Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thế hệ dây đàn

Posted: 11 Jan 2012 06:27 AM PST

Có những lúc giật mình nhìn lại, thấy bản thân đang trong trạng thái căng như dây đàn. Nhìn sang bạn bè xung quanh cũng không khá hơn – hình như ai cũng đang là dây đàn. Tự hỏi: Thế hệ dây đàn rồi sẽ đi về đâu?

Vài hôm nay, tôi viết một bài về những gương mặt xuất sắc, được làm sếp khi còn là sinh viên. Họ có một điểm chung dễ đoán vô cùng: Thiếu thời gian. Họ thiếu thời gian ngủ, thời gian ăn, còn thời gian chơi, thời gian yêu là thứ xa xỉ. Họ có một hậu quả chung dễ biết là stress, là trầm cảm, là căng như sợi dây đàn và cũng dễ đứt như sợi dây đàn.

Bạn tôi là một sinh viên giỏi. Cậu ấy thích học, nên học giỏi chẳng có gì đáng bàn. Nhưng thành tích học tập, kiến thức tiếp thu được, và những tin tưởng của lãnh đạo khi đi làm phải đánh đổi bằng những ngày tháng triền miên vùi đầu vào sách vở, tiết kiệm thời gian và kiểm soát tâm trí để không bị cám dỗ bởi những thứ mà người trẻ tuổi nào cũng có quyền bị cám dỗ, như giải trí, tình yêu, grain đơn giản là lười một chút. Bạn tôi vẫn đang cần mẫn trên criminal đường của cậu ấy, tôi đoán thế, vì cũng đã lâu rồi không trò chuyện nhiều.

Tôi biết hai bạn sinh viên không chỉ học giỏi mà còn tài năng và đam mê. Tôi ngồi trò chuyện với một bạn mà muốn rơi nước mắt, vì sao em làm được nhiều như thế với 24h mỗi ngày và dáng vóc bé nhỏ, mảnh khảnh thế kia.

Tôi ngồi trò chuyện với một bạn thì thở dài âm thầm, vì em nói bận lắm và chặng đường tương lai của em còn dài, nhiều khó khăn nên chưa định có người yêu. Em cũng hào hứng khoe với tôi là em rất chăm đọc báo để cập nhật tình hình tin tức. Nhưng cuộc sống trên báo chưa bao giờ là cuộc sống thật, vì nó đã được phản ánh bằng mắt nhìn chủ quan của nhà báo, phóng viên nào đó rồi. Tôi khâm phục hai em, nhưng cũng buồn vì những gì các em phải đánh đổi. Tôi tin rằng các em không thấy mình phải đánh đổi gì nhiều, nhưng tôi ước gì cuộc sống của các em cân bằng hơn.

Bạn tôi có một kẻ đãng trí, đến nỗi mà giao hẹn việc gì tôi cũng thắc thỏm bởi 80% là cậu ấy sẽ lại quên. Thế mà đến tận hôm nay, lôi cậu ấy ra hỏi vài câu gọi là phỏng vấn, tôi mới giật mình, vì hóa ra cậu ấy là một dây đàn căng đến mức dễ đứt nhất. Nếu một ngày chỉ ngủ vài ba giờ, ăn một bữa, khối lượng công việc khổng lồ, và sức ép từ khách hàng, tiền nong, cuộc sống là “bạn truyền kiếp”, có lẽ chẳng ngạc nhiên nếu bạn tôi bị stress, thậm chí trầm cảm. Cậu bạn này nhỏ hơn tôi 2 tuổi, nhưng bị nói là nhìn già hơn tôi 8 tuổi. Dĩ nhiên đây là câu nói vui, nhưng cũng tạm đủ để biết làm một dây đàn như cậu phải trả giá những gì.

Tôi khâm phục những dây đàn vì đam mê của mình mà dám căng ra, dẫu biết rằng chùng xuống một chút sẽ dễ dàng hơn. Dây đàn chùng chẳng bao giờ làm được một bản nhạc hay, nhưng dây đàn căng quá thì dễ đứt. Tôi từng thương cậu bạn thứ nhất vì cậu chọn làm dây đàn. Tôi đã thương hai sinh viên thứ 2 và 3, vì các em đam mê và nghị lực đến vậy. Tôi đã ngồi đỏ hoe mắt thương cậu bạn thứ 4 vì phải nhờ đến công việc tôi mới thấu hiểu mức độ nỗ lực mà cậu đã, đang và sẽ còn phải bỏ ra.

Tôi biết, ai cũng là một dây đàn của cây đàn xã hội, cũng mong muốn có được những tiếng nhạc grain nhất cho bài hát cuộc đời. Nhưng mỗi người chọn một nỗ lực khác nhau và độ căng khác nhau. Bản nhạc grain nhất sẽ được làm nên từ những dây đàn căng mà không đứt.

Mong cho tất cả những dây đàn đang gồng mình để căng, mong cho chính bản thân mình luôn nỗ lực không ngừng, nhưng không bao giờ để bị đứt!

(Theo Cóc đọc)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/56506/the-he-day-dan.html

Ủy trách nhiệm chất lượng thi tốt nghiệp cho sở

Posted: 11 Jan 2012 06:27 AM PST

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, thực tế cho thấy việc "thi
cụm, chấm chéo, tăng cường thanh tra ủy quyền" không phải là giải pháp lâu dài
có thể giải quyết dứt điểm tiêu cực. Do vậy, thi tốt nghiệp năm 2012 Bộ chịu
trách nhiệm ra đề chung còn khâu tổ chức, chấm thi…giao địa phương.

Giám đốc Sở phải đối chất với tỉnh về chất lượng


Trao đổi với các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Thi cử
có nghiêm grain không phải nhìn vào hai khâu. Thứ nhất là việc dạy học phải
nghiêm, phải có giải pháp tốt, phù hợp để thúc đẩy chất lượng giáo dục, cung cấp
đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp tự tin bước vào kỳ thi. Thứ hai
là đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục ở các cơ sở.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển

Dù không thừa nhận “thi cụm, chấm chéo” thất bại nhưng khi đánh giá về giải
pháp "thi cụm, chấm chéo và tăng cường thanh tra ủy quyền", Bộ GD-ĐT đã nhận
định các giải pháp trên ít hiệu quả trong việc chấn chỉnh kỷ cương kỳ thi. Ở
khâu chấm thi, chỉ nên anathema hành hướng dẫn chấm, barem điểm chặt chẽ và yêu cầu
các địa phương đảm bảo đúng quy trình chấm thi.

Còn "giải pháp thi cụm" thực tế gây phiền phức, tốn kém cho phụ huynh, học sinh,
nhưng không thể ngăn ngừa được tiêu cực nếu các địa phương không tự giác và
không phải chịu trách nhiệm. Thanh tra từ các trường ĐH-CĐ cắm chốt tại các địa
phương cũng không chủ động, lệ thuộc vào địa phương và không hiệu quả.

Bộ không thể thực hiện cách này cách kia để mong giảm bớt tiêu cực mà chỉ nên
là cơ quan tạo cơ chế cho các địa phương phải làm nghiêm. Bởi nếu địa phương
không phải tự chịu trách nhiệm, nếu không muốn làm nghiêm, họ có thể che đi hết
những tiêu cực mà Bộ không kiểm soát được.

Trả lời câu hỏi báo Tuổi trẻ nêu “theo thứ trưởng, "thi cụm, chấm chéo" không
hiệu quả? Từ chỗ "kiểm soát toàn bộ các khâu" đến chỗ giao chủ động quá nhiều,
bộ có quá mạo hiểm không?”
Thứ trưởng khẳng định, rút kinh nghiệm từ thực tế
các kỳ thi đã qua và Bộ thấy cần có những điều chỉnh.

Giao chủ động cho địa phương không có nghĩa là bộ buông lỏng, mà để những
người đứng đầu ngành giáo dục của các địa phương phải chịu trách nhiệm về kỷ
cương kỳ thi, từ đó chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục.

Đồng thời, giao chủ động cho địa phương thì phải chấp nhận có nơi làm không
nghiêm. Nhưng đó chỉ là tạm thời. Về lâu dài họ sẽ phải coi trọng chất lượng
thật. Người đứng đầu ngành giáo dục ở các địa phương sẽ phải đối chất, giải
thích với chính lãnh đạo các tỉnh, thành và người dân ở địa phương nếu không có
giải pháp duy trì chất lượng giáo dục.

Nếu chất lượng giáo dục không tương ứng với kết quả thi tốt nghiệp, giám đốc
sở GD-ĐT phải chịu trách nhiệm với lãnh đạo tỉnh, thành, các chủ tịch hội đồng
coi thi, chấm thi sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở.

Bộ vẫn ra đề chung

Nhiều ý kiến thắc mắc, đã chủ trương "giao chủ động để các địa phương chịu
trách nhiệm với kỳ thi", vì sao Bộ không giao cho các địa phương tự ra đề thi,
tùy theo trình độ học sinh các vùng miền khác nhau, các tỉnh, thành có thể ra đề
thi ở mức độ phù hợp?.

Theo Thứ trưởng, Bộ ra đề thi với quy trình chặt chẽ nhưng những năm qua vẫn
có những sai sót. Việc để các địa phương tự ra đề càng khó tránh khỏi sai sót,
không đảm bảo tính bảo mật. Trên thực tế, với việc "tự ra đề" ở các kỳ thi, kiểm
tra cấp trường, sở, không ít địa phương cũng để xảy ra sự cố sai sót, ra đề quá
trình độ học sinh, lộ đề…

Hơn nữa, việc Bộ GD-ĐT quyết định sẽ tiếp tục ra đề thi chung cho toàn quốc
trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2012 là muốn học sinh cả nước được đánh giá trên một
mặt bằng chung. Với mặt bằng chung đó, sẽ dễ dàng nhìn thấy những nơi nào mạnh,
nơi nào còn bất cập để điều chỉnh, khắc phục.

Học sinh thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Lê Anh Dũng

Năm nay, cách thức ra đề thi được Bộ GD-ĐT xem như một giải pháp để quản lý
chất lượng thi cử đảm bảo thực chất, khách quan. Cách thức ra đề được quán triệt
làm sao để phản ánh được chất lượng dạy học, hướng tới đánh giá đúng năng lực
của học sinh, kiến thức cũng đòi hỏi sát với thực tế hơn.

Đề thi có ít nhất 50% yêu cầu học sinh phải hiểu và vận dụng được kiến thức,
hiểu và ghi nhớ nhiều nhất là 50%. Tuy nhiên, theo từng năm, tỷ lệ này sẽ phải
có sự thay đổi, phần vận dụng kiến thức sẽ phải tăng lên. Tất nhiên, với yêu cầu
của kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đề thi vẫn phải đảm bảo để HS có học lực trung
bình làm được bài thi ở mức đạt yêu cầu tốt nghiệp.

Đề vẫn tiếp tục có 2 phần: bắt buộc và tự chọn. Đối với các môn toán, vật lý,
hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn sẽ bao gồm 2 phần:
phần chung cho tất cả thí sinh sẽ được ra theo nội dung giao thoa giữa 2 chương
trình chuẩn và nâng cao; phần riêng sẽ ra theo từng chương trình: chuẩn và nâng
cao. Tuy nhiên, thí sinh được tùy chọn một phần riêng để làm bài, không bắt buộc
học theo chương trình nào phải làm đề dành riêng cho chương trình đó.

“Sẽ không có bất cứ tài liệu ôn thi nào do Bộ hoặc các cơ quan chức năng
của Bộ ấn hành”
– Thứ trưởng khẳng định. Cấu trúc đề thi từng môn dễ gây ra
tình trạng đoán mò hoặc gây cho học sinh hiểu rằng thi vào phần này hoặc phần
kia. Sách giáo khoa là tài liệu ôn thi tốt nhất, còn học sinh muốn tham khảo
thêm tài liệu nào là tùy quyền lựa chọn của các em chứ Bộ không đặt ra bất cứ
yêu cầu nào.

“Trong tháng 3, Bộ mới công bố các môn thi chính thức. Việc ôn thi phải
thực hiện trong cả quá trình dạy và học, chứ nếu chỉ một vài tháng mới học ngày,
học đêm thì cho thấy cả quá trình học tập có "vấn đề"”
 - lời Thứ
trưởng.

Bên cạnh đó, thi tốt nghiệp năm 2012 Bộ sẽ không có thanh tra cắm chốt tại các
địa phương nhưng sẽ có những đoàn thanh tra lưu động. Những đoàn thanh tra này
sẽ làm việc độc lập và không báo trước địa điểm sẽ đến. Bộ GD-ĐT vẫn thực hiện
hậu kiểm nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra ở các khâu coi thi, chấm thi.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/56536/uy-trach-nhiem-chat-luong-thi-tot-nghiep-cho-so.html

Ngày mai (11/1), 4161 TS bắt đầu kỳ thi HSG quốc gia 2012

Posted: 10 Jan 2012 05:32 PM PST

(GDTĐ)-Chiều negative (10/1), ông Trần Văn Nghĩa – Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, có tổng số 4161 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia 2012.

Cụ thể, môn Toán và môn Lý cùng có 496 thí sinh, môn Hóa có 524 thí sinh, môn Sinh: 538, môn Tin:421, môn Văn:512, môn Sử:489, môn Địa:496 thí sinh, còn lại là ngoại ngữ:Anh, Pháp, Nga, Trung.

Cũng theo ông Trần Văn Nghĩa, để phục vụ cho kỳ thi, số giám thị được điều động là 1233 người.

Riêng đội tuyển Thủ đô năm 2012 có tổng số 156 thí sinh tham ra, trong đó, rường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam là đơn vị có nhiều HS tham gia nhất.

Kì thi học sinh giỏi năm negative sẽ diễn ra vào ngày 11 và 12/1 tới với nhiều đổi mới trong quy chế, như các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.

Đặc biệt, từ năm 2012, học sinh đạt giải trong kỳ thi ngoài việc được cấp giấy chứng nhận và được khen thưởng, được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng.

Để đảm bảo an toàn cho kì thi túc Bộ GDĐT đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy chế thi; nhấn mạnh, tuyệt đối không cử những người tham gia tập huấn, luyện thi cho các đội tuyển dưới bất kì hình thức nào tham gia công tác chuyên môn của kì thi.

Bộ GDĐT cũng đã có bổ sung hướng dẫn tổ chức thi nói các môn ngoại ngữ. Mỗi thí sinh thực hiện phần thi này trong 10 phút (không kể thời gian bắt thăm đề), gồm 7 phút chuẩn bị câu trả lời và 3 phút trả lời để ghi âm (kể cả thời gian đọc mã số đề thi và nội dung đề thi).
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201201/Ngay-mai-11/1-4161-TS-bat-dau-ky-thi-HSG-quoc-gia-2012-1957652/

Comments