Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khó tìm giảng viên tiếng Anh

Posted: 07 Jan 2012 06:12 AM PST

Tại ĐH Quốc gia TPHCM, số giảng viên từng học tập, sinh sống tại các nước bản ngữ tiếng Anh hoặc có chứng chỉ quốc tế về giảng dạy tiếng Anh chỉ chiếm 13%

 


Giờ học tiếng Anh tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐH Quốc gia TPHCM.

Thỉnh giảng là chính

Để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2020 đa số sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ, tương đương với trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ngữ và bậc 5 đối với sinh viên chuyên ngữ, các trường ĐH cần một lượng giảng viên đông đảo vừa đạt chuẩn về năng lực tiếng Anh vừa giỏi chuyên môn. Nhưng thực tế, các trường rất khó tuyển nguồn giảng viên này nên hầu hết phải sử dụng giảng viên thỉnh giảng là chính.

Tại ĐH Quốc gia TPHCM, năm 2009, 5 trường ĐH thành viên có gần 54.000 sinh viên nhưng chỉ có 184 giảng viên tiếng Anh, trong đó giảng viên cơ hữu chỉ có 53 người, chiếm chưa đến 30%. Trường ĐH Công nghệ Thông tin chỉ có 4 giảng viên tiếng Anh cơ hữu (5 thỉnh giảng), Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: 10 cơ hữu (46 thỉnh giảng), Trường ĐH Bách khoa: 18 cơ hữu (44 thỉnh giảng)…

Một số trường ĐH đào tạo chương trình quốc tế thì nhân lực giảng viên tiếng Anh càng cấp bách hơn. Theo bà Nguyễn Thúy Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế của Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, xu hướng phổ biến hiện negative là sử dụng giảng viên bản ngữ nhưng rất khó tìm giảng viên bản ngữ có bằng cấp và chứng chỉ giảng dạy được công nhận, nếu có thì chi phí để mời lực lượng giảng viên này rất lớn.

Ông Bùi Xuân Lâm, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, cũng cho rằng để dạy tiếng Anh hiệu quả thì cần nguồn giảng viên nước ngoài và giảng viên người Việt tốt nghiệp từ các nước nói tiếng Anh. Thế nhưng, để mời được nguồn giảng viên này thì trường phải cân nhắc đến năng lực tài chính và thực tế cũng không dễ để mời được họ. Tại ĐH Quốc gia TPHCM, số giảng viên từng học tập, sinh sống tại các nước bản ngữ tiếng Anh hoặc có chứng chỉ quốc tế về giảng dạy tiếng Anh chỉ chiếm 13%.

Đào tạo thêm chuyên ngành

Đề án cũng yêu cầu triển khai chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, chuyên ngành và chuyên sâu ở một số ngành trọng điểm năm cuối bậc ĐH, bắt đầu với khoảng 20% sinh viên và tăng dần tỉ lệ hằng năm.

Tuy nhiên, đại diện các trường cho biết thực tế giảng viên chuyên ngành thường không thông thạo ngoại ngữ, còn giảng viên ngoại ngữ lại không thông thạo chuyên ngành. Do vậy, giảng viên giỏi tiếng Anh đã thiếu mà vừa giỏi tiếng Anh vừa có chuyên môn lại càng ít hơn.

Đại diện Trường ĐH Hà Nội cho biết sau khi triển khai giảng dạy tiếng Anh ở 6 chuyên ngành, khó khăn nhất chính là việc tuyển giảng viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Do đặc thù công việc nên công sức của giảng viên phải bỏ ra nhiều trong khi thù lao theo giờ giảng không cao mà sự thu hút của thị trường quá lớn. Một giảng viên dạy chuyên ngành kế toán bằng tiếng Anh tại Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch của Trường ĐH Hà Nội có chứng chỉ hành nghề của Tổ chức ACCA (Anh) có thể dễ dàng có thu nhập hơn 40 triệu đồng/tháng khi làm kiểm toán cho công ty nước ngoài, trong khi dạy ở trường ĐH chỉ được 4-5 triệu đồng/tháng.

 

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-554558/kho-tim-giang-vien-tieng-anh.htm

Bài viết ngắn về hậu quả dài

Posted: 07 Jan 2012 06:12 AM PST

– Sinh viên y khoa "mua điểm – thành "bác sĩ" phẫu thuật, sẽ cắt nhầm thận,
thậm chí cắt tất tật thận; kỹ sư sắp ra trường bách khoa "đút" giảng viên – xe
máy lại cháy; sinh viên cầu đường "đi thày": đường sạt lở, cầu sụp.


Một ngày cuối năm, tôi nhập một hội "trí ngủ", ngồi nói chuyện giáo dục. Chị
Lady Borton người Mỹ bảo trường học ở Việt Nam và ở Mỹ chỉ có một khác biệt:
"Trường ở Việt Nam dạy đút lót, còn trường Mỹ không dạy…".

Nghĩ nhức cả đầu. Bật ti vi lên. Bản tin bắt đầu bằng chuyện máy brook ở Nga lại rơi.
Sau đó, đến tin một sinh viên trường Hàng không Nga nhất định không chịu trả tiền
"đi thày" (dù là rất ít), và rơi vào tình trạng bị cô lập, vì tất cả mọi người
đều nghĩ khác anh ta. Người bạn Nga của tôi nói: "Máy brook cũ quá vẫn dùng thì
rơi. Nhưng nếu sinh viên ra trường kiểu này thì sắp tới chắc máy brook mới cũng
rơi".

Trong lúc mày chơi nhởn, cháu à, mày đã đỗ vào đại học rồi. Báo Cá sấu, Liên Xô,
1982.

Thật vậy. Trường học, học viện, giảng đường đại học Nga cũng ngập dưới "phong
bì". Thậm chí còn có mốt thanh toán bằng… "vốn tự có". Nhưng tôi "xem bói cho
người" làm gì.

Tôi bật sang chương trình TV Việt, trong đầu bỗng hiện ra dòng suy tưởng thô
thiển nhưng có hướng đích:

Sinh viên y khoa "mua điểm – thành "bác sĩ" phẫu thuật, sẽ cắt nhầm thận, thậm
chí cắt tất tật thận; kỹ sư sắp ra trường bách khoa "đút" giảng viên – xe máy
lại cháy; sinh viên cầu đường "đi thày": đường sạt lở, cầu sụp; cử nhân thương
mại tương lai "mua điểm" – kinh tế khủng hoảng kinh niên; sinh viên sư phạm quên
"nói không" với phong bì – "trồng" nên những tình nguyện viên đút lót…

Nếu tất cả các trường đều có phong trào "lo lót", e ngày mai cuộc sống chỉ còn
một dạng hoạt động: mọi người đi lòng vòng, lì xì lẫn nhau suốt năm. Nhưng con
người phải học cách sống sao đó không cần ăn?

Chắc không cần học cách tồn tại không ăn, vì lúc đó chúng ta cũng đã đạt trình
độ hoàn toàn vô cảm, nên chắc chẳng cảm thấy đói đâu.

Lê Đỗ Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/56024/bai-viet-ngan-ve-hau-qua-dai.html

Thưởng tết cho giáo viên: Nơi ấm, nơi lạnh

Posted: 07 Jan 2012 06:12 AM PST

Thưởng tết cho giáo viên: Nơi ấm, nơi lạnh

TT – Có giáo viên được thưởng 30 triệu đồng nhưng có người không được đồng tiền thưởng tết nào. Thưởng tết rất thấp hoặc hầu như không có là câu chuyện của những giáo viên, nhân viên hợp đồng, giáo viên mới ra trường…

Giáo viên dạy viết chữ cho học sinh tại Trường chuyên biệt Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Công việc rất vất vả nhưng chế độ ưu đãi vào dịp lễ tết chẳng được là bao – Ảnh: Lưu Trang

Ngoài khoản thưởng tết đúng với tên gọi của nó, được trích từ quỹ phúc lợi nhà trường, giáo viên mong đợi nhất là được nhận khoản tiền kết dư ngân sách và chính nhờ khoản tiền này mà tết của giáo viên mới… "ấm". Tuy nhiên, khoản kết dư này không phải trường nào cũng có.

Từ nguồn ngân sách được rót xuống, hiệu trưởng nào biết tính toán chi tiêu và phát triển thêm nguồn quỹ bằng các hoạt động khác thì cuối năm phần dư ra sẽ được chia cho giáo viên, nhân viên thành khoản "chi tăng thu nhập". Ở TP.HCM, có trường mức chia này lên đến 10-15 triệu đồng/người hoặc cao hơn.

Trông chờ các khoản… dư

Một số trường THPT có mức thưởng tết (bao gồm cả phần kết dư) lên đến 30 triệu đồng/người, rơi vào một số trường ở Q.3, Q.Thủ Đức… Tại một số trường THPT ở Q.1, Q.6, Q.Phú Nhuận, Q.Bình Thạnh, huyện Bình Chánh… khoản thưởng dao động 10-15 triệu đồng/người. Lãnh đạo một trường THPT cho biết: "Do mức chênh lệch giữa khoản tiền giáo viên được lãnh cuối năm khá xa nhau giữa các trường tiểu học, THCS với trường THPT, nên Sở GD-ĐT TP.HCM đã nhắc nhở các trường THPT không thông tin khoản tiền này ra ngoài, tránh để anh em ngành giáo dục có sự so sánh, mất tinh thần về chuyện thưởng tết".

Nhìn chung, so với các bậc học khác thì khối các trường THPT có mức thưởng tết cho giáo viên cao hơn. Ngân sách hằng năm được các trường này chi chủ động, cộng với nhiều hoạt động khác có thu như kinh doanh bãi giữ xe, căngtin, trung tâm bồi dưỡng văn hóa… khiến khoản kết dư cao hơn các bậc tiểu học, THCS vốn phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài chính của quận huyện.

Ban giám hiệu Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp cho biết năm negative tết đến sớm nên có những trường sẽ quyết toán không kịp để chi tăng thu nhập cho giáo viên, nhân viên trước tết. Giáo viên rất mong chờ khoản tiền này. Đây là khoản tiền tiết kiệm được từ các hoạt động của trường hằng năm như cắt giảm chi phí lễ hội chẳng hạn. Còn tiền thưởng tết vẫn ở mức 1 triệu đồng/người.

Khéo co mới ấm

Thưởng tết rất thấp hoặc hầu như không có là câu chuyện của những giáo viên, nhân viên hợp đồng, giáo viên mới ra trường và giáo viên dạy chuyên biệt. Mức thưởng trung bình của những giáo viên này chỉ ở mức vài trăm ngàn đồng, có người không có tiền thưởng tết.

H. – giáo viên đang dạy hợp đồng tại hai trường dân lập ở TP.HCM – cho biết: "Để chuẩn bị tiền về tết, tôi phải làm việc cật lực suốt những tháng giáp tết, ngoài đi dạy thì việc gì cũng làm, thậm chí đi làm ca đêm, ai kêu gì làm nấy. Giáo viên hợp đồng ở các trường tư được chi trả rất sòng phẳng, dạy tiết nào hưởng lương tiết đó, tết không có tiền thưởng grain bất cứ khoản phụ cấp nào".

Cô Lê Thị Dung – hiệu trưởng Trường chuyên biệt Bình Minh, Q.Tân Phú – than thở: "Các trường công có nguồn này nguồn kia để cuối năm chăm lo cho giáo viên. Riêng trường chuyên biệt hầu như không có những khoản này. Trường có quỹ phúc lợi nhưng năm học vừa qua do thiếu giáo viên, trường phải lấy quỹ này để chi trả cho sáu giáo viên hợp đồng.

Theo dự tính, thưởng tết của giáo viên năm negative cũng giống như năm ngoái: phụ huynh ủng hộ 200.000 đồng, công đoàn 200.000 đồng và xin từ các mạnh thường quân có thể được 100.000-200.000 đồng/người. Vất vả nhất là giáo viên hợp đồng, công việc rất mệt nhưng không có thêm phụ cấp gì ngoài đồng lương cơ bản, cũng không có thưởng tết. Trường đang cố gắng gửi thư ngỏ xin các doanh nghiệp và mạnh thường quân hỗ trợ chăm lo tết cho giáo viên, nhân viên".

Theo cô Dung, do ngân quỹ của nhà trường eo hẹp nên đợt 20-11 trường không chi bất cứ khoản nào để dồn cho dịp tết. Cô Dung kiến nghị: "Cũng là giáo viên nhưng công việc của giáo viên chuyên biệt rất đặc thù, nếu không chăm lo tốt thì không giữ được giáo viên. Vì vậy rất mong thành phố có những chăm lo cho giáo viên nhiều hơn một chút để động viên tinh thần các cô".

Còn thầy Nguyễn Văn Thanh – giáo viên Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Q.10 – tâm tư: "Vật giá ngày càng cao, đồng lương eo hẹp nên phải dè sẻn lắm mới nuôi đủ gia đình. Riêng dịp tết, tôi chỉ mong mình và các đồng nghiệp dạy chuyên biệt không phải lo lắng, bức bối vì thưởng tết". Theo thầy Thanh, năm negative công đoàn nhà trường sẽ thưởng cho giáo viên 1 triệu đồng/người. Ngoài ra giáo viên đang hi vọng sẽ có thêm tiền thi đua và khoản tiền kết dư cuối năm để chăm lo dịp tết.

Giáo viên mầm non ở một số quận huyện khá ngậm ngùi vào dịp thưởng tết bởi họ chỉ trông chờ vào mức thưởng của UBND TP quy định. Cô Linh, giáo viên dạy mầm non tại Q.Bình Thạnh, cho biết: "Giáo viên mầm non thường chỉ chờ vào khoản hỗ trợ từ phụ huynh, mà khoản này tùy từng năm, từng lớp. Mọi năm thưởng tết chỉ khoảng 1 triệu đồng nhưng phụ huynh tặng các cô nhu yếu phẩm như bánh kẹo, dầu ăn, nước mắm… cũng giúp các cô giáo ấm lòng dịp tết. Nhiều giáo viên nhận giữ trẻ suốt những ngày cận tết để có thêm thu nhập".

LƯU TRANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/472843/Thuong-tet-cho-giao-vien-Noi-am-noi-lanh.html

Comments