Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Năm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục năm 2012

Posted: 17 Jan 2012 02:27 PM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT cho biết, trong năm 2012, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước sẽ được tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Đó là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất; công tác hợp tác quốc tế.

Năm 2012, Bộ GDĐT sẽ tập trung soạn thảo và anathema hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó ưu tiên các văn bản thực hiện Luật Giáo dục, các nghị quyết của Quốc hội về giáo dục; hoàn thiện dự án Luật Giáo dục ĐH; tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý giáo dục cho địa phương; triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án "Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công"; xử lý nghiêm các vi phạm về thu chi trong các cơ sở giáo dục; tiếp tục tập trung thanh tra thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh, thanh tra việc cam kết thực hiện cam kết thành lập trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, liên kết đào tạo; thanh tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài…

Nhiệm vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, năm 2012, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ngăn chặn bạo lực trong HSSV; tăng cường giải pháp để khắc phục hiện tượng học sinh ngồi sai lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi. Triển khai thực hiện các giải pháp điều chỉnh để tổ chức tốt các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi HSG quốc gia, thi ĐH, CĐ hệ chính quy 2012…

Việc chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, năn 2012, sẽ triển khai thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm giai đoạn 2011-2020; chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện các chuẩn đã anathema hành; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ QLGD; tiếp tục triển khai đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ từ negative đến năm 2020; xây dựng và triển khai đề án về chính sách thu hút chuyên gia Việt Nam trình độ cao ở nước ngoài về tham gia quản lý và triển khai nghiên cứu khoa học, giảng dạy ĐH giai đoạn 2012-2015.

Công tác kế hoạch, tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, sẽ tiếp tục hoàn thiện về cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực tài chính GDĐT; trình Chính phủ anathema hành chương trình mục tiêu quốc gia GDĐT 2011-2015; xây dựng thông tư hướng dẫn về nội dung và cơ chế thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch của ngành và của quốc gia; triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục trong phạm vi cả nước và từng vùng kinh tế trọng điểm; thực hiện đổi mới phương thức giao chỉ tiêu tuyển sinh; trình Chính phủ phê duyệt đề án di dời một số trường ĐH và CĐ từ nội thành thành phố Hà Nội và TPHCM đến các khu quy hoạch…

Năm 2012 cũng sẽ tăng cường việc ký kết các điều ước và thỏa thuận quốc tế về GDĐT; triển khai rà soát, kiểm tra các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài. Tiếp tục thực hiện cử lưu học sinh đi nước ngoài theo các đề án đã được phê duyệt; hoàn thiện quy trình tuyển chọn lưu học sinh đi học nước ngoài. Tập trung thực hiện triển khai, xây dựng các trường ĐH xuất sắc và tiếp tục triển khai đề án hợp tác giáo dục đào tạo Việt Nam – Lào giai đoạn 2011-2020.

HIếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3161/201201/5-nhiem-vu-trong-tam-cua-nganh-Giao-duc-nam-2012-1957731/

Thi hơn 1 năm vẫn chưa có bằng tốt nghiệp!

Posted: 17 Jan 2012 02:27 PM PST

(GDTĐ) – Thi tốt nghiệp từ đầu tháng 12 năm 2010 nhưng đến nay, 150 em học sinh của lớp Kế toán – Tài chính khóa V, hệ trung cấp của trường Trung cấp chuyên nghiệp Kinh tế Kỹ thuật Nam Định (KTKTNĐ) vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp. Vậy đâu là nguyên nhân của sự việc này? Và vấn đề đảm bảo quyền lợi cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp được nhà trường giải quyết như thế nào? Đó là những câu hỏi mà các em học sinh và các bậc phụ huynh đang rất cần trả lời một cách thấu tình đạt lý.

Vừa qua, chúng tôi nhận được đơn thư của phụ huynh học sinh lớp Kế toán – Tài chính khóa V, hệ trung cấp của trường Trung cấp chuyên nghiệp (KTKTNĐ) phản ánh về việc criminal em họ đã trúng tuyển đầu vào của nhà trường năm học 2008-2009; Đến tháng 12 năm 2010 đã được nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp và đã có kết quả nhưng đến negative vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp.

Sự việc trên đã được bà Vũ Thị Nhuần – Chủ tịch HĐQT thừa nhận là có thật. Bà Nhuần giải thích: Thời điểm 150 em học sinh lớp Kế toán – Tài chính trúng tuyển đầu vào, toàn bộ hồ sơ lúc bấy giờ là do ông Trần Mạnh Hiệp, nguyên chủ tịch HĐQT, hiệu trưởng nhà trường quản lý và đến negative vẫn chưa được bàn giao cho lãnh đạo nhà trường đương nhiệm. Trong đó có quyết định trúng tuyển của các em do ông Trần Mạnh Hiệp ký tên. Bởi theo quy chế cấp bằng tốt nghiệp thì quyết định trúng tuyển của nhà trường chính là cơ sở để tiến hành thủ tục cấp bằng tốt nghiệp cho các em.

Bà Nhuần giải thích:  Bà tiếp nhận lãnh đạo và quản lý nhà trường trong bối cảnh ông Hiệp không còn khả năng điều hành do vấn đề về sức khỏe. Trước đó, ông Trần Mạnh Hiệp đã có những biểu hiện sai phạm trong quản lý, điều hành và đã bị cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Nam Định khởi tố về tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Mặt khác, do tuổi cao sức yếu và theo kết quả giám định số 63/11/TgT ngày 16/5 của Viện giám định Pháp y Quốc gia tình trạng sức khỏe của ông Hiệp có biểu hiện tâm thần, tình trạng sức khỏe rất yếu, suy thận do vôi hóa thận phải, nang thận trái và sức khỏe bị giảm do bệnh lý gây nên là 40%.

Bà Vũ Thị Nhuần – Chủ tịch HĐQT trường Trung cấp chuyên nghiệp KTKTNĐ trao đổi với phóng viên về sự việc
Bà Vũ Thị Nhuần – Chủ tịch HĐQT trường Trung cấp chuyên nghiệp KTKTNĐ trao đổi với phóng viên về sự việc

Bà Nhuần cho biết thêm: "Vấn đề chúng tôi đang gặp khó khăn nhất đó là: Ông Hiệp đã làm thất lạc một số tài liệu, trong đó quan trọng nhất là quyết định trúng tuyển của 150 em học sinh này. Trong khi đó, theo quy chế phát bằng cho học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì phải có quyết định trúng tuyển của các em. Đây cũng chính là lý do vì sao việc cấp bằng cho các em bị chậm hơn so với quy định".

Trả lời câu hỏi về các phương án giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho các em học sinh, Bà Vũ Thị Nhuần cho biết: Hiện nhà trường đã cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cho tất cả các em đã thi đỗ tốt nghiệp; giấy chứng nhận này có giá trị đến hết tháng 4 năm 2012. Bên cạnh đó, nhà trường có thể làm tất những việc trong chức năng và quyền hạn để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các em, nhất là khi đi xin việc và học liên thông lên Cao đẳng, Đại học. Cụ thể: Với những cơ quan, doanh nghiệp đòi hỏi bằng gốc khi các em đến xin việc, nhà trường đã gửi công văn, thậm chí là cử lãnh đạo và cán bộ đến cơ quan, doanh nghiệp đó để bảo lãnh cho các em được vào làm việc. Đơn cử như trường hợp của em Đào Duy Hạnh xin việc ở Hải Phòng, grain như 11 em học sinh có nhu cầu học liên thông lên Cao đẳng, Đại học thuộc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhà trường đều có công văn, cử cán bộ đến bảo lãnh cho các em để các em được thi tuyển và học tập.

Giấy chứng nhận tốt nghiệp của các em học sinh lớp Kế toán – Tài chính có hiệu lực đến hết tháng 4 năm 2012
Giấy chứng nhận tốt nghiệp của các em học sinh lớp Kế toán – Tài chính có hiệu lực đến hết tháng 4 năm 2012

Bà Nhuần cũng cho biết thêm: Hiện nay, tình trạng sức khỏe của ông Trần Mạnh Hiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, cứ đà này thì việc bàn giao một số giấy tờ liên quan giữa ông Hiệp với lãnh đạo nhà trường sẽ được thực hiện trước khi giấy chứng nhận tốt nghiệp hết hiệu lực. Bà khẳng định: Nhà trường sẽ quyết tâm hoàn thiện tất cả thủ tục liên quan cần thiết để cấp bằng tốt nghiệp cho các em ngay trong tháng 2 tới đây./.

 Sỹ Điền

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201201/Thi-hon-1-nam-van-chua-co-bang-tot-nghiep-1957819/

Bảy nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn cơ quan Bộ năm 2012

Posted: 17 Jan 2012 02:27 PM PST

(GDTĐ) – Ngày 16/1, Công đoàn cơ quan Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị  tổng kết  hoạt động công đoàn năm 2011 và triển khai  phương hướng hoạt động năm 2012. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Phó chủ tịch CĐ GDVN Hồ Thị Lam Trà cùng đại diện CĐ cơ quan Bộ, công đoàn bộ phận đã tham dự hội nghị.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội nghị

Công đoàn cơ quan Bộ GD-ĐT là CĐ trực thuộc CĐGDVN với tổng số 738 công đoàn viên sinh hoạt tại 34 công đoàn bộ phận và 2 công đoàn cơ sở thành viên.Theo chủ tịch CĐ cơ quan Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Phương, năm 2011, CĐ cơ quan Bộ đã thực hiện tốt các chức năng của tổ chức công đoàn, thực sự là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan Bộ (CĐ đã thực hiện trợ cấp khó khăn, chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn khi ốm đau, hoạn nạn…).

Năm 2011 là năm  ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật của CĐ cơ quan Bộ. Đó là Lễ tuyên dương khen thưởng HS giỏi tiêu biểu năm học 2010-2011 cho 408 em. Công đoàn Bộ cũng phối hợp với NXBGD tặng 440 bộ sách giáo khoa cho criminal em cán bộ công chức trong cơ quan Bộ. Hoạt động nữ công, văn nghệ- thể thao cũng diễn ra sôi nổi thông qua việc tham gia các cuộc thi Duyên dáng công sở năm 2011, Liên hoan tiếng hát giáo viên toàn quốc lần thứ 3, Giải quần vợt Người GV nhân dân…

Đặc biệt, trong năm 2011, CĐ cơ quan Bộ đã thực sự ghi dấu ấn qua việc tổ chức hội thảo CĐ cơ quan Bộ với việc thực hiện văn hoá công sở và Lễ quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản. Theo Chủ tịch CĐ cơ quan Bộ Phạm Ngọc Phương, 14 ý kiến tham gia hội thảo đã "xới" lên thực trạng văn hoá công sở và việc thực hiện nếp sống văn hoá để mỗi đoàn viên công đoàn, cán bộ công chức nâng cao ý thực thực hiện tốt hơn nữa văn hoá công sở trong cơ quan Bộ.

Chủ tịch CĐ cơ quan Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Phương tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn năm 2011.
Chủ tịch CĐ cơ quan Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Phương tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn năm 2011.

Năm 2012, với khẩu hiệu hành động "Đoàn kết, đổi mới nâng cao chất lượng hiệu qủa hoạt động công đoàn", CĐ cơ quan Bộ GD-ĐT  đề ra 3 mục tiêu với 7 nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ công chức và người lao động tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; Tổ chức tốt các ngày lễ lớn; Công đoàn trực thuộc cần phối hợp với chuyên môn đồng cấp thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới quản lý trong đơn vị, góp phần đổi mới sự nghiệp GD-ĐT trên các mặt tổ chức và quản lý. Tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện pháp luật, đường lối, chủ trương chính sách chế độ liên quan đến CBVC; Chăm lo đời sống, tích cực tác động để đảm bảo điều kiện làm việc cho CBCC, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CBCC, người lao động; Tiếp tục nâng cao trách nhiệm chủ động trong hoạt động của các công đoàn trực thuộc nhằm xây dựng tổ chức CĐ cơ sở vững mạnh theo hướng đổi mới nội dung và phương hướng hoạt động; Tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng và giới thiệu quần chúng tích cực cho Đảng bồi dưỡng và kết nạp; Làm tốt công tác thi đua khen thưởng cuối năm, kịp thờivà đúng đối tượng nhằm động viên khích lệ thi đua trong toàn cơ quan.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đánh giá cao hoạt động của CĐ cơ quan Bộ trong năm 2011. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, toàn ngành đang nỗ lực triển khai thực hiện NQ Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là thực hiện "Đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam", do vậy, CĐ cơ quan Bộ phải phát huy sức mạnh của mình trong việc góp ý, xây dựng kế hoạch, đề án do Bộ đề ra. Đồng thời,  CĐ cơ quan Bộ cần  thực hiện tốt hơn nữa quy chế dân chủ cơ sở để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CBVC- người lao động, qua đó nhanh chóng giải quyết những khúc mắc ngay tại cơ sở.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng chỉ đạo CĐ cơ quan Bộ cần tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục- thể thao, đặc biệt là thường xuyên giao lưu với các cơ sở để trao đổi kinh nghiệm, gắn bó hơn với cơ sở.  Tăng cường giới thiệu quần chúng ưu tú để tăng cường lực lượng cho Đảng…

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201201/Cong-doan-co-quan-Bo-GDDT-tong-ket-hoat-dong-nam-2011-1957799/

Chật vật lo quà Tết cho giáo viên

Posted: 17 Jan 2012 02:27 PM PST

- Năm nay, hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, TP.HCM lại cố gắng dành những
phần thưởng Tết cho các giáo viên. Xoay xở để có tiền lo Tết cho thầy cô, nguồn
thưởng cũng vì thế rất phong phú: quỹ hội phụ huynh, từ thành phố, quỹ ủng hộ
giáo dục vùng khó khăn,…rồi đến cả các thầy cô tự tạo quỹ cho mình qua các hội
chợ xuân…

 


Giáo viên mẫu giáo TP HCM tổ chức hội chợ Xuân để tạo quỹ.

 

TP. Hồ Chí Minh: 900.000 đồng/ giáo viên

Năm nay, mỗi giáo viên của TP HCM sẽ được chi quà Tết Nhâm Thìn 2012 là
900.000 đồng/người. Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các đơn vị giáo dục thực hiện ngay
việc chi quà Tết cho cán bộ giáo viên, công nhân viên, báo Thanh Niên thông báo
tin vui.

Kinh phí quà tết đều nằm trong dự toán kinh phí năm 2012 của các đơn vị. So
với Tết Tân Mão năm 2011, quà Tết của giáo viên tăng lên 200 nghìn đồng.

Báo Dân trí chia sẻ thông tin, một số giáo viên trong các đơn vị giáo dục
thuộc TP.HCM được hưởng mức thưởng lên đến 15-30 triệu đồng. Những đơn vị cân
đối thu chi tốt có thể thưởng 5 triệu đồng, nhưng những người được hưởng như vậy
quá ít. Đặc biệt, với giáo viên mầm non, nhiều người không có thưởng Tết.

Vì vậy, nhiều trường mẫu giáo ở TP HCM đã tổ chức những "Hội chợ mùa xuân" để
các cô giáo bày bán thực phẩm grain đấu giá những sản phẩm do mình làm ra, tìm
nguồn thu để giáo viên có cái Tết ấm áp hơn.

Một số trường đặt hi vọng vào quỹ phụ huynh với mức "an ủi" 100 nghìn
đồng/người. Tuy khó khăn và quỹ thưởng có hạn, nhiều trường vẫn mạnh dạn đưa vào
danh sách đội ngũ vệ sinh, phục vụ hợp đồng ngoài để có chút quà động viên họ
gắn bó với trường.

Hà Nội: Cao nhất là 2 triệu đồng

Tuy nhiên mức thưởng cao nhất này Sở GD-ĐT Hà Nội dành Tết những giáo viên có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các quận, huyện trong ngành.

Thông tin trên Dân trí cho biết, Tết Nhâm Thìn, 145 thầy cô giáo ở 29
quận, huyện trong ngành giáo dục thủ đô có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ được
nhận mức trợ cấp cao nhất là 2 triệu đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng/người.

Để có nguồn kinh phí hàng năm giúp các thầy cô giáo có một cái Tết sung túc
hơn, Giám đốc Sở GD-ĐT và Thường trực Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội đã thống
nhất cùng với nguồn Quỹ xã hội của công đoàn ngành, Ngành GD-ĐT Hà Nội trích từ
nguồn Quỹ ủng hộ giáo dục vùng khó khăn được Ngành phát động năm 2011 để hỗ trợ
cho những nhà giáo thủ đô có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết nguyên
đán Nhâm Thìn 2012.

Mỗi năm, để lo quà tết cho giáo viên, các trường, đặc biệt là các trường mầm non phải
có kế hoạch chi tiêu chắt chiu từ đầu năm. Có trường còn chia sẻ, tiền thưởng
Tết chủ yếu là số dôi dư do các giáo viên … nghỉ việc. Những chuyện trong cùng
một trường nhưng có người "ấm", người "lạnh" đôi khi cũng phải chấp nhận.

Dù ít ỏi nhưng những giáo viên ở thành phố còn được hưởng chút ấm áp của tiền
thưởng Tết. Còn với nhiều vùng cao, không chỉ đời sống giáo viên khó khăn, lương
hợp đồng ít ỏi mà tiền thưởng tết vẫn là một khái niệm xa lạ. Quà tết với các
thầy cô có khi chỉ là cân hạt dưa, gói hướng dương hay…nửa cân mì chính cũng đã
là quý giá.

  • Nguyễn Hường (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/57384/chat-vat-lo-qua-tet-cho-giao-vien.html

Thi chứng chỉ Cambridge ESOL cho HS Tiểu học

Posted: 17 Jan 2012 02:25 PM PST

(GDTĐ) – Ngày14/01/2012, VPBox, cơ quan đại diện Phonics-LBUK Việt Nam (đại diện chính thức của Đại học Cambridge ESOL UK tại Việt Nam với mã số VN 255) đã phối hợp với Trung tâm khảo thí trường Đại học Cambridge  ESOL tại Việt Nam tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ Cambridge ESOL Young Learners English (YLE – Tiếng Anh cho trẻ em) cho học sinh tiểu học các tỉnh phía Bắc. 


Nghe xướng danh vào phòng thi (Ảnh: gdtd.vn)

Kỳ thi lấy chứng chỉ Quốc tế Cambridge Young Learners English (YLE) là kỳ thi được thiết kế dành cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi, phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp tiểu học tại Việt Nam, với 3 phần thi chính: Nghe, Đọc hiểu/Viết, Nói.


Chị Vân Anh (Vĩnh Phúc) phụ huynh một học sinh Phonics (Ảnh: gdtd.vn)

Chị Vân Anh, cán bộ phòng Quan hệ Quốc tế một trường Cao đẳng tại thành phố Việt trì, Phú Thọ, phụ huynh của cháu Lê Minh Phương, học sinh lớp 4, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Tp Việt Trì vui vẻ cho biết, với góc độ một phụ huynh, nhận thức tiếng Anh là cầu nối, là phương tiện quan trọng để mỗi người có thể phát triển tốt hơn trong thời đại ngày negative nên chị rất khuyến khích khi criminal đam mêm môn học này. Bản thân chị rất quan tâm đến những cuộc thi vì đây là cơ hội cọ xát của các con, để các criminal rèn sự tự tin, tự chủ và kiểm tra kiến thức.


GV Lê Thị Thư và HS Đinh Quốc Vượng, TH Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Ảnh: gdtd.vn)


Em Triệu Thị Ngọc Minh , HCV Olympic tiếng Anh Phonics cấp TH toàn quốc lần 2 (Ảnh: gdtd.vn)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201201/Thi-chung-chi-Cambridge-ESOL-cho-HS-Tieu-hoc-1957776/

Bài học đắt giá

Posted: 17 Jan 2012 02:25 PM PST

Sổ tay:

Bài học đắt giá

TT – Uất ức, phải đi viện điều trị, rơi vào tình trạng hoảng loạn hoặc có những phản kháng tiêu cực. Đó là những hệ lụy đã xảy ra với nhiều học sinh khi phải chịu áp lực giội xuống từ giáo viên. Riêng lần này, một nữ sinh Trường THPT Đông Quan, Thái Bình đã phản kháng bằng cái chết trên sân trường.

Học sinh nhảy lầu tự tử:  Cô giáo bị tạm đình chỉ giảng dạy

Trách nhiệm của cô giáo đến đâu trong việc nữ sinh nhảy lầu tự tử chắc chắn công an sẽ điều tra làm rõ. Nhưng qua câu chuyện này có rất nhiều điều phải suy nghĩ.

Trong cuộc đời mỗi người sẽ còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng nữ sinh này đã không thể vượt qua được trở ngại khi ngồi trên ghế nhà trường. Chương trình học luôn quá tải, nhưng phần đông học sinh vẫn không có được những kỹ năng sống cần thiết, những kỹ năng có thể giúp các em vượt lên trở ngại, biết cách tự vệ và biết hành xử đúng. Còn các nhà giáo phải chịu rất nhiều áp lực, nhưng một bộ phận lớn các nhà giáo lại phải dồn tâm sức không đáng vào những việc không cần thiết để xao nhãng những việc không thể thiếu trong đời làm nghề. Những nơi đào tạo nhà giáo, những nhà quản lý giáo dục ở cấp phổ thông dường như cũng đang đặt sự quan tâm của mình chệch hướng.

Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho giáo viên, học sinh. Chúng ta cần một cái nhìn rộng hơn. Trước hết, ngành sư phạm cũng cần phải nhìn vào thực tế này để điều chỉnh nội dung đào tạo, trong đó việc cung cấp kiến thức cho giáo sinh không phải là nhiệm vụ số một và duy nhất. Đối với học sinh phổ thông, việc dạy các em cách ứng xử, truyền cho các em niềm tin vào cuộc sống quan trọng hơn. Không chỉ hiểu tâm lý học sinh, biết cách thuyết phục mà các nhà giáo phải học lấy lòng kiên nhẫn và độ lượng. Sự phản chiếu điều đó từ thầy, cô giáo mới là bài học quý giá đối với các em học sinh.

Tuy vậy, bên cạnh những yêu cầu khắt khe, các nhà giáo cũng cần được hỗ trợ để giải tỏa những áp lực. Trên thực tế có hàng trăm nỗi lo đối với giáo viên, nỗi lo cơm áo gạo tiền khi lương nhà giáo không đủ sống, nỗi lo bị cấp trên khiển trách, nỗi lo phải có thành tích, phải đảm bảo chất lượng. Những nỗi lo biến thành áp lực khiến nhiều thầy cô giáo không kiểm soát được thái độ, hành vi của mình.

Lâu nay, mỗi khi chuyện cô giáo gây tổn thương thân thể, tinh thần của học sinh bị công khai, phần đông dư luận bày tỏ sự phẫn nộ đối với các nhà giáo. Cách thể hiện cảm xúc này vô hình trung càng khiến criminal trẻ bị thương tổn hơn và mất niềm tin vào thầy cô giáo. Từ những câu chuyện đau lòng, cũng phải được xem xét từ chính các em học sinh và môi trường giáo dục trong gia đình. Dựa dẫm, đổ lỗi cho người khác là thói quen hình thành trong một bộ phận học sinh, bởi khi có bất cứ điều gì xảy ra các em cũng không phải chịu trách nhiệm, không phải đương đầu.

Thái độ bất hợp tác và phản giáo dục của nhiều bậc phụ huynh không chỉ làm hại criminal trẻ mà cản trở mục đích giáo dục của các thầy, cô giáo. Nó thêm một thứ áp lực khiến công việc của những người thầy giống như việc đi trên một criminal đường chênh vênh giữa hai khoảng sáng, tối, sơ sểnh là trượt ngã.

VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/474144/Bai-hoc-dat-gia.html

Sôi động vẽ tranh phòng chống bạo lực học đường

Posted: 17 Jan 2012 02:24 PM PST

Sau màn khai mạc giới thiệu về hội thi cũng như những quy định trong lúc thi vẽ, các “học sĩ” nhí tọa ngay tại chỗ để bước vào phần tranh tài. Mỗi em mỗi góc, với nhiều tư thế làm "họa sĩ" khác nhau đã làm cho không khí của hội thi trong ngày cận Tết sôi động hẳn lên.

Nhiều em học sinh khác cũng có những ý tưởng qua các bức tranh như: học sinh đánh nhau bị thầy cô bắt phạt; học sinh đánh nhau được bạn bè can ngăn; trường học phối hợp cùng phụ huynh tổ chức những buổi giáo dục học đường… Tất cả ý tưởng của các em đều thể hiện những mặt tích cực của "tuổi ăn, tuổi mới lớn".







Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-557208/soi-dong-ve-tranh-phong-chong-bao-luc-hoc-duong.htm

Hà Nội đổi giờ học từ tháng 2

Posted: 17 Jan 2012 02:24 PM PST

- Từ ngày 1/2 /2012, các trường học, tổ chức, cơ quan, trung tâm thương mại ở 10 quận và 2 huyện thuộc TP Hà Nội sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm. Theo giờ mới, học sinh và giáo viên sẽ có thời gian ở trường nhiều hơn.

Với ngành giáo dục, các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở sẽ học từ 8h và kết thúc vào 17h, muộn hơn khoảng 1h so với thời gian biểu hiện tại. Vì vậy, các trường sẽ bố trí giáo viên, cán bộ, công nhân viên tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý đến 17h30 hàng ngày.

Các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông bắt đầu học trước 7 giờ và kết thúc sau 19h.

Thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức trung ương, thành phố, quận huyện, xã, thị trấn vẫn làm việc từ 8h và kết thúc vào 17h. Các trung tâm thương mại (trừ ngân hàng tài chính) bắt đầu làm việc từ 9h và kết thúc sau 19h.

Nhà máy, xí nghiệp làm theo ca. Lực lượng vũ trang vẫn làm việc theo giờ hiện tại.

Sang năm mới, TP Hà Nội dự định có nhiều kế hoạch và giải pháp cho tình hình giao thông như hạn chế phương tiện cá nhân, phân làn, đầu tư cầu đường,…

Nguyễn Hường

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/57389/ha-noi-doi-gio-hoc-tu-thang-2.html

Comments