Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phê duyệt dự thảo thỏa thuận hợp tác GD Việt Nam

Posted: 29 Dec 2011 02:54 PM PST

(GDTĐ)-Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nội dung dự thảo Thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Chính phủ nước ta với Chính phủ New Zealand giai đoạn 2011 – 2014.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ GDTĐ ký kết Thỏa thuận trên với đại diện Chính phủ New Zealand và chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện Thỏa thuận. Bộ Ngoại giao làm các thủ tục ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Việt Nam – New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1975. Đến nay, quan hệ strain phương giữa hai nước phát triển mạnh mẽ và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, du lịch…

Trước đó, ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ GDĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục New Zealand đã ký thỏa thuận hợp tác về giáo dục. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác với nhau trên các hoạt động: Trao đổi giáo sư, nhà nghiên cứu, giáo viên và sinh viên. Thực hiện chương trình phối hợp nghiên cứu và xuất bản kết quả nghiên cứu; gặp gỡ giữa các tổ chức nghiên cứu và cơ sở đào tạo để trao đổi thông tin và các hình thức hợp tác khác do các cơ sở đào tạo cùng đồng ý.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201112/Phe-duyet-du-thao-thoa-thuan-hop-tac-GD-Viet-Nam-New-Zealand-1957319/

Trường chuyên được mở lớp không chuyên

Posted: 29 Dec 2011 02:54 PM PST

-Ngoài các lớp chuyên,trong
trường chuyên sẽ có một số lớp không chuyên. Tổng số học sinh không chuyên không
quá 20% học sinh của trường. Đó là điểm mới trong dự thảo quy chế trường THPT chuyên được Bộ GD-ĐT trưng cầu
ý kiến rộng rãi.

Quy định trong dự thảo nêu, mỗi lớp không chuyên có không quá 45 học sinh, trong
khi đó, sĩ số của lớp chuyên không quá 35 học sinh. Thí sinh chuyên và không
chuyên sẽ cùng tham dự chung một kỳ thi với đủ các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ và
môn chuyên. Tuy nhiên, điểm xét tuyển với thí sinh lớp chuyên sẽ tính hệ số 2
môn chuyên; còn điểm xét tuyển với thí sinh lớp không chuyên sẽ tính hệ số 1 tất
cả các môn.


Tùy theo điều kiện cụ thể, trường
chuyên có thể có các lớp chuyên sau: Chuyên Toán, chuyên Tin học, chuyên Vật lí,
chuyên Hóa học, chuyên Sinh học, chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lí,
chuyên theo các Ngoại ngữ.


Việc mở lớp theo lĩnh vực chuyên
do cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quyết định.


Dự thảo cũng quy định, hiệu
trưởng trường chuyên có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên…; chủ động trong
việc đề xuất tuyển dụng giáo viên, nhân viên; thuyên chuyển giáo viên, nhân viên
không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên sang cơ sở giáo dục
khác…


Đồng thời, thường xuyên tự học,
tự bồi dưỡng và tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ; có khả năng sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ trong học tập,
nghiên cứu, giảng dạy và giao tiếp.


Hàng năm, sau mỗi học kỳ trường
chuyên tổ chức sàng lọc học sinh chuyên lớp 10, lớp 11 và chuyển sang trường
THPT không chuyên hoặc lớp không chuyên của trường những học sinh thuộc một
trong các trường hợp: Phải lưu ban; Xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở xuống;
Xếp loại học lực từ trung bình trở xuống hoặc điểm trung bình môn chuyên dưới
6,5.

  • Kiều Oanh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/54977/truong-chuyen-duoc-mo-lop-khong-chuyen.html

‘Anh Mạnh ạ, giáo dục rất đơn giản’

Posted: 29 Dec 2011 02:54 PM PST

GS Hồ Ngọc Đại nói với nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: "Anh Mạnh ạ, giáo dục rất đơn giản. Chỉ có mấy chữ, anh với tôi chia nhau. Có 4 chữ: Anh là "Ai cũng được học". Còn tôi là "Ai cũng học được".

 

GS Hồ Ngọc Đại phát biểu tại hội thảo

GS Hồ Ngọc Đại nhắc lại chuyện này tại hội thảo "Khoa học sư phạm trong chiến lược phát triển giáo viên- Yếu tố căn bản đổi mới giáo dục Việt Nam"diễn ra ngày 28/12.

Cho rằng chủ đề của hội thảo rất quan trọng, ông kiên nhẫn ngồi lắng nghe những tham luận phải nói là dài hơi của các nhà khoa học về giáo dục.

Hơn 11 giờ trưa, GS Hồ Ngọc Đại được mời phát biểu. Khi đứng giữa hội thảo về khoa học sư phạm, lĩnh vực mà ông đã dành cả cuộc đời "chịu thua tất cả chỉ để được công nghệ giáo dục", ông vẫn nhắc lại lời từng nói trong cuốn sách xuất bản năm 1983, ngay trang đầu tiên của mục 1, chương 1, phần thứ nhất, ở dòng đầu tiên: "Hiện negative còn chưa có trường sư phạm."

Sau 20 năm, ông vẫn nhắc lại điều đó và nói thêm, mình yêu trường sư phạm những cũng chính vì thế mà giận nó.

GS nhắc nhở: "Chúng ta cần phải quan tâm đến nghiệp vụ sư phạm hiện đại. Đó là sứ mệnh của Viện Khoa học giáo dục, Viện khoa học sư phạm."

Tất cả các nhà khoa học giáo dục tại hội thảo đều chung suy nghĩ: sự phát triển của khoa học sư phạm như hội thảo đang bàn đến là tiền đề của chất lượng giáo viên.

Nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình có mặt trong hội thảo chia sẻ:

"Chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở giáo dục phổ thông, không thể vượt qua chất lượng đội ngũ giáo viên. Mà chất lượng giáo viên, theo tôi, những người phụ trách công tác người thầy phải có trách nhiệm to lớn."

Tuy nhiên, trong thực tế, khoa học sư phạm vẫn đang phải loay hoay khẳng định lại vị trí của mình khi toàn ngành giáo dục đang sôi sục với công cuộc đổi mới giáo dục.

Sự ngược đời đó là có thật, như PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, Viện khoa học xã hội- ĐHSP Hà Nội nói: "Trong các trường sư phạm còn coi trọng khoa học cơ bản hơn khoa học sư phạm, môn Giáo dục học bị coi là môn học hạng hai."

"Những nội dung của khoa học sư phạm như Tâm lý học, khoa học giáo dục, nhân văn, nghiệp vụ sư phạm còn chưa có tỷ trọng thích đáng trong chương trình đào tạo."- Lời nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.

Từ trong nhận thức, ngay giữa yêu cầu đổi mới giáo dục, khoa học sư phạm còn chưa được coi trọng như vậy nên kinh phí đầu tư còn thấp, số lượng người ít ỏi. Vì thế, trường sư phạm dường như vẫn chưa thoát khỏi nhận xét của GS Hồ Ngọc Đại từ 20 năm về trước. Điều này được chính Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chỉ ra:

"Chúng ta có viện, có trung tâm, có các nhà nghiên cứu nhưng kết quả cứ đi đâu, không tạo thành sức mạnh chung của hệ thống sư phạm, không đưa ra những kiến nghị sát, mạnh mẽ cho nhà nước, cho Bộ GD-ĐT. Chúng ta nghiên cứu vấn đề gì? Chúng ta nên đưa ra các dự báo trước đề ngành chuẩn bị. Hiện nay, chúng ta vẫn làm những việc mà cơ quan quản lý đặt hàng nhiều hơn.”

Như thế, bên cạnh việc chưa được đánh giá đúng vai trò, bản thân khoa học sư phạm-khoa học giáo dục còn cần xem lại hướng nghiên cứu, nội dung quan tâm của mình đã thực sự phù hợp? Vì thế, GS Hồ Ngọc Đại đã chia sẻ quan điểm về người thầy, đối tượng chính của khoa học sư phạm: "Thầy giáo hiện đại là người lao động sản xuất có nghiệp vụ sư phạm, như tất cả mọi người lao động. Và nghiệp vụ sư phạm hiện đại hoàn toàn khác với thời của Khổng Tử."

Nghiệp vụ sư phạm đó, như lần nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến thăm, ông đã nói:

"Anh Mạnh ạ, giáo dục rất đơn giản. Chỉ có mấy chữ anh với tôi chia nhau. Có 4 chữ: Anh là "Ai cũng được học". Còn tôi là "Ai cũng học được". Đi học mà không học được thì đi làm gì? Cho nên, đã đi học thì phải học được và việc đó là việc của nghiệp vụ sư phạm. Nghiệp vụ sư phạm phải xử lý, ai đã đi học thì phải học được."

Một viện nghiên cứu sư phạm là một tư tưởng khoa học, một hướng đi khoa học, một cách làm khoa học- GS Đại kết luận.


Câu chuyện của GS Hồ Ngọc Đại: Chỉ là 8% với cô, nhưng là 100% với cuộc đời học sinh

Tôi chỉ nói về học sinh thế kỷ 21.

Tất
cả trẻ em sinh năm 2001, đến năm 2007 vào lớp 1, năm 2019 đi bầu đại
biểu quốc hội. Là người Việt Nam đều phải vào một nhà trường. Ngày
trước, chỉ có 5% đi học. Nếu các em thi đỗ, trượt, học hay, học dở thì
có 95% nuôi sống. Bây giờ 100% đi học, ai nuôi?

Số mệnh của đất nước phụ thuộc vào giáo dục. Nền giáo dục như thế nào, đất nước sẽ như thế ấy.

Nếu
5% dân cư đi học, có thể trượt đỗ bao nhiêu cũng được, không quan trọng
gì cả. Cuộc sống vẫn tồn tại vì 95% vẫn nuôi sống. Bây giờ 100% dân cư
đi học mà giáo dục lại làm phập phù, thì sẽ như thế nào? Đó là vô trách
nhiệm.

Có một lần tôi đi đến một huyện, có một cô giáo bảo tôi:
"Chưa bao giờ có kết quả lạ lùng như thế này: 92% học sinh giỏi và khá."

Tôi
hỏi: Thế 8% kia cô bằng lòng à? 8% đối với cô nhưng là 100% đối với học
sinh, 100% đối với gia đình học sinh, đối với dòng họ học sinh. Cô cứ
thản nhiên như không, chỉ quan tâm đến 92% kia, còn 8% lờ đi. Cô giáo cứ
nghĩ càng lâu lại…càng khóc.

Nói như vậy, để biết chúng ta
bước qua một nền giáo dục theo nguyên lý hoàn toàn khác. Nguyên lý của
tôi khác với người từng nói: Có 5 cái, anh gạt bỏ 2-3 cái cũng được.
Nhưng nguyên lý của tôi là không gạt bỏ cái nào cả.

Nguyễn Hường

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/54839/-anh-manh-a--giao-duc-rat-don-gian-.html

Lớp học đặc biệt của cô Tâm

Posted: 29 Dec 2011 02:54 PM PST

Đó là lớp dạy xóa mù chữ của cô giáo Hồ Thị Thanh Tâm – giáo viên trường tiểu học Pa Nho.


Học trò đã lên tuổi… bà

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, cô giáo Vân Kiều Hồ Thị Thanh Tâm trở lại với mảnh đất Khe Sanh, nơi mình sinh ra để công tác. Chồng là bộ đội biên phòng thường xuyên phải ở trong đơn vị, vài ba tháng mới về thăm nhà nên một mình cô vừa xoay xở chăm lo hai criminal nhỏ, vừa thu xếp công việc gia đình để đi dạy cả ngày lẫn đêm.

Đầu năm học này, ngoài việc làm chủ nhiệm một lớp, cô giáo Tâm còn nhận thêm một lớp dạy xoá mù chữ rất đặc biệt nữa. Học viên là chị em phụ nữ đã vào tuổi cài trâm, thậm chí đã làm bà, và đều là người dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô, một số người gốc Lào lấy chồng Việt. Cuộc sống khó khăn, không có điều kiện nên tới nửa đời người họ mới mon group đi tìm criminal chữ.

Những đêm đầu lên lớp, một số học viên thấy chán và mệt sau một ngày lên rẫy tối về phải hí hoáy tập viết, tập đọc, cô giáo Tâm phải làm công tác tư tưởng, đi đến tận từng nhà vận động. "Mình phải nói cho chị em biết có cái chữ nó grain thế nào, đi học là vui thích, thú vị ra sao họ mới chịu nghe" . Sau cuộc vận động ấy, lớp học đầy đủ với 31 học viên, "trò" thân cô, cô nhớ hết mặt "trò" nên chẳng cần điểm danh cũng biết lớp đủ grain không.

Chúng tôi đến lớp cô Tâm dạy vào một tối mưa to, ngôi trường nằm dưới chân criminal dốc tối om, sân ngập ngụa nước, phải quen chân mới dám bước. Gần 8 giờ, một học viên tay cầm vở tay kéo váy bước vào. Cô Tâm hỏi: "Sao chị đi học muộn thế ?". "Con nó sốt, mình mới trên viện về" học viên này. Nói xong, cả hai cười, như thể chị em thân.

"Giờ vào lớp là 7g15 phút tối từ thứ Hai đến thứ Sáu, nhưng giờ kết thúc thì vô chừng. Có khi 10 giờ, có khi hơn. Có hôm mình mải dạy, chẳng biết đã khuya, đến khi có một chị đứng dậy xin: Cô ơi, cho về trước, chồng đau, lên viện ngủ với chồng. Khi ấy xem đồng hồ đã 11 giờ tôi xin lỗi và cho lớp nghỉ. Nhưng cả lớp chỉ cười với nhau, họ thật thà lắm chứ chẳng khi nào khó chịu cả" – cô Tâm kể.

Chương trình lớp 1 của các học viên được dạy trong 12 tuần, strain không thể hoàn toàn phụ thuộc vào giáo án, mà phải linh động cách giảng bởi họ chưa một lần đụng tới bút vở, mà bàn tay thì đã chai cứng vì làm lụng. Chị Nguyễn Thị Thương, một học viên người Pa Cô cho biết: "Cô Tâm dạy hay, vui, thương bọn mình".

"Không có cô Tâm thì ở nhà đi làm cỏ thôi !"

Đó là câu trả lời chung của các học viên khi chúng tôi hỏi: Nếu cô Tâm không dạy, các chị có định đi học chữ ở đâu không?

Phụ nữ ở vùng cao là vậy, sáng ra lên rẫy làm thuê, mặt trời sắp lặn mới về nhà gùi củi ra chợ bán, rồi lo cho chồng, con…những trở ngại khiến họ không tài nào đến lớp được. Không chỉ khó khăn, họ còn chịu thêm một thiệt thòi rất lớn: Vì mang tính chất là khu phố của một thị trấn, nên phụ nữ nói riêng và toàn bộ người dân nói chung (là người dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô) ở khu phố 6 này không được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa như cử tuyển, chương trình 135…


Éo le vậy, họ vẫn quyết tâm đi tìm criminal chữ. Từ khi ổn định với 31 học viên, chưa đêm nào học viên không tới lớp. Họ đến lớp đều và bắt đầu thấy thú vị với việc học. Trong giờ học, mọi người trao đổi với nhau bằng tiếng Kinh, những khi không diễn đạt được, họ lại dùng tiếng dân tộc mình để hỏi, và rất might mắn vì cô giáo nói được cả hai thứ tiếng Vân Kiều và Pa Cô. Không có khoảng cách giữa cô và trò, chỉ có sự đồng cảm của những người có cùng một vạch xuất phát: là người dân tộc thiểu số, sinh ra từ cái khó cái nghèo. Không chỉ dạy, cô Tâm còn là người lắng nghe, chia sẻ những vui buồn. Có hôm, phải nán lại vài phút để an ủi một chị có chồng đi theo vợ bé, có hôm phải bày cách xem đồng hồ để họ khỏi thao thức cả đêm canh trời sáng kịp gùi hàng ra chợ…

Đưa chúng tôi xem quyển vở tập viết của một học viên trong lớp, cô phấn khởi khoe nét chữ ấy chỉ mới được rèn trong khoảng vài chục tuần thôi. Thật bất ngờ khi nhìn bàn tay sần sùi, đen sạm tưởng chỉ quen cầm cuốc rựa lại viết được những dòng chữ đều, sạch, đẹp đến thế. Rồi những quyển vở khác từ đầu tới cuối lớp cũng được các bà, các cô, các chị mạnh dạn đem khoe với chúng tôi, họ chỉ vào đấy, nhỏ to: "Bữa ni biết chữ, vui rồi, nhờ cô Tâm mà".

Chia tay lớp học khi trời vẫn còn mưa, cô giáo Tâm tiễn chúng tôi về xuôi với một lời tâm niệm: "Mình chỉ mong họ biết đọc, biết viết để đi ra với xã hội, và cũng mong được sự quan tâm hơn của các cấp chính quyền, vì họ còn khổ lắm. Dạy hết lớp 1 mình sẽ dạy tiếp, đi tiếp trên criminal đường tìm chữ cùng họ".

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-552253/lop-hoc-dac-biet-cua-co-tam.htm

Bất hợp lý nếu không phát hành cuốn “Những điều cần biết”

Posted: 29 Dec 2011 02:52 PM PST

Cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh" hàng năm là cuốn cẩm nang, nguồn tài liệu quý giá đối với thí sinh bởi cuốn này cung cấp các thông tin về ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, học phí, điện thoại, địa chỉ liên hệ với trường… Nhưng nhiều ý kiến trong Bộ đề xuất không in cuốn tài liệu này mà các thông tin tuyển sinh sẽ được các trường công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ và công khai trên website của các trường.

Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Văn Du, trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (GDCN), Sở GD-ĐT Yên Bái cho biết: "Tôi thấy dự kiến không phát hành cuốn "Những điều cần biết" là không ổn, không nắm rõ được hoàn cảnh học sinh vùng sâu, vùng xa. Bởi hiện nay, nhiều nơi học sinh không có máy tính và mạng đề vào. Bên cạnh đó, việc hướng nghiệp cho học sinh hiện negative chưa tốt, nhiều học sinh vẫn còn lúng túng trong cách chọn ngành, chọn nghề. Theo tôi, nên phát hành cuốn "Những điều cần biết" (NĐCB) vì cuốn này không chỉ học sinh nghiên cứu mà cả phụ huynh và người thân cùng nghiên cứu để định hướng cho các em thi vào trường nào hợp với năng lực của bản thân".

Ông Nguyễn Thanh Hà, trưởng phòng GDCN, Sở GD-ĐT Thái Nguyên cũng đề nghị phát hành cuốn NĐCB. Theo ông Hà, mặc dù Internet đã được phổ biến rộng nhưng có phải lúc nào cũng vào mạng là xem được vì rất grain tắc nghẽn.  Bên cạnh đó, vô hình chung để học sinh dành nhiều thời gian để ngồi quán nét. Hơn nữa, việc chọn ngành, chọn nghề, chọn trường phải nghiên cứu và cần thời gian để quyết định chứ suốt ngày ngồi mạng để nghiên cứu ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em.

Đồng quan điểm, ông Bùi Xuân Tiệp, trưởng phòng GDCN, Sở GD-ĐT Lào Cai cho rằng: "Nếu thực hiện như vậy, học sinh sẽ mất cả ngày để ngồi Internet nghiên cứu mà học sinh vùng cao như chúng tôi có phải trường học nào cũng có mạng đâu. Biết rằng, ứng dụng công nghệ thông tin là tốt  nhưng phải gắn với thực tế mà có phải học sinh, phụ huynh xem xong là xong đâu, còn phải nghiên cứu, tìm hiểu".

Bà Bùi Thị Bích Hương, trưởng phòng GDCN, Sở GD-ĐT Tuyên Quang cho rằng: "Nếu không phát hành cuốn NĐCB không chỉ gây khó khăn cho học sinh mà ngay cả khó khăn với những người thu nhận hồ sơ tuyển sinh. Mặc dù biết rằng in cuốn sách này là hơi lãng phí nhưng cuốn sách lại chính là cẩm nang để cán bộ thu nhận hồ sơ nhìn vào đó xem học sinh ghi sai grain đúng mã ngành, mã vùng, vùng tuyển sinh. Bên cạnh đó, nhiều nơi ở tỉnh Tuyên Quang học sinh không có máy tính nối mạng thì các em và phụ huynh xem và tìm hiểu thông tin của các trường thi ở đâu. Do vậy, chúng tôi đề nghị xem xét lại đề xuất này".

Về phía trường đại học, ông Bùi Đức Hiền, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Điện lực cho hay: "Tôi nghĩ không phát hành cuốn NĐCB là chưa hợp lý vì học sinh vùng sâu, vùng xa nhiều em không đó điều kiện để vào mạng. In ra sách vẫn là tiện dụng nhất vì không chỉ học sinh, phụ huynh đều có thể nghiên cứu được".

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-552073/bat-hop-ly-neu-khong-phat-hanh-cuon-nhung-dieu-can-biet.htm

Giảm số lượng có nâng chất lượng đại học?

Posted: 29 Dec 2011 02:52 PM PST

– Bộ GD-ĐT đang từng bước “tác động mạnh” vào các
trường ĐH bằng việc: giảm chỉ tiêu không chính quy, cấm các ĐH không đào tạo hệ
TCCN….

Theo lý giải của các nhà hoạch định chính sách, việc cắt giảm chỉ
tiêu để hướng đến mục đích: nâng chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, về phía các
trường ĐH vẫn còn ưu tư cho đây là việc làm đột ngột, gây khó cho trường trong
giai đoạn…lạm phát. Dù quy định đã anathema hành nhưng vẫn tồn tại hai luồng ý kiến.


Tôn vinh thủ khoa tốt nghiệp các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng


Chỉ tiêu nhiều trường sẽ giả

Chỉ đạo của Bộ năm 2011 các trường ĐH chỉ được
tuyển sinh hệ không chính quy (tại chức, liên thông…) bằng 60% chỉ tiêu được
giao và giảm dần ở các năm tiếp theo. Năm 2012 dự kiến chỉ tiêu các trường ĐH
tuyển hệ này giảm tiếp 10% nữa cộng với chủ trương “ĐH không đào tạo hệ TCCN” đã
khiến không ít trường lo ngại “thu không đủ bù chi”.

Trường ĐH Luật TP.HCM
Mai Hồng Quỳ cho biết, ngoài việc cắt giảm chỉ tiêu
hệ không chính quy nhà trường đang phải đối mặt với
tăng lương cho giáo viên thời gian tới. Nhưng ngân
sách đầu tư không tăng khiến trường chưa biết xoay
sở thế nào”.

Đồng quan điểm, PGS.TS
Đinh Xuân Khoa hiệu trưởng Trường ĐH Vinh phân trần,
việc giảm chỉ tiêu hệ không chính quy năm 2011 đã
gây nhiều khó khăn cho trường. Với việc giảm 1.000
chỉ tiêu hệ này năm 2011 đã ảnh hưởng đến nguồn thu
của ĐH Vinh dẫn đến thu nhập của cán bộ công chức
cũng giảm.

Trưởng phòng Đào tạo
Trường ĐH Giao thông vận tải Nguyễn Thành Chương cho
hay, nhà trường đang tính toán để có phương án tuyển
sinh hợp lí nhất. Nhà trường ủng hộ việc giảm chỉ
tiêu không chính quy, tuy nhiên việc giảm cũng ảnh
hưởng phần nào đến nguồn thu của trường.

Năm 2012, Trường ĐH Giao
thông cũng dự kiến tuyển mới hệ không chính quy chỉ
bằng 50% tổng chỉ tiêu dự kiến tuyển mới là 5.000
cho cả hai cơ sở Hà Nội và TP.HCM. Phương án chính
thức sẽ trình Bộ xem xét.

Một số trường ĐH trực
thuộc Bộ Công thương cũng đồng tình với chủ trương
giảm chỉ tiêu không chính quy để nâng chất lượng.
Tuy nhiên, việc cắt hẳn hệ TCCN khiến các trường
loay hoay vì đa số các trường thuộc Bộ Công thương
đều tuyển sinh đào tạo các cấp trình độ khác nhau,
trong đó có hệ TCCN.

Lãnh đạo một trường lý
giải, việc cắt đột ngột khiến trường không biết xoay
sở thể nào với đội ngũ giáo viên dạy hệ này. Bởi
giáo viên dạy loại hình này họ mới tốt nghiệp CĐ,
không đủ điều kiện dạy ĐH. Do đó, thay vì đưa quyết
định đột ngột Bộ cần có lộ trình bồi dưỡng nâng
trình độ giáo viên để họ chuyển sang dạy loại hình
khác, đáp ứng yêu cầu.

Tiến sĩ Trần Trung -
hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cũng
hộ chủ trương giảm chỉ tiêu không chính quy và đồng
thuận với các ý kiến cho rằng: ĐH không đào tạo hệ
TCCN.

Ông Trung đưa cam kết,
năm 2012-2013 trường không tuyển hệ TCCN để tập
trung nâng chất đào tạo hệ ĐH. Còn hệ không chính
quy năm 2011-2012 trường cũng chỉ tuyển 100 chỉ tiêu
và năm negative trường cũng sẽ làm đúng theo quy định của
Bộ – chỉ tuyển 50% hệ này.


Tiến sĩ không dạy TCCN

Lãnh đạo các trường ĐH
Kinh tế Quốc dân, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn
thông, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, ĐH mỏ
địa chất….rất tán đồng với chủ trương của Bộ đưa
ra: giảm chỉ tiêu không chính quy và cắt hệ TCCN
trong trường ĐH.

Ông Võ Văn Sen, hiệu
trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
cho biết, ông tán thành việc giảm chỉ tiêu hệ không
chính quy. Trường ĐH không phải là nơi giảng viên
kiếm tiền. Và 4 năm qua trường đã giảm chỉ tiêu
không chính quy để nâng chất lượng đào tạo. Và
trường đã giảm khoảng 6.000 sinh viên.

Vẫn theo phân tích của
ông Sen, khi Bộ có chính sách như vậy, các hiệu
trưởng sẽ tự cân đối được để bảo đảm các nguồn thu
khác cho giảng viên. Với cách làm của nhà trường thì
thu nhập của giảng viên hiện là 8 triệu đồng/ tháng.

Trưởng phòng Đào tạo
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Nguyễn Quang Dong nhìn
nhận, việc giảm chỉ tiêu ắt hẳn giảm nguồn thu -
việc này là bình thường. Việc xác định chỉ tiêu các
trường tự xác định căn cứ tiêu chí Bộ quy định. Căn
cứ các tiêu chí Bộ anathema hành thì sẽ có nhiều trường
chỉ tiêu năm negative giảm hoặc chỉ bằng năn trước. Khi
chỉ tiêu giảm thì doanh thu sẽ giảm.

Trường ĐH Kinh tế Quốc
dân xác định chỉ tiêu dựa trên năng lực của trường.
Và ông Dong cũng khẳng định, việc cắt hệ TCCN trong
ĐH là đúng để các trường ĐH tập trung nâng chất
lượng đào tạo các chương trình chất lượng cao.

Đồng quan điểm, phó GĐ Học viện Công nghệ Bưu
chính viễn thông Lê Hữu Lập cho rằng, bản chất của đào tạo trung cấp (TC) là
phải thực hành nhiều. Trong khi đó, giảng viên đâu phải ai cũng giỏi dạy thực
hành. Mà nếu một ĐH đào tạo nhiều trình độ ắt sẽ xảy ra tình trạng, phân ông
Tiến sĩ đi dạy TC thì ông sẽ không dạy. Còn duy trì nhiều hệ thì phải có đội ngũ
thầy dạy TC, đội ngũ dạy CĐ và ĐH…

“Như vậy mô hình sẽ rất phức tạp, quản lý sẽ mệt.
Trong khi hệ thống có trường TCCN thì ĐH sao phải “ôm”? – ông Lập đặt vấn đề”.

“Do đó, ở học viện nhiều năm negative không đào tạo
TCCN và tiến tới sẽ giảm dần cả hệ CĐ, chỉ tập trung phát triển hệ ĐH” – ông Lập
nói. Từ kinh nghiệm làm tuyển sinh nhiều năm nên ông thấy vấn đề đặt ra là hợp
lí bởi, mùa tuyển sinh năm nào trường cũng loại những thí sinh có kết quả 17, 18
điêm không đỗ ĐH nhưng lại tuyển hệ CĐ chỉ với điểm chuẩn 13 hoặc thấp hơn. Sau
đó các em lại học liên thông và ra trường nhận bằng ĐH thì cuối cùng vẫn là đào
tạo ĐH nhưng chất lượng đầu vào lại không cùng xuất phát điểm.

Ông Lập cho rằng, chủ trương này không ảnh hưởng
nhiều đến học viện. Còn với những trường ĐH mở nhiều hệ đào tạo liên thông chính
quy thì với chủ trương này của Bộ sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nguồn thu của trường.

Giảm số lượng để nâng chất lượng?

Trước đại điện lãnh đạo các trường ĐH, Bộ trưởng
Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận lí giải tại hội nghị ngân sách, ĐH phải tập trung vào đào
tạo, nâng chất lượng hệ ĐH và sau ĐH không thể đạo tạo hệ thấp hơn. “Tôi đi
thực tế mới thấy, nhiều trường điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo nhưng quy
mô phình lớn”,
Bộ trưởng nói.

Chất vấn thì ý kiến của một số trường cho rằng,
đã là ĐH thì đủ năng lực được đào tạo hệ thấp hơn. Nhưng tôi yêu cầu các đơn vị
chức năng ở Bộ xem xét tính hợp lí thì gần năm negative không có câu trả lời. Do đó,
các trường ĐH không đào tạo TCCN là đúng luật. Luật quy định trường ĐH chỉ đào
tạo trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ.

Tuy nhiên, có ý kiến lý luận căn cứ theo Luật thì
cũng chỉ ghi trường CĐ đào tạo trình độ CĐ. Vậy cơ sở nào để nói trường CĐ được
đào tạo TCCN. Vì quy định của Bộ chỉ cắt ở ĐH, còn CĐ vẫn đào tạo đã khiến quy
định chưa được thuyết phục?

Thậm chí, hệ thống giáo dục ĐH hiện chưa được
phân tầng nhưng tồn tại nhiều loại hình ĐH: trường công – trường tư; ĐH đa ngành
- ĐH đơn ngành, ĐH thuộc các bộ, ngành, địa phương…Việc anathema hành một quy định
chung cho tất cả các trường e rằng mục tiêu nâng chất sẽ không thành công?

Mặt khác, hệ thống quản lí nhà nước hiện chưa
được thống nhất khi hai Bộ (Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cùng
quản. Trong khi đó, Luật Dạy nghề lại không cấm các ĐH đào tạo nghề. Liệu có
ngăn được các trường ĐH đào tạo nghề khi cấm đào tạo TCCN? Và không loại trừ
nguy cơ: các trường ĐH sẽ đi liên kết với trường TCCN.


Tiêu chí các trường xác định chỉ tiêu

Tỷ lệ SV chính quy/GV của các trường ĐH không
được vượt quá 25, CĐ không vượt quá 30. Đối với các nhóm trường khác như sau: y
- dược: hệ ĐH 15, hệ CĐ 20; nghệ thuật, thể dục thể thao: hệ ĐH 10, CĐ 15. Về
diện tích sàn xây dựng, đối với các ĐH, học viện, viện nghiên cứu khoa học đào
tạo trình độ tiến sĩ, CĐ, bình quân một SV không thấp hơn 2m2.

Với trường trung cấp chuyên nghiệp, bình quân một
học sinh không thấp hơn 1,5m2. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo hình thức vừa
làm vừa học, không quá 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của cơ sở đào
tạo.Tỷ lệ SV chính quy/GV của các trường ĐH không được vượt quá 25, CĐ không
vượt quá 30. Đối với các nhóm trường khác như sau: y – dược: hệ ĐH 15, hệ CĐ 20;
nghệ thuật, thể dục thể thao: hệ ĐH 10, CĐ 15.

Về diện tích sàn xây dựng, đối với các ĐH, học
viện, viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, CĐ, bình quân một SV
không thấp hơn 2m2. Với trường trung cấp chuyên nghiệp, bình quân một học sinh
không thấp hơn 1,5m2. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học,
không quá 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của cơ sở đào tạo.

  • Kiều Oanh – Hương Giang

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/54784/giam-so-luong-co-nang-chat-luong-dai-hoc-.html

10 sự kiện giáo dục

Posted: 29 Dec 2011 02:51 PM PST

15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam

Thành lập ngày 2/10/1996, trải qua 15 năm tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, Hội Khuyến học Việt Nam đã có nhiều thành tích đáng kể. Trong 15 năm qua, các quỹ khuyến học trong toàn quốc đã xuất trên 10.000 tỷ đồng cho hơn 10 triệu suất học bổng và phần thưởng cho HS, SV, giáo viên. Hàng năm có tới trên 3 triệu HS, SV được nhận học bổng hoặc tiền thưởng từ các loại hình quỹ khuyến học.

Tại buổi lễ trọng thể lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (02/10/1996 – 02/10/2011), lần đầu tiên Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trao tặng Giải thưởng Khuyến học Việt Nam tới các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học.

 

Từ năm 2005, khởi nguồn là một cuộc thi trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông, đến nay, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt (NTĐV) đã phát hiện và tôn vinh nhiều tài năng không chỉ trong lĩnh vực CNTT-TT mà còn trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Y dược.

Từ hôm 1/9/2011, vào đúng dịp khai giảng năm học 2011-2012, chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP được thực thi. Khi được hưởng phụ cấp thâm niên, ước tính thu nhập của nhà giáo bình quân tăng khoảng 465.000 đồng/người/tháng.

Theo ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT, chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo tiếp tục cụ thể hóa, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục. Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã góp phần động viên và giải quyết bớt một phần khó khăn, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần đối với đội ngũ nhà giáo.


Từ hôm 1/9/2011, vào đúng dịp khai giảng năm học 2011-2012, chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP được thực thi. Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam nhân dịp lễ khai giảng năm học mới 2011-2012. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Sau đó, lãnh đạo huyện Minh Hóa đã xác minh sự việc và khẩn trương chỉ đạo cấp thuyền, áo phao cho các em học sinh. Nhiều độc giả khi xem hình ảnh hàng chục học sinh bản Ông Tú, Ka Oóc hàng ngày vượt sông tới trường đã xúc động liên hệ với báo, đề nghị góp sức xây một cây cầu như nhiều cầu khác mà bạn đọc Dân trí đã góp sức làm.

Tại buổi làm việc ngày 13/10/2011 giữa UBND tỉnh Quảng Bình và Hội Khuyến học tỉnh này, ông Nguyễn Hữu Hoài – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết tỉnh rất tán đồng với chủ trương xây dựng cầu treo vượt sông ở khu vực bản Ông Tú và Ka Oóc (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa).

Trước tình hình kết quả điểm của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm negative thấp hơn năm trước, ngày 3/8/2011, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét về điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.

Tại kỳ thi công chức năm 2011 của tỉnh Nam Định diễn ra hôm 16/10/2011, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết tỉnh Nam Định không chủ trương tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục grain tại chức. Chủ trương này của tỉnh Nam Định khiến dư luận lên tiếng phản đối mạnh mẽ. GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy anathema Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho biết quy định của UBND tỉnh Nam Định không đúng luật.

Giáo viên mầm non "tố" khổ

Chế độ phụ cấp quá thấp, không phù hợp với mức sống hiện tại, đầu tháng 9/2011, hơn 60 GV mầm non tại xã Mậu Lâm và Thanh Tân (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) đã đồng loạt nghỉ việc để đề nghị các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa tăng chế độ phụ cấp và một số khoản khác. Ngay sau đó, UBND huyện Như Thanh, xã Mậu Lâm và Ban giám hiệu trường Mầm non Mậu Lâm đã có buổi làm việc trực tiếp để ghi nhận những kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của GV ngoài biên chế. Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã trực tiếp về xã Thanh Tân làm việc để nắm bắt tình hình.

Phê duyệt chương trình phát triển ngành Sư phạm

Ngày 14/12/2011, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận có quyết định Phê duyệt chương trình phát triển ngành Sư phạm (SP) và các trường SP từ năm 2011 đến năm 2020.

Theo đó, Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành SP và các trường SP từ năm 2011 đến năm 2020 nhằm nâng cao năng lực của cả hệ thống các trường SP, lực lượng chủ yếu đáp ứng nhiệm vụ: “xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” như đã nêu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

Qua Dân trí, hàng ngàn độc giả đã chia sẻ đồng cảm với em Hiếu. Nhiều tổ chức và cá nhân đã xúc động trước hoàn cảnh của gia đình em Hiếu và gửi hỗ trợ tới em, trong đó có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Quỹ Khuyến học "Vòng tay đồng đội"… Trước những tình cảm của mọi người, em Hiếu nói: "Những lời động viên và sẻ chia của những tấm lòng hảo tâm em xin ghi nhận và là động lực để em cố gắng. Em nghĩ còn rất nhiều em nhỏ và bạn bè còn khó khăn, cần giúp đỡ hơn em và em muốn chia sẻ phần nào tới những hoàn cảnh đó".

Được biết, trong suốt những năm học tiểu học và THCS, Hiếu luôn là học sinh giỏi. Thi vào cấp ba, Hiếu đã đỗ cả 2 trường: THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và THPT Chu Văn An. Không chỉ học giỏi, Hiếu còn rất tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện.

 

Nhóm PV Giáo dục

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-551006/10-su-kien-giao-duc-khuyen-hoc-noi-bat-nam-2011.htm

Cần chú trọng xây dựng kho học liệu

Posted: 29 Dec 2011 02:51 PM PST

Giáo dục dưới mắt mọi người

Cần chú trọng xây dựng kho học liệu

TT – Cải cách giáo dục grain đổi mới nền giáo dục có lẽ là vấn đề được bàn luận rất nhiều, nếu không nói là nhiều nhất khi bàn về nền giáo dục VN của chúng ta. Tất nhiên từ những tranh luận, bàn luận ấy đã có nhiều ý kiến, nhiều quan điểm về việc phải cải cách, đổi mới cái gì, chọn khâu nào là đột phá…

Tất nhiên những vấn đề được đề cập cũng thường mang tầm vóc vĩ mô như chính bản thân lĩnh vực giáo dục vậy. Chính vì quá vĩ mô nên việc triển khai những vấn đề đó thường rất chậm và có lẽ vì vậy mà cần đi vào những chuyện có thể làm ngay được.

Chúng tôi đề xuất thêm một việc tuy nhỏ nhưng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đó là phải buộc các trường phát triển kho học liệu và phòng thí nghiệm để phục vụ việc dạy và học ở bậc đại học. Quả vậy, cách đây khoảng hai năm, gần như tất cả các trường đại học VN đều áp dụng quy chế đào tạo theo tín chỉ thay cho lối đào tạo theo niên chế trước đây. Theo quy định về quy chế học tín chỉ, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân (tự học) và giảng viên phải dành ít nhất 30 giờ để soạn giáo án, bài tập tình huống, soạn đề cương chi tiết, chấm bài tập về nhà, bài thi, giải đáp cho sinh viên hoặc phát triển môn học. Đây là một trong những yêu cầu rất khắt khe dành cho cả người học lẫn người dạy.

Để làm được điều đó, bắt buộc các trường đại học phải xây dựng kho học liệu, phòng thí nghiệm đủ cho việc tự học và thực hành của sinh viên. Nhưng liệu sau hai năm thực hiện học chế tín chỉ, kho học liệu của các trường đại học tăng lên được bao nhiêu? Chúng ta đều biết tại các đại học phương Tây, việc giảng bài chỉ chiếm khoảng 20%, 80% còn lại là kiểu thảo luận nhóm để sinh viên trao đổi cùng làm việc chung, cùng đọc, cùng thảo luận, cùng tìm tòi với nhau cũng như với thầy. Mà muốn làm được như thế thì tất nhiên phải có đủ sách, tài liệu chứ không thể làm chay được. Hình thức thảo luận nhóm muốn thành công phải có thời gian chuẩn bị sách rất kỹ.

Vậy làm sao để tăng được nguồn học liệu? Chắc có lẽ có nhiều cách nhưng nên bắt đầu từ việc đánh giá giảng viên, giảng viên chính. Theo chúng tôi, Bộ GD-ĐT cần quy định đối với người muốn được dự thi lên ngạch giảng viên chính thì bắt buộc phải có một hoặc hai giáo trình, hoặc sách do chính mình biên soạn, dịch và được công bố chính thức. Hiện negative nội dung thi giảng viên chính có một số nội dung không liên quan đến học thuật như thi về luật giáo dục, hiểu biết về các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục… Tất nhiên những kiến thức này là quan trọng, nhưng về mặt học thuật thì có lẽ không có tác động nhiều đến chất lượng học thuật trong giảng dạy của giảng viên. Hằng năm mỗi trường đều có vài chục giảng viên dự thi lên ngạch giảng viên chính. Nếu áp dụng quy định như vậy thì kho học liệu ít nhất tăng lên được vài chục tài liệu, qua nhiều năm nguồn tài liệu sẽ phong phú, nhờ đó việc dạy và học đương nhiên sẽ có cải tiến trong chất lượng.

LÊ MINH TIẾN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/471450/Can-chu-trong-xay-dung-kho-hoc-lieu.html

Comments