Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sinh viên được nghỉ Tết dài

Posted: 27 Dec 2011 06:27 AM PST

(GDTĐ)-Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH, CĐ đã công bố kế hoạch nghỉ Tết cho sinh viên, trong đó, thời gian nghỉ Tết của nhiều trường lên tới 3 tuần.

Theo thông báo của ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM và ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, tất cả HSSV được nghỉ Tết Nguyên đán nhâm thìn 3 tuần từ ngày 16/1/2012 (23 tháng chạp) đến hết 5/2/2012 (14 tháng Giêng). Sinh viên bắt đầu chính thức học vào ngày 6/2/2012. Nhiều trường ĐH, CĐ trên cả nước cũng áp dụng lịch nghỉ này.

Tuy nhiên, không phải sinh viên trường nào cũng được thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ Tết dài đến 3 tuần. ĐH Xây dựng vừa có thông báo điều chỉnh kế hoạch giảng dạy và nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 . Theo đó, khối CBGD và sinh viên nghỉ 2 tuần, từ  ngày 16/1/2012 đến hết ngày 29/1/2012. Trường TCCN Tây Sài Gòn, thời gian nghỉ Tết cũng chỉ từ 16/01/2012 (23/12 năm Tân Mão) đến hết ngày 30/01/2012 (tức ngày 08/01 năm Nhâm Thìn)…

Cùng với việc công bố thời gian nghỉ Tết,  nhiều trường đã đồng thời có kế hoạch hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết hoặc sinh viên xa nhà không có điều kiện về quê đón Tết.

PGS.TS.Nguyễn Hữu Khương, Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, nhà trường đã có công văn yêu cầu Đoàn trường, Hội sinh viên trường có kế hoạch hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết  như hỗ trợ mua vé tàu xe, vận động tài trợ vé tàu xe cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…Đồng thời vận động các đơn vị trong và ngoài trường tài trợ chương trình đón Tết cho những sinh viên không có điều kiện về quê đón Tết.

BCH Đoàn trường ĐH Sài Gòn – Khoa ngoại ngữ đã lên chương trình tổ chức chương trình "Hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết Nguyên Đán xuân Nhâm Thìn năm 2012" với mục đích hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhất là sinh viên thuộc vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt đang học tập tại trường được về quê đón Tết. Đối tượng được hỗ trợ là những sinh viên của trường có hộ khẩu thường trú tại các huyện thuộc các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra trong năm 2011; sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khắn, vùng sâu, vùng xa không có điều kiện về quê đón Tết và sinh viên là người thuộc các dân tộc thiểu số. Ưu tiên sinh viên là criminal em thuộc gia đình chính sách, là cán bộ Đoàn – Hội, có thành tích học tập từ loại khá trở lên (hoặc đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011).

Đối với sinh viên thuộc khu vực miền Trung, trường sẽ tổ chức các chuyến xe đưa sinh viên về quê cùng hỗ trợ hoàn toàn tiền ăn uống, chỗ nghỉ qua đêm và bảo hiểm cho sinh viên trong suốt thời gian chuyến đi với số lượng dự kiến tối đa là 114 sinh viên.

Đối với sinh viên thuộc các khu vực còn lại, trường sẽ hỗ trợ  bằng việc tặng xe khách cho sinh viên. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên khi tham gia chương trình đều được tặng một phần quà Tết.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201112/Sinh-vien-duoc-nghi-Tet-dai-1957263/

Quá sức với ngoại ngữ trong trường ĐH

Posted: 27 Dec 2011 06:27 AM PST

TS Ngô Thị Thanh Vân, Quyền Trưởng Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng mục tiêu triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ cho khoảng 10% số lượng sinh viên CĐ, ĐH năm 2011-2012 là criminal số thiếu cụ thể vì 90% số sinh viên còn lại không được đào tạo thì sẽ ra sao?  

 


 

Đại diện của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho rằng mục tiêu nâng cao năng lực tiếng Anh không giải quyết được ở bậc ĐH. Theo đại biểu này, nếu các trường ĐH phải gánh việc đào tạo nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên là đang làm ngược quy trình. Dẫn chứng criminal số 90% sinh viên thi tiếng Anh đầu vào tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM không đạt, đại biểu này nhấn mạnh việc học tiếng Anh phải được chú trọng ở bậc phổ thông. Sinh viên khi vào ĐH phải đạt một trình độ tiếng Anh nhất định để có thể học tập, nghiên cứu và ở bậc ĐH chỉ nên đặt vấn đề cải thiện tiếng Anh cho sinh viên.

Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, lấy làm tiếc vì đề án được phê duyệt năm 2008 mà đến negative mới triển khai thực hiện là quá chậm. Do đó, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường gặp khó khăn. Theo bà Phượng, không nên xem việc nâng cao năng lực tiếng Anh là chỉ nâng cao năng lực cho người dạy và người học mà đây là điều kiện để ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bà Phượng cũng lưu ý nhu cầu học tiếng Anh trong sinh viên là có thật tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ gặp không ít rào cản, đặc biệt việc quốc tế hóa đội ngũ giảng viên còn hạn chế, khó khăn.

Trước nhiều ý kiến trái chiều, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), cho rằng các trường không nên tham vọng quá mà đẩy nhanh quá trình thực hiện. Theo ông Hùng, các trường phải xây dựng đề án riêng cho từng ngành để từng bước triển khai. Bộ GD-ĐT sẽ tập trung giải quyết các cơ chế, chính sách, tuyển dụng giảng viên, kiểm tra đầu vào, kiểm định chất lượng… để thực hiện hóa đề án tại các trường ĐH.

 

 

Theo Thùy Vinh

Người Lao Động

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-551379/qua-suc-voi-ngoai-ngu-trong-truong-dh.htm

Tạo môi trường GD thân thiện không bạo lực

Posted: 27 Dec 2011 06:26 AM PST

 

(GDTĐ) – Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Bảo vệ trẻ em – Tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực".

Dự án này do Bộ GD-ĐT phối hợp với Tổ chức Plan Việt Nam thực hiện trên 7 tỉnh, thành phố (Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Hà Nội) với 50 xã và 110 trường Tiểu học, THCS.

Là đơn vị trực tiếp phối hợp triển khai Dự án, ông Hoàng Đức Minh- Cục trưởng Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã tổng kết: Dự án đã được triển khai từ tháng 12/2009 – 11/2011. Mục tiêu chính là góp phần củng cố môi trường GD thân thiện không bạo lực, thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa thầy cô với HS, phụ huynh với criminal em gần gũi và tích cực hơn.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại HN

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của châu Á tham gia ký kết Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Các hành vi trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần đối với trẻ em Việt Nam đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, một số GV vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng "yêu cho roi cho vọt", "Thuốc đắng giã tật". Những quan niệm này thường được áp dụng đối với criminal cái trong gia đình cũng như HS trong nhà trường. Nhiều GV chưa được trang bị cũng như chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, vai trò của phương pháp kỷ luật tích cực trong GD các em HS. Các qui định   dành cho HS trong trường học đôi khi chưa thực sự tạo được sự tham gia tích cực của họ.

Trong 2 năm triển khai (2009 – 2011), dự án thí điểm đã có những đóng góp đáng kể vào việc tăng cường kiến thức kỹ năng giáo dục phương pháp kỷ luật tích cực cho GV, SV sư phạm, các bậc phụ huynh trong việc thực hiện các quy định trong nhà trường nhằm xây dựng môi trường thân thiện, không bạo lực, quan hệ giữa thầy cô và HS được gần gũi, tích cực hơn. Cụ thể, thầy Hoàng Xuân Bính, Hiệu trưởng Trường THCS Văn Bản- Cẩm Khê- Phú Thọ nhấn mạnh: Dự án như ngọn gió mới nâng tầm cho những định hướng GD đúng đắn của nhà trường. Không chỉ GV, HS mà ngay cả phụ huynh cũng đón nhận nồng nhiệt. Thời gian tập huấn không nhiều nhưng với các em HS biết thân thiện với bạn bè trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt luôn biết nói lời xin lỗi- cảm ơn. GV được thay đổi nếp nghĩ, nâng tầm nhận thức trong việc GD đạo đức cho HS, biết phát huy phương pháp dạy học tích cực. Văn Bàn không có tình trạng bạo lực học đường. Đây cũng là do nhà trường biết cách cùng đưa các phụ huynh tham gia các hoạt động của dự án. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi thầy cô giáo phải biết kiên nhẫn trong việc phân tích cho HS biết cái sai của mình và hướng các em tự giác nhận sai và tự sửa chữa.

Trong khi đó, Phó trưởng phòng đào tạo Trường CĐSP Hà Tây, bà Lê Thị Thơm khẳng định: Là trường SP đào tạo GV từ MN đến TH và THCS không chỉ cho thành phố Hà Nội mà còn cho nhiều tỉnh thành khác nên khi triển khai thí điểm, tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực đã giúp các giáo sinh biết cách xử lý và giải quyết tốt các tình huống sư phạm, cảm hoá được HS…vv.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao giải tập thể viết:
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao giải tập thể cuộc thi viết: "Những kỷ niệm sâu sắc về GV chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp".

Tại HN, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã phát biểu: Nước ta cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác phát triển từ phong kiến nên vẫn ảnh hưởng nặng tư tưởng "yêu cho roi cho vọt". Thêm vào đó, trong bối cảnh hiện negative trào lưu quốc tế, văn hoá, CNTT, đặc biệt là Internet đã ảnh hưởng đến việc GD, rèn luyện đạo đức HS. Do vậy, Dự án ra đời trong bối cảnh như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc quan tâm đến đời sống tinh thần, tâm lý của HS, góp phần quan trọng tạo môi trường GD thân thiện không bạo lực trong các nàh trường. Mong muốn các mô hình thí điểm sẽ trở thành tài liệu bồi dưỡng GV, đặc biệt là vai trò của GV chủ nhiệm, tăng cường dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho HS, SV.

Ông Sven Coppens, Giám đốc Dự án Tổ chức Plan tại Việt Nam cho biết: Chỉ 2 năm ngắn ngủi thực hiện thí điểm dự án này tại 7 tỉnh phía Bắc của Việt Nam đã cho thấy, nhận thức của cộng đồng được cải thiện đáng kể. Cụ thể, đã làm thay đổi rõ nét hành động của phụ huynh, GV đối với HS. Tháng 11 vừa qua, chúng tôi có làm một cuộc khảo sát cho thấy hơn 92,6% GV, 95% phụ huynh tham gia khảo sát đều cho rằng, phương pháp kỷ luật tích cực rất phù hợp với giáo dục HS và phương pháp này nên phổ biến rộng rãi trong cả nước, không nên dùng phương pháp truyền thống là đánh HS, dọa nạt các em như trước đây vẫn thường dùng.

Toàn thể Hội thảo
Toàn thể Hội thảo

Cũng trong khuôn khổ của Dự án này, Tổ chức Plan tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ GD-ĐT xây dựng và hoàn thiện các tài liệu tự học dành cho giáo viên (Dạy trẻ lớn khôn), tài liệu cho sinh viên sư phạm về Quyền và nghĩa vụ trẻ em, Kỹ năng sống dành cho trẻ trong việc phòng chống bạo lực và đặc biệt là phương pháp kỷ luật tích cực…

Ngoài ra, hai bên đã tổ chức các hoạt động truyền thông ở cấp trung ương nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực và phòng chống bạo lực trẻ em thông qua cuộc thi viết: "Những kỷ niệm sâu sắc về GV chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp".

Ban Tổ chức đã trao 3 giải nhì (không có giải nhất), mỗi giải trị giá 7 triệu đồng. Ngoài ra còn 3 giải ba, mỗi giải 5 triệu đồng, 15 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng, 2 giải dành cho tác giả cao tuổi nhất và nhỏ tuổi nhất, mỗi giải 1 triệu đồng. 2 giải tập thể, mỗi giải 5 triệu đồng.

 

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201112/Tao-moi-truong-GD-than-thien-khong-bao-luc-1957254/

Hai anh em ruột giật giải nhất thi giải toán trên mạng

Posted: 27 Dec 2011 06:25 AM PST

– Câu chuyện hai anh em trong một gia đình giáo viên nghèo giật giải nhất giải Toán qua internet do Bộ GD-ĐT tổ chức đã làm xôn xao không chỉ ngôi trường nhỏ miền núi,  khiến những nhà giáo ngẫm ngợi về một cách dạy, một cách học, một cách hóa giải mặt tiêu cực của mạng.

Hai anh em Dũng và Mạnh

Cặp bài trùng

Thân Văn Dũng sinh ngày 18/3/2002 còn Thân Văn Mạnh sinh ngày 23/4/2004 là một cặp bài trùng.

Bố là thầy giáo Thân Văn Hải – giáo viên Tin học Trường THPT Đồng Lộc, mẹ là Nguyễn Thị Hằng – giáo viên Trường tiểu học Mĩ Lộc 1.

Cả hai anh em đều mê Toán, tiếng Anh, đều tham gia dự thi giải Toán và Tiếng Anh do Bộ GD-ĐT tổ chức cho bậc Tiểu học và đều giành được ngôi quán quân với thành tích thuyết phục. Ở vòng 8, Thân Văn Dũng đạt 2.390 điểm hết tổng số 14 phút 8 giây còn Thân Văn Mạnh còn đạt thành tích cao hơn: 2400 điểm với 13 phút 50 giây.

Ở môn tiếng Anh, Thân Văn Dũng được xếp hạng thứ 4

Thầy Nguyễn Tiến Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Lộc cho biết:

"Có nhìn tận mắt các cháu thực hiện các thao tác giải trên máy thì các nhà báo mới có thể tin được".

Trong giờ ra chơi, thầy Hùng bố trí cho Dũng và Mạnh lên phòng máy của nhà trường. Nhìn 2 anh em cứ thoăn thoắt "tác nghiệp" từ khâu đăng kí mới, vào thì bắt đầu từ vòng 1. Chúng tôi tò mò chờ đợi và ai cũng trầm trồ thán phục bởi những thao tác tuyệt đối chính xác trên bàn phím. Sau 5 phút, cả hai em đã hoàn thành xong giải vòng 3. Đối với những học sinh khác, 5 phút là khoảng thời gian cần thiết để thiết lập một tài khoản mới.

Cô Phan Thị Thủy – Phó Hiệu trưởng cho biết:

"Cả Dũng và Mạnh đều đạt học sinh giỏi khá toàn diện. Từ khi có cuộc thi giải Toán qua mạng, cả 2 em đều đạt giải quán quân trong thi cấp trường, cấp huyện. Lớp 2 và lớp 3, Dũng đều đạt giải Nhất toàn huyện còn Mạnh cũng không chịu kém anh.

Trường tiểu học Đồng Lộc là một trong những đơn vị mạnh, có thành tích xuất sắc nhất của huyện Can Lộc về phong trào giải Toán và Tiếng Anh qua mạng. Có thành tích đó là nhờ thực hiện tốt việc sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và điểm Bưu điện Văn hóa để đồng hành cùng học sinh.

Dạy gợi mở và hướng HS tự học

Sau buổi tan trường, chúng tôi đến thăm nhà của 2 cậu học trò đặc biệt này. Ngôi nhà nhỏ đơn sơ, ấm cúng khiêm nhường ngay sát cạnh Trường THPT Đồng Lộc.

Góc học tập của Dũng và Mạnh. 2 chiếc máy màn hình tinh thể lỏng, CPU cấu hình cao. Lẽ thường, trong điều kiện hai anh em chỉ cần một máy, nhưng thầy Thân Văn Hải cho rằng: " Tôi cố gắng mua cho mỗi cháu riêng một máy để Dũng và Mạnh tự bảo quản, sắp xếp hệ thống dữ liệu mà các cháu tìm kiểm được trên mạng phục vụ học tập; mặt khác để cho các cháu thi đua nhau".

" Khi gặp những bài toán khó hoặc mới mà các em không tự giải thì các em sẽ làm gì?" – Tôi hỏi.

Thân Văn Dũng lễ phép: " Cháu sẽ chép lại đề, tự giải trên giấy cho bằng được, nếu giải chưa được, cháu tìm thêm tài liệu đọc và giải tiếp. Hỏi bố mẹ, thầy cô chỉ lúc nào cháu không thể giải được".

Cô giáo Nguyễn Thị Hằng (mẹ) cho biết:

"Dũng và Mạnh hoàn toàn chủ động tự học, vợ chồng em chỉ đóng vai trò tư vấn. Lúc cháu hỏi, bọn em cũng chỉ gợi cách mở nút mấu chốt của bài toán mà không hề làm thay. Đó cũng là cách em đã áp dụng thành công cho học sinh của mình không những giải toán trên mạng".

Với câu hỏi "làm thế nào mới học lớp 2 và lớp 4 mà các em đã có một kỉ năng đáng nể về sử dụng máy tính?", thầy Hải cho bộc bạch:

"Qua nhiều năm giảng dạy tin học, tôi nhận thấy một điều tiêu cực khá phổ biến trong cách học Tin học là "đốt cháy giai đoạn" theo kiểu "mì ăn liền" nên có ý định "áp dụng phương pháp mới" cho hai cháu thử nghiệm. Đó là từ lúc bắt đầu làm quen với criminal chuột, bàn phím phải thực hiện nghiêm túc quy trình rèn luyện thao tác từ đơn giản đến phức tạp. Các chú thấy đấy, khi giải, hình như các cháu không phải nhìn bàn phím mà vẫn có thể nhập chính xác số liệu".

Về cách nhẩm sao cho ra nhanh nhất kết quả và phát hiện và giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất, em Thân Văn Dũng cho biết: " Cháu phải rèn cách đọc lướt và nhận ra các bài toán cơ bản và những từ ngữ mấu chốt của bài toán, nhẩm thật nhanh nhưng hết sức cẩn thận. Về dạng bài toán đối chiếu, cháu phải tự tìm ra phương pháp làm thế nào để chỉ nhìn những dấu hiệu so sánh mấu chốt nhất".

Hóa giải mặt trái của mạng internet

Băn khoăn về việc làm thế nào để hạn chế tối đa mặt trái của Internet, nhất là học sinh bậc học phổ thông rất dễ nghiện game, thầy Võ Đức Đại, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT cho rằng:

"Tôi tuyệt đối không ngăn cấm việc criminal vào trang này, trang nọ. Ngược lại, tôi còn cho criminal biết và tiến hành phân tích cái tích cực, tiêu cực của một số trang tiêu biểu phù hợp lứa tuổi để từ đó các cháu phải tự biết lựa chọn. Mặt khác, không được bắt ép criminal hoặc học sinh mà phải tạo được cho các em sự contend mê tự học và khám phá. Phải bố trí thời gian giải hợp lí, hãy yêu cầu học sinh dừng lại khi các em bắt đầu có hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh. Việc Dũng và Mạnh đứng đầu quốc gia là do các cháu tự rèn luyện chứ chúng tôi chưa bao giờ bắt criminal phải cố gắng hết sức làm được điều đó".

Theo thầy Sửu, Trưởng phòng GDĐT, từ khi có phong trào thi HSG qua mạng, HS vào quán internet để discuss giảm hẳn.

"Tận dụng triệt để lợi ích của mạng vào học tập, nhất là tạo sân chơi tư học bổ ích, lại được thầy, cô, cha mẹ  giám sát, tạo điều kiện là một trong những yếu tố tích cực đẩy lùi được nạn game, discuss của HS.  Nhưng để loại trừ hẳn tiêu cực này cần sự vào cuộc đồng bộ không chỉ nhà trường, gia đình mà còn cả xã hội nữa. Về phía nhà trường, từ Trường Tiểu học Đồng Lộc, chúng tôi sẽ nhân rộng điển hình, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích trong việc đầu tư máy tính, nối mạng, trong tổ chức, khuyến khích, giám sát HS".

Văn Vỵ – Quốc Hiệp

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/54480/hai-anh-em-ruot-giat-giai-nhat-thi-giai-toan-tren-mang.html

Trên 90% sinh viên không thể học bằng tiếng Anh

Posted: 27 Dec 2011 06:25 AM PST

Trên 90% sinh viên không thể học bằng tiếng Anh

TT – Đại diện anathema giám hiệu nhà trường và khoa ngoại ngữ các trường ĐH khu vực miền Trung, Tây nguyên và các tỉnh phía Nam đã sôi nổi tham gia buổi hội thảo triển khai "Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020" trong các trường ĐH diễn ra sáng 26-12 tại ĐH Sài Gòn, TP.HCM.

Tại hội thảo, đại diện Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cho rằng: "Phải chấp nhận thực tế trên 90% sinh viên không thể học ngay chuyên môn bằng tiếng Anh, phải dạy lại tiếng Anh từ đầu, do vậy chúng tôi đã thử nghiệm tổ chức học tiếng Anh hoàn toàn trong học kỳ đầu tiên với khoảng 300 tiết".

Về nguồn lực giáo viên, đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng không phải giáo viên nước ngoài nào cũng dạy hiệu quả, vì vậy thay vì sử dụng giáo viên giỏi ngoại ngữ để dạy chuyên ngành, trường này chọn những giáo viên giỏi chuyên môn và đào tạo thêm về tiếng Anh để giảng dạy.

L.TRANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/471102/Tren-90-sinh-vien-khong-the-hoc-bang-tieng-Anh.html

Comments