Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


“20 năm, chưa một lần biết đến thưởng Tết”

Posted: 19 Jan 2012 11:09 PM PST

Chia sẻ của thầy Hà Văn Kha cũng là tâm sự chung của không ít giáo viên (GV) ở Bình Định. Thầy Lương Văn Tuấn, giáo viên trường phổ thông Dân tộc nội trú Canh Liên (huyện Canh Liên, tỉnh Bình Định) cho biết: "Tôi công tác ở đây cũng được bốn năm rồi nhưng chưa bao giờ biết đến khái niệm thưởng Tết là gì. Mình cũng thường grain đọc báo nghe đài thấy các cơ quan thưởng Tết cả vài chục triệu, có khi cả vài trăm triệu đồng mình lại thấy chạnh lòng. Nhưng người dân ở đây còn nghèo khổ lắm quanh năm bám lấy ruộng nương, học sinh chủ yếu là criminal em đồng bào Bana, dân còn nghèo thì lấy gì mà thưởng với phạt".

Thầy Tuấn cho biết thêm, thầy giảng dạy ở vùng cao khó khăn nên ngoài dạy học thì không biết làm thêm việc gì kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình. Thầy cô ở đây chỉ mong các em ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành.

Không chỉ các GV vùng cao, nhiều GV đang công tác giảng dạy ở đồng bằng và ngay như những thầy cô đang giảng dạy tại thành phố. Phần nhiều các thầy, cô cũng chẳng biết đến thưởng Tết là gì.

Thầy Hà Văn Kha, hiệu trưởng Trường THCS Cát Tân (Phù Cát, Bình Định) cho hay. "Từ khi tôi về nhận công tác chưa biết thưởng Tết cho giáo viên là gì. Riêng chỉ có bên công đoàn của trường hàng năm đóng quỹ hoạt động nếu còn dư ra thì mua quà vài chục một trăm gọi là cho thầy cô".


Trong khi đó, trường được xem là có thưởng Tết cho cán bộ GV như Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Quy Nhơn, Bình Định thì thưởng Tết cũng chỉ là một phần quà nhỏ động viên, an ủi mà thôi.

Thầy Phạm Quang Bắc, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Cuối năm xếp loại GV theo thi đua rồi phát thưởng. Tùy theo xếp loại mà thưởng, cao nhất là 300.000, thấp nhất là 100.000 đồng/cán bộ, GV".

Thầy Bắc cho biết thêm: "Nói là thưởng Tết chứ thực ra do năm học vừa qua với sự cố gắng của thầy và trò. Nhà trường đạt được nhiều thành tích xuất sắc, đón nhận bằng khen của chính phủ, của UBND tỉnh Bình Định, kèm theo phần thưởng tiền mặt, nhà trường lấy tiền đó thưởng cho GV gọi là động viên dịp Tết đến xuân về".

Trao đổi về việc thưởng Tết GV, ông Trần Văn Quy – giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định cho biết: "Theo Nghị định 43 của Chính phủ, các trường được quyền tự chủ về tài chính. Vì vậy, từng trường tự cân đối chi tiêu trong một năm hoạt động nếu cuối năm còn dư sẽ dùng một khoản để thưởng cho giáo viên thưởng Tết cho GV".

Tuy nhiên, theo những GV trong ngành cho rằng tự chủ tài chính chỉ là hình thức. Hàng năm trường nào có biết cách chi tiêu nếu có dư cũng chẳng đáng là bao. Bởi ngân sách nhà nước cấp hàng năm chủ yếu là để chi cho lương. Trong khi đó còn phải chi cho mua sắm trang thiết bị dạy và học tập, nghiên cứu cho của GV, học sinh.

Doãn Công

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-558329/20-nam-chua-mot-lan-biet-den-thuong-tet.htm

Tiền như 322, tiến sĩ nội sẽ như ‘ngoại’?

Posted: 19 Jan 2012 11:09 PM PST

- Ngày 18/1, Trường ĐH Kinh tế quốc dân mở tọa đàm bàn hướng nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhiều chuyện tiếp tục được xới lên, trong đó có câu chuyện nóng về đào
tạo tiến sĩ với đề xuất với Bộ được đầu tư thỏa đáng như 322…

Những so sánh về mức chênh lệch khổng lồ trong đầu tư đào tạo tiến sĩ trong nước và đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài (đề án 322) được PGS.TS Hoàng Văn Cường, Viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH của trường Kinh tế Quốc dân đưa ra.

Theo ông Cường, mức đầu tư ít ỏi cho công tác đào tạo tiến sĩ trong nước ít ỏi khiến cho chất lượng đào tạo cũng rất hạn chế. Ông Cường so sánh, với những trường đang theo chế độ tự chủ như Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, chi phí cho đào tạo tiến sĩ phải tự lo và chủ yếu do nghiên cứu sinh đóng góp nên mức kinh phí đầu tư rất thấp. Trong khi đó, đầu tư cho một tiến sĩ 322 ở nước ngoài, tính ra có thể lên đến hơn 1 tỷ/một người.

"Nếu đào tạo tiến sĩ trong nước cũng được đầu tư mức kinh phí tương đương thì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sau một thời gian ngắn, khoảng 5 năm, chất lượng đào tạo nghiên cứu sinh trong nước không thua kém nghiên cứu sinh nước ngoài. NCS sẽ đạt chất lượng quốc tế, sẽ có đủ khả năng viết bài báo quốc tế, và quan trọng nhất là chất lượng đào tạo của trường được nâng lên."- PGS.TS Hoàng Văn Cường lạc quan.

Do vậy, một trong những kiến nghị quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH của ĐHKTQD với lãnh đạo Bộ GD-ĐT là “khi triển khai đề án 911 (Đề án đào tạo giảng viên  có trình độ tiến sĩ), cần cho đào tạo tiến sĩ trong nước có đầu tư thỏa đáng để nâng cao chất lượng và taọ cơ hội cho các trường vươn lên."

Hiện tại, theo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, có nhiều vướng mắc trong quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ không tạo cho trường sự linh hoạt. ĐH Kinh tế Quốc dân góp ý với Bộ, việc yêu cầu đào tạo thạc sĩ tập trung tại cơ sở đào tạo đang đi ngược lại với sự nghiệp đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Theo ông Cường, nhu cầu học tại chỗ kết hợp học và làm của người học ở các địa phương, các tập đoàn, tổng công ty…rất lớn. Vì vậy, rất nên phát triển hình thức đào tạo thạc sĩ theo địa chỉ.

Tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ (Tiếng Anh) phải đạt bậc B1 theo khung chuẩn Châu Âu của đào tạo thạc sĩ cũng được đánh giá là không thực tế với nhiều vùng dùng rất ít đến ngoại ngữ, gây nên tình trạng giả tạo, hình thức. Với nhiều kiến nghị về các mặt tự chủ tài chính, tự xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, vấn đề tại chức…ĐH Kinh tế Quốc dân mong muốn Bộ tiếp nhận những kiến nghị và tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, có sự điều chỉnh để linh hoạt với từng loại hình và đối tượng đào tạo.

Nhã Uyên

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/57791/tien-nhu-322--tien-si-noi-se-nhu--ngoai--.html

Nghề tay trái thu nhập cao của nhà giáo

Posted: 19 Jan 2012 11:09 PM PST

Thầy Bùi Văn Cường dạy môn công nghệ, đã có 11 năm trong nghề, mức lương 3 triệu đồng/tháng. Đồng lương này chỉ đủ trang trải cho cá nhân thầy trong khi gia đình còn 3 miệng ăn khác.

Thầy Cường suy tính: "Kinh doanh thì không đủ vốn, lại phải dành nhiều thời gian nên sẽ xao lãng việc dạy học. Trong khi người dân ở đây sống chủ yếu là nghề trồng hoa tết, vì sao mình không thử làm nghề tay trái này để tăng thu nhập?".

Nghĩ vậy, thầy cùng gia đình mượn phần đất còn trống của trường để trồng cây quất bán tết. Năm negative gia đình thầy Cường trồng hơn 260 chậu quất và tất cả đều ra quả trúng dịp tết.

"Tôi dự kiến giá bán chừng 140.000 đồng/chậu, trừ chi phí còn lãi chừng 70.000 đồng/chậu. Tôi chọn nghề tay trái này để có đồng ra, đồng vào mà yên tâm công tác", thầy Cường tâm sự.

Nhẩm tính, vụ hoa tết này thầy Cường thu nhập hơn 18 triệu đồng, bằng nửa năm lương giáo viên của thầy.

Trong khi đó, thầy Tô Văn Ngọ, giáo viên môn toán – lý chọn trồng cây bonsai các loại như: mai ghép, linh sam và sanh. Hiện thầy Ngọ có hơn 100 chậu bonsai, đủ các loại dáng thế, trong đó có cây trị giá gần 100 triệu đồng.

"Ngoài thời gian đầu tư cho dạy học, tôi còn tranh thủ cho thú vui lắm công phu này", thầy Ngọ tâm tình và cho biết, mỗi năm thầy xuất bán chừng 10 chậu kiểng, thu nhập cũng kha khá.


Nhiều cô giáo của Trường THCS Đinh Tiên Hoàng cũng tham gia trồng hoa tết như cô Đặng Thị Hải Hòa, cô Văn Thị Hạnh…

Thầy Võ Xuân Ánh – Hiệu trưởng Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, cho biết: "Cả trường có khoảng 20 thầy cô giáo làm nghề trồng hoa tết. Mỗi mùa tết, những giáo viên này thu nhập từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Với thu nhập này, giáo viên ở đây đã yên tâm công tác, gắn bó với nghề giáo dù đồng lương còn thấp so với mặt bằng chung".

Thầy Ánh tiết lộ: "Nhóm thầy cô thành lập tổ trồng hoa trực thuộc công đoàn trường để giúp nhau về vốn, chia sẻ kinh nghiệm dạy học và trồng hoa, đồng thời có cả quỹ hỗ trợ nhau làm kinh tế. Tết xong, các thầy cô họp lại rút kinh nghiệm, trao đổi cho nhau để làm sao vụ hoa năm sau trúng lớn hơn".

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-558055/nghe-tay-trai-thu-nhap-cao-cua-nha-giao.htm

“Nhắc đến Thưởng Tết, chỉ tủi thân thêm mà thôi”

Posted: 19 Jan 2012 11:08 PM PST

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên hớn hở mong đợi tiền thưởng Tết. Nhưng đối với các thầy cô giáo – những người đang âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người lại không muốn nhắc đến điều này. Khái niệm thưởng Tết cho giáo viên (GV) chỉ là sự tằn tiện chi tiêu trong năm để cuối năm còn dư ra một khoản gọi là thưởng "cho có, cho vui", grain động viên tinh thần là chính.

Theo khảo sát của Dân trí, chuyện thưởng Tết đối với GV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng không hơn gì với các địa phương khác. Còn nhớ năm 2011, một trường THPT ở huyện Bá Thước – một huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa thưởng Tết GV lên đến gần 4 triệu đồng đã là một sự kiện. Để có được số tiền thưởng như thế, tập thể nhà trường đã phải chi tiêu tằn tiện mới có được.

Có mặt tại Trường THCS Thanh Lâm (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) những ngày cuối năm, khi được hỏi về chuyện thưởng Tết, nhiều GV nơi đây lặng thinh vì không muốn nói ra "điệp khúc" buồn. Thầy Trương Văn Thanh – hiệu trưởng Trường THCS Thanh Lâm chia sẻ: "Mỗi năm Tết đến, nhà trường chỉ thưởng cho có, hỗ trợ các thầy cô giáo dăm chục, một trăm ngàn đồng gọi là động viên tinh thần. Chứ thực tế tiền ngân sách của ngành chi đủ khoản trong năm như: Khai giảng, 20/11, ủng hộ gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sơ kết, tổng kết…Đặc biệt, trường chúng tôi lại là một trường ở miền núi, cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều khó khăn, hàng năm việc tu sửa lại cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cũng tốn khá nhiều kinh phí".

Nói về chế độ thưởng Tết, nhiều GV chỉ thở dài: "Có thì tốt, mà không có cũng chẳng sao, vì chúng tôi quen rồi, nhắc đến chỉ tủi thân thêm mà thôi".

Cô Lê Thị Ngọc, hiệu trưởng Trường mầm non Xuân Du (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) cho hay: "Tết năm negative trường thưởng Tết cho GV 100.000đ, những GV nào có thành tích thi đua, dạy tốt trong năm thì được thêm 100.000đ nữa".

Mặc dù không có tiền thưởng Tết, nhưng không riêng gì GV Trường THCS Thanh Lâm mà GV nhiều ngôi trường khác trên địa bàn Thanh Hóa, mỗi năm Tết đến, xuân về, các thầy cô vẫn trích một khoản từ đồng lương ít ỏi của mình để góp tiền mua quà tặng các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để mong các em có một cái Tết đầm ấm hơn. Sự quan tâm, chia sẻ của các thầy cô thật đáng trân trọng biết bao.

Duy Tuyên – Nguyễn Thùy

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-557039/nhac-den-thuong-tet-chi-tui-than-them-ma-thoi.htm

Ngôi làng có 60 giáo sư, phó giáo sư

Posted: 19 Jan 2012 11:08 PM PST

Làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định) vốn là một địa danh nổi
tiếng cả nước bởi truyền thống hiếu học và khoa cử, đỗ đạt cao.

Chỉ hơn 50 năm (từ 1848 – 1901) ngôi làng nổi tiếng trên đã có 7 vị đỗ tiến
sĩ và phó bảng. Trong vòng 400 năm (từ 1522 đến 1915), Hành Thiện có 97 nhà nho
đỗ cử nhân, chưa kể 248 vị đỗ tú tài.

Người dân chiêm ngưỡng bia tiến sĩ mới khắc (tháng 10-2011).

Còn thời Tây học? Hành Thiện cũng đã có 51 người đỗ cử nhân và tú tài.

Những nhân vật nổi bật nhất trong giai đoạn này phải nhắc đến ông Nguyễn Thế
Truyền. Ông đỗ bằng cao học khoa học năm 24 tuổi tạ Pháp và phải bỏ dở ngày
trình bày luận án tiến sĩ để tham gia hoạt động cứu nước trong nhóm Ngũ Long
(gồm Pham Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn
An Ninh). Rồi ông Nguyễn Thế Rục, tốt nghiệp CĐ thương mại bên Pháp, tham gia
cách mạng và được sang Nga học ĐH Phương Đông, học tiếp trường Giáo sư Đỏ đầu
tiên có người Việt Nam. Chính ông là người cùng Tổng bí thư Trần Phú soạn thảo
luận cương Chính trị năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Kể từ năm 1955 đến nay, tuy chưa có criminal số thống kê ở các nước, nhưng nếu chỉ
tính riêng ở trong nước, Hành Thiện đã có 60 nhà khoa học có học hàm giáo sư
(GS), phó giáo sư (PGS), trong đó, 35 vị là GS (đều chỉ lấy số tròn vì đợt trao
cuối năm 2011 vừa qua, chúng tôi chưa có điều kiện tổng hợp hoàn chỉnh).

Ngoài các GS, PGS kể trên, hầu hết đều có học vị tiến sĩ (TS) khoa học hoặc
TS thì người Hành Thiện (không kể những người là criminal rể, cháu ngoại) còn có trên
120 vị là TS khoa học và TS nữa.

Người Hành Thiện cũng đã có 3 nhà khoa học được Nhà nước trao tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh: GS – Anh hùng lao động Vũ Khiêu; GS y khoa Đặng Vũ Hỷ;
GS-TS-Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thụ. Hành Thiện còn có 2 vị được Nhà nước
trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân khác là GS-TS y khoa, Anh hùng lực lượng
vũ spice Phạm Gia Triệu; GS-TS y khoa Đặng Đức Trạch. Danh hiệu Nhà giáo nhân dân
cũng được trao tặng cho 3 người gồm ông Đặng Xuân Đỉnh và 2 GS-TS khoa học là
Nguyễn Xuân Bảo và Nguyễn Xuân Trực, cùng hơn hai chục Nhà giáo ưu tú, Thầy
thuốc ưu tú.

Nếu ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người Hành Thiện được các vương triều bổ
làm quan có đến 4 vị là quan thượng thư (cấp bộ trưởng ngày nay), 8 vị là quan
tuần phủ và tổng đốc (ngang cấp chủ tịch tỉnh) thì ở chế độ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ngày nay, Hành Thiện có 1 vị là cố Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Trường Chinh, 1 vị là Phó chủ tịch Quốc hội, 6 vị hàm bộ trưởng hoặc Ủy viên T.Ư
Đảng, 6 vị hàm thứ trưởng cùng 10 vị mang quân hàm thiếu tướng hoặc trung tướng.

Một vài ví dụ rất hy hữu khác nữa là có giai đoạn, người đứng đầu cả 2 cơ
quan khoa học đầu não của đất nước là Viện Khoa học xã hội Việt Nam đều là người
Hành Thiện, đó là cố GS Đặng Xuân Kỷ và GS-viện sĩ Đặng Vũ Minh.

Khi tìm hiểu về truyền thống hiếu học và đỗ đạt cao của người Hành Thiện,
nhiều nhận xét cho rằng truyền thống quý báu đó đã xuất phát từ nép sống có văn
hóa của mỗi gia đình, từ sự ganh đua vươn lên của mỗi criminal người. Họ ganh đua
tích cực chứ không hề đối kị ghen ghét nhau. Thấy nhà nọ nghèo hơn nhà mình mà
sao criminal người ta đỗ đạt thành tài, còn criminal mình lại không?

Vậy là lại quyết tâm cho được bằng người. Dần dà, nó trở thành một nếp sống
tốt đẹp của người Hành Thiện.

Nếu như tính đến 2011, Nhà nước đã phong 1.441 người có học hàm GS, thì con
số 35 GS ở một ngôi làng hình criminal cá chép đẹp như tranh thủy mặc, được bao bọc
bởi dòng sông nhỏ chảy ra sông Ninh Cơ, vốn rất nghèo lại đất chật người đông
thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ như Hành Thiện quả là rất đặc biệt.

  • Theo Quốc Phong (báo Thanh Niên, số Tết)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/57709/ngoi-lang-co-60-giao-su--pho-giao-su.html

“Xuân kết nối tình thương” đến với hàng trăm học trò nghèo

Posted: 19 Jan 2012 11:06 PM PST


Trường THCS Kim Đồng cũng đã tổ chức trao 120 suất quà Tết đến các em HS nghèo và HS có nhiều nỗ lực vươn lên trong học tập trong học kỳ we vừa qua. Những món quà Tết thực sự mang ý nghĩa sẻ chia yêu thương được trích nguồn kinh phí phần lớn từ Quỹ "Uống nước nhớ nguồn" của các cựu HS và từ phong trào nuôi heo đất giúp bạn đến trường của các HS trong trường.

Cũng dịp trước Tết nguyên đán, Trường tiểu học Trần Văn Ơn đã trao hơn 30 phiếu quà tặng, giúp phụ huynh các em HS có hoàn cảnh khó khăn mua sắm Tết. Ngoài ra, 30 HS nghèo, vượt khó khác đang học ở trường cũng được hỗ trợ sách vở mới chuẩn bị cho học kỳ 2. Nguồn hỗ trợ quà Tết cho các em HS trên của trường cũng chủ yếu trích từ nguồn quỹ tích lũy của phong trào kế hoạch nhỏ.

Khánh Hiền

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-557951/xuan-ket-noi-tinh-thuong-den-voi-hang-tram-hoc-tro-ngheo.htm

“Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội”

Posted: 19 Jan 2012 11:06 PM PST

(GDTĐ) – Sáng negative 18/1 tại Hà Nội, 18 tham luận về các nội dung liên quan đến "Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội" đã được gửi đến buổi Tọa đàm khoa học có nội dung trên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tham dự có đại diện các Vụ chức năng Bộ GDĐT cùng đông đảo cán bộ, giảng viên nhà trường. Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tham dự và phát biểu chỉ đạo. 

Quang cảnh buổi tọa đàm
Quang cảnh buổi tọa đàm

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm

Các tham luận phân tích rõ nguyên nhân, giải pháp, thể hiện tính trách nhiệm cao
Các tham luận phân tích rõ nguyên nhân, giải pháp, thể hiện tính trách nhiệm cao

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201201/Doi-moi-nang-cao-chat-luong-dao-tao-dap-ung-yeu-cau-xa-hoi-1957862/

Khó khăn lớn nhất cơ bản đã được giải quyết

Posted: 19 Jan 2012 11:05 PM PST

(GDTĐ)-Nhân sự kiện Viện nghiên cứu cao cấp về toán ra mắt quốc tế, phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại Online đã có cuộc trao đổi với GS.Ngô Bảo Châu về những hoạt động của Viện trong thời gian qua cũng như dự định trong năm tới.

GS.Ngô Bảo Châu. Ảnh: gdtd.vn
GS.Ngô Bảo Châu. Ảnh: gdtd.vn

PV. Là một cơ sở nghiên cứu đặc biệt lần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, hoạt động của Viện trong năm đầu thành lập có gặp khó khăn gì không thưa giáo sư?

GS.Ngô Bảo Châu:
Theo tôi, khó khăn lớn nhất cơ bản đã được giải quyết do có sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ, đặc biệt là của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, của Bộ trưởng GDĐT Phạm Vũ Luận.

Hiện tại, trách nhiệm lớn thuộc về anathema lãnh đạo Viện và thuộc về cá nhân tôi để những tiền tố tích cực như sự ủng hộ của Chính phủ, của Nhà nước và cộng đồng toán học trong nước và quốc tế có thể tạo ra sức sống mới cho toán học Việt Nam.

Tuy đã có được những thuận lợi anathema đầu nhưng để tạo ra được điều tích cực thực sự cho khoa học không phải là dễ. Để cuốn hút được các nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài, hoặc các nhà Toán học Việt Nam trong nước có thể được phép nghỉ dạy trong vòng ba tháng theo một chương trình khoa học của Viện, tất cả những chuyện đó đều có thể làm được. Nhưng sẽ đòi hỏi một sự bố trí, tổ chức, làm việc tích cực của lãnh đạo của Viện và của cả các nhà khoa học nữa. Còn để cho sự cộng tác có thể xảy ra thì còn có rất nhiều việc phải làm.

PV. Năm 2012, hoạt động của Viện sẽ ưu tiên cho những nội dung gì thưa giáo sư?

GS.Ngô Bảo Châu: Viện nghiên cứu cao cấp về toán với sự hỗ trợ của hội đồng khoa học Viện gồm 15 nhà toán học sẽ cùng tổ chức những hoạt động khoa học thực sự có ý nghĩa. Chương trình năm negative đã hình thành rồi và chúng tôi sẽ tiếp tục để xây dựng chương trình cho sang năm. Tiếp sau buổi lễ hôm nay, tháng sau sẽ có một nhóm làm việc về tối ưu do GS. Phan Quốc Khánh chủ trì làm việc tại Viện trong vòng hai tháng. Đó là chương trình làm việc về toán ứng dụng rất có ý nghĩa trong cuộc sống. Tiếp theo, tháng 6, 7, tháng 8 cũng có chương trình về ứng dụng toán học do GS Hồ Tú Bảo (làm việc bên Nhật Bản) và GS Vũ Xuân Long (làm việc bên Mỹ) thực hiện. Đề tài đó kết hợp giữa thống kê với khoa học máy tính xử lý khối lượng dữ liệu rất lớn bằng phương pháp học….Đợt hè, vào tháng 7, tôi sẽ về Viện và tổ chức chương trình toán cơ bản về lý thuyết số. Tháng 9, tháng 10 và cuối năm sẽ có chương trình khác do một giáo sư người Pháp và GS Lê Quang Hưng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chủ trì.

GS.Ngô Bảo Châu chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại lễ ra mắt Viện. Ảnh: gdtd.vn
GS.Ngô Bảo Châu chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại lễ ra mắt Viện. Ảnh: gdtd.vn

PV. GS có thể cho biết về cơ chế hợp tác quốc tế của Viện nghiên cứu cao cấp về toán?

GS.Ngô Bảo Châu: Cơ chế đó là do mình đặt ra, các nhà khoa học tự chủ động sao cho những người tham gia vào chương trình bố trí được thời gian và giải phóng được công việc để đến Viện làm việc. Về điều kiện cơ sở vật chất và sự ủng hộ của Chính phủ sẽ ủng hộ chương trình đó như thế nào thì mới chỉ là khung chung. Để cụ thể, Viện sẽ phải có quá trình đàm phán, xây dựng chương trình riêng và chọn lọc.

PV. Còn về kế hoạch thu hút tri thức trẻ về làm việc trong viện thì như thế nào, GS có thể chia sẻ?

GS.Ngô Bảo Châu: Có kế hoạch và những kế hoạch này sẽ được thực hiện dần dần. Hiện Viện bắt đầu liên lạc với các bạn trẻ, nhưng không phải các bạn ấy về một mình, tự động mà sẽ về theo một kế hoạch làm việc…

Có thể nói, trong năm qua, vì mới hoạt động nên kết quả chưa thực hiện được nhiều nhưng bức tranh triển vọng thì rất lớn.

PV. Được biết, Viện đã tiến hành một nghiên cứu khảo sát về thực trạng Toán học Việt Nam hiện nay. Giáo sư có thể cho biết một số vấn đề nổi lên từ báo cáo này?

GS.Ngô Bảo Châu: Hội Toán học Việt Nam đã làm một báo cáo rất chi tiết, xem toàn bộ Việt Nam có bao nhiêu giảng viên về toán học, có bao nhiêu người có bằng tiến sĩ, kết quả nghiên cứu khoa học như thế nào, thống kê từ trước đến negative có bao nhiêu bài báo khoa học. Thống kê đó giúp đánh giá được trình độ nghiên cứu khoa học của Toán học Việt Nam. Từ khảo sát đó, có thể thấy nhu cầu bức thiết về chuyện nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trong các trường ĐH của Việt Nam hiện nay.
Hiếu Nguyễn (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201201/Kho-khan-lon-nhat-co-ban-da-duoc-giai-quyet-1957836/

“Mong có lương tháng 13 để sắm Tết”

Posted: 19 Jan 2012 11:05 PM PST

Tính ra chỉ còn 2 ngày nữa là giáo viên và học sinh được nghỉ Tết, thế nhưng khi đặt câu hỏi về thưởng Tết tại một số trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu buồn bã: "Chưa thấy nhà trường có thông báo gì".

Cô giáo Nguyễn Thị H. (Trường THPT Anh Sơn 2, huyện Anh Sơn, Nghệ An) cho biết: "Năm negative thì chưa thấy nói gì đến chuyện thưởng Tết, chắc cũng không thể nhiều hơn năm ngoái. Mà phải gọi là quà Tết mới đúng bởi vì chẳng có ai lại thưởng cho cả năm làm việc quần quật của giáo viên 50-100.000 đồng cả. Vừa rồi tôi đọc báo và được biết có doanh nghiệp thưởng Tết cho nhân viên đến mấy tỷ đồng. Đọc chỉ thêm buồn nên quyết định không đọc bất kỳ thông tin nào để cập đến chuyện thưởng Tết nữa". `


Thưởng Tết giáo viên chỉ mang tính tượng trưng.

Một giáo viên ở một trường THPT thuộc huyện miền núi Tương Dương thì thẳng thắn: "Nói thật, giáo viên chúng tôi không mong Tết đâu. Người ở xa thì Tết được thêm mấy ngày nghỉ về với bố mẹ, vợ criminal nhưng về tay không, không có quà cũng buồn. Mà trên này cái chi cũng đắt đỏ, cả lương và phụ cấp được 3-4 triệu đồng chỉ đủ ăn tiêu trong tháng thôi. Ngày thường thì không sao chứ đến Tết thấy người ta thưởng mấy tháng lương, thậm chí có nơi thưởng đến hơn 2 năm lương lại thấy buồn. Những lúc thế này thấy lòng yêu nghề của mình cũng giảm đi chút ít".

Không chỉ giáo viên buồn vì chuyện thưởng Tết mà ngay cả những người làm quản lý công tác giáo dục cũng không thể tránh khỏi ngậm ngùi mỗi khi nhắc đến chuyện này. Thầy Nguyễn Anh Nam – phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thọ Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) dường như không muốn nói chuyện khi chúng tôi đề cập đến chuyện thưởng Tết. Năm negative toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên Trường tiểu học Thọ Sơn được nhận 100.000 đồng quà Tết, trong đó 50.000 đồng là quà của xã, 50.000 đồng là quà của nhà trường. Ngoài ra công đoàn nhà trường cũng có quà cho giáo viên, mỗi người được một gói mỳ chính trị giá 30.000 đồng. Hiệu trưởng, hiệu phó đều chung mức thưởng này.

"Như thế cũng là nhiều lắm rồi đấy, mọi năm quà Tết chỉ là một tờ lịch trị giá 2.500 đồng thôi. Cứ Tết đến nghe người ta kháo nhau thưởng tiền triệu, tiền tỷ, giáo viên chúng tôi nghe mà ứa nước mắt. Chỉ mong Nhà nước cho ngành giáo dục được hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền mà sắm Tết chứ cứ đằng hằng tiền lương thì chỉ đủ chi tiêu trong nhà, làm chi có mà sắm sanh thêm. Nói thật, mình làm quản lý mà thấy anh em không được thưởng Tết cũng thấy đau lắm, bất lực lắm nhưng cả toàn ngành như vậy cả, biết kêu ai bây giờ?", thầy Nguyễn Anh Nam tâm sự.

Thầy giáo Nguyễn Văn Trãi (Trường THCS Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) phấn khởi hơn mọi năm bởi năm negative số tiền thưởng Tết của thầy đạt mức
“kỷ lục" 200.000 đồng. "Mọi năm chúng tôi về quê ăn Tết với phần thưởng là 1 tờ lịch treo tường nhưng năm negative Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định "chơi sang", thưởng cho mỗi giáo viên 150.000 đồng, công đoàn nhà trường 50.000 đồng nữa, nói chung là cũng có tiền để mừng tuổi cho các cháu ở quê". Giáo viên biên chế thưởng Tết đã “hẻo”, giáo viên hợp đồng còn khốn khổ hơn khi cùng lắm được thưởng một nửa, hoặc cũng có thể là sẽ không được thưởng đồng nào.

Hầu hết, mỗi khi Tết đến xuân về, phòng giáo dục các huyện cũng có một khoản (vài ba triệu đồng) chuyển về cho các trường nhưng ghi rõ "chi nội dung khác". Bởi vậy số tiền này các trường cũng không dám trích để thưởng grain mua quà Tết cho giáo viên. Cuối năm, trường nào tổng kết thu chi còn dư chút ít thì năm đó giáo viên có thêm vài chục nghìn, đủ để mua cân hành về muối dưa. Trường nào chi tiêu quá tay, thâm thủng ngân sách thì coi như giáo viên ngậm ngùi đừng mơ đến quà Tết.

Không có tiền thưởng Tết, nói như các giáo viên xứ Nghệ "sống trong cái khổ, quen rồi" nên dẫu có buồn, có chạnh lòng thì hết Tết họ lại tất bật với những bài giảng, với sự nghiệp trồng người của mình. Thiếu thốn đủ thứ, cái Tết cũng kém vui hơn vì không có tiền thưởng nhưng để học sinh của mình có cái Tết vui hơn, họ sẵn sàng trích từ số tiền lương ít ỏi của mình để ủng hộ cho các em. Thầy Nguyễn Anh Nam tự hào khoe với chúng tôi: "Tết năm negative giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường đã ủng hộ được hơn 1 triệu đồng cho các em học sinh nghèo ăn Tết". Tính ra, số tiền các thầy cô giáo nơi đây ủng hộ học sinh nghèo trường mình ăn Tết cũng bằng một nửa số quà Tết mà họ được nhận sau một năm miệt mài trên bục giảng.

Hoàng Lam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-557652/mong-co-luong-thang-13-de-sam-tet.htm

Chúng ta đang biến trẻ em thành… vẹt?

Posted: 19 Jan 2012 11:05 PM PST

Chị Loan (ngụ P.Thành Công, Q.Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi thấy nhiều bài trong sách tiếng Việt tập 1 không phù hợp với lứa tuổi các cháu vừa mới chuyển từ mẫu giáo lên".

Cả nhà cùng đánh vật

Chị Loan cho biết: Chẳng hạn như bài 27 các criminal phải tập đọc câu dài "Quê bé Nga có nghề xẻ gỗ, phố bé Hà có nghề giã giò". Hay như ở bài 53, là câu "Vầng trăng đang hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào". Và rất nhiều câu thậm chí dài hơn với nhiều từ tượng hình khó hiểu". Theo chị Loan, đọc và nhớ câu dài như thế là khó đối với các bé vừa rời trường mầm non, trong khi "có rất nhiều từ ngữ gần gũi, dễ hiểu để ghép vần, các cháu cũng sẽ dễ hình dung tưởng tượng mà sao các nhà biên soạn lại không đưa vào".

Cùng suy nghĩ như chị Loan, anh Lê Văn Tuấn (ngụ Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), cho rằng: "Có nhiều nội dung mà ở lứa tuổi lớn hơn có khi còn chưa biết, vậy mà đã để trẻ lớp 1 phải học. Chẳng hạn, bài 56, tiếng Việt lớp 1, tập 1, để học vần "ương", sách đưa ra câu "Nắng đã lên. Lúa trên nương đã chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội". Tôi phải giải thích mãi cho cháu hiểu thế nào là nương, là bản mường… mà tôi biết có giải thích thì cháu cũng khó mà hiểu được.Với kiểu nhồi nhét kiến thức vượt cấp này, các nhà biên soạn đang vô tình biến trẻ thành vẹt", anh Tuấn bức xúc nói.




Bác Mai, nhà ở Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, cho biết từ khi cháu nội vào lớp 1, ngày nào ông bà, bố mẹ cũng phải kèm, nhiều khi còn phải cáu gắt ầm ĩ vì có nhiều từ ngữ trong sách giải thích mà cháu không hiểu. Không chỉ có tiếng Việt, các môn học khác như toán, tiếng Anh cũng có nhiều kiến thức tương đương với lớp 3, lớp 4 trước đây, đòi hỏi các em phải hình dung tưởng tượng cao độ. Thành ra cháu vào lớp 1 coi như cả nhà cũng phải vào… lớp 1.

 

Tìm hiểu sách tiếng Việt lớp 1, mới thấy những băn khoăn lo lắng của các phụ huynh là có cơ sở. Trong cuốn sách này, bên cạnh những câu dài loằng ngoằng, người biên soạn còn đưa vào rất nhiều từ ngữ, khái niệm trừu tượng, không phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các cháu vừa mới chân ướt chân ráo vào lớp 1, như: xe chỉ, phố xá, mưu trí, chênh chếch, no nê, cháy đượm… Ngoài ra, bài 80 có chỗ sai khi trích dẫn bài thơ "Quê hương": "Chiều chiều criminal thả trên đồng", đúng ra là "Tuổi thơ criminal thả trên đồng".

Nên cho trẻ học vừa sức

Không chỉ là sách giáo khoa, những bài tập về nhà do các cô giáo soạn sẵn cũng có nhiều bất cập. Cầm trong tay một tờ bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 của một trường tiểu học ở huyện Thanh Trì, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, vì trong đó cô giáo giao cho các cháu tập đọc, tập viết những từ ngữ rất khó như: đeo lon sĩ quan, sán gần, xán lạn, sán lá, địa bàn, chăn gối, chặn đầu chặn đuôi, dẫn rượu, đắn đo… Ở các thành phố lớn, việc các giáo viên tự soạn bài tập cho học sinh rất phổ biến, nhưng với một bài tập như thế đã thấy cần phải xem lại.

Cô Nguyễn Thị Tân, một giáo viên tiểu học, cho biết theo yêu cầu học sinh không những biết đánh vần, đọc mà còn phải hiểu được nghĩa của từ, của câu. Trong sách có một số từ, câu không phù hợp, gây khó khăn cho cô trò trong quá trình dạy và học. Ví dụ như từ "ao chuôm" khó hình dung, phải giải thích bằng nhiều cách (tranh, ảnh, theo từ điển – PV), nhưng không phải lúc nào các em cũng hiểu được. Đa phần những từ không phù hợp nằm ở phần ứng dụng.

Lớp 1 là cái mốc quan trọng đối với các bé bắt đầu đến trường, việc học quá sức không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây tâm lý mệt mỏi, ít hứng thú, thậm chí là mặc cảm, tự ti nếu không theo kịp kiến thức. Tuổi này nên vừa học vừa chơi, hơn là ra sức nhồi kiến thức.

Đất Việt

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-557690/chung-ta-dang-bien-tre-em-thanh-vet.htm

Comments