậy, Delphine nghĩ rằng mình đã dạy được con cách làm thế nào để…
hoãn cái sự sung sướng đó lại.

Trong khi Pamela và Delphine vẫn đang mải câu chuyện thì cô bé Pauline chạy
tới, cố gắng ngắt lời mẹ để nói điều gì đó. Pamela thấy cô bạn mình quay sang
nói với con gái: “Hãy đợi chỉ hai phút nữa thôi, bé con của mẹ. Mẹ đang nói
chuyện mà”.

Pamela đã bị ấn tượng bởi cách nói vừa thể hiện sự ôn tồn, lịch sự, lại vừa
cứng rắn của Delphine. Thậm chí, nó vẫn hàm chứa sự ngọt ngào và cả sự tin tưởng
gần như là chắc chắn rằng con gái cô sẽ nghe lời và chấp nhận chờ đợi một cách
đương nhiên.

Delphine cũng chia sẻ rằng cô luôn chú ý dạy con cách tự chơi một mình. Bởi
điều đó sẽ giúp chúng học được cách tự làm cho mình cảm thấy hạnh phúc, mà không
phải chờ đợi, hay đỏi hỏi từ bố mẹ.

Để đánh giá về khả năng chờ đợi của trẻ, từ cuối những năm 60, giáo sư tâm lý
học Mischel đã làm một thí nghiệm nổi tiếng mang tên “bài kiểm tra kẹo ngọt”.
Ông đưa một đứa trẻ khoảng bốn, năm tuổi vào phòng, nơi có một viên kẹo dẻo đặt
trên bàn.

Sau đó, ông nói với đứa trẻ rằng ông sẽ ra ngoài một lát, nếu trong thời gian
này, đứa trẻ không ăn viên kẹo này thì khi quay lại, ông sẽ thưởng nó thêm hai
viên nữa. Còn nếu nó ăn ngay cái trên bàn, thì nó sẽ chỉ được ăn duy nhất chiếc
đó thôi.

Kết quả cho thấy, hầu hết những đứa trẻ chỉ đợi được khoảng ba mươi giây. Và
trong ba đứa thì mới có một đứa đợi được suốt mười lăm phút người lớn ra ngoài.
Và thủ thuật để chúng vượt qua cám dỗ là tự làm xao lãng mình khỏi viên kẹo trên
bàn.

Đến giữa những năm 80, ông Mischel và các đồng nghiệp còn phát hiện thêm rằng
những người có khả năng chờ đợi và trì hoãn sự ham muốn thường có khả năng tập
trung tốt hơn, lý trí hơn và không có xu hướng bị thất vọng hay suy sụp mỗi khi
bị áp lực, stress.

Ông Mischel chưa làm thí nghiệm này ở Pháp, tuy nhiên, sau một thời gian dài
quan sát lũ trẻ ở đây, ông đã rất ngạc nhiên về sự khác biệt giữa trẻ Mỹ và trẻ
Pháp.

Phải chăng, nhưng phương thức mà các bậc phụ huynh Pháp đang thực hiện là dạy
bọn trẻ kìm hãm sự sung sướng lại đã giúp chúng luôn giữ được sự điềm tĩnh và có
sức bật hơn (khả năng phục hồi nhanh về tinh thần, không hay chán nản). Trong
khi đó, khả năng kìm chế của trẻ Mỹ ngày càng trở nên khó khăn. Chúng luôn muốn
được đáp ứng ngay và nếu không có được, thường rất dễ bị suy sụp, stress.

(còn tiếp…)

  • Sinh Phạm (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/60229/me-phap-day-con--hoan-sung-suong-lai-.html

Đề xuất thêm khối thi tuyển sinh S1

Posted: 15 Feb 2012 03:19 PM PST

- Tại
hội nghị tuyển sinh diễn ra sáng 14/2, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Trần Thanh Hiệp đề xuất
bổ sung thêm khối S1 và bỏ môn thi Ngữ văn trong kỳ thi vào các trường
năng khiếu với mục đích không bỏ sót tài năng.

TIN LIÊN QUAN
Kéo dài thời gian thi đại học, cao đẳng

Các đại biểu chăm chú lắng nghe những cải tiến tuyển sinh 2012. (Ảnh Bích Ngọc)

Ông Hiệp phân tích, thực tế tuyển sinh hàng năm,
nhiều thí sinh có điểm thi môn văn thấp nhưng điểm môn năng khiếu lại
cao. Do đó, trường không bỏ lỡ cơ hội cho thí sinh có tiềm năng thử sức.

Chẳng hạn, năm 2002, có một nghệ sĩ nổi tiếng đã trượt
ĐH vì kết quả môn văn kém. Nhưng cũng trong năm đó, chị được phong danh
hiệu “nghệ sĩ nhân dân”.

“Chị cầu cứu tôi có
cách nào để…qua môn văn hay không, và tôi đã trả lời, dù em chỉ đạt 2
điểm môn này  nhưng tôi vẫn nhận” – ông Hiệp kể.

“Bộ GD-ĐT đã bổ sung thêm khối A1 thì nên có thêm
khối S1. Như vậy, với những trường đặc thù như ĐH Sân khấu điện ảnh Hà
Nội, chắc chắn những em có tài năng, có cơ hội thử sức sẽ nhiều hơn” -
vị hiệu trưởng phân tích thêm.

Đồng quan điểm, TS Văn Thị Minh Hương, Giám đốc
Nhạc viện TP.HCM cho rằng, khi ban hành văn bản, Bộ GD-ĐT nên quan tâm
đến khối trường văn hóa nghệ thuật.

Chẳng hạn,
quy định đã ban hành không phù hợp như: bỏ đào tạo trung cấp ở trường
nhạc viện là không hợp lý. Hệ này trước đây đào tạo 11 năm, giờ còn 9
năm. Đây là nguồn để trường tuyển sinh ĐH. Thực tế, năm vừa rồi có 15
em thi ĐH, trường chọn được 5 em.

Vẫn theo bà Hương thì cách phân bổ chỉ tiêu giao về
trường hiện cũng không hợp lí, gây mất cân đối ngành nghề. Có năm,
ngành Piano tuyển10 chỉ tiêu nhưng hồ sơ thi tới 500, trong khi đó
ngành Dân tộc có năm chỉ có 1 thí sinh dự thi và dĩ nhiên là tuyển luôn.
Phó Giám đốc ĐH Huế Nguyễn Văn Toàn  đồng tình rằng cần có quy định riêng cho khối ngành năng khiếu.

Về
chủ trương không cho các trường ĐH đào tạo hệ trung cấp, ông Toàn phân
tích: “Trường tôi có thể dễ dàng thực hiện quy định cắt giảm chỉ tiêu
của Bộ. Nhưng khối nghệ thuật, vốn đào tạo từ sơ cấp, trung cấp lên thì
không thể cắt hệ đào tạo trung cấp”.

Tiếp thu ý kiến đề xuất, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ
Luận cho biết, trong tuần này sẽ có buổi làm việc với Trường ĐH Sân
khấu Điện ảnh Hà Nội để quyết định ngoại lệ liên quan đến môn thi, hệ
đào tạo.

“Việc thi môn nào, bỏ môn nào Bộ cũng muốn nghe đề xuất cụ thể, chi tiết của trường” – người đứng đầu ngành giáo dục nói.

  • Kiều Oanh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/60219/de-xuat-them-khoi-thi-tuyen-sinh-s1.html

Nhiều ngành mới dự kiến được mở

Posted: 15 Feb 2012 03:19 PM PST

(GDTĐ)-Thêm một số trường ĐH cho biết sẽ mở ngành mới trong kỳ tuyển sinh 2012.

Nhiều trường dự kiến thêm ngành mới

ĐH Luật Hà Nội dự kiến ngoài hai ngành đào tạo ĐH vẫn tuyển sinh là luật và luật thương mại quốc tế, trường mở thêm ngành mới là luật kinh tế, tuyển sinh theo khối A,C, D1 trong mùa tuyển sinh 2012. Ngành luật thương mại quốc tế (tuyển sinh khối D1) cũng là ngành mới được mở từ năm 2011, tuyển sinh khóa đầu 150 chỉ tiêu.

ĐH Hùng Vương, năm 2012 mở 6 ngành đào tạo trình độ ĐH mới là sư phạm vật lý, giáo dục thể chất, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và kinh tế nông nghiệp.

ĐH Tây Bắc mở thêm ngành mới là quản trị kinh doanh, tuyển sinh theo khối A và D1 ở hệ đào tạo trình độ cao đẳng.

ĐH Điều dưỡng Nam Định cũng mở thêm ngành đào tạo cao đẳng mới là cao đẳng hộ sinh, học ba năm, tuyển sinh theo khối B với 50 chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, nhiều trường cũng cho biết sẽ mở thêm khối A1 nếu khối này được Bộ GDĐT bổ sung trong kỳ tuyển sinh tới như: ĐH Đại Nam, ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐHQG TP.HCM…

Trước đó, các trường: ĐHQG Hà Nội, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HN), ĐHQG TP.Hồ Chí Minh (cá trường: ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc tế), ĐH Ngoại thương, ĐH Tài chính marketing, ĐH Mỏ Địa chất, ĐH Điện lực, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, ĐH Văn hoá TP.Hồ Chí Minh, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết sẽ dự kiến bổ sung chuyên ngành mới trong năm 2012.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201202/Nhieu-nganh-moi-du-kien-duoc-mo-1958638/

Kéo dài thời gian thi đại học, cao đẳng

Posted: 15 Feb 2012 03:19 PM PST

- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết sáng 14/2, Bộ dự kiến lịch thi vào
ngày thứ 7 và Chủ nhật để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến trái
chiều nên sẽ có điều chỉnh phù hợp.

 

 

Nếu áp dụng lịch thi tuyển sinh năm 2012 như Bộ dự kiến thì thời gian thi các
đợt như sau: đợt 1 thi ĐH khối A, A1 và V trong hai ngày 7-8/7 (lịch cũ là thi
ngày 4-5/7); Đợt 2 thi ĐH khối B, C, D và năng khiếu trong hai ngày 14-15/7
(lịch cũ là ngày 9-10/7); Đợt 3 thi CĐ trong hai ngày 21-22/7 (lịch cũ là 15 và
16/7).

Tuyển sinh 2012: Bỏ xét tuyển theo đợt. thí sinh có nhiều cơ hội vào ĐH

Nhiều ý kiến cho rằng, việc kéo dài thời gian thi như Bộ dự kiến sẽ gây căng
thẳng cho công tác làm thi, đặc biệt là những người làm đề thi.

Hội nghị đã nhận được sự đồng thuận cao về

những cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 Bộ
đưa ra
. Cụ thể: thêm khối A1, bỏ thời gian quy định xét tuyển, không
quy định điểm xét tuyển đợt sau cao hơn đợt trước, thêm cụm thi…

Đồng thời, các đại biểu đều nhất trí với
quyết định tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia đoạt giải nhất, nhì, ba vào ĐH và
giải khuyến khích vào CĐ các ngành đúng hoặc ngành gần đúng theo môn học sinh
đoạt giải.

Bộ GD-ĐT quy định, học sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng
hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải, nếu dự thi đại
học, cao đẳng thì được ưu tiên. Nhưng các em vẫn phải dự thi đủ số môn quy định,
kết quả thi đạt điểm sàn đại học trở lên, không có môn nào bị điểm 0, thì các
trường tuyển thẳng vào ĐH; nếu kết quả thi từ điểm sàn cao đẳng đến dưới điểm
sàn ĐH, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào CĐ.

Một điểm thay đổi nữa cũng có nhiều ý kiến trái chiều khi Bộ
dự kiến “không in cuốn Những điều cần biết…”. Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho
rằng, điểm mới này không khả thi. Do đó, người đứng đầu ngành giáo dục khẳng
định: Bộ GD-ĐT sẽ khuyến khích tất cả những đơn vị xuất bản in cuốn “Cẩm nang”
này để tại điều kiện cho thí sinh. Mặt khác, Bộ cũng sẽ có ý kiến với Nhà Xuất
bản Giáo dục tập hợp thông tin từ các trường, sau đó phát hành.

Bộ trưởng nhấn mạnh, sách phát hành sẽ không “dấu ấn” của Bộ
trong đó. “Bộ sẽ đứng ngoài để tránh tình trạng có thông tin sai sót không
biết xử lí ai. Do đó, cuốn “Cẩm nang” năm nay lưu hành là số liệu của các
trường”
, Bộ trưởng nói.

Nhiều ý kiến đề xuất có thêm 1 kỳ thi tuyển sinh nữa. Nghĩa là
1 năm sẽ có 2 kỳ thi ĐH, nhưng đổi mới này sẽ được xem xét sau 2015. Việc đổi
mới tuyển sinh sẽ được cải tiến theo hướng gọn nhẹ.

Theo đó, Bộ dự kiến lộ trình đổi mới tuyển sinh đến năm 2015,
tiếp tục giữ ổn định công tác tuyển sinh theo giải pháp 3 chung. Từ năm 2006 –
2019, Chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ
bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và các môn thi tự chọn; các trường quy định tổ hợp các
môn thi để xét tuyển cho từng ngành đào tạo (không thi theo khối).

Từ năm 2020 trở đi, khi Luật Giáo dục ĐH đã đi vào cuộc sống,
sự phân tầng ĐH đã được thực hiện và công tác kiểm định chất lượng đi vào nề
nếp, việc thi tuyển sinh chỉ còn diễn ra ở các trường ĐH tốp đầu, các trường ĐH
theo định hướng nghiên cứu. Tất cả các trường còn lại sẽ xét tuyển dựa trên kết
quả phổ thông.

  • Kiều Oanh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/60177/keo-dai-thoi-gian-thi-dai-hoc--cao-dang.html

Nhận thức mới để đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện GD ĐH

Posted: 15 Feb 2012 03:18 PM PST

(GDTĐ)-Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra sáng nay (14/2) có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cùng đại diện lãnh đạo các trường ĐH, CĐ trên cả nước đã đề cập đến những vấn đề lớn xung quanh kết quả thực hiện đổi mới giáo dục đại học năm 2011 và các giải pháp đẩy mạnh công tác đổi mới trong năm 2012 cũng như những năm tiếp theo, trong đó, đặc biệt "nóng" là những nội dung liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy 2012.

Đại bểu tham dự Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ. Ảnh: gdtd.vn
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: gdtd.vn

Nhiều chuyển biến tích cực

Trong năm 2011, thực hiện tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chỉ thị 296 của Thủ Tướng Chính phủ về đổi mới quản lý trong lĩnh vực giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã trình cấp trên ban hành và ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật để tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho cơ sở, tách bạch công tác chuyên môn và công tác quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả quản lý như Nghị định 115, Quyết định 63, các Thông tư 38, 08, 57…

Thực hiện các văn bản này, các cơ sở giáo dục đại học đã nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm trong hoạt động giáo dục, các địa phương đã vào cuộc cùng với Bộ trong kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động giáo dục đào tạo, xử lý những vi phạm để đưa hoạt động giáo dục đại học vào nề nếp.

Năm 2012 và những năm tiếp theo, giáo dục ĐH sẽ tập trung xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ĐH theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Cụ thể là đổi mới tư duy giáo dục ĐH; đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục ĐH; đổi mới quản lý giáo dục đại học; đổi mới đào tạo, bồi dưỡng và chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục ĐH; tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục ĐH và hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đổi mới giáo dục ĐH.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh, trong năm 2012, trọng tâm công việc của GDĐH là ban hành và hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho công tác đổi mới quản lý. Nền tảng của hệ thống văn bản này là Luật Giáo dục đại học. Đến nay dự thảo luật này đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến các đại biểu chuyên trách, các chuyên gia trong cả nước để hoàn thiện trước khi thông qua ở Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận những kết quả  sau 2 năm thực hiện chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: gdtd.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận những kết quả ngành GD đạt được sau 2 năm thực hiện chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: gdtd.vn

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thống nhất cao với báo cáo được trình bày, đồng thời nhấn mạnh những cố gắng của Bộ GDĐT trong việc mở ngành và giám sát các điều kiện mở ngành cũng như đã thực hiện quyết liệt hơn trong công tác thanh tra, xử lý quyết liệt hơn trong thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh…

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến cơ cấu ngành tuyển sinh; việc quản lý chất lượng đào tạo; nâng cao năng lực các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2012-2015; việc công bố chuẩn đầu ra; giáo trình; vấn đề nâng cao tự chủ, tự chịu trách nhiệm; thực hiện sinh viên đánh giá giảng viên; đánh giá vai trò của Ban giám hiệu nhà trường hàng năm; thực hiện "3 công khai"; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; vấn đề kiểm định chất lượng…

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GDĐT hoàn thiện báo cáo 2 năm thực hiện Chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ để trình Thủ tướng vào cuối tháng 2.

"Nóng" vấn đề tuyển sinh

Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại hội nghị liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2012. Khi dự kiến lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh cũng như những điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 của Bộ GDĐT được đưa ra, hầu hết các đại biểu tỏ rõ sự đồng tình với những đổi mới. Tuy nhiên, nhiều đại biểu bày tỏ, nên tiếp tục phát hành cuốn "Những điều cần biết"; cho phép không hạn chế thời gian xét tuyển nhưng cũng cần xác định thời điểm cuối cùng…

Hiệu trưởng trường ĐH Quy Nhơn Nguyễn Hồng Anh đề nghị Bộ  mở thêm cụm thi ở Hải Phòng nhằm đáp ứng được nguyện vọng của các thí sinh ở Hải Phòng và Quảng Ninh.

Đại diện cho các trường khối năng khiếu, hiệu trưởng trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội, ông Trần Thanh Hiệp mong muốn có thêm khối F1, trong đó thí sinh chỉ phải thi các môn năng khiếu, không phải thi môn văn để tạo thuận lợi hơn cho các thí sinh có năng khiếu nghệ thuật thực sự. Ông Hiệp cho rằng, đây cũng là mong muốn chung của các trường trong khối của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch…

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận: Việc tuyển sinh sẽ điều chỉnh theo hướng đơn giản nhưng vấn đảm bảo chất lượng Ảnh: gdtd.vn
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận: Việc tuyển sinh sẽ điều chỉnh theo hướng đơn giản nhưng vấn đảm bảo chất lượng, Ảnh: gdtd.vn

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sẽ tiếp thu nghiêm túc tất cả các ý kiến để trên cơ sở đó đưa ra kết luận cuối cùng, đặc biệt là những thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh 2012 sẽ có văn bản chính thức sớm gửi các cơ sở đào tạo.

Về vấn đề tuyển sinh tại các trường đặc thù như trường khối Văn hóa nghệ thuật, khối quốc phòng an ninh, Bộ trưởng khẳng định sẽ có ngoại lệ về tuyển sinh và đào tạo trung cấp. Bộ trưởng đề nghị các trường thi thế nào, thi môn nào cần sớm đề xuất, nếu hợp lý và kịp thời sẽ cho áp dụng luôn trong năm 2012.

Cũng liên quan đến tuyển sinh, Bộ trưởng cho biết, việc điều chỉnh sẽ theo hướng đơn giản mà vẫn đảm bảo chất lượng, việc xét tuyển đến thời gian nào sẽ không cứng nhắc, tuy nhiên không nên kéo dài quá lâu. Ngày thi ĐH cũng có thể sẽ còn có thay đổi so với dự kiến mới. Riêng về cuốn "Những điều cần biết", Bộ sẽ tiếp tục yêu cầu Nhà xuất bản giáo dục cho in cuốn này theo yêu cầu của xã hội nhưng số liệu do các trường tự chịu trách nhiệm…

Về chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ trưởng yêu cầu phải tính toán lại trên cơ sở đảm bảo chất lượng. "Trong 10 năm liên tục, chỉ tiêu tăng trưởng hai con số. Việc một vài địa phương tuyên bố không tuyển sinh sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập, hệ không chính quy, Bộ đã có quan điểm, thái độ về mặt Luật, nhưng chúng ta (các trường – PV) là người cung cấp nguồn nhân lực, phải nghiêm túc đón nhận lời cảnh báo này để đào tạo có chất lượng" – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, trong hệ thống giáo dục có nhiều trường bề dày kinh nghiệm nhưng cũng có trường mới thành lập, đó là sự chênh lệch về chất lượng. Do đó cần sức mạnh của cả hệ thống để nâng đỡ cho các trường còn non yếu. Các trường lớn cần giữ vững chất lượng của mình, đồng thời nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong việc giúp các trường còn non yếu để cải tiến chất lượng.

Riêng vấn đề xã hội hóa giáo dục, Bộ trưởng khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nhưng ngăn cấm nếu chỉ tham gia vào khâu tuyển sinh để lấy tiền của người học.

Công việc năm 2012, Bộ trưởng đề nghị hiệu trưởng các trường cùng quán triệt sâu sắc trên cơ sở vận dụng sáng tạo, hiệu quả Nghị quyết XI của Đảng, Nghị quyết TW3, TW4, nhất quyết thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ, làm thế nào cho có chất lượng và hiệu quả. Không có nhận thức mới sẽ không có hành động mới đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ĐH. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến vai trò của người đứng đầu, của các cán bộ chủ chốt trong việc chủ động sáng tạo, đề xuất giải pháp, đồng thời đề nghị trong thời gian tới hết sức chú trọng đến công tác chính trị tư tưởng của HSSV…

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3161/201202/Nhan-thuc-moi-de-dap-ung-doi-moi-can-ban-toan-dien-GD-DH-1958669/

Sau 2020 mới có thi đại học ‘hai trong một’

Posted: 15 Feb 2012 03:18 PM PST


 

Trường đại học được xét tuyển đến hết năm

Các
trường được kéo dài thời gian xét tuyển cho đến khi nào đủ chỉ tiêu; Bộ
GD-ĐT cũng không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn nguyện vọng
trước. Thứ trưởng (Bộ GD-ĐT) Bùi Văn Ga nói với báo giới sáng 14/2 về
những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh năm nay. Ông cho rằng, đây là việc
tự chủ của các trường.

Phóng viên:

 

Thưa ông, tại sao Bộ GD-ĐT
quyết định không in cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh”, trong khi
sách này vẫn quan trọng với thí sinh và phụ huynh?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Cuốn sách này rất
dày, thí sinh không cần thiết phải đọc hết thông tin về tuyển sinh.
Hiện nay, thông tin cơ bản từ Bộ GD-ĐT có thể tìm kiếm trên trang web
của Bộ, các em chọn lựa chọn thông tin theo ý của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc không in sách sẽ gây
khó khăn cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Bộ GD-ĐT làm việc với công ty
Viettel và họ đảm bảo các trường THPT ở các vùng trên cả nước nếu cần
truy cập Internet thì Viettel đều có thể cung cấp phương tiện kéo mạng
vào.

Nếu khó khăn trong việc truy cập thì các trường cần điện cho Cục trưởng Cục CNTT – Bộ GD-ĐT.

-
Nhiều ý kiến đề xuất, Bộ không quy định thời hạn xét tuyển nhưng cần có
quy định thời gian kết thúc để dễ quản lý. Chủ trương kéo dài thời gian
xét tuyển, nhiều đại biểu lo ngại thời gian quá dài gây lộn xộn và
lượng thí sinh ảo lớn?

Quy định này tạo điều kiện cho các trường mới mở, khó khăn trong công tác tuyển sinh.

Thực
tế, các trường tuyển đến 70% nguyện vọng 1, chỉ có 30% là nguyện vọng
khác, nên kéo dài thời gian xét tuyển không làm lộn xộn đến việc xét
tuyển.

Việc xét tuyển thêm nguyện vọng chủ yếu với trường
tốp dưới. Kéo dài thời gian xét tuyển tạo điều kiện cho các trường này
có thời gian tuyển thí sinh.

Bên cạnh đó, những trường đào tạo tín chỉ thì có thể bắt đầu việc học bất cứ thời gian nào.

Bỏ thi ĐH theo khối

-
Một thống kê gần đây cho thấy 61% sinh viên ở Hà Nội và 94 % sinh viên
của TP.HCM phải đào tạo lại. Thứ trưởng có thể lý giải việc này thế
nào?

Đào tạo ĐH phải theo ngành rộng chứ không thể nhắm vào một nghề, một công ty hay một xí nghiệp nào cả.

Vấn
đề ở đây là làm sao sinh viên ra trường họ có thể thích nghi với môi
trường, phong cách doanh nghiệp. Chuyện đào tạo lại sinh viên đã tốt
nghiệp không chỉ ở nước ta, mà nước nào cũng thế.

Để đảm bảo thời gian đào tạo rút ngắn thì các xí
nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải phối hợp với trường; ví dụ cử
các chuyên gia vào để giảng dạy, hoặc cho phép sinh viên đến cơ sở đó
thực tập.

Hiện nay, mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp của ta còn hạn chế nên việc đào tạo lại kéo dài.

- Thưa ông, đến thời điểm nào cách thức tuyển sinh sẽ có thay đổi cơ bản?

Từ nay đến năm 2015 thì không có gì thay đổi nhiều.
Nhưng từ năm 2016 trở đi, sẽ không có khối thi nữa mà chỉ thi 2 môn cơ
bản Toán – Ngữ Văn, để sau đó, các môn Lý, Hóa, Sử, Địa… thành các tổ
hợp các môn thi do các trường tự xét.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/60238/sau-2020-moi-co-thi-dai-hoc--hai-trong-mot-.html

Tuyển sinh 2012: Không xét tuyển nguyện vọng 2, 3

Posted: 15 Feb 2012 03:18 PM PST

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) cho biết như trên khi trao đổi với báo chí bên lề hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra tại Hà Nội sáng nay 14/2.

Bộ yêu cầu các trường vẫn tuyển sinh theo các khối thi của từng ngành đào tạo như những năm trước và có thể bổ sung khối A1 nếu thấy cần thiết và phù hợp đối với từng ngành đào tạo.

Hàng năm, Bộ vẫn phát hành cuốn sách này nhưng thấy có một số bất cập vì nhiều em chỉ quan tâm đến trường khu vực mình thi mà cuốn sách lại cung cấp tất cả thông tin của hơn 400 trường trong cả nước, do vậy in cuốn đó không cần thiết. Những thông tin cơ bản về tuyển sinh Bộ sẽ đưa lên trên mạng trang web của Bộ, các em vào đó có thể tra cứu rất nhanh gọn. Ví dụ, các em muốn học ngành Cơ khí chỉ cần bấm vào Cơ khí sẽ hiện ra những trường nào đào tạo ngành này và trang web cũng quy định từng khu vực cụ thể như Hà Nội, TP.HCM… Bên cạnh đó, trang web sẽ hiện ngay các thông tin liên quan tới tuyển sinh ĐH, CĐ mà các em không phải đọc hết cả quyển như trước, rất thuận lợi trong việc xác định nhu cầu của mình.

Một số đại biểu cho rằng học sinh vùng sâu vùng xa không có điều kiện vào Internet như vậy sẽ rất thiệt thòi cho các em, Thứ trưởng có nghĩ đến điều đó?


Thực tế, các trường tuyển đến 70% nguyện vọng 1, chỉ có 30% là nguyện vọng khác, nên việc kéo dài thời gian xét tuyển không làm lộn xộn đến việc xét tuyển của các trường.

Việc xét tuyển thêm nguyện vọng chủ yếu với trường tốp dưới. Kéo dài thời gian xét tuyển tạo điều kiện cho các trường top dưới có thời gian tuyển thí sinh. Các trường không nên sợ thí sinh ảo vì không chỉ tuyển 1 lần mà được tuyển nhiều lần cho đủ chỉ tiêu. Bên cạnh đó, những trường đào tạo tín chỉ thì có thể bắt đầu việc học bất cứ thời gian nào.

Năm 2011, có nhiều trường ĐH, CĐ tuyển sinh quá chỉ tiêu và không đảm bảo chất lượng đào tạo. Vậy năm nay Bộ có giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này?

Theo lộ trình, từ nay đến 2015 thì không có gì thay đổi nhiều, nhưng từ 2016 trở đi sẽ không có khối thi nữa mà chỉ thi 2 môn cơ bản Toán – Ngữ Văn, để sau đó, các môn Lý, Hóa, Sử, Địa… thành các tổ hợp các môn thi do các trường tự xét. Còn sau 2020, khi đó sẽ có Luật Giáo dục, thì việc thi tuyển sinh chỉ còn với các trường tốp trên lựa chọn tinh hoa còn các trường đại trà thì xét tuyển theo kết quả THPT. Khi đó, việc tuyển sinh rất nhẹ nhàng. Như vậy, có sự phân tầng rất rõ rệt giữa các trường ĐH, CĐ chứ không phải như hiện nay.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-565380/tuyen-sinh-2012-khong-xet-tuyen-nguyen-vong-2-3.htm

Comments