Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


‘Cuộc chiến’ quà cáp của phụ huynh

Posted: 31 Jan 2012 04:50 AM PST

- Buổi họp phụ huynh kết thúc học kì 1 – ngày cuối năm tại một trường cấp 2 ở Hoài Đức (Hà Nội) đã biến thành… cái chợ. Cảnh bất đồng quan điểm giữa “ban
phụ huynh lớp” (gọi tắt là ban) và những phụ huynh ngoài ban phụ huynh đã thực
sự “nổ tung” khi số đông những người nằm ngoài ban cho rằng: tiền túi mình bỏ ra
nhưng chỉ một nhóm người trong ban hưởng thành quả.

Tiền chung, lợi ích riêng?

Buổi họp phụ huynh bắt đầu từ 10 giờ sáng. Tuy không có văn bản nào quy định,
nhưng ai cũng hiểu, họp phụ huynh giờ đây đã không đơn thuần là cuộc gặp gỡ giữa
giáo viên và phụ huynh học sinh để trao đổi kết quả học tập. Bởi một lẽ, ngoài
giấy mời của nhà trường còn là lời dặn dò chu đáo của giáo viên chủ nhiệm:
"Khi đi, các em nhớ bảo bố mẹ mang theo… tiền".


 

Ảnh có tính chất minh họa.

Tâm lý chung “cho con đi học là sẵn sàng "đầu tư" phi lợi
nhuận nên dù hoàn cảnh kinh tế có khó khăn, nhiều phụ huynh vẫn
chẳng nề hà việc "chạy" tiền cho con đi học. Tuy nhiên, không phải bất kỳ khoản
thu chi nào cũng được các bậc phụ huynh gật đầu đồng ý.

Buổi họp sẽ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nếu như… không có Ban phụ huynh học
sinh đứng lên phát biểu. Sau khi đưa ý kiến sẽ thu thêm của phụ huynh mỗi người
100 nghìn đóng vào quỹ, ngay lập tức, chị Hằng (trưởng ban) nhận được ý kiến phản
hồi của các bậc phụ huynh. Đồng tình thì ít, phản đối thì nhiều.

Giải thích về khoản thu này, chị Hằng cho rằng: "100 nghìn để "cảm ơn" 12 giáo
viên là hợp lý". Theo lời giải thích của chị, cần phải bày tỏ lòng biết ơn
dưỡng dục của giáo viên bằng cách cử đại diện các em học sinh đến
tặng quà cô vào ngày lễ.

Tuy nhiên, đa phần những người không nằm trong ban phụ huynh lại coi
đây là điều bất hợp lý
. Họ cho rằng, việc cử đại diện một số em đến tặng
quà cô là điều thiệt thòi cho những em ở nhà. Không thể có chuyện "tiền chung,
lợi ích riêng".

"Giáo viên có thể chỉ chú ý đến những em tặng quà. Còn những em khác, mặc
dù tiền đóng gạo góp, nhưng không có mặt thì cũng chỉ là… người thừa"
, một phụ huynh lo xa.

Sự bất đồng quan điểm giữa một bên là những "cán bộ" trong ban phụ huynh và
một bên là "dân thường" không trong ban đã khiến buổi họp giống như cái chợ vỡ.

“Cuộc chiến” quà cáp

Tình trạng ganh đua lợi ích của con giữa các phụ huynh đã không còn hiếm.
Theo thông lệ, lớp trưởng, lớp phó, bí thư… là người nắm quyền điều hành sẽ
đại diện làm những việc chung cho lớp. Kể cả tặng quà cô giáo… thay các bạn.

Nếu như trước đây, người ta không câu lệ lễ nghĩa thì trong thời buổi kinh tế
hiện nay, nhiều người lại cho rằng, tặng quà cô giáo chẳng qua là hình thức của
việc nịnh nọt. Theo suy nghĩ đó, "tỏ lòng biết ơn" đến thầy cô trong những ngày
lễ sẽ tạo nên những lợi ích nhất định, mà lợi ích đó thì chỉ dành cho một nhóm
học sinh có chức quyền trong lớp – những học sinh trực tiếp đến thăm nom và tặng
quà giáo viên.

Có những ông bố, bà mẹ sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để mua quà biếu thầy cô
trong dịp lễ tết, nhưng khi yêu cầu họ đóng 100 nghìn vào quỹ quà tặng chung của
cả lớp thì các phụ huynh này lại tỏ ra khó chịu. Đây là điều tương đối dễ
hiểu bởi phần lớn mọi người đều chung tư tưởng: tiền của chung nhưng lợi ích lại
chỉ thuộc về một nhóm riêng. Và khi nhóm riêng đó không có con mình thì thu
khoản tiền trên là một điều… hoài phí.

Có lẽ, "cuộc chiến" quà cáp không còn là vấn đề riêng của trường nào, mà giờ
đây đã trở thành đề tài chung mà nhiều phụ huynh bàn tới.

Tâm lý chung, ai cũng
sợ con mình thiệt thòi nếu không có trong danh sách tặng quà thầy cô giáo. Theo
đó, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra "bằng mặt nhưng không bằng lòng" khi phải đóng góp
thêm khoản "phí quà tặng" cho hội trưởng hội phụ huynh. Vô hình chung, việc tặng
quà giáo viên trong những ngày lễ, tết đã trở thành cuộc chiến ngầm giữa các bậc
phụ huynh?

  • Minh Hiền (Lớp CBC5D – Trường CĐ Truyền hình)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/58253/-cuoc-chien--qua-cap-cua-phu-huynh.html

Thông điệp trong giờ chào cờ đầu năm!

Posted: 31 Jan 2012 04:49 AM PST

(GDTĐ) – Thứ 2 ngày 30.1, (tức ngày mồng 8 tháng Giêng) các cơ sở GD trong cả nước bắt đầu học buổi đầu tiên năm mới 2012. "Nghiêm túc giờ đầu tiên, ngày đầu tiên trong năm học mới…" là chỉ đạo của Sở GDĐT Hà Tĩnh

Thông điệp…trong giờ chào cờ đầu năm

"Vào giờ chào cờ đầu năm học, chúng tôi gửi đến CB,GV,CNV, HS thông điệp bằng hành động cụ thể mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới". Thầy Dương Thế Vinh- Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Xuân Hãn (Đức Thọ) chia sẻ.

Kiểm tra bài cũ tiết đầu tiên năm học mới: Thưa cô, em đã chuẩn bị bài
Kiểm tra bài cũ tiết đầu tiên năm học mới: Thưa cô, em đã chuẩn bị bài

Sáng thứ 2 (ngày 30-1-2011) là ngày đầu tiên của năm mới tất cả học sinh sau thời gian nghỉ tết nguyên đán đến trường, vì vậy " Buổi chào cờ đầu năm học mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đã có kinh nghiệm tổ chức các buổi chào cờ vào các sáng thứ 2 đầu tuần, nhưng với chúng tôi buổi sáng thứ 2 này thiêng liêng vô cùng. Chúng tôi đã chuẩn bị chương trình, nội dung, kể cả trang trí, loa máy để làm sao tạo ra được không khí nghiêm trang, hoành tráng ngay từ phút đầu tiên của ngày mới". Thầy Vinh trao đổi tiếp.

" Hiển nhiên là có hoa tươi. Chúng tôi đã mua lá cờ đỏ sao vàng mới tinh để đầu năm treo lá cờ đỏ tươi ấy. Đề phòng mất điện, Đoàn trường sẽ mang máy phát điện đến. Vào sáng thứ 2 đầu năm, BCH chúng tôi  và đội cờ đỏ các chi đoàn sẽ đến sớm đôn đốc, kiểm tra sỹ số, vệ sinh lớp học, xếp xe đạp ngăn nắp vào nhà để xe cũng như dụng cụ học tập. Sáng thứ 2 năm nay chỉ có 4 HS vắng, 5 HS đi chậm và 8 HS thiếu dụng cụ học tập theo quy định…". Thầy Hồ Hào- Bí thư Đoàn TNCS Hồ CHí Minh TTGDTX Hương Sơn cho biết.

" Chúng tôi đưa vào nội dung chào cờ đầu xuân lễ  phát động thi đua giờ học tốt, tuần học tốt, tiến tới kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26-3". Thầy Nguyễn Xuân Phượng- Hiệu trưởng Trường PTTH Trần Phú trao đổi.

NGUT Trần Trung Dũng- GGĐ Sở GDĐT Hà Tĩnh cho biết: " Trong hai ngày thứ 2 và thứ 3 (30-01 và 01-01-2012) Sở GDĐT sẽ điều động hai đoàn Thanh tra trực tiếp kiểm tra các CSGD. Các điểm đến sẽ không thông báo trước. Nhưng vấn đề cơ bản là các CSGD chủ động thực hiện kế hoạch của mình, không rơi vào bị động , đối phó. Ngày thứ 5 (02-02) Sở GDĐT tổ chức thi GVG cho bậc PTTH. Hiện tại có 400 GV đăng ký, nhưng vòng 1 đã loại 90 GV (vì không có đề tài NCKH ) nên chỉ còn 310 GV. Số GV này sẽ tiến hành thi viết. Ai lọt qua vòng thi viết sẽ tiếp tục thi giảng dạy".

"Công tác kiểm tra với ngành GD là công tác thường xuyên, " nhưng đầu năm mới kiểm tra có ý nghĩa chỉnh đốn, " lên giây cót" giúp các CSGD trở lại quỹ đạo hoạt động bình thường. Chúng tôi đã có kế hoạch, mọi bộ phận sẵn sàng (kể cả người kiểm tra cũng như được kiểm tra). Trong đợt kiểm tra đầu năm này, bất cứ CB, GV nào vi phạm chúng tôi đều xử lý nghiêm, CSGD nào làm tốt, chúng tôi kịp thời tuyên dương, rút kinh nghiệm". Thầy Đào Duy Sỹ- Trưởng phòng GDĐT Hương Sơn trao đổi.

Chăm chú nghe bạn trả lời
Chăm chú nghe bạn trả lời

Rút kinh nghiệm từ một đoàn Kiểm tra vừa qua của Sở GDĐT Hà Tĩnh về kiểm tra một CSGD  tự động " nhảy" vào kiểm tra, không báo cáo, không phối kết hợp với CS, thậm chí không có Quyết định thanh tra của cấp trên và danh sách đoàn thanh tra đến cơ sở mới rút bút viết tay, vào dịp đầu năm mới này, các đoàn thanh, kiểm tra hoạt động đúng quy trình, quy chế, không để rơi vào tình trạng đáng tiếc như đã xảy ra…

Vào ngày đầu năm học, chúng tôi đã có mặt tại Trường PTTH Hà Huy Tập (Cẩm Xuyên) . Theo thông tin từ thầy Thắng- Hiệu trưởng  trong dịp tết vừa qua, không có CB,GV,CNV, HS đốt pháo, thả đèn trời và các tệ nạn xã hội khác. Buổi học đầu tiên của năm học mới có 4 HS nghỉ học do cảm sốt. Tôi và thầy Hiệu trưởng vòng qua các lớp một lượt, cảm nhận được không khí nghiêm túc ngay từ buổi học đầu tiên. " Không phải trong lớp đâu. Mời anh ra chỗ nhà để xe của HS cứ thẳng tăm tắp". Thầy Thắng nói.

Tôi vội vàng cầm máy ảnh, chụp vài kiểu. Đúng là chỉ nhìn vào các dãy để xe HS đủ biết một phần kỷ cương, nề nếp của ngày đầu năm học.

Giữ ấm cho HS MN  

Ngày đầu, tuần đầu tiên của năm mới, tiếp tiếp tục  gió mùa đông bắc bổ sung, không thuận lợi. Cho nên " Đối với các CSGD MN vấn đề quan trọng là giữ ấm cho các cháu. Các nhà trường khuyến cáo cha mẹ HS mặc ấm, đội mũ,, quàng khăn, mang tất cho các cháu khi đến trường. Trường học kiểm tra cửa sổ, tránh gió rét lọt vào. Phòng học đủ sáng. Sở GDĐT khuyến khích các CSGD MN nơi nào có điều kiện mua sắm trang thiết bị sưởi ấm cho các cháu. Măt khác cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để chủ động đề phòng các bệnh cảm, sốt, viêm phổi, nhất là bệnh chân, tay, miêng. Đối với các CSGDMN bán trú, phải đủ chăn cho các cháu đắp buổi trưa, không học ngoài trời tránh gió rét. Các bữa ăn trưa vệ sinh, sạch sẽ đảm bảo ATTP, nhưng phải nóng, sốt…". Cô Nguyễn Thị Hải Lý- Phó GĐ Sở GDĐT trao đổi.

Sáng thứ 2 (30-01-2012), các CSGD MN đã nhận các cháu đến trường. Chúng tôi ĐT nắm tình hình ở một vài trường trên địa bàn huyện Hương Sơn thì nhận được thông tin phụ huynh đã đưa các cháu đến trường đầy đủ ngay cả những trường MN ở vùng sâu, vúng xa như Sơn Kim1,Sơn Kim2, Sơn Lĩnh, Sơn Hồng, Sơn Lâm…

 Tết trồng cây

"Bắt đầu từ thứ 2, chúng tôi phát động phong trào trồng cây. Tất cả CB, GV, CNV, HS từ Tiểu học trở lên phải tham gia trồng cây theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước Tết, chúng tôi đã đặt vấn đề với UBND, Mặt trận TQ, các cơ quan đoàn thể cấp huyện. Theo đó, các trường học đóng trên địa bàn phối kết hợp với cấp ủy Đảng, CQ địa phương lên kế hoạch trồng cây ở đâu? Loại cây gì? Nguồn giống ở đâu? Phải làm sao không chỉ đảm bảo các cây trồng sống mà còn được chăm sóc, bảo vệ. Ngoài ra, các trường xem xét, có kế hoạch trồng thêm cây xanh quanh vườn trường, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Cuối đợt, Phòng GDĐT sẽ kiểm tra, đánh giá kết quả của các CSGD trên địa bàn huyện". NGUT Trần Đình Sửu- Trưởng phòng GDĐT Can Lộc trao đổi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục dành thời gian về Can Lộc đưa tin về Tết trồng cây là một trong những nội dung của đợt vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí  Minh của ngành GD đầu xuân này…

Bài và ảnh: Lê Văn Vỵ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201201/Thong-diep-trong-gio-chao-co-dau-nam-1958144/

“Căng” với thiết bị dạy học

Posted: 31 Jan 2012 04:49 AM PST

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, trong điều kiện nguồn cung thiết bị dạy học cũng như kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị bị hạn chế thì giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự cải tiến thiết bị dạy học là rất cần thiết. Thực tế, không ít giáo viên đã sáng tạo cả phần mềm mô phỏng các thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh học…, thực hiện được các thí nghiệm khó trong thực tế của điều kiện dạy học. Nhiều địa phương đã phát triển phong trào tự làm thiết bị dạy học, không chỉ tạo thành một hoạt động sư phạm sôi nổi mà còn khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, hoạt động tự làm thiết bị dạy học chưa được thường xuyên, chưa đồng đều giữa các cấp học, giữa các vùng miền, địa phương. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ở giáo dục mầm non, hiện vẫn chưa có cơ chế chính sách để hỗ trợ mua nguyên vật liệu, trong khi thu nhập của giáo viên không cao, đặc biệt là những giáo viên mầm non ngoài biên chế, nên nhiều giáo viên không có đủ điều kiện để tự làm thiết bị dạy học.


Ở cấp tiểu học, thiết bị dạy học tự làm mới chỉ tập trung ở một số môn học (toán, khoa học, lịch sử, địa lý…) hoặc chỉ tập trung ở một số chương, bài của các môn học. Điều đó cho thấy công tác tự làm thiết bị dạy học chưa được đầu tư nghiên cứu một cách sư phạm, khoa học và đầy đủ. Các trường THCS và THPT tuy có một số lượng lớn thiết bị dạy học nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng số thiết bị này còn nhiều bất cập. Việc quản lý, khai thác sử dụng chỉ đạt hiệu quả cao nếu gắn kết việc cải tiến, sửa chữa các thiết bị dạy học đã được trang bị với các hoạt động tự làm thiết bị.

Khó từ nhiều phía

Theo Bộ GD-ĐT, từ nay đến hết năm 2012, kinh phí cho việc thí điểm phát triển thiết bị dạy học tự làm khoảng 130 tỉ đồng. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo việc sản xuất các thiết bị này phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng thời giảm ngân sách Nhà nước chi cho mua sắm trực tiếp các thiết bị dạy học khi thiết bị tự làm thay thế được. Ông Hiển cũng cho rằng cần phải coi việc tự làm thiết bị dạy học như là hoạt động thường xuyên, là nhiệm vụ của giáo viên cũng như các cơ quan quản lý trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, việc tự làm thiết bị dạy học gặp không ít khó khăn. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định Đỗ Anh Xô đề nghị Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn tiêu chí đánh giá cụ thể để hạn chế sự lúng túng khi tổ chức các cuộc thi thiết bị dạy học tự làm ở cơ sở. Thêm vào đó, định mức chi tối thiểu của tỉnh này chỉ gói gọn trong khoản chi thường xuyên nên cần có sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương.

 

Người Lao Động

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-560554/cang-voi-thiet-bi-day-hoc.htm

Bắt nhịp lại sau nghỉ tết

Posted: 31 Jan 2012 04:49 AM PST

Bắt nhịp lại sau nghỉ tết

TT – Tuần học đầu tiên sau đợt nghỉ tết là thời điểm mà nhiều thầy cô giáo xác định là "tuần cao điểm" trong việc quan tâm, giám sát nề nếp học tập của học sinh. Bởi phần đông học sinh từ mầm non đến trung học rơi vào tình trạng chểnh mảng học tập.

Học sinh lớp 12C1 Trường THPT Gia Định, TP.HCM trong giờ học nhóm môn lý. Sau tết, các em lại chạy nước rút cho các kỳ thi sắp tới – Ảnh: NHƯ HÙNG

Cô Th. – giáo viên chủ nhiệm Trường THPT Kim Liên Hà Nội – cho biết: "Mặc dù mọi thông báo cho học sinh đều đã được thông qua sổ liên lạc điện tử, nhưng trước buổi đi học trở lại sau đợt nghỉ tết 11 ngày tôi phải dành thời gian ngồi nhắn tin cho hơn 50 học sinh. Có những tin nhắn được gửi chung cho nhóm học sinh, nhưng có những tin nhắn phải soạn riêng cho những học sinh đặc biệt".

Tin nhắn đầu năm

"Cô mong buổi học đầu tiên của năm mới, em sẽ không đi muộn 5 phút và quên thẻ học sinh nữa". Đó là lời nhắn cho một học sinh thường xuyên muộn giờ học 5 phút và bị ghi sổ giám thị vì quên thẻ. Hay lời nhắn khác: "Ngày mai sẽ là khởi đầu của một chặng đường mà con hứa nỗ lực hết mình đấy. Chúc con thành công!" – lời nhắn cho một học sinh từng khiến người cha mà em yêu quý bị sốc vì kết quả học tập thấp kém ở học kỳ 1.

"Tôi đã nhận được lời đáp của gần một nửa số học sinh của lớp và nghĩ những lời nhắn gửi của mình không phải lời chúc sáo rỗng và vô nghĩa. Ít nhiều nó có ích, giúp các em khởi động lại sau đợt nghỉ dài" – cô Th. chia sẻ.

Trong khi đó, vợ chồng anh Thiêm, chị Xuân có hai con đang học lớp 5 và lớp 7 cho biết: "Còn hai ngày nghỉ cuối cùng, vợ chồng tôi lo lắng vì không biết làm thế nào để giúp con bắt nhịp lại với nề nếp học tập ngày thường. Cuối cùng chúng tôi nghĩ ra cách ghi âm một bài hát mà các cháu cùng yêu thích, bí mật cài vào điện thoại của các cháu. Đúng 6g45 mỗi sáng, bản nhạc phát lên, kèm sau đó là lời chúc riêng cho từng cháu".

Anh Thiêm cho biết thêm: "Các cháu có vẻ thích thú và đã không ngủ nướng nữa. Trong "hộp thư dành riêng cho các con", chúng tôi cũng có những lời nhắn viết tay thể hiện mong muốn và khuyến khích các cháu quay lại với sách vở một cách nghiêm túc. Cháu bé đã hoàn thành số bài tập cô giáo giao về trong dịp tết. Còn cháu lớn đã chuẩn bị sách vở sẵn sàng cho buổi học đầu tiên của năm mới".

Buổi học nhẹ nhàng

Cô Nhung, một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở Hà Nội, cho biết: "Để học sinh nhanh chóng vượt qua tuần học đầu tiên sau tết, tôi không muốn quá nghiêm khắc, tránh dùng lời lẽ nặng nề, căng thẳng đối với các con. Tôi muốn các con dần dần quay lại với nề nếp học tập một cách nhẹ nhàng, vui vẻ". Cô Nhung cho biết buổi học đầu tiên cô kể chuyện cho học sinh và khuyến khích chúng tự đọc lại truyện, tóm tắt câu chuyện, đưa ra nhận xét. Cô sẽ chỉ ra những bài tập vui, tổ chức các hoạt động tập thể.

Cô Nguyệt Anh, giáo viên mầm non ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết đã dành một buổi trước ngày học sinh trở lại trường để trang hoàng phòng học. Những hình con thú ngộ nghĩnh, nhân vật hoạt hình được gắn lên tường, những đồ chơi đơn giản tự làm được chuẩn bị sẽ tạo hứng khởi cho các bé mang tâm lý sợ đi học sau một thời gian nghỉ tết.

Buổi học đầu tiên, theo một số phụ huynh tham gia công tác hội phụ huynh lớp, các cô giáo chủ nhiệm học sinh mầm non, tiểu học sẽ có những hoạt động có ý nghĩa, động viên học sinh. Đơn cử như "mừng tuổi các con bằng vở viết, bút luyện chữ đẹp" hay tổ chức cho các con tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tổ chức văn nghệ mừng năm mới.

Một học sinh Trường THCS Phương Mai, Hà Nội cho biết: "Chúng con đã hẹn nhau gấp bông giấy ghi lời ước để tặng cho một bạn cùng lớp vừa bị ốm nặng trong dịp tết. Điều đó khiến chúng con thấy hào hứng hơn khi đến trường vào buổi học đầu tiên".

Ngăn ngừa bỏ học, trốn tiết

Có nhiều cách để bắt nhịp lại với nề nếp học tập nhưng đối với cán bộ quản lý các nhà trường, tháng đầu tiên sau Tết Nguyên đán vẫn phải có những biện pháp cứng rắn để ngăn ngừa tình trạng bỏ học, trốn tiết do có quá nhiều lý do khiến học sinh xao nhãng chuyện học như lễ hội, kế hoạch du xuân của các gia đình… Cùng với chuyện bỏ học, trốn tiết là tình trạng vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội.

Theo đại diện Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, sau dịp nghỉ tết nhà trường phải tăng cường nhiều hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở học sinh giữ nề nếp học tập, phối hợp với chính quyền, cơ quan công an để giám sát, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, trốn tiết, có hành vi vi phạm luật giao thông, tham gia tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích các câu lạc bộ của học sinh tổ chức nhiều hoạt động lành mạnh.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, cho biết mỗi giáo viên chủ nhiệm, mỗi lớp học phải có kế hoạch riêng trong việc chấn chỉnh nề nếp học tập. Ngoài việc đi học đúng giờ, đảm bảo quy định học tập, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng còn có những quy định cụ thể cấm học sinh ăn mặc lố lăng, nhuộm tóc xanh đỏ – một "dư âm" phổ biến trong giới học sinh xuất hiện ở nhiều trường học.

Theo đại diện một số trường THPT, để "rung chuông" nhắc nhở học sinh, trường đã tổ chức thi thử tốt nghiệp, thi khảo sát chất lượng ngay trong tuần đầu tiên sau tết. Đây là một động thái để học sinh chịu ngồi vào bàn học.

VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/475302/Bat-nhip-lai-sau-nghi-tet.html

Trẻ nhõng nhẽo quay. lại lớp sau Tết

Posted: 31 Jan 2012 04:49 AM PST

Chơi Tết dài, trẻ uể oải

Đánh thức con dậy để đi học, chị Kim Anh (nhà ở P.7, Gò Vấp, TPHCM) phải "đầu hàng" khi cô con gái 6 tuổi trở người để nhổm dậy rồi lại đổ gục xuống giường. Trong những ngày Tết, con chị đã quen việc vui chơi thức khuya dậy muộn. Chị Anh cố lật người để mong con tỉnh nhưng cháu vẫn ngủ ngon lành. Vội vàng đi làm, cuối cùng chị đành cho con ngủ thêm, giao cho chị giúp việc đưa cháu đến lớp, chấp nhận muộn giờ.

"Thế mà hơn 9 giờ, chị giúp việc gọi điện báo với tôi rằng, cháu đã ngủ dậy nhưng nhất quyết không chịu đến lớp mà đòi ở nhà. Thôi đành nghỉ hôm nay vậy, tối về tính tiếp", chị Anh lắc đầu.


Nhiều trẻ nhõng nhẽo khi quay lại lớp sau kỳ nghỉ Tết dài. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Anh Tuấn, có con học trường tiểu học Hồ Văn Huê (Q.Phú Nhuận) cho biết, con mình cũng bị muộn giờ học trong ngày đầu quay lại lớp. Dù tối hôm trước, anh đã nhắc con soạn bài nhưng sáng nay cháu đã ngủ dậy muộn, anh kiểm tra lại mới biết cháu chỉ soạn qua loa vài cuốn.

"Đến cổng trường nó vẫn còn ì èo không muốn vào lớp. Chắc kiểu này vào lớp chỉ có nước gật gà thôi. Được vui chơi dài ngày nên nề nếp cũ đang bị đảo lộn, cháu nó chưa tập trung cho bài vở được, chẳng biết có theo kịp không nữa", ông bố lo lắng.

Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng

Chính vì tâm lý trẻ "ì ạch" sau kỳ nghỉ dài nên hầu hết ở các lớp học bậc mầm non những ngày sau Tết luôn thiếu hụt sĩ số. Nào là trẻ chưa chịu đi học, đến lớp đòi về, có trẻ còn đi du lịch, về quê, bố mẹ gọi điện xin phép nghỉ… Không ít trường hợp, GV chẳng nhận được thông tin gì nhưng họ biết đó là tình trạng lớp học hậu Têt, trẻ sẽ lần lượt đến trường trong những ngày tới. Nắm bắt được tình hình "uể oải" đến trường sau Tết của trò, hầu hết các GV đều cố gắng tạo không khí tươi vui, nhẹ nhàng để kéo HS thích nghi trở lại chứ chưa quá khắt khe chuyện bài vở.


Nhiều trường linh hoạt tạm “gác” giáo án để giúp các em lấy lại không khí trường lớp.

Cô Công Huyền Tôn Nữ Ái Thanh, giáo viên trường mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3) cho hay, ngày học đầu năm mới lớp học mình phụ trách vắng 10 trẻ, các lớp khác cũng đều thiếu HS. Trong những ngày tới, trẻ mới lần lượt trở lại lớp. Theo cô Thanh, do được nghỉ dài ngày nên khi quay lại quy củ lớp học, cũng nhiều trẻ nhõng nhẽo, chưa thể ổn định ngay nên GV cũng cực hơn mọi ngày. Đặc biệt những trẻ bố mẹ đưa con đến lớp còn dùng dằng ở lại thì sẽ… khóc càng dữ hơn.

Cô Thanh cho hay, ngày đầu của năm, nhà trường đang tổ chức thăm hỏi, chúc tết đầu năm với GV và HS để tạo không khí vui vẻ cho trẻ khi trở lại lớp. "Với những trẻ nhõng nhẽo thì mình ôm con vào lòng kể cho các con nhớ rằng đây là thầy cô và bạn cũ của mình. Trẻ em mà, với những người đã thân thiết một thời gian dài thì quen lại nhanh lắm. Chỉ đến giữ tuần là ổn định ngay thôi".

Nắm bắt được tình hình đầu năm, nhiều trường mầm non chấp nhận cho GV tạm “gác” giáo án dạy học mà chủ yếu là tạo điều kiện giúp trẻ thích nghi lại với nề nếp, không khí trường lớp như cô trò cùng trang trí lớp học, kể chuyện bạn bè…


GV, phụ huynh đừng tạo áp lực khi thấy trẻ “lơ là” học tập sau Tết.

Không riêng mầm non, mà các bậc học khác, các GV trong những ngày đầu năm mới cũng linh động đưa HS trở lại nề nếp học tập chứ chưa đặt nặng áp lực bài vở.

Hiệu trưởng một trường THCS ở Thủ Đức cho hay, GV không giao bài tập cho HS trong những ngày nghỉ Tết để các em được vui chơi thoải mái nên khi quay lại trường, nhiều em hoàn toàn chểnh mảng, uể oải khi phải học trở lại. Trường lưu ý nhắc nhở GV không được đe nạt, hù dọa hay đưa ra áp lực bài vở với HS mà phải nhẹ nhàng nhưng đồng thời thật nghiêm túc để giúp các em lấy lại tinh thần học tập một cách nhanh nhất.

"Những ngày học sau Tết, HS khó tránh khỏi tình trạng gật gù, mơ màng, chưa tập trung nghe giảng… GV phải nắm được điều này để sáng tạo, linh hoạt trong bài dạy sao cho hấp dẫn cũng như tạo không khí trường lớp thoải mái, thân thiện. Nhưng nên lưu ý nhiều HS thường chơi các trò đỏ đen hoặc tìm cách trốn tiết trong dịp này", bà hiệu trưởng này nhấn mạnh.

Ông Lê Ngọc Điệp, trưởng Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) cho hay, trẻ trở lại lớp sau ngày nghỉ Tết dài ít nhiều sẽ khó khăn hơn cho GV. Tuy nhiên, GV lưu ý không gây áp lực bài vở hay có thái độ căng thẳng với HS mà cần thật nhẹ nhàng giúp các em trở lại với việc học.

Ông Điệp chia sẻ: "Chính GV và phụ huynh cũng đừng tạo áp lực cho mình. Chỉ một vài ngày đầu hơi khó khăn một chút để HS trở lại nề nếp cũ rồi sẽ nhanh chóng ổn định, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học".

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-560677/tre-nhong-nheo-quay-lai-lop-sau-tet.htm

Comments