Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trí thức “giả” dẫn đến điều gì?

Posted: 11 Feb 2012 06:45 AM PST

- Vẫn đau đáu như câu hỏi, khi trí thức "trùm chăn" mọi lúc
mọi nơi, (kể cả khi chăn có rận), thì có không khái niệm "kẻ thức giả"?



Trở thành trí thức phải có điều kiện cần là có học thức.
Và nếu xét theo định nghĩa tầng lớp thượng lưu trong từ điển, thì giới thượng
lưu của bất kỳ quốc gia nào hôm nay cũng gồm toàn những người có học thức.
Wikipedia chẳng hạn, định nghĩa thượng lưu (tầng lớp tinh hoa/ elite) trong xã
hội phương Tây hiện đại, gồm: cộng đồng các lãnh đạo tập đoàn (mà thời xưa là có
thể các "cóc vàng" chỉ biết gảy bàn tính); giới các viện sĩ (ngày xưa có thể kể
cả những "ông tú Cát"); giới chính khách (ngày xưa có thể gồm cả những "nghị
Lại", những viên tướng võ biền); các biên tập viên, người dẫn chương trình trên
truyền thông, giới tướng lĩnh; và các ký giả hạng sang (high-profile
journalists).

Những điều kiện của chiến trường và thị trường hiện đại áp
đặt các lãnh đạo chủ chốt của cả hai lĩnh vực doanh nghiệp và nhà binh nay cũng
phải là có học thức trở lên. Làm cho định nghĩa thượng lưu của wiki về thượng
lưu kiểu phương Tây hiện đại như trùm lên định nghĩa trí thức.

Cách đây không lâu lắm, một học giả Pháp nổi tiếng, tác
giả nhiều sách về Việt Nam là ông Daniel Hémery từng đưa ra một nhận định rất
gây tranh cãi là "Việt Nam không có (giới) trí thức". Vừa "nghe" xong đã thấy
tiếng ào ào cãi lại, bởi nước Nam ta đang lao tới chỉ tiêu mỗi năm đào tạo hàng
ngàn tiến sĩ… Lập tức xuất hiện một số ý kiến thứ ba, kẻ cả như "văn sĩ Hoàng"
của Nam Cao, nhắc rằng chư vị đã quên bài Tiến sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến rồi
sao?

Kẻ sĩ (cũng có thể có phần "rởm") là tôi, bỗng chột dạ.
Không cứ Việt Nam, hễ nước nào sinh ra một số lượng X (nhất là theo cấp số cộng)
các nhà trí thức "giả" thì sẽ gây ra những ẩn hoạ gì cho xã tắc đây?

Trí thức giả ắt sinh… giá trị giả

Theo phép suy diễn nhàm nhất, trí thức giả sẽ sinh ra
thượng lưu giả. Và, vẫn theo kinh điển, thượng lưu giả sẽ đẻ ra … các giá trị
giả. Kết quả là (hệ thống) xã hội sẽ méo mó, các chuẩn mực đạo đức, hướng đích
sống sẽ lệch lạc.

Các giá trị giả, trước hết, là các giá trị phản văn hoá.
Vì một nét nổi bật của người trí thức có lẽ là… văn hoá. Còn trong đời thường,
nếu ai đó mang danh trí thức mà lộ mặt vô văn hoá, vô học thì sẽ bị cả những
người lao động giản đơn xem thường. Điều này chắc chắn có lý, vì có kiến thức mà
không có lý trí (sự lành mạnh về tinh thần) thì sẽ phản tác dụng. thậm chí phản
động.

Trí thức giả, thượng lưu giả sẽ cố tạo tác văn hoá giả, và
cố "lộng giả thành chân". Văn hoá giả là văn hoá nịnh hót, văn hoá lì xì kiểu
mới (mừng tuổi cả người lớn, trong khi ngày xưa chỉ "chúc nhau trăm tuổi bạc đầu
râu"…), văn hoá "buôn thần bán thánh", làm "dự án" giải ngân từ tài khoản tiền
âm…


Có cách gì báo thức cho "trí ngủ"?

Thượng lưu giả

Trong bối cảnh của Việt Nam (và có lẽ của nhiều nước thế
giới thứ 3), nhiều thành viên của thượng lưu chưa thể là trí thức, có khi cũng
chẳng muốn, "chẳng thèm" làm trí thức (kiểu như nghị Lại, "có cái đức không thèm
biết chữ").

Ví dụ về thượng lưu giả? Đơn cử bài phỏng vấn HLV kỳ cựu
Vương Tiến Dũng trên báo An ninh thế giới gần đây. Ông Dũng tỏ ý muốn nghỉ, để
khỏi phải điều hành cầu thủ thi đấu mà nghe thấy gia đình "đại gia", chủ đội
bóng, gầm từ băng ghế "chỉ đạo": "Mày đá chết thằng kia (cầu thủ đội bạn) đi"…

Đang tồn tại những đại gia, hoặc "bớp bơ hình chúa Chổm",
hoặc mập mờ hình bóng xã hội đen (liên tưởng đoạn Tôn ngộ Không nhìn đạo sĩ thấy
mặt thực là lang sói…). Những quan trên giả mù (không nhận thấy những bức xúc
của dân), giả điếc (không nghe thấy oán thán của dân), và những người dân không
biết làm sao để áp dụng, và bảo vệ, những quyền lợi chính đáng của người lao
động (quyền sống, quyền làm việc, quyền mưu cầu hạnh phúc)?

Giới thượng lưu giả, nếu có, hẳn đang là thủ phạm, đồng
thời có thể là nạn nhân, của những "nền" văn hóa mới: văn hóa cờ bạc tiền tỉ,
nhất là với chiếu trên; văn hóa răn dạy kiểu đừng dùng "gái cơ quan"; văn hóa mở
"phòng làm việc" ở ngoài, từ quán nước đến sân gôn, cả trong sảnh của khách sạn
5 sao, xung quanh toàn Tây, có nhu cầu gì thì cứ trình báo… Có công sở hôm nay
ta vô trong cứ ngỡ là vào… thánh đường, với một số thày bói trong biên chế (dĩ
nhiên là với chức danh khác). Nhiều đêm, nghe tiếng mõ lốc cốc vẳng lại từ dinh
thất một lãnh đạo có vai vế, lãnh cả trọng trách Bí thơ cơ sở (?).


Phải sống theo luật! Tranh: báo Cá sấu (Liên Xô).

Bản thân tôi từng chứng kiến các doanh nhân thành đạt đi
tìm hiểu thị trường, vừa sang đến nơi đã bị kéo vào chiếu bạc tại chỗ… Có ông
sang vài hôm có điện gọi về nước, nghển cổ than rằng, mang tiếng đi nước ngoài
mà chỉ biết mỗi đường từ sân bay đến một căn hộ bên Tây…

Sau khi xa gần một tin sương…, rằng một khách sạn quốc tế
nhiều sao được một tập đoàn VN mua lại. Đã thấy rõ ít nhất hai "bàn thua" về văn
hóa. Một là bánh kém ngon (vẫn thợ làm bánh ấy, nhưng gia vị "đi sơ tán"). Hai
là, anh chị em CNV kêu rằng các bà chủ mới thường lệnh lạt cho họ bằng giọng
"hàng cá, hàng tôm"…

Thượng lưu giả (gồm đại trí thức giả + đại gia + chánh
khách rởm) tới nay chưa có khả năng đề xuất cho dân cư, và cho toàn xã hội,
những thang giá trị, mà dựa vào đó phụ huynh có thể giáo dưỡng con cái, gắn kết
các mối liên hệ nội tại trong gia đình, xây dựng quan hệ giữa công dân với nhau
(đồng bào, đồng chí), và quan hệ với nhà cầm quyền (các lực lượng chức năng,
những người thi hành công vụ).

Vậy nếu quả thực trong xã hội ta đang lộng giả nhiều "tiến
sĩ (giấy)", thì chúng ta đang chứng kiến, dù vô cảm hay bất đắc dĩ, những giá
trị thực, những gì thiêng liêng nhất của Mẹ Việt Nam, đang bị bầm dập nghiêm
trọng.

  • Lê Đỗ Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/59868/tri-thuc--gia--dan-den-dieu-gi-.html

Xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS năm 2012

Posted: 11 Feb 2012 06:45 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục ĐH về việc xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS năm 2012

 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các tân GS, PGS 2011
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các tân GS, PGS 2011

Trong đó ghi rõ, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản nêu trên, việc xét bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2012 vẫn được thực hiện theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT cho đến khi có các quy định mới thay thế, sửa đổi, bổ sung.

Bộ GDĐT cho biết đang khẩn trương chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 của Bộ GDĐT.
Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201202/Xet-bo-nhiem-chuc-danh-GS-PGS-nam-2012-1958559/

Những trường nào tuyển sinh khối A1?

Posted: 11 Feb 2012 06:45 AM PST


 

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại: các tổ chức bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế); cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ…) và các tổ chức kinh tế – xã hội khác (với tư cách là người quản trị tài chính về rủi ro và bảo hiểm). Việc ra trường có dễ tìm việc làm không có nhiều yếu tố khách quan, điều đó phụ thuộc vào năng lực của từng sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay ngành Bảo hiểm cũng là thị trường sôi động được xã hội quan tâm nên em không lo thất nghiệp.

Việc sai phạm của Trường ĐH Lao động Xã hội là do một số cán bộ trong trường vì lợi ích cá nhân đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thanh danh của nhà trường. Tuy nhiên, đây là vấn đề nhỏ trong hoạt động của một cơ sở đào tạo.Trường ĐH Lao động - Xã hội là trường có bề dày truyền thống và có ngành đào tạo thế mạnh riêng của mình và trực thuộc Bộ LĐ, TB và XH, bạn không phải lo lắng đến việc ra trường có được xã hội chấp nhận hay không. Các doanh nghiệp, cơ quan luôn tuyển chọn những sinh viên có năng lực thực sự.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trò là cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và các viện nghiên cứu, hoặc trực tiếp tác nghiệp tại các doanh nghiệp, các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực mới ở Việt Nam hiện nay như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…

Ngành Tài chính – Ngân hàng đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến thức về Tài chính – Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng.

Với ngành Kiểm toán, phạm vi của ngành kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng. Chẳng hạn, khi kiểm toán về thông tin, nhân viên kiểm toán sẽ hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu. Còn kiểm toán hiệu quả là kiểm tra, đánh giá các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh như mua bán, sản xuất hay dịch vụ…

Bạn có thể làm việc ở bộ phận kiểm toán nội bộ của một công ty nào đó hoặc ở các công ty dịch vụ, tư vấn kiểm toán hoặc trong các cơ quan kiểm toán nhà nước.

Công việc của người kiểm toán là phát hiện các sai sót và gian lận trong hoạt động tài chính, kế toán. Nếu bạn thích thử thách và khám phá, bạn luôn có cơ hội để khẳng định mình. Nghề kiểm toán đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều đơn vị kiểm toán với các tình huống khác nhau và lúc nào bạn cũng phải vận dụng hết năng lực, óc phân tích và tư duy sáng tạo của mình.

Kiểm toán và Tài chính ngân hàng là 2 ngành đang "đắt hàng" nhất hiện nay và trong vòng 5 năm tới. Tuy vậy, việc tìm được công việc như ý còn phụ thuộc vào năng lực bản thân của chính bạn nữa. Chúc bạn thành công!

Em có học lực ở trường thuộc loại khá: Toán 8.0 lý 8.0; Văn 6.0; Anh 7.8. Với sức học như vậy em có thể đậu vào ngành QTKD trường ĐH Tài chính – Marketing không? Và cho em hỏi là chừng nào mới có chính thức việc bổ sung khối A1? (thao_yuri296@yahoo.com.vn)

Năm 2011, ngành Quản trị kinh doanh trường ĐH Tài chính - Marketing có điểm chuẩn khối A là 15,5, khối D1 là 16 điểm. Với sức học của em, khả năng đậu vào trường rất cao, chúc em may mắn và ôn thi tốt. Việc bổ sung khối thi A1 sẽ được quyết định sau ngày 14/2, em chú ý theo dõi.

Ban tư vấn tuyển sinh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-564185/nhung-truong-nao-tuyen-sinh-khoi-a1.htm

Tuần giáo dục nóng: ‘Nhào lộn’ với giờ học

Posted: 11 Feb 2012 06:44 AM PST

- Chỉ sau một tuần thực hiện tan học sau 19h đối với học sinh cấp 3, bất cập bày ra ngay trước mắt khiến các nhà quản lý tức tốc giảm giờ "giam lỏng" học sinh xuống 18 giờ; Cho con du học trở và sự va đập của văn hóa Đông- Tây gây nên những tranh cãi chưa có hồi kết; Tuyển sinh nóng trước giờ G; Bé 5 tuổi chết dưới hồ nước tại trường học tư…là những thông tin được chú ý nhất tuần qua.

 

Ảnh Văn Chung.

 

Quay cuồng với đổi giờ học đổi đi đổi lại.

Chưa kịp thích nghi với quy định tan học lúc lặn mặt trời, sau hai tuần, thời khóa biểu của các trường và lịch học thêm của học sinh sẽ được thêm một lần "nhào lộn" với điều chỉnh giờ học mới của Hà Nội.

Theo thông tin chính thức từ Sở GD-ĐT Hà Nội, thứ 2 tuần tới, học sinh sẽ tan học lúc 18 giờ, sớm hơn một giờ so với quy định hiện nay. Sau hai tuần bị nhốt đến 19h, học sinh THPT sẽ chỉ tan học muộn hơn so với lịch trước ngày 1/2 là 30 phút (trước 1/2 , các em tan học lúc 17h30).

Khối mầm non, tiểu học, mẫu giáo, THCS được giao trọng trách thực hiện điều chỉnh giờ linh hoạt, nhằm giảm mật độ giao thông giờ cao điểm.

Việc điều chỉnh cấp tốc này gây nên nhiều phiền toái và xáo trộn trong đời sống và học tập của học sinh.

Tan học sớm hơn một giờ, nhiều ý kiến của học sinh và giáo viên không hi vọng tình hình có gì tốt hơn, thậm chí lo lắng đường sẽ tắc thêm.

Du học "nhiễm" Tây: Mất con hay không?

Chạm vào nỗi lo thầm kín của nhiều gia đình cho con đi du học và sự va đập của văn hóa Đông –Tây đã thổi bùng lên cuộc tranh luận đa chiều, sôi sục trên VietNamNet và các diễn đàn mạng. Thực tế, câu chuyện này đang lan dần vào các tế bào xã hội, khi ngày càng nhiều phụ huynh Việt mong ước con cất cánh đến trời Tây.

Ảnh có tính chất minh họa.

Với một cái nhìn đậm bản sắc văn hóa phương Đông, "Công cha như núi Thái Sơn…/ Một lòng thờ mẹ kính cha" thì  lối sống của cô gái "nhiễm Tây" trong bài báo nhận những lời "roi quất" kịch liệt.

Lật lại những tranh luận đúng-sai trong việc lựa chọn một lối sống, một bộ phận độc giả đã đưa ra một góc nhìn phản biện đáng lưu tâm: Chúng ta đã thực sự hiểu văn hóa phương Tây chưa? Họ có sống như chúng ta vẫn nghĩ và tưởng tượng về họ qua những câu chuyện mà một số người mang về từ phương Tây?

Đại học Việt tự ngắm lại mình

Độc giả Cao Xuân Hồng Linh (TP. HCM) gửi đến VietNamNet một phân tích đáng chú ý về cách đánh giá và xếp loại tốt nghiệp của ĐH ở Việt Nam đã quá lạc hậu và quan trọng là không phản ánh đúng năng lực thực sự của sinh viên.

Xem ý kiến của độc giả Cao Xuân Hồng Linh TẠI ĐÂY.

Giảng đường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

Trong khi đó, khi vấn đề tự chủ ĐH đang được đưa ra bàn thảo, chắc năng của từng trường ĐH đang được các nhà quản lý giáo dục có ý thức định hình. GS Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) nêu ý kiến nên phân ra 3 tầng.

Từ đây, các trường ĐH đang đi vào thứ tự sắp xếp “chiếu trên, chiếu dưới”.

Xem bài TẠI ĐÂY.

Ngay sau đó, tác giả Lê Thanh Phong (báo Lao động) có bài viết đặt vấn đề “Đại học Việt, ai ngồi chiếu trên?” Bài viết đưa ra những minh chứng cho việc cần thiết có ĐH “chiếu trên, chiếu dưới”.

Nhưng tác giả lo lắng: “Môi trường đại học Việt Nam còn lắm thứ ngổn ngang, bày chiếu ra lúc này chỉ thêm tranh giành phức tạp. Cái thói "trọng hư danh, khinh thực chất" của mình còn nặng lắm. Không chừng sẽ có nhiều anh bất tài vô tướng nhưng lại thích ngồi "chiếu trên" mới loạn.”

Nóng với chỉ tiêu tuyển mới

Các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Dân trí…. tiếp tục thông tin liên tục về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH trên cả nước trong mùa thi 2012. Thông tin toàn cảnh về chỉ tiêu ở ĐHQG TP HCM, một số trường ở Hà Nội như Kinh tế quốc dân, các trường địa phương ở Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, khu vực miền trung…được công bố rộng rãi.

Ngày 14/2, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức Hội nghị tuyển sinh để nghị sự về các vấn đề khối thi, đề thi, cách tổ chức thi, sử dụng kết quả thi, điểm chuẩn, điểm sàn… để kịp thời phục vụ cho công tác chuẩn bị bước vào kỳ "vượt vũ môn" của sĩ tử và các trường ĐH.

Tai nạn đáng tiếc tại trường học tư

Sự việc đau lòng này xảy ra tại một nhà trẻ tư ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nguyên nhân cái chết của cháu bé được xác định ban đầu là do mất cảnh giác, những người quản lý nhà trẻ đã để cháu Hoàng đi ra khỏi khu vực nhà trẻ chơi và sơ suất ngã xuống hồ dẫn đến tử vong.

Theo thông tin báo Đồng Nai online, nhà trẻ tư này không có giấy phép hoạt động.

Xem thông tin cụ thể TẠI ĐÂY.

ĐI VÀ GẶP

Đánh thức khoa học xã hội trong nước

Từ lâu đã có manh nha những bình luận của giới trí thức trong và ngoài nước về số phận của Khoa học xã hội Việt Nam đang quá lạc hậu so với thế giới và chưa được đầu tư, quan tâm thích đáng.

TS Nguyễn Khánh Trung

Góc nhìn của TS Nguyễn Khánh Trung đặt ra câu hỏi, chúng ta có chờ đến khi cơm no áo ấm mới đầu tư đến Khoa học xã hội và nhân văn?

Đọc ý kiến của TS Nguyễn Khánh Trung TẠI ĐÂY.

  • Nguyễn Hường (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/59870/tuan-giao-duc-nong---nhao-lon--voi-gio-hoc.html

ĐHQGHN tiến tới chỉ có 1 đề thi cho tất cả các khối ngành

Posted: 11 Feb 2012 06:41 AM PST


 

Trước hết phải xác định mục tiêu đổi mới tuyển sinh, chọn được người có năng lực tốt nhất, phù hợp nhất vào học ĐH, CĐ và sau đại học chứ không phải chọn những người hiểu biết nhiều nhất, thuộc bài nhiều nhất vào ĐH. Mục tiêu đổi mới này gắn với cách đổi mới chuyển đổi cơ bản từ việc kiểm tra kiến thức sang việc kiểm tra đánh giá năng lực. Đây là công việc đổi mới rất mạnh, tác động rất nhiều nên phải có bước đi thận trọng và ĐH QGHN phải tính toán kỹ.

Thứ hai, việc giao quyền tự chủ cho trường ĐH, các cơ sở ĐH trong việc tuyển sinh nên đi theo hướng tự chủ chính sách tuyển sinh chứ không phải là tự chủ đứng ra làm khâu kiểm tra đánh giá năng lực. Việc kiểm tra đánh giá năng lực giao cho các tổ chức chuyên biệt, độc lập được Bộ GD-ĐT thành lập, cho phép và đánh giá. Điều đó, có nghĩa là các cơ quan nhà nước phải đứng ra tổ chức. Ví dụ: ĐH QGHN sẵn sàng đứng ra làm trung tâm đánh giá năng lực. Trong phạm vi cả nước, chúng tôi đề nghị, mỗi vùng miền sẽ có khoảng 3 trung tâm đánh giá năng lực, mỗi trung tâm đó 2 tháng tổ chức thi 1 lần. Như vậy, cả nước mỗi năm có khoảng 54 lần thi đánh giá khác nhau và giảm tải mỗi năm có 1 - 2 đợt thi như hiện nay đáp ứng yêu cầu.

Vì vậy các cơ sở ĐH, trường ĐH sẽ thực hiện tự chủ là ra chính sách tuyển sinh theo cách đánh giá năng lực, trong đó có 6 nhóm năng lực đánh giá. Ví dụ: Có trường đánh giá cao về năng lực sáng tạo, có trường đòi hỏi đồng đều cả 6 nhóm năng lực. Hiệu trưởng quyết định tất cả, họ quyết định từ cách thi, điểm chuẩn, quy mô theo điều kiện đảm bảo chất lượng mà Bộ GD-ĐT giao.

Vậy tuyển sinh năm tới có thực hiện được phương thức tuyển sinh mới này không thưa ông? Ông nhận xét gì về kỳ thi "3 chung"?

Trong bối cảnh như vậy thì phải chuẩn bị một thời gian đủ dài. Sau khi chuẩn bị xong, ĐH QGHN sẽ trình Bộ một đề án cụ thể cho cả nước chứ không chỉ riêng của ĐH QHN. Khi đề án được thực hiện thì ĐH QG HN sẽ thực hiện theo hướng đó.

Hiện nay, chúng  tôi đánh giá kỳ thi "3 chung" mặc dù có điểm này điểm kia nhưng thực sự đến thời điểm này "3 chung" vẫn còn hiệu quả, có tác dụng nhằm giảm tải rất nhiều công sức cho các trường và xã hội. Đề chung, thi chung để sinh viên chuyển đổi từ trường này sang trường kia thay vì trường tự ra đề thi vì đề thi không tương thích, thí sinh khó có thể chuyển được từ trường này sang trường kia.

Trong 3 năm chuẩn bị, nếu Bộ GD-ĐT chấp thuận Đề án về kiểm tra năng lực cho thí sinh, ĐH QGHN sẽ đi tiên phong thực hiện kiểm định, đánh giá năng lực và làm cơ sở cho các trường xác định tuyển sinh. Năm nay, ĐH QGHN vẫn thực hiện theo phương thức tuyển sinh cũ và đang chuẩn bị Đề án lớn.

Điểm mới trong dự thảo tuyển sinh năm nay mà Bộ GD-ĐT dự kiến có thêm khối thi A1. Năm nay ĐH QGHN có tổ chức thi thêm khối A1?

Về khối thi A1, không phải là quan trọng lắm đối với ĐH QGHN, tùy từng trường thực hiện vì trong dự kiến chúng tôi, đánh giá năng lực thì đánh giá đồng bộ 6 năng lực của học sinh. Theo đó, chỉ có 1 đề thi cho tất cả các khối ngành chứ không phải mỗi khối ngành có 1 đề thi vì sinh viên vào đại học cần năng lực sáng tạo, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực tìm kiếm thông tin…chứ không phải biết nhiều toán, lý, hóa, như thế không nhất thiết biết hết về chuyên ngành cụ thể.

Tuy nhiên, với những trường đặc biệt, có tính chuyên biệt như thể thao, văn hóa, nghệ thuật… thì bên cạnh những năng lực chung thì có năng lực chuyên biệt và có kiểm tra riêng, đánh giá riêng như vậy tốt hơn là ra đề thi riêng, khối thi riêng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-564069/dhqghn-tien-toi-chi-co-1-de-thi-cho-tat-ca-cac-khoi-nganh.htm

ĐH Cần Thơ: 7.200 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012

Posted: 11 Feb 2012 06:40 AM PST

-  Tuyển sinh trong cả nước

-  Ngày và khối thi theo quy định của Bộ GDĐT

-  Điểm xét tuyển theo ngành học

-  Trong tổng số 7.000 chỉ tiêu đại học dành 420 chỉ tiêu đào tạo tại khu Hòa An – tỉnh Hậu Giang.

-  Khối T: Điểm môn thi Năng khiếu TDTT phải đạt từ 10 trở lên sau khi nhân hệ số 2 mới được xét tuyển. (Thí sinh không thi sơ tuyển nhưng phải đảm bảo chiều cao và cân nặng theo quy định chung của  ngành học TDTT: tối thiểu nam cao 1,65 m nặng 45 kg trở lên; nữ cao 1,55 m nặng 40 kg trở lên).

-  Đào tạo theo học chế tín chỉ, có cố vấn học tập riêng cho mỗi lớp chuyên ngành. Trường trang bị 1.000 máy tính công, sinh viên được sử dụng miễn phí 600 giờ máy tính trong suốt khóa học.

-  Đảm bảo nguồn tài liệu học tập

-  Số chỗ trong ký túc xá: 6.500

- Theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng chính phủ quy định về việc miễn , giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011-2015; Trường dự kiến thu học phí năm học 2012-2013: 140.000 đồng/tín chỉ đối với các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương; 140.000 đồng/tín chỉ hoặc 160.000 đồng/tín chỉ đối với các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành tùy theo ngành đào tạo.

-      Đối với những mã ngành có nhiều chuyên ngành, trong học kỳ đầu tiên thí sinh trúng tuyển sẽ đăng ký chuyên ngành. Căn cứ vào nhu cầu đăng ký của thí sinh và chỉ tiêu của Trường, Trường sẽ có quy định cụ thể.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-564080/dh-can-tho-7200-chi-tieu-tuyen-sinh-nam-2012.htm

Chọn ngành cho tương lai

Posted: 11 Feb 2012 06:40 AM PST

Tuyển sinh 2012:

Chọn ngành cho tương lai

TT – Không ít thí sinh đổ xô đăng ký vào một số ngành học được cho là thời thượng, dễ tìm việc, thu nhập cao trong thời điểm hiện nay. Nhưng liệu những ngành đó có dễ tìm việc trong năm, mười năm tới?

Dự báo nhân lực qua đào tạo ngành ngân hàng – (Nguồn: tổng hợp kết quả dự báo từ quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020 của Ngân hàng Nhà nước)

Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch – đầu tư, đến năm 2020 tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011. Nhu cầu lớn nhất thuộc về khối ngành công nghiệp – xây dựng với hơn 8 triệu người, khối ngành dịch vụ tăng thêm hơn 3 triệu người. Riêng khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ tăng ít nhất với khoảng 800.000 người. Đáng chú ý, nguồn nhân lực mà nền kinh tế cần chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo.

Khác biệt ngành thủy sản

Theo dự báo của các chuyên gia và các cơ quan chức năng, trong giai đoạn 2011-2020, tỉ trọng nhân lực khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng nguồn lao động xã hội có xu hướng giảm nhanh. So với các khối ngành khác, đến năm 2020 tỉ lệ lao động của khối ngành này giảm gần 10% so với năm 2011. Tuy nhiên, số lượng lao động tuyệt đối vẫn chưa giảm đáng kể, thậm chí còn tăng chút ít. Dự báo số lao động qua đào tạo các loại của khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ đạt khoảng 27% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020, tương ứng với khoảng 7  triệu và 13 triệu người.

Tuy nhiên trong nhóm ngành này, thủy sản lại có sự khác biệt. Trong khi nhóm ngành nông, lâm nghiệp cũng như cả khối này tỉ lệ lao động qua đào tạo không cao thì nhu cầu lao động qua đào tạo của ngành thủy sản vào năm 2020 sẽ lên đến 68%, chủ yếu là đào tạo nghề. Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực của ngành thủy sản cũng có tỉ lệ tăng nhiều nhất trong khối nông, lâm, ngư nghiệp.

Dự báo đến năm 2020, tổng lao động đã qua đào tạo của riêng ngành thủy sản cần đến 1,7 triệu người. Tốc độ tăng nhu cầu lao động của nhóm ngành thủy sản cũng vượt trội so với các ngành khác cùng nhóm ngành, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay đến năm 2014. Trong khi tốc độ tăng nhu cầu lao động hằng năm của cả nhóm ngành này luôn ở mức dưới 0,5% thì nhóm ngành thủy sản tăng từ 2,21-3,8%. Điều này dẫn đến việc nhu cầu lao động của ngành thủy sản cũng tăng lên hơn 2,4 triệu người so với 1,9 triệu của năm 2011.

Ngành xây dựng tăng mạnh

Tổng số lao động trong khối ngành công nghiệp – xây dựng được dự báo là gần 15 triệu người vào năm 2015 và tăng lên đến gần 20 triệu vào năm 2020. Trong đó, riêng lực lượng lao động đã qua đào tạo lần lượt sẽ là 11 và 16 triệu người. Trong số lao động được đào tạo, phần lớn vẫn là đào tạo nghề với tỉ lệ 82-85%, trong khi đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học có tỉ lệ giảm dần từ 17,9% còn 14,2%. Theo dự báo, tỉ lệ lao động được đào tạo bậc đại học chiếm khoảng 6,2%, trong khi đào tạo trung cấp chiếm 5,9% lực lượng lao động trong khối ngành công nghiệp – xây dựng.

Trong khối ngành công nghiệp – xây dựng, nhu cầu lao động tăng nhiều nhất phải kể đến nhóm ngành công nghiệp chế biến. Theo thống kê, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này khoảng 7,5 triệu người. Tuy nhiên, đến năm 2015 ngành này sẽ cần đến hơn 9 triệu lao động và đến năm 2020 cần đến hơn 11 triệu người. Nhưng nếu xét về tốc độ tăng nhu cầu nhân lực thì phải kể đến ngành xây dựng. Đây là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn. Theo tính toán, nhân lực ngành xây dựng đến năm 2015 sẽ là 5 triệu người, tăng gần 2 triệu người so với năm 2010. Đến thời điểm đó, tổng số nhân lực qua đào tạo ngành xây dựng xấp xỉ 3 triệu người, đến năm 2020 con số này là 5 triệu người. Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000-500.000 người.

Ngược lại, các ngành thuộc nhóm công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước có xu hướng tăng chậm, thậm chí giảm nhu cầu nhân lực. Đặc biệt, nhóm ngành công nghiệp khai thác sẽ giảm đều nhu cầu nhân lực từ nay đến năm 2020, mỗi năm giảm khoảng 100.000 người.

Dịch vụ cần lao động bậc cao

Cùng với khối ngành công nghiệp – xây dựng, nhân lực khối ngành dịch vụ như khách sạn nhà hàng, sửa chữa động cơ, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo… được dự báo sẽ tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Theo tính toán, nhân lực khối ngành này đến năm 2015 là 15 triệu người, tăng gần 2 triệu so với năm 2010, và đến năm 2020 tăng lên gần 17 triệu người, chiếm khoảng 27% tổng lao động trong nền kinh tế quốc dân.

Đáng chú ý là số nhân lực qua đào tạo của khối ngành dịch vụ được đòi hỏi cao hơn hẳn so với các khối ngành khác. Dự báo đến năm 2015, số lao động khối ngành dịch vụ đã qua đào tạo khoảng 12 triệu người, chiếm đến 80% lực lượng lao động. Và con số này của năm 2020 là gần 15 triệu người, tương ứng với 87%.

Trong các bậc đào tạo, khối ngành dịch vụ cũng có đặc trưng khác các khối ngành khác với việc yêu cầu trình độ đào tạo khá cao. Trong khi các ngành khác cần một lượng lớn lao động được đào tạo thì khối ngành dịch vụ cần nhiều lao động được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Theo dự báo, nhu cầu lao động khối ngành dịch vụ được đào tạo đại học lên đến 25,9% vào năm 2020.

Một số ngành, lĩnh vực cụ thể đang được đánh giá là thiếu nhiều cán bộ chuyên môn như tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, du lịch… Đặc biệt, ở lĩnh vực môi trường, số cán bộ làm công tác này ở nước ta mới chỉ đạt 13 người/triệu dân, trong khi tỉ lệ này ở nhiều nước cao gấp đôi, thậm chí gấp hàng chục lần. Nhân sự ngành du lịch cũng được dự báo tăng khoảng 6,2%/năm. Đây là một tốc độ tăng khá cao, tạo cơ hội việc làm lớn cho những lao động đã qua đào tạo trong lĩnh vực này.

TS ĐỖ VIỆT HÀ – HÙNG THUẬT

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/476735/Chon-nganh-cho-tuong-lai.html

Cách xét điểm tốt nghiệp đại học đã lạc hậu?

Posted: 11 Feb 2012 06:40 AM PST

- Một thực tế hiện nay, có sinh viên học khá, giỏi thì chỉ tốt nghiệp loại
trung bình và trung bình khá, còn sinh viên học lực trung bình thi rớt lên rớt
xuống thì lại nhận bằng khá, giỏi.


 

Quy trình xét điểm tốt nghiệp hiện có nhiều bất cập? (Nguồn ảnh: Sinh viên VN)


Cách xét điểm tổng kết của các năm học ở bậc ĐH, CĐ không còn phù hợp nữa khi
mà có đến 70-80% sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi nhưng thực tế con số này
chưa phản ảnh đúng năng lực của các tân cử nhân.

Tôi làm cơ sở dữ liệu điểm cho một trường đại học nên tôi biết có nhiều sinh
viên rớt thi lần một mà vẫn là sinh viên khá, giỏi khi tốt nghiệp , con số này
chiếm khoảng từ mười đến hai mươi phần trăm.

Vì đâu có chuyện này, theo tôi là do quy trình xét điểm tốt
nghiệp ở bậc ĐH, CĐ là lấy điểm cao nhất trong các lần thi
để xét tốt nghiệp.

Tôi lấy ví dụ:

Sinh viên A học khá, và thường xuyên vào thư viện đọc thêm tài liệu nên thi
lần một môn Xác suất thống kê được 7 điểm vậy là sinh viên A đậu môn này.

Sinh viên B thi lần một môn Xác suất thống kê được 4 điểm nên bị rớt. Sinh
viên B phải thi lại lần hai và lần nay may mắn được 8 điểm vì đề thi lần hai dễ
hơn, và có nổ lực học tủ vài chương.

Trong quá trình học, sinh viên A thi đậu lần một rất nhiều môn, vì anh ta
biết điểm thi lần một còn là tiêu chí xét học bổng mà nhà nghèo nên phải cố gắng
để lên lớp và có học bổng đỡ bớt phần nào cho gánh lo toan bố mẹ.

Còn sinh viên B thì chỉ học tà tà đủ điểm xét lên lớp và anh ta chẳng quan
tâm tới số tiền học bổng vì ba má anh ta giàu có. Rớt môn nào thì thi lại môn
đó, lần một không qua thì lần hai, lần ba…nhiều lần không được thì luồn lách
“cửa trước cửa sau”.

Khi xét điểm tốt nghiệp sinh viên B sẽ có điểm trung bình cao hơn sinh viên
A, và nhận bằng loại khá, giỏi nhưng trong quá trình học thì lực học sinh viên B
không bằng sinh viên A.

Một anh bạn tôi làm ở công ty tư nhân thì than rằng: "Không biết các
trường ĐH, CĐ đào tạo như thế nào mà khi phỏng vấn, các sinh viên khá giỏi, hỏi
cái gì cũng không biết, nếu biết thì trả lời mập mờ…còn những sinh viên có bằng
loại trung bình thì lại biết và làm việc được hơn"

Hôm nay có rất nhiều sinh viên, học sinh có tư tưởng giống như sinh viên B
như tôi nêu trong bài vì thế tôi viết bài này và có chút ý kiến nhỏ với các bộ
ngành giáo dục, các nhà làm giáo dục là cần thay đổi quy trình và cách tính điểm
xét tốt nghiệp cho sinh viên, cử nhân ở bậc ĐH, CĐ như sau:

- Điểm xét tiêu chuẩn để sinh viên đủ tiêu chí tốt nghiệp hay không thì vẫn
lấy điểm thi cao nhất trong các lần thi. Chẳng hạn điểm trung bình trong các năm
học mà lớn hơn hay bằng năm(=5) thì sẽ cho tốt nghiệp ra trường.

- Điểm xét tốt nghiệp loại: Xuất sắc-giỏi-khá-Trung bình để ghi vào bằng
cấp, bảng điểm thì nên lấy điểm thi lần một.

Nếu chúng ta làm như vậy thì cũng không khó khăn cho ban đào tạo quản lí điểm
vì điểm thi bây giờ tất cả đều được lưu trên máy tính và phầm mềm. Khi đó sinh
viên sẽ học và thi một cách trung thực để khi tốt nghiệp lấy bằng cấp đúng với
năng lực của mình.

  • Cao Xuân Hồng Linh (35/2 Mai Hắc Đế-Q8 TP.HCM)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/59488/cach-xet-diem-tot-nghiep-dai-hoc-da-lac-hau-.html

Sẽ có nhiều thay đổi trong xu hướng chọn ngành

Posted: 11 Feb 2012 06:39 AM PST

(GDTĐ)-Nhiều chuyên gia tuyển sinh nhận định, trong kỳ tuyển sinh 2012 sắp tới sẽ có những thay đổi đáng chú ý trong xu thế chọn ngành của các thí sinh.

Ông Nguyễn Xuân Phong – Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT cho biết đã tiến hành khảo sát trên 20.000 học sinh lớp 12 trên toàn quốc – đối tượng chính sẽ tham gia thi ĐH, CĐ năm 2012.

Kết quả khảo sát cho thấy đã có những thay đổi khá lớn về xu hướng chọn ngành dự thi. Theo khảo sát này, khối ngành Kinh tế – Tài chính – Ngoại thương vẫn đang chiếm vị trí áp đảo với gần 60% học sinh được hỏi mong muốn đuợc học.

Con số thay đổi lớn nhất phải nói đến khối ngành Tài chính – Ngân hàng. Ông Nguyễn Xuân Phong cho biết, nếu như năm 2011 số liệu khảo sát có 37% thí sinh có nguyện vọng theo học ngành này thì năm nay giảm xuống chỉ còn 23%. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phong cho rằng, với quan điểm của cá nhân cũng như số liệu đến từ các doanh nghiệp tuyển dụng ở các định chế tài chính liên quan thì con số này vẫn là quá lớn, đồng thời dự báo tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở khối ngành này trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, các thí sinh cần thật sự cân nhắc khi lựa chọn theo học.

Nếu như sức hút đối với khối ngành Tài chính – Ngân hàng giảm đi thì một khối ngành khác sự hấp dẫn đã tăng lên là Du lịch – khách sạn – Nhà hàng với lượng tăng từ khoảng dưới 10% lến gần 15% trong năm 2012. Ngoài ra, các khối ngành CNTT – Điện tử viễn thông cũng tăng nhẹ so với năm 2011.

Đáng buồn nhất, theo ông Nguyễn Xuân Phong vẫn là khối các ngành Khoa học cơ bản vì lượng thí sinh lựa chọn khối ngành này lại tiếp tục giảm mạnh, con số năm nay đã giảm chỉ còn dưới 1%.

Riêng về ngành CNTT, thông tin từ ông Chu Tuấn Anh – GĐ Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech, nhu cầu nhân lực về ngành này ngày càng cao và ổn định. Tuy nhiên, một có thực trạng là hiện sự quan tâm và hiểu biết của xã hội về ngành này còn chưa đầy đủ. Hầu hết các sinh viên tham gia học ngành này đều đến từ các thành phố lớn. Ngoài ra, còn một lượng lớn các em học sinh dù phù hợp với ngành CNTT nhưng không lựa chọn vì chạy theo phong trào.

Cũng về sự thay đổi trong xu hướng chọn ngành, TS. Lê Thị Thanh Mai (ĐHQG TP.CHM) cho biết, tỉ lệ thí sinh dự thi vào nhóm ngành kinh doanh năm 2011 đã giảm khá nhiều so với năm 2010. Nhóm ngành CNTT cũng giảm số thí sinh ĐKDT. Trong khi đó, nhóm ngành y học lượng thí sinh dự thi năm 2011 lại tăng so với năm trước 1,2 lần. Nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 1,6 lần so với năm 2010. Ngoài ra, một số nhóm ngành có lượng thí sinh ĐKDT tăng dần từ năm 2010 đến 2011 là kế toán – kiểm toán, luật, công nghệ kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, dịch vụ y tế…

Với tư cách một chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp cũng như là đại diện cho doanh nghiệp hiện đang sử dụng rất nhiều lao động tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phong cho rằng, việc học và ôn thi hiệu quả, việc chuẩn bị tâm lý cho thi cử là rất quan trọng nhưng mới chỉ là "cần" chứ chưa "đủ": "Các em nên dành thời gian đáng kể hơn nữa vào việc tìm hiểu ngành nghề, các môi trường mình chuẩn bị học tập. Các em có thể học rất tốt nhưng nếu không có sự lựa chọn ngành nghề chính xác sẽ dẫn đến lãng phí rất lớn về tiền bạc, thời gian, làm cuộc đời mình đi theo một hướng khác hẳn. Điều này cũng gây lãng phí lớn nếu các em chỉ lựa chọn ngành theo phong trào, không phù hợp với nhu cầu bản thân và xã hội".

Thí sinh nên tìm hiểu trực tiếp những người đang công tác trong ngành để có dự báo về xu thế từng ngành nghề, không phải ngay tại thời điểm này mà là trong thời gian 5 đến 10 năm, thời điểm các thí sinh sẽ ra trường. Mỗi ngành đều có điểm hay, điểm dở, mỗi môi trường học tập đều có điểm tốt và điểm chưa tốt, các em cần tìm hiểu kỹ vì đây là việc vô cùng quan trọng – ông Nguyễn Xuân Phong cho hay.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201202/Se-co-nhieu-thay-doi-trong-xu-huong-chon-nganh-1958468/

Cần học tập có chọn lọc các mô hình GD tiên tiến trên thế giới

Posted: 11 Feb 2012 06:36 AM PST

(GDTĐ) –  Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tại hội thảo "Cơ cấu hệ thống GD và chương trình GD phổ thông của Australia" được tổ chức tại Bộ GD-ĐT chiều 8/2. Nội dung hội thảo thể hiện những nghiên cứu của TS Chử Đức Nhã – Tham tán Giáo dục Đại sứ quán Việt Nam tại Australia về cơ cấu hệ thống GD và chương trình GD phổ thông của nước bạn, trong đó có nhiều điểm đáng để cho GD Việt Nam nghiên cứu, học tập. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo lãnh đạo, chuyên gia GD từ các vụ, viện thuộc Bộ GD-ĐT.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, để phục vụ cho công tác đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông, mà rộng hơn là nhằm đưa GD Việt Nam hội nhập với thế giới, một trong những vấn đề mà chúng ta cần làm là tích cực học tập các mô hình GD tiên tiến trên thế giới, nhưng là sự học tập có tiếp thu, chọn lọc, sao cho phù hợp với văn hóa, truyền thống, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội… của nước ta. Chính vì vậy, việc tổ chức các buổi hội thảo nghiên cứu, thảo luận, phân tích… về mô hình GD của các nước, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển của GD Việt Nam là rất bổ ích và cần được tổ chức thường xuyên.

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201202/Can-hoc-tap-co-chon-loc-cac-mo-hinh-GD-tien-tien-tren-the-gioi-1958483/

Comments