Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chất lượng đào tạo phải là mục tiêu trọng tâm của chiến lược phát triển nhà trường

Posted: 22 Dec 2011 04:47 AM PST

(GDTĐ) – Sáng negative 21/12 Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên đã tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày thành lập và đón nhận các danh hiệu của Chính phủ, Bộ GDĐT trao tặng. Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã tới dự, cùng tham dự buổi lễ còn có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên, các bộ, ngành Trung ương, nhà trường, doanh nghiệp liên kết hợp tác cùng nhà trường và đông đảo các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên.

Tiết mục múa chào mừng của sinh viên nhà trường
Tiết mục múa chào mừng của sinh viên nhà trường

Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên tiền thân là trường Trung học công nghiệp Hưng Yên được thành lập ngày 21/12/1966 với nhiệm vụ đào tạo kỹ thuật viên trung cấp 2 ngành Cơ khí và Động lực. Đây là thời kỳ Nhà nước đang tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam, bảo vệ và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Sau Hai khoá đào tạo, các kỹ thuật viên đã tốt nghiệp để bổ sung kịp thời lực lượng cho các xí nghiệp nhà máy – cả công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương và cho quốc phòng. Ngày 03/12/1970, Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập trường Giáo viên dạy nghề I, thuộc Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật (Bộ Lao động) có nhiệm vụ đào tạo Giáo viên dạy nghề cho các trường công nhân kỹ thuật và các cơ sở đào tạo nghề. Năm 1987 là năm trường chuyển về trực thuộc Bộ GDĐT.

Ngày 06/1/2003, Chính phủ ra Quyết định số 04/2003/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật I. Đây là một bước phát triển mới mang tính đột phá đối với nhà trường, xứng đáng với những đóng góp của các thế hệ cán bộ, giáo viên và sinh viên của trường sau nhiều năm phấn đấu (8 năm đào tạo GVDN trung cấp, 23 năm đào tạo cao đẳng) đã trở thành trường đại học đa ngành trong khối trường sư phạm nghề và đây lại là một khởi đầu mới trên chặng đường phát triển của nhà trường đầy vinh dự, tự hào nhưng cũng đầy thử thách.

Các đại biểu tham dự buổi lễ
Các đại biểu tham dự buổi lễ

Từ khi khi trường được nâng cấp lên đại học đến negative 2003 – 2011, vẫn với tinh thần vượt khổ của các thời kỳ trước đây, thầy và trò Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên lại nỗ lực phấn đấu vươn lên với sức sống mãnh liệt và sự phát triển mạnh mẽ của một nhà trường giàu truyền thống và điều đó đã được chứng minh bằng các criminal số sinh động sau: Quy mô đào tao tăng từ 4000 SV năm học 200 1 -2002 lên gần 1 7.000 SV; năm học 2011 – 2012 (tăng 4,1 lần) trong đó sinh viên cao đẳng và đại học chiếm trên 92,5%. Phát triển các chương trình đào tạo đại học tăng từ 4 lên 30 chương trình. Nhiều ngành học mới như Cơ-điện tử, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Công nghệ Hóa học, Công nghệ Môi trường, Tiếng Anh, kinh tế và quản trị thời trang… được mở ra đáp ứng nhu cầu người học. Bước vào năm 2011 trường được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ đào tạo khóa thạc sĩ đầu tiên Ngành Công nghệ chế tạo máy và 2 chương trình đang trình Bộ phê duyệt để thực hiện trong năm 2012 - đây là bước phát triển quan trọng nâng thêm tầm cao và vị thế của nhà trường.

Bộ trưởng trao cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể nhà trường
Bộ trưởng trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể nhà trường

Đi cùng với sự phát triển của nhà trường, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý cũng tăng nhanh cả số lượng, chất lượng, năng lực và trình độ là tiền đề cho phát triển quy mô. Đến negative số cán bộ, viên chức và giảng viên của trường là 605 ngươi, trong đó số giảng viên là 470 người, số giảng viên có trình độ sau đại học là 378 người, trong đó GS,PGS,TS là 36 người, NCS trong và ngoài nước- 39 người, Thạc sĩ 142 người, đang học cao học – 16 1 người. Cùng với đó, giảng đường, phòng thí nghiệm và các công trình phục vụ đào tạo tăng 4,4 lần và đang tiếp tục đầu tư xây dưng. Với trên 22.000 m2 nhà cao tầng được xây dựng khang trang, hệ thống hạ tầng đồng bộ đảm bảo hoạt động hiệu quả cho 4 khoa với gần 5.000 sv tại cơ sở 2 của trường.

Các cá nhận được nhận bằng khen của Bộ trưởng BộGDĐT
Các cá nhận được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT

Hoạt động NCKH đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, thu hút được sự tham gia tích cực của CBGD và sinh viên. Hàng năm có nhiều đề tài NCKH cấp bộ, cấp trường được triển khai nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn. Nhiều bài báo, báo cáo chuyên đề được đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín cả trong và ngoài nước. Nhiều hội thảo cấp Quốc gia, vùng, là n trường đã được tổ chức . . . Tất cả những điều đó đã góp phần nâng tầm cho đội ngũ CBGD, tạo nên diện mạo mới cho nhà trường và là yếu tố quan trọng cho việc đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, là cơ hội để trường tham gia sâu hơn và đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển KT-XH của đất nước.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên trao cờ thi đua đơn vị dẫn đầu tỉnh cho nhà trường
Lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên trao cờ thi đua đơn vị dẫn đầu tỉnh cho nhà trường

Những số liệu nêu ở trên là bằng chứng sinh động về việc nhà trường đã nghiêm túc thực hiện các cam kết trong đề án nâng cấp trường và trách nhiệm xã hội của một cơ sở đào tạo đại học. Cùng với việc triển khai thực hiện tố chức, quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ và quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra như cam kết công khai của trường với xã hội đã giúp nhà trường tiếp tục khẳng định và phát triển được thương hiệu, tiếp tục phát huy truyền thống, vững tin hướng tới tương lai.

Trao các danh hiệu thi đua, bằng khen của Chính phủ, Bộ GDĐT cho tập thể và các cá nhân, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã bày tỏ niềm vui trước những thành tựu đạt được của nhà trường. Đây là kết quả to lớn và toàn diện, trên cả lĩnh vực phát triển ngành nghề và quy mô đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và thực tiễn, phát triển đội ngũ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đưa Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên trở thành một trong các trung tâm lớn của khu vực đồng bằng sông Hồng về đào tạo bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật, kỹ sư, cử nhân, giáo viên dạy nghề và kỹ thuật viên, góp phần đáng kể vào công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hải Dương và các tỉnh khác trong khu vực. Bộ trưởng nhấn mạnh: Có thể khẳng định rằng, những thành tích và kết quả đạt được là kết tinh ý chí, nghị lực và công sức của các thế hệ cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên của trường, của tập thể đảng ủy, lãnh đạo nhà trường trong suốt 45 năm qua.

Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy và học
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy và học

Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho nhà trường trong thời gian tới đây cần: Chủ động xây dựng Chương trình hành động cụ thể để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và các giảng viên; Nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề đổi mới cơ bản, toàn diện GD-ĐT; Đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, coi đây là khâu “đột phá” để giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo; Lấy chất lượng đào tạo là mục tiêu trọng tâm của chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn tới; Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy và học. Tập trung biên soạn, bổ sung, hoàn thiện hệ thống giáo trình để đảm bảo cập nhật và phù hợp với hoàn cảnh thực tế phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và liên kết đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ với các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu khoa học có uy tín của khu vực và thế giới; Tập trung hơn nữa cho việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong nhà trường: Có chương trình cụ thể để bổ sung đủ số lượng và hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học về năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý, ý thức trách nhiệm và lập trường quan điểm; Đi đôi với việc đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, cần tập trung nỗ lực, chăm lo đến việc củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm, trang thiết bị và phương tiện dạy học bằng nhiều nguồn vốn, tạo điều kiện cho người dạy và học có được các phương tiện trợ giúp giảng dạy, thực tập, nghiên cứu khoa học phong phú và hiện đại; Chăm lo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ, trong tập thể nhà trường. Đồng thời, cần đặc biệt chú trọng công tác giáo dục cho HSSV về đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm trước gia đình, nhà trường, xã hội và đất nước.

Yên Thúy

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201112/Chat-luong-dao-tao-phai-la-muc-tieu-trong-tam-cua-chien-luoc-phat-trien-nha-truong-1957091/

Các trường bắt đầu đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh 2012

Posted: 22 Dec 2011 04:46 AM PST

(GDTĐ)-Trước ngày 31/1 tới, các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ và TCCN phải gửi đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 và kết quả tuyển sinh 2011 về Bộ GDĐT.

Cùng bản đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012, các trường đồng thời phải gửi báo cáo về các điều kiện xác định chỉ tiêu như quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất.

Những nội dung này thực hiện theo quy định tại Theo thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ và TCCN Bộ GDĐT mới anathema hành.

Cụ thể, với các ĐH, trường ĐH, học viện, lấy số giảng viên có trình độ thạc sĩ làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chính quy trong năm.

Đối với các trường CĐ và trường TCCN, lấy số giảng viên có trình độ ĐH làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ CĐ và TCCN hệ chính quy trong năm.

2 tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh là số học sinh, sinh viên chính quy/1 giáo viên, giảng viên quy đổi và diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo/1 sinh viên.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201112/Cac-truong-bat-dau-dang-ky-chi-tieu-tuyen-sinh-2012-1957094/

Lúng túng lên phương án tuyển sinh

Posted: 22 Dec 2011 04:46 AM PST

Lúng túng lên phương án tuyển sinh

TT – Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sớm đăng ký thông tin cũng như các phương án tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 với bộ.

Học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 đang lóng ngóng phương án tuyển sinh chính thức. Trong ảnh: giờ học môn hóa của học sinh lớp 12A1 Trường THPT Giồng Ông Tố, Q.2, TP.HCM – Ảnh: Anh Khôi

Thế nhưng đến lúc này thông tin về những thay đổi liên quan đến khối thi lại hết sức mù mờ.

Theo nhiều cán bộ phụ trách tuyển sinh, một trong những yêu cầu của bộ khiến không ít trường lúng túng xác định khối thi hoặc khối xét tuyển tương ứng của từng ngành; chỉ tiêu tuyển sinh (tổng chỉ tiêu, chỉ tiêu trình độ ĐH, chỉ tiêu trình độ CĐ) và phương thức tuyển sinh (tổ chức thi hoặc không tổ chức, chỉ xét tuyển).

Khó cho trường và cả thí sinh

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các ĐH, học viện, các trường ĐH và CĐ đăng ký thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 trước ngày 31-12. Thế nhưng "đến thời điểm này bộ vẫn chưa công bố chính thức những khối thi của kỳ tuyển sinh năm 2012. Các trường chưa biết được bộ sẽ thêm khối thi nào nên không thể đăng ký xác định khối thi được.

Theo yêu cầu của bộ, nhà trường chỉ xác định khối thi như trước đây và không có thay đổi gì" – TS Phạm Tấn Hạ, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho biết.

Tương tự, TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng cho biết theo yêu cầu của bộ, nhà trường sẽ không có thay đổi nào so với kỳ thi năm 2011. "Trước mắt chúng tôi vẫn đăng ký tuyển sinh khối A với những ngành đào tạo hiện negative của trường, không có gì thay đổi. Khi nào Bộ GD-ĐT công bố chính thức những quy định mới trong tuyển sinh nhà trường sẽ điều chỉnh"- ông Hoàng khẳng định.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc bộ yêu cầu các trường thực hiện việc đăng ký này với mục đích thăm dò ý kiến từ các trường về việc cải tiến tuyển sinh của bộ trong kỳ tuyển sinh tới. "Nhưng chính điều này lại làm khó cho các trường và cả thí sinh. Các trường không có cơ sở nào để đăng ký khối thi. Nếu đăng ký khối thi mới nhưng bộ không chấp nhận khối thi này thì sao? Bộ phải công bố trước những khối thi cụ thể để các trường và thí sinh lựa chọn thì hợp lý hơn" – trưởng phòng đào tạo một trường ĐH nói.

Rất nhiều trường cho biết trong khi chờ đợi Bộ GD-ĐT quyết định chính thức cải tiến tuyển sinh hiện các trường cũng chỉ đăng ký khối thi như kỳ tuyển sinh năm 2011.

Xác định… như năm trước

Nhiều chuyên gia cho rằng với quy định mới trong tuyển sinh, các trường phải phấn đấu để đạt được các tiêu chí mà bộ đưa ra nhưng trước mắt phần lớn trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó tiêu chí về diện tích sàn xây dựng sẽ là điều kiện khó cho các trường.

Theo Th.S Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính – marketing, với quy định mới đây là năm đầu tiên bộ để các trường tự xác định chỉ tiêu nhưng sẽ có nhiều trường lúng túng. "Vì vậy có thể nhiều trường sẽ đăng ký chỉ tiêu năm 2012 bằng cách lấy chỉ tiêu tương đương năm 2011" – ông Tuấn nói.

PGS.TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng cho biết dự kiến trường, không tăng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy và sẽ đăng ký chỉ tiêu tương đương năm trước. Về tiêu chí giảng viên nhà trường không lo, nhưng trường này lại vướng tiêu chí về diện tích sàn xây dựng.

Tuy nhiên bà Quỳ cho rằng việc xác định diện tích sàn xây dựng cần phải tính đến diện tích sàn của trường đang trong quá trình xây dựng. "Nhà trường đang xây dựng thêm một cơ sở, dự kiến hoàn thành sau hai năm nữa. Trong thời gian này chúng tôi phải thuê cơ sở để dạy. Nếu không được tính phần diện tích trường đang xây dựng thì phải tính phần diện tích cơ sở thuê" – bà Quỳ nói.

Trong khi đó, nhiều trường ngoài công lập đang tỏ ra rất lo lắng với quy định mới vì cho rằng việc xác định tiêu chí lấy số giảng viên có trình độ thạc sĩ làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH, CĐ chính quy so với quy định trước đây là quá cao. Ở các trường ngoài công lập nếu tính số giảng viên hợp đồng dài hạn, làm việc toàn phần tại cơ sở đào tạo này thì tỉ lệ rất thấp. Vì vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều trường không đạt được, nhất là các trường mới thành lập.

"Thực tế hiện negative với hơn 400 trường ĐH, CĐ có khoảng 50% giảng viên các trường ngoài công lập là giảng viên "đứng hai chân" (đồng thời dạy trường công và trường tư) và cũng có khá đông người ở tuổi nghỉ hưu. Nếu siết lại theo quy định mới chắc chắn các trường này sẽ thiếu giáo viên, chất lượng giảng viên cũng giảm sút… không đáp ứng tiêu chí này"- TS Nguyễn Đăng Liêm, hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, nói.

Th.S Võ Văn Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cũng cho rằng quy định mới gắt gao hơn, hạn chế rất lớn việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường. Việc này buộc các trường phải đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo.

"Trong cả hai tiêu chí để xác định chỉ tiêu, ở trường chúng tôi không quá lo lắng. Nếu thực hiện đúng theo quy định này chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2012 của trường hơn 1.500. Nhưng với tiêu chí diện tích sàn xây dựng thuộc sở hữu của các trường sẽ có nhiều trường không đạt được. Vì hiện có không ít trường chỉ thuê mướn cơ sở đào tạo. Phải có lộ trình để các trường kịp xoay xở" – ông Tuấn nói.

TRẦN HUỲNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/470222/Lung-tung-len-phuong-an-tuyen-sinh.html

Quảng cáo vào trường học

Posted: 22 Dec 2011 04:45 AM PST

Câu chuyện giáo dục

Quảng cáo vào trường học

TT – Thời gian gần đây, quảng cáo đang rầm rộ tấn công vào các trường học. Không chỉ ở các trường cao đẳng, đại học, mà ngay ở các trường phổ thông cũng là mảnh đất màu mỡ cho quảng cáo khai thác triệt để.

Có rất nhiều cách quảng cáo tiếp cận trường học như: giới thiệu sản phẩm, tặng sản phẩm, thu đổi vỏ sản phẩm, dùng thử sản phẩm, tặng học bổng… Suốt cả năm học, các trường chào đón quảng cáo không phải là ít. Đầu năm học là các hãng sản xuất sữa, văn phòng phẩm, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ. Giữa năm là các loại bánh, bột giặt, sim điện thoại, các hãng du lịch với debate này debate nọ… Cuối năm là các trường dân lập vào trường phổ thông giới thiệu, tiếp thị về tuyển sinh các cấp học, trung tâm ngoại ngữ, tin học quảng cáo học hè…

Để có được "giấy thông hành" vào trường học đâu phải đơn giản, bằng đủ mọi criminal đường và các công ty phải nghĩ ra, sáng tạo đủ chiêu thức để đưa ra những chương trình mang tên giáo dục, hoạt động ngoại khóa, biểu diễn rối, ảo thuật, thi vẽ tranh, trang trí đón tết… grain các cuộc thi. Đằng sau những chương trình ấy phải thắng thắn nói rằng mục đích chỉ để quảng cáo grain bán sản phẩm. Thôi thì đủ các hãng tranh thủ nhảy vào.

Điều đáng nói ở đây là quảng cáo đến trường đã lấy đi không phải là ít thời giờ, tiết học của giáo viên và học sinh. Những chương trình như vẽ tranh, biểu diễn ảo thuật, múa rối… cần rất nhiều thời gian. Do sợ không huy động được giáo viên, nhà trường đã không tổ chức trái buổi mà lấy ngay giờ học chính khóa để phục vụ hoạt động quảng cáo. Ít thì cũng phải một, hai tiết học. Việc cắt xén chương trình học là khó tránh khỏi! Đó là chưa nói quảng cáo thường tới sớm để treo băngrôn, làm sân khấu, thử loa, nhạc vang lên ầm ầm làm học sinh trường mất tập trung tiếp thu bài vở. Thậm chí có trường hiệu trưởng còn gửi giấy mời phụ huynh đi họp, nhưng đến trường cha mẹ học sinh mới ngớ người là họp với… tiếp thị sữa.

Một thầy giáo than phiền từ đầu năm học đến negative chỉ vài ba tháng mà có tới bốn lần trường tiếp quảng cáo. Thầy cô tốn công sức, mất thời gian tập trung và quản học trò không công giúp các hãng sản phẩm giới thiệu trong khi đang quá vất vả với công việc trường lớp đầy ắp áp lực. Không hiểu sao hiệu trưởng nhà trường lại quá sốt sắng, nhiệt tình "mở cửa" quảng cáo vào tận trường học như thế?

Quảng cáo vào trường học đã ảnh hưởng lớn đến môi trường giáo dục vốn trong lành và đẹp đẽ. Nó đã làm thương mại hóa nhà trường bằng cảnh bán – mua, tiếp thị tờ rơi, băngrôn… ngập sân trường, có khi còn được dán đầy phòng học, lớp học làm mất mỹ quan trường học. Sâu xa hơn, các trường học đang tiếp tay cho các hình thức quảng cáo "chui". Việc các hãng sản phẩm, nhà sản xuất, trung tâm ngoại ngữ, tin học grain các trường dân lập… đưa quảng cáo vào trường học chỉ cần bỏ ra một khoản kinh phí rất nhỏ nhưng lợi nhuận mang lại vô cùng lớn. Họ được rất nhiều, chỉ có thầy, trò và môi trường sư phạm chịu thiệt.

HƯNG HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/470391/Quang-cao-vao-truong-hoc.html

‘Ông có kiểm tra giường ngủ của học trò’?

Posted: 22 Dec 2011 04:45 AM PST

Trong cuộc chạy đua chức vô địch NCAA năm 1983, huấn luyện viên bóng rổ crash Bắc Carolina huyền thoại Jim Valvano đã được một phóng viên hỏi rằng, ông có đi kiểm tra giường ngủ của các học trò khi đội đang trong quá trình thi đấu grain không.

Ông Valvano trả lời: "Thực sự, tôi chỉ mới kiểm tra đêm qua và bạn có tin là mọi chiếc giường đều ở đó không".

Mặc dù có thể là  giai thoại, nhưng câu chuyện đó đã minh họa một cách hoàn hảo về sự nguy hiểm của việc đặt ra các quy định quá tích cực.

Ông e rằng có quá nhiều lớp học đại học giống với ngôi trường Hogwarts dưới chế độ bàn tay thép của Giáo sư Dolores Umbridge (theo truyện Harry Potter), trong đó, mỗi sắc lệnh mới được anathema hành hàng tuần để đối phó với một số vi phạm nhỏ của học trò.

Trước khi tiến hành những tuyên bố mang tính pháp lý trong lớp học của mình, hãy xem xét những lời khuyên sau:

Đừng đặt ra quy định mà bạn không thể thực hiện được

Tôi biết rằng bạn rất khó chịu khi học sinh nhắn tin grain nghe iPod trong lớp.

Câu hỏi đặt ra là: Bạn có thể ngăn chúng được không? Sinh viên khá  thành thạo trong việc lén lút nhắn tin, không thèm giấu tai nghe dưới tóc grain mũ trùm đầu. Chúng đã làm những việc đó từ khi học trung học. Bạn định bắt chúng bằng cách nào? Đi lòng vòng quanh lớp học giống như giám thị? (Hãy nhớ rằng chúng đang nhắn tin không có nghĩa là chúng không nghe giảng. Sinh viên cũng là đối tượng rất giỏi làm nhiều việc cùng lúc).

Đặt ra những quy định quá khó thực hiện có thể nhanh chóng biến lớp học của bạn thành một sở cảnh sát mini – nơi mà bạn mất nhiều thời gian để chơi trò đuổi bắt với học sinh hơn là làm công việc giảng dạy. Việc đặt ra những quy định mà bạn không thể thực thi được thậm chí còn tồi tệ hơn, vì nếu chúng làm được, thì bạn không thể làm bất cứ điều gì, vì thế việc tạo ra văn hóa phô trương những quy định sẽ làm suy yếu một cách nghiêm trọng uy quyền của bạn với tư cách là một giáo viên.

Hãy quyết  định xem bạn có thể  chịu đựng được những gì

Kỷ luật lớp học hiệu quả thường là vấn đề của sự thỏa hiệp. Chắc chắn có những hành vi mà bạn không thích, nhưng bạn có thể chịu đựng được những gì để đổi lấy hòa bình và năng suất tương đối?

Trong lớp học viết bài luận, tôi cho phép học sinh sử dụng máy tính xách tay vì sẽ là rất ngớ ngẩn khi bắt chúng viết mọi thứ bằng tay trong khi chúng đã quá quen với việc sáng tác trên bàn phím và khi những bài luận cuối cùng phải được sản xuất trên một bộ xử lý từ ngữ.

Khi cho phép chúng sử dụng máy tính xách tay, tôi biết rằng một số có thể  sẽ dùng nó để cập nhật tình trạng trên Facebook thay vì làm bài luận.

Tất nhiên, nếu tôi thấy chúng làm vậy, tôi sẽ nói đại loại như "Nào, các chàng trai, đây là lúc viết bài, không phải lúc dùng Facebook". Tuy nhiên, hầu hết chúng sẽ không bao giờ để bị bắt gặp, vì quá dễ dàng kích chuột qua lại giữa các cửa sổ. Đó là điều mà tôi sẵn sàng chịu đựng vì tôi tin rằng cho phép dùng máy tính trong lớp học giải quyết được nhiều vấn đề hơn là những rắc rối mà máy tính gây ra.

Hãy nghĩ  đến các nạn nhân. Chúng ta thường đặt ra một quy định chống lại cái gì đó chỉ vì nó làm chúng ta khó chịu – không phải vì nó thực sự có hại cho những học sinh khác hoặc bất lợi cho môi trường học tập.

Ăn và uống trong lớp học rơi vào trường hợp đó. Học sinh thực sự làm tổn thương ai khi chúng ăn khoai tây chiên grain nhấm nháp soda trong lớp học?

Hầu hết, khi chúng tóp tép nhai thay vì tham gia thảo luận, nhắn tin thay vì nghe giảng grain lướt web thay vì viết bài luận thì chúng chỉ đang làm hại chính mình. Khi chúng làm những điều  đó một cách lặng lẽ, tôi thực sự không xem đó là vấn đề kỷ luật.

Hãy xem xét hậu quả

Một câu hỏi khác mà bạn phải hỏi chính mình trước khi đặt ra bất cứ quy định nào là: Cái giá của việc thực thi điều đó là gì?

Huấn luyện viên Valvano hiểu rằng nếu ông ấy đi kiểm tra, có thể ông ấy sẽ bắt được một trong những vận động viên giỏi nhất ra ngoài quá muộn và phải đình chỉ anh ta. Và điều đó có thể sẽ khiến cả đội mất đi một cơ hội tiến bước trong giải đấu. Rõ ràng, thực thi một lệnh giới nghiêm có thể đã gây ra những hậu quả không thể chấp nhận được với Valvano và những thành viên khác của đội.

Là giáo viên, chúng ta thường phải làm những tính toán tương tự. Nếu chúng ta trở  thành cảnh sát lương thực và công nghệ trong lớp học của chúng ta – giật lấy chiếc iPhone và những túi khoai tây chiên thì chính xác là ai đang phá hoại? Ai đang làm hại nhiều hơn cho môi trường học tập? Người lặng lẽ nhấm nháp đồ uống nhẹ grain người giật nó từ tay của người khác?

Hơn nữa, đôi khi thực thi quá  hăng hái có thể gây ra những rắc rối cho người hướng dẫn. Liệu bạn có được phép tịch thu thiết bị điện tử đắt tiền của học sinh không? Bạn có thể khiến chính mình bị lôi vào một vụ kiện hoặc ít nhất là bị khiển trách? Nó có đáng để mạo hiểm không?

Hãy hiểu  toàn bộ vấn đề

Trước khi bắt đầu đặt ra quy định chống lại những hành vi cụ thể, bạn cần quen với sinh viên, những cuốn sổ tay của giảng viên cũng như sổ tay quy định.

Nói cách khác, bạn cần biết chính xác điều mà bạn có thể và  không thể làm trong lớp học – và lãnh đạo có ủng hộ bạn grain không nếu bạn cố gắng thực thi một quy định nào đó.

Với tất cả những lý do trên, tôi khuyên bạn nên có càng ít những quy định trong lớp học càng tốt.

Thông báo rõ ràng

Bất cứ quy định nào mà bạn quyết định đưa ra, bạn cần chắc chắn rằng đã công bố chúng một cách rõ ràng trong giáo trình của mình, và chắc chắn rằng tất cả sinh viên đều đã sao chép chúng. Nhiều người hướng dẫn yêu cầu sinh viên kí vào một bản thừa nhận rằng họ đã nhận được giáo trình và hiểu các quy định.

Tuy nhiên, công bố thôi không đủ. Hãy đề cập đến chúng một cách rõ  ràng và dứt khoát trong buổi học đầu tiên, kèm them những buổi cập nhật lại trong suốt khóa học nếu cần. Tôi nhận thấy rằng, trong khi một giáo trình in có thể lạnh lùng và khách quan hơn, thì bạn có thể thường xuyên làm những quy định trở nên "nhẹ nhàng" hơn bằng cách nói về chúng và giải thích lý do bạn đưa ra những quy định đó.

Hãy nhất quán

Quy tắc cuối cùng trong việc đặt ra những quy định là, nếu bạn có một quy định, bạn phải thực hiện nó bất kể hậu quả. Bạn không thể do dự và kén chọn trong việc thực thi. Nếu không, bạn sẽ không có những quy định tốt và phải harbour trở lại điểm bắt đầu.

Một đồng nghiệp từng hỏi tôi rằng liệu tôi có quy định về việc ăn trong lớp học grain không. Và tôi đã trả lời: "Tất nhiên là có. Tôi yêu cầu các sinh viên khép miệng khi nhai".

  • Rob Jenkins (phó giáo sư tiếng Anh ở ĐH Georgia
    Perimeter
    ).
  • Ông viết bài đều đặn mỗi tháng cho mục cộng đồng đại học của
    tờ The Chronicle of Higher Education
  • Nguyễn Thảo (chuyển ngữ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/53766/-ong-co-kiem-tra-giuong-ngu-cua-hoc-tro--.html

Dự án phát triển GV THPT-TCCN có tác động bền vững tới hệ thống GD

Posted: 22 Dec 2011 04:45 AM PST

(GDTĐ)-Hôm negative (21/12), Bộ GDĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN năm 2011 và triển khai hoạt động dự án năm 2012. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tổng kết hội nghji. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tổng kết hội nghị. Ảnh: gdtd.vn

Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN được triển khai từ tháng 7/2007 và kết thúc tháng 12/2013. Với tổng kinh phí 43,186 triệu đô la Mỹ, đơn vị thụ hưởng gồm 17 trường ĐH, khoa sư phạm và 13 sở GDĐT, dự án hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục THPT và TCCN thông qua việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Ông Vũ Quốc Trung – Trưởng Ban điều hành dự án cho biết, năm 2011, dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN đã triển khai 3 hoạt động xây dựng chính sách, 30 hoạt động biên soạn tài liệu và 13 hoạt động đào tạo bồi dưỡng.

Về xây dựng chính sách, dự án đã xây dựng khung chính sách phát triển giáo viên THPT và TCCN; xây dựng chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN và xây dựng chuẩn giám đốc TTGDTX.

Dự án cũng đã phối hợp biên soạn chương trình chi tiết đào tạo giáo viên THPT và TCCN; nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp về tổ chức, chính sách, đầu tư và phương thức hoạt động để phát triển hệ thống trường phổ thông thực hành trong trường sư phạm; nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên THPT; biên soạn tài liệu tập huấn phát triển mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng lao động; biên soạn giáo trình phục vụ công tác đào tạo; xây dựng chương trình hỗ trợ giáo viên tập sự…

Dự án đang phối hợp với các Cục, Vụ chức năng của Bộ GDĐT và 17 trường ĐH thụ hưởng dự án tổ chức cấp 5044 suất học bổng, tương đương 2.500.000 USD cho sinh viên người dân tộc thiểu số được đào tạo thành giáo viên THPT và TCCN. Đến nay, tổng kinh phí đã cấp là 2.427.000 USD.

Về hoạt động xây dựng cơ bản, dự án đầu tư cho 21 công trình tại 17 trường ĐH thụ hưởng. Đến nay, 17/21 công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Dự kiến, tháng 12/2011 sẽ hoàn thành nghiệm thu, đưa 100% công trình vào sử dụng. Dự án cũng dự kiến cung cấp thiết bị và đồ gỗ cho 17 trường ĐH và 13 sở GDĐT thụ hưởng…

bvbvbv
Hội nghị tổng kết dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN năm 2011 và triển khai hoạt động dự án năm 2012.Ảnh: gdtd.vn

Ông Vũ Quốc Trung đánh giá, kết quả đạt được của dự án trong năm 2011 phù hợp với thiết kế dự án, chủ trương của Bộ GDĐT và nhu cầu xã hội. Trong quá trình triển khai, dự án đã bám sát theo quy định trong văn kiện của dự án đồng thời cũng nghiên cứu đề xuất điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Dự án có tác động và ảnh hưởng mang tính bền vững tới hệ thống giáo dục…

Năm 2012, dự án sẽ chủ động đề xuất và phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ để cập nhật những công tác trọng tâm của ngành; tiếp tục hoàn thiện quy trình xử lý công việc trong nội bộ dự án, chuẩn hóa một số văn bản và quy trình triển khai những công việc thường xuyên như tổ chức hội thảo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho cán bộ dự án…

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại hội nghị đã biểu dương những cố gắng của dự án trong thời gian qua, đồng thời, hy vọng kết quả của dự án sẽ phát huy lâu dài trong hệ thống giáo dục. Về công việc của dự án trong thời gian tới, Thứ trưởng cũng lưu ý những vấn đề liên quan đến công tác đấu thầu, thanh quyết toán; tài liệu tập huấn; vấn đề đánh giá trong, đánh giá ngoài; phòng thí nghiệm…

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201112/Du-an-phat-trien-GV-THPT-TCCN-co-tac-dong-ben-vung-toi-he-thong-GD-1957061/

Comments