Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chỉ tiêu tuyển sinh 2012: Trường giữ, trường giảm

Posted: 23 Dec 2011 06:25 AM PST

Không tăng chỉ tiêu, tuyển thêm khối A1

Hàng năm các trường ĐH,CĐ đều được tăng chỉ tiêu tuyển sinh từ 5 – 10% chỉ tiêu nhưng năm negative Bộ GD-ĐT ra tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh và để các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên các tiêu chí mà Bộ đưa ra thì hầu hết các trường đại học công lập đều giữ ổn định chỉ tiêu như năm trước và tuyển thêm khối A1.


Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hắc Hải, trưởng phòng đào tạo ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: "Tuyển sinh năm tới trường dự kiến không thay đổi nhiều vẫn thực hiện theo hình thức "3 chung" vì nếu bây giờ có thay đổi nhưng thời gian gấp quá, tháng 3 thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi rồi. Đối với chỉ tiêu có tăng thêm một chút khoảng 2.800 chỉ tiêu".

Trường ĐH Hà Nội, theo ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết: "Trường cũng đã lên phương án tuyển sinh, chủ trương của trường dự kiến tăng chỉ tiêu lên khoảng 6 – 10% hoặc sẽ giữ nguyên như năm 2010 là 1.800 chỉ tiêu nhưng hiện negative chưa chốt lại vấn đề. Bên cạnh đó, trường tuyển sinh thêm khối thi A1".

"Tăng thêm khối A1 mặc dù có lợi cho nhiều thí sinh giỏi ngoại ngữ nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gì lớn lao cho các trường vì số lượng thí sinh thi khối này sẽ không nhiều. Bên cạnh đó, khi tuyển thêm khối, các trường phải thay đổi nhiều trong cách xử lý thông tin dữ liệu tuyển sinh, nếu không được tập huấn kỹ sẽ gây nhiều rắc rối" – ông Hạnh cho hay.

Trường ĐH Y Thái Bình, ông Hoàng Năng Trọng, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường giữ ổn định khối thi và chỉ tiêu tuyển sinh như năm 2010. Theo đó, năm negative trường tuyển 700 chỉ tiêu.

Trường ngoài công lập tự giảm chỉ tiêu

Ngược lại với trường công lập, một số trường ĐH ngoài công lập đã xin bộ giảm chỉ tiêu tuyển sinh và tuyển thêm khối A1.

Trường ĐH Chu Văn An, ông Ngô Viết Hải, trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết: "Trường xin Bộ giảm chỉ tiêu tuyển sinh từ 1.400 chỉ tiêu xuống còn 1.000 chỉ tiêu. Trường đăng ký tuyển sinh khối A1".

Trường ĐH Thành Tây, theo ông Hoàng Hữu Nguyên, Phó hiệu trưởng nhà trường, năm trường trường giảm khoảng 200 chỉ tiêu. Theo đó, hệ đại học có 10 ngành đào tạo tuyển 700 chỉ tiêu, hệ cao đẳng có 4 ngành đào tạo là 300 chỉ tiêu.

Trường ĐH Hòa Bình, GS Đặng Ứng Vận, hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Bộ GD-ĐT vừa xuống kiểm tra nên trường cố gắng xin Bộ giữ ổn định chỉ tiêu như năm 2010 và thực hiện theo chỉ đạo của Bộ nếu cho tuyển thêm khối A1".

Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay: "Trường cũng đã đề nghị bộ cho trường giữ ổn định chỉ tiêu như năm trước và đăng ký tuyển thêm khối A1 cho ngành Công nghệ thông tin. Mặc dù tuyển thêm khối A1 so với khối A cũng không thay đổi là mấy nhưng cũng là cơ hội cho những sinh viên giỏi ngoại ngữ có cơ hội thi tuyển".

Trường ĐH Y dược TPHCM dự kiến giảm chỉ tiêu ĐH chính quy từ 5 đến 10% để nâng cao chất lượng đào tạo.

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Áp dụng tiêu chí xác định chỉ tiêu mà bộ đã anathema hành về mặt tổng thể, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ giảm mạnh. Nhưng quan điểm của Bộ là cố gắng giữ ổn định, không gây xáo trộn mạnh. Bộ sẽ xem xét thêm về vấn đề này".

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-550300/chi-tieu-tuyen-sinh-2012-truong-giu-truong-giam.htm

Những thông tin nóng về tuyển sinh ĐH 2012

Posted: 23 Dec 2011 06:25 AM PST

Nhiều trường ngại, thậm chí không dám tuyển
sinh riêng theo cách làm được Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện từ năm 2012,


ĐHQG TP.HCM tuyển sinh riêng, không xuất bản sách "Những điều cần biết về tuyển
sinh…" là những
thông tin giáo dục đáng
chú ý trên các báo số ra 23/12.

Thí sinh trao đổi về đề thi ĐH năm 2011.
(Ảnh: Văn Chung)

 

Dè dặt khi được tuyển sinh riêng

 

Năm 2012 khi Bộ GDĐT chính thức cho phép các
trường ĐH trọng điểm, các trường ĐH thuộc khối năng khiếu chủ động đề xuất
phương án tuyển sinh thì nhiều trường lại ngại, thậm
chí không dám.

 

Lãnh đạo ĐH Kinh tế quốc dân cho
biết, trường dự kiến sẽ không thay đổi phương án tuyển sinh trong năm 2012,
thông tin trên báo Lao động. Nhiều trường lớn như ĐH QG TP.HCM, ĐH Sư
phạm HN cũng khá dè dặt trong việc này bởi lo lắng nhiều đến những xáo trộn có
thể xảy ra trong mùa tuyển sinh sắp tới.

 

Dẫn ra hai phương án tuyển sinh
cho năm tới là tổ chức kỳ thi riêng trước kỳ
thi 3 chung hoặc cùng đợt với đợt thi 3 chung nhưng theo
Phó Hiệu trưởng
Trường ĐH Bách khoa HN Nguyễn Cảnh Lương cả
2 đều gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.


Báo Tuổi trẻ dẫn lời PGS.TS
Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm we Hà Nội, bày tỏ lo lắng khi
thí sinh chọn thi vào trường này theo phương án tuyển sinh riêng nếu không trúng
tuyển sẽ được xét NV2, NV3 thế nào, liệu các trường khác có chấp nhận kết quả
của ĐH Sư phạm làm cơ sở xét tuyển grain không.

 

Ngoài ra, với thí sinh đã trúng
tuyển, liệu có cơ chế nào bảo đảm sẽ theo học ĐH Sư phạm mà không vào trường
khác nếu trúng tuyển trong kỳ thi "ba chung" sau đó.

 

Trả lời báo này, ông Hoàng Văn
Châu, hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho hay: "Nếu thi riêng" chỉ có
nghĩa là ra đề, chấm thi, tổ chức ngày thi riêng thì không thay đổi được gì
trong chất lượng đầu vào mà lại gây xáo trộn không cần thiết".

 

Trước đó việc ĐH Quốc gia Hà Nội
thông tin về phương án tuyển sinh theo cách làm của Mỹ đánh gia theo năng lực
của thí sinh được nhà trường chuẩn bị từ hơn một năm negative đã nhận được nhiều quan
tâm, trao đổi.

 

Tăng khối thi có ảnh hưởng gì?

 

Chuyện có thêm khối thi A1 với các
môn Toán, Lý, Ngoại ngữ cùng những lời khuyên tới thí sinh và trao đổi về phương
án này được đề cập trên báo Thanh Niên số ra hôm nay.

 

Báo dẫn lời của một số lãnh đạo các trường bày
tỏ sự ủng hộ phương án trên để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh và đang xem xét
phương án sẽ đưa vào thực hiện ngay trong năm 2012 như: ĐH
Kinh tế TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH
Công nghiệp Hà Nội, Học viện Tài chính, ĐH Ngoại thương.

 

Báo trích lời Tiến sĩ Nguyễn Tiến
Dũng, Trưởng phòng Đào tạo, nói: "Thay đổi này không quá rối trong tổ chức tuyển
sinh của các trường mà lại tạo thêm cơ hội cho TS. Tuy nhiên, về lâu dài nên có
những phương án cơ bản để thay đổi kỳ thi"

 

"Những TS tham gia thi tuyển sinh
năm 2012 vốn đã có những định hướng lựa chọn về khối thi từ 3 năm trước, khi mới
bước vào lớp 10. Do vậy, các trường không nên có những quyết định quá lớn về
khối thi khiến các em hoang mang" – Trao đổi của lãnh đạo phòng Đào tạo, ĐH Kinh
tế TP. HCM trên báo này.



Bộ GD-ĐT không in tài liệu ”Những điều cần biết
về tuyển sinh”


Tin trên báo Thanh Niên cho hay  năm negative Bộ
GD-ĐT sẽ không in tài liệu ”Những điều cần biết về tuyển sinh”.  Từ lâu đây là
cuốn cẩm nang để thí sinh lựa chọn trường thi, khối thi, chỉ tiêu cũng  như
những lưu ý cần thiết của các trường trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ của năm đó.


Hiện Bộ đã yêu cầu các trường đăng ký thông tin
tuyển sinh năm 2012. Những thông tin này sẽ đăng tải trên trang thông tin điện
tử của Bộ. Thông tin chi tiết khác về tuyển sinh sẽ được các trường thông báo
công khai trên website của trường.

 

 

  • Phong Đăng (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/54026/nhung-thong-tin-nong-ve-tuyen-sinh-dh-2012.html

Đề xuất không phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh” 2012

Posted: 23 Dec 2011 06:24 AM PST

Cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh" hàng năm là cuốn cẩm nang, nguồn tài liệu quý giá đối với thí sinh bởi cuốn này cung cấp các thông tin về ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, học phí, điện thoại, địa chỉ liên hệ với trường… Nhưng nhiều ý kiến trong Bộ đề xuất không in cuốn tài liệu này mà các thông tin tuyển sinh sẽ được các trường công bố trên trang thông tin điện tử của bộ và công khai trên website của các trường.

Tuy nhiên, ý kiến của nhiều đơn vị giáo dục lại đề xuất và mong muốn phát hành cả 2 hình thức vừa trên mạng, vừa bằng cuốn in để thuận lợi cho học sinh vùng sâu, vùng xa không có điều kiện vào mạng đọc và tìm hiểu.

Hiện Bộ đã yêu cầu các trường đăng ký thông tin tuyển sinh năm 2012 và quyết định cuối cùng phát hành cuốn "Những điều cần biết" grain không phát hành sẽ được quyết định tại hội nghị tuyển sinh diễn ra vào ngày 14/1/2012 tới.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-550165/de-xuat-khong-phat-hanh-cuon-nhung-dieu-can-biet-ve-tuyen-sinh-2012.htm

Thư viện di động khơi dậy niềm đam mê đọc sách

Posted: 23 Dec 2011 06:24 AM PST

(GDTĐ) – Tôi đến Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, Nghệ An) trước khi bước vào giờ học buổi chiều, ở lối đi giữa các bồn hoa, khá động học sinh đang ngồi đọc sách. Thấy lạ so với nhiều nơi khác, tôi đến ngay khu vực này. Thì ra giá sách được bố trí tại đây.

Giá sách có nhiều ngăn, mỗi ngăn là một loại sách. Em nào thích đọc cuốn gì thì tự tìm lấy cuốn ấy rồi ra ngồi trên dãy ghế đá mà đọc. Hỏi cán bộ thư viện, anh cho biết: "Trước đây, học sinh ít đọc sách. Tìm hiểu nguyên nhân thì ra không phải các em không thích đọc mà vì ngại làm thủ tục mượn sách ở thư viện, phòng đọc của thư viện lại quá chật hẹp. Để khắc phục điều này, tạo thuận lợi tối đa cho học sinh được tiếp xúc với sách, nhà trường làm giá sách ngay trên sân trường.

Hàng ngày, cán bộ thư viện đi trước giờ, mang sách trong thư viện ra để vào giá sách. Học sinh thích đọc thì đến tự chọn sách mà không phải hỏi mượn, không phải ký vào sổ. Đọc xong, các em mang để vào chỗ cũ. Trường hợp nào cần mang về nhà đọc, các em mới phải ký mượn. Cuối buổi, cán bộ thư viện lại đem sách vào kho. Các đầu sách được thay đổi thường xuyên, độ hai tuần một lần. Từ ngày làm "thư viện di động" kiểu này, số lượng học sinh đọc sách tăng gấp nhiều lần so với trước".    

hướng dẫn học sinh đọc sách báo qua mạng ở Trường TH thị trấn Đô Lương;
Hướng dẫn học sinh đọc sách báo qua mạng ở Trường TH thị trấn Đô Lương

Theo cô Lê Thị Sử, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương: "Để học sinh không nhàm chán vì sách cũ, mỗi năm nhà trường dành khoảng 10 triệu đồng mua sách mới. Hiện tại, thư viện của trường cũng đang nghèo, mới chỉ có trên 2.000 cuốn (không kể sách giáo khoa) và một số loại báo chí phục vụ học sinh. Trường cũng đã nối mạng được 56 máy vi tính để tạo điều kiện cho các em đọc sách báo và tìm kiếm thông tin qua internet.

Để đẩy mạnh phong trào đọc và làm theo sách báo, nhà trường thường tổ chức cho học sinh tự giới thiệu về cuốn sách mà mình đã đọc, tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi tìm hiểu nội dung sách theo chủ đề dưới hình thức trả lời câu hỏi. Một năm một lần, Trường tổ chức "Ngày hội đọc sách" cho tất cả học sinh cùng tham gia".

Tủ sách trên sân trường -
Tủ sách trên sân trường – “thư viện di động” của Trường TH thị trấn Đô Lương

Ở Trường Tiểu học Văn Sơn (huyện Đô Lương), "thư viện di động" lại được tổ chức theo hình thức khác. Từ năm học 2008 – 2009, nhà trường bắt tay vào xây dựng "thư viện vườn trường". Một khoảnh đất trong khuôn viên của Trường được chọn làm "thư viện vườn trường". Tại đây, cây bóng mát được trồng như một vườn cây. 10 tủ sách nhỏ được dựng dưới các tán cây. Mỗi tủ sách này dùng cho một lớp. Dưới bóng mát của cây xanh, nhà trường bố trí các dãy ghế đá. Học sinh tự do chọn, đọc sách theo sở thích của mình. Cô Lê Thị Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, vì kinh phí đầu tư để mua sách không có nhiều, nhà trường thường kêu gọi cha mẹ học sinh và cả học sinh tự nguyện góp sách vào tủ sách dùng chung của trường; chính vì vậy mà số lượng sách mới đối với học sinh không thiếu.


“Thư viện vườn trường” ở Trường TH Văn Sơn

Ông Nguyễn Tất Tây, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Đô Lương trao đổi với chúng tôi: "Hiện nay, 35 trường tiểu học của Đô Lương đều có thư viện đạt chuẩn, nhiều trường đã xây dựng được "thư viện di động" với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau: "Thư viện vườn trường", "Tủ sách em yêu"… Để đẩy mạnh phong trào đọc sách trong học sinh, hai năm nay, Phòng đã chỉ đạo các trường  tổ chức "Ngày hội đọc sách" với nội dung: trình bày sách; giới thiệu sách; kể chuyện theo sách; hỏi-đáp về sách.

Năm học 2011-2012, hình thức này còn được tổ chức ở cụm trường nhằm tạo thêm không khí thi đua giữa các nhà trường. "Ngày hội đọc sách" đã đem lại hiệu quả thiết thực, không những làm cho học sinh  ham thích đọc sách mà còn giúp các em làm theo sách. Phòng coi đây là một nội dung thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện của cấp học."

Học sinh ở Trường TH Văn Sơn với tủ sách trong
Học sinh ở Trường TH Văn Sơn với tủ sách trong “thư viện vườn trường”

Bấy lâu nay, chúng ta cứ kêu học sinh rất ít đọc sách, nhưng lại không tìm giải pháp để cải thiện tình hình. Cách làm của các trường tiểu học ở Đô Lương thực sự đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách của trẻ em. Gía như cách làm này được các địa phương khác nghiên cứu, học tập, nhân rộng thì grain biết mấy.

                                                                                           Minh Đức

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201112/Thu-vien-di-dong-khoi-day-niem-dam-me-doc-sach-cua-tre-em-1957130/

Thí điểm dạy

Posted: 23 Dec 2011 06:24 AM PST

Tuy chương trình dạy – học cả ngày sẽ giúp học sinh có điều kiện củng cố kiến thức, sinh hoạt vui chơi… nhưng với mức hỗ trợ còn quá thấp, cơ sở vật chất trường học lại chưa đáp ứng yêu cầu dạy – học bán trú đã khiến mô hình này trở nên quá sức đối với thầy trò Trường tiểu học Hành Tín Đông.

Hỗ trợ nửa vời

Đầu năm học 2011 – 2012, Trường tiểu học Hành Tín Đông được chọn triển khai thực hiện thí điểm Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục với mô hình dạy – học cả ngày (FDS), do tổ chức SEQAP tài trợ. Theo đó, ngoài việc phải dạy đầy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD-T, thì theo chương trình FDS, nhà trường còn tăng thời lượng (mỗi tuần học ngày vào thứ 3 và thứ 6) để giáo viên ôn tập và củng cố kiến thức hai môn Toán và Tiếng Việt cho học sinh. Đồng thời, FDS còn chú trọng xây dựng và lồng ghép các trò chơi, hoạt động ngoại khóa giữa các tiết học nhằm giúp các em thỏa mái, dễ dàng tiếp thu các kiến thức hơn.


Tuy nhiên, đó chỉ là những hiệu quả còn nằm trên… giấy, còn thực tế thì FDS đã và đang gây ra nhiều phiền toái cho thầy và trò ở ngôi trường vốn có nhiều khó khăn này. Bởi toàn trường hiện có 240 học sinh nhưng SEQAP lại khá… khiêm tốn, chỉ hỗ trợ kinh phí ăn trưa (7.000 đồng/học sinh) cho 96 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Còn lại 144 em thì nhà trường có trách nhiệm vận động phụ huynh… tự nguyện đóng góp! “Nhưng hầu hết học sinh ở đây đều thuộc diện nghèo, gia đình lại đông anh em nên bố mẹ các em cũng không có điều kiện để cho criminal học bán trú” – thầy Nguyễn Văn Hiền – Hiệu trưởng Trường tiểu học Hành Tín Đông cho biết.

Mặt khác, tuy nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng lại chưa có sổ hộ nghèo nên không được SEQAP hỗ trợ. Vì vậy, nhiều phụ huynh cho rằng, nhà trường đã “thiên vị” đối với 96 học sinh này. Thế nên họ cũng không chịu đóng góp thêm kinh phí để cho criminal học theo chương trình FDS. Điều này đã khiến Ban giám hiệu trường rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: Không dạy theo FDS thì trái chủ trương, mà tổ chức dạy thì lấy đâu ra tiền để nuôi 144 học sinh không được SEQAP hỗ trợ?

Thế là sau khi cân nhắc, BGH  nhà trường đã quyết định đưa 96 học sinh được SEQAP hỗ trợ về học ở điểm trường của thôn Khánh Giang. Vậy là, chỉ vì được học thêm 2 buổi/tuần, mà 96 em này bỗng dưng được chuyển trường!. “Số học sinh này đều ở hai thôn đặc biệt khó khăn là Khánh Giang và Trường Lệ.

Do đó, việc học ở điểm trường thôn Khánh Giang sẽ giúp các em đi lại đỡ vất vả hơn” – thầy Nguyễn Văn Hiền – Hiệu trưởng nhà trường lý giải. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không chỉ là quãng đường đến trường 7 cây số được rút ngắn, mà là liệu sự chia tách này có ảnh hưởng đến tâm lý “bị” phân biệt của các học sinh có những hoàn cảnh khác nhau. Bởi, 96 học sinh này đều thuộc diện nghèo, trong đó có 19 em là criminal em đồng bào dân tộc H’rê?

Thầy trò cùng khổ

Mang tiếng là dạy – học theo chương trình đổi mới của FDS nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị của điểm trường thôn Khánh Giang lại chẳng có gì: Hệ thống nước sạch không, phòng ăn cũng chẳng có, phòng nghe nhìn thì chỉ có mỗi chiếc ti vi cũ kỹ hư lên hỏng xuống. Còn các môn học bổ trợ như nhạc, họa thì thiếu nhạc cụ; môn tiếng Anh thì không có giáo viên nên cũng chưa được triển khai giảng dạy. Mặt khác, nhà trường cũng không đủ lực để tổ chức nhiều chuyến đi dã ngoại, tăng cường giờ học ngoại khóa… cho học sinh theo đúng tinh thần của FDS.

Nhưng khổ nhất là việc lo bữa ăn trưa cho học sinh. Bởi, chỉ với 7.000 đồng/em nên nhà trường đã phải rất vất vả để các em có được bữa ăn ngon, đủ chất. Chẳng thế mà ngoài giờ lên lớp, các thầy cô giáo nơi đây còn phải đến từng nhà để vận động, thậm chí năn nỉ phụ huynh mỗi tháng góp thêm vài ba kg gạo nhằm cải thiện chất lượng bữa ăn cho học sinh.

Tuy nhiên, theo thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hiền thì việc “xin” gạo không khó, mà cái khó là phải xử lý số gạo này như thế nào cho hợp tình hợp lý. “Nhà trường tính quy đổi một phần lượng gạo này để có thêm khoản kinh phí nhằm nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho các em, nhưng nhiều phụ huynh lại cho rằng chúng tôi… bán gạo bỏ túi riêng. Đành thôi vậy!” – thầy Hiền than thở.

Không chỉ học sinh khổ vì phải gồng mình học tới 7 tiết/ngày (sáng 4 tiết, chiều 3 tiết), mà giáo viên cũng khổ vì bỗng dưng phải dạy tăng ca mà chẳng có thêm bất cứ chế độ hỗ trợ nào, thậm chí là một bữa ăn trưa cũng không. Đặc biệt, nhiều giáo viên ở cách xa trường, lại có criminal nhỏ nhưng cũng đành bấm bụng gửi nhờ hàng xóm để ở lại trông học sinh. Điều này đã khiến họ chịu áp lực nặng nề và có tâm lý “nản” đứng lớp.

Mặt khác, theo ý kiến của các thầy cô giáo của trường thì, việc dạy – học theo chương trình FDS không phù hợp với điều kiện của học sinh miền núi. Bởi, với cơ sở vật chất thiếu thốn, cơ chế hoạt động quy củ, trong khi chế độ hỗ trợ thì nửa vời… không chỉ không giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học, mà còn tạo gánh nặng học tập, giảng dạy cho cả giáo viên và học sinh. Vậy nên, chất lượng giáo dục theo chương trình FDS vẫn không có gì thay đổi so với chương trình học lâu negative cũng là điều dễ hiểu.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-550260/thi-diem-day-hoc-ca-ngay-hanh-ca-thay-va-tro.htm

Những niềm vui mang tên ‘một mình’

Posted: 23 Dec 2011 06:23 AM PST

Mình là Nguyệt, hiện tại đang học ở Đài Loan theo chương trình 322. Mấy hôm nay, mình cũng theo dõi mục Giáo dục và viết về tình hình và những suy nghĩ của Tiến sĩ 322, thấy tình hình căng quá. Đang lại gần mùa Giáng sinh, mình muốn gửi một bài cho ấm áp hơn với những tiến sĩ 322 đang học tập ở những nước trên thế giới.

'Thưởng thức những điều nho nhỏ trong cuộc sống, một ngày nào đó bạn nhìn lại và nhận ra rằng đó là những điều vĩ đại'. – Robert Brault.

Khi tôi còn là một sinh viên đại học làm tình nguyện viên giúp đỡ những trẻ em nghèo học chữ, một lần tình cờ nói chuyện với một phụ nữ nước ngoài.

Chị ấy cũng làm tình nguyện viên giúp những trẻ em đường phố học tiếng Anh (thông thường người Việt Nam chúng ta grain gọi là 'trẻ bụi đời' – những đứa trẻ sống và làm việc trên đường phố), qua cuộc trò chuyện tôi được biết chị ấy đã ở Việt Nam được ba năm, mướn một phòng trọ nhỏ ở Quận 1 (TP.HCM) và hàng tuần chị dành ba buổi tối đi dạy học tình nguyện cho trẻ em nghèo ở Hội Bảo Trợ Trẻ Em TP. HCM và không lấy tiền, grain thỉnh thoảng chị cùng lang thang với nhân viên xã hội trên đường phố để tiếp cận với những đứa trẻ bán vé số, lượm rác để tìm hiểu về cuộc sống khó khăn của các em trên đường phố để mong một ngày nào đó giúp đỡ các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn…

Tôi thường thấy chị đi một mình đi làm công việc tình nguyện như thế, một phụ nữ độ chừng 45 tuổi, nói tiếng Việt úp ớ, đạp xe đạp đi đi về về và luôn nở nụ cười trên môi, một lần ngồi quan sát những đứa trẻ bán vé số từ xa mà chúng tôi định sẽ tiếp cận, tôi nhỏ nhẹ hỏi chị (vì ngại Văn hóa phương Tây ít đề cập đến cuộc sống cá nhân, cũng như tuổi tác, lương bổng…) là chị có thấy cô đơn khi ở một mình nơi đất khách không?

Vì khác văn hóa, khác ngôn ngữ, khác thức ăn và nhiều thứ xung quanh cuộc sống sẽ gây cho chị không ít khó khăn, chị vẫn nhìn những đứa trẻ và nói với tôi 'Chị ở một mình, nhưng chị không cô đơn, bởi vì chị có những người bạn Việt Nam, cũng như những lần điện thoại về gia đình, grain công việc tình nguyện mà chị đang làm, chị cảm thấy mình đang rất vui vẻ và hạnh phúc…'.

Những lời nói đơn giản mà sâu sắc đã đi vào trí nhớ, cảm xúc và đến ngày hôm nay, tôi – khi nhìn lại mình cũng đang là một cô sinh viên du học sinh xa nhà, tôi nhận ra cuộc sống hiện tại của mình là hình ảnh người phụ nữ nước ngoài ngày nào mà tôi được nói chuyện và tiếp xúc.

Tôi đang học tập ở một nơi mà khác văn hóa giao tiếp, gia vị thức ăn cũng khác, nhiều khi nhớ nhà thấy buồn tủi, và ngồi khóc một mình, điện thoại không dám gọi vì gọi quốc tế đường dài sẽ tốn nhiều tiền, tiết kiệm từng đồng để chi phí cho sinh hoạt, học tập và sâu thẳm đâu đó trong criminal người yếu đuối trổi dạy và muốn về Việt Nam, nhưng thỉnh thoảng những lần điện thoại động viên của các thầy cô ở trường đã làm cho tôi cảm thấy mình 'không cô đơn', 'dù chỉ một mình', phải cố gắng học tập và nghiên cứu để ngày về nước được giảng dạy cho sinh viên những điều mới mẻ và được cống hiến sức trẻ cho đất nước.

Giờ, tôi hiểu hơn từ 'một mình' nhưng 'không cô đơn'.

Tết này, tôi lại không có cơ hội về Việt Nam thăm gia đình, Đài Loan (đất nước tôi đang theo chương trình tiến sĩ – học bổng 322 trong 4 năm) đang vào tháng 12 – không khí Giáng sinh nhộn nhịp, gió lạnh mùa Đông tràn về làm cho criminal tim xa xứ thêm thổn thức và 'cơ đơn' (lại cô đơn).

Nhưng, không! Thêm 'một mình', tôi sẽ lên kế hoạch cho tối negative sẽ gửi email về mừng Giáng sinh những bạn bè thân, sẽ gọi điện thoại bất ngờ cho ai đó, tôi sẽ tận hưởng niềm vui mang tên 'một mình' trong những năm học tập xa xứ.

Cảm ơn câu thuật ngữ mà tôi vô tình đọc được:

'Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh.
Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong lòng người khác'.

  • Phan Thị Thu Nguyệt (Giảng viên: Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, ĐHQG TP..HCM)
  • Nghiên cứu sinh: Học viện Thống kê Đo lường Giáo dục. Đại học Quốc Gia Sư Phạm Đài Trung. Đài Loan

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/54067/nhung-niem-vui-mang-ten--mot-minh-.html

Tuyển sinh riêng: cho làm lại ngại

Posted: 23 Dec 2011 06:00 AM PST

Tuyển sinh riêng: cho làm lại ngại

TT – "Tự chủ tuyển sinh" là việc nhiều trường đã đề xuất và mong đợi bấy lâu. Song chuẩn bị mùa tuyển sinh năm 2012, khi Bộ GD-ĐT quyết định giao Đại học (ĐH) Quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH trọng điểm và trường năng khiếu có thể tuyển sinh theo phương án riêng, thì các trường lại tỏ ra dè dặt.

Thí sinh dự thi tuyển sinh ĐH vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) năm 2011. ĐHQG TP.HCM là một trong sáu đơn vị được thí điểm tuyển sinh riêng trong năm 2012 – Ảnh: Trần Huỳnh

Thực tế, ngay từ khi chuẩn bị mùa tuyển sinh trước, đã có thông tin một trường ĐH lớn trình phương án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, một vài điểm đề nghị đi kèm của trường không được Bộ GD-ĐT chấp nhận, nên ngay cả năm 2012 khi đã được bộ chính thức giao tự chủ, trường ĐH này vẫn không mặn mà đưa ra phương án. Sự chần chừ của các trường chủ yếu xoay quanh mối lo quyền lợi của thí sinh được bảo đảm thế nào và cả quyền lợi của nhà trường được… bảo toàn đến đâu.

Chung thủy với "ba chung"

PGS.TS Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm we Hà Nội, bày tỏ lo lắng khi thí sinh chọn thi vào trường này theo phương án tuyển sinh riêng nếu không trúng tuyển sẽ được xét NV2, NV3 thế nào, liệu các trường khác có chấp nhận kết quả của ĐH Sư phạm làm cơ sở xét tuyển grain không.

Ngoài ra, với thí sinh đã trúng tuyển, liệu có cơ chế nào bảo đảm sẽ theo học ĐH Sư phạm mà không vào trường khác nếu trúng tuyển trong kỳ thi "ba chung" sau đó. "Việc ra đề thi, chấm thi thì chúng tôi không ngại. Băn khoăn nhất vẫn là thí sinh "ảo" và việc sử dụng kết quả xét tuyển thế nào. Trường đang tham khảo ý kiến các trường cũng được giao thí điểm tổ chức thi riêng và chờ động thái từ Bộ GD-ĐT hướng tháo gỡ những khúc mắc này" – bà Tĩnh chia sẻ.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, băn khoăn của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm we Hà Nội cũng là mối quan tâm chung của hầu hết trường được giao quyền tuyển sinh riêng. PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho grain trường đã cân nhắc đến ba phương án, nhưng thời điểm hiện tại không những chưa chọn được phương án nào mà thực tế nhà trường chưa thể quyết định có tổ chức thi riêng grain tạm thời tiếp tục phương án "ba chung".

PGS Lương băn khoăn: "Nếu trường tổ chức thi tuyển riêng trước đợt thi ba chung, số thí sinh dự thi sẽ đông hơn các năm nhưng số nhập học có thể thấp hơn nhiều, tình trạng thí sinh "ảo" tái diễn. Nhưng nếu trường tổ chức thi tuyển vào đúng đợt "ba chung" bằng đề riêng sẽ thiệt thòi cho thí sinh khi kết quả thi vào trường không được sử dụng để xét tuyển vào trường khác".

Thực tế, nhiều trường ĐH được giao tuyển sinh riêng đã có phần "ngán ngẩm" với cơ chế "ba chung" tồn tại bấy lâu. Thế nhưng khi được chính thức trao quyền thì lại dè dặt trình phương án. Theo lãnh đạo một trường ĐH trọng điểm, do nhiều trường không tổ chức thi tuyển mà xét dựa trên kết quả thí sinh dự thi tại trường, nên cán bộ của trường nhiều khi ngập trong đống việc không phải phục vụ cho thí sinh trường mình.

Việc kéo dài xét tuyển NV2, NV3 khiến việc kiểm kê, tổng kết, thông báo điểm của các thí sinh "thi nhờ" lại ngốn nhiều thời gian khiến trường không tập trung được nguồn lực cho công tác đào tạo tại chỗ. Khi Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi "ba chung", các trường đã phải loay hoay trong nhiều năm để đi tìm giải pháp "giảm thí sinh ảo". Điều này lý giải nỗi lo của các trường dù đây đều là những trường lớn vốn dồi dào nguồn tuyển ở kỳ thi "ba chung".

Hiệu ứng chưa rõ ràng

Tổ chức kỳ thi riêng trước kỳ thi "ba chung" của bộ là phương án mà nhiều trường nghĩ tới đầu tiên khi được giao tự chủ tuyển sinh. Tuy nhiên, khi thiết kế phương án này, nhiều trường đều rụt lại vì sợ không "bảo toàn" được nguồn tuyển.

"Sẽ có nhiều thí sinh coi kỳ thi riêng là kỳ thi thử, tập dượt cho đích ngắm ở trường khác trong kỳ thi ba chung. Đến lúc đó, trường sẽ gặp khó vì thí sinh "ảo", các em trúng tuyển vào trường nhưng lại chọn học trường khác trong kỳ thi "ba chung" sau đó" – một cán bộ đào tạo ĐH Bách khoa chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Thị Tĩnh, với đặc thù của trường đào tạo giáo viên nếu áp dụng phương án thi riêng, trường cũng tính đến những hình thức, nội dung thi để tuyển sát với nhu cầu. Bên cạnh kết quả thi các môn cơ bản, có thể tổ chức thi vấn đáp, phỏng vấn để chọn thí sinh có khả năng diễn đạt, thuyết phục… Nhưng với những dữ liệu đang được đưa ra để cân nhắc, bà Tĩnh nói "chưa chắc chắn là phương án thi riêng có hiệu ứng tốt" nên trường chưa có đáp số ngay cho lựa chọn của mình.

Ông Hoàng Văn Châu, hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho hay: "Nếu bộ cho phép, trường có thể tuyển sinh ít nhất hai lần/năm và đưa ra những hình thức thi, môn thi gần với yêu cầu đào tạo… Chứ nếu "thi riêng" chỉ có nghĩa là ra đề, chấm thi, tổ chức ngày thi riêng thì không thay đổi được gì trong chất lượng đầu vào mà lại gây xáo trộn không cần thiết".

ĐH Quốc gia Hà Nội là trường duy nhất hiện đã tiết lộ phương án tuyển sinh riêng theo mô hình tuyển sinh của các trường ĐH tại Hoa Kỳ nhưng chưa trình bộ. Ông Nguyễn Văn Nhã, trưởng anathema đào tạo, khẳng định trường có thực lực đề đạt phương án tuyển sinh riêng cần được khuyến khích, nhưng phải là những phương án ưu việt hơn, tuyển được đầu vào có chất lượng, sát yêu cầu đào tạo hơn. "Nếu "tuyển riêng" chỉ là áp dụng một kỳ thi ba ngày căng thẳng như trước thì không nên làm" – ông Nhã nói.

VĨNH HÀ – NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/470392/Tuyen-sinh-rieng-cho-lam-lai-ngai.html

Vai trò chủ động của nhà trường mang tính quyết định

Posted: 23 Dec 2011 06:00 AM PST

(GDTĐ)-Khác với khối phổ thông, việc triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2008-2020, vai trò chủ động của nhà trường quyết định sự thành công. Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển tại Hội nghị triển khai Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trong hệ thống các trường ĐH diễn ra sáng negative (23/12) tại trường ĐH Hà Nội.

Hội nghị
Hội nghị triển khai Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trong hệ thống các trường ĐH sáng 23/12. Ảnh: gdtd.vn

Nhiều khó khăn

Mục tiêu Bộ GDĐT đặt ra khi triển khai đề án ngoại ngữ 2020 trong các trường ĐH, theo TS.Nguyễn Thị Lê Hương – Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) là, đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ. Đối với các ngành chuyên ngữ, sinh viên tốt nghiệp CĐ phải đạt trình độ bậc 4, tốt nghiệp ĐH phải đạt trình độ bậc 5 đồng thời được đào tạo ngoại ngữ 2 đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ…

Đến năm 2015, 100% đội ngũ giảng viên ngoại ngữ được đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm và 100% các cơ sở giáo dục ĐH đều có các phòng học tiếng nước ngoài, có phòng nghe nhìn, phòng đa phương tiện và có các trang thiết bị thiết yếu đảm bảo đáp ứng cho việc dạy và học ngoại ngữ…

Tuy nhiên, cả về phía Bộ GDĐT lẫn các trường đều nhìn nhận, để đạt được mục tiêu này còn nhiều khó khăn phía trước.

Khẳng định thực tế dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học chưa hiệu quả, ông Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 còn cho rằng, thời lượng khung dạy ngoại ngữ chưa nhiều, ngoại ngữ vẫn được dạy như 1 môn kiến thức chứ không phải môn học kỹ năng, phương pháp dạy học chưa lấy người học làm trung tâm. Quá trình dạy và học chủ yếu phục vụ cho các kỳ thi, tâp trung vào ngữ pháp, đọc và dịch. Giáo viên tiếng Anh từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều người không có năng lực sư phạm. Bên cạnh đó, nhiều trường chưa có trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học, chưa có phần mềm phù hợp…

Từ thực tế giảng giảng dạy ngoại ngữ tại Trường ĐH Duy Tân, TS.Dương Bạch Nhật – Trưởng khoa Ngoại ngữ cho biết, việc dạy học ngoại ngữ tại trường ĐH Duy Tân gặp khó khăn trước hết do sinh viên khi vào ĐH có trình độ ngoại ngữ rất khác nhau và kỹ năng nghe – nói – viết luận của các em kém. Theo TS.Dương Bạch Nhật, các bộ giáo trình cấp II và III đều được biên soạn công phu gồm 4 kỹ năng nhưng do các bài kiểm tra giữa và cuối kỳ, thậm chí cả thi tốt nghiệp và thi ĐH đều chỉ tập trung vào bài đọc hiểu và viết câu, ngữ pháp nên học sinh không có nhu cầu luyện tập các kỹ năng nghe nói, viết.

Thêm nữa, sinh viên còn không quen phát âm – ngữ điệu, không quen phong cách giao tiếp của người nước ngoài; ít vốn từ vựng; ít nắm được cấu trúc câu trong tiếng Anh; lạm dụng các công cụ hỗ trợ mà chưa chủ động tư duy; chưa quen phương pháp học tập…

Bên cạnh khó khăn từ phía sinh viên còn có khó khăn từ phía giảng viên, tài liệu giảng dạy và trang thiết bị hỗ trợ dạy học… Đây cũng là khó khăn chung của nhiều trường ĐH trong việc dạy và học ngoại ngữ.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Vai trò chủ động của nhà trường mang tính quyết định. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Vai trò chủ động của nhà trường mang tính quyết định. Ảnh: gdtd.vn

Bắt đầu từ đâu?

Triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trong các trường ĐH, Bộ GDĐT đã đưa ra dự thảo về nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch triển khai. Theo đó, hàng loạt các công việc sẽ được triển khai bắt đầu từ năm 2012 như: Thành lập khoa đào tạo ngoại ngữ ở những trường ĐH, CĐ đủ điều kiện; phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên ngoại ngữ trình độ CĐ, ĐH ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL, Tây Nam Bộ; xây dựng các chính sách khuyến khích, thu hút người tham gia dạy ngoại ngữ trong các cơ sở đào tạo; xây dựng và anathema hành các chính sách đầu tư, các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo ngoại ngữ; xây dựng chương trình đào tạo bằng tiếng Anh 15 môn của một số ngành; mở các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sư phạm ngoại ngữ…

Từ năm học 2011-2012 sẽ triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ cho khoảng 10% số sinh viên CĐ, ĐH; 60% vào năm học 2015-2016 và 100% vào năm 2019-2020.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng, chúng ta phải bắt đầu từ việc đánh giá hiện trạng và nhìn thẳng vào sự thật. Sau đó là xây dựng đề án đổi mới dạy và học ngoại ngữ cho các đối tượng trong trường; đặt ra mục tiêu và lộ trình thích hợp; có các chế độ, chính sách khuyến khích. Cùng với đó, tìm các nguồn lực cho đề án của trường…

Đánh giá về 2 năm thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở bậc phổ thông còn yếu, chỉ khoảng 10% đạt yêu cầu. Điều này cho thấy cần nhìn nhận lại trách nhiệm của các trường ĐH đào tạo ra giáo viên dạy ngoại ngữ, trước hết là môn tiếng Anh.

Để thực hiện thành công đề án, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phải giải quyết được khâu giáo viên với năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học. Việc thực hiện không thể đồng loạt mà phải có giai đoạn quá độ, tuy nhiên, cái chính yếu quyết định sự thành công chính là vai trò chủ động từ phía các nhà trường.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201112/Vai-tro-chu-dong-cua-nha-truong-mang-tinh-quyet-dinh-1957145/

Chính thức bỏ cho điểm âm nhạc, mỹ thuật, thể dục

Posted: 23 Dec 2011 06:00 AM PST

Chính thức bỏ cho điểm âm nhạc, mỹ thuật, thể dục

TT – Bộ GD-ĐT vừa công bố thông tư anathema hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.

Theo đó, các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục sẽ được đánh giá bằng cách nhận xét kết quả học tập theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Môn giáo dục công dân sẽ được kết hợp giữa đánh giá bằng cách cho điểm strain strain với nhận xét kết quả học tập, trong đó có nhận xét về sự tiến bộ trong rèn luyện đạo đức, hành vi, lối sống của HS và đây chính là căn cứ để tham khảo khi xếp hạnh kiểm.

Trước đó, khi đến dự thảo thông tư ra lấy ý kiến, nhiều giáo viên, cán bộ quản lý tỏ ra băn khoăn với cách thức thực hiện quy định bỏ việc đánh giá bằng cách cho điểm đối với các môn học trên.

Thông tư cũng hướng dẫn việc đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của học sinh là chính. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Thông tư có hiệu lực từ ngày 26-1-2012.

L.TRANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/470561/Chinh-thuc-bo-cho-diem-am-nhac-my-thuat-the-duc.html

Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT

Posted: 23 Dec 2011 06:00 AM PST

(GDTĐ)- Thay vì cho điểm, kết quả học tập 3 môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục sẽ được đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo hai mức đạt và chưa đạt. Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè…

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.


Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được anathema hành nhằm bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.  Ảnh, gdtd.vn

Môn Giáo dục công dân sẽ được đánh giá học lực bằng hình thức kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập. Cụ thể, đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề; đánh giá bằng nhận xét về sự tiến bộ thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh.

Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.

Đánh giá, xếp loại học lực các môn học còn lại sẽ được đánh giá bằng cho điểm, thống qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ. Trong đó điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.

Trong tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học, có thêm điều kiện quy định riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên.

Quy chế cũng hướng dẫn đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.

Việc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định.

Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ anathema nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp

Quy chế cũng quy định trách nhiệm của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng và cán bộ quản lý các cấp quản lý giáo dục trong việc thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.

Quy chế cũng anathema hành căn cứ, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 01 năm 2012, thay thế Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT, Thông tư số 51/2008/QĐ-BGDĐT.

Giang Đông

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201112/Quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-THCS-THPT-1957142/

Comments