Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Triển khai 7 đề án đổi mới ngành sư phạm

Posted: 15 Dec 2011 05:12 AM PST

Triển khai 7 đề án đổi mới ngành sư phạm

TT – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa ký quyết định phê duyệt Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011-2020.

Mục tiêu chương trình nhằm xây dựng các trường đại học sư phạm trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện ngành sư phạm cả nước; tăng cường sự gắn kết giữa hệ thống các trường, khoa sư phạm với hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các cấp quản lý giáo dục để bảo đảm sự đồng bộ trong xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Để thực hiện việc này, chương trình sẽ có bảy đề án gồm: củng cố mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất của các trường sư phạm; phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa sư phạm, đổi mới công tác quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo giáo viên; nâng cao vai trò của các trường sư phạm trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; tăng cường vai trò của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông và giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên và công chức sở, phòng giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của các trường sư phạm và kiểm định chất lượng các trường sư phạm.

M.G.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/469358/Trien-khai-7-de-an-doi-moi-nganh-su-pham.html

Sức sống mới từ cách dạy học hiệu quả

Posted: 15 Dec 2011 05:08 AM PST


Một tiết dạy học với bản đồ tư duy của cô và trò Trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội.

Các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy bằng BĐTD đều có chung nhận xét rằng, vật liệu làm BĐTD dễ kiếm, cách làm đơn giản và có thể vận dụng với bất kỳ điều kiện nào của các nhà trường hiện nay, đặc biệt là đối với các trường vùng khó. BĐTD có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng phụ, sử dụng bút chì, màu, phấn, tẩy… hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint grain các phần mềm chuyên dùng để hỗ trợ thiết kế BĐTD. Với các trường có cơ sở hạ tầng thông tin tốt, có thể cài vào phần mềm máy tính cho cán bộ, giáo viên, HS sử dụng.

Tại Trường THCS Ngô Quyền - đơn vị đầu tiên được thí điểm dạy học bằng BĐTD ở Hải Phòng, cô Trần Thị Minh Thúy – hiệu trưởng nhà trường tâm sự: "Mặc dù mới triển khai được gần hai học kì nhưng hiệu quả thì đã thấy rõ. Nó được thể hiện ở sự contend mê, sáng tạo của HS kèm theo chất lượng giáo dục của các em ngày càng được cải thiện. Có thể nói BĐTD là công cụ, kỹ thuật, là phương pháp dạy học vô cùng hữu hiệu. Nó góp phần dạy học hiệu quả, phù hợp với HS ở mọi địa phương, giúp HS phát triển tư duy, chủ động, sáng tạo, tự tin trong học tập".

Cùng chung quan điểm này cô Vũ Thị Ngân, tổ trưởng tổ bộ môn Xã hội Trường THCS Nam Trung Yên (Hà Nội) chia sẻ thêm: "Sau khi được tiếp cận với BĐTD, tôi thấy công việc của mình đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống đọc - chép trước đây. Dạy học bằng BĐTD một cách linh hoạt giúp HS thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học".


Thay vì quản lý nhà trường bằng chồng văn bản dày cộp thì giờ đây chỉ là một BĐTD hệ thống. (Ảnh chụp tại Trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội)

“Hút hồn” HS lẫn phụ huynh

Dạy học bằng BĐTD giúp HS không nhàm chán về bài học mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp dạy học này cũng có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực cho HS, nhất là những em khá, giỏi. HS có thể tự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém.

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, giáo viên bộ môn Khoa học Trường THCS Thống Nhất (Hòa Bình), chia sẻ: "Ưu điểm của BĐTD rất lớn, đó là hạn chế chữ, chuyển sang các hình thức kênh màu, kênh hình. Chính các yếu tố này đã tạo cho HS hứng thú hơn khi tiếp cận với bài học".


Việc dạy học bằng BĐTD đã thúc đẩy sự sáng tạo của HS.

Chính sự hứng thú trong tiết học đã tạo động lực cho nhiều HS lâu negative "ngại học" cũng phấn chấn hơn. Trong một dịp tập huấn về phương pháp dạy và học, một giáo viên ở tỉnh Lâm Đồng tiết lộ: "Trước kia khi học theo kiểu "đọc-chép" một số em ở lớp không bao giờ chép bài. Khi thay đổi dạy học bằng BĐTD thì những HS này lại hứng thú đến kì lạ, lúc nào cũng hí húi vẽ và sáng tạo theo cách nghĩ của các em".

Không chỉ "hút hồn" HS, dạy học bằng BĐTD giờ đây cũng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều bậc phụ huynh nhất là ở các thành phố lớn.

Anh Đỗ Tuấn Nghĩa (quận Lê Chân, Hải Phòng), một kiến trúc sư có criminal học lớp 7 đánh giá: "Ngày xưa khi chúng ta đi học thì thường phải hệ thống hóa kiến thức. Hiện negative thì kiến thức được nâng cao lên nên đòi hỏi phương pháp luận grain phương pháp tư duy, BĐTD là một trong những cách để thể hiện được điều đó. Cách làm này đã giúp cho các cháu hệ thống hóa được kiến thức trên một bố cục để làm sao dễ thuộc, dễ nhớ và nắm được một bài hoặc một chương học. Bên cạnh đó nó cũng rèn luyện tính tư duy độc lập để cho đứa trẻ thích, muốn và làm cái điều mà bản thân các em cảm nhận được. Chính những điều này làm cho các cháu tự giác hơn, chủ động hơn và nắm ngay được phần kiến thức cô giảng ở trên lớp. Ngoài ra nó cũng giúp cho các cháu tăng tính mĩ thuật lên khi phải nghĩ cách làm sao để trình bày cho sinh động nhưng vẫn nằm trong khổ giấy cho phép".

Còn chị Lê Lan (Hải Phòng) có criminal đang học lớp 9 tâm sự thêm: "Thấy criminal mình về nhà hý hoáy vẽ, sợ mất thời gian học của con, tôi theo dõi và kiểm tra bài, thấy cháu nhìn vào BĐTD trình bày bài rất thông hiểu, tôi nhìn vào bản đồ cháu vẽ thấy mình cũng đọc và hiểu được kiến thức đó mặc dù những bài học này tôi đã học rất lâu rồi. Tôi thấy cách học đó thật hiệu quả, mất ít thời gian, nhớ lâu, hiểu sâu và đặc biệt cháu ngày càng hứng thú học tập".

Trước thành công của việc đưa BĐTD vào dạy học ở cấp THCS, TS. Nguyễn Đình Châu – giám đốc dự án THCS II tâm sự: "Thật ra khi nghiên cứu, triển khai BĐTD chúng tôi chỉ mong muốn các em có thể hệ thống kiến thức một cách khoa học để có thể dễ nhớ, dễ thuộc chứ không nghĩ các em có thể sáng tạo, mở rộng đến như vậy".

Sự thành công dạy học BĐTD ở cấp THCS đang là tiến đề để nhiều Sở GD-ĐT nghiên cứu tiến đến lộ trình áp dụng vào cấp THPT. Việc triển khai đối với cấp tiểu học đang được nhiều Sở cân nhắc vì e rằng chưa phù hợp.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-547419/suc-song-moi-tu-cach-day-hoc-hieu-qua.htm

Các cơ sở giáo dục đào tạo cần chủ động đổi mới

Posted: 15 Dec 2011 05:08 AM PST

(GDTĐ)-Chiều negative (14/12), Bộ GDĐT và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo – tọa đàm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã tham dự.

Hội thảo – tọa đàm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Ảnh: gdtd.vn
Các đại biểu tham gia Hội thảo – tọa đàm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Ảnh: gdtd.vn

Theo GS. Nguyễn Trọng Giảng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mô hình nhà trường – doanh nghiệp thực hiện tại Đại học Bách khoa Hà Nội được điều hành một cách linh hoạt đã đem lại những giá trị tích cực, không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu mà còn đem lại cho nhà trường một nguồn thu đáng kể.

GS.Nguyễn Trọng Giảng cho biết, nhằm đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục ĐH tại ĐH Bách khoa Hà Nội, trường đã thực hiện đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức nhà trường là trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực; đồng thời đang tích cực triển khai đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị chuyên môn tại các học viện, các viện và trung tâm nghiên cứu; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, các quy trình quản lý, quy chế nội bộ cho các đơn vị để có thể từng bước phân cấp tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Cùng với đó, nhà trường thực hiện đổi mới cơ bản mô hình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; đa dạng hóa chương trình đào tạo…Trường cũng đã thực hiện triển khai đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý và triển khai các hoạt động khoa học của nhà trường; thực hiện cải cách quản lý tài chính, sử dụng và khai thác tài sản công

PGS Hoàng Minh Sơn  – Trưởng phòng Đào tạo đại học (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, đổi mới căn bản và toàn diện phải bắt đầu từ đổi mới các quan niệm cơ bản về hệ thống bằng cấp, mô hình đào tạo và cấu trúc hệ thống giáo dục ĐH. Tự chủ đại học và môi trường cạnh tranh bình đẳng phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống, tạo nền tảng vững chắc và là động lực cốt yếu để hệ thống giáo dục đại học tự đổi mới toàn diện.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đưa ra những quan điểm liên quan đến vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam. PGS. Đinh Văn Phong – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ đặt vấn đề nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong quá trình đổi mới giáo dục đại học; PGS. Nguyễn Cảnh Lương – Bí thư Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng nhà trường đặt vấn đề tự chủ đại học là điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam…

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, đổi mới phải ở tất cả các lĩnh vực, các bậc học, các khâu. Việc đổi mới có sự khởi động, tổ chức từ bên trên nhưng phải có sự chủ động từ bên dưới. Nếu như ở cấp  học phổ thông, Bộ GDĐT phải lo nhiều hơn đến chuyên môn thì ở bậc ĐH, những nội dung chuyên môn, chương trình, phương pháp dạy học… các cơ sở đào tạo tự lo là chính, Bộ chỉ thiết kế để có một khung luật để theo đó các trường thực hiện, sao cho sự quản lý sẽ chuyển sang tạo điều kiện thuận lợi nhất để các trường phát triển lành mạnh…

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201112/Cac-co-so-giao-duc-dao-tao-can-chu-dong-doi-moi-1956797/

Ngành GD phát động và thực hiện hiệu quả nhiều phong trào thi đua

Posted: 15 Dec 2011 05:07 AM PST

(GDTĐ)-Hôm negative (14/12), tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hội nghị kiểm tra, giám sát thực hiện công tác thi đua – khen thưởng năm 2011 đã được Bộ GDĐT tổ chức.

Đoàn công tác của Hội đồng thi đua – khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH, Ủy viên Hội đồng thi đua – khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn. Về phía Bộ GDĐT, có Thứ trưởng Trần Quang Quý – Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua,- khen thưởng ngành cùng các đồng chí lãnh đạo Công đoàn Giáo dục VN, Chánh Văn phòng Bộ, các Vụ chức năng, Phòng thi đua – khen thưởng Bộ GDĐT, Lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Giao thông Vận tải.

cxcxc
Hội nghị kiểm tra, giám sát thực hiện công tác thi đua – khen thưởng năm 2011. Ảnh: gdtd.vn

Thay mặt Hội đồng thi đua – khen thưởng của Bộ GDĐT, Chánh Văn phòng Phạm Mạnh Hùng đã báo cáo tóm tắt về công tác thi đua – khen thưởng của ngành Giáo dục trong thời gian qua, trong đó khẳng định công tác thi đua – khen thưởng trong toàn ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả thiết thực, động viên khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình tiên tiến trong toàn ngành; đồng thời cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm và nêu những đề xuất kiến nghị của ngành tới Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương nhằm góp ý sửa đổi, điều chỉnh Luật thi đua – khen thưởng trong thời gian tới.

Theo GS.TS.NGƯT Nguyễn Viết Thịnh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chính cách thức tổ chức các phong trào đảm bảo tính kịp thời, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng và công bằng, minh bạch khiến cho công tác thi đua – khen thưởng thực sự trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự phấn đấu, cống hiến của cán bộ và học sinh – sinh viên toàn trường.

PGS.TS Trần Đắc Sử- Hiệu trưởng trường ĐH Giao thông Vận tải thì đề xuất một số vấn đề nhằm nâng cao chất lượng của công tác thi đua – khen thưởng, như: Nâng cao nhận thức đối với toàn thể cán bộ, sinh viên để tiến tới hoạt động tích cực, lượng hóa được tiêu chuẩn "sáng kiến cải tiến" cho danh diệu Chiến sĩ thi đua, xây dựng cơ chế "mở" hơn đối với các hình thức khen thưởng bậc cao,…

Tại buổi làm việc, nhiều đề xuất, kiến nghị cũng được nêu lên với Hội đồng thi đua – khen thưởng Trung ương, trong đó tập trung vào nội dung thực hiện cơ chế thi đua – khen thưởng của Bộ, các địa phương và các trường đại học nhằm thúc đẩy việc động viên kịp thời đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, các trí thức trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

cxcxc
Các đại biểu dự HN.Ảnh: gdtd.vn

Phát biểu tại HN, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Phạm Thị Hải Chuyền thay mặt Hội đồng thi đua – khen thưởng Trung ương và đoàn công tác đánh giá cao công tác thi đua khen thưởng của ngành Giáo dục, đặc biệt biểu dương các tấm gương điển hình trong đội ngũ nhà giáo, sinh viên, học sinh đã vượt khó vươn lên, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định, Bộ GDĐT đã làm tốt công tác thi đua – khen thưởng, là đơn vị dẫn đầu các bộ anathema ngành trung ương về việc phát động và thực hiện hiệu quả nhiều phong trào thi đua, đồng thời ghi nhận những thành quả mà trường ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Giao thông Vận tải đạt được trong thời gian qua, xứng đáng là điển hình tiên tiến xuất sắc của Bộ GDĐT.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng yêu cầu cần phải đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thi đua, từ đó tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động về công tác thi đua – khen thưởng ở các cấp; chú trọng việc nhân rộng điển hình tiên tiến thông qua các hoạt động "người thật việc thật" của các cá nhân đạt danh hiệu và được tuyên dương; cần làm tốt việc kết hợp khen với thưởng để động viên kịp thời các tập thể và cá nhân được vinh danh;tăng cường và nâng cao việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết, cũng như công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua – khen thưởng. Đặc biệt, Bộ GDĐT cần phải thành lập Vụ thi đua – khen thưởng để đảm đương được những nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tin,ảnh: Nguyễn Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201112/Bo-GD-DT-phat-dong-va-thuc-hien-hieu-qua-nhieu-phong-trao-thi-dua-1956800/

Văn hóa cơ bản và phản biện xã hội

Posted: 15 Dec 2011 05:07 AM PST

 

Bể học mênh mông, tìm hiểu được các nền tảng, các nguyên lý cơ bản, giống như các công nghệ nguồn trong khoa học, các nguồn gốc sâu xa của mỗi sự việc luôn là ước muốn của criminal người biện chứng và cả trong các triết lý cao siêu của tôn giáo, âm nhạc, và khoa học. Nhiều lần, tôi được nghe người ta đàm đạo đại ý: “Phải chăng nền tảng kiến thức để thực hiện tốt các loại hình, phương pháp phản biện và phản biện xã hội là triết học và kinh tế”? Đây là câu hỏi không dễ trả lời vì nó phụ thuộc vào 3 yếu tố năng lực phản biện, khả năng chịu nghe phản biện của người “mời” phản biện và xã hội đánh giá về chất lượng phản biện!.

Phản biện có lẽ là một từ của tiếng Việt, không có trong tiếng Trung Quốc, tuy lấy hai từ Hán Việt chắp lại: “Phản” như trong phản đối, phản kháng, phản công, phản bác… và “Biện” như trong biện luận, biện bạch, biện minh, biện hộ. “Phản biện” trong hoạt động khoa học là đánh giá một công trình khoa học khi công trình đó được bảo vệ trước một hội đồng khoa học để lấy học vị hoặc để được công nhận sự đúng đắn.

Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên nhận được nhiều ý kiến phản biện của xã hội.

Ai đã đặt ra từ phản biện ở Việt Nam? Tôi được nghe Gs Hoàng Tụy kể lại đầu 1960, GS và các đồng nghiệp ở khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội muốn thực hiện phong cách nghiên cứu khoa học và đào tạo mới, cho nên gặp chuyện luận án khi bảo vệ phải có competition (từ Nga), Gs Hoàng Tụy bèn nghĩ ra từ phản biện để dịch từ “opponent”. Thế là dần dần thành phổ biến, và đi ra ngoài xã hội để có cuộc sống riêng.

Theo nhà thơ Việt Phương “phản biện” trong phạm vi rộng, không chỉ trong hoạt động khoa học, là rà soát, khẳng định, bổ sung, phát triển một đề án, một công trình, nhằm đạt một hoặc những mục tiêu xã hội thống nhất. “Phản biện” không nhất thiết bao gồm phản bác, nhưng cũng có nhiều khi có phần phản bác. Đặc điểm của “phản biện” là dựa trên lập luận khoa học và chứng cứ thực tế,  thực tiễn. Còn “dư luận xã hội”, “góp ý”, “kiến nghị”, “khuyên can” …thì không nhất thiết phải dựa trên lập luận khoa học và chứng cứ thực tế, thực tiễn. “Phản biện xã hội” là thuật ngữ xuất hiện trong Nghị quyết Đại hội X năm 2006 của Đảng cộng sản Việt Nam. “Phản biện xã hội” là phản biện của cộng đồng, của xã hội dân sự, của nhân dân.

Khi có xã hội loài người là có phản biện xã hội. Phản biện bằng cử chỉ, bằng lời, bằng văn bản (có cả báo chí). Thế thì phản biện là quy luật tồn tại và phát triển của xã hội, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phản biện xã hội không phản lại, không chống lại xã hội mà trái lại làm cho xã hội phát triển chất lượng, nhanh hơn, bền vững hơn. Phản biện không phải là mổ xẻ, chỉ trích mà là sự bổ sung nhằm “chuẩn mực hóa” các giá trị cuộc sống và xã hội, giúp nhau cùng phát triển.

Ở nhiều nước, giới cầm quyền có những tổ chức tư vấn, và xã hội có những “kho tư tưởng” (think tank) phi Chính phủ, làm công việc nghiên cứu, nêu khuyến nghị hoạch định chính sách quốc gia, cùng đóng góp tham gia làm biến chuyển một thực tại, hoặc ý tưởng tương lai nào đó, tức là làm công việc phản biện xã hội. Như Trung Quốc hiện có chừng 2000 “think tank”, gồm vài trăm nghìn người, về số lượng đứng thứ hai trên thế giới.

Ở nhiều nước, phản biện xã hội chủ yếu là phản biện khuyến nghị chính sách của các consider tank. Ở nhiều nước khác, phản biện xã hội chủ yếu là phản biện chính cách soạn thảo và nội dung soạn thảo chính sách của giới cầm quyền. Đòi hỏi sống còn của phản biện xã hội là : khoa học hóa, chuẩn xác, thiết thực và dân chủ hóa. Tức là đòi hỏi cái tâm sáng, cái tầm cao, ý kiến có lập luận và dẫn liệu minh chứng có thuyết phục của những người phản biện và của những người nhận phản biện. Có được như vậy thì phản biện xã hội là tốt, xây dựng, tích cực, khẳng định chế độ chính trị, xã hội, phát triển dân tộc và đất nước.

Phản biện xã hội không những chỉ cần nền tảng là triết học và kinh tế, mà dẫu chỉ nói riêng về hiểu biết, còn cần đến nhiều kh́oa học khác nữa, như xã hội học, nhân học, sử học, luật học, dân tộc học và cả hiểu biết về khoa học tự nhiên. Hay nói cách khác là cần có nền tảng văn hóa (văn hóa nghĩa rộng). Phản biện xã hội đặc biệt đòi hỏi có trải nghiệm nhân sinh và xã hội, đòi hỏi từng trải và kinh nghiệm sống.

Ở các nước tiên tiến, họ chủ trương mọi sinh viên ở các trường đại học (không phải trường kỹ thuật mang tính dạy nghề) đều phải học magnanimous humanities tức là có hiểu biết cơ bản về (1) Khoa học tự nhiên: sinh học, toán, hóa, lý; (2) Khoa học xã hội gồm lịch sử, tâm lý, xã hội, kinh tế; (3) Văn học và nghệ thuật: âm nhạc, họa và văn chương; (4) Phương pháp phân tích vấn đề: chủ yếu logic, cơ sở của triết học. Ngay từ khi ngồi ghế nhà trường, sinh viên đã phải viết bài trình bày vấn đề và lịch sử của nước mình. Tất nhiên không phải mọi học sinh ở đại học đều được trang bị như thế nhưng đó là triết lý giáo dục. Suy cho cùng, người ta chỉ có thể phản biện đúng đắn nếu được trang bị văn hóa cơ bản.

Tất nhiên nhà phản biện về vấn đề chuyên sâu thì phải có sự hiểu biết chuyên sâu. Nhưng chuyên sâu không đủ vì mọi hành động đều có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Biện luận vấn đề nào đó tuy khó, nhưng phản biện càng khó hơn. Tất nhiên đòi hỏi phải có vốn triết học, kinh tế và chừng mực nào khoa học phổ quát (phổ thông), đặc biệt là vốn liếng chuyên ngành (đối tượng) phản biện và vốn sống.  Nhưng trước hết người phản biện phải có cái tâm trong sáng cống hiến cho khoa học và xã hội, cũng như cầu thị học hỏi, biết lắng nghe có phân tích và ý thức tiếp nhận cái đúng từ nhiều chiều thì mới có sức thuyết phục. Có những người giỏi nhưng thiếu cái tâm dễ trở thành cãi lộn hoặc khoe tài ăn nói.

Các nhà triết học hiểu biết rất nhiều, đúc kết rất nhiều trên những cơ sở đã suy ngẫm, nhào nặn tư duy và trải nghiệm. Các nhà kinh tế cũng mổ xẻ nhiều vấn đề thời sự về kinh tế xã hội. Trong cuộc sống chúng ta dễ nhìn thấy các tác động nhưng khó nhìn thấy nguyên nhân hơn rất nhiều. Nếu các nhà lãnh đạo chịu khó tìm hiểu, hiểu rõ hơn người dân thường, hiểu biết thấu tháo hơn, hành xử có “tâm” có “tầm” hơn thì người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, xã hội và đất nước sẽ phồn vinh, hạnh phúc hơn. Luôn khao khát công lý, tự do, yêu mến cái đẹp “chân thiện mỹ” cũng sẽ là một nền tảng đáng để hy sinh và cống hiến.

Có ý kiến cho rằng, từ lâu, khoa học kinh tế đã không đứng một mình mà luôn gắn với chính trị. Khoa học, lúc đầu chỉ có triết học, sau mới phân chia ra thành nhiều bộ môn, vật lý, toán, y học … nhưng cuối cùng cũng phải harbour về với triết học mới giải quyết được các bế tắc. Người Việt thông minh nhưng nhìn chung chưa quan tâm đúng mức về triết học cho nên cũng ảnh hưởng đến những thiếu hụt đáng tiếc đối với nhu cầu bứt phá, đổi mới tư duy. Đương nhiên phản biện xã hội lại càng phải học nhiều thứ, không chỉ riêng triết học và kinh tế, bởi vì “xã hội” là một phạm trù vô cùng rộng. ABC đầu tiên phải học cho làm công tác phản biện xã hội nói chung là triết học (đích thực) và kinh tế. Thậm chí còn có thể nói, muốn làm người có ích thì đầu tiên phải học triết học và kinh tế, có như vậy kiến thức và kỹ năng chuyên môn khác của mình mới phát huy được.

Có lần, tôi cứ suy ngẫm mãi khi nhận được mail tâm sự của một người bạn đồng tâm, Anh Nguyễn Minh Nhị – nguyên Chủ tịch Ủy anathema nhân dân tỉnh An Giang nguyên văn như sau: “Theo tôi, nhà báo grain làm gì có liên quan với “nghề” nói và viết thì phải xác định: Phục vụ cho ai, đến mức nào và trong môi trường nào để có cách “viết và lách” cho đạt yêu cầu mình tự đặt ra. Nhưng tuyệt đối không được nói-viết sai và bậy, càng không trái với ý tưởng của mình. Thà “câm” còn tốt hơn kẻ nói càn để lưu hậu thế. Môt điều cần lưu ý để viết và nói cho đối tượng nào, cái nầy nó quan hệ đến vấn đề là ta đang đứng trên cái nền văn hoá nào để nói và viết cho cho đạt yêu cầu. Báo chí bây giờ “lề” nào đọc cũng khó vô quá!” vv…

Nâng cao chất lượng phản biện đương nhiên cần có kiến thức, nhưng không chỉ có kiến thức và kiến thức không chỉ xoay quanh triết học và kinh tế. Cái cần nhất cho phản biện xã hội ở nước ta, trước hết là có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí mặc dù những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp. Một xã hội phát triển các hoạt động phản biện có chất lượng, hiệu quả cao phải trên cơ sở trình độ dân trí cao và tương đối đồng đều.

Phản biện và phản biện xã hội đòi hỏi tâm sáng, tầm cao, cách đúng của những người phản biện và những người nhận phản biện. Chúng tôi nghĩ rằng phản biện (của từng người) và phản biện xã hội có nền tảng văn hóa càng cao thì càng có giá trị, có hiệu quả. Có khi đối tượng và mối tương giao trong phản biện là người này với người kia, nhưng cũng có khi một người với tập thể và một người với cả xã hội.

Phản biện và phản biện xã hội không phải là khả năng riêng có của các nhà trí thức, các bậc hiền tài. Nhiều nước tiên tiến vẫn có phương pháp đào tạo hiện đại và văn minh là đưa chương trình khích lệ và dạy về khả năng phản biện cho học sinh từ nhỏ. Đã học lên đại học thì ý thức và năng lực phản biện của sinh viên trở thành nhu cầu không thể thiếu được. Thợ thuyền, dân cày, người lao động bình thường, với kinh nghiệm nhân sinh và từng trải sống của mình, với góc nhìn trực diện và sâu sắc từ thực tiễn thường phản biện và phản biện xã hội rất xây dựng, sáng suốt và đúng mực.

 

Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-12-13-van-hoa-co-ban-va-phan-bien-xa-hoi

Comments