Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sốc văn hóa và chuyện những thầy cai

Posted: 12 Feb 2012 06:44 AM PST

 - Ngoài các giá trị đạo đức giả, thời của trí thức – văn nghệ sĩ giả hẳn còn đẻ số ra các giá trị nghệ thuật giả nữa.

XEM BÀI TRƯỚC

"Sốc" văn hoá

Cuối những năm 90, "chú Tễu" là tôi trở về Tổ quốc. Về văn hoá, tôi chợt cảm thấy như đang lạc vào một nước khác. Trên kênh giải trí và thể thao vô tuyến truyền hình đang chập chững thử nghiệm về các trò tiêu khiển mới…

Chốc đà mười mấy năm trời. Văn hoá truyền thông (media culture) vẫn bập bẹ, nếu không nói là vẫn chập chững dưới chân dốc. Bóng đá, tenis quốc tế trên truyền hình, kể cả kênh phổ cập, quá nhiều, gây cảm tưởng như một thứ "thuốc ngủ", gây lãng phí về thời lượng media, tài nguyên quốc gia, vận hội của đất nước. Các kênh truyền hình nhìn chung đều ngập trong phim Hàn Quốc, phim Tàu. Nhớ có lần chú họ tôi, một giáo sư Việt Kiều ở Pháp về, sau khi lướt kênh truyền hìnhViệt Nam, hỏi  "Chú về được hơn 10 ngày rồi, mà hình như vẫn đang Tuần lễ phim Trung Quốc"?

Nhiều chương trình phổ biến kiến thức vẫn còn gồm những buổi phát hình trong đó lộ rõ ý đồ dẫn dắt của nhà tài trợ.Những mệnh đề "những toan tính rất đời thường", "những sát thủ máu lạnh", "tình yêu của đôi trai gái sống theo bản năng" … vẫn văng vẳng trong quảng cáo phim, liệu có thể là tiếng gọi vào đời của lý trí và nhân phẩm?

Sách văn học thì cũng hầu như không thể xem nổi, nhưng chưa đến nỗi tệ như phim mới, loại hình "nghệ thuật" như chỉ thấy thể hiện vũ lực, tình dục, và ca ngợi sự thành đạt bằng mọi giá.

Đa số phim Việt Nam hôm nay không thể xem, nhiều bài hát Việt mới nghe như bài … hét. Ca nhạc, thơ … nói chung khó được xem là tiếng nói của tình cảm yêu tổ quốc, yêu đồng bào, của tình yêu đôi lứa thiêng liêng, trong sáng… Ai đó đã bảo rằng nếu không sáng tác nhạc được ra hồn, thì cứ việc hát nhạc đỏ, nhạc xanh, nhạc tiền chiến, thậm chí những bài nhạc vàng nào hay… cần gì cứ phải V – pop cho tốn kém, rồi kêu là "thảm hoạ". Lại nhớ lời Bob Dylan: ‘Hát các bài hát hay đã được sáng tác là đủ, khỏi cần làm thêm những bài dở…”.


 

Văn hoá Việt hôm nay mang cả nét "chợ chiều" lẫn "chợ đêm". Sân khấu thì nửa Tây, nửa tàu, nửa dân gian, "khi cảnh, khi tiu, khi…". Lúc đụng hàng, lúc xả hàng: có cả hàng "xách tay", khá "gin", như ban nhạc Úc phong cách ABBA gần đây, lẫn "hàng nội địa hoá", như phim Hàn với đào kép Việt…

Những "thày cai" văn hoá

Những tâm hồn "hàng thịt" hẳn không màng đến chuyện tiếng vọng của cuộc sống (nhân sinh), và các quy luật của nghệ thuật, thường phức tạp, sâu lắng hơn các bài vở tuyên truyền, cổ động đã sáo mòn, lẫn công nghệ tổ chức sự kiện sành điệu.

Có quan chức quản lý phim trên truyền hình phán: "Nếu phải chọn giữa các phim Mỹ, Hàn Quốc để phát sóng thì tôi sẽ chọn phim Trung Quốc", vì văn hóa Trung quốc gần với Việt Nam hơn (?). Các phụ huynh thì trộm nghĩ rằng tiêu chí chọn phim, chí ít, phải là hay (giải trí), và bổ ích (giáo dục) mới phải chứ ạ.

Quản lý văn hoá hôm nay cũng mang phong cách "quản lý chợ": hoặc lăm le cấm, hoặc cho thả cửa. Chắc là cũng đi đêm, đi cửa sau…

"Văn hoá quần chúng" hôm nay cho phép đánh thức (trong khuôn khổ luật pháp?), một số bản năng mà các cụ từng cho là hạ tiện. Ví dụ, để thư dãn có thể xem "ảnh nóng", chỉ cùng lắm khuyên là nên giữ mắt. Sao muốn toả sáng chỉ việc "xiêm y trễ tràng" ngay "giữa làng"… Chỉ thấy xui thư dãn các kiểu, không thấy mấy tư vấn cả về khuôn khổ pháp lý lẫn sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời, những ranh giới nếu được vạch ra, chỉ đáng tin khi trong tay trí thức không phải là "dao thớt".

Ô nhiễm môi trường

Trong một xã hội mà sức khỏe tinh thần trục trặc bởi các giá trị "văn thể mỹ" giả tạo, sức khoẻ thể chất của thế hệ mới tất ọc ạch theo.

Cuộc đua những con số thành tích giáo dục và và sự phụ thuộc vào màn hình nhỏ của TV và máy tính khiến chúng ta phải mừng hú mỗi khi gặp một học sinh, SV nào không đeo kính. Càng ngày các em càng bị tách xa khỏi khỏi môi trường tự nhiên. Em nào ham thể thao là phụ huynh rạng rỡ, không còn bị chê "đầu óc tu mi si, tứ chi phát triển" như tôi ngày xưa…

Một nghĩa vụ của trí thức là phải bắt bệnh, thậm chí kiến tạo ra các "kháng thể miễn dịch", tạo "chất giải độc" cho môi trường văn hoá, môi trường tự nhiên. Nhưng hôm nay, khối vị học hành phấn đấu chỉ để lãnh các danh hiệu khoa học, nghệ thuật, xong là "rửa tay gác kiếm".

 


Tranh của Huy Chương

 

Học giả thế giới đồng nhất với cha ông ta, rằng khi con người đứng ngoài "trường năng lượng văn hoá", anh ta thôi là con người. Vì các giá trị văn hoá của bao đời nay, ở bất cứ đau, không thay đổi: không gian tham, không độc ác, hại người, thanh khiết, giữ lời hứa, cần lao, độ lượng, khiêm tốn, trọng danh dự và sự thật, dũng cảm…

Môi trường văn hoá hôm nay đều đều vài bài độc diễn chống "gió độc" sáo mòn trên lề phải. Rác rưởi vẫn ngự trị. Đâu rồi tiếng con cuốc cuốc, cái gia gia ấm lòng người?

Họp hành đầu năm thì giải lao bằng "hai ả tròn xoe", khoe vòng các loại. Đâu rồi những đờn ca tài tử, từng làm già trẻ đều nước mắt vòng quanh, nhớ thời mở nước…

 

Phương tiện bào chữa cho mục đích?

Có phải vì muốn tăng doanh thu bằng quảng cáo, gánh đỡ cho ngân sách, mà "nhà đài" đành chấp nhận nhiều giao diện phản văn hoá, thậm chí xói mòn truyền thống và dân tộc tính?

 


 Mốc meo. Tranh: báo Cá sấu (Liên Xô)

 

Giáo dục thị hiếu cho thế hệ sau, một chức phận của trí thức, đang được thả nổi. Trừ một vài ý kiến e lệ nêu hiện tượng này kia là phản cảm, chẳng thấy mấy lý luận phê bình gì. "Dọn vườn" thì làm kiểu "xong sớm, nghỉ sớm", “an toàn là trên hết”…

Việc cảnh báo để cư dân tách khỏi "trường năng lượng văn hoá giả" cũng là chức phận của trí thức, văn nghệ sĩ.

Hôm nay, như truyền thông nước người từng nhận định, những con sóng Hàn lao vào lòng trẻ Việt như vào chỗ không người. Các nhà nghiên cứu văn hoá Việt từ thời còn kinh tế đạo đức (moral economy) như Samuel Popkin (trong Người nông dân điều độ: Kinh tế chính trị trong xã hội nông thôn Việt Nam/The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam) chỉ ra một thế mạnh của người Việt, so với lân bang, là ở khả năng vay mượn văn hoá.

Nhưng nếu để bắt nghiện đến mức, chẳng hạn, hình thành cả "một thế hệ Hàn", như cách diễn tả của tờ The Korea Herald, thì sức đề kháng của một dân tộc từng quyết tử để được "răng đen, dài tóc" có còn không?

  • Lê Đỗ Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/59894/soc-van-hoa-va-chuyen-nhung-thay-cai.html

Học sinh đi xe máy đến trường: Xử lý kỷ luật cao nhất là đuổi học

Posted: 12 Feb 2012 06:44 AM PST

Học sinh đi xe máy đến trường: Xử lý kỷ luật cao nhất là đuổi học

TT – Ngày 11-2, ông Nguyễn Minh Hùng – phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng – cho biết sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh "Học sinh vẫn đi xe phân khối lớn" (Tuổi Trẻ ngày 2-2), sở đã có cuộc họp với lãnh đạo các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm chấn chỉnh việc học sinh đi xe máy đến trường.

Qua kiểm tra, tình trạng học sinh đi xe máy đến trường vẫn tiếp diễn, nhà trường chưa có biện pháp khắc phục triệt để.

Giam xe, phạt nặng

Theo ông Hùng, ngành sẽ có những biện pháp quyết liệt nhằm xử lý tình trạng này và báo cáo UBND TP Đà Nẵng.

Theo đó, ngành GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với Công an TP để kiểm tra xử lý các điểm giữ xe máy xung quanh trường học. Kiên quyết xử lý các điểm giữ xe trái phép.

Đối với học sinh, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền học sinh không được đi xe máy đến trường.

Lực lượng công an địa phương nơi các trường đóng sẽ thường xuyên kiểm tra và xử lý việc học sinh đi xe máy đến trường.

Những học sinh nào vi phạm, cơ quan công an sẽ có công văn thông báo về trường học.

Ông Hùng cho biết nếu đã nhắc nhở, tuyên truyền nhưng học sinh vẫn cố tình vi phạm thì mức xử phạt cao nhất là đuổi học một năm, nhẹ hơn là đuổi học một tháng, một tuần và hạ bậc hạnh kiểm.

ĐOÀN CƯỜNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/477199/Hoc-sinh-di-xe-may-den-truong-Xu-ly-ky-luat-cao-nhat-la-duoi-hoc.html

Vị giáo sư dị ứng với nếp mòn

Posted: 12 Feb 2012 06:43 AM PST

- Tôi không được gần gũi với GS Hồ Ngọc Đại nhiều, lại là người ở lĩnh vực
chuyên môn khác ông. Tuy nhiên chỉ qua vài lần giao tiếp với ông, làm quen với
một số phát biểu của ông, tôi cũng xin mạo muội ghi lại đây một vài cảm nhận của
tôi, – chúng có thể đúng, có thể không vừa ý ai đó, nhưng chắc chắn đấy là cảm
nhận từ góc nhìn của riêng tôi.



Ông tuổi Hợi, theo tuổi ta năm nay đã 78 cái xuân xanh. Nhắc đến tên ông, vị
GS-TSKH Hồ Ngọc Đại, là người ta nhớ ngay tới công nghệ giáo dục nổi tiếng mà
ông đã ứng dụng thành công trong hàng chục năm qua tại Trường Thực nghiệm tọa
lạc trên phố Liễu Giai, (cho đến khi nó bị bức tử bởi quyết định cả nước thống
nhất dùng chung một – và chỉ một – bộ sách giáo khoa !).

GS Hồ Ngọc Đại là người bao giờ cũng cực kỳ dị ứng với những kiểu suy nghĩ và
hành động theo nếp mòn, theo khuôn mẫu sẵn. Với không ít người, ông có vẻ là
khác người theo kiểu độc đáo đến mức gần như lập dị. Còn với tôi, cái “khác
người” của ông lại là sự vượt lên trên cái bình thường để có thể gọi là xuất
chúng.

GS Hồ Ngọc Đại trong lần trực tuyến với nhà văn Nguyễn Quang Thiều về giáo dục. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trong mọi tình huống ứng xử của ông mà tôi được biết, tôi thấy lúc nào phần
hợp lý, hợp tình cũng thuộc về phía ông.

Vì lẽ đó mà năm 2007, khi được Hội Nhà
văn Việt Nam giao điều hành Trường Viết văn Nguyễn Du, tôi đã nghĩ ngay tới việc
mời ông đến chia sẻ với anh chị em học viên sự hiểu biết và nhất là phương pháp
tư duy khoa học-sáng tạo cùng với các tên tuổi như Nguyễn Trung, Lê Đăng
Doanh, Chu Hảo, Lê Văn Cương, Nguyễn Quang A v.v….

Hơn 30 năm trước, từ Liên Xô trở về với tấm bằng Tiến sĩ khoa học, – dạo đó
còn là của hiếm,- con đường công danh rộng mở trước ông, nhất là khi số phận đưa
đẩy ông làm rể trong một gia đình không thể danh giá hơn thời đó.

Một vị lãnh
đạo trong “bộ tứ” hỏi nguyện vọng công tác của ông, không quên để ngỏ khả năng
mời ông ngồi vào ghế lãnh đạo một Bộ chuyên ngành. Ông nói luôn nguyện vọng cao
nhất của ông là được làm…giáo viên tiểu học! Tất nhiên, đòi hỏi không có gì là
quá đáng của vị tân khoa tiến sĩ ấy đã được đáp ứng ngay tắp lự.

Với ông, trong sự hình thành nhân cách con người, tiểu học là cấp học quan
trọng nhất. Học sinh trở thành trung tâm trong hoạt động của nhà trường. Các em
cần được tôn trọng thật sự như các công dân nhỏ tuổi mà lẽ phải luôn thuộc về
chúng thể hiện trong châm ngôn mà ông ưa thích: “Trẻ em luôn luôn đúng !”, (kể
cả khi có vẻ như là các em sai).

Các em được dẫn dắt tìm lại con đường dẫn đến
kiến thức, nghĩa là cố gắng để các em có thể tự đào tạo, tự giáo dục ra chính
mình, sao cho các em có thể học mà như đang chơi, chơi mà không nhận biết rằng
mình đang học, để với các em, “Mỗi ngày đến trường là náo nức một ngày vui !”.

Để đạt được yêu cầu lý tưởng đó, cần phải xây dựng chương trình học, phương
pháp học, phải đào tạo ra được các giáo viên theo chuẩn mực mới sao cho tất cả
các em đều có thể học được, chứ không phải chỉ đặt trọng tâm vào việc được học
của các em mà một vị nguyên là lãnh đạo cao nhất đã nói với ông. Được học dù là
rất quý, chỉ mới là điều kiện cần; còn học được mới là điều kiện đủ, khó đạt tới
hơn nhiều. Với GS Hồ Ngọc Đại, nếu vì lý do chủ quan nào đó từ phía người lớn
chúng ta mà các em được học lại không học được thì thật là uổng công, vô nghĩa!

Sự trẻ trung của con người thể hiện qua tính cách nhiều hơn là qua tuổi tác.
Có những người còn trẻ mà chậm chạp lề mề như ông cụ non. Ngược lại, có người
tuổi đã nhiều mà lại tràn trề năng động như thanh niên.

Dù đã bỏ khá xa cái tuổi
“thất thập cổ lai hy”, mỗi khi có dịp gần GS Đại, ta luôn có thể vui lây bởi
tiếng cười thật sảng khoái hầu như vô tư của ông. Đằng sau kiến văn sâu rộng và
tốc độ tư duy siêu nhanh của ông, luôn là một nụ cười độ lượng, nhân ái.

Vài lần ngồi chung bàn cùng ông trong những buổi cụng ly vui vẻ, tôi để ý
thấy ông hầu như là người ăn ít hơn nói.

Ông là người hay chuyện, thường thích
thú kể lại những kỷ niệm nhỏ khó quên trong quãng đời dạy dỗ học sinh của mình -
chuyện có vẻ nhỏ mà ý nghĩa thì không nhỏ chút nào.

GS Hồ Ngọc Đại: “Cần sự nổi dạy của tư duy giáo dục”. Ảnh Nguyễn Đình Toán

Có lần, ông kể, một người thân của GS Ngô Bảo Châu hỏi ông : “Cái hội
những người phụ nữ từng ngủ (!) với Ngô Bảo Châu là thế nào vậy?”
. “Đừng lo,
đừng lo, – ông đáp-, không có chuyện gì đâu. Số là hồi Châu mới 8-9 tuổi chi đó,
còn đang học lớp 3, lớp 4, vị giáo viên chủ nhiệm lớp Châu học phàn nàn với tôi:
Cái thằng Châu kỳ thật, dạo này trưa nào nó cũng sang phòng bọn con gái ngủ, nói
không nghe…

GS Đại bèn gọi Châu tới và hỏi rõ nguồn cơn. Hóa ra cu cậu bảo rằng bọn con
trai buổi trưa nghịch lắm, toàn trêu chọc nhau, khiến Châu không thể ngủ được.
Sang phòng con gái, chúng nó ngoan lắm nên cu cậu được ngủ ngon lành. GS Đại bèn
bảo cháu cứ tiếp tục sang phòng con gái mà ngủ, không có sao”.

Một lần khác, một giáo viên phụ trách lớp đề nghị ông kỷ luật đuổi học một
học sinh hư hỏng vì ngày nào cũng đánh bạn, can ngăn, phê bình thế nào cũng vẫn
chứng nào tật ấy. Gặp trực tiếp em đó, ông hỏi : “Vì sao em hay đánh bạn?”.
Câu trả lời thật bất ngờ : “Thưa thầy, vì hôm nào ở nhà bố em cũng đánh
em ạ!”.

GS Đại tới nhà em và nói với ông bố nọ: “Tôi muốn anh giúp tôi một chuyện :
Ngày mai xin anh dừng đánh con mình một hôm, được không ?”. Ông ta đồng ý. Và
ngày hôm sau em bé gọi là “bất trị” nọ cũng không đánh bạn nào. GS Đại lại gặp
ông bố ưa đánh con và đề nghị ông thêm một ngày không đánh con. Sự việc tiếp tục
diễn ra tốt đẹp như hôm trước. GS Đại đến nhà em lần nữa và đề nghị bố cậu bé
thôi hẳn chuyện đánh con. Và kết quả là cậu bé cũng không bao giờ đánh bạn nữa.

Tôi nói với GS : “May mà có anh xử lý tình huống tuyệt vời, vào tay nhiều nhà
sư phạm khác, chắc cậu bé đã bị đuổi học oan, thành trẻ lêu lổng và kết cục là
hỏng cả đời nó !”…

Gần đây, trước Tết vài ngày, nhận được điện thoại “triệu tập” của bậc trưởng
lão khả kính – GS.TS Đình Quang, cùng với mấy ông bạn già khác nữa, chúng tôi đã
gặp nhau để “nâng lên đặt xuống” tống tiễn năm Mão, nghênh đón năm Thìn.

Tan cuộc vui, mấy ông già chia tay nhau bịn rịn, người gọi taxi, người lên xe
của GS Nguyễn Xuân Đào, một chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực giao thông.GS Đình
Quang thì đi xe “căng hải”, tức là lội bộ – nhà ông chỉ cách nơi vừa “liên hoan”
vài chục mét thôi. GS Đại khoát tay nói: “Các vị khỏi lo cho tớ. Tớ vẫn còn
tiêu chuẩn xe riêng, nhưng hôm nay tớ sẽ đi xe buýt, tiện lắm…”.

GS Đại là như thế đó – ẩn sau dáng vẻ trí thức uyên bác, cao sang là một con
người dân giã, hòa đồng./.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/59698/vi-giao-su-di-ung-voi-nep-mon.html

Comments